Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Xã hội hóa nghề nghiệp và xu hướng việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.29 MB, 151 trang )

m
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BHQGttỉi

BÁO CÁO TỒNG HỢP
ĐÈ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUÓC GIA

Đề tài

XÃ HỘI HÓA NGHỀ NGHIỆP VÀ x u HƯỚNG
VIỆC LÀM CỦA SINH VIEN TỐT NGHIỆP
CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số để tài: QG.l^t.36
Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội, 2017
m


m
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐÊ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Đề tài



XÃ HỘI HÓA NGHÈ NGHIỆP VÀ x u HƯỚNG
VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Mã số đề tài: QG.l/r.36
Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Phạm Văn Quyết

Hà Nội, 2017


MỤC LỤC

M CĐẦU..................................................................................................................... 4
1. Đặt vấn đ ề ..............................................................................................................4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 7
2. l.Đ ối tượng nghiên cứu..........................................................................................7
2.2. Phạm vỉ không gian và thời g ia n .......................................................................7
2.3. Phạm vi nội dung................................................................................................. 7
3. víục tiêu nghiên cửu............................................................................................. 7
3. l.Mục tiêu chung.................................................................................................... 7
3.2. Mục tiêu cụ th ể .....................................................................................................8
4. Hách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng...............................8
4. l.Cách tiếp cận........................................................................................................ 8
4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng.......................................................8
4.3 Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạ o .............................................................. 10
Chiơng 1. XÃ HỘI HÓA NGHỀ NGHIỆP VÀ x u HƯỚNG............................ 12
NGÍỀ NGHIỆP CỦA


Cựu SINH VIÊN KHOA HỌC XÃ H Ộ I....................... 12

QIA CÁC NGHIÊN c ứ u ...................................................................................... 12
1.1 Các xu hướng nghiên cứu về xã hội hóa nghề nghiệp.................................... 12
1.2 Nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp và nhu cầu xã hội của lao động nghề
nghệp.......................................................................................................................... 18
1.3 Nghiên cứu về vấn đề xu hướng việc làm và việc làm của sinh viên tốt
nghệp các ngành khoa học xã hội............................................................................ 23
1.4 Luận cứ về sự cần thiết, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề................... 30

1


Chương 2. XÃ HỘI HÓA NGHỀ NGHIÊP - c ơ SỞ LÝ THUYẾT CHO
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA c ự u SINH VIÊN KHOA
HỌC XÃ HỘI............................................................................................................32
2.1. Các khái niệm cơ sở........................................................................................... 32
2.1.1. Xã hội h ó a ...................................................................................................... 32
2.1.2. Nghề nghiệp.................................................................................................... 36
2.1.3. Việc làm...........................................................................................................39
2.1.4. Xã hội hóa nghề nghiệp................................................................................. 42
2.1.5. Khoa học xã hội và đào tạo các ngành khoa học xã h ộ i............................43
2.2. Các quan điểm lý thuyết về xã hội hóa.............................................................47
2.2.1. Xã hội hóa với sự hình thành và phát triển của con người và xã hội...... 49
2.2.2. Các chiều cạnh cơ bản trong các nghiên cứu xã hội hoả........................... 51
2.2.3. Điều kiện tất yếu của xã hội hoá...................................................................54
2.3. Một số quan điểm lý thuyết về xã hội hóa nghề nghiệp................................59
2.3.1. Các hướng tiếp cận trong nghiên cứu về xã hội hóa nghề nghiệp............ 59
2.3.2. Phân đoạn trong quá trình xã hội hóa nghề nghiệp....................................65
Chương 3: x u HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CÁC

NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI............................................................................... 71
3.1. Xu hướng tìm kiếm việc làm .............................................................................71
3.2. Tình trạng việc làm sau tốt nghiệp của cựu sinh viên khoa học xã hội hiện
nay 75

3.2.1. Cơ hội việc làm của cựu sinh viên khoa học xã hội.....................................75
3.2.2. Khoảng thời gian sau tốt nghiệp có việc làm............................................... 78
3.2.3. Xu hướng phù hợp của công việc với ngành nghề đào tạo.........................80
3.2.4. Lý do cựu sinh viên tiếp cận/không tiếp cận được việc là m ....................... 83

2


3.2.5. Xu hướng tham gia các khỏa đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp của cựu
sinh viên khoa học xã h ộ i..........................................................................................86
3.3. Việc làm của cựu sinh viên khoa học xã hội theo lĩnh vực ngành nghề, khu
vực và tính ổn định......................................................................................................88
3.3.1. Theo lĩnh vực ngành nghề.............................................................................. 88
3.3.2. Xu hướng lựa chọn viêc làm theo các khu vực đô thị/nông thôn............... 90
3.3.3. Xu hướng việc làm theo mức độ ổn định của công việc.............................. 91
3.4. Vị trí, vai trò trong công việc và xu hướng thu nhập...................................... 97
3.5. Mức độ hài lòng và sự thích ứng với công việc hiện nay.............................. 102
3.5.1. Sự hài lòng với công v iệc..............................................................................102
3.5.2. Sự thích ứng của cựu sinh viên với công việc hiện n a y.......................... 105
Chưcrng 4. s ự ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VIỆC LÀM VÀ THÍCH ỨNG VỚI VIỆC
LÀM CỦA

Cựu SINH VIÊN KHOA HỌC XÃ H ỘI.........................................111

4.1. Dần nhập.............................................................................................................. 111

4.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu của việc làm.............................................................113
4.2.1. Đáp ímg với yêu cầu của việc làm từ ý kiến đánh giá của cựu sinh viênỉ 13
4.2.2. Các yếu tổ tác động đến mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng với công
việc hiện tại................................................................................................................ 117
4.3. Thích ứng với việc làm của cựu sinh viên khoa học xã h ộ i......................... 122
4.3.1. Thích ứng với việc làm từ ý kiến đánh giá của cựu sinh viên.................122
4.3.2. Tác động của một sổ yếu tổ đến thích ứng với môi trường làm việc của
cựu sinh viên khoa học xã hội.................................................................................. 127
KẾT LUẬN................................................................................................................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ............................................................... 139

