ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
LỘC THẾ HỮU
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT BƯỞI TẠI CHI NHÁNH
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI KHOÁNG MIỀN NÚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: 2013 - 2017
Thái Nguyên- năm 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––
LỘC THẾ HỮU
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT BƯỞI TẠI CHI NHÁNH
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG THỰC VẬT BẢN ĐỊA THUỘC
CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI KHOÁNG MIỀN NÚI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
: Chính quy
: Hướng ứng dụng
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế và Phát triển nông thôn
: K45 – PTNT – N02
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn
: 2013 - 2017
: TS. Kiều Thị Thu Hương
Cán bộ cơ sở hướng dẫn
: ThS. Trần Đình Quang
Thái Nguyên- năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt
nghiệp là điều có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên. Công việc
này giúp sinh viên được áp dụng những kiến thức được học trong nhà trường
vào thực tế, bổ sung củng cố kiến thức của bản thân, tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm quý báu phục vụ cho công việc chuyên môn sau này.
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài "Tìm hiểu công tác tổ
chức sản xuất Bưởi tại Công Ty Cổ Phần Khai Khoáng Miền Núi" tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Tôi
xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này Trong
suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô,
các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế và PTNT, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của thầy giáo T.S Kiều Thị Thu Hương, với sự giúp đỡ của Ths. Trần
Đình Quang cùng toàn thể các thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy
trong suốt quá trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp.
Do trình độ bản thân còn hạn chế và thời gian có hạn, đề tài mang tính
mới, nên đề tài vẫn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Lộc Thế Hữu
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ............................................... 1
1.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 3
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ .............................................................. 3
1.2.4. Về thái độ và ý thức........................................................................ 4
1.2.5. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ................................................ 4
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ..................................................... 4
1.3.1. Nội dung thực tập ........................................................................... 4
1.3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................... 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................. 8
Phần 2. TỔNG QUAN.................................................................................. 9
2.1. Về cơ sở lý luận.................................................................................... 9
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến trang trại ....................................... 9
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến trang trại ................................ 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 13
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các trang trại khác ................................... 17
2.2.3. Tình hình nghiên cứu bưởi trên thế giới........................................ 21
2.2.4. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................ 24
iii
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................ 31
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................ 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu ............ 31
3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của trang trại .................................. 33
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ..... 34
3.2. Kết quả thực tập ................................................................................. 35
3.2.1. Nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại trang trại ........... 35
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ............................................................... 51
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế............................................ 52
3.2.4. Đề xuất giải pháp.......................................................................... 53
Phần 4. KẾT LUẬN ................................................................................... 57
4.1. Kết luận .............................................................................................. 57
4.2. Kiến nghị............................................................................................ 58
4.2.1. Đối với người trồng ...................................................................... 58
4.2.2. Đối với các cơ quan có thẩm quyền .............................................. 59
4.2.3. Đối với thương lái, công ty thu mua và tiêu thụ bưởi .................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 61
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân theo địa phương
trong cả nước ................................................................................ 16
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới từ năm 2008-2012 .............. 22
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam từ năm 2008 – 2012 ............ 25
Bảng 3.1. Hiện trạng vật nuôi của trang trại trong năm 2017 ........................ 36
Bảng 3.2. Chi phí đầu tư trang thiết bị đầu tư trồng bưởi của trang trại ....... 41
Bảng 3.3. Chi phí ban đầu của trang trại trong trồng bưởi ............................ 43
Bảng 3.4. Chi phí hàng năm cho trồng bưởi ................................................. 44
Bảng 3.5. Doanh thu của trang trại năm 2016 ............................................... 45
Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................ 46
v
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
1
BDX
Bưởi Da Xanh
2
BVTV
Bảo vệ thực vật
3
GAP
Good Agricultural Practice
4
GO
Giá trị sản xuất
5
GTSX
Giá trị sản xuất
6
HQKT
Hiệu quả kinh tế
7
IC
Chi phí trung gian
8
NN - PTNT
Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
9
NQ - CP
Nghi quyết – Chính phủ
10
UBND
Ủy ban nhân dân
11
TT - BNNPTNT
Thông tư – Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
TTLT/BNN-
Thông tư liên tịch/Bộ nông nghiệp – Tổng cục
TCTK
thống kê
13
VA
Gí trị gia tăng
14
VAC
Vườn – Ao – Chuồng
12
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Cây bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong số cây ăn quả có múi
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước thuộc vùng Châu Á:
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin vv... Ở Việt Nam bưởi
được trồng hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt đã hình thành
những vùng bưởi cổ truyền mang tính đặc sản địa phương như bưởi Đoan
Hùng - Phú Thọ, bưởi Diễn - Từ Liêm - Hà Nội, bưởi Phúc Trạch - Hương
Khê - Hà Tĩnh, bưởi Thanh Trà - Huế, bưởi Năm Roi - Vĩnh Long và gần đây
là Bưởi da xanh có nguồn gốc từ Bến Tre đã trở thành cây trồng đem lại hiệu
quả kinh tế cao.
