Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài thu hoạch và tiểu luận hạng 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.08 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân chí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đó và đang được Đảng, Nhà Nước và nhân dân
ta hết sức quan tâm. Để thực hiện CNH, HĐH việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo
nhân lực có chất lượng cao luôn là sự quan tâm của cả nước.
Theo Nghị định 90, nội dung xã hội hóa giáo dục bao gồm: Tạo ra phong
trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức; vận động toàn dân,
trước hết là những người trong độ tuổi lao động, thực hiện học tập suốt đời làm
cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập; Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ
trẻ, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong
nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội; tăng cường trách
nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, các doanh
nghiệp... đối với sự nghiệp giáo dục; Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham
gia của toàn dân đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ
thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân(2).
Tiếp tục chủ trương Đại hội VIII đề ra, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng
khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa, đề
cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân
dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”.
Cụ thể hóa quan điểm của Đảng tại Đại hội XI, Nghị quyết 29 về Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo đề ra phương hướng: “Đẩy mạnh xã hội
hóa, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học... Đối với các
ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối
tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng”. Như
vậy, xã hội hóa giáo dục đã xác định được trọng tâm là bậc giáo dục đại học và
dạy nghề, hai cấp học quan trọng quyết định trình độ, chất lượng nguồn nhân lực
nước ta.


NỘI DỤNG
1. Khái niệm “Xã hội hoá giáo dục”


Trong văn kiện Hội nghị lần 2 của ban chấp hành trung ương Đảng khoá
VIII nêu rõ: Xã hội hoá trong công tác giáo dục là huy động toàn xã hội làm
giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục
quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.
* Nội dung khái quát của Xã hội hoá giáo dục
- Tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình
thức, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập
- Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, nâng cao ý thức trách nhiệm của
cáctổ chức cá nhân đối với sự nghiệp giáo dục tạo ra môI trường giáo dụclành
mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình
và giáo dục ngoài xã hội.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho giáo dục; tranh thủ
sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, của nước ngoài để phát triển giáo
dục.
- Đa dạng hoá các loại hình thức hoạt động giáo dục, khuyến khích các
loại hình thức hoạt động giáo dục, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển các trường ngoài công lập trên cơ sở đảm bảo vai trò nòng cốt của các
trường công lập
- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện chủ
trương xã hội hoá giáo dục.
*Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục.
- Tạo ra sự thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý, vận hành và tổ chức hoạt
động giáo dục theo hướng dân chủ hoá, đa dạng hoá, phù hợp với cơ chế của nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
- Phát huy cao độ nội lực tiềm tàng trong xã hội; khơI dậy tính chủ động,
tích cực, năng động, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân tạo ra những nguồn lực
phong phú đa dạng từ trong và ngoài nước để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào


tạo phát triển nhanh, mạnh và vững chắc, phục vụ kịp thời những yêu cầu to lớn

của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, từng bước không ngừng
nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục đào tạo của mỗi người dân; hình thành
trong mọi tầng lớp nhân dân ý thức học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tiến
tới xây dựng một xã hội học tập.
2. Hiện trạng về xã hội hóa giáo dục
2.1. Những thành tựu đã đạt được
Một là: Qua hơn 10 năm thực hiện xã hội hóa Giáo dục, dù còn nhiều ý
kiến khác nhau và rồi để lịch sử phán xét, nhưng một điều mà không ai có thể
phủ định được là chúng ta đã đạt được một số kết quả nhất định trên 2 khía cạnh
số lượng và chất lượng bao gồm về đa dạng hóa các loại hình đào tạo, về đa
dạng hóa qui mô đào tạo, về đa dạng hóa hệ thống trường lớp từ nhà trẻ, mẫu
giáo đến phổ thong, đại học, trên đại học trong phạm vi cả nước, về việc thường
xuyên tiến hành đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp và điều
kiện đào tạo phù hợp hơn với xu thế hội nhập quốc tế. Cho đến nay hầu hết
những người trong độ tuổi đi học (trừ một số ở vùng sâu, vùng xa, miền núi giao
thông khó khăn) đã học hết bậc tiểu học
Hai là: về ngân sách giành cho Giáo dục- Đào tạo
Những năm qua, Nhà nước đã từng bước tăng ngân sách cho giáo dục đào
tạo, vì vậy cơ sở vật chất, thiết bị trường học từ nhà trẻ đến Đại học đã biến đổi
rõ rệt, tác động tích cực đến chất lượng đào tạo. Điều này được thể hiện qua
bảng số liệu chi ngân sách hàng năm cho giáo dục từ ngân sách Nhà nước
Ba là: Theo số liệu hiện nay, Việt Nam có đông đảo đội ngũ cán bộ có
trình độ cao: Thạc sĩ khoảng: 15000 người, Giáo sư: Trên 1500, phó giáo sư: gần
5000; tiến sĩ: 13000; tiến sĩ khoa học: 591 và 2 triệu công nhân kỹ thuật… Từ
năm 1990 trở lại đây, tỉ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ, thạc sĩ tăng nhanh nhiều
gấp 4-5 lần so với những năm trước. Đây là điều kiện để nâng cao chất lượng
giáo dục -đào tạo



