Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.25 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

TRẦN NGỌC HOÀNG
05124170
DH05QL
2005 – 2009
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

- TP. Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2009 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
-------    -------

TRẦN NGỌC HOÀNG

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008 TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)

(Ký tên: .............................................. )

- Tháng 7 năm 2009 -


LỜI CẢM ƠN
Con xin kính ghi công ơn nuôi dưỡng sâu sắc của ba mẹ. Người đã dày công
sinh thành, vượt qua bao nhọc nhằn vất vả và nuôi dưỡng, dạy dỗ con nên người và có
được kết quả như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản.
Cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tại trường.
Thầy Bùi Văn Hải, giáo viên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo cho em

trong suốt quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật địa chính nhà đất thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường Tỉnh Đồng Nai.
Cùng toàn thể cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm đã tạo điều kiện
thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các anh chị và các bạn trong và ngoài lớp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Hoàng, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình biến động đất đai từ năm 2005 đến năm 2008
trên địa bàn Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, nền kinh tế hội nhập không
ngừng mở rộng. Nhu cầu sử dụng đất đai cho các hoạt động kinh tế càng trở nên quang
trọng hơn trên phạm vi cả nước nói chung và tại các Tỉnh Thành phát triển nói riêng.
Vì vậy, tình hình sử dụng đất đai các Tỉnh Thành trong cả nước đang trong tình trạng
biến động mạnh mẽ, có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế đất nước.
Huyện Trảng Bom được tách ra từ Huyện Thống Nhất cũ theo Nghị định
97/2003/NĐ-CP, ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc tái thiết lập Thị xã Long
Khánh và thành lập các Phường, Xã trực thuộc, thành lập mới hai Huyện Trảng Bom
và Cẩm Mỹ. Huyện Trảng Bom được thiết lập là trung tâm và hạt nhân phát triển kinh
tế khu vực phía Đông Tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Vì
vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang thể hiện rất rõ, tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ ngày càng tăng nhanh, nông nghiệp giảm nhưng vẫn ổn định về mặt sản lượng
nhờ vào công nghiệp hóa nông nghiệp mạnh mẽ. Những biến đổi về mặt kinh tế – xã

hội trên địa bàn Huyện là nguyên nhân trực tiếp gây biến động đất đai đáng đựoc quan
tâm. Đất nông nghiệp đã chuyển đổi một phần lớn sang đất phi nông nghiệp, và trong
tương lai cơ cấu quỹ đất của Huyện sẽ tiếp tục có chiều hướng biến động mạnh. Mặt
khác, sự thay đổi mục đích sử dụng đất cũng đã tác động không nhỏ đến cơ cấu kinh tế
– xã hội. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm làm cơ cấu lao động cũng thay đổi
theo. Do đó, lao động trong lĩnh vực công nghiệp ngày một tăng lên. Và đây cung là
nhân tố góp phần gây sức ép đến việc sử dụng đất.
Để có được cái nhìn tổng quan và hướng đi đúng đắn trong tương lai, đồng thời
góp phần làm cho công tác quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả hơn. Việc đánh giá
biến động sử dụng đất đai là một bước đi quan trọng, nhằm tìm giải pháp thích hợp
cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả hơn trong tương lai, bên cạnh đó, sẽ làm xã
hội ổn định hơn, và đưa kinh tế của Huyện không ngừng phát triển theo kịp nhịp độ
chung của cả nước.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
PHẦN I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU......................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...........................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................3
I.1.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................4
I.1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu......................................................................4
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................5
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội và Quốc Phòng – An Ninh Huyện Trảng Bom........................................................5
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................5
II.1.1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................5
II.1.1.2. Địa hình, địa mạo ................................................................................................6
II.1.1.3. Khí hậu................................................................................................................6

II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................................6
II.1.2.1. Tài nguyên đất.....................................................................................................6
II.1.2.2. Tài nguyên nước..................................................................................................7
II.1.2.3. Tài nguyên rừng ..................................................................................................7
II.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản ........................................................................................8
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội và Quốc Phòng – An Ninh ...........................8
II.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế................................................................................8
II.1.3.2. Văn hóa – xã hội..................................................................................................9
II.1.3.3. Quốc Phòng – An Ninh......................................................................................11
II.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Huyện ..........................................................12
II.2.1. Quản lý đất đai theo ranh giới và đơn vị hành chính .............................................12
II.2.2. Quản lý đất đai theo đối tượng sử dụng ................................................................12
II.2.3. Công tác quy hoạch, giao đất................................................................................13
II.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai .......................................................................13
II.2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.................................................14
II.2.6. Công tác lập bản đồ địa chính...............................................................................14
II.3. Tình hình sử dụng đất từ năm 2005 – 2008 trên địa bàn Huyện ...............................15
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 .........................................................................15
II.3.1.1. Cơ cấu sử dụng đất tổng quát.............................................................................15
II.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..................................................16
II.3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, sử dụng ....................................22
II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 .........................................................................23
II.3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất tổng quát.............................................................................23


II.3.2.2. Hiện trạng sử dụng các loại đất..........................................................................24
II.3.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 .........................................................................27
II.3.3.1. Cơ cấu sử dụng đất tổng quát.............................................................................27
II.3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..................................................28
II.3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, sử dụng ....................................31

II.3.4. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 .........................................................................33
II.3.4.1. Cơ cấu sử dụng đất tổng quát.............................................................................33
II.3.4.2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng ..................................................33
II.3.4.3. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, sử dụng ....................................38
II.4. Đánh giá tình hình biến động đất đai từ năm 2005 đến năm 2008............................38
II.4.1.1. Biến động đất nông nghiệp ................................................................................40
II.4.1.2. Biến động đất phi nông nghiệp ..........................................................................44
II.4.1.3. Biến động đất chưa sử dụng...............................................................................49
II.4.2. Biến động đất đai theo đối tượng quản lý và sử dụng............................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................52