Ở các địa phương trên bưởi được coi là cây trồng nông nghiệp chính,
với giá trị thu nhập hàng năm cao hơn gấp nhiều lần so với lúa và một số cây
trồng khác, đồng thời cũng được coi là lợi thế so sánh với các địa phương
khác trong phát triển kinh tế nông nghiệp.
Bưởi là đặc sản quý có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều ứng dụng trong
y học cổ truyền của dân tộc, là một loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và có
vai trò quan trọng trong mô hình VAC cũng như sản xuất trang trại.
Ngoài dùng ăn tươi bưởi còn được chế biến thành rất nhiều sản phẩm
có giá trị như: nước quả, mứt,… trong công nghiệp chế biến vỏ, hạt để lấy
tinh dầu, bã tép để sản xuất pectin có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt bưởi có
tác dụng rất tốt để chữa các bệnh đường ruột, tim mạch...
Cây bưởi cho quả sớm và có sản lượng cao, sau 3 năm cây trồng đã bắt đầu
cho quả, những năm về sau năng suất tăng dần và thời gian kinh doanh có thể kéo
dài trên 50 năm nếu được chăm sóc tốt. Chủng loại bưởi phong phú, thời kỳ chín
quả khác nhau nên có thể kéo dài thời gian cung cấp quả tươi cho thị trường.
2
Trồng bưởi đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng những cây
trồng khác. Nhiều kết quả cho thấy, trên cùng một đơn vị diện tích, cây ăn quả
cho thu nhập cao gấp 2 – 6 lần so với cây lương thực. Cây ăn quả cùng với
một số cây công nghiệp, cây đặc sản khác đang được đánh giá là cây trồng
quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường sinh thái ở các tỉnh trung du miền núi.
Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có
một số hộ trồng bưởi góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời mở ra một
tiềm năng mới, một hướng đi mới cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, hiện nay
các hộ mới chỉ trồng với quy mô nhỏ lẻ, phát triển chưa có chiến lược rõ ràng
người dân vẫn tự tìm đầu ra sản phẩm của mình là chính, công tác quản lý
giống còn nhiều bất cập, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật và chăm sóc chưa
đúng quy trình kỹ thuật nên cây bưởi tàn cỗi nhanh, sâu bệnh nhiều. Chưa tạo
ra sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Thực trạng phát triển cây bưởi trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn manh mún, chưa hình thành các vùng sản xuất
tập trung hàng hoá với qui mô lớn, chưa được sự quan tâm đầu tư đúng mức
chính vì vậy hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với giá trị cây bưởi mang lại.
Để thấy rõ được giá trị và hiệu quả kinh tế của việc trồng bưởi mang lại và
tìm hiểu việc tổ chức sản xuất như thế nào cho hiệu quả, em tiến hành thực hiện
đề tài: “Tìm hiểu công tác tổ chức sản xuất Bưởi tại Chi nhánh nghiên cứu và
phát trển động thực vật bản địa Công Ty Cổ Phần Khai Khoáng Miền Núi”.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu được công tác tổ chức sản xuất bưởi tại cơ sở nghiên cứu,
phân tích cách thức sản xuất có hiệu quả kinh tế trong trồng bưởi. Để từ đó
định hướng đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển hiệu quả sản xuất, tăng
giá trị kinh tế.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu được công tác tổ chức của trang trại, phân tích cách thức sản
xuất, thị trường, hiệu quả kinh tế của trang trại qua đó nắm rõ cách thức tổ
chức, sản xuất của trang trại.
Phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế sản
xuất cây bưởi Da Xanh và bưởi Diễn tại trang trại.
Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối
với trang trại trong trồng bưởi.
Đưa ra được những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế sản xuất cho trang trại.
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Tạo cơ hội cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết nhứng lý
thuyết đã học trong nhà trường với môi trường hoạt động sản xuất tại cơ sở,
ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc tổ
chức sản xuất bưởi nói chung và bưởi Da Xanh, bưởi Diễn nói riêng.
- Nắm được các hoạt động sản xuất của trang trại và vai trò của chủ
trang trại trong công tác tổ chức và hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất được một số biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong trang trại, góp phần phát triển kinh tế cho trang trại trồng bưởi nói riêng
và tất cả các trang trại nói chung.
- Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các hoạt động tổ chức sản suất tại
trang trại, đồng thời tăng khả năng giao tiếp, học hỏi và làm việc tại một môi
trường mới.
- Thông qua đợt thực tập này giúp sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng
máy tính, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng thuyết trình… là
4
những kỹ năng rất quang trọng cho sinh viên, đặc biệt là đối với những sinh
viên năm cuối.
1.2.4. Về thái độ và ý thức
- Ham học hỏi, biết nắng nghe, ghi chép đầy đủ, hoàn thành tốt công
việc chủ trang trại giao.
- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
sử hiệu quả trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao khi nhận công việc được giao, làm đến
nơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân công.
- Quan sát và tìm hiểu những hoạt động ảnh hưởng đến trang trại.Lắng
nghe những ý kiến của chủ trang trại.
1.2.5. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Tuân thủ giờ giấc hoạt động của trang trại.
- Làm việc nghiêm túc, làm việc theo kế hoạch đã được quy định.
- Không tự ý nghỉ, không tự động rời bỏ vị trí thực tập.
- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ
khiêm nhường và cầu thị.
- Biết đóng góp ý kiến của riêng mình trong trường hợp cần thiết.
- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị
thực tập.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của trang trại trồng bưởi tại “Chi nhánh
nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa tại xóm Gốc Gạo xã Tức
Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên”.
- Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.
5
- Tình hiểu công tác tổ chức sản xuất bưởi tại Chi nhánh nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa.
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và
giải pháp phát triển trang trại trồng bưởi.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Tiếp cận có sự tham gia
Phương pháp tiếp cận đánh giá có sự tham gia: Đi thực tế, quan sát
đánh giá thực trạng và thu thập những thông tin về tình hình sản xuất qua
người sản xuất ở vùng nghiên cứu. Nhờ sự giúp đỡ của họ tham gia vào quá
trình tìm hiểu để thu thập những thông tin cần thiết.
1.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo khuyến nông hoặc các
tài liệu đã công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ
chức, văn phòng.
- Trong phạm vi đề tài, em thu thập các số liệu đã được công bố liên
quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Tức Tranh – huyện Phú Lương –
tỉnh Thái Nguyên và trang trại của thầy Trần Đình Quang.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Tức Tranh, xóm
Gốc Gạo.
+ Số liệu thống của UBND xã thu thập ở trên báo, trên internet liên
quan tới phát triển mô hình Kinh Tế Trang Trại.
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp PRA: PRA là một loạt các biện pháp tiếp cận và phương
pháp khuyến khích lôi cuốn người dân tham gia cùng chia sẻ thảo luận, phân
tích kiến thức của họ về đời sống, điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch
6
thảo luận cũng như thực hiện và giám sát, đánh giá. Đề tài này đã sử dụng các
công cụ PRA sau:
+ Phỏng vấn trực tiếp:Tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với chủ trang
trại Trần Đình Quang và hộ gia đình để tìm hiểu về quá trình triển khai, thực
hiện mô hình kinh tế trang trại nói chung, trạng trại cây ăn quả nói riêng. Tìm
hiểu những thuận lợi, khó khăn và xu hướng thực hiện trong tương lai. Tìm
hiểu vai trò của người dân trong thực hiện các công việc.
+ Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự
vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Quan
sát trực tiếp cũng là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời
của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em sử dụng
phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng công tác tổ chức của chủ trang trại..
1.3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Từ số liệu thu thập được trên địa bàn xã, tôi tiến hành tổng hợp và
phân tích.
- Xử lý thông tin trên word, excel.
- Phương pháp thống kê: Được coi là chủ đạo để nghiên cứu các mối
quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá so sánh và rút ra
những kết luận, nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như thực tế
trong việc phát triển kinh tế trang trại.
- Phương pháp chuyên khảo: dùng để thu thập và lựa chọn các thông
tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng
vào thực tiễn để nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh: phương pháp này
đòi hỏi người quản lý trang trại phải ghi chép tỷ mỷ, thường xuyên, liên tục
suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm biết được các yếu tố đầu vào,
7
đầu ra từ đó biết được thu nhập của trang trại trong một kỳ sản xuất kinh
doanh, thông qua kết quả đó rút ra các kết luận nhằm định hướng cho kỳ tới.
1.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá
trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là
+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm
sản xuất ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán
ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất thường là một năm. Được tính bằng sản
lượng của từng loại sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm được xác định chi
tiết theo các chỉ tiêu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác; GTSX trên 1 ngày
công lao động; GTSX trên 1 đồng chi phí.
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trong đó: GO: giá trị sản xuất
Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i
Qi: lượng sản phẩm thứ i
+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, phân bón chi phí
dịch vụ thuê ngoài.
Cách tính: IC = ∑ Cij
Trong đó:
IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j
+ Giá trị gia tăng (Value Added): là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
cho các ngành sản xuất kinh doanh.
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA : giá trị gia tăng
GO : giá trị sản xuất
IC : chi phí trung gian
8
IC =∑
Trong đó: Ci khoản chi phí thứ i. Vậy IC là toàn bộ chi phí vật chất
thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của
trang trại như các chi phí: Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các loại chi
phí khác…
Hay VA=V+C+M
Trong đó:
V là chi phí lao động sống.
C là giá trị hoàn vốn cố định (hay trong kinh tế thường gọi đó là khấu
hao tài sản cố định).
M là giá trị thặng dư.
Vậy VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó
phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của trang trại trong một thời gian, hay một chu kỳ sản xuất nhất định.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 26/12/2016 – 23/4 /2017.
- Địa điểm: Trang trại Trần Đình Quang. Chi nhánh nghiên cứu và phát
triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xóm
Gốc Gạo - xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
9
Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến trang trại
2.1.1.1. Các khái niệm về kinh tế trang trại
Khái niệm trang trại
- Trang trại nói chung là cơ sở sản xuất nông nghiệp, ở đây nói về trang
trại trong nền kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá, với các khái niệm cụ
thể sau:
+ Trang trại là tổ chức sản xuất cơ sở của nền nông nghiệp sản xuất
hàng hoá trong thời kỳ công nghiệp hoá [8].
+ Trang trại là đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập tự chủ, là chủ thể
pháp lý có tư cách pháp nhân trong các quan hệ kinh tế xã hội.
+ Trang trại có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, có
tổ chức lao động sản xuất kinh doanh, có quản lý kiểu doanh nghiệp [8].
+ Trang trại là tổ chức sản xuất nông nghiệp có vị trí trung tâm thu hút
các hoạt động kinh tế của các tổ chức sản xuất tư liệu sản xuất, các hoạt động
dịch vụ và các tổ chức chế biến tiêu thụ nông sản.
+ Trang trại là loại hình sản xuất đa dạng và linh hoạt về tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp [8].
+ Trang trại có các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và phương thức
quản lý khác nhau.