3


MỎ ĐẦU

1. Đăt vấn đề
Vào nhũng thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới đã có
những biến đổi to lớn và sâu sắc, ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt
đời sống xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cuộc cách mạng khoa
học công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng. Kinh tế tri
thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết
định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng
sâu rộng; toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình
thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan
xen. Bên cạnh đó cũng hình thành và mạnh lên một xu hướng khác-xu hướng
của chủ nghĩa dân tộc làm cho các quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc ngày

càng trở lên phức tạp, khó lường.
Những vấn đề xã hội nóng, nổi lên như chiến tranh hạt nhân, xung đột sắc
tộc, tôn giáo, tranh giành sự ảnh hưởng, tài nguyên và lãnh thổ, chủ nghĩa khủng
bố cùng thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm, bùng nổ
dân số, đói nghèo... đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia, sự phối
họp tích cực của các nhà khoa học; nhất là sự phối hợp của các nhà khoa học xã
hội cho việc giải quyết các vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, có ý nghĩa thời sự
và sự sống còn của nhân loại.
Khoa học xã hội ngoài việc góp một phần quan trọng tạo ra của cải vật chất
cho xã hội, còn có giá trị định hướng, điều chỉnh và phản biện xã hội hết sức
quan trọng. Hơn bao giờ hết sự tham gia tích cực của khoa học xã hội cho giải
quvết những vấn đề toàn cầu đòi hỏi ngày càng mạnh mẽ và cấp bách hơn.
Thực tế cho thấy khoa học xã hội có liên quan mật thiết đến lĩnh vực văn
hóa, chính trị, xã hội, đạo đức nhân cách, tư tưởng, cội nguồn của dân tộc, nên
4


đảy là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, không thể thiếu được trong hệ thống các
khoa học của một quốc gia. Những sai lầm về kinh tế, kỹ thuật để lại hậu quả
lón. nhưng vẫn có thể khắc phục được trong một thời gian nhất định, không quá
dải. Thế nhưng những sai lầm thuộc về lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa,
giáo dục... tức là khoa học xã hội sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng và lâu
dải. có khi mất đến hàng mấy chục, hàng trăm năm mới khắc phục được.
ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, khoa học xã hội đã
chúng tỏ được những đóng góp quan trọng trong phát triển chung của dân tộc.
Nhát là trong vài chục năm gần đây, khoa học xã hội cũng đã khẳng định được
vị tiế, vai trò đặc biệt quan trọng cho việc định hướng, điều chỉnh con đường
phá: triển của xã hội. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi phát triển chung của xã
hội, của nền khoa học nước nhà, khoa học xã hội còn có nhiều hạn chế và bất
cập tình trạng yếu kém và chưa được coi trọng đúng mức của khoa học xã hội,

nhấ là từ phương diện đào tạo nghề nghiệp và việc làm của người học đang là
một thực tế đáng lo ngại.
Ở góc độ đào tạo nghề nghiệp, lần mở các trang báo hàng ngày chúng ta dễ
dàn' bắt gặp những cụm từ liên quan như đào tạo các ngành khoa học xã hội
đanr bị “lép vế”, đang “bị ế”, “báo động đỏ về đào tạo các ngành khoa học xã
hội /à nhân văn và cần “cấp cứu ngành khoa học xã hội và nhân văn”, phải “cơ
cấu ại”, định dạng lại vị trí của ngành; khoa học xã hội đang rất “thiếu thày giỏi
có tim huyết”, không thu hút được sinh viên giỏi vào học v.v.
Số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như các số liệu về
tuyèi sinh của các Trường Đại học có đào tạo các ngành khoa học xã hội đều
cho thấy sổ thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành khoa học xã hội đang giảm
dần [heo từng năm, số học sinh theo học ban khoa học xã hội trên cả nước giảm
dần.năm học 2006-2007 có 6,41% thì 2 năm sau chỉ còn 2% và mức này dường
như được duy trì cho đến những năm gần đây. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng trên, song nguyên nhân quan trọng nhất là sinh viên khoa học xã
hội ìhi đào tạo ở trường đại học thì vất vả nhưng ra trường rất khó xin được việc
làm hoặc xin được việc làm nhưng lại không phù họp với chuyên môn đào tạo
5


và thường có thu nhập thấp, mức lương không đủ đáp ứng cuộc sống nơi đô thị
(http://www. xaluan. com/).
Ở góc độ việc làm và thực hiện nghề nghiệp, khá nhiều số liệu thống kê về
tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội được
công bố và nhiều trong số đó chỉ ra thực tế sinh viên tốt nghiệp ra trường đều có
thể kiếm được việc làm, nhưng số kiếm được việc làm phù hợp với lĩnh vực
được đào tạo không cao, thậm chí nhiều người làm việc ở những ngành nghề trái
ngược với lĩnh vực được đào tạo. Trong kết quả khảo sát cựu sinh viên khóa
QH-2007-X của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội) tháng 10/2011 cũng cho thấy trong số 1559 người được hỏi chỉ có

3,8% chưa kiếm được việc làm có thu nhập. Tuy nhiên, trong số có việc làm thì
tới 41,5% cho là việc làm không ổn định; đặc biệt có tới 31,2% số người được
hỏi cho rằng kiến thức được đào tạo trong trường đại học ít hữu ích, hoặc không
hữu ích cho công việc hiện tại của họ. Những vấn đề việc làm này rõ ràng không
thể không có nguồn gốc từ chính quá trình đào tạo của cựu sinh viên khoa học
xã hội và quá trình thích ứng với việc làm của họ tại môi trường làm việc ngay
sau khi ra trường,
Xã hội hóa nghề nghiệp là một quá trình thống nhất xuyên suốt giữa quá
trình đào tạo với quá trình thực hiện nghề nghiệp. Nghiên cửu vấn đề “Xã hội
hóa nghề nghiệp và xu hướng việc làm ở sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa
học xã hội Việt Nam hiện nay” cho phép nhận biết được nhóm cựu sinh viên với
hệ thống tri thức tri thức thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội được trang bị trong
các trường đại học sau khi trở thành nguồn nhân lực của “xã hội tri thức” sẽ
được xã hội hóa tiếp tục như thế nào và xu hướng việc làm của họ ra sao trong
xã hội hiện nay. Qua đó, có thể đưa ra những khuyến nghị cải thiện tình trạng
đào tạo khoa học xã hội hướng đến đáp ứng được với nhu cầu của xã hội, tránh
được tình trạng vừa thừa vừa thiếu cán bộ khoa học xã hội như hiện nay; hướng
tới nâng cao chất lượng đào tạo giúp tăng cơ hội thích ứng nghề nghiệp, cũng
như khả năng giải quyết vấn đề việc làm cho trí thức trẻ các ngành khoa học xã
hội ở Việt Nam.
6