Bốn là: Nội dung chương trình giáo dục đào tạo, từng bước phù hợp với
chương trình đào tạo của thế giới, phần nào kết hợp tốt mối quan hệ giữa sản
xuất, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Thành quả nghiên cứu khoa
học của thầy giáo, sinh viên đã góp phần vào phát triển khoa học kỹ thuật, kinh
tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Năm là: Những năm qua, đã thực hiện từng bước đa dạng hóa loại trường
đào tạo, hình thức sở hữu, loại hình đào tạo, “ Truyền thống” và “ Không truyền
thống” để tạo ra một hệ thống Giáo dục và Đào tạo mở rộng, thuận tiện cả về
mặt thời gian và không gian, bước đầu hình thành một cơ chế mềm dẻo về liên
thông, chuyển cấp, chuyển ngành, tích lũy tín chỉ.. Đa dạng hóa về tính chất,
chuơng trình, chất lượng, phương thức quản lý và cả về nguồn kinh phí đào tạo
theo xu hướng đẩy nhanh hội nhập quốc tế.
2.2. Những tồn tại, hạn chế
Tuy nhiên, nếu xem xét theo yêu cầu của nền kinh tế, xã hội và bối cảnh
quốc tế thì giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đang bộc lộ các tồn tại, hạn chế
sau:
Thứ nhất: Những năm qua, về tổng thể cơ cấu trong giáo dục đào tạo
chưa thực sự tạo ra các nhân tố đồng bộ từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học
để hướng tới phục vụ thật sự tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và đẩy nhanh hội nhập. Điều này thể hiện trên từng mặt sau:
Về chất lượng: Giáo dục và Đào tạo chưa đạt như mong muốn, chưa phù
hợp yêu cầu hội nhập, chưa đồng bộ từ mẫu giáo đến đại học, có sự chênh lệch
giữa các cấp, các vùng, thậm chí giữa các trường. Điều này được chứng minh rõ
qua kết quả thi tuyển sinh đại học những năm qua mà quốc hội cũng như ngành
và báo chí nêu ra.
Về cơ cấu bậc học: Sinh viên đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ quá cao( 20%
trên tổng số sinh viên), còn sinh viên trung học chuyên nghiệp chiếm tỷ lệ rất
thấp. Điều bất cập là cho đến nay thì, trong tổng số sinh viên, thì sinh viên kinh
tế và luật chiếm tỷ lệ quá cao. Thí dụ: năm 1999 đến nay, có đến 40%-65% sinh
viên hệ tại chức và đại học văn bằng 2, dang theo học nhóm ngành kinh tế và