+ Trang trại thường có các quy mô khác nhau (nhỏ, vừa và lớn ) song
song tồn tại lâu dài với sự thay đổi về cơ cấu tỷ lệ và qui mô trung
bình…Trang trại thường có các cơ cấu sản xuất khác nhau với cơ cấu thu
nhập khác nhau, trong và ngoài nông nghiệp, với phương thức quản lý kinh
10
doanh khác nhau (chuyên môn hoá, đa dạng hoá sản phẩm) với trình độ năng
lực sản xuất khác nhau.
Tóm lại: Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm,
ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến
hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối
lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao: hoạt động
tự chủ và luôn gắn với thị trường.
Khái niệm kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là nền kinh tế sản xuất nông sản hàng hoá, phát sinh
và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, thay thế cho nền kinh tế tiểu nông
tự cấp tự túc.
Kinh tế trang trại là tổng thể các quan hệ kinh tế của các tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh nông nghiệp bao gồm: các hoạt động trước và sau
sản xuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các
trang trại thuộc các ngành, nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng kinh tế khác
nhau.Kinh tế trang trại là sản phẩm thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình hình
thành và phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hoá từ
thấp đến cao. Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hoá kinh tế trang trại với tỷ trọng
còn thấp, qui mô nhỏ và năng lực sản xuất hạn chế, nên chỉ đóng vai trò xung
kích trong sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ công nghiệp hoá. Thời kỳ
công nghiệp hoá đạt trình độ kinh tế trang trại với tỷ trọng lớn, quy mô lớn và
năng lực sản xuất lớn trở thành lực lượng chủ lực trong sản xuất nông sản
hàng hoá cũng như hàng nông nghiệp nói chung phục vụ công nghiệp hoá.
Kinh tế trang trại phát triển trong thời kỳ công nghiệp hoá, phục vụ nhu
cầu sản xuất hàng hoá trong công nghiệp là phù hợp với quy luật phát triển
11
kinh tế, là một tất yếu khách quan của nền kinh tế nông nghiệp trong quá trình
chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hoá [8].
Kinh tế trang trại đến nay đã khẳng định vị trí của mình trong sản xuất
hàng hoá thời kỳ công nghiệp hoá ở các nghành sản xuất nông- lâm - ngư nghiệp ở các vùng kinh tế ở nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Đã
thích ứng với các trình độ công nghiệp hoá khác nhau.
Khái niệm kinh tế trang trại tổng hợp
Kinh tế trang trại tổng hợp là một nền sản xuất kinh tế trong nông
nghiệp với nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm
và các sản phẩm của trồng trọt rau,củ,quả…Đó là tổng thể các mối quan hệ
kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp.
Kinh tế trang trại tổng hợp cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệp
hoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình
công nghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản
phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa,rau củ,quả… trên thị trường, phù hợp với
sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay [8].
Vậy có thể đúc kết lại khái niệm về kinh tế trang trại tổng hợp nó là
một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích chủ yếu
là sản xuất hàng hoá như: thịt, trứng, sữa,rau,củ,quả…Với quy mô đất đai, các
yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ,
có hạch toán kinh tế như các doanh nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả khin tế (HQKT) được bắt nguồn từ sự thoả mãn ngày càng
tăng các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong xã hội
cũng như khả năng khách quan của sự lựa chọn trên cơ sở trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và sự giới hạn của nguồn lực. Quá trình tái sản xuất
12
vật chất, sản phẩm hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự phối hợp
các yếu tố đầu vào theo công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhất định.
Các nhà kinh tế học đã chứng minh rằng nền kinh tế chịu sự chi phối
bởi quy luật khan hiếm nguồn lực, trong điều kiện nhu cầu của toàn xã hội về
hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng lên. Vì vậy, bắt buộc xã hội phải lựa
chọn, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lựa chọn, sao cho sử dụng một
nguồn lực nhất định, phải tạo ra được khối lượng hàng hoá và dịch vụ cao tối
đa nhất. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của xã hội và từng cơ sở
sản xuất, kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh sử dụng nguồn nhân lực, vật
lực để đạt được hiệu quả cao nhất hay nói cách khác hiệu quả kinh tế là một
phạm trù phản ánh chất lượng của một hoạt động kinh tế. Nâng cao chất
lượng một hoạt động kinh tế là tăng cường lợi dụng các nguồn lực có sẵn 5
trong một hoạt động kinh tế. Đây đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã
hội, do nhu cầu vật chất ngày càng cao.