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng II.1: Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2008 ...................................11
Bảng II.2: Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng...............................................12
Bảng II.3: Thống kê đo vẽ thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính ................14
Bảng II.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2005...............................................16
Bảng II.5: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính .............17
Bảng II.6: Thống kê diện tích đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính .............................19
Bảng II.7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2005.........................................20
Bảng II.8: Thống kê diện tích đất đai năm 2005 theo đối tượng quản lý, sử dụng ...........22
Bảng II.9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2006...............................................24
Bảng II.10: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006.......................................26
Bảng II.11: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2007.............................................28
Bảng II.12: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2007.......................................30
Bảng II.13: Thống kê diện tích đất năm 2007 theo đối tượng quản lý, sử dụng ...............31
Bảng II.14: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008.............................................34
Bảng II.15: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008.......................................36
Bảng II.16: Thống kê diện tích đất năm 2008 theo đối tượng quản lý, sử dụng ...............38

Bảng II.17: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng đất ...............................................39
Bảng II.18: Biến động đất đai theo đối tượng quản lý, sử dụng.......................................50

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ II.1: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2005 .....................................................15
Biểu đồ II.2: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2006 .....................................................23
Biểu đồ II.3: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2007 .....................................................27
Biểu đồ II.4: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2008 .....................................................33
Biểu đồ II.5: Biến động đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ năm 2005 – 2008............41
Biểu đồ II.6: Biến động đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm giai đoạn từ
năm 2005 – 2008 ............................................................................................................43
Biểu đồ II.7: Biến động đất phi nông nghiệp giai đoạn từ năm 2005 – 2008 ...................45
Biểu đồ II.8: Biến động đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị giai đoạn từ năm 2005 –
2008................................................................................................................................46
Biểu đồ II.9: Biến động đất chuyên dùng giai đoạn từ năm 2005 – 2008.........................47
Biểu đồ II.10: Biến động đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp giai đoạn từ năm
2005 – 2008....................................................................................................................48

DANH SÁCH HÌNH
Hình II.1: Bản đồ hành chính Huyện Trảng Bom ..............................................................5


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ANTT
DQTV
DTTN
HTX
KCN
KDC
NN

QH – KHSDĐ
SXKD
TDTT
THCS
TT
TTCN
UBND
VH – TT – DL

: An ninh trật tự
: Dân quân tự vệ
: Diện tích tự nhiên
: Hợp tác xã
: Khu công nghiệp
: Khu dân cư
: Nước ngoài
: Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất
: Sản xuất kinh doanh
: Thể dục thể thao
: Trung học cơ sở
: Thị trấn
: Tiểu thủ công nghiệp
: Ủy ban nhân dân
: Văn hóa – Thể thao – Du lịch


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, An ninh Quốc phòng.
Quá trình khai thác sử dụng đất đai luôn gắn liền với quá trình phát triển của xã
hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng đất cho các ngành càng tăng, trong khi
đất đai có giới hạn và ngày càng trở nên quý giá. Chính vì vậy việc sử dụng tiết kiệm,
hiệu quả và bền vững đất đai luôn là một nhu cầu cấp thiết.
Đất nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển, đất đai ngày càng
được khai thác triệt để cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Chính sách mở cửa thu
hút đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự bùng nổ dân số, phát triển kinh tế mạnh mẽ trong
thời gian gần đây làm cho nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng đa dạng và biến động
theo chiều hướng phức tạp.
Trên thực tế, việc sử dụng đất đai của con người vẫn còn nhiều sai phạm: sai
mục đích sử dụng, tự phát đại trà không theo pháp luật dẫn đến hao tổn và lãng phí
nguồn tài nguyên đất. Xuất phát từ thực tế trên, công tác chỉnh lý biến động cũng như
đánh giá sử dụng đất là một yêu cầu cấp bách để có được cái nhìn tổng quát và chính
xác về tình hình sử dụng đất của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung, góp
phần tạo thuận lợi cho việc sử dụng đất của con người đi vào khuôn khổ Pháp luật.
Bên cạnh đó còn tạo cơ sở cho việc dự báo xu thế biến động đất đai trong tương lai để
có những hướng đi đúng đắn cho quy hoạch đảm bảo khai thác hợp lý có hiệu quả
nguồn tài nguyên đất đai.
Huyện Trảng Bom được tách ra từ Huyện Thống Nhất (năm 2003) Tỉnh Đồng
Nai. Là địa bàn nằm trong khu vực Đông Nam Bộ với lợi thế là khu vực kinh tế sôi
động nhất cả nước. Là nơi có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là vấn đề đô thị hoá và
công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh mẽ dẫn đến hiện trạng sử dụng đất ở đây có nhiều
biến động phức tạp và kém ổn định. Trước tình hình đó, công tác đánh giá biến động
đất đai trên toàn Tỉnh Đồng Nai nói chung và Huyện Trảng Bom nói riêng là một công
tác không thể chậm trễ và luôn là mối quan tâm của các cơ quan ban ngành quản lý về
đất đai.

Để góp phần chấn chỉnh, khắc phục tồn tại và đưa công tác quản lý Nhà nước
về đất đai đi vào nề nếp thì việc cập nhập theo dõi, chỉnh lý biến động, hoàn thành hồ
sơ địa chính đúng với thực trạng sử dụng đất là rất cần thiết với các ban ngành của
chính quyền địa phương.
Từ thực tế trên, cùng với sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh
Đồng Nai và được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai và Thị trường Bất động sản
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình biến động đất đai từ năm 2005 đến năm 2008 trên địa bàn
Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai”.

-1-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá biến động sử dụng đất về các loại đất và đối tượng sử dụng đất làm cơ
sở cho việc sử dụng đất hợp lý trên địa bàn Huyện.
- Tìm hiểu những nguyên nhân gây biến động đất đai.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tình hình biến động các loại đất trên địa bàn Huyện Trảng Bom.
- Tài nguyên đất.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Huyện Trảng Bom
Tỉnh Đồng Nai, nhằm đánh giá tình hình biến động đất đai của Huyện từ năm 2005
đến năm 2008.