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến khái quát các quan điểm lý thuyết về xã hội hóa
nghề nghiệp, từ đó xem xét và phân tích xu hướng việc làm của sinh viên tốt
nghiệp các ngành khoa học xã hội hiện nay.
2.2. Phạm vi không gian và thời gian
Những kết quả nghiên cứu thực nghiệm của đề tài được thực hiện chủ yếu

với số sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội nhân văn ở Hà Nội và
Thènh phố Hồ Chí Minh trong 4 năm gần đây.
2.3. Phạm vi nội dung
Xã hội hóa nghề nghiệp là một phần, một giai đoạn đặc biệt của quá trình
xã hội hóa cá nhân, gắn với gần như suốt giai đoạn trưởng thành, giai đoạn lao
độr.g nghề nghiệp của con người để sản xuất ra các giá trị vật chất và tinh thần
của xã hội. Với đa số mọi người, quá trình xã hội hóa nghề nghiệp cũng có thể
tạrr tách ra làm hai phân đoạn: Phân đoạn chuẩn bị nghề nghiệp và phân đoạn
thự; hiện nghề nghiệp. Điều này được thế hiện rõ nét qua quá trình xã hội hóa
ngtề nghiệp của các cựu sinh viên các trường đại học.
Trong nghiên cứu này, bên cạnh việc khái quát các quan điểm lý thuyết về
xã lội hóa nghề nghiệp, việc phân tích kểt quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ đặt
trọig tâm xem xét những vấn đề xã hội hóa nghề nghiệp của các cựu sinh viên
ngmh khoa học xã hội trong quá trình thực hiện nghề nghiệp. Tất nhiên quá
trìrh này không thể tách rời khỏi quá trình chuẩn bị nghề nghiệp, vì vậy, ở một
số lội dung phân tích việc thực hiện nghề nghiệp có thể được xem như kết quả
tất yếu của quá trình chuẩn bị nghề nghiệp và ở góc độ nào đó sẽ có những tác
độrg nhất định đến quá trình chuẩn bị nghề nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở khái quát, đánh giá các quan điểm lý thuyết về xã hội hóa cá
nhìn, về nội dung, đặc trưng của quá trình xã hội hóa nghề nghiệp, nghiên cứu
hưmg đến phân tích thực trạng xu hướng việc làm cũng như các yếu tố ảnh
7


huỏng đến xu hướng việc làm của cựu sinh viên; từ đó gợi ý các chính sách cho
vắn đề đào tạo và sự thích ứng với việc làm của đội ngũ trí thức trẻ thuộc lĩnh
vục khoa học xã hội.


-

__

3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ hệ thống lý luận và phương pháp luận liên quan đến vấn đề xã hội
hóa cá nhân và xã hội hóa nghề nghiệp; từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho
phân tích xu hướng việc làm ở nhóm sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã
hội khái quát những nội dung, đặc điểm, sự phân kỳ của quá trình xã hội hóa
nghầ nghiệp.
- Phân tích thực trạng xu hướng việc làm gắn với sự chuẩn bị nghề nghiệp
vả iự thích ứng nghề nghiệp ở nhóm sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã
hội
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng (chủ quan - khách quan) đến việc xã hội
hoa nghề nghiệp và xu hướng việc làm ở nhóm sinh viên tốt nghiệp các ngành
khca học xã hội hiện nay
- Đưa ra một số khuyến nghị gợi ý chính sách giúp cho trí thức trẻ khoa học
xã hội về cơ hội việc làm và sự thích ứng với nghề nghiệp.
4.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

4.1. Cách tiếp cận
- Khi xem xét, phân tích vấn đề nghiên cứu, đề tài sử dụng tiếp cận liên
ngàih, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ các hướng tiếp cận của xã hội học (điều
tra,lý giải), tâm lý học và giáo dục học.
- Trong phân tích, giải quyết vấn đề đặt ra, đề tài đặc biệt chú ý đến hướng
tiếp cận xã hội học: lý giải hiện tượng xã hội bằng hiện tượng xã hội (E.
Dưkheim). Đó cũng là nội dung trọng tâm của đề tài: Mối quan hệ tác động qua
lại giữa quá trình xã hội hóa nghề nghiệp với vấn đề việc làm của sinh viên tốt

ngliệp các ngành khoa học xã hội. Khi xem xét xu hướng việc làm của sinh viên
tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài cũng rất
quai tâm phân tích vấn đề ở góc độ tâm lý học, tâm lý xã hội và giáo dục học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
8


Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong trong đề tài:
- Các phương pháp định tính như phân tích tài liệu, quan sát tự do, phỏng
vàn sâu, trao đổi, thảo luận với các chuyên gia nhằm tìm kiếm các thông tin để
giải quyết các nội dung nghiên cứu lý thuyết và một số nội dung cần thông tin
định tính của đề tài liên quan đến những vấn đề về xã hội hóa, xã hội hóa nghề
nghiệp, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và khung lý thuyết về các quan hệ giữa
các vấn đề nghiên cứu, đặc biệt quan hệ giữa quá trình xã hội hóa nghề nghiệp
của cựu sinh viên các ngành khoa học xã hội xã hội tại với vấn đề việc làm, xu
hướng việc làm của họ. Các phương pháp định tính còn giúp khám phá, phát
hiện những chiều cạnh, những yếu tố trong quá trình chuẩn bị nghề nghiệp của
cựu sinh viên khoa học xã hội với xu hướng việc làm của họ, cũng như việc tìm
kiếm, sự thích ứng với công việc và mức thu nhập của họ... Các phương pháp
này cũng giúp để nhóm nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ hon vấn đề khi tiến hành
các công việc thiết kế nghiên cứu, hoặc lý giải bản chất vấn đề khi giải quyết
chúng.
- Các phương pháp định lượng như thống kế, tập họp các số liệu từ các
điều tra trước đó về vấn đề liên quan đến đề tài. Đặc biệt đề tài sẽ tiến hành điều
tra chọn mẫu bằng bảng hỏi định lượng với các sinh viên đã tốt nghiệp các
ngành khoa học xã hội thuộc một số trường đại học đào tạo khoa học xã hội ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang công tác tại 2 thành phố trên và
các vùng lân cận. Các phương pháp định lượng giúp giải quyết phần lớn các nội
dung liên quan đến xu hướng việc làm và mối quan hệ của việc làm với vấn đề
đào tạo, sự thích ứng với công việc, sự hài lòng với công việc, thu nhập, việc

đào tạo bổ sung, đào tạo lại và mối liên hệ giữa đào tạo với vấn đề việc làm của
cựu sinh viên khoa học xã hội
- Phương pháp chọn mẫu được sử dụng theo hướng sau:
+ Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với số lượng 600 (số phiếu sau khi
được làm sạch) cựu sinh viên tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội và nhân văn
chủ yếu ở hai Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà
Nội và Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và ở một số trường đại học
9


khác như Đại học Văn hóa, Đại học Luật (Xem bảng 1 về cơ cấu mẫu). Điều tra
được thực hiện bằng cách gửi bảng hỏi qua E-mail kết hợp với việc kêu gọi sự
cộng tác của các cựu sinh viên qua điện thoại. Danh sách cựu sinh viên tốt
nghiệp cùng Email và số điện thoại của họ được lấy từ phòng Chính trị Công tác
sinh viên của các trường đại học.
r