Khái niệm HQKT mang tính chất tương đối về không gian và thời gian,
phụ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế, xã hội, đặc điểm lịch sử và truyền
thống cũng như những điều kiện tự hiên của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và
vùng lãnh thổ ảnh hưởng bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát
triển và biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế, sự thay đổi về nhu
cầu và thị hiếu người tiêu dùng.
2.1.1.3. Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày
13/04/2011 của Bộ NN – PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy
chứng nhận kinh tế trang trại [1].
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau:
13
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
Đối với cơ sở chăn nuôi
Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp
Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt
500 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến trang trại
• Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP Ngày 02 tháng 02 năm 2000 của
Chính Phủ: Về kinh tế trang trại.
• Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK Ngày 23 tháng 6 năm
2000 của Liên bộ NN & PTNT – Tổng cục thống kê hướng dẫn tiêu chí để xác
định kinh tế trang trại. Về hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.
• Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của các trang trại khác
2.2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Ở hầu hết các nước, trang trại là hình thức sản xuất giữ vị trí xung kích
trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn và trở thành lực
lượng chủ lực khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Kinh tế trang trại
phát triển mạnh ở thời kỳ các nước tiến hành công nghiệp hoá sau đó, khi
công nghiệp phát triển thì số lượng trang trại có xu hướng giảm dần và quy
mô trang trại có xu hướng tăng lên.
14
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Á
Ở Châu Á, chế độ phong kiến kéo dài cho nên kinh tế trang trại sảnxuất
hàng hóa ra đời chậm hơn. Tuy vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sự
xâm nhập của tư bản phương tây vào các nước Châu Á, cùng với việc xâm
nhập của phương thức sản xuất kinh doanh tư bản chủ nghĩa, đã làm nẩy sinh
hình thức kinh tế trang trại trong nông nghiệp. Trong quá trình phát triển kinh
tế trang trại ở các nước trên thế giới đã có những biến động lớn về quy mô, số
lượng và cơ cấu trang trại.
“Đặc biệt các nước vùng Đông Á như: Đài Loan 0,047 ha/người,
Malaixia 0,25 ha/người, Hàn Quốc 0,053 ha/người, Nhật Bản 0,035
ha/người,… các nước có nền kinh tế phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan sự phát triển kinh tế trang trại cũng theo quy luật, số lượng trang trại
giảm và quy mô diện tích tăng. Ví dụ: ở Nhật Bản năm 1950 số lượng trang
trại là 6.176.000 trang trại đến năm 1993 chỉ còn 3.691.000 trang trại và diện
tích bình quân năm 1950 là 0,8 ha, năm 1993 tăng lên là 1,38 ha” [9].
Do bình quân ruộng đất thấp nên ở một số nước và lãnh thổ Châu Á,
Nhà nước đã quy định mức hạn điền với nông dân như ở Nhật Bản, Han Quốc
(không quá 3 ha) Ấn Độ (không quá 7,2 ha). Ở Nhật Bản năm 1990 số trang
trại dưới 0,5 ha chiếm 41,9%, từ 0,5% ha đến 1 ha chiếm 30,7% trên 1 ha
chiếm 25,6%. Ở Hàn Quốc năm 1985 diện tích trang trại dưới 0,5 ha, chiếm
29,7%; từ 0,5 đến 1 ha chiếm 34,7% trên 1 ha, chiếm 35,6% [5], [9].
Như vậy ở Châu Á nói chung hiện tượng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm
trong vấn đề phát triển kinh tế trang trại. Trong sự phát triển kinh tế trang trại
gia đình, vấn đề tích tụ ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
không chỉ chịu sự tác động từ cạnh tranh, phân hóa mà còn chịu tác động từ
chính sách luật pháp của Nhà nước.