-2-



Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

PHẦN I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
 Các khái niệm chung:
Đất: là phần tơi xốp của vỏ Trái đất mà trên đó có hoạt động của sinh vật. Độ
dày thường được quy định từ 120 – 150 cm kể từ lớp mặt. Ở những nơi có tầng đất
mỏng thì được tính từ lớp đá mẹ hay tầng cứng rắn mà rễ cây không thể xuyên qua
được trở lên có khi chỉ có từ 10 – 12 cm.
Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng được xác định, trong đó bao gồm
những yếu tố sinh quyển, khí quyển, thổ quyển, thạch quyển, thủy quyển được xác
định trong vùng đặc trưng đó và bao gồm các hoạt động của con người từ quá khứ đến
hiện tại và tương lai.
Biến động đất đai: là quá trình sử dụng của người sử dụng đất làm thay đổi
hình thể, kích thước, diện tích, mục đích sử dụng so với hiện trạng ban đầu. Nguyên
nhân dẫn đến biến động đất đai là do nền kinh tế phát triển về mọi mặt dẫn đến nhu
cầu về đất đai rất lớn.
Hiện trạng sử dụng đất: là sự phản ánh hoạt động sử dụng tài nguyên đất của
con người, đó là kết quả của quá trình sử dụng có chọn lọc. Trải qua một thời gian khá
dài, các loại hình sử dụng đất hiện tại đã thích ứng được với đặc trưng tự nhiên của
khu vực nghiên cứu.
Loại hình sử dụng đất: được hiểu khái quát là các hình thức sử dụng đất đai để
sản xuất.
Yêu cầu sử dụng đất: là những điều kiện đất đai cần thiết cho việc bố trí một
loại hình sử dụng đất cụ thể một cách ổn định và hiệu quả.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất đai: là hệ thống các biện pháp về kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước trong việc tổ chức quản lý, sử dụng đất đai một cách đầy đủ,
hợp lý, khoa học và có hiệu quả, thông qua việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích và
các ngành và các tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo
điều kiên bảo vệ đất đai và môi trường.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Đất đai 2003 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai 2003.
Căn cứ Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 30/11/1999.
Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính về việc hướng dẫn đăng
ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

-3-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi

Trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.
Các Thông tư, Nghị định có liên quan.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Số liệu hiện trạng sử dụng đất qua các năm trước đây cho đến nay.
Các văn bản pháp quy liên quan đến tình hình sử dụng đất đai của Huyện Trảng
Bom.
I.1.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
 Nội dung nghiên cứu:
Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển kinh
tế – xã hội và Quốc Phòng – An Ninh của Huyện Trảng Bom.
Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom.
Thực trạng sử dụng đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom qua các năm.
Đánh giá biến động đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom qua các năm.
Phân tích những nguyên nhân gây biến động đất đai và những đề xuất đánh giá.
 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thống kê: thống kê diện tích đất đai, đánh giá, phân tích các số
liệu hiện trạng sử dụng đất giữa các thời kỳ để tìm ra biến động đất đai trên địa bàn
Huyện Trảng Bom.
Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng
đến thực trạng quản lý, sử dụng và xu thế chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
Phương pháp so sánh: so sánh số liệu hiện trạng sử dụng đất qua các năm để
tìm ra biến động đất đai trên địa bàn Huyện Trảng Bom.
Phương pháp toán học: dựa vào số liệu thu thập được tổng hợp xử lý để đưa
ra kết quả chính xác phục vụ cho việc đánh giá biến động đất đai trên địa bàn Huyện
Trảng Bom.
Phương pháp điều tra: thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất
và các số liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất của Huyện Trảng Bom.
Phương pháp kế thừa: kế thừa bản đồ hiện trạng sử dụng đất, số liệu, dữ liệu
của các năm trước và các nghiên cứu trước đây để tổng hợp đánh giá.


-4-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội và Quốc Phòng – An Ninh Huyện Trảng Bom
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Trảng Bom được tách ra từ Huyện Thống Nhất cũ theo Nghị định
97/2003/NĐ-CP, ngày 21/08/2003 của Chính phủ về việc tái thiết lập Thị xã Long
Khánh và thành lập các Phường, Xã trực thuộc, thành lập mới hai Huyện Trảng Bom
và Cẩm Mỹ. Huyện Trảng Bom được thiết lập là trung tâm và hạt nhân phát triển kinh
tế khu vực phía Đông Tỉnh Đồng Nai theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ranh
giới hành chính của Huyện được xác định như sau: phía Đông giáp Huyện Thống
Nhất, phía Tây giáp Thành phố Biên Hòa, phía Nam giáp Huyện Long Thành, phía
Bắc giáp Huyện Vĩnh Cửu.

Hình II.1: Bản đồ hành chính Huyện Trảng Bom
Huyện có 17 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 Thị trấn Trảng Bom, 16 Xã: An
Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đồi 61, Đông Hòa, Giang Điền, Hố
Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung
Hòa.
-5-



Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Trảng Bom nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gần Thành phố Biên
Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh là những trung tâm kinh tế - xã hội và khoa học kỹ
thuật lớn của vùng Đông Nam Bộ và của cả nước. Trảng Bom cũng sẽ trở thành một
đô thị thuộc Thành phố Biên Hòa trong những năm sắp tới. Huyện có một vị trí vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển công nghiệp của Tỉnh Đồng Nai, với các
Khu công nghiệp như Hố Nai, Bàu Xéo. Trong tương lai Huyện Trảng Bom sẽ là một
Quận chuyên về công nghiệp khi Thành phố Biên Hòa trở thành Thành phố trực thuộc
Trung ương.
II.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Huyện Trảng Bom thuộc vùng trung du đồi núi thấp có độ cao trung
bình từ 86 – 105 cm so với mặt nước biển. Cao độ hình thấp dần từ hướng Đông
xuống hướng Bắc với độ dốc trung bình khoảng 0 – 80. Địa hình của Huyện đa dạng
và được chia thành 3 dạng địa hình cơ bản sau:
Địa hình thấp phân bố ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A.
Địa hình cao phân bố ở phía Bắc của Huyện.
Địa hình trung bình phân bố ở phía Bắc Quốc lộ 1A, phía Nam khu vực có địa
hình cao.
Nhìn chung địa hình của Huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng và xây dựng cơ sở hạ tầng, các Khu công
nghiệp.
II.1.1.3. Khí hậu
Trảng Bom nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, phù hợp với khí
hậu vùng Đông Nam Bộ. Khí hậu của Huyện có những đặc trưng chính sau:
Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm. Nhiệt độ cao đều trong
năm, trung bình 25 – 26oC. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (21oC),

