Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng Tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.99 KB, 46 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Chi Ngân sách nhà nước là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nó tác động
trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế- xã hội. Chi đúng, chi đủ, chi kịp
thời là góp phần làm giầu kinh tế , ổn định đời sống chính trị xã hội .Cùng với
quá trình đổi mới những năm qua Nhà nước ta đã coi đầu tư cho Giáo dụcĐào tạo là đầu tư cho phát triển. Ngân sách Nhà nước chi cho sự nghiệp Giáo
dục- Đào tạo tăng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Để đảm bảo chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục- Đào tạo đem lại hiệu quả
như mong muốn cần phải có cơ chế quản lý thích hợp.

Qua quá trình học tập, nghiên cứu bản thân em đã lựa chọn và nghiên
cứu đề tài "Tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng
Tỉnh Lạng Sơn"

Chuyên đề được trình bày thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước cho giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng
Tỉnh Lạng Sơn .
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước cho giáo dục Trung học cơ sở trên địa bàn
huyện Chi Lăng - Tỉnh Lạng Sơn

Chương 1


Chuyên đề tốt nghiêp
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO
SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC


1.1 - KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1.1 - Sự ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công cùng với sự ra đời của Chính phủ cách
mạng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 28 tháng 8 năm 1945 ngành Tài chính của
nước Việt Nam dân chủ công hòa chính thức được thành lập- đang đứng trước những khó
khăn thách thức lớn về tài chính và ngân sách quốc gia. Để có cơ quan chuyên môn đặc
trách giải quyết vấn đề này, ngày 29 tháng 5 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc
lệnh số 75/SL thành lập Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài Chính. Có nhiệm vụ là: quản lý
ngân sách nhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý các loại tài sản quý hiếm của nhà
nước: vàng bạc, đá quý… Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946-1951 ) Nha
ngân khố hoàn thành các nhiệm vụ quan trong theo đúng sắc lệnh quy định. Tuy nhiên
trong hoàn cảnh đất nước nói chung và nền tài chính nói riêng đang đứng trước muôn vàn
khó khăn, sản xuất và lưư thông hàng hóa chưa phát triển, thu ngân sách thường xuyên
không đủ chi phải phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt làm cho đồng tiền tài chính của ta mất
giá rất nhanh .
Để thực hiện chính sách động viên tài chính, phấn đấu cân bằng thu - chi ngân
sách. Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
quốc gia Việt Nam. Đồng thời giải thể Nha ngân khố quốc gia Việt Nam và giao Ngân
hàng quốc gia Việt Nam làm nhiệm vụ cho vay, phát triển sản xuất và quản lý quỹ ngân
sách nhà nước .
Trong giai đoạn đất nước có chiến tranh, lực lượng và trình độ cán bộ còn thiếu và
yếu việc tập trung các cơ quan quản lý tài chính - tiền tệ - ngân sách vào một mối là cần
thiết.
Nhưng từ khi đất nước chuyển sang thời kỳ xây dựng kinh tế và đặc biệt khi ngành
Ngân hàng đã tổ chức thành 2 cấp : Ngân hàng nhà nước Việt Nam là Ngân hàng Trung
ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về tiển tệ và hoạt động Ngân hàng ; Các Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ- tín dụng thì việc giao Ngân hàng Nhà nước quản lý quỹ NSNN không còn
thích hợp nữa vì đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế .
Cơ quan Tài chính không trực tiếp quản lý Quý NSNN nữa nên không thường

xuyên nắm được tình hình thu - chi - tồn quỹ NSNN, do đó không chủ động được việc cấp
phát và thanh toán. Thường xuyên xảy ra tình trạng nhiều khoản chi cấp thiết có trong dự
toán NSNN mà lại phải đình hoãn. Việc cấp phát NSNN mang nặng tính bao cấp và bị
Ngân hàng chiếm dụng vốn với số lượng lớn.
Để phù hợp với tình hình và yêu cầu mới về quản lý tài chính nhà nước, ngày

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

2


Chuyên đề tốt nghiêp
01/04/1990 Hội đồng Bộ Trưởng đã ra quyết định số 07/HĐBT chuyển giao công tác quản
lý NSNN từ Ngân hàng nhà nước sang Bộ Tài chính và thành lập cơ quan KBNN trực
thuộc Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 4 năm 1990 ;
1.1.2- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc nhà nước
Ngày 13/11/2003, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định số :
235/2003/QĐ-TTG quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
KBNN trực thuộc Bộ Tài Chính. Trải qua 17 năm hoạt dộng, hệ thống Kho bạc nhà nước
đã ngày càng ổn định và phát triển về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất
đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành tài chính nói riêng và sự nghiệp phát triển
kinh tế- xã hội nói chung .
* Chức năng của Kho bạc nhà nước :
Kho bạc nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo
quy định của pháp luật, thực hiện việc huy động vốn cho NSNN, cho đầu tư phát triển qua
hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN :
1- Trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính chiến lược phát triển , quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, hàng năm của KBNN.

2- Trình Bộ Trưởng Bộ Tài Chính các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý quỹ NSNN, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của
KBNN theo quy định của pháp luật.
3- Hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ
NSNN, nghiệp vụ các hoạt động khác có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các
nghiệp vụ thống nhất trong hệ thống KBNN .
4- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của
Kho bạc nhà nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
5- Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ NSNN, quỹ Tài chính nhà
nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật, bao gồm :
a- Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN ( Bao gồm cả thu
viện trợ, thu vay nợ trong nước và nước ngoài ) tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ
NSNN do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc nhà nước theo quy định, thực
hiện thanh toán số thu NSNN cho các cấp Ngân sách theo quy định của Luật NSNN và của
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
b- Tổ chức thực hiện chi NSNN , kiểm soát, thanh toán , chi trả các khoản chi
NSNN theo quy định của pháp luật.
c- Quản lý kiểm soát và thực hiện nhập - xuất các quỹ Tài chính nhà nước và các
quỹ khác của Nhà nước do Kho bạc nhà nước quản lý; Quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ,
tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
d- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm được giao theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, quản lý tiền và tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