15
Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số nước Châu Âu
Ở Châu Âu, năm 1950 có 453.000 trang trại, đến năm 1987 giảm xuống
254.000 trang trại. Tốc độ giảm bình quân hàng năm là 2,1%. Nước Pháp năm
1955 có 2.285.000 trang trại, năm 1993 còn 801.400 trang trại, tốc độ trang
trại giảm bình quân hàng năm là 2,7%. Diện tích bình quân của trang trại qua
các năm có xu hướng tăng lên (nước Anh năm 1950 là 36 ha, năm 1987 là 71
ha, ở Pháp 1955 là 14 ha, năm 1985 là 35,1 ha, ở Cộng Hòa Liên Bang Đức
năm 1949 là 11 ha, năm 1985 là 15 ha, Hà Lan 1950 là 7 ha, năm 1987 là 16
ha) [5], [9].
Như vậy, ở các nước tư bản Tây Âu số lượng trang trại đều có xu
hướng giảm, quy mô trang trại lại tăng lên.
* Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở nước Mỹ
Nước Mỹ là nơi có kinh tế trang trại rất phát triển. Năm 1950 ở Mỹ có
5.648.000 trang trại và có xu hướng giảm dần về số lượng. Năm 1960 còn
3.962.000, năm 1970 còn 2.954.000 và năm 1992 còn 1.925.000. Như vậy số
lượng trang trại từ năm 1950 đến 1992 giảm bình quân là 2,6%. Trong khi
diện tích bình quân của trang trại cũng tăng lên, năm 1950 là 86 ha, năm 1960
là 120 ha, năm 1970 là 151 ha và năm 1992 là 198,7 ha, diện tích trang trại
tăng bình quân hàng năm 2% [9].
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển trang trại trong nước
Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng kinh tế trang trại của Việt Nam
chỉ phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, có thể xem thực hiện chỉ thị
100 Ban bí thư TW khóa IV, NQ 10 của bộ chính trị về phát huy vai trò tự
chủ của kinh tế hộ nông dân và đặc biệt sau khi luật đất đai ra đời năm 1993
thì kinh tế trang trại thực sự đã có bước phát triển khá nhanh và đa dạng.
16
Bảng 2.1. Số trang trại phân theo ngành hoạt động và phân
theo địa phương trong cả nước
Tiêu chí
Đồng Bằng Sông Hồng
TT
TT
TT
trồng
Trồng
TT
nuôi
cây
cây
chăn
trồng
hằng
lâu
nuôi
thủy
năm
năm
Tổng số
sản
34.224 22.332 13.651
35.648 119.586
Đông Bắc
322
623
3.419
2.982
11.332
Tây Bắc
116
1.166
542
1.095
5.502
Bắc Trung Bộ
411
45
76
104
17
Duyên Hải Nam Trung Bộ
6.825
1.622
1.206
797
1.299
Tây Nguyên
1.840
988
616
2.665
7.070
Đông Nam Bộ
1.290
5.930
714
63
8.458
Đồng Bằng Sông Cửu Long
2.008
9.732
5.250
3.178
22.537
Tổng cộng
47.036 42.438 25.474
46.532 175.801
(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2013)
Nếu theo quy định của cục thống kê về tiêu chuẩn trang trại (Quyết
định số 359/1998/QĐ- TCTK ngày 01/07/1989) thì năm 2013 cả nước có
45.372 trang trại. Trong đó chia theo hướng sản xuất có 37.949 trang trại
trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm, chiếm 83,6%; 1306 trang
trại nuôi trồng thủy sản, chiếm 3,8%; 2559 trang trại kinh doanh tổng hợp đa
ngành, chiếm 5,6% [9].
Ngoài việc góp phần làm giàu cho các chủ trang trại, phát triển kinh tế
trang trại ở Việt Nam trong những năm qua đã giải quyết việc lam tại chỗ cho
hơn 50.000 lao động làm thuê thường xuyên và 520.000 lao động làm thuê
17
theo thời vụ tạm thời ở nông thôn. Tổng số vốn huy động đầu tư phát triển
kinh tế trang trại ước tính là 2.730,8 tỷ đồng, thu nhập hầng năm của từ các
hoạt động kinh tế trang trại là 1.032,6 tỷ đồng. Ngoài ra các trang trại còn
đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao độ che phủ
của rừng từ 22% lên 28%. Kinh tế trang trại đã tự khẳng đinh vai trò của mình
trên hầu khắp các vùng kinh tế: đồi núi, đồng bằng, ven biển [9].