tháng có nhiệt độ cao nhất cũng chỉ trong khoảng từ 34 – 35oC. Tổng tính ôn trung
bình hàng năm khoảng 9.490oC, rất thuận lợi cho thâm canh tăng năng suất và tăng vụ.
Mưa tập trung theo mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 85%
tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4. Lượng bốc hơi trung
bình từ 1.100 – 1.400 mm/năm, mùa khô lượng bốc hơi thường chiếm 64 – 65% tổng
lượng bốc hơi cả năm gây nên tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về chế độ ẩm vào
mùa khô, nhất là vào các tháng cuối mùa.
Đặc điểm khí hậu của Huyện là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có các loại cây dài ngày có giá trị
kinh tế cao như: cao su, điều, cà phê,…
II.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
II.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000, toàn Huyện có 5 nhóm đất chính:
Nhóm đất Gley: nhóm đất này có diện tích nhỏ (614,13 ha), chỉ chiếm 1,99%
diện tích toàn Huyện. Được hình thành trên trầm tích phù sa sông Đồng Nai và một ít
trên sản phẩm dốc tụ. Do ảnh hưởng của quá trình ngập nước nên trong tầng dày đất từ
0 – 50 cm bị Gley nặng, thích hợp với việc trồng lúa nước.

-6-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Nhóm đất tầng mỏng: diện tích 61,50 ha, chiếm 0,19% diện tích tự nhiên.
Tầng đất hữu hiệu mỏng, trơ sỏi đa trên bề mặt, không thích hợp với việc sản xuất
nông nghiệp.
Nhóm đất đen: diện tích lớn nhất Huyện (14.332,76 ha), chiếm 44,28% diện
tích tự nhiên. Đất được hình thành trên đá bazan, tầng đất nhiều đá bọt, có kết von.

Loại đất này giàu mùn, đặc biệt là tổng số, rất thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nhất
là cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và hoa màu.
Nhóm đất xám: diện tích 13.701,57 ha, chiếm 42,33% diện tích tự nhiên. Đất
này được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì nhiêu
thấp, khá thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên phải được đầu tư cao và có chế
độ tưới tiêu tốt mới hiệu quả.
Nhóm đất đỏ: diện tích 3.628,51 ha, chiếm 11,21% diện tích tự nhiên. Đất
được hình thành từ đất bazan, thành phần cơ giới nặng, cấu tạo viên tơi xốp, giàu đạm,
lân. Thích hợp cho cây công nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, cây ăn quả,…
Cho đến nay, Huyện không còn khả năng mở rộng diện tích, vì vậy hướng sử
dụng đất trong những năm tới là tập trung cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng
đất đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Trong sử dụng đất nông nghiệp cần tập
trung cho thâm canh để tăng giá trị sản phẩm và thu nhập trên đơn vị diện tích. Chú
trọng công tác bảo vệ và cải thiện độ phì của đất, đảm bảo cho sử dụng đất có hiệu quả
cao và bền vững.
II.1.2.2. Tài nguyên nước
Mạng lưới sông suối trong phạm vi Huyện ngắn và dốc, nghèo nước trong mùa
khô: modul dòng chảy trung bình vào mùa lũ có thể đạt 30 – 35 l/s/km2 nhưng vào
mùa kiệt chỉ còn 10 – 12 l/s/km2.
Một phần của nguồn nước mặt trong Huyện được trữ trong các hồ chứa như hồ
Sông Mây, hồ Trị An,…nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào sản xuất và sinh hoạt
còn hạn chế.
Nước ngầm có trữ lượng tương đối khá và chất lượng nước tốt. Nước ngầm
tầng sâu (>100 m) có lưu lượng khá lớn. Hiện nay đa số người dân trong Huyện đang
khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ cho sinh hoạt với mực nước ngầm dao động
của giếng đào là 7 – 15 m và giếng khoan là 20 – 60 m.
II.1.2.3. Tài nguyên rừng
Trảng Bom là một Huyện chủ yếu là rừng trồng, bao gồm rừng trồng phòng hộ,
rừng sản xuất phân bố trên 17 Xã và Thị trấn Trảng Bom. Tuy nhiên, rừng trồng phân
bố không tập trung mà phân bố theo kiểu cài răng lược, chủ yếu là rừng trồng của dân

và diện tích rừng tự nhiên còn ít nằm cạnh Quốc lộ 1A thuộc khu vực Xã Tây Hòa.
Công tác quản lý rừng và phòng chống cháy rừng vẫn được tăng cường.
Năm 2008 diện tích đất lâm nghiệp chỉ còn 1.408,70 ha trong đó: rừng trồng sản xuất
là 1.369,71 ha, rừng phòng hộ là 3,34 ha, rừng đặc dụng là 35,65 ha. Độ che phủ rừng tính cả
cây lâu năm quy rừng cũng bị giảm, chỉ chiếm 37,50% nếu không có biện pháp phát triển để
tích cực trồng rừng và các loại cây công nghiệp như: cao su, điều,…thì độ che phủ tiếp tục bị
giảm trong thời gian tới.

-7-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

II.1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của Huyện chủ yếu là đá và đất làm nguyên vật liệu xây
dựng. Đặc biệt có puzelan dùng làm nguyên liệu phụ gia xi măng nằm ở Đông Nam
Xã Cây Gáo, trữ lượng 0,80 triệu m3. Một số loại khoáng sản khác như: than bùn, sỏi
có thể khai thác làm nguyên liệu chế biến phân bón và vật liệu xây dựng.
II.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội và Quốc Phòng – An Ninh
II.1.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế
 Sản xuất Nông – Lâm nghiệp:
Sản xuất nông nghiệp của Huyện tiếp tục phát triển nhanh cả về trồng trọt và
chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu
cây trồng – vật nuôi, áp dụng giống mới tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả đầu
tư trên một diện tích. Giá trị sản xuất Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản trong năm vừa
qua của Huyện tăng bình quân 7,60%. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
7,60%, lâm nghiệp tăng 0,80% và ngư nghiệp tăng 10,10%.
Huyện cũng tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất Nông –