3


Chuyên đề tốt nghiêp

các đơn vị cá nhân gửi tại Kho bạc nhà nước .
6- Kho bạc nhà nước có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân
để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy
định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định của
mình .
7- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, hạch toán các quỹ và tài sản của Nhà nước
giao cho Kho bạc nhà nước quản lý; Định kỳ báo cáo việc thực hiện dư toán thu - chi
NSNN cho cơ quan tài chính cung cấp và các cơ quan Nhà nước có liên quan theo quy
định của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính .
8- Tổ chức thực hiện công tác thống kê Kho bạc nhà nước và chế độ báo cáo tài
chính theo quy định của pháp luật .
9- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân Kho bạc nhà nước. Bao
gồm :
a- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt,
bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc
nhà nước .
b- Mở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn tại Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và các Ngân hàng thương mại nhà nước để thực hiện các nghiệp vụ của Kho bạc nhà
nước .
c- Tổ chức quản lý điều hành tồn ngân Kho bạc nhà nước, tập trung thống nhất
trong toàn hệ thống đảm bảo nhu cầu thanh toán chi trả của ngân sách nhà nước đối với các
đối tượng giao dịch khác .
d- Được sử dụng tồn ngân Kho bạc nhà nước để tạm ứng cho ngân sách nhà nước
theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính .
10- Tổ chức huy động vốn trong nước và nước ngoài cho Ngân sách nhà nước và
cho đầu tư phát triển thông qua phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
11- Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo quy định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc ủy thác của đơn vị.
12- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị

thuộc hệ thống KBNN theo quy định của pháp luật .
13- Hiện đại hóa hoạt động của hệ thống Kho bạc nhà nước :
a- Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ quản lý kỹ thuật tiên
tiền vào hoạt động Kho bạc nhà nước .
b- Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống KBNN.
14 - Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo quy định của
pháp luật và phân công của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
15- Quản lý tổ chức bộ máy, bỉên chế cán bộ công chức viên chức, lao động hợp
đồng trong hệ thống Kho bạc nhà nước, tổ chức đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công
chức viên chức Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ
Trưởng Bộ Tài Chính .
16- Quản lý kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao theo quy
định của pháp luật, được sử dụng những khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ
theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước .
17- Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng
hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

4


Chuyên đề tốt nghiêp
điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng.
18. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Trưởng Bộ Tài Chính

1.2. TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục

Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo
quốc phòng, an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của nhà nước;
chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật .Trong đó có chi thường
xuyên về hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, văn học
nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sưh nghiệp xã hội khác ( Trích
Luật Ngân sách nhà nước)
Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục là việc phân phối
và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục theo những nguyên tắc nhất định. Đây là khoản chi
nhằm đảm bảo cho hoạt động bình thường của các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng được
Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.
Chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục có đầy đủ các đặc
điểm chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước và được biểu hiện:
Thứ nhất: chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục là một khoản chi
mang tính ổn định, cho dù nền kinh tế đang trong thời kỳ hưng thịnh hay suy thoái thì mọi
hoạt động dạy và học của ngành giáo dục vẫn duy trì đều đặn và đầy đủ.
Thứ hai: chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục không tạo ra của cải
vật chất cũng không gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất, . Nhưng ngày nay người
ta cho rằng khoản chi cho Giáo dục Đào tạo là khoản chi tích luỹ đặc biệt. Bởi vì sản phẩm
của Giáo dục đào tạo là con người .
Thứ ba: phạm vi, mức độ chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục gắn
chặt với sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hoá công cộng. Trong cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động Giáo dục có sự chăm lo, quan tâm của cả
Nhà nước và nhân dân. Nhờ đó mà Nhà nước có thể thu hẹp phạm vi chi cho lĩnh vực này.
Còn như trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước quyết định cung cấp hàng hoá này miễn phí thì
phạm vi và mức chi Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục phải rộng và lớn.
Xét theo nội dung kinh tế chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
Giáo dục bao gồm 4 nhóm chi chủ yếu sau:
Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân


Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

5


Chuyên đề tốt nghiêp
Thuộc nhóm này bao gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, phụ cấp lương,
học bổng, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã
hội, kinh phí công đoàn), các khoản thanh toán khác cho cá nhân. Đây là nhóm chi chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo
dục. Nhóm chi này nhằm bù đắp hao phí lao động và tái sản xuất sức lao động để đảm bảo
cho bộ máy của nhà trường hoạt động bình thường.
Nhóm 2: Chi nghiệp vụ chuyên môn
Bao gồm các khoản chi phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, chủ yếu chi để
mua sách, tài liệu tham khảo cho giáo viên, đồ dùng dạy học, học phẩm, đồng phục trang
phục và các khoản chi đặc thù của ngành như: tập huấn công tác thay sách, thi Giáo viên
giỏi, thi Học sinh giỏi, thi giải toán trên máy tính, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, thi tìm hiểu
An toàn giao thông... Số tiền chi nghiệp vụ chuyên môn phụ thuộc vào đặc điểm, quy mô,
cơ sở vật chất và khả năng nguồn kinh phí chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho
Giáo dục. Đây là khoản chi hết sức cần thiết và quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục.
Nhóm 3: Chi mua sắm, sửa chữa.

Bao gồm chi cho mua trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý cũng
như phục vụ cho hoạt động giảng dạy( máy vi tính, máy in, bàn ghế, bảng ...)
và chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các phòng học, phòng làm việc,
phòng thực hành, công trình phụ của các trường.
Nhóm 4: Chi các khoản chi khác.

Các khoản chi khác gồm các khoản chi không thuộc các nhóm trên như

chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, báo
chí, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn và các khoản chi khác.
Tổng hợp 4 nhóm mục chi trên chính là tổng số chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước cho sự nghiệp Giáo dục. Cách xác định từng nhóm mục chi như trên sẽ thấy được cơ
cấu thực chất của các khoản chi do đó dễ dàng phát hiện ra những chỗ chưa hợp lý cần
điều chỉnh.

1.2.2. Nội dung Kiểm soát chi thường xuyên của Ngân sách Nhà
nước cho sự nghiệp Giáo dục
* Điều kiện chi trả, thanh toán:
Theo thông tư 79/2003/TT-BTC ngày13/08/2003 của Bộ tài chính, Kho bạc nhà
nước chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử
dung ngân sách nhà nước khi có đầy đủ các điều kiện sau :
- Đã có trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao, trừ các trường hợp sau:
Dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách nhà nước chưa được cơ quàn nhà

