Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Lao động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.46 KB, 127 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Cùng với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế luôn
kèm theo sự di chuyển của lực lượng lao động. Đây là một quá trình mang tính
quy luật. Sự di chuyển của lực lượng lao động là một yếu tố động, nó chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố chi phối khác nhau như những nhân tố kinh tế, xã hội
và văn hóa…gây ra những tác động khác nhau lên quá trình này.
Đồng thời sự di chuyển lao động luôn là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử và
là hiện tượng nảy sinh mang tính phổ biến trong xã hội. Dịch chuyển lao động đã
diễn ra trong suốt tiến trình phát triển của các dân tộc trên thế giới. Ở thời kỳ tiền
giai cấp và ở cả nhưng giai đoạn tiếp theo, hình như vai trò của nhà nước ít tác
động và chi phối đến những quá trình này. Hay nói cách khác trong một giai
đoạn dài của lịch sử, sự di chuyển lao động chủ yếu xảy ra tự phát, nhà nước
chưa thể hiện vai trò quyền lực và tổ chức của mình trong lĩnh vực này. Từ sau
chiến tranh thế giới lần thứ II cùng với sự phát triển kinh tế và qúa trình đô thị
hóa, việc tổ chức lại đời sống dân cư đã được các nhà nước chú ý. Vài trò của tổ
chức nhà nước được thể hiện trong việc định hướng phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, trong việc phân bố lại dân cư, trong việc hợp tác với nước ngoài. Những
chính sách đó tác động mạnh mẽ đến chuyển động lực lượng lao động trong
phạm vi cả nước và từng khu vực. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các
nước, một trong những vấn đề được quan tâm là điều chỉnh lực lượng lao động
sao cho hợp lý để có thể khai thác tối đa và có hiệu qủa sức lao động của cộng
đồng.
Sự di chuyển lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dưới tác động của toàn cầu hóa những khác
biệt mức sống, chênh lệch trong thu nhập, cơ hội việc làm, sức ép kinh tế, tiếp
cận dịch vụ xã hội giữa các khu vực, vùng miền là các nguyên nhân cơ bản tạo
nên các dòng lao động di cư trong và ngoài nước hiện nay[5].




2

Nếu như trước đây, lao động di cư chủ yếu diễn ra ở các vùng nông thôn, tức di
chuyển lao động từ vùng nông nghiệp này đến vùng nông nghiệp khác, từ vùng
đồng bằng lên miền núi, từ Bắc xuống Nam. Thì trong điều kiện hiện nay,
khuynh hướng di chuyển lao động từ Bắc xuống Nam vẫn quan sát thấy rõ, bên
cạnh đó khuynh hướng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ miền núi
đến miền núi đang diễn ra mạnh mẽ [19]. Sự dịch chuyển lao động trong thời
hiện đại đã làm nảy sinh một loạt những vấn đề cần được nghiên cứu kỹ để có
được những giải pháp hữu hiệu.
Do sự phát triển của thành phố về mọi mặt, mà trước hết là sự phát triển kinh tế,
đã làm thiếu hụt nguồn nhân lực, dẫn đến việc di chuyển lao động từ nông thôn
vào thành thị. Lực lượng lao động nhập cư vào thành phố thường là thanh niên lực lượng lao động chủ yếu ở các vùng nông thôn. Nếu tình hình này kéo dài, sẽ
làm giảm lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và cư dân nông thôn trở
nên già nua, làm cho hoạt động kinh tế vùng nông thôn kém hiệu quả[1]. Mặt
khác, lực lượng lao động nhập cư này thời gian đầu không thể kiếm được công
ăn, việc làm ngay, sẽ cùng với đội quân thất nghiệp vốn có ở hầu hết các đô thị,
thành phố tạo thành đội quân thất nghiệp đông đảo. Đồng thời, quá trình này còn
làm tăng dân số cơ học tại thành phố, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các
thành phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên, và để có thể ở
lại thành phố, những người mới nhập cư sống tạm bợ, hình thành những khu
định cư mới, nhưng không nằm trong chương trình quy hoạch của thành phố[16].
Những khu định cư mới này tạo nên sự thay đổi rất lớn hệ sinh thái môi trường
thành phố, phá vỡ những cảnh quan thiên nhiên vốn có, lúc này trong thành phố
hình thành những cụm dân cư sống dưới mức nghèo khó, thiếu mọi cơ sở và tiện
nghi tối thiểu cho đời sống cư dân thành thị, trở thành gánh nặng cho chính
quyền sở tại, và có thể phát sinh ra nhiều vấn đề làm khó khăn thêm cho việc
giải quyết những vấn đề xã hội của một thành phố.Tình hình đó không loại trừ

thành phố nào, nhất là những thành phố lớn.
Quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng đã tạo ra một lực hút đáng kể với dòng lao động nhập


3

cư từ các địa phương khác đến thành phố. Tạo ra một dòng lao động di cư tự do
vào thành phố. Bởi vậy chính quyền thành phố phải nắm rõ mối quan hệ giữa đô
thị hóa và dòng lao động nhập cư, đánh giá được một cách toàn diện tình hình
lao động nhập cư thì mới có khả năng kiểm soát, tận dụng tốt những mặt tích
cực, hạn chế và giải quyết được các mặt tiêu cực của dòng lao động này đối với
quá trình phát triển của thành phố.

2. Tổng quan nghiên cứu
Sự di chuyển của lực lượng lao động đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới kể
từ đầu thế kỷ 19 trên cơ sở hợp tác của nhiều ngành khoa học. Các lý thuyết về
di chuyển lao động đều tập trung vào trả lời các câu hỏi chủ yếu như: tại sao lao
động lại di chuyển đi khỏi nơi cư trú cũ, rời bỏ công việc cũ của mình? nhân tố
nào ảnh hưởng tới quyết định di chuyển của người lao động? di chuyển có phải
là một sự đầu tư không? sự khác biệt giữa người ra đi và người ở lại? những ảnh
hưởng của người nhập cư đối với kinh tế xã hội địa phương mà họ đến?
Ngoài nước
Ph. Ăng ghen, trong tác phẩm “Chống Đuy-ring” (1877-1878) đã đề cập đến
việc những người lao động nông thôn đi tìm việc làm thêm để kiếm sống. Ông
đã phân tích tiến trình phát triển của hiện tượng này trong xã hội tiền tư bản và
tư bản, như vậy hiện tượng di chuyển lao động này đã xuất hiện từ xã hội tiền tư
bản.
Lý thuyết của Ravenstein, là lý thuyết mở đầu cho việc xây dựng các lý thuyết
xã hội học về di dân, được E.G Ravenstein (1885) phát triển và thể hiện dưới các
quy luật di dân có liên quan đến quy mô dân số, mật độ khoảng cách di dân. Cụ