Lâm nghiệp, kể cả ở các vùng sâu, vùng xa, có tác dụng từng bước phát triển nông
nghiệp theo hướng hiệu quả và bền vững. Mô hình câu lạc bộ cây trồng, vật nuôi đã và
đang nhân rộng. Và cho đến nay toàn Huyện có 43 câu lạc bộ cây trồng, vật nuôi với
tổng số hội viên tham gia là 1.284 hội viên, bước đầu đã giải quyết được một số khâu
trong quá trình sản xuất: cung cấp giống, vốn, kinh nghiệm, vận chuyển, tiêu thụ sản
phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao đời sống, thu nhập cho các
thành viên, là cơ sở để xây dựng các HTX sau này.
Tình hình hoạt động của các HTX của Huyện trong năm đã thành lập được 4
HTX mới. Và đến nay trên địa bàn Huyện có 19 HTX hoạt động ổn định. Các HTX
bước đầu đã thu hút được lực lượng lao động vào tham gia, các HTX đã giúp cho người
lao động mạnh dạn đầu tư, mở rộng ngành nghề, phát triển vững chắc và hoạt động ngày
càng hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện tốt, phát huy được tác
dụng phòng hộ giữ đất chống xói mòn rửa trôi, rừng trồng tại các Xã tác dụng phòng hộ
cho nông nghiệp, chắn gió, phòng hộ môi trường là lá phổi xanh cho các Khu công
nghiệp.
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn Huyện tiếp tục phát triển nhanh và
đạt được nhịp độ tăng trưởng cao trong những năm qua. Trong năm 2008 tổng giá trị sản
xuất ngành công nghiệp – TTCN tăng 26,90% so với năm trước, trong đó: công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài 7.276,90 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 94,70% trong tổng giá trị sản
xuất công nghiệp. Ngành TTCN trên địa bàn Huyện tiếp tục phát triển, hiện có 1.039 cơ
sở, tăng 27 cơ sở so với năm trước.Trong đó ngành chế biến lương thực - thực phẩm,
sản xuất sản phẩm từ kim loại, chế biến gỗ chiếm tỷ lệ tương đối cao.
Trên địa bàn Huyện hiện có 3 KCN tập trung (KCN Hố Nai, KCN Sông Mây,
KCN Bàu Xéo) và một cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Toàn Huyện hiện
có 178 dự án đầu tư và giải quyết trên có việc làm ổn định, Huyện đã và đang tiến hành
quy hoạch thêm 6 cụm công nghiệp địa phương.
-8-



Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

 Thương mại - Dịch vụ:
Hoạt động thương mại – dịch vụ phát triển khá nhanh, thị trường nội địa được
khai thác có hiệu quả, lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và
tiêu dùng. Tổng doanh số ngành thương mại – dịch vụ ước đạt là 4.515,27 tỷ đồng,
trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa dự ước 3.610,24 tỷ đồng, tổng mức bán buôn dự ước
đạt 905,03 tỷ đồng. Toàn Huyện có 156 doanh nghiệp thương mại - dịch vụ, hơn 8.630
hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên 22 chợ lớn, nhỏ trong Huyện.
Các loại hình dịch vụ du lịch được tạo điều kiện phát triển, bước đầu đã thu hút
các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các điểm du lịch. Giao thông vận tải tiếp tục
phát triển, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, góp phần phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn Huyện.
II.1.3.2. Văn hóa – xã hội
 Giáo dục:
Huyện Trảng Bom rất chú trọng đến công tác giáo dục. Các trường học được
phân bố rộng khắp toàn Huyện nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học, chất lượng dạy và
học ngày càng được nâng cao.
Huyện tiếp tục đa dạng hóa các loại hình trường lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học
tập của con em địa phương. Công tác phổ cập giáo dục và xây dựng xã hội học tập được
triển khai theo kế hoạch. Đến nay 100% Xã, Thị trấn duy trì chuẩn Quốc gia phổ cập
bậc THCS, Huyện có thêm 3 Xã phổ cập bậc Trung học nâng tổng số 13/17 Xã – Thị
trấn đạt phổ cập bậc Trung học. Đội ngũ Giáo viên không ngừng được nâng lên về số
lượng và chất lượng. Nhìn chung, toàn ngành Giáo dục Huyện đã cơ bản hoàn thành
những nhiệm vụ trọng tâm đề ra, các hoạt động chuyên đề, hội thi, hội giảng,…kết quả
được giữ vững và đi vào thực chất theo tinh thần “hai không” của ngành Giáo dục phát
động.

 Văn hóa - Thể thao - Du lịch:
Hoạt động VH – TT – DL, Truyền thanh của Huyện đã tập trung hướng về các sự
kiện chính trị lớn như: tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại Hội Đảng các cấp, tuyên
truyền thực hiện bước II cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”, ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4),…
Các hoạt động Văn hóa – Văn nghệ diễn ra phong phú, sôi nổi, rộng khắp trên
địa bàn Huyện, nhất là các hoạt động văn nghệ quần chúng như: kỷ niệm 78 năm thành
lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, mừng Đảng – mừng Xuân Kỷ Sửu 2009, tổ chức Hội thi
tìm hiểu lịch sử 18 đời Vua Hùng,…
Hoạt động TDTT diễn ra sôi nổi từ Huyện tới các Xã, Thị trấn đã thu hút được
đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia như: tổ chức giải thể thao mừng Đảng, mừng
Xuân 2009, tổ chức giải bóng chuyền truyền thống của Huyện,…Về hoạt động du lịch:
các khu du lịch sân Golf, Thác Giang Điền trên địa bàn Huyện ngày càng thu hút nhiều
du khách đến tham quan.
 Lĩnh vực Y tế:
Ngành Y tế của Huyện đã tập trung phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt công
tác khám chữa bệnh cho nhân dân, khám bảo hiểm Y tế và khám chữa bệnh miễn phí
cho trẻ dưới 6 tuổi, hoàn thành chỉ tiêu các chương trình Y tế Quốc gia. Huyện đã duy
trì 100% Trạm Y tế Xã có bác sỹ khám chữa bệnh định kỳ theo mục tiêu Nghị quyết đề
-9-