lut, trong khi ú cỏc ngnh phc v cho CNH, HH nh khoa hc c bn, cụng
ngh sinh hc, cụng ngh vt liu mi, cụng ngh thụng tin.. chim t l nh.
C cu v t l o to ngnh ngh theo trỡnh chuyờn mụn rt bt hp
lý, t l cụng nhõn k thut cú bng rt thp (thp hn t l o to cao ng,
i hc) trong c cu o to cú xu hng gim sỳt. Trong khi ú nhu cu xó hi
rt cao, rt a dng, phong phỳ. C cu o to theo bc hc cng cú s thay i
cn bn nh sau : cơ cấu đào tạo theo bậc đại học cao đẳng
chiếm tỷ lệ cao nhất sau đó dến trung học chuyên nghiệp rồi
cuối cùng là công nhân kĩ thuật.
Chi tiờu cho bc hc dy ngh trong thi gian qua hu nh khụng thay i
trong c cu chi tiờu cho s nghip giỏo dc o to ( khong 17%). Chớnh c
cu o to theo trỡnh chuyờn mụn, thốo c cu o to ngnh ngh cũn cha
gn kt vi ũi hi thc tin ca nn kinh t quc dõn l nguyờn nhõn dn ti
tỡnh trng va tha va thiu lao ng cú o to. nhng thnh ph ln, lc
lng lao ng c o to chim t l cao thỡ cng l ni cú t l tht nghip
ln nh H Ni l 10,3%, thnh ph H Chớ Minh l 7,04%; ng Nai l
6,64%; Nng:6,64%; Hi phũng:8,11%; Nam nh: 9,36%; Qung Ninh:
9,33%
V phõn b trờn lónh th: S sinh viờn trờn 1 vn dõn ng bng Sụng
Cu Long v Tõy Bc ch khong 18 ngi; trong khi ú thnh ph H Chớ
Minh l 430 sinh viờn v H Ni l 1. 270 sinh viờn (bỡnh quõn c nc khong
110 sinh viờn/1 vn dõn)
V s dng cú n 94,4% cỏn b cú trỡnh i hc lm vic ti cỏc c
quan Trung ng. iu ny nh hng trc tip n hiu nng ca nn kinh t.
Thớ d nm 1990, Philipin ó cú n 250 sinh viờn trờn 1 vn dõn nhng li yu
kộm v giỏo dc v dy ngh. Cũn Singapore con s ny ch l 210 sinh viờn
nhng li cú t l cao v sinh viờn k thut v cỏn s chuyờn nghip.
Th hai: Quy mụ o to. Theo ngõn hng th gii (1995)j, t l trung

bỡnh s sinh viờn i hc trong tui (18-22 tui) nm 1990 cỏc nc cú
thu nhp cao l 51%, cỏc nc cú thu nhp thp trung bỡnh l 21% v cỏc


nước có thu nhập thấp là 6%. Mặt khác, theo cách phân chia của học giả Martin
Trow, nếu tỉ lệ sin viên trong độ tuổi còn thấp hơn 10% thì nền Giáo Dục và Đào
tạo vẫn còn tính tinh hoa, trên 15% thì chuyển sang tính đại chúng và vượt qua
50% thì bước sang tính phổ cập. Kinh nghiệm của thế giới trong nhiều thập niên
qua cũng cho thấy việc chuyển sang một nền Giáo dục và Đào tạo đại chúng là
bước đi tất yếu để quá đooj từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế
công nghiệp và việc phổ cập Giáo dục và Đào tạo cũng là yêu cầu tất yếu của
nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
Ở nước ta, số sinh viên trong độ tuổi hiện nay khoảng 6%, nghĩa là mới
đạt được mức trung bình của các nước có thu nhập thấp ở năm 1990. Theo dự
kiến, tỉ lệ này sẽ đạt 15% năm 2010 và 25% năm 2020, nghĩa là tốc độ tăng bình
quân khoảng 10%/năm ( tốc độ trong 10 năm qua ở Việt Nam khoảng 20%; ở
trong khu vực thời kỳ 1970-1980 là 20% ở Hàn Quốc và Malaxia, thời kỳ 19801990 là 14,8% ở Hàn Quốc, 13,3% ở Malaixia và 12,4% ở Singapore, ở Trung
Quốc là gần 50% trong năm qua)
Thứ ba: Giáo dục- Đào tạo đang có nguy cơ tạo ra những con người thụ
động, học thuộc bài chạy theo các môn học, ngành học có khả năng dễ xin việc,
dễ kiếm tiền, làm cho cơ cấu các bậc học chưa phù hợp với yêu cầu phát triển
đất nước, trong khi đó sự hiểu biết về xã hội, lịch sử, chính trị còn thấp, chất
lượng giáo dục vẫn còn thấp. Điều này thể hiện thông qua trình độ chuyên môn
kỹ thuật trong mối tương quan với dân số.
Thứ tư: Hầu hết sinh viên Việt Nam tốt nghiệp không đủ trình độ hội
nhập trong khi làm việc trong các công ty liên doanh ở Việt Nam, họ đều phải
đào tạo lại về ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ
thuật lao động công nghiệp.
Người có bằng cấp, học vị khá nhiều, nhưng lại thiếu trầm trọng những
nhà quản lý, nhà doanh nghiệp có năng lực, biết điều hành và tổ chức hoạt động