thể là: Phần lớn các cuộc di dân diễn ra với khoảng cách ngắn, quy mô di dân tỷ
lệ thuận với dân số gốc nơi người dân ra đi, đối với dòng di dân đều tồn tại
những dòng di chuyển ngược để bù đắp lại, động lực chính của di dân là động cơ
kinh tế…Nghĩa là lý thuyết này đã chỉ ra nguyên nhân mà lao động nhập cư tới
các đô thị từ nông thôn nghèo khó[23].
Những năm sau đó, dựa trên các quy luật của di dân nói trên của Ravenstein
người ta đã xây dựng và phát triển sâu thêm những lý thuyết di dân mới như lý


4

thuyết lực hấp dẫn xem xét mối quan hệ nghịch giữa số người di chuyển và
khoảng cách di chuyển[20], hoặc lý thuyết cơ hội sống, cho rằng khoảng cách cơ
học không có ý nghĩa quan trọng, người di dân lựa chọn nơi định cư tại nơi có cơ
hội cuộc sống dễ chấp nhận được, cho dù khoảng cách di chuyển có thể lớn[22].
Cùng với lý thuyết của Ravenstein[24], những nghiên cứu về di dân sau này còn
dựa trên cơ sở lý thuyết hai khu vực của Lewis (1954). Trong lý thuyết này, nền
kinh tế có hai khu vực, khu vực nông nghiệp nơi lực lượng lao động đang khốn
khổ vì thất nghiệp và thiếu việc làm và khu vực công nghiệp nơi nhiều cơ hội
việc làm đang được tạo ra và cũng đang khó khăn vì thiếu lao động. Trong khu
vực nông nghiệp năng suất lao động rất thấp và lao động được trả lương thấp,
trong khi đó ở thành thị trong ngành công nghiệp có mức lương rất cao. Sự khác
biệt trong thu nhập đã khuyến khích di chuyển của lao động từ nông thôn ra
thành thị qua đó làm tăng lao động nhập cư tại các đô thị[21]. Hơn nữa, trong
phân tích của Lewis các nhân tố chính phủ cũng quan trọng trong việc giải thích
sự gia tăng mức lương ở thành thị ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực di dân đã thuộc về mô hình của
Harris-Todaro (1970). Mô hình của ông tập trung vào phạm vi các nước đang
phát triển, ở đó đang tồn tại dòng lao động nhập cư từ nông thôn vào thành thị,
nhưng cách tiếp cận này có thể ứng dụng với di dân nói chung cả hai mặt di dân

nội vùng và quốc tế[17]. Mô hình tân cổ điển được phát triển trong mô hình
Harris-Todaro mà trong đó di chuyển lao động có nguyên nhân từ khác biệt địa
lý trong cung cầu lao động. Di chuyển lao động xảy ra giữa các vùng bởi chênh
lệch tiền lương và việc làm giữa chúng. Những vùng thiếu lao động thường có
mức lương cao sẽ thu hút dòng lao động nhập cư lớn từ các vùng có mức lương
thấp[12]. Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng
của những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập mà cho phép họ có thu
nhập cao hơn nhờ đó mà cuộc sống khá hơn. Họ cũng cho rằng những diễn biến
ấy là vì những người di dân mong chờ họ có thể nhận được việc làm tốt và có
thu nhập cao và vì vậy họ chấp nhận thất nghiệp hay thiếu việc để chờ đợi cơ hội
việc làm tốt trong tương lai. Những lập luận này giải thích dòng lao động nhập


5

cư lớn từ nông thôn ra thành thị, những người này đến các thành thị và ra nhập
vào đội quân thất nghiệp.
Mô hình Harris-Todaro là cơ sở cho mô hình kinh tế vĩ mô về di dân của Borjas
(1990). Borjas (1994) khi nghiên cứu hiện tượng di dân vào nước Mỹ đã chỉ ra
những ảnh hưởng tích cực của lao động nhập cư tới thị trường lao động mà họ
đến. Ông cũng đưa ra khái niệm lao động bổ sung nếu những người di cư tới
giúp gia tăng năng suất và tiền lương ở nơi đến và lao động thay thế nếu tác
động của họ làm giảm cầu lao động và giảm tiền lương ở đây[13]. Vì vậy,
khuyến khích thu hút người nhập cư là lao động bổ sung cho vùng cần. Những
đóng góp của người nhập cư đối với những nơi đến được thể hiện không chỉ
bằng giúp tăng năng suất lao động mà do người nhập cư nhận mức lương thấp
hơn và do đó đóng góp vào lợi ích chung của nơi mà họ đến, đồng thời họ cũng
đóng góp cho nơi mà họ đi[11].
Trong nước
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về di dân, chẳng hạn nghiên cứu của Đặng

Nguyên An và nhóm tác giả năm 1997, 2003 và 2006, Đỗ Văn Hoà và Trịnh
Khắc Thắm năm 1999, Đỗ Văn Hoà năm 2000, Vũ Quốc Huy năm 2003, Củ Chí
Lợi năm 2004 và Lê Thanh Sang năm 2004. Những nghiên cứu này đã tập trung
nghiên cứu những yếu tố và đặc trưng cơ bản của hiện tượng di dân ở Việt Nam.
Đóng góp quan trọng nhất của nhóm Đặng Nguyên An năm 1997 khi họ sử dụng
số liệu điều tra dân số Việt Nam năm 1989 để ước lượng sự di dân phản ứng thế
nào với cơ hội thị trường nói chung và dòng lao động nhập cư nói riêng. Nghiên
cứu này cũng cho thấy sự thống nhất đất nước dẫn tới phân bổ lại dân cư và
chính sách kinh tế mới ở nông thôn trong quá trình đổi mới và những thay đổi cơ
cấu vĩ mô đã ảnh hương lớn tới thị trường lao động và góp phần trực tiếp thúc
đẩy di dân mạnh hơn [14]. Ngoài ra những phát hiện của nhóm này từ phân tích
đa biến chỉ ra rằng những tỉnh có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn sẽ
hấp dẫn những người nhập cư; vì vậy, chính sách của chính quyền không
khuyến khích sự di dân giữa các tỉnh thành phố.