~

Bảng 1: Cơ câu mâu khảo sát
Các đặc trưng CO’ bản
Năm tôt nghiệp

Trường Đại học

Giới tính

Phân loại tôt nghiệp

Các chỉ báo


Sô lượng

Tỷ lệ %

2014

324

54,0

2013

102

17,0

2012

86

14,3

2011

88

14,7

KHXH&NV-HN


390

65,0

KHXH&NV-HCM

173

28,8

Trường khác

37

6,2

Nam

69

11,5

Nữ

531

88,5

Trung bình


23

3,8

Khá

407

67,9

Giỏi

162

27,0

8

1,3

Có việc làm

531

88,5

Chưa có việc làm

69


11,5

Xuât săc
Tình trang viêc làm

+ Phỏng vân sâu 10 nhà tuyên dụng thuộc các cơ quan doanh nghiệp đã,
đang tuyển dụng và sử dụng sinh viên tốt nghiệp khoa học xã hội ở các trường
đại học Việt Nam.
+ Phỏng vân sâu 10 cựu sinh viên tôt nghiệp trong thời gian gân đây hiện
đang công tác tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Tính mới, tính độc đáo
-

Trên cơ sở các quan điểm lý thuyết, thực tiễn về xã hội hóa cá nhân, đề

tài hướng đến phân tích, khái quát về nội dung, các đặc điểm đặc trưng, sự phân


kỳ của quá trình xã hội hóa nghề nghiệp. Từ đó hình thành cơ sở lý thuyết cho
phân tích xu hướng việc làm của cựu sinh viên các ngành khoa học xã hội Việt
Nam hiện nay. Nói cách khác, việc nghiên cứu xu hướng việc làm của sinh viên
khoa học xã hội sẽ được xem xét dưới góc độ của quá trình xã hội hóa nghề
nghiệp.
-

Đưa ra một bức tranh đầy đủ về vấn đề tìm kiếm việc làm, sự thích ứng

với việc làm, mức độ đáp ứng và sự hài lòng với công việc, lương bổng của đội
ngũ trí thức trẻ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.


11


Chưong 1. XÃ HỘI HÓA NGHÊ NGHIỆP VÀ x u HƯỚNG
NGHÊ NGHIỆP
CỦA c ự• u SINH VIÊN KHOA HỌC
XÃ HỘI



QUA CÁC NGHIÊN c ử u
1.1.

Các xu hướng nghiên cứu về xã hội hóa nghề nghiệp

Nghiên cứu xã hội hóa nghề nghiệp như một tiến trình trong xã hội cá
nhàn
Như đã biết xã hội hóa không phải là quá trình một chiều với sự tác động
của cá nhân vào xã hội hoặc sự tác động của xã hội vào cá nhân, mà nó là quá
trình có tính hai chiều, là sự tương tác qua lại giữa cá nhân và xã hội. Trong quá
trình đó, mỗi cá nhân đều là những người tham gia tích cực vào quá trình xã hội
hóa bản thân. Với việc học hỏi không ngừng để nâng cao hiểu biết về các quy
tắc Kã hội, tích lũy những kinh nghiệm, cá nhân dần tiến tới hình thành các niềm
tin và giá trị văn hóa cho bản thân.
Theo Nguyễn Quý Thanh (1999), tác giả G. Andreeva đã chia quá trình xã
hội hóa cá nhân thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn trước lao động, tính từ khi
cá riiân sinh ra đến khi họ bắt đầu có hoạt động lao động chính thức, nó bao
gồrr. cả tiểu giai đoạn, trong đó cá nhân tham gia các lớp đào tạo nghề nghiệp tại
các trường dạy nghề, trường cao đẳng hay đại học; giai đoạn lao động, tính từ

khi cá nhân bước vào quá trình lao động chính thức cho đến khi kết thúc quá
trình này (về hưu); trong giai đoạn này hoạt động lao động là dạng hoạt động
chủ đạo của cá nhân, sự tương tác xã hội để nắm bắt kinh nghiệm xã hội, các giá
trị, chuẩn mực của xã hội được thực hiện chủ yếu tại các đơn vị, các tổ chức lao
động nghề nghiệp; giai đoạn sau lao động, tính từ khi cá nhân về hưu, quá trình
xã h3i hóa vẫn tiếp tục trong môi trường giai đình và các nhóm thành viên.
Nhiều tác giả nghiên cứu về xã hội hóa nghề nghiệp đã coi đây là một
phầr, một tiến trình quan trọng trong quá trình xã hội hóa cá nhân kể từ khi cá
nhâr sinh ra cho đến khi mất đi. Đây là thời kỳ gắn với giai đoạn trưởng thành
của nỗi cá nhân. Nhờ đó cá nhân tham gia các hoạt động lao động xã hội theo
các Ìgành nghề trong xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội.
Bên cạnh những đóng góp cho xã hội bằng sức lao động và kỹ năng nghề nghiệp
12


của mình, cá nhân cũng nhận được từ xã hội tiền lương và các giá trị vật chất và
tinh thần cho việc nuôi sống và sự phát triển của chính cá nhân và gia đình họ.
Ngay trong tiến trình xã hội hóa nghề nghiệp của cá nhân, cũng có thể được chia
thàih các giai đoạn khác nhau.
Nghiên cứu các giai đoạn xã hội hóa nghề nghiệp, các nhà nghiên cún đã
chỉ ra 3 giai đoạn mà cá nhân phải trải qua: (Dubar,

c.

2002; Feldman, 1976;

Porter el al., 1975 ; Schein, 1980; Van Maanen, 1976 ; Wanous, 1980; Bùi Thị
Hồig Thái và Trần Thị Minh Đức, 2014)
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền xã hội hóa: Là giai đoạn cá nhân tìm kiếm các
thông tin, lựa chọn nghề nghiệp. Đây cũng là lúc cá nhân xem xét khả năng thực

tế và những mong đợi của mình đối với môi trường làm việc tương lai dựa trên
những kinh nghiệm của bản thân và những giá trị cá nhân.
Giai đoạn 2: Giai đoạn làm quen, tương thích: Cá nhân bước vào các cơ
qum, tổ chức nghề nghiệp, chuyển từ vị trí “người ngoài” sang vị trí “người mới
vào”. Trong giai đoạn này cá nhân trải nghiệm và phải vượt qua sự chênh lệch
giũa mong đợi của cá nhân với thực tế của công việc và tổ chức. Cá nhân phải
giả quyết hàng loạt công việc để làm quen, để hội nhập vào môi trường lao
độrg mới. Đầu tiên là học hỏi để làm chủ nhiệm vụ được giao, tiếp đến là hoàn
thién kỹ năng theo mô hình hành vi phù hợp với vị trí nghề nghiệp của cá nhân,
đồrg thời cũng xây dựng và duy trì mối quan hệ hài hòa với đồng nghiệp, thích
ứng với các giá trị của tổ chức lao động nghề nghiệp. Trong quá trình làm quen
với môi trường mới, cá nhân sẽ được tổ chức trợ giúp bằng những chiến lược
địrii hướng nghề, đào tạo nghề cụ thể.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thực hiện vai trò hay giai đoạn chấp nhận lẫn nhau
hoic là giai đoạn thích ứng (cách gọi của các tác giả khác nhau). Giai đoạn này
chc thấy sự hòa nhập nghề nghiệp của cá nhân. Lúc này, cá nhân phải giải quyết
nhíng mâu thuẫn và do dự bằng việc chứng tỏ một sự đồng nhất về mặt nghề
ngaiệp phù hợp với chuẩn mực, yêu cầu của tổ chức.
Trên cơ sở sự phân đoạn tiến trình xã hội hóa tổ chức của Feldman (1976),
Bù Thị Hồng Thái và Trần Thị Minh Đức (2014) đã phân tích 3 giai đoạn của
13