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

6


Chuyên đề tốt nghiêp
nước có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước theo quy
định.
Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán ngân sách nhà nước được giao và nguồn thu
dự phòng ngân sách nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền để khắc phục hậu quả
thiên tai, hoả hoạn...; các khoản chi đột xuất ngoài dự toán được duyệt nhưng không thể trì
hoãn được.
Chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau .
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền quy định.
- Đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dung ngân sách nhà nước
hoặc người uỷ quyền quyết định chi.
Có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán .
Ngoài dự toán năm được giao đơn vị ra quyết định gửi Kho bạc nhà nước một lần
vào đầu năm ngân sách tuỳ theo tính chất các khoản chi đơn vị sử dung ngân sách nhà
nước gửi hồ sơ chứng từ thanh toán gồm :
Chi thanh toán cho cá nhân:
+ Đối với khoản chi tiền lương:
Bảng đăng ký biên chế quỹ tiên lương đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt ( Gửi lần đầu ).
Danh sách những người hưởng lương, phụ cấp ( Gửi lần đầu ).
Bảng tăng giảm biên chế và quỹ tiền lương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt nếu trong năm có phát sinh tăng giảm.
+ Đối với các khoản chi học bổng, sinh hoạt phí của học sinh :
Bảng đăng ký học bổng, sinh hoạt phí của học sinh, sinh viên được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt ( Gửi lần đầu ).
Bảng tăng giảm học bổng, sinh hoạt phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt ( nếu có ).
Chi nghiệp vụ chuyên môn : Các hồ sơ chứng từ có liên quan .
Chi mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc,sửa chữa lớn tài sản cố
định :
Dự toán chi quý về mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định được cấp có thẩm quyền
phê duyệt .
Quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có
thẩm quyền ( đối với trường hợp phải đấu thầu )
Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.
Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ ( Đối với trường hợp mua sắm
nhỏ không có hợp đồng mua bán) ; hoá đơn bán hàng, vật tư thiết bị ;
Các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan .


Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

7


Chuyên đề tốt nghiêp
Các khoản chi khác :
Bảng kê thanh toán có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng đơn vị sử dụng ngân
sách nhà nước hoặc người được uỷ quyền .
Các hồ sơ, chứng từ khác có kiên quan .

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở
1.2.3.1- Nhân tố chủ quan
Về nguồn nhân lực : hiện tại do biên chế đơn vị có hạn nên KBNN Chi lăng chỉ
được bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi kiêm nhiệm .Do trình độ cán bộ chuyên
môn còn thấp nên còn có nhiều hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán và trong một
thời gian nhất định phải luân chuyển cán bộ trong các bộ phận để tránh các hiện tượng tiêu
cực xảy ra nên việc duyệt , kiểm tra kiểm soát hồ sơ, chứng từ gặp không ít khó khăn
Về công tác tin học áp dụng cho phần mềm kế toán NSNN nhưng trình độ cán bộ
về sử dụng tin học còn hạn chế, nhiều người chung 1 máy vi tính nên xử lý công việc còn
chậm. Chất lượng công nghệ còn bị lỗi phần mềm nên đôi khi ảnh hưởng tới tiến độ công
việc .
Về vấn đề nghiệp vụ, bên cạnh đó còn khá nhiều nghiệp vụ và phát sinh vướng mắc
chưa được phản ánh lên cấp trên để có nghiên cứu và giải pháp xử lý khoa học, thống nhất
đồng bộ trong toàn ngành.
Về công tác thống kê báo cáo các cấp ngân sách đôi khi không theo các biểu mẫu
quy định trong các báo cáo nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến công tác lập báo cáo làm cho
luôn ở thế bị động do đó đôi khi việc cung cấp số liệu cho cấp trên và các cơ quan liên

quan không kịp thời, đầy đủ, đúng thời gian và đoi khi còn thiếu ;
1.3.2. Nhân tố khách quan
Về chế độ chính sách:
Từ năm 2003 trở về trước chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp Giáo dục được phân cấp cho Ngân sách Tỉnh đảm nhận. Sở Tài chính cấp kinh phí
ủy quyền cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thông qua tài khoản hạn mức kinh phí uỷ
quyền mở tại Kho bạc Nhà nước. Sau đó Phòng Tài chính - Kế hoạch cân đối và cấp hạn
mức kinh phí uỷ quyền cho các đơn vị dự toán. Hình thức này không tạo quyền chủ động
cho cấp dưới, việc cung cấp số liệu phục vụ cho báo cáo cũng gặp nhiều khó khăn, thông
tin báo cáo thường không kịp thời. Sau thời gian thực hiện cho thấy việc phân cấp như trên
là chưa phù hợp nên từ năm 2004 chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp
Giáo dục được phân cấp cho Ngân sách Huyện. Để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới
đòi hỏi công tác quản lý tài chính ở cấp huyện cũng như kế toán ở các đơn vị sử dụng
ngân sách phải được tăng cường, củng cố, thay đổi cho phù hợp với thực tế.
Về nguồn kinh phí :

Sự nghiệp Giáo dục nước ta hiện nay đang đứng trước một yêu cầu quan
trọng đó là nâng cao hiệu quả giáo dục cả về số lượng và chất lượng trong

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

8


Chuyên đề tốt nghiêp
điều kiện nguồn tài chính còn hạn hẹp. Chi thường xuyên từ Ngân sách Nhà
nước cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi cho giáo dục, các nguồn
khác chi cho giáo dục là không đáng kể vì thế cần phải quan tâm nhiều hơn
nữa đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp Giáo dục nói chung và cho Giáo dục trung học cơ sở nói riêng.

Về công tác thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về
"chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu". Ngày 21/3/2002 Bộ Tài Chính
đã ban hành thông tư số 25/2002/TT-BTC "hướng dẫn thực hiện Nghị định số
10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn
vị sự nghiệp có thu". Với cơ chế tự chủ tài chính cho phép các cơ sở giáo dục nâng cao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên các cơ sở giáo dục chưa phát huy triệt để
quyền tự chủ vì thực tế Ngân sách Nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tỷ trọng
nguồn tài chính của các cơ sở giáo dục. Nguồn thu sự nghiệp của các trường chủ yếu là thu
từ học phí của học sinh các xã, thị trấn thuộc khu vực 1 và khu vực 2 (khu vực 3 không
phải nộp học phí). Số thu hàng năm rất nhỏ khoảng 300 triệu đồng chiếm hơn 1% so với
tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục (chiếm hơn 3% so với tổng chi thường
xuyên cho giáo dục trung học cơ sở). Số thu từ học phí theo quy định phải nộp 10% cho
cấp trên, 40% để cải cách tiền lương, số còn lại để sửa chữa mua sắm trang thiết bị và hỗ
trợ đời sống. Do số thu sự nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể như vậy nên không
cải thiện được nhu cầu chi của ngành. Từ khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ cho đến nay thu nhập của người lao động không có gì thay đổi.
Việc xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ: do số thu sự nghiệp ít nhưng vẫn phải dành
40% để cải cách tiền lương, nộp 10% cho cấp trên còn lại 50% để sửa chữa mua sắm trang
thiết bị và hỗ trợ đời sống cho người lao động. Như vậy rất khó để xây dựng quy chế chi
tiêu nội bộ do đó các đơn vị được công nhận là đơn vị sự nghiệp có thu giai đoạn 20022004 chưa có quy chế chi tiêu nội bộ.
Xuất phát từ những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/01/2002 của Chính phủ và những yêu cầu mới phát sinh Chính phủ đã ban hành nghị
định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Xét về phạm vi và đối tượng thực hiện: phạm vi rộng hơn, đối tượng thực hiện bao gồm
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị- xã hội. Nghị định 43/2006/NĐ- CP chỉ quy định đơn vị sự nghiệp công lập còn
Nghị định 10/2002/NĐ- CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
Xét về cách phân loại đơn vị sự nghiệp: theo Nghị định 10/2002/NĐ- CP thì đơn vị có mức
kinh phí tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên nhỏ hơn 100% được xếp vào đơn vị

sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên nay Nghị định
43/2006/NĐ- CP quy định mức tự bảo đảm từ trên 10% đến dưới 100% mới được xếp vào
đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh
phí tự bảo đảm từ 10% trở xuống được xếp vào đon vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. Theo cách phân loại mới này tất cả các trường Mầm

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

9


Chuyên đề tốt nghiêp
non, Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Chi Lăng đều là các đơn vị sự nghiệp do
Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên.