6

Sau đó năm 2003, nhóm Đặng Nguyên An trên cơ sở áp dụng phân tích thống kê
để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới tình trạng di cư nội địa do khác biệt giữa
các nhân tố kinh tế xã hội vĩ mô và tính chất đặc thù như mức tiền lương, khác
biệt về việc làm, v,v .. Nhóm này đã khai thác nguồn số liệu thứ cấp từ tổng điều
tra dân số Việt Nam 1989 và điều tra dân số và nhà ở 1999 được tiến hành trên
tất cả 61 tỉnh thành phố của Việt Nam. Họ cũng cho rằng các nhân tố kinh tế
chẳng hạn thu nhập và cơ hội việc làm có tác động mạnh hơn so với các nhân tố
phi kinh tế tới quyết định di chuyển của lao động nhập cư ở Việt Nam; trong
thực tế quyết định di cư thường phản ánh sự khác biệt thu nhập hơn là các biến
như tuổi tác, giới tính, trình trạng hôn nhân.
Năm 2006 Đặng Nguyên An công bố công trình nghiên cứu về di dân ở các tỉnh
miền núi Việt Nam trong những năm 1990. Tác giả đã phân tích thực trạng của

vấn để di dân và việc thực thi các chính sách di dân ở các tỉnh miền núi của Việt
Nam đã khẳng định những thành công của các chính sách này góp phần phân bố
lại dân cư lao động một cách có tổ chức hạn chế tiêu cực từ quá trình di dân tự
do. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu kinh tế lượng về di dân nội vùng ở Việt
Nam, Lê Thanh Sang năm 2004 đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô
hình Box-Cox trong phân tích di dân khu vực đô thị từ 1984 tới 1989 và từ 1994
tới 1999. Những kết quả hồi quy chỉ ra cụ thể rằng: khoảng cách địa lý là một
trong các rào cản lớn nhất đối với di dân giữa các tỉnh và nông thôn ra thành thị;
tỷ lệ dân số đô thị ở các tỉnh và áp lực ruộng đất cũng ảnh hưởng tới di cư trong
cả hai giai đoạn này. Tác giả cũng cho rằng giai đoạn trước đổi mới hiện tượng
di dân được quản lý bởi nhà nước nên các nhân tố đẩy hay kéo giữa các tỉnh
không có ý nghĩa quyết định tới dòng di dân[19].
Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tích về chính sách việc
làm cho lao động nữ nông thôn trong thời kì đổi mới đã cho rằng “Tình trạng
thiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên dòng chảy lao động từ nông thôn ra
thành phố, trong đó có nhiều phụ nữ. Họ làm đủ các nghề từ giúp việc nhà, buôn
bán phế liệu đến bán hàng rong thậm chí có chị em còn làm những nghề bị xã
hội ngăn cấm…Tuy nhiên, việc di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn


7

ra thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn đang là vấn đề nổi cộm, nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội…”, nhận định này cũng đồng nhất với
nhận định trong các nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến (1997), Nguyễn Kim
Hà (2001) và Nguyễn Thanh Tâm (2003).
Một nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Minh Đức, Lê Ngọc
Hùng, Lê Khanh, Hoàng Mộc Lan, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Hữu Thụ cùng
với tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children Sweden) đã tiến
hành nghiên cứu về trẻ em làm thuê, giúp việc gia đình ở Hà Nội năm 2000.

Công trình nghiên cứu này đã đề cập một cách khá toàn diện về chân dung
những trẻ em làm thuê giúp việc trong các gia đình ở Hà Nội, về nhu cầu, tính
chất của lao động thuê mướn, quan hệ xã hội đến nhận thức, thái độ của các
em…
Mai Huy Bích đã nghiên cứu lao động làm thuê việc nhà của những người phụ
nữ nghèo, ít học từ nông thôn ra thành thị. Tác giả đã phân tích một số điểm tích
cực và tiêu cực của hình thức lao động này, (Mai Huy Bích, 2004). Lao động làm
việc nhà phản ánh tiêu cực sự bình đẳng giới và người ta cho rằng làm việc nhà
chỉ có người phụ nữ mà thôi, phụ nữ đi làm thuê việc nhà không chỉ diễn ra ở
Việt Nam mà đã vượt ra ngoài biên giới. Làn sóng di cư của các cô gái nước ta
sang Đài Loan ngày càng tăng. Mỗi năm có đến hàng nghìn cô gái đi lao động ở
Đài Loan để làm các công việc trong các gia đình Đài Loan. Chính cuộc di cư
này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần được quan tâm như: lao động của
người phụ nữ nặng nhọc, nhân phẩm bị trà đạp, tình trạng cô đơn…
Trong nghiên cứu “Di dân giữa các tỉnh và sự phát triển kinh tế Việt Nam ” Bùi
Quang Bình (2008) đã khẳng định Di dân là hiện tượng kinh tế xã hội mang tính
khách quan trong nền kinh tế thị trường[4]. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự phát triển
của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của hiện tượng này trong phân
bổ sức sản xuất, khai thác hiệu quả tài nguyên, giải quyết việc làm và bổ sung
nguồn lao động thiếu hụt cho các đô thị trong phát triển…và qua đó đánh giá
tầm quan trọng của lao động nhập cư, cũng như những tác động tiêu cực tới môi
trường, kinh tế và xã hội của nhiều địa phương. Trong quá trình công nghiệp


8

hóa, hội nhập và mở cửa của Việt Nam, cùng với việc luật cư trú mới có hiệu
lực, tạo ra sự thay đổi của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, ....dòng di dân
giữa các tỉnh và địa phương sẽ mạnh hơn và các yếu tố này ảnh hưởng cũng rất
khác nhau và mang đặc trưng của Việt Nam.

Trong nghiên cứu “vấn đề lao động nhập cư trong quá trình đô thị hóa Đà Nẵng”
của Bùi Quang Bình đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học “Đô thị hoá ở các tỉnh
miền Trung – Tây Nguyên và những vấn đề kinh tế xã hội đặt ra” Đà Nẵng
10/2009. Bài viết này đã làm rõ mối quan hệ giữa đô thị hóa và dòng lao động
nhập cư, đánh giá toàn diện tình hình lao động nhập cư, những đóng góp và các
vấn đề do hiện tượng này tạo ra và đưa ra một số kiến nghị cho thành phố trong
kiểm soát dòng lao động nhập cư[2],[3] .
Khung nội dung nghiên cứu:
Lao động nhập cư.
Các nguyên nhân lao động nhập cư đến.
Tầm quan trọng và đóng góp của lao động nhập cư.
Những vấn đề phát sinh của lao động nhập cư.
Các giải pháp sử dụng tốt lao động nhập cư.