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

ra. Bên cạnh đó, Huyện thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra
hành nghề Y tế tư nhân.
 Tôn giáo – Dân tộc:
Trảng Bom là một trong những Huyện có tỷ lệ đồng bào Thiên Chúa Giáo cao

trong cả nước (chiếm gần 51% dân số), Phật Giáo chỉ chiếm 10,50%, không Tôn giáo
chiếm 37,33%, còn lại là các đạo khác như: đạo Tin Lành, đạo Cao Đài, các Tôn giáo
khác chiếm 1% dân số toàn Huyện.
Toàn Huyện có 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm
84,30% trong tổng số hộ toàn Huyện, các dân tộc khác như: Hoa, Tày, Nùng, Chơ Ro,
Mường, Chăm, Thổ,…chiếm khoảng 5,70% hộ. Các hộ đồng bào dân tộc phân bố rải
rác ở các Xã đa phần là hộ nằm trong diện hộ nghèo, khó khăn.
 Dân số:
Hiện nay, trên địa bàn Huyện Trảng Bom có 40.778 hộ với 201.750 người. Trong
đó nam giới là 99.125 người chiếm tỷ lệ 49,13% và nữ giới là 102.625 người chiếm tỷ lệ
50,87%.
Mật độ dân số của Huyện là 623 người/km2, phân bố không đồng đều theo đơn vị
hành chính. Dân chỉ tập trung sinh sống ở những nơi có mức đô thị hóa cao, còn những
nơi không có điều kiện phát triển thì thưa thớt. Thị trấn Trảng Bom, Xã Bình Minh và
Xã Hố Nai 3 có mật độ dân số rất cao, trong khi đó ở các Xã: An Viễn, Đồi 61, Sông
Trầu thì lại thưa thớt. Người dân chỉ tập trung ở trung tâm các Xã và Thị trấn, ở đó điều
kiện rất thuận lợi.

- 10 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Bảng II.1: Mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính năm 2008
STT

Tên Xã,
Thị trấn


1

TT Trảng Bom

2

Diện tích
(km2)

Số dân
Mật độ
trung bình
dân số
(người)
(người/km2)

9,31

15.949

1.713

Xã An Viễn

22,12

4.821

218


3

Xã Bắc Sơn

22,33

20.744

929

4

Xã Bàu Hàm

22,47

10.682

475

5

Xã Bình Minh

14,47

17.701

1.223


6

Xã Cây Gáo

17,05

10.435

612

7

Xã Đồi 61

25,71

7.730

301

8

Xã Đông Hòa

11,42

10.651

933


9

Xã Giang Điền

8,92

4.868

546

10

Xã Hố Nai 3

19,01

21.368

1.124

11

Xã Hưng Thịnh

17,05

8.393

492


12

Xã Quảng Tiến

7,10

11.213

1.579

13

Xã Sông Thao

26,29

9.495

361

14

Xã Sông Trầu

43,13

13.311

309


15

Xã Tây Hòa

14,8

10.956

740

16

Xã Thanh Bình

27,35

12.504

457

17

Xã Trung Hòa

15,10

10.929

724


(Nguồn: Phòng Thống kê Huyện Trảng Bom)
II.1.3.3. Quốc Phòng – An Ninh
 Quốc phòng:
Trong những năm gần đây, Huyện luôn duy trì nghiêm nhiệm vui sẵn sàng chiến
đấu từ Huyện đến cơ sở. Tổ chức mạng lưới quân báo trinh sát, phối hợp với các lực
lượng chức năng nắm tình hình tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn địa bàn trong
các ngày lễ, Tết. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả công tác Quân sự – Quốc
Phòng địa phương, hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, công tác Giáo dục Quốc Phòng giai
đoạn 2008 – 2012. Tổ chức tổng kết 12 năm thực hiện Pháp lệnh DQTV và 10 năm thực
hiện Chỉ thị 917/CT của Bộ Quốc Phòng, 5 năm thực hiện Quyết định 107/TTg của Thủ
tướng chính phủ và Hướng dẫn số 02/HD của liên cục Bộ Công An – Bộ Quốc Phòng,
sơ kết một năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng DQTV phòng không, cơ động,
thường trực.

- 11 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

 Tình hình an ninh Chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Tình hình ANTT trên địa bàn Huyện có nơi còn diễn biến khá phức tạp, nhất là
tình hình khiếu kiện về đền bù giải tỏa đất đai, đình công, lãn công của công nhân, các
loại tệ nạn xã hội, vi phạm trật tự an toàn giao thông, trong đó đáng chú ý là tình hình
phạm tội trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sắc, thường xuyên của UBND Tỉnh,
Huyện Ủy, sự giúp đỡ, hỗ trợ của các ngành Tỉnh, Huyện và nhân dân nên tình hình an
ninh Chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Huyện vẫn được giữ vững ổn định, bảo

đảm nhân dân đón lễ, Tết, vui xuân an toàn.
II.2. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn Huyện
II.2.1. Quản lý đất đai theo ranh giới và đơn vị hành chính
Huyện Trảng Bom được tách ra từ Huyện Thống Nhất cũ (21/08/2003), theo
Nghị định 97/2003/NĐ-CP của Chính phủ về việc tái thiết lập Thị xã Long Khánh. Toàn
Huyện có 17 đơn vị hành chính gồm một Thị trấn và 16 Xã, với tổng diện tích tự nhiên
là 32.369,91 ha. Có địa giới hành chính như sau: phía Đông giáp Huyện Thống Nhất,
phía Tây giáp Thành phố Biên Hòa, phía Nam giáp Huyện Long Thành và phía Bắc
giáp Huyện Vĩnh Cửu. Từ khi thành lập cho đến nay, Huyện không có biến động về
ranh giới hành chính Huyện, về số lượng đơn vị hành chính cấp Xã và đơn vị hành
chính các Xã.
II.2.2. Quản lý đất đai theo đối tượng sử dụng
Bảng II.2: Thống kê diện tích đất theo đối tượng sử dụng
Đối tượng quản lý, sử dụng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Tổng diện tích tự nhiên

32.369,91

100

Hộ gia đình, cá nhân

25.281,15


78,10

UBND cấp xã

1.572,79

4,86

Tổ chức kinh tế

4.776,08

14,75

1,20

0,003

Liên doanh

170,38

0,53

100% vốn nước ngoài

160,73

0,50


Tổ chức khác

406,23

1,26

1,35

0,004

Cơ quan đơn vị của Nhà nước

Cộng đồng dân cư

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai)
Đất đai của Huyện Trảng Bom phần nhiều do hộ gia đình và cá nhân quản lý và
sử dụng (25.281,15 ha), chiếm tỷ lệ lớn toàn bộ diện tích đất Huyện (78,10%). Trong
đó: tổ chức trong nước sử dụng 6.926,68 ha (21,40%), tổ chức nước ngoài sử dụng
160,73 ha (0,50%) và cộng đồng dân cư sử dụng 1,35 ha (0,004%).