quá trình năm băt hành vi nghê nghiệp của nhóm nữ trí thức trẻ ở Việt Nam. Đó
là giai đoạn tiền xã hội hóa, giai đoạn điều tiết và giai đoạn làm chủ vai trò.
Cách nhìn trên phần nào cho thấy sự phù họp với quan điểm của Andreeva
troing phân đoạn tiến trình xã hội hóa cá nhân dựa trên quá trình tham gia hoạt
động lao động của con người, khi nói đến tiểu giai đoạn giáo dục nghề nghiệp
trong giai đoạn trước lao động và việc thực hành nghề nghiệp trong giai đoạn
lao động. Với việc phân chia 3 giai đoạn của quá trình xã hội hóa nghề nghiệp

đổi với cá nhân từ chuẩn bị nghề nghiệp đến làm quen và thực hành nghề
nghiệp, các tác giả đã hướng đến sự khẳng định xã hội hóa nghề nghiệp là một
tiến trình liên tục với các phân đoạn cụ thể.
Nghiên cứu xã hội hóa nghề nghiệp theo nội dung nghề nghiệp hay theo
các lĩnh vực thuộc xã hội hóa nghề nghiệp
Nei Smelser cho rằng xã hội hóa là quá trình cá nhân học cách thức hành
động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ cho việc thực hiện các mô hình
hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải diễn trong cuộc đời
mình (Theo Nguyễn Quý Thanh, 1999). Như vậy ở từng xã hội cụ thể, mỗi một
ngành nghề, mỗi một vị trí lao động nghề nghiệp đòi hỏi, yêu cầu những mô
hình hành vi tương ứng với vai trò xác định trong tổ chức lao động nghề nghiệp
mà cá nhân cần phải thực hiện.
Hướng nghiên cứu này nổi bật với quan điểm lý thuyết của Volpert (1975),
Van Maanen (1976), Michael Frese (1982), Noeth & Prediger (1978) và Howell
et al. (1977), Nicholson (1984), Templin & Richards (2014) về sự chuyển tiếp
vai trò nghề nghiệp, sự phát triển, sự hòa nhập và học các vai trò, việc nắm bắt
các nhiệm vụ thuộc vị thế công việc, sự ảnh hưởng của công việc lên các hoạt
động và sự phát triển của các vai trò, trách nhiệm của các cá nhân để thích nghi
và phù hợp trong cấu trúc xã hội.
Một người bắt đầu công việc sẽ đảm nhiệm một vai trò và học tập các giá
trị mới. Điều này đã được nhấn mạnh nhiều lần trong các ngành khoa học xã hội
(Van Maanen, 1976). Học một công việc có nghĩa là đạt được vị trí với tất cả
các giá trị liên kết với nó. Ví dụ, những người trở thành giáo viên học cách xác
14


Các hoạt động chuẩn bị trực tiếp bao gồm: Việc thu thập thêm kiến thức về công
việc trong tương lai, tưởng tượng xem bạn sẽ làm gì trong công việc và điều
chỉnh quan điểm của mình về những gì có thể đạt được (Noeth & Prediger, 1978
và Howell et al., 1977). Sự xã hội hóa trước mắt của loại hình này nên được bao

gồm trong định nghĩa của chúng ta về xã hội hoá nghề nghiệp, bởi vì nó sự
chuẩn bị trực tiếp của mỗi các nhân cho công việc. Các hoạt động chuẩn bị gián
tiếp trong trường học và gia đình không nên có trong định nghĩa xã hội hoá nghề
nghiệp.
Bên cạnh đó, từ định nghĩa xã hội hóa nghề nghiệp, Frese (1982) đã chỉ ra
việc phản ứng đối với nơi làm việc phụ thuộc phần nào vào tính cách. Mặt khác,
tính cách không phải là cái gì đó tĩnh nhưng lại chịu ảnh hưởng của tình hình
công việc. Thuật ngữ "nhân cách" trong cuộc thảo luận này về xã hội hóa nghề
nghiệp được sử dụng theo nghĩa rộng, bao gồm các giá trị tương đối bền vững,
khuynh hướng hành vi tổng quát, các giản đồ và phản ímg xúc cảm. Do đó,
Frese đã đề cập đến sự ảnh hưởng của công việc đến một số các lĩnh vực như
ảnh hưởng đối với các hoạt động của cá nhân, đối với nhận thức và với cảm xúc
của cá nhân.
Nghiên cứu xã hội hóa nghề nghiệp từ góc độ xã hội hóa tổ chức
Đào tạo, nắm bắt và phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân được thực hiện
bởi các thiết chế và các tổ chức lao động xã hội nghề nghiệp. Ở góc độ khác, các
cá nhân được xã hội tổ chức đào tạo cách thức làm việc để hoàn thành vai trò lao
động của mình. Theo hướng này một số tác giả xem xã hội hóa nghề nghiệp
dưci góc độ xã hội hóa tổ chức (Perrot, 2005; Van Maanen, 1976 và Van
Maanen & Schein, 1979; Zeichner, 1979; Lee & Curtner-Smith, 2011; Graber,
1991; Schempp & Graber, 1992; Bùi Thị Hồng Thái và Trần Thị Minh Đức,
20114...)
Perrot (2005) cho rằng: “Xã hội hóa tổ chức là quá trình cá nhân học tập
nhũng cách thức làm việc, được chỉ bảo về những gì được cho ỉà quan trọng
trong tổ chức nói chung và trong nhóm làm việc mà mình thuộc về nói
rỉêrg”Ợ\\QO Bùi Thị Hồng Thái và Trần Thị Minh Đức, 2014). Như vậy, xã hội
16