3. Các mục tiêu nghiên cứu
(1) Khái quát được các nghiên cứu lao động nhập cư của Việt Nam và thế giới
làm cơ sở cho nghiên cứu
(2) Đánh giá được toàn diện tình hình đời sống, việc làm cũng như sử dụng lao
động nhập cư trong quá trình phát triển kinh tế TP.Đà Nẵng
(3) Đánh giá được tầm quan trọng và những đóng góp của lao động nhập cư.
(4) Xác định được các vấn đề kinh tế xã hội phát sinh do lao động nhập cư tới
kinh tế xã hội thành phố.
(5) Đề xuất các giải pháp trong việc sử dụng lao động nhập cư của TP Đà Nẵng.

4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu
- Lao động nhập cư có cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố
Đà Nẵng hay không?


9


- Làm thế nào để sử dụng tốt nguồn lực lao động này cho sự phát triển kinh tế xã
hội của thành phố Đà Nẵng?

5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích thống
kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia và điều tra
khảo sát thực tế… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được
sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận
và thực tiễn về lao động nhập cư. Trên cơ sở đó, cùng với tình hình thực tế và
đặc điểm lao động nhập cư vào thành phố Đà Nẵng và thực tế quá trình phát
triển kinh tế Thành phố, đề tài lựa chọn các nội dung nghiên cứu tình hình lao
động nhập cư.
Các phương pháp này còn được dùng để chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với các
nguyên nhân trong việc sử dụng lao động nhập cư từ đó hình thành các giải pháp
cho phép khai thác tốt nguồn lực này.
Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong nghiên
cứu:
-

Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó;
Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của ngành

TB và LĐXH thành phố Đà Nẵng;
- Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet...
- Điều tra mẫu
Cách tiếp cận:
+


Tiếp cận vĩ mô : Mô hình di dân vĩ mô.

+

Tiếp cận vi mô: Mô hình hành vi di dân.

+

Cách tiếp cận thực chứng: tại sao và nguyên nhân lao động nhập cư

vào thành phố Đà Nẵng, Họ đóng góp như thế nào cho Thành phố, cuộc sống
của họ thế nào?
+

Tiếp cận hệ thống :




Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và sự gia tăng lao động nhập cư;
Thu nhập và tiêu cùng của lao động nhập cư và hoạt động kinh tế xã

hội của thành phố Đà Nẵng;


10



Chính sách lao động và chính sách kinh tế.


Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính
+

Thứ cấp

: Số liệu về kinh tế và lao động việc làm của Thành

phố Đà Nẵng từ Niên giám thống kê Thành phố qua các năm; Báo cáo của ngành
TB&LĐXH thành phố Đà Nẵng; Kết quả các nghiên cứu liên quan tới lao động
nhập cư.
+

Sơ cấp

: Điều tra mẫu

+

Công cụ chính

: Sử dụng chương trình sử lý số liệu bằng excel,

6. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung

: Lao động nhập cư

Địa bàn


: Thành phố Đà Nẵng.

7. Điểm mới của đề tài:
-

Đề tài đưa ra cách nhìn nhận đánh giá khách quan hơn tầm quan trọng

của lao động nhập cư với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Đà Nẵng.
-

Các vấn đề kinh tế xã hội do lao động nhập cư tạo ra được xem xét kỹ

dưới nhiều góc độ khác nhau.
-

Các giải pháp sẽ là những gợi ý cho việc hoạch định chính sách của

Thành phố.
-

Bổ sung cho nội dung giảng dạy của ngành Kinh tế Phát triển

8. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Kết cấu của đề tài gồm có 4 chương:
Chương I

: Cơ sở lý luận lao động nhập cư.

Chương II


: Tình hình kinh tế và lao động việc làm ở thành phố Đà Nẵng.

Chương III

: Tình hình lao động nhập cư trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và
các vấn đề đặt ra

Chương VI

: Các giải pháp sử dụng tốt lao động nhập cư trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
1.1.1 Khái niệm lao động, lao động nhập cư:
Khái niệm về lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội. Trong quá trình lao động con người tiếp xúc với tự
nhiên, với các công cụ sản xuất và các kĩ năng lao động đã tác động vào các đối
tượng lao động để tạo ra các sản phẩm đáp ứng với nhu cầu của bản thân và xã
hội.[6]
Nguồn lao động:
Nguồn lao động là toàn bộ số người trong độ tuổi lao động, có khả năng tham
gia lao động. Nước ta quy định tuổi lao động là từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối
với nam và đủ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang tham gia

lao động và những người chưa tham gia lao động nhưng có nhu cầu tham gia lao
động.
Như vậy nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và nguồn lao động dự trữ
là những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu
cầu tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau như đi học, bộ đội, nội trợ…
Số lượng lao động: Là toàn bộ những người nằm trong độ tuổi quy định (Nam từ
15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi), có khả năng tham gia lao động. Ngoài ra
do quá trình sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, những người không nằm
trong độ tuổi quy định nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động thì vẫn được
coi là bộ phận của nguồn lao động, tuy nhiên do khả năng lao động của họ hạn
chế nên họ được coi là lao động phụ.


12

Chất lượng lao động:
Chất lượng lao động là sức lao động của bản thân người lao động.
Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên 2 tiêu chí:
• Sức khoẻ
• Trình độ người lao động
Lao động có chất lượng cao là lao động có sức khoẻ tốt và có trình độ cao.
Lao động có trình độ là người lao động có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao với công việc. Trình độ có thể chia thành 2 loại :
• Trình độ khoa học: Là những kiến thức thu được từ học hỏi giáo dục và
đào tạo chính quy.
• Tri thức ngầm (Tri thức truyền thống): Là những kiến thức thu được từ
kinh nghiệm thay vì được học hỏi qua giáo dục chính quy.
Khái niệm về việc làm:
Trong từ điển kinh tế Khoa học Xã Hội xuất bản tại Paris năm 1996 khái niệm về
việc làm được nêu ra như sau: “Việc làm là công việc mà người lao động tiến

hành nhằm có thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật”.
Ở Việt Nam, trong bộ luật lao động được Quốc hội khoá IX thông qua ngày
23/6/1994 đã khẳng định “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không
bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Khái niệm về thất nghiệp:
Không có việc làm (thất nghiệp) đang trở thành vấn đề nóng bỏng gây sức ép về
kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam.
Theo quan điểm của ILO định nghĩa thất nghiệp là người không có việc làm có
khả năng làm việc và nhu cầu tìm việc làm. Vậy những người thất nghiệp là
những người trong độ tuổi lao động có sức lao động chưa có việc làm, đang có
nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.