Như vậy, để đảm bảo cho hoạt động Giáo dục nói chung và Giáo dục
trung học cơ sở nói riêng thì việc quản lý, sử dụng kinh phí một cách tiết
kiệm, hiệu quả là hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi Nhà nước phải có biện
pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp giáo dục trung học cơ sở.

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG TỈNH LẠNG SƠN
2.1. GIỚI THIỆU VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN CHI
LĂNG TỈNH LẠNG SƠN
2.1.1 .Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
* Điều kiện tự nhiên :
Chi lăng là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng sơn, cách thành phố

Lạng sơn hơn 36Km với diện tích tự nhiên 70.310 ha và tổng dân số là 78.065
người (số liệu điều tra năm 2004 của huyện Chi lăng ) . Mật độ dân số trung
bình 111 người/ Km2.
Chi lăng có trục đường quốc lộ 1A và đường sắt đi qua và cũng là hệ
thống giao thông liên vận quốc tế rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa
thương mại, dịch vụ, văn hoá và vận chuyển cả về đường bộ và đường sắt.
Ngoài ra Chi lăng còn là vị trí rất quan trọng đối với an ninh quốc phòng của
tỉnh.
Chi lăng là huyện vùng cao miền núi một bên là dãy núi đá vôi thuộc
dãy Kai Kinh và một bên là dẫy núi đất. Chạy dọc ở giữa là những cánh đồng
tương đối bằng phẳng rất thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp và cây ăn

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

10


Chuyên đề tốt nghiêp
quả và cây công nghiệp .
+ Khí hậu : Chi lăng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng khí hậu ấm,
mưa nhiều. Mùa hè mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô và ít mưa nhiệt độ trung
bình 22,7oc .
+ Đất nông nghiệp : Với diện tích 7.207,87 Ha chiếm tới 10,25 % diện
tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm : 5.160,8 Ha chiếm 7,34%
diện tích đất tự nhiên và 71,56 % diện tích đất nông nghiệp ; Đất trồng cây lâu
năm 813,7 ha chiếm 1,165 % diện tích đất tự nhiên và 11,29 % diện tích đất
nông nghiệp còn lại là đất nông nghiệp khác.
+ Về tài nguyên rừng : Chi lăng có rất nhiều loại thực vật rừng với
diện tích tự nhiên 15.833 ha .
+ Diện tích đất trồng rừng có 5.133,04 ha chủ yếu là rừng non .

+ Tài nguyên, khoáng sản : theo số liệu điều tra địa chất cho thấy : Tài
nguyên khoáng sản không nhiều chủ yếu là đá vôi, ngoài ra còn có sỏi, cát, có
mỏ sắt khoảng 2 triệu tấn (Trích dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội huyện Chi lăng tỉnh Lạng sơn ).
+ Tài nguyên về cảnh quan : Có ải Chi lăng lịch sử, núi Cai kinh,Quỷ
Quỷ môn quan, danh thắng động Hang gió - Hang dơi …tạo cảnh quan thu
hút được nhiều du khách đến thăm quan .
* TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHI LĂNG :
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm ( 2001-2010),
Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của huyện Chi lăng nhằm đẩy mạnh cơ cấu phát
triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Để đạt được
mục tiêu đó HĐND và UBND huyện đã đề ra mục đích tăng trưởng kinh tế
hàng năm đạt 13%/ năm . Trong đó cơ cấu theo ngành :
Nông nghiệp : 59%.
56
Công nghiệp : 11%.
Dịch vụ thương mại : 30%.
* Tình hình sản xuất nông nghiệp :
Huyện Chi lăng là một huyện miền núi chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp trồng trọt chiếm hơn 70% trong tổng số giá trị ngành nông nghiệp và
ngành chăn nuôi chiếm khoảng 20%.

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

11


Chuyên đề tốt nghiêp
Trồng trọt chủ yếu là cây lương thực (Lúa, ngô), thực phẩm chiếm 51%
, cây công nghiệp ngắn ngày chiếm 8%, cây ăn quả chiếm 22,3%, cây công

nghiệp dài ngày chiếm 1,09%.
Diện tích cây công nghiệp hằng năm từ 9.696-10.000 ha, trong đó diện
tích đất trồng lúa 4.813 ha, diện tích còn lại trồng các loại cây khác như:
khoai, sắn … ( Số liệu thống kê năm 2006 của Phòng Thống kê- kế hoạch
huyện Chi lăng ).
Về cơ cấu nông nghiệp huyện đang giảm dần , tăng dần các ngành
thương mại dịch vụ và chăn nuôi . (Trích dự thảo quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội huyện Chi lăng tỉnh Lạng sơn ).
* Tình hình phát triển công nghiệp :
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Chi lăng nhìn chung kém phát
triển, mặc dù trong những năm qua tốc độ phát triển khá cao song chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội của huyện ( 8,93% GDP năm
2006 ). Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
huyện Chi lăng có quy mô nhỏ, sản phẩm chủ yếu phục vụ tiêu dùng trên địa
bàn : chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, chế biến lương thực,
sản xuất đồ mộc …
Hiện nay trên địa bàn huyện có một Công ty cổ phần là xí nghiệp quốc
doanh Trung ương, ba công ty Trách nhiệm hữu hạn và một hợp tác xã khai
thác và kinh doanh đá phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn . Trong 5 năm
qua do nhu cầu đá của khách hàng không nhiều, mặt khác Công ty cổ phần đá
mới được thành lập nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật . Nhưng doanh thu của đơn vị vẫn đạt thấp, không đạt chỉ tiêu
kế hoạch giao dẫn đến không hoàn thành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà
nước (Trích dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Chi
lăng tỉnh Lạng sơn ).
* Hoạt động thương mại - du lịch và dịch vụ :
Các dịch vụ thương mại ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng
phục vụ, bình quân hàng năm tăng 13,3% trong đó dịch vụ sửa chữa tăng
16,7%; kinh doanh khách sạn- nhà hàng tăng 11,88 %; dịch vụ vận tải kho bãi
tăng 11%, bưu điện tăng 35,7% …


Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

12


Chuyên đề tốt nghiêp
Các hệ thống thương nghiệp đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các
mặt hàng thiết yếu phục vụ. Song nhìn chung hoạt động của hệ thống thương
nghiệp chưa năng động chưa bắt nhịp kịp với sự nhạy cảm của thị trường,
nhiều mặt hàng còn đơn điệu chưa tạo thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu
dùng .
Dịch vụ vận tải và bưu chính ngày càng phát triển và nâng cao chất
lượng phục vụ đắp ứng như cầu tăng trưởng kinh tế và phục vụ đời sống
người dân. Trong đó kinh doanh vận tải hành khách được 48.250 lượt người,
vận tải hàng hóa là 69,59 nghìn tấn ; Dịch vụ bưu chính : Tất cả các xã trong
huyện đều có điện thoại và có nhà bưu điện văn hoá và 100% xã báo đọc
trong ngày. Số điện thoại trên 100 dân cư từ 1,2 máy năm 2001 lên 5,2
máy/100 dân cư năm 2006 . (Số liệu thống kê năm 2006 của Phòng Thống kêkế hoạch huyện Chi lăng )
* Sự nghiệp phát triển y tế :
Các chương trình mục tiêu y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được tổ
chức triển khai theo đúng kế hoạch đề ra. Công tác chăm sóc sức khỏe tại
Trung tâm y tế có nhiều chuyển biến tích cực, không có dịch sốt rét xẩy ra, tỷ
lệ người bị bướu cổ giảm, 100 % trẻ em được tiêm phòng đủ 6 loại văcxin
phòng dịch, đã có 5/21 xã , thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế . Công tác dân
số - kế hoạch hóa gia đình được tổ chức triển khai có hiệu quả, tỷ lệ phát triển
dân số tự nhiên năm 2005 còn 0,89%, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống qua các
năm. Công tác sức khỏe và chăm sóc trẻ em được chú ý quan tâm thường
xuyên, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm từ 30% năm 2000 còn 25% năm
2006 . Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh được nâng

cấp và bổ sung mới, toàn huyện có 15 phòng khám đa khoa khu vực và 37 bác
sỹ .
* Sự nghiệp văn hòa xã hội :
Phong trào xây dựng nếp sống văn hóa làng bản, khối phố và các hoạt
động văn hóa thông tin, thể dục thể thao được duy trì phát triển. Các chính
sách pháp luật của Đảng, Nhà nước được tuyên truyền phổ biến đến hầu hết
các cơ sở bằng nhiều hình thức khác nhau . Việc giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc được chú ý quan tâm và tạo điều kiện phát tri ển. Đến nay
toàn huyện có 80 khu dân cư tiên tiến làng bản văn hóa, 64 cơ quan có nếp
sống văn hóa,82.000 hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa .
- Thực hiện chính sách người có công : Làm tốt công tác vận dộng xây
dựng quỹ Đền ơn đáp nghĩa với số tiền quyên góp của cán bộ, nhân dân trong

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

13


Chuyên đề tốt nghiêp
huyện, tiền hỗ trợ của nhà nước và tiền quyên góp của các nhà hảo tấm đã xây
dựng được 18 nhà bia ghi tên liệt sĩ cho 18 xã (Số thống kê năm 2006 của
huyện Chi lăng ) và xây hỗ trợ được 22 nhà tình nghĩa .
- Công tác xóa đói giảm nghèo : chương trình mục tiêu xóa đói giảm
nghèo năm năm qua số hộ nghèo đã được vay vốn từ Ngân hàng nông nghiệp
và Ngân hàng chính sách, Quỹ hỗ trợ quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ
sản xuất,cùng với sự đầu tư lồng ghép các dự án, chương trình mục tiêu chính
sách hỗ trợ lãi suất tiền vay, chương trình 134 CP đã góp phần xóa đói giảm
nghèo giảm từ 9,27% năm 2000 so với năm 2005 là 2,42% và không còn hộ
đói .
* Sự nghiệp giáo dục :

+ Giáo dục cũng đạt được những thành tựu nhất định. Toàn huyện có 11
trung tâm học tập cộng đồng; có 3 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia; huyện
có 19/21xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn phổ cập Giáo dục trung học cơ
sở. Huyện Chi Lăng đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt chuẩn
Quốc gia về phổ cập Giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2004. Đối
với các trường Mầm non, Trung học cơ sở ở vùng III học sinh đi học được
miễn học phí; học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở được mượn sách giáo
khoa để học tập, riêng học sinh bậc Tiểu học được cấp vở viết.
+ Văn hóa xã hội được quan tâm toàn huyện có 60 khu dân cư tiên tiến;
64 cơ quan được công nhận là cơ quan có nếp sống văn hóa; 82.000 hộ gia
đình được công nhận là gia đình văn hóa. Đồng thời thực hiện tốt chính sách
người có công với cách mạng; công tác xóa đói giảm nghèo ngày càng được
quan tâm.
Thực hiện "Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010" của Chính phủ
và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, kết luận hội nghị Trung
ương VI khóa IX, Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới
chương trình Giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2001/QH10 của Quốc hội
về thực hiện phổ cập Giáo dục trung học cơ sở, ngành Giáo dục huyện Chi
Lăng đã đạt được những kết quả quan trọng: mạng lưới trường lớp tiếp tục
phát triển và hoàn chỉnh dần; kết quả phổ cập Giáo dục Tiểu học- Xoá mù chữ
được duy trì củng cố vững chắc; công tác phổ cập Giáo dục trung học cơ sở
được đẩy mạnh và triển khai đúng tiến độ; công tác quản lý Giáo dục tiếp tục
được đổi mới; công tác thanh tra kiểm tra được tăng cường hơn; việc thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học trong
các nhà trường đang trở thành nề nếp chuyên môn của đội ngũ giáo viên.