hóa tổ chức là quá trình tổ chức đào tạo, huấn luyện cho cá nhân về vai trò nghề

nghiệp. Theo một nghĩa rộng hơn, xã hội hóa tổ chức là quá trình cá nhân tiếp
nhận những kiến thức và hình thành những năng lực cần thiết để đảm nhận vai
trò của mình trong tổ chức
Van Maanen (1976) và Van Maanen & Schein (1979) mô tả giai đoạn đầu
tiên trong một tổ chức mới là thời kỳ có ảnh hưởng nhất của “xã hội hóa tổ
chức”. Họ cho rằng việc xã hội hóa rất mạnh mẽ hơn trước và sau một ranh giới
cụ thể trong tổ chức. Mặt khác, ảnh hưởng của cá nhân lên tổ chức là cao nhất ở
các điểm cách xa ranh giới này. Các tác giả đặc biệt quan tâm đến các chiến
lược có mục đích và không có mục đích của xã hội hóa các thành viên mới vào
tổ chức. Thật ra, rất hữu ích khi hỏi những ảnh hưởng xã hội ở tầm xa của các
chiến lực quản lý có liên quan đến nhân cách của những người lao động, người
đang chịu ảnh hưởng của chiến lược
Lý thuyết về các “sách lược xã hội hóa” của Maanen và Schein (1979) là
xã hội hóa nghề nghiệp, là chính sách mà tổ chức áp dụng để gây ảnh hưởng và
“làm khuôn” cho người lao động. Tóm lại là những chiến lược của tổ chức giúp
cho người mới vào dễ dàng hòa nhập với công việc, với tổ chức. Theo đó, có 6
chiến lược: Tập thể - cá nhân; Chính thức - phi chính thức; Đồng bộ - không
đồng bộ; Cố định - thay đổi; Tập hợp - tách biệt; Đầu tư - không đầu tư
Louis (1980) coi xã hội hóa nghề nghiệp như một tiến trình nhận thức hợp
lí hóa bởi người lao động, người có ý định đóng góp vào môi trường xã hội mới,
nói cách khác, người lao động tập trung vào vai trò của những mong đợi của bản
thân từ khi bước chân vào tổ chức.
Quá trình biện chứng làm nổi bật sự thật là, trong khi các tổ chức xã hội có
tác động đến cá nhân, các cá nhân cũng có tác động tương ứng đối với các tổ
chức. (Zeichner, 1979). Kết quả là cả hai quan điểm trên đều được thay đổi và di
chuyển gần nhau hơn. Tuy nhiên, cần phải nhận ra rằng, độ mạnh yếu của các
mối quan hệ trong một quá trình biện chứng thường không bằng nhau. Thông
thường, Cơ cấu tổ chức có quyền lực vượt qua cá nhân và có khả năng chống lại
sự thay đổi. Vì vậy, cá nhân có thể dễ đần? :thay-ẩểỉ-4aỉ-kaa_so với tổ chức
*

J
J
7 ^ Ọ c q u ọ c g ia h a n ọ ì 1
j g U N 6 J ÂM IHÒNG TIN ĨHƯVỊẸN

. . vwC:

(ũnnnnMỈ

17


(Schempp & Graber, 1992). Ngoài ra, vì các cá nhân thường không có quyền lực
để thách thức các cơ cấu tổ chức, chẳng hạn như các quy tắc chi phối các
chirơng trình giáo dục công lập hoặc trường công. Vào lúc đó, họ buộc phải sử
dụng các chiến thuật bí mật để đòi lại quyền lợi và chống lại xã hội hóa (Lee &
Curtner-Smith, 1997, Graber, 1991).
Ở Việt Nam, trên cơ sở tiếp cận xã hội hóa nghề nghiệp từ góc độ xã hội
hóa tổ chức và sự phân đoạn tiến trình xã hội hóa tổ chức của Feldman (1976),
Bùi Thị Hồng Thái và Trần Thị Minh Đức (2014) đã tiến hành phân tích xu
hướng hành vi nghề nghiệp, sự thích ứng vai trò trong tổ chức lao động nghề
nghiệp của nhóm trí thức trẻ và đã chỉ ra rằng nhóm nữ trí thức làm việc trong
cơ quan Nhà nước có thời gian thích ứng với công việc kéo dài, có xu hướng
làm một lúc nhiều công việc cho nhiều nơi khác nhau và mất nhiều thời gian để
làm chủ công việc của mình. Còn đối với nhóm nữ trí thức làm việc cho các đơn
vị tu nhân hoặc liên doanh, có xu hướng tự xin việc dựa vào khả năng của bản
thân và có thời gian thích ứng với công việc ngắn. Họ là những người đã từng
trải Ighiệm về những thay đổi về công việc trong quá khứ và có xu hướng thay
đổi (ông việc trong tương lai, Họ được xã hội hóa trong môi trường lao động đòi
hỏi ạr phấn đấu cao về bền bỉ nên họ thường sớm phát triển về nghề nghiệp.

Có thể nói còn nhiều công trình nghiên cứu của các học giả quốc tế và Việt
Narr về quá trình xã hội hóa nghề nghiệp với những tiếp cận khác nhau. Những
nghiỉn cứu đó đều là những khái quát lý thuyết có tính bao quát chung về vấn đề
xã h)i hóa nghề nghiệp. Chúng sẽ là sự cần thiết và hữu ích để triển khai và cụ
thể lóa cho các nghiên cứu liên quan đến những lĩnh vực riêng biệt trong những
điều kiện lịch sử cụ thể
1.2.

Nghiên cứu về đào tạo nghề nghiệp và nhu cầu xã hội của lao động

nghỉ nghiệp
Đào tạo nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp, tuy là 2 giai đoạn tách biệt
nhai trong quá trình xã hội hóa nghề nghiệp của cá nhân, song thực tế đó là quá
trìrử liên tục, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đào tạo nghề nghiệp là cơ sở
cho việc thực hành nghề nghiệp và chính việc thực hành nghề nghiệp của cá
18


nhân lại tác động thúc đẩy nâng cao chất lượng, tạo ra các yêu cầu đối với công
tác đào tạo. Thúc đẩy sự gắn kết mối quan hệ này giúp nâng cao hiệu quả quá
trình xã hội hóa nghề nghiệp của cá nhân.
Trong thời gian gần đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều
công trình, bài viết, hội thảo khoa học hướng tới chủ đề đào tạo đáp ứng nhu cầu
xã hội... Hầu hết các nghiên cứu đó hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp nhắc đến tiếp
cận theo phương pháp CDIO. Thuật ngữ CDIO ban đầu được hình thành
tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Sau đó CDIO được phổ biến rộng rãi
một cách nhanh chóng và trở thành mạng lưới họp tác quốc tế của các trường
đại học trên khắp thế giới áp dụng cùng một khuôn khổ. Armstrong P.J, R.J.
Kee, R.G. Kenny and G. Cunningham (2005), Edward Crawley(2002), Edvvard
Cravvley, Johan Malmqvist; Sốren Ồstlund; Doris Brodeur (2007), Ron Hugo