13

Theo quy định của Bộ Lao Động thương binh Xã Hội: “Người thất nghiệp là
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu tìm kiếm việc
làm nhưng không có việc làm”.
Khái niệm về di cư
Theo nghĩa rộng: di cư là sự chuyển dịch bất kỳ của con người trong một không
gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh
viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cư
Theo nghĩa hẹp: di cư là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến
một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một không
gian thời gian nhất định (Liên hiệp quốc). Khái niệm này khẳng định mối liên hệ
giữa sự di chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới
Khái niệm nhập cư:
Nhập cư là một động thái dân số liên quan trực tiếp đến các luồng di dân. Nhập
cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới. Dân
nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để sinh sống, cư

trú.
Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư
Khái niệm về lao động nhập cư:
Do thiếu hụt lao động, Tây Đức vào những thập niên 1950-1970, đã phải nhập
khẩu lao động nước ngoài từ nhiều nước. Khác với hàng hóa, đối tượng nhập
khẩu là lao động nhưng tới làm việc lại là con người, hình thành nên khái niệm
lao động nhập cư.
Theo công ước quốc tế Công ước ILO số 97 về Di cư để làm việc thì: For the
purpose of this Convention the term migrant for employment means a person
who migrates from one country to another with a view to being employed
otherwise than on his own account and includes any person regularly admitted as
a migrant for employment. “Thuật ngữ lao động di cư là: người di cư từ nước
này đến nước khác nhằm có được việc làm thay vì làm việc ở đất nước họ và bao
gồm cả việc họ được thừa nhận là một di dân được thuê làm công”.


14

1.1.2 Một số đặc điểm về lao động nhập cư:
 Lao động nhập cư là Người di cư di chuyển ra khỏi một địa dư nào đó đến
một nơi khác sinh sống. Nơi đến phải được xác định là một vùng lãnh thổ hay
một đơn vị hành chính (khoảng cách giữa hai địa điểm là độ dài di chuyển).
 Lao động nhập cư là Người di cư bao giờ cũng có những mục đích, họ đến
một nơi nào đó và định cư tại đó trong một khoảng thời gian để thực hiện mục
đích đó.
 Khoảng thời gian ở lại trong bao lâu là một trong những tiêu chí quan
trọng để xác định lao động nhập cư.
 Một số đặc điểm khác là khi xem xét lao động nhập cư như sự thay đổi
các hoạt động sống thường ngày, thay đổi các quan hệ xã hội. Xem xét lao động
nhập cư gắn liền với sự thay đổi công việc, nơi làm việc, nghề nghiệp,…

1.1.3 Phân loại lao động nhập cư
1.1.3.1 Theo địa bàn nơi đến.
Lao động nhập cư quốc tế:
Lao động nhập cư hợp pháp: Là hình thức lao động di cư phù hợp với pháp luật
của quốc gia.
Lao động nhập cư bất hợp pháp: là những trường hợp lao động di cư ngược với
lao động nhập cư hợp pháp.
Chảy máu chất xám: là sự dịch chuyển ồ ạt số lao động được đào luyện có kỹ
năng từ thành phố này sang thành phố khác, từ nước này sang nước khác, từ
Châu Lục này sang Châu Lục khác.
Lao động nhập cư nội địa:
Lao động nhập cư từ nông thôn vào thành thị
Lao động nhập cư nông thôn vào vùng nông thôn khác
Lao động nhập cư từ đô thị vào nông thôn
Lao động nhập cư đô thị vào đô thị


15

1.1.3.2 Theo độ dài thời gian cư trú
Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục
đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là do điều động
công tác, người tìm cơ hội việc làm mới và thoát ly gia đình…Những đối tượng
này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ. .
Di chuyển tạm thời: khả năng quay trở về là chắc chắn. Loại hình này bao gồm
các hình thức di chuyển làm việc theo thời vụ, đi công tác dài ngày, hoặc như
trường hợp ra nước ngoài học tập rồi về nước..
Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của lao động nông thôn vào thành
phố trong thời kỳ những dịp nông nhàn, hoặc trong điều kiện thiếu việc làm
thường xuyên, việc làm có thu nhập..

1.1.3.3 Theo đặc trưng của lao động nhập cư
Lao động nhập cư có tổ chức: là hình thái di chuyển lao động được thực hiện
theo kế hoạch và các chương trình mục tiêu nhất định do nhà nước, chính quyền
các cấp vạch ra và tổ chức, chỉ đạo thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức
đoàn thể xã hội.
Lao động nhập cư tự phát: Mang tính cá nhân do bản thân người lao động di
chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế
hoạch và sự hỗ trợ của nhà nước và các cấp chính quyền. Loại hình di dân này
phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của cá nhân người lao động và gia
đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm như sau:
-

Góp phần làm giảm sức ép về việc làm và đời sống khó khăn nơi xuất cư.
Góp phần vào việc bổ sung nhanh chóng nguồn lao động, đáp ứng nhu cầu
Khai thác tài nguyên ở nơi mới định cư.
Người lao động nhập cư tự do thường khá vững vàng về tâm lý, sẵn sàng

chịu đựng. Góp phần nâng cao thu nhập, xoá đói giảm nghèo tại nơi đi.
Tuy nhiên, lao động di cư tự phát cũng đem lại một số tác động tiêu cực cho nơi
định cư như khai thác tài nguyên bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, tạo ra áp lực
về xã hội cho địa phương mới đến.