- 12 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

II.2.3. Công tác quy hoạch, giao đất
Trảng Bom đã hoàn thành công tác QH – KHSDĐ ở cả 2 cấp Huyện và Xã.

Hoàn chỉnh hổ sơ thông qua Hội đồng kiến trúc Tỉnh điều chỉnh quy hoạch chung Thị
trấn Trảng Bom quy mô 930 ha. Thỏa thuận quy hoạch chi tiết để chủ đầu tư trình Tỉnh
phê duyệt quy hoạch gồm: 3 khu dân cư tại Thị trấn Trảng Bom (quy mô: 10,80 ha, 26
ha, và 1,40 ha), do Công ty Cổ phần Kỹ thuật Địa ốc cao su làm chủ đầu tư. Khu dân cư
12 ha tại Thị trấn Trảng Bom do Công ty Cổ phần Đinh Thuận làm chủ đầu tư.
Hoàn chỉnh hồ sơ trình Tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 của 3 cụm
công nghiệp địa phương: cụm công nghiệp Thanh Bình (50 ha), cụm công nghiệp Sông
Thao (50 ha), cụm công nghiệp địa phương A Xã Hố Nai 3 và 2 khu tái định cư quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 gồm: khu tái định cư Giang Điền quy mô 10 ha, khu phía Đông
chợ mới Trảng Bom quy mô 4,6 ha. Hoàn chỉnh hồ sơ trình Tỉnh phê duyệt quy hoạch
điểm dân cư nông thôn các Xã: Bắc Sơn, Hố Nai 3, Tây Hòa, Đông Hòa, Trung Hòa,
Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh, Đồi 61, Quảng Tiến, Bình Minh. Tổ chức công bố
công khai quy hoạch đối với các dự án: KCN Giang Điền, KCN Sông Mây, KDC Làng
Sông Xanh – Xã Bắc Sơn, KDC phục vụ tái định cư 9,4 ha Thị trấn Trảng Bom.
Về công tác giao đất, trong năm Huyện đã thực hiện giao 25,4243 ha đất cho 19
tổ chức, cá nhân. Giới thiệu địa điểm cho 42 dự án với diện tích 229,96 ha, lập thủ tục
thu hồi đất của 4 dự án với diện tích 2,65 ha. Công bố giới thiệu địa điểm 12 dự án với
diện tích 120,54 ha, lập thủ tục xin gia hạn Quyết định giới thiệu địa điểm 30 dự án với
diện tích 245,64 ha.
II.2.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
 Công tác thống kê đất đai:
Nhằm mục đích đánh giá hiện trạng sử dụng đất, kiểm tra thục hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất, làm căn cứ lập quy hoạch, kê hoạch sử dụng đất. Xây dựng tài
liệu, số liệu về đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai, xây dựng chiến lược và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, An ninh Quốc phòng.
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003. Căn cứ Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT
ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Căn cứ văn bản số
2549/TNMT-ĐĐ ngày 22/09/2008 của UBND Tỉnh Đồng Nai về việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện thống kê đất đai năm 2008. Huyện đã thực hiện việc thống kê đất đai

theo đơn vị hành chính cấp Xã trở lên. Kết quả thống kê chậm nhất đến ngày
01/01/2009.
Cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện thống kê đất đai là Phòng Tài nguyên và
Môi trường dựa trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được từ Xã, Thị trấn và các tài
liệu lưu trữ của phòng như: các số liệu, tài liệu kiểm kê đất đai năm 2005, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25.000 năm 2005 của Huyện, và báo cáo thống kê hàng năm.
 Công tác kiểm kê đất đai:
Là công tác được thực hiện 5 năm một lần nhằm phục vụ công tác lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất, công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê Quốc gia,
phục vụ nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và các nhu cầu khác
của cộng đồng.
- 13 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Nội dung thực hiện của kiểm kê đất đai là thu thập số liệu từ thực địa đối chiếu
với số liệu từ hồ sơ địa chính. Việc thu thập số liệu kiểm kê cấp Huyện được tổng hợp từ
số liệu hiện trạng sử dụng đất hàng năm của các Xã, Thị trấn.
Kể từ khi Huyện Trảng Bom được tách ra cho đến nay, năm 2005 Huyện mới
thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai. Đó cũng là nguồn dữ liệu và số liệu để Huyện căn
cứ phục vụ cho công tác thống kê hàng năm.
II.2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Năm 2008, Huyện đã cấp được 1.298 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
các đối tượng sử dụng đất, nâng tổng diện tích đất được cấp lên 22.232,42 ha. Số giấy
tồn chưa phát là 1.138 giấy, nguyên nhân chủ yếu là các đối tượng sử dụng đất chưa
thực hiện xong nghĩa vụ tài chính.