Peter Goodhevv (2010), Zha Jianzhong (2008) và nhiều nhà tác giả khác đã giới
thiệu về tiếp cận CDIO, lợi ích của tiếp cận này khi áp dụng nó cho các trường
đại học.
Thực chất CDIO (Conceive - hình thành ý tưởng; Design - thiết kế ý
tưởng; Implement - thực hiện; Operate - vận hành) là một giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra
(CĐR) để thiết kế chương trình và phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa
học. CDIO là một sáng kiến mới cho giáo dục, là một hệ thống các phương pháp
và hình thức tích lũy tri thức, kỹ năng trong việc đào tạo sinh viển để đáp ứng
yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Quy trình này được xây dựng một cách
khca học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng thể, có thể áp dụng để xây dựng
qu) trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành kỹ sư (với
nhũng sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết), trong đó có khối ngành khoa học xã
hội, kinh tế....
Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau:
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyến dụng, từ
đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử
dụrg nguồn nhân lực;
19


Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với
cá; “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi
truòng làm việc luôn thay đổi;
Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được
xâỵ dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào
tạc sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ;
Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình
vớ’ ;huyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất
lượr.g giáo dục đại học lên một tầm cao mới.

Ớ Việt Nam, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước một số tác giả đã đề
cập ỉến quá trình giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề và sự thích ứng
với nôi trường lao động (Lê Viết Khuyến, 1997; Lê Khánh Bằng, 1997; Vũ văn
Tảo, 1997). Hầu hết đã nhắc đến nhũng vấn đề về phương pháp giảng dạy, học
tập c đại học, nội dung, mục tiêu chương trình đào tạo cao đẳng đại học phù hợp
với Yêu cầu của xã hội và thời đại.
Trong khoảng chục năm gần đây trước yêu cầu đào tạo đáp ứng nhu cầu xã
hội ''à nâng cao chất lượng đào tạo nhiều nghiên cứu, bài viết, hội thảo đã hướng
đến rao đổi, làm rõ các chủ đề này trên cơ sở thực tế Việt Nam. Theo đó tiếp
cận CDIO cũng được nhiều tác giả lý giải và bàn cách áp dụng phù hợp với các
lĩnh /ưc đào tạo và điều kiện thực tế của từng trường. Võ Văn Thắng (2012) với
côn£ trình: Tiếp cận CDIO để nâng cao chất lượng đào tạo đại học cao đẳng ở
Việt nam, đã chỉ ra CDIO không chỉ cung cấp một chuẩn đầu ra mà còn là một
hướig dẫn rõ ràng về quy trình tổ chức đào tạo, quản lý giáo duc.
CDIO rất hữu ích trong việc triển khai chương trình đào tạo hiệu quả, là
một xong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên,
quy rình và cách áp dụng CDIO cho xây dựng chương trình, cho tổ chức đào
tạo li vấn đề mới đối với các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam và đó thực sự
là nlững thách thức lớn. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (2010) với Cải
cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận
CDL); Hồ Bảo Quốc, Lê Hoài Bắc Khoa (Đại học Khoa học Tự nhiên,
20


ĐHQGHCM) với Một sổ kỉnh nghiệm xây dựng đề cương môn học theo CDIO
đềa hướng đến việc áp dụng phương pháp CDIO trong giải quyết các nhiệm vụ
của giáo dục đại học và coi đó là tiếp cận hiệu quả để gắn kết đào tạo đại học
vói nhu cầu xã hội, tạo khả năng tốt nhất cho sinh viên tốt nghiệp tìm kiếm và
thích ứng với công việc của các cơ quan, doanh nghiệp.
Những nghiên cứu việc gắn kết đào tạo với nhu cầu xã hội là phần quan

trọng trong việc nâng cao chất lượng, thực hiện đổi mới giáo dục đại học. Tác
già Mguyễn Công Khanh (2010) đã có một số phát hiện từ kết quả khảo sát sinh
viên đại học sư phạm Hà Nội tốt nghiệp năm 2009 cho thấy mức độ đáp ứng nhu
cầu xã hội chưa cao. Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại
học của tác giả Đào Trọng Thi (2011), tác giả Nguyễn Thị Tuyết Chinh (2011)
cho rằng “Đào tạo theo nhu cầu xã hội” là bước đột phá để nâng cao chất lượng
giác dục. Sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng rất cần thiết trong
việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, sự họp tác này sẽ giúp các cơ sở đào tạo nắm
bắt lược yêu cầu của người sử dụng lao động cần gì? Nên đào tạo như thế nào
để cáp ứng nhu cầu xã hội thì một số trường đại học cần phải thay đổi chương
trìní đào tạo.
Mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục là nâng cao chất lượng đào
tạo <ỉáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tiếp cận CDIO cũng được coi là
một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở
xác lịnh chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách
hiệu quả. Đào tạo theo mô hình CDIO, sinh viên tốt nghiệp cần phải đạt những
tiêu^huẩn về kỹ năng, kiến thức để đáp ứng yêu cầu việc làm.
Bên cạnh đó, một trong những đổi mới của giáo dục đại học hiện nay là
xây iựng chuẩn đầu ra, tiêu chí để xây dựng và thiết kế chuẩn đầu ra là dựa trên
ý kiìn của xã hội về kỹ năng, kiến thức, năng lực theo yêu cầu của ngành nghề
đào tạo. Nhiều tác giả đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chuẩn đầu ra
nhưtác giả Cao Thị Việt Hương (2012), Đoàn Ngọc Khiêm và Đoàn Thị Minh
Trim (2012), điểm mạnh của nghiên cứu trên là đã nêu lên việc triển khai chuẩn
đầu ra tiếp cận CDIO trong xây dựng chương trình đào tạo nhằm đáp ứng nhu
21


cầu xã hội. Mặt khác, một trong những nội dung quan trọng của tiếp cận CDIO
là xây dựng chuẩn đầu ra hướng tới điều tra, nghiên cứu ý kiến người tuyển
dạng lao động... Theo tiếp cận này quá trình đào tạo nghề nghiệp sẽ thực hiện