16

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ LAO ĐỘNG NHẬP CƯ
Trên thế giới đã xuất hiện một số lý thuyết nghiên cứu về lao động di cư quốc tế
và khu vực. Để lý giải cho nguồn gốc vấn đề lao động nhập cư từ khu vực nông
thôn vào thành thị, Kinh tế học Phát triển đã đưa ra nhiều mô hình lý thuyết khác
nhau, trong đó được thừa nhận rộng rãi nhất phải kể đến các mô hình sau đây:

1.2.1 Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) của Arthur Lewis.
Có lẽ mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình về công ăn việc làm có liên
hệ cụ thể tới các nước đang phát triển là mô hình do W. Arthur Lewis, người đoạt
giải Nobel, xây dựng lần đầu tiên vào năm 1954 và được các Giáo sư Gustav
Ranis và John Fei hoàn chỉnh vào năm 1961.
Trong mô hình Lewis-Fei-Ranis, một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai
khu vực: (1) một khu vực nông nghiệp tự cung tự cấp truyền thống được đặc
trưng bởi lao động “thừa” có năng xuất bằng không hoặc rất thấp, và (2) một khu
vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao động ở khu vực nông
nghiệp dần dần chuyển sang đó[21]. Với giả định mức lương ở khu vực công
nghiệp là không đổi và được ấn định ở một mức luôn cao hơn mức lương đủ để
tồn tại ở khu vực nông nghiệp truyền thống (ít nhất là 30%) để có thể hấp dẫn
được người lao động rời bỏ quê hương mình, thì mức cung lao động nông thôn
sẽ được coi là hoàn toàn co dãn. Sau đây là một minh họa đơn giải về mô hình
Lewis- Fei-Ranis.

Hình 1.1 Mô hình Lewis về tăng trưởng và thất nghiệp trong một nền kinh tế kép
dư thừa lao động


17

OA biểu thị mức thu nhập thực tế trung bình đủ để tồn tại của khu vực nông
nghiệp truyền thống. Do vậy, OW là mức lương thực tế trong khu vực tư bản chủ
nghĩa. Ở mức lương này, mức cung lao động nông thôn được giả định là “ vô
hạn” hay là hoàn toàn co dãn, biểu thị bằng đường cung lao động nằm ngang
WS. Giả sử K1, mức cung vốn, là không đổi trong giai đoạn tăng trưởng ban đầu
của khu vực hiện đại, đường cầu lao động sẽ được xác định bởi sản phẩm lao
động cận biên giảm dần, biểu thị bằng đường D1(K1). Vì các ông chủ của khu
vực hiện đại với chủ trương tối đa hóa lợi nhuận được giả định là sẽ thuê lao

động cho tới điểm mà sản phẩm cận biên của họ ngang bằng với mức lương thực
tế (tức là giao điểm F giữa đường cung và đường cầu lao động) nên toàn bộ số
lao động ở khu vực hiện đại sẽ bằng OL1. Tổng sản lượng của khu vực hiện đại
sẽ tương đương với diện tích của hình OD1FL1, phần tiền lương trích từ giá trị
nói trên để trả cho công nhân sẽ được tính bằng cách lấy OW tức là mức lương
nhân với OL1 là số công nhân. Do đó, tổng số tiền lương nói trên sẽ bằng diện
tích của hình chữ nhật OWFL1 trên hình 1.1.
Vì ta giả định rằn:g toàn bộ số lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư, nên tổng số vốn
trong khu vực hiện đại sẽ tăng từ K1 lên K2. Sản lượng thặng dư - biểu thị bằng
diện tích WD1F chính là tổng số lợi nhuận mà nhà tư bản có được. Tổng số vốn
tăng lên khiến cho đường tổng sản phẩm của khu vực hiện đại cũng chuyển biến
theo, và điều này lại tác động tới sản phẩm lao động cận biên hay là đường cầu
lao động. Sự dịch chuyển ra ngoài bằng đường D2(K2) trong đồ thị. G sẽ trở
thành một điểm cân bằng mới cho mức sử dụng nhân công, với công nhân tương
đương với OL2. Tổng sản lượng sẽ tăng lên OD2GL2, trong khi tổng số lương
và lợi nhuận tăng lên đến OWGL2 và WD2G. Một lần nữa, những khoản lợi
nhuận tăng lên này (WD2G) lại được tái đầu tư, khiến cho tổng số vốn tăng lên
đến (K3) làm đường cầu lao động chuyển dịch lên D3(K3) và làm tăng mức sử
dụng nhân công lên L3. Quá trình này được giả định là sẽ tiếp tục cho đến khi
toàn bộ số lao động “dư thừa” ở nông thôn được khu vực công nghiệp thành thị
hấp thụ hết. Sau đó, đường cung lao động sẽ dốc lên và cả mức lương thành thị
lẫn số nhân công sẽ tiếp tục tăng. Đây là thời điểm hoàn tất công cuộc chuyển


18

đổi cơ cấu của nền kinh tế, và quá trình hiện đại hóa nền công nghiệp sẽ ngày
càng thống trị toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
Mô hình phát triển của Lewis-Fei-Ranis vừa đơn giản và vừa tương đối phù hợp
với thực tế trước đây của công cuộc phát triển kinh tế ở phương Tây, nhưng nó

có ba giả định then chốt rất khác biệt so với tình trạng kém phát triển ở hầu hết
các nước thuộc Thế giới thứ Ba.

Hình 1.2 Việc tích lũy vốn dưới dạng tiết kiệm sức lao động
Trước tiên, mô hình này ngầm giả định rằng tốc độ thuyên chuyển lao động và
tạo công ăn việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích lũy vốn. Mô hình này tương tự
như một mô hình tăng trưởng theo kiểu tân cổ điển. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu
như các khoản lợi nhuận thặng dư tư bản lại được tái đầu tư vào các trang thiết bị
tiết kiệm lao động tinh vi hơn, chứ không đơn thuần chỉ bổ sung thêm vào số vốn
hiện có như mô hình Lewis đã định ngầm?
Hình 1.2 đã phỏng theo mô hình cơ bản lewis-Fei-Ranis, chỉ có điều lần này các
đường cầu lao động không chuyển dịch đồng đều lên trên mà thực ra lại cắt
nhau. Đường cần D2 (K2) có tốc độ âm lớn hơn D1(K1) để phản ánh thực tế là
nguồn vốn tăng thêm K2-K1 lại có tính chất tiết kiệm sức lao động nhiều hơn so
với K1
Chúng ta thấy rằng mặc dù tổng sản lượng đã tăng đáng kể (nghĩa là OD2EL1
lớn hơn OD1EL1 nhiều), nhưng tổng số tiền lương (OWEL1), và số công ăn
việc làm (OL1) vẫn không thay đổi. Toàn bộ sản lượng tăng thêm thuộc về nhà