sản xuất kinh doanh, quản lý các hoạt động xã hội. Hiện tượng “thừa thầy,thiếu
thợ”, “ Số thạc sĩ, tiến sĩ, thực tập sinh được đào tạo những năm gần đây nhiều
gấp đôi công nhân bậc 7…nếu chỉ tính những sinh viên học nghề theo đúng


nghĩa, số lượng hiện nay còn lại chưa bằng một phần năm so với ngay đất nước
thống nhất…”
Thứ năm: hiện nay, người lao động nông nghiệp có tới từ 5 đến 6 tháng “
nông nhàn”. Mà “nông nhàn” nghĩa là thất nghiệp và bán thất nghiệp nguyên
nhân là có đến 92% lao động nông nghiệp của ta chưa được đào tạo nghề và
trong trong đó phụ nữ chiếm đa số.
Chẳng hạn qua khảo sát ở tỉnh Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã thu hút trên 100.000 người lao động, thì chỉ có 50.000 người đã
được qua đào tạo, mà phần nhiều là đào tạo ngắn hạn. Độ tuổi từ 15-29 là lực
lượng lao động trẻ, năng động, sang tạo, sung sức, có khả năng tích lũy tri thức
cao, Nhưng trong thời gian ưua ở Việt Nam trình trạng thôi học trong độ tuổi
này lại chiếm tỷ lệ cao.
Sáu là trong cơ cấu chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước, chi
cho giáo dục – đào tạo tăng từ 12% trogn chi thường xuyên năm 1990, trong
những năm gần đây tăng từ 13-15% (2000). Tuy nhiên, tới hơn 70% tổng quĩ
này được chi trả để dung cho lương, mặc dầu mức lương trong ngành chưa phải
là cao. Vì vậy đầu tư cho giáo dục mới chỉ đạt được từ 10-15 USD một người
mỗi năm, trong khi chỉ tiêu này ở Philipin là 21 USD, Thái Lan: 56 USD,
Malaixia:162 USD, Hàn Quốc: 225,3 USD.Qua khảo sát ở tỉnh Đồng Nai từ khi
bắt đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến 31/12/1997 các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thu hút được 65.000 người lao động, thì chỉ có 25.000 người
đã được qua đào tạo, mà phần lớn là đào tạo ngắn hạn. Hơn nữa, trong khi số
người lao động chưa có việc làm ở Đồng Nai còn rất đông mà các doanh nghiệp
trên vẫn buộc phải tuyển dụng lao động từ các nơi khác đến (chiếm khoảng8%)
do tỉnh đào tạo không kịp đáp ứng nhu cầu.

3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên
Những năm qua chúng ta hình thành số lượng các trường bán công dân
lập và các trung tâm luyện thi, trung tâm ngoại ngữ…quá nhanh, trong khi đó số
lượng giáo viên chuẩn bị để cung ứng cho các trường tăng chậm, do đó một thầy
phải đảm nhận quá nhiều sinh viên, bình quân có đến 32 sinh viên/ 1 thầy, cá


biệt có trường là 100-135 sinh viên một thầy (lẽ ra chỉ trên dưới sinh viên/ 1
thầy). Còn các nước đang phát triển là 12/1, Trung Quốc là 8/1. Mười năm qua,
trong khi số sinh viên trên 1 vạn dân tăng 6,1 lần thì số giảng viên chỉ tăng có
1,5 lần. Điều đó làm quá tải giờ dạy, dẫn đến thầy cô ít đầu tư vào chiều sâu
khoa học bài giảng.
Đầu tư vào tài chính cho một sinh viên vẫn rất thấp, trường công lập là
khoảng 400 USD/năm, trường dân lập chỉ khoảng 200 USD. Điều này dẫn đến
kinh phí đầu tư vào trường lớp, phương tiện giảng dạy chậm đổi mới dẫn đến
giáo viên cũng như học sinh sinh viên chưa đủ phương tiện để nghiên nghiên
cứu giảng dạy và học tập tốt.
Điều kiện cơ sở vất chất của nhiều trường quá yếu kém từ bàn ghế, âm
thạnh, ánh sang, diện tích phòng học, sân chơi, bảng và các phương tiện giảng
dạy khác. Một số trường dân lập thành lập gần 10 năm mà chưa có cơ sở vật
chất của riêng mình vẫn đi thuê hoàn toàn. Chính sự yếu kém này cũng là một
nguyên nhân dẫn đến cả giáo viên và học sinh sa sút tinh thần dạy và học.
Phương pháp giảng dạy lạc hậu, thầy nói, sinh viên ghi, chủ yếu về lý
thuyết, giờ học bị cắt xén do học viên đến trễ, thầy bận rộn dạy nhiều nơi, khi thi
học sinh phải viết đúng như thầy dạy…, chương trình đào tạo cứng nhắc,chậm
đổi mới. Nhiều giáo trình chỉ ở giai đoạn dẫn nhập vào môn học hoặc đại cương.
Thành ra vốn liếng kiến thức học sinh cũng đại cương theo, đó là chưa nói đến
dạy chay, học chay.
Số lượng trường lớp tăng nhanh, số học sinh tăng nhanh, nên đã phát sinh
2 thái cực về thầy và cô giáo: Một là, đại đa số là tâm huyết, gắn bó nghề