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

14



Chuyên đề tốt nghiêp
Chi Lăng là huyện miền núi nên Giáo dục cũng có những đặc thù riêng.
Huyện có 15 trường Trung học cơ sở (từ lớp 6 đến hết lớp 9); 6 trường phổ
thông cơ sở (gồm cả Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở); 1 trường phổ
thông Dân tộc nội trú chuyên đào tạo học sinh người dân tộc thiểu số, những
học sinh học ở trường được Nhà nước bao cấp toàn bộ. Năm học 2004-2006
huyện có 216 lớp Trung học cơ sở với 7.747 học sinh, năm học 2005-2006 số
lớp giảm 6 lớp còn 210 lớp, số học sinh giảm 146 em. Số học sinh giảm là do
chuyển một số học sinh lớn tuổi sang học các lớp bổ túc Trung học cơ sở để
thực hiện mục tiêu phổ cập Giáo dục Trung học cơ sở, thứ hai là một số em do
hoàn cảnh gia đình quá khó khăn đã không theo học được và một nguyên
nhân nữa là do thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình.
Về xây dựng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở, Cán bộ quản lý.
Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị và đạo đức, đủ về
số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hóa về trình độ đào tạo là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của ngành Giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở: năm học 2004- 2006 huyện có 418 giáo viên. Năm
học 2005- 2006 tuyển mới 40 giáo viên, tiếp nhận chuyển đến 08 giáo viên, giải quyết nghỉ
hưu 10, chuyển đi 10 như vậy đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở năm học 2005-2006 tăng
28 người đưa tổng số giáo viên Trung học cơ sở lên 446 người. Trình độ đào tạo của giáo
viên ngày càng được nâng cao. Năm học 2004-2005 tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn
(giáo viên Trung học cơ sở có trình độ cao đẳng sư phạm hiện nay là đạt chuẩn) chiếm
76,8%; năm học 2005-2006 tỷ lệ này tăng lên 80,1%.
- Đội ngũ Cán bộ quản lý : năm học 2004-2005 huyện có 39 Cán bộ quản lý trình độ đào
tạo đạt chuẩn và trên chuẩn là 34 người chiếm 87,2%. Bước sang năm học 2005-2006 là
43 người trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn là 42 người chiếm 97,7% điều đó chứng
tỏ công tác cán bộ rất được quan tâm, chú ý.
Về cơ bản giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện
nay. Hàng năm ngành cũng tạo điều kiện cho Giáo viên và Cán bộ quản lý đi đào tạo bồi

dưỡng nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành và xã hội.

Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương ngày càng quan tâm đến cơ sở vật chất của
nhà trường. Tuy nhiên kinh tế địa phương còn gặp nhiều khó khăn việc dành kinh phí để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế. Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất mấy năm
qua chủ yếu từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn huy động công trái Giáo

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

15


Chuyên đề tốt nghiêp
dục, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như nước ngoài, nguồn đóng góp
của nhân dân không đáng kể.
- Xây dựng trường lớp: từ năm 1997 huyện không còn tình trạng học ca 3, từ năm 1998 các
phòng học tranh tre đã được xóa bỏ. Năm học 2004-2005 số phòng học từ cấp 4 trở lên là
203phòng trong đó có 80 phòng kiên cố, cao tầng. Năm học 2005-2006 số phòng học từ
cấp 4 trở lên là 272 phòng tăng 69 phòng so với năm học trước trong đó tăng 28 phòng
kiên cố, cao tầng còn lại là cấp 4 nâng tổng số phòng học kiên cố, cao tầng lên 108 phòng.
Tuy nhiên các phòng chức năng, thư viện, sân chơi ... vẫn còn thiếu điều đó làm ảnh hưởng
đến tiến độ xây dựng trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Sách, đồ dùng dạy học: hàng năm Sở Giáo dục & Đào tạo ký hợp đồng mua sách, thiết bị
với Công ty cổ phần Sách- Văn hoá và thiết bị trường học tỉnh Lạng Sơn để cung cấp sách
cho học sinh vùng III và cấp đồ dùng dạy học cho tất cả các trường trực thuộc Phòng Giáo
dục huyện bằng nguồn kinh phí đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông. Năm học 20042005 huyện được Sở Giáo dục & đào tạo cấp cho 81 bộ đồ dùng dạy học Trung học cơ sở
để phục vụ cho việc thay sách lớp 8. Về cơ bản sách và thiết bị đáp ứng được yêu cầu
giảng dạy, học tập của Giáo viên và học sinh. Tuy nhiên một số trường học phòng để thiết
bị không có hoặc là có phòng nhưng không đảm bảo quy định nên gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn nữa là số lượng cán bộ chuyên trách về thư viện và đồ dùng dạy học ít chủ yếu
là hợp đồng theo năm học hoặc giáo viên kiêm nhiệm chưa qua đào tạo cơ bản chỉ được
bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn. Do đó mà đồ dùng dạy học, thiết bị chưa phát huy được
hiệu quả như mong muốn. Hàng năm Phòng Giáo dục sử dụng kinh phí chi thường xuyên
để mua sách giáo khoa, tài liệu phục vụ giảng dạy cấp phát cho nhà trường. Về cơ bản cấp
đủ sách giáo khoa cho giáo viên nhưng sách tham khảo, nâng cao vẫn còn rất ít chủ yếu
giáo viên tự mua.
2.1.2. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước Chi Lăng - tỉnh Lạng sơn
Kho bạc nhà nước Chi Lăng ra đời và đi vào hoạt động từ 01/04/1990 cùng với hệ thống
Kho bạc nhà nước trong cả nước. Những ngày đầu thành lập điều kiện làm việc và trang
thiết bị gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn như vậy nhưng
với tinh thần trách nhiệm cao quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao đơn vị đã triển
khai thực hiện toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ không ngừng
nghiên cứu học tập kiến thức để hoàn thiện trình độ chuyên môn nghiệp vụ . Chính điều đó
đem lại kết quả khả quan . Năm 1998 được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân Chương lao
động hạng 3 và nhiều giấy khen, bằng khen của Bộ Tài Chính, Tổng giám đốc KBNN,
UBND tỉnh Lạng Sơn, Giám đốc KBNN tỉnh Lạng sơn …
Kho bạc nhà nước Chi Lăng hiện có 12 cán bộ nhân viên . Trong đó :
Ban giám đốc : 2 đồng chí .
Bộ phận kế toán : 4 đồng chí .
Bộ phận Kế hoạch - thanh toán Vốn đầu tư : 2 đồng chí .
Bộ phận Kho quỹ- bảo vệ : 4 đồng chí .