19

tư bản ở dưới dạng lợi nhuận thặng dư. Do đó, hình 1.2 là một minh hoạ về điều
mà chúng ta có thể gọi là sự tăng trưởng kinh tế “phản phát triển”: toàn bộ thu
nhập và sản lượng tăng thêm đều thuộc về tay một số chủ sở hữu vốn, trong khi
mức thu nhập của đông đảo công nhân vẫn không thay đổi. Mặc dù tổng số GNP
sẽ tăng lên, nhưng sẽ chẳng có cải thiện gì trong phúc lợi xã hội của số dân
nghèo.
Thứ hai, mô hình này giả định rằng ở vùng nông thôn “thừa” lao động, trong khi
có sự toàn dụng nhân công ở các khu vực thành thị. Hầu hết các công trình

nghiên cứu hiện nay đều chỉ ra rằng thực tế lại gần như ngược lại ở nhiều nước
thuộc Thế giới thứ Ba: nhiều người thất nghiệp ở các vùng thành thị trong khi
hầu như không có tình trạng thừa lao động ở các vùng nông thôn. Quy luật này
cũng có những ngoại lệ về địa lý và mùa vụ (chẳng hạn nhiều miền ở tiểu lục địa
châu Á và các vùng hẻo lánh ở châu Mỹ latinh có tình trạng sở hữu đất không
bình đẳng), nhưng nhìn chung trên thực tế, quy luật này đúng hơn giả định
Lewis-Fei-Ranis.
Giả định cơ bản thứ ba khác với thực tế là quan niệm về sự không đổi của mức
lương thực tế ở thành thị cho tới khi nguồn cung cấp lao động thừa ở nông thôn
trở nên cạn kiệt. Tuy nhiên, một trong những nét nổi bật của tình hình lương ở
thành thị tại hầu hết các nước đang phát triển là xu hướng mức lương tăng lên,
xét cả về số lượng tuyệt đối, số lần tương đối khi so sánh với mức thu nhập bình
quân ở nông thôn, ngay cả khi mức thất nghiệp công khai tăng lên.
Với ba sự khác biệt trên, chúng ta kết luận rằng mô hình Lewis-Fei-Ranis không
có mấy tác dụng trong việc hướng dẫn phân tích và hoạch định chính sách để
giải quyết các vấn đề về công ăn việc làm ở Thế giới Thứ Ba.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có giá trị phân tích nhất định ở chỗ nó nhấn mạnh
đến hai yếu tố chủ yếu của vấn đề công ăn việc làm: những sự khác biệt về kinh
tế và cơ cấu giữa khu vực nông thôn và thành thị, tầm quan trọng chủ đạo của
quá trình chuyển giao lao động giữa hai khu vực.


20

1.2.2 Mô hình thu nhập kỳ vọng (Expected Income Model) của Harris –
Todaro
Khác với mô hình khu vực kép của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc di
cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình Harris
– Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra
thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị.

Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất
nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ
khu vực đô thị cao hơn.
Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thị
trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết
quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng
suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ
được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận
biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các
vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông
thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị.
Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau[12]: Gọi:
• Wr: là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông
thôn;
• Le: là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng
với số lượng công nhân làm việc ở đô thị;
• Lus: là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực
đô thị;
• Wu: là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức
lương tối thiểu của pháp luật).
Ở trạng thái cân bằng,


21

Wr =

le
wu

lus

Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức lương kỳ
vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho tổng số
người đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị.
Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu:

le
wu
lus
Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra nếu:
Wr <

Wr >

le
wu
lus

Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu:
• Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công ăn
việc làm khu vực đô thị (Le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị.
• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền
lương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông
thôn.
Ta hãy xem xét minh họa sau. Giả sử một lao động nông thôn trung bình không
có tay nghề hoặc tay nghề trung bình đứng trước một sự lựa chọn giữa việc trở
thành một lao động nông trang (hay làm việc ngay trên đất của mình) với mức
thu nhập thực tế trung bình hàng năm, chẳng hạn là 50 đơn vị, hoặc chuyển ra
thành phố, nơi mà một lao động với tay nghề hoặc trình độ như anh ta có thể

kiếm được một công việc với thu nhập thực tế trung bình hàng năm là 100 đơn
vị. Những mô hình kinh tế phổ biến hơn về sự di cư, vốn thường đặc biệt chú
trọng đến yếu tố chênh lệch về thu nhập như là một định tố của quyết định di cư,
sẽ đưa ra một sự lựa chọn rõ ràng trong tình huống này, người lao động trên sẽ
chọn công việc thành thị với mức lương cao hơn. Tuy nhiên cần phải nhận rằng,
những mô hình về di cư này được xây dựng chủ yếu trong hoàn cảnh của những
nền kinh tế công nghiệp tiên tiến và do vậy, chúng ngầm giả định rằng có tình
trạng toàn dụng nhân công hay gần như vậy. Trong một môi trường toàn dụng


22

nhân công, quyết định di cư hoàn toàn tùy thuộc vào việc tìm được một công
việc có lương cao nhất, bất kể là công việc ấy ở đâu. Như vậy, lý thuyết kinh tế
đơn giản sẽ chỉ ra rằng việc lao động di cư như vậy sẽ dẫn đến tình trạng giảm
bớt chênh lệch về lương thông qua tác động qua lại giữa cung và cầu, cả ở những
vùng dân di cư và những điểm nhập cư.
Không may thay, việc phân tích như vậy là không thực tế trong hoàn cảnh của cơ
cấu kinh tế và thể chế của hầu hết các nước thuộc thế giới thứ Ba. Trước tiên,
những nước này phải đương đầu với tình trạng thất nghiệp trầm trọng và triền
miên, với hậu quả là một người di cư thông thường không thể hy vọng có một
công việc lương cao ngay khi đến thành thị. Do đó, rất có thể là khi gia nhập thị
trường lao động thành thị, người di cư hoặc sẽ hoàn toàn thất nghiệp, hoặc sẽ
kiếm việc làm không thường xuyên trong khu vực “truyền thống” của thành thị.
Trước khi đưa ra quyết định di cư, một cá nhân sẽ phải cân nhắc giữa một bên là
những khả năng và những rủi ro của việc trở nên thất nghiệp hoặc bán thất
nghiệp trong một thời gian đáng kể, và bên kia là ưu thế lương cao của thành thị
so với nông thôn. Việc một người di cư thông thường có thể hy vọng sẽ kiếm
được gấp đôi so với thu nhập trung bình hàng năm ở nông thôn có thể sẽ có tác
động nếu như xác suất thực tế của một lao động kiếm được một công việc lương