2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các trang trại khác
Mô hình sản xuất trang trại trên địa bàn cả nước ta nói chung cũng như
trong xã Tiên Hội nói riêng, việc tổ chức sản xuất trang trại tại xã Tiên Hội
ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong toàn xã có nhiều trang trại được hình
thành đa phần là trang trại do một hộ gia đình xây dựng tổ chức nên từ những
công cụ thô sơ nhất cho tới những công cụ máy móc tiên tiến hơn, mỗi trang
trại chuyên sâu về mỗi hình thức khác nhau như trang trại gà, trang trại
lợn,trang trại cây ăn quả như vải thiều, nhãn... Mỗi trang trại có những cách
thức tổ chức sản xuất khác nhau để đẩy mạnh quá trình sản xuất đạt hiệu quả
cao tại trang trại.
Kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc
Năm 2011, cả nước có 135.437 trang trại, trong đó tập trung ở hai vùng
chính là Đồng bằng Sông Cửu long và Đồng bằng Sông Hồng. Riêng tỉnh
Vĩnh Phúc có 1.327 trang trại (Năm 2013 chỉ có 105 trang trại). Về cơ cấu
loại hình chủ yếu là trang trại tổng hợp, chiếm 53,4% tổng trang trại toàn tỉnh,
sau đó đến trang trại chăn nuôi chiếm 30,1% [9].
Hiện nay, trang trại gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất 77,5%, người chủ
trang trại hầu hết là nông dân đang sống ở nông thôn, họ là người trực tiếp
điều hành và tham gia sản xuất trong trang trại của mình. Trang trại liên
doanh chiếm tỷ lệ tương đối lớn (10%), tiếp theo là các loại hình trang trại cá
18
nhân (7,5%), các loại hình trang trại nhà nước và trang trại đi thuê để sản xuất
chiếm khoảng 2,5% cho mỗi loại [9].
Số liệu khảo sát cho thấy rằng hiện nay các trang trại mới chỉ tập trung
đến khâu sản xuất ra sản phẩm, chưa chú ý nhiều đến khâu phân phối sản
phẩm hiệu quả. Chỉ có 14,17% trang trại có đăng ký kinh doanh, 7,5% trang
trại chưa có cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, còn lại hầu hết các trang trại đều
không chủ động được đầu ra cho sản phẩm.
Có thể thấy rằng, kinh tế trang trại ở Vĩnh Phúc hiện phát triển khá
nhanh, đa dạng về loại hình. Tuy nhiên sự phát triển của các trang trại còn
mang tính tự phát do quy hoạch phát triển kinh tế trang trại còn chậm và chất
lượng chưa cao.
Kinh tế trang trại ở Hải Dương
Theo Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, cho
đến nay, toàn tỉnh Hải Dương có 659 trang trại. Trong đó có 434 trang trại sản
xuất, kinh doanh tổng hợp; 100 trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm; 25 trang
trại thuỷ sản; 12 trang trại trồng cây lâu năm; 60 trang trại trồng cây ăn quả; 1
trang trại trồng cây cảnh,... Hệ thống các trang trại đang sử dụng gần 1.900 ha
đất, bình quân, mỗi trang trại sử dụng 2,87 ha và đấu tư cho sản xuất, kinh
doanh trên 221 triệu đồng. Các trang trại đang sử dụng trên 3.280 lao động.
Bình quân mỗi trang trại sử dụng 5 lao động. Doanh thu của trang trại năm
2006 ước đạt trên 158 tỷ đồng [8].
Tuy nhiên, trang trại ở Hải Dương phần lớn đang trong giai đoạn hoàn
thành xây dựng cơ bản. Bởi vì phần lớn trang trại chỉ được lập trên cơ sở tận
dụng đất thùng vũng, vượt lập ruộng một vụ bấp bênh. Hầu như không
cótrang trại được lập trên đất “nhất đẳng điền”. Hệ thống trang trại ở Hải
Dương lại chưa có loại sản phẩm chủ yếu, làm chủ trên thị trường bằng
thương hiệu [8].