II.2.6. Công tác lập bản đồ địa chính
Bảng II.3: Thống kê đo vẽ thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính

STT

Tên Xã,
Thị trấn

Tổng
số tờ
bản
đồ

Diện
tích
(Km2)

Năm
thành
lập

Tỷ lệ bản đồ

1

TT Trảng Bom

47

9,31


1999

2

Xã An Viễn

8

22,12

1997

3

Xã Bắc Sơn

59

22,34

1997

1:2.000; 1:5.000

4

Xã Bàu Hàm

9


22,48

1996

1:2.000; 1:5.000

5

Xã Bình Minh

33

14,47

1998

1:1.000; 1:2.000;1:5.000

6

Xã Cây Gáo

6

17,05

1996

1:2.000; 1:5.000


7

Xã Đồi 61

21

25,71

1997

1:2.000; 1:5.000

8

Xã Đông Hòa

4

11,43

1995

1:2.000; 1:5.000

9

Xã Giang Điền

19


8,93

1998

1:1.000; 1:2.000;1:5.000

10

Xã Hố Nai 3

59

19,02

1998

1:1.000; 1:2.000;1:5.000

11

Xã Hưng Thịnh

7

17,05

1995

1:2.000; 1:5.000


12

Xã Quảng Tiến

17

7,10

1998

1:1.000; 1:2.000;1:5.000

13

Xã Sông Thao

24

26,29

1996

1:2.000; 1:5.000

14

Xã Sông Trầu

49


43,13

1999

1:2.000; 1:5.000

15

Xã Tây Hòa

9

14,81

1995

1:2.000; 1:5.000

16

Xã Thanh Bình

8

27,36

1996

1:2.000; 1:5.000


17

Xã Trung Hòa

6

15,11

1995

1:2.000; 1:5.000

1:500; 1:1.000; 1:2000

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Trảng Bom)

- 14 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

Cho đến nay các Xã, Thị trấn của Huyện đều đã có bản đồ địa chính, hầu hết đều
dùng chung một tỷ lệ bản đồ nhất định (1:2.000; 1:5.000). Bản đồ địa chính các Xã
trong Huyện đều lấy từ Huyện Thống Nhất cũ. Tổng diện tích tự nhiên đo vẽ các Xã của
Huyện là 323,71 km2 với tổng số tờ bản đồ là 385 tờ.
II.3. Tình hình sử dụng đất từ năm 2005 – 2008 trên địa bàn Huyện
II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005

II.3.1.1. Cơ cấu sử dụng đất tổng quát
Năm 2005 là năm thực hiện cuộc tổng kiểm kê đất đai trên phạm vi toàn Huyện.
Tổng kiểm kê được thực hiện theo Luật Đất đai 2003 và theo hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường tại Thông tư 28/2004/TT-BTNMT.
Theo số liệu kiểm kê năm 2005, tổng diện tích tự nhiên của Huyện Trảng Bom là
32.371,81 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với 27.142,41
ha chiếm 83,84% tổng DTTN; đất phi nông nghiệp có diện tích 5.146,06 ha chiếm
15,90% tổng DTTN; còn đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 83,34 ha chiếm
0,26% tổng DTTN của Huyện.

15,90%

0,26%
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
83,84%

Biểu đồ II.1: Cơ cấu sử dụng đất tổng quát năm 2005

- 15 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

II.3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp:
Bảng II.4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2005

Thứ
tự

Loại hình sử dụng
đất nông nghiệp

Diện tích
Tỷ lệ
(%)

Đơn vị
(ha)

1

Tổng diện tích đất nông nghiệp

27.142,41

100

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

24.665,66

90,87

1.1.1


Đất trồng cây hàng năm

8.849,66

35,88

1.1.1.1

Đất trồng lúa

3.303,28

37,33

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

0

0

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

5.546,38

62,67


1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

15.816,00

64,12

1.1.2.1

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

12.577,27

79,52

1.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

2.138,33

13,52

1.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm khác

1.100,40


6,96

1.2

Đất lâm nghiệp

1.587,71

5,85

1.2.1

Đất rừng sản xuất

1.548,72

97,54

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

3,34

0,21

1.2.3

Đất rừng đặc dụng


35,65

2,25

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản

674,42

2,48

1.4

Đất làm muối

0

0

1.5

Đất nông nghiệp khác

214,62

0,80

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai)

Phần lớn đất đai của Huyện được sử dụng cho mục đích nông nghiệp với diện
tích 27.142,41 ha chiếm 83,84% DTTN toàn Huyện. Đất nông nghiệp được sử dụng
nhiều nhất ở các Xã: Sông Trầu (3.755,40 ha), Sông Thao (2.497,89 ha), Thanh Bình
(2.098,70 ha), Đồi 61 (2.068,49 ha).

- 16 -


Ngành Quản lý Đất đai

SVTH: Trần Ngọc Hoàng

 Đất sản xuất nông nghiệp:
Bảng II.5: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo đơn vị hành chính
Đơn vị
hành chính
Toàn Huyện

Tổng
diện tích
(ha)

Đất trồng cây
hàng năm
Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)


Đất trồng cây
lâu năm
Diện tích
(ha)

24.665,66

8.849,66

420,02

65,40

0,27

354,62

1,44

Xã An Viễn

2.018,62

252,25

1,02

1.766,37

7,16


Xã Bắc Sơn

694,40

410,52

1,66

283,88

1,15

2.028,67

87,29

0,35

1.941,38

7,87

664,63

385,13

1,56

279,50


1,13

Xã Cây Gáo

1.561,15

687,65

2,79

873,50

3,54

Xã Đồi 61

2.005,58

419,12

1,70

1.586,46

6,43

Xã Đông Hòa

1.041,42


231,86

0,94

809,56

3,28

Xã Giang Điền

680,54

379,54

1,54

301,00

1,22

Xã Hố Nai 3

788,30

591,51

2,40

196,79


0,80

Xã Hưng Thịnh

1.511,06

903,82

3,66

607,24

2,46

Xã Quảng Tiến

496,83

124,82

0,51

372,01

1,51

Xã Sông Thao

2.447,53


671,47

2,72

1.776,06

7,20

Xã Sông Trầu

3.572,14

1.820,48

7,38

1.751,66

7,10

Xã Tây Hòa

1.310,61

434,19

1,76

876,42


3,55

Xã Thanh Bình

2.049,56

534,06

2,17

1.515,50

6,15

Xã Trung Hòa

1.374,60

850,55

3,45

524,05

2,13

TT Trảng Bom

Xã Bàu Hàm

Xã Bình Minh

35,88 15.816,00

Tỷ lệ
(%)
64,12

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai)
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2005 của Huyện, đất sản xuất nông nghiệp
với diện tích 24.665,66 ha chiếm 90,87% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó: đất trồng
cây hàng năm với diện tích 8.849,66 ha chiếm 35,88% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, đất trồng cây lâu năm với diện tích 15.816 ha chiếm 64,12% diện tích đất sản
xuất nông nghiệp.

- 17 -


×