theo chuẩn đầu ra, nghĩa là đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động nghề
nghiệp. Do chuẩn đầu ra được xây dựng theo hướng tiếp cận nhu cầu xã hội, nên
chương trình đào tạo cần được thay đổi để phát huy năng lực của sinh viên tốt
nghiập đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng lao động trong quá trình tuyển
dụng.
Điểm mạnh của các nghiên cứu về đào tạo theo nhu cầu xã hội, tiếp cận
CDIO là chỉ ra mục tiêu đào tạo đáp ứng được yẽu cầu của người sử dụng lao
động. Dựa vào các nghiên cứu trên cho thấy phương pháp đào tạo theo như cầu
xã hội, tiếp cận CDIO là dựa trên ý kiến người sử dụng lao động để xây dựng
chuán đầu ra và trên cơ sở đó chương trình đào tạo được thiết kế và xây dựng.
Đây là quy trình ngược so với trước đây là thiết kế, xây dựng rồi mới đánh giá
chương trình đào tạo. Điều này chứng tỏ người sử dụng lao động hay mức độ
thích ứng với môi trường lao động trong tổ chức phần nào ảnh hưởng đến việc
xây iựng và phát triển chương trình đào tạo.
Tóm lại, qua phân tích các nghiên cứu mổi quan hệ giữa quá trình đào tạo
nghé nghiệp và thực hành nghề nghiệp, tiếp cận CDIO cho việc nâng cao chất
lượrg đào tạo nghề nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng cũng như yêu cầu
của Ìgười sử dụng lao động, môi trường lao động nghề nghiệp đối với quá trình
đào tạo nghề nghiệp đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Hầu
hết các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 giai đoạn này của xã
hội lóa nghề nghiệp; Thúc đẩy sự gắn kết giữa chúng là cơ sở để năng cao chất
lượig đào tạo, chất lượng lao động nghề nghiệp; sử dụng tiếp cận CDIO là một
tron* những tiếp cận được sử dụng rộng rãi hiện nay, giúp nâng cao hiệu quả
quátrình xã hội hóa nghề nghiệp của cá nhân, ở Việt Nam hiện nay cho thấy có
khomg cách khá lớn giữa yêu cầu của lao động, môi trường lao động so với việc
đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ
dìm' lại ở mức độ nào đó trong việc đánh giá nội dung, phương thức đào tạo
22



hoặc đánh giá phần nào mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu
của thị trường lao động. Những vấn đề liên quan đến sự thích ứng của cựu người
học và tác động của quá trình thực hiện nghề nghiệp đến quá trình đào tạo nghề
nghiệp chưa được quan tâm và khai thác nhiều từ các nhà nghiên cứu.
1.3.

Nghiên cứu về vấn đề xu hướng việc làm và việc làm của sinh viên

tốt nghiệp các ngành khoa học xã hội
Nghiên cứu về yêu cầu của thị trường lao động và khả năng làm việc của
sinh viên tốt nghiệp
ở thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu về vấn đề việc làm đối với sinh
viên tốt nghiệp đa số liên quan đến các kỹ năng sống và làm việc. Katz (1974)
đã đưa ra 3 yêu cầu cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp là: Kỹ năng sử dụng
phương tiện kỹ thuật, kỹ năng quan hệ giao tiếp trong công việc và kiến thức cơ
bản đạt được ở sinh viên tốt nghiệp. Tác giả Analoui (1993) đã bổ sung thêm 3
kỹ r.ăng mà thị trường lao động quan tâm ở sinh viên tốt nghiệp là: kỹ năng quan
hệ hợp tác trong công việc, kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng phân tích giải
quyết công việc. Cùng quan điểm trên, 2 tác giả Carmichael và Routledge
(19°3) cho rằng môi trường làm việc mang tính cạnh tranh khá cao nên ngoài
khả năng giao tiếp thì bản thân sinh viên tốt nghiệp phải cần có kỹ năng cạnh
tranh và kiểm soát, động cơ làm việc và đặc biệt phải có kỹ năng đổi mới suy
ngK hợp lý để phù hợp với những thay đổi của thực tế. Năm 2012, tác giả
Kunpikaitẻ và Ribeiro đã kế thừa và tổng hợp các nghiên cứu kỹ năng cần thiết
cho sinh viên tốt nghiệp từ các tác giả trên.
Năm 2011, tác giả Nguyễn Thế Dũng và Trần Thanh Tòng đã tiến hành
ngiiên cứu các yêu cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ở
V iệ Nam ngành Quản lý kinh tế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy người sử
dụm* lao động kì vọng sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý/kinh tế có tổng cộng
17 tỹ năng cần thiết được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm kỹ năng cơ bản;

Nhem năng lực giá trị gia tăng; Nhóm dành cho lãnh đạo tương lai. Điểm mạnh
củ;a nghiên cứu này là nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích nội dung
từ các mẫu tuyển dụng, từ đó nhóm tác giả này đã đưa ra yêu cầu của người sử
23


dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
thị trường lao động rất cần sinh viên tốt nghiệp có năng lực để mang lại hiệu quả
trong công việc như năng lực phân tích và tổng hợp vấn đề.
Theo hướng nghiên cứu trên, tác giả Trần Khánh Đức (2012) đã đưa ra mô
hình năng lực của sinh viên tốt nghiệp được cấu tạo dựa trên 3 thành tố cơ bản
đó là: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ngoài ra, nghiên cứu này khẳng định bên
cạnh năng lực chung và năng lực chuyên biệt sinh viên tốt nghiệp cần có những
năng lực nghề nghiệp cần thiết khác như năng lực thích ứng để có thể hòa nhập
vào thế giới nghề nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, điểm hạn chế của
nghiên cứu này là đưa ra những yêu cầu cụ thể của người sử dụng lao động đối
với sinh viên tốt nghiệp, chưa đề cập và phân tích mức độ phù hợp của sinh viên
tốt nghiệp so với yêu cầu của người sử dụng lao động như thế nào.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên là nêu ỉên yêu cầu của thị trường lao động
đối với sinh viên tốt nghiệp không chỉ là bằng cấp chuyên môn mà còn là những
kỹ năng làm việc cần thiết khác. Đặc biệt, kỹ năng hợp tác và giao tiếp của sinh
viên tốt nghiệp được hầu hết các tác giả nhắc đến và xem đây là một trong
nhũng kỹ năng quan trọng không thể thiếu. Các nghiên cứu liên quan đến yêu
cầu của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp đã chỉ ra yêu cầu về các
kỹ r.ăng cần thiết cho sinh viên tốt nghiệp, có thể nói đây cơ sở lý luận đầu tiên
và la kênh thông tin cần thiết để các trường đại học xem xét hướng đến mục tiêu
đào tạo để sinh viên tốt nghiệp có thể hòa nhập và tiếp cận thực tiễn.
Giáo dục đại học được xem là một công cụ hiệu quả để tăng cường khả
năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp, tạo cơ sở để sinh viên tốt nghiệp nhanh
chóng hội nhập với môi trường lao động mới. Bên cạnh ảnh hưởng của quá trình

chuản bị nghề nghiệp, việc thúc đẩy khả năng làm việc của sinh viên tốt nghiệp
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác liên quan đến môi trường làm việc. Fugate
và các cộng sự (2008) đã đưa mô hình lý thuyết về khả năng làm việc (CPS)
đượ; xác định bởi các yếu tố (hình 1.1) sau: Bản sắc nghề nghiệp (Career
idertity) - Thích ứng cá nhân (Personal adaptability) - v ố n hiểu biết về xã hội
và con người (Social and human Capital).
24


×