cao, chẳng hạn như trong thời gian một năm, là 1 trên 5. Như vậy, xác suất thành
công trong việc tìm được một công việc lương cao ở thành thị thực ra sẽ là 20%,
và do vậy, thu nhập “dự kiến có được” ở thành thị của người đó trong thời gian
một năm thực ra là 20 đơn vị (tức là 0.2 x100= 20), chứ không phải là 100 đơn
vị mà một lao động thành thị trong một toàn dụng nhân công hy vọng có được.
Với một khoảng thời gian nhất định và xác suất thành công là 20%, thì việc tìm
một công việc ở thành thị của người di cư sẽ là điều vô lý, cho dù mức chênh
lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là 100%. Mặt khác, nếu như xác suất
thành công, chẳng hạn là 60% để cho thu nhập dự kiến ở thành phố là 60 đơn vị,
thì người di cư kia sẽ hoàn toàn có lý trong việc thử vận may ở thành phố, cho
dù tỷ lệ thất nghiệp có cực kỳ cao đi chăng nữa.
Nếu như bây giờ chúng ta tiếp cận vấn đề một cách thực tế hơn bằng cách đặt ra
một khoảng thời gian dài hơn, đặc biệt có tính đến thực tế là đa số những người


23

di cư đều ở lứa tuổi từ 15 đến 24, thì quyết định di cư sẽ được mô tả trên cơ sở
tính toán thu nhập “ổn định” hơn và lâu dài hơn. Nếu như người di cư xác định
răng, xác suất tìm được việc làm thường xuyên là tương đối thấp trong thời gian
đầu, nhưng sẽ tăng lên nhờ quan hệ ở thành thị của anh ta dần được mở rộng, thì
quyết định di cư của anh ta vẫn là hợp lý, ngay cả khi thu nhập dự kiến của anh
ta thời gian đầu ở có thể thấp hơn mức thu nhập dự kiến ở nông thôn. Chừng nào
mà “giá trị hiện tại” của chuỗi thu nhập dự kiến ở thành thị trong khoảng thời
gian theo kế hoạch của người di cư cao hơn mức thu nhập dự kiến ở nông thôn.
Về bản chất, đây chính là quá trình được mô tả trong hình 1.3
Các nhân tố
bổ sung
(ví dụ đất đai)
Chính sách

của chính phủ
(ví dụ thuế)
Hệ thống xã
hội (tổ chức tư
vấn về việc
thông qua
quyết định)

Lợi ích tâm lý
(ví dụ tiện nghi
của thành thị)
Thu nhập ở
nông thôn

Giáo dục

Thu nhập do
tự làm việc
Xác suất có
việc làm

Khoảng
cách

Tiền
chuyển từ
thành thị về
nôngthôn

Lương ở

thành phố
Thu nhập ở
thành thị

Giao lưu thành
thị nông thôn

Phương tiện
giáo dục v.v

Lợi ích
của di cư

Luồng
thông tin
Giá trị trước
mắt trông thấy
của di cư

Giá trị dự
kiến trước mắt
của di cư

Quyết
định di cư

Chi phí cơ hội
Chi phí sinh hoạt
Chi phí đi lại


Chi phí di cư

Chi phí tâm lý
(ví dụ mạo hiểm,
điều chỉnh xã hội)

Hình 1.3 Sơ đồ phân tích quyết định di cư


24

Ngược lại với việc cân bằng mức lương giữa nông thôn và thành thị như trong
một mô hình thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, sự di cư từ nông thôn ra
thành thị trong mô hình chúng ta có tác dụng như một công cụ làm cân bằng
giữa các mức thu nhập dự kiến ở nông thôn và ở thành thị. Thí dụ, nếu thu nhập
trung bình ở nông thôn là 60 và thu nhập ở thành thị là 120, tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị sẽ cần phải là 50 % để khiến cho việc di cư tiếp không còn có lợi nữa.
Vì các mức thu nhập dự kiến được xác định trên cơ sở cả mức lương lẫn các cơ
hội công ăn việc làm, nên người ra vẫn có thế tiếp tục di cư, bất chấp tỷ lệ thất
nghiệp cao ở thành thị.
Tóm lại, mô hình di cư của Todaro có 4 đặc điểm:
 Di cư chủ yếu được khuyến khích bởi những cân nhắc hợp lý về kinh tế
đối với mối quan hệ lợi ích, và chi phí mà phần lớn là về mặt tài chính, nhưng
cũng cả về mặt tâm lý.
 Quyết định di cư phụ thuộc vào mức chênh lệch “dự kiến” hơn là mức
chênh lệch thực tế về lương giữa vùng nông thôn và thành thị, trong đó chênh
lệch dự kiến được xác định bởi tác động qua lại của hai biến số, đó là chênh lệch
về mức lương thực tế giữa nông thôn và thành thị và xác suất thành công trong
việc tìm việc làm ở khu thành thị.
 Xác suất tìm được việc làm ở thành thị tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thất nghiệp ở

thành thị
 Hiện tượng tốc độ di cư vượt quá tốc độ tăng công ăn việc làm ở thành thị
không những có thể xảy ra mà còn là hiện tượng hợp lý và thậm chí còn có thể
xảy ra trong tình hình thu nhập dự kiến giữa nông thôn và thành thị chênh nhau
đáng kể. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị chính là hậu quả tất yếu của
tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và
thành thị ở các nước chậm phát triển
Vậy mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng
thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại
chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để
giải quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực
kinh tế phi chính thức (Informal Sector)[12]. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các


25

hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự
thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký
với nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe
ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng
nát, đánh giày...
Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khu vực
đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực
kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức.
Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc tại
sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông
thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh
tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả
khi sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triển
không mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xem

là hợp lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà
mô hình Harris – Todaro giả định.
Chúng ta đã thấy được, từ mô hình Harris – Todaro vấn đề di dân tới các thành
phố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trên
phân tích hợp lý lợi ích/chi phí. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó có
thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho việc
đó. Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát dòng lao động nhập cư trong quá trình
đô thị hóa cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề trên cả 03 khu vực kinh tế
bao gồm: khu vực kinh tế đô thị chính thức; khu vực kinh tế đô thị phi chính
thức và khu vực nông thôn. Mô hình này cũng ngụ ý rằng, muốn kiểm soát dòng
lao động nhập cư, cần giải quyết đồng bộ 02 vấn đề lớn đó là cải thiện thu nhập
cho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc làm ở đô thị, tức là tìm cách đưa
các hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập từ khu vực đô
thị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính thức.


×