nghiệp, muốn truyền đạt tất cả hiểu biết của mình cho trò, chuẩn mực về phẩm
chất được học viên kính trọng,. Cũng do giáo viên chưa được chuẩn bị đầy đủ
kiến thức trước khi lên bục giảng, họ trước khi làm thầy cũng chỉ học đại học
mở, ghi danh, cơn lốc của kinh tế thị trường họ trở thầy, nên thiếu gắn bó, đã bị
đồng tiền chi phối, không trở thành tấm gương cho học sinh, đã để lại không ít
dư luận xấu trong xã hội
3. Các giải pháp tiếp tục nâng cao xã hội hóa giáo dục và đào tạo.


- Vấn đề hàng đầu cấp bách hiện nay trong xã hội hoá giáo dục và đào tạo
là phải xã hội hoá chiều sâu trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực nhằm đảm bảo từng bước, toàn diện cho quá trình phát triển đất nước
Điều này đòi hỏi trước hết phải giảm thậm chí ngưng xã hội hoá giáo dục
theo chiều rộng ở các thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội mà tập trung toàn bộ học
phần lớn từ 2-5 năm cho xã hội hoá chiều sâu( cơ cấu ngành nghề, chất lượng
học tập, chất lượng giáo viên, cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy,…) từ bậc
giáo dục mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ theo trên 2 mặt thể lực bao gồm cả phẩm
chất và trí lực cho phù hợp nét đạc thù của Việt Nam. Hai mặt vừa nêu phảI
quyện chặt trong quá trình xã hội hoá giáo dục trên qui mô xã hội cũng như mỗi
con người Việt nam. Nếu không vậy thì 20 đến 30 năm sau, con người được
giáo dục đào tạo ở Việt Nam chỉ biết kinh tế thị trường, biết cáI tôI cá nhân, lợi
ích cá nhân mà không biết xã hội, nhân loại, Việt Nam.
- Xã hội hoá giáo dục đào tạo cần tiếp tục xác lập một tương quan hợp lý
giữa đào tạo cơ bản và ứng dụng triển khai công nghệ: Trong đó đào tạo cơ bản
cần ưu tiên đào tạo các nhà khoa học tài năng.
- Huy động mọi nguồn vốn xã hội để đầu tư thích đáng cho giáo dục.
- Đẩy nhanh xã hội hoá giáo dục đào tạo trên hai khía cạnh chiều rộng và
chiều sâu thông qua đa dạng hoá các hình thức du học.



KẾT LUẬN
Như vậy xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục
mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo
của đảng và quản lý của nhà nước. Xã hội hóa giáo dục không chỉ là một giải
pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà
là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. Xã hội hóa giáo dục nhằm đến
thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ
mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời
khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-kinh tếvăn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp
cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hóa giáo dục còn nhằm đến mục tiêu xây
dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học tập suốt đời trong
từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ tuổi hay cao tuổi.
Trên bình diện phương thức làm giáo dục, xã hội hóa giáo dục nhưng không
được thương mại hoá giáo dục, phải thực hiện xã hội hóa giáo dục trên tinh thần
huy động mọi nguồn lực, mọi lực lượng xã hội cùng tham gia phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo phi lợi nhuận, tham gia vào quá trình giáo dục dưới
sự quản lý của nhà nước; tạo tiền đề để mọi người dân được hưởng thụ các thành
quả do giáo dục và đào tạo mang lại; trong đó chủ động kết hợp tăng cường đầu
tư cho giáo dục của nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp
và tổ chức tốt sự phối hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội cùng chăm lo
phát triển sự nghiệp giáo dục.
Đà Bắc, ngày 29 tháng 05 năm 2018
NGƯỜI VIẾT

Trần Thị Ngọc Hà





×