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

16


Chuyên đề tốt nghiêp
Các bộ phận đều chịu sự phân công giám sát, quản lý của Ban Giám đốc Kho bạc nhà nước

Chi lăng.
Sơ đồ bộ máy hoạt động của KBNN Chi lăng :

* Theo văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 77/2003/CP ngày 01/07/2003 của
Chính phủ quy định về nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của KBNN trực thuộc Bộ
tài chính thì KBNN Chi lăng có nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau :
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, phân chia các khoản thu cho các cấp
ngân sách theo chế độ quy định. Trực tiếp quản lý quỹ ngân sách huyện, ngân sách xã trên
địa bàn.
- Thực hiện kiểm soát chi NSNN , thanh toán chi trả các khoản chi của cấp ngân
sách trên địa bàn theo chế độ quy định .
- Trực tiếp cấp phát và thanh toán các chương trình mục tiêu ( cấp phát đầu tư XDCB )
theo uỷ quyền của Kho bạc nhà nước Tỉnh Lạng Sơn.
- Thực hiện phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ trong nước, các hình thức huy
động vốn khác theo sự phân công của Kho bạc nhà nước tỉnh Lạng Sơn.
- Quản lý vốn, tiền mặt, các ấn chỉ có giá như tiền, tài sản theo chế độ quy định và chịu
trách nhiệm đảm bảo an toàn tiền, tài sản đơn vị được giao quản lý.
- Mở tài khoản, thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản với các đơn vị, cá nhân, cá nhân
theo chế độ quy định.
- Thực hiện kế toán thống kê, báo cáo, quyết toán các hoạt động của Kho bạc nhà nước
phát sinh trên địa bàn.
- Thực hiện công tác tin học, học tập, quản lý dữ liệu theo sự phân công của Kho bạc nhà
nước Tỉnh Lạng Sơn.
- Quản lý cán bộ, tài sản, kinh phí nội bộ theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Kho bạc nhà nước Tỉnh Lạng Sơn.
Để đảm bảo thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ một cách tốt nhất, Kho bạc nhà nước
Chi Lăng tổ chức thành các bộ phận nghiệp vụ, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng với
từng nhiệm vụ cụ thể theo chế độ và quy chế, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ, giám sát

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn


17


Chuyên đề tốt nghiêp
các hoạt động lẫn nhau để đảm bảo công việc thông suốt, minh bạch, rõ ràng, thực hiện tốt
nhiệm vụ chung của đơn vị.
(+) Bộ phận kế hoạch – thanh toán vốn đầu tư XDCB:
- Xây dựng kế hoạch vốn, tham mưu giúp thủ trưởng Kho bạc nhà nước duyệt các lệnh
chuyển vốn, theo dõi quản lý sự biến động của các nguồn vốn.
- Quản lý quỹ tiền lương của các đơn vị hàng chính sự nghiệp từ ngân sách trung ương đến
địa phương.
- Phối hợp với bộ phận kế toán trong việc tổng hợp, thống kê báo cáo và quyết toán chi của
các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước, báo cáo tổng kết nghiệp vụ kho bạc.
- Trực tiếp quản lý và kiểm tra, kiểm soát các hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ,
công trái xây dựng tổ quốc.
- Thực hiện thanh toán và cấp phát các chương trình mục tiêu ( vốn đầu tư xây dựng cơ bản
).
( + ) Bộ phận kế toán:
- Tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát thu- chi Ngân sách Nhà
nước.
- Trực tiếp quản lý, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ cấp phát thanh toán các khoản chi Ngân sách
Nhà nước trình thủ trưởng Kho bạc nhà nước quyết định việc cấp phát tạm ứng hay thanh
toán theo chế độ quy định.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán.
- Tổ chức hạch toán kế toán các khoản thu chi ngân sách Nhà nước theo chế độ quy định.
- Kiểm tra báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, trình thủ trưởng
KBNN xác nhận số thực chi qua Kho bạc nhà nước.
- Thống kê báo cáo thu chi ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.
(+) Bộ phận kho quỹ – bảo vệ :

+ Đối với công tác kho quỹ :
-Thực hiện thu - chi về quản lý tiền mặt hợp lý an toàn ,có hiệu quả.
Quản lý các chứng từ có giá .
Quản lý an toàn tiền và tài sản của nhà nước.
+ Đối với công tác bảo vệ :
- Bảo vệ an ninh nội bộ, giữ bí mật nhà nước về hồ sơ, tài liệu mật.
- Bảo vệ an toàn tiền và tài sản của Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống lũ lụt, ẩm mốc, mối mọt …
- Công tác ngăn ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại đến tiền bạc, tài sản tại
cơ quan Kho bạc Nhà nước .

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC TRUNG HỌC
CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHI LĂNG TỈNH LẠNG SƠN

Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

18


Chuyên đề tốt nghiêp
2.2.1. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
cho giáo dục Trung học cơ sở
Đầu tư cho giáo dục bao gồm nhiều nguồn khác nhau: từ Ngân sách Nhà nước và
nguồn khác. Trong đó nguồn Ngân sách Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong tổng chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục. Cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Tỉnh và sự thay đổi về chế độ chính sách nên chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước cho sự nghiệp Giáo dục ngày càng tăng, năm sau luôn cao hơn năm trước. Để xem
xét cụ thể tình hình chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục
huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn qua bảng dưới đây ( xem bảng 2.1)


Giáp thị Lan Anh – K36 ngân hàng Lạng Sơn

19


Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 2.1 – Tình hình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục

huyện Chi lăng tỉnh Lạng sơn
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dự toán thực TH/DT Dự toán thực TH/DT Dự toán thực TH/DT
hiện

%

hiện

%

hiện

%


1.Tổng chi thường xuyên ngân sách nhà
nước cho sự nghiệp giáo dục
17.145 22.914 133,65 23.400 24.030
2.Tổng chi thường xuyên NSNN giáo dục

102,7 23.886 27.413 114,77

trung học cơ sở

6.900

102,4

3.Tỷ trọng so với tổng chi

40,25

8.982 130,17
39,2

8.500

8.704

36,22

36,22

8.700 10.069 115,74
36,42


36,73

Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi lăng )Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho sự
nghiệp Giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006 tăng 3.383 triệu đồng so với năm 2005 và tăng 4.499 triệu đồng so với
năm 2004. Tỷ trọng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở so với tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà
nước cho sự nghiệp Giáo dục luôn là một con số rất lớn (gần 40%). Trong điều kiện Ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp nhưng nhu cầu
chi ngày càng tăng do đó phải thực hiện đầu tư theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý, tiết kiệm đạt hiệu quả cao nhằm đảm bảo thực hiện
tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

2.2.2. Tình hình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở
Xét theo nội dung chi, chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở được chia làm 4 nhóm:
- Chi cho con người.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn.
- Chi mua sắm, sửa chữa.
- Các mục chi khác.

Sự biến động của mỗi nhóm mục do nguyên nhân khách quan hay chủ quan đều ảnh hưởng đến tổng số chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục trung học cơ sở. Do đó để đánh giá được công tác quản lý, sử dụng
kinh phí Giáo dục trung học cơ sở ở huyện Chi Lăng ta cần phải xem xét, đánh giá từng nhóm chi cụ thể.
2.2.2.1. Chi cho con người
Đây là khoản chi lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên cho giáo dục Trung học cơ sở. Nhóm chi này nhằm đảm bảo hoạt động
cho bộ máy các trường Trung học cơ sở mà cụ thể là đáp ứng trực tiếp nhu cầu vật chất, phục vụ đời sống sinh hoạt của cán bộ, giáo
viên, nhân viên. Muốn nâng cao chất lượng Giáo dục thì trước hết phải nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ, giáo viên. Do đó nhóm
chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục Trung học cơ sở (trên 91%).


Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


Chuyên đề tốt nghiệp
Nhóm mục chi này bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng, tiền thưởng, phúc lợi tập thể (nước uống, tàu xe
nghỉ phép năm, trợ cấp lần đầu cho giáo viên đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn), các khoản đóng góp
(bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn), các khoản thanh toán cho cá nhân (trợ cấp đi học) theo mục lục ngân sách nhà
nước hiện hành .Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát các khoản chi thuộc nhóm mục này như sau :
- Đối với các khoản tiền lương, có tính chất lương, học bổng Kho bạc nhà nước căn cứ vào bảng Đăng ký biên chế quỹ lương,
học bổng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt .Khi có nhu cầu chi, đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản kèm theo các hồ sơ, chứng từ gửi tới Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán hoặc tạm ứng ngân
sách. ( Xem bảng 2.2)

Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.2- Tình hình chi thường xuyên
cho con người của ngân sách nhà nước cho giáo dục trung học cơ sở
Đơn vị tính : Triệu đồng

Chỉ tiêu
Tổng chi
Trong đó :
Tiền lương – Mục 100
Tiền công- Mục 101
Phụ cấp lương - Mục 102
Học bổng (Trường Dân tộc nội trú)- Mục 103
Tiền thưởng – Mục 104

Phúc Lợi tập thể - Mục 105
Các khoản đoáng góp - Mục 106
Thanh toán các nhân - Mục 108

Năm 2004
Dự toán Thực hiện

Năm 2005
Dự toán Thực hiện

Năm 2006
Dự toán Thực hiện

6.180

8.270

7.760

8.028

7.840

9.216

2.919
150
1.750
390
90

21
810
50

3.843
154
2.917
392
14
75
827
48

3.350
70
2.950
390
90
20
835
55

3.589
74
2.998
389
92
17
810
59


3.310
80
2.900
390
90
20
1.000
50

4.573
81
2.927
386
90
60
1.052
47

Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


Chuyên đề tốt nghiệp
(Nguồn số liệu : Kho bạc nhà nước Chi Lăng)Năm 2004 chi cho con người chiếm 92,07% với số tiền là 8.270 triệu đồng; năm
2005 chiếm 92,33% với số tiền là 8.028 triệu đồng và năm 2006 chiếm 91,53% tổng chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho Giáo
dục trung học cơ sở với số tiền là 9.216 triệu đồng.
Số tiền chi cho con người năm 2005 so với năm 2004 giảm 242 triệu đồng trong đó tiền lương giảm 254 triệu đồng thứ nhất là do
số giáo viên nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội nhiều (nghỉ ốm, thai sản, hưu trí) thứ hai là số giáo viên chuyển đến có hệ số lương cơ bản
thấp hơn số giáo viên chuyển đi.
Tiền công giảm 80 triệu đồng là do cắt giảm hợp đồng lao động. Học bổng giảm 3 triệu đồng.

Phúc lợi tập thể năm 2005 giảm 58 triệu đồng so với năm 2003 lý do là năm 2004 chi trợ cấp lần đầu theo nghị định
35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) cho giáo viên đến nhận công tác ở
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của 2 năm 2002 và 2003.
Các khoản đóng góp giảm 17 triệu đồng là do giáo viên nghỉ thai sản không phải nộp Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phụ cấp
lương năm 2005 tăng so với năm 2004 là 81 triệu đồng là do tăng tiền thêm giờ bởi vì cắt giảm hợp đồng lao động. Năm 2004 tiền
thưởng là 14 triệu đồng năm 2005 là 92 triệu đồng tăng 78 triệu đồng là do năm 2004 tiền thưởng thi đua của 1số trường chưa được
thanh toán. Trợ cấp đi học tăng 11 triệu đồng là do số giáo viên đi học tăng lên.
* Số tiền chi cho con người năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.188 triệu đồng trong đó tiền lương tăng 984 triệu đồng là do tháng
10/2004 Nhà nước điều chỉnh hệ số lương cơ bản nhưng sangđầu năm2006 mới được truy lĩnh và hưởng theo hệ số mới, thứ hai là do
tăng biên chế và tăng do nâng bậc lương theo định kỳ. Tiền công tăng 7 triệu đồng là do tăng mức tiền công hợp đồng. Trợ cấp lần đầu
theo nghị định 35/2001/NĐ- CP ngày 09/7/2001 của Chính phủ (nay là nghị định 61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006) năm 2005 tăng 43
triệu đồng so với năm 2004 là do có chủ trương tăng cường giáo viên trẻ có năng lực mới ra trường đến nhận công tác ở vùng có điều
kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Các khoản đóng góp tăng 242 triệu đồng là do điều chỉnh hệ số lương, do tăng biên chế và nâng
bậc lương. Năm 2005 số giáo viên tương đối đủ nên tiền thêm giờ (phụ cấp lương) giảm so với năm 2004 là 71 triệu đồng. Tiền thưởng
giảm 2 triệu đồng, học bổng giảm 3 triệu đồng. Trợ cấp đi học giảm 12 triệu đồng là do một số giáo viên đi học các năm trước đã ra
trường chưa tuyển lớp mới.

2.2.2.2. Chi nghiệp vụ chuyên môn
Nhóm mục chi nghiệp vụ chuyên môn từ mục 109 đến mục119 (trừ 118) theo mục lục ngân sách nhà nước bao gồm chi mua sách
giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu chuyên môn (sổ điểm, sổ đầu bài...) đồ dùng học tập giảng dạy thí nghiệm; chi mua học phẩm (bút

Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


Chuyên đề tốt nghiệp
viết, giáo án, phấn); chi trang phục cho giáo viên dạy thể dục; chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành như thi học sinh Giỏi, Hội giảng
Giáo viên Giỏi, thi giải toán trên máy tính, hội khỏe Phù đổng, thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học, thi tìm hiểu An toàn giao thông,
phòng chống Ma túy ...
Căn cứ vào nhóm mục chi chuyên môn nghiệp vụ trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các tiêu chuẩn, định mức chi
nghiệp vụ chuyên môn khi có nhu cầu đơn vị lập giấy rút dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị sử dung ngân sách nhà nước và các hồ

sơ chứng từ có liên quan gửi đến Kho bạc nhà nước và thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng cho đơn vị ( bảng 2.3)

Giáp thị Lan Anh- K 36 Ngân hàng Lạng Sơn


×