Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phan Tiến Thành

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Phan Tiến Thành

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG TỈNH THÁI BÌNH
LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số:
60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN

Bằng sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình,đặc biệt là trong quá trình học tập, nghiên cứu và xây dựng luận
văn,đến nay, luận văn của tôi đã được hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn Thụy,
Trưởng bộ môn Sinh thái môi trườngđã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tập thể Khoa Môi trường, Bộ mônSinh thái
môi trường đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện
đề tài và hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Tổng cục Môi trường,
Văn phòng Tổng cục, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường
tỉnh Thái Bình cũng đã giúp tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin được trân
trọng cảm ơn với sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài và xây dựng luận văn, vì những lý do chủ
quan và khách quan cũngnhư hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai
sót. Tôi rấtmong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để luận văn này được
hoànthiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2017
Học viên

Phan Tiến Thành


DANH MỤC TỪ NGỮ VIÊT TẮT


BĐKH
BTNMT

Biến đổi khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN

Cụm công nghiệp

CNH

Công nghiệp hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

DT

Diện tích


EEA

Tổ chức Môi trường châu Âu

HĐH

Hiện đại hóa

HST

Hệ sinh thái

KCN

Khu công nghiệp

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

MT

Môi trường

MTV


Một thành viên

NGTK

Niên giám thống kê

NOAA

Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ

NT

Nuôi trồng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

RNM

Rừng ngập mặn

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3

1.1. Tổng quan hƣớng nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng, phát triển
bền vững, biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam.................................. 3
1.1.1. Các hướng nghiên cứu về hiện trạng môi trường, biến đổi khí hậu
và phát triển nông nghiệp bền vững .......................................................... 3
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sản
xuất nông nghiệp ....................................................................................... 7
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................................ 12
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 12
1.2.2. Các điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 16
1.2.3. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Thái Bình ................................ 18
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 21

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 21
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 21
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 22
1. Phương pháp kế thừa, tổng quan tài liệu............................................. 22
2. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR ............................................. 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 25

3.1. Các động lực (D) chi phối tới môi trƣờng khu vực nghiên cứu .......... 25
3.1.1. Thực trạng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình. 25



3.1.2. Các khó khăn, vướng mắc và định hướng phát triển nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới ....................................... 34
3.2. Những áp lực (P) của biến đổi khí hậu đến tỉnh Thái Bình ................ 36
3.2.1. Khung Kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình ......................... 36
3.2.2. Các hệ sinh thái chính ven biển Thái Bình có khả năng chịu ảnh
hưởng mạnh của BĐKH .......................................................................... 37
3.2.3. Một số biểu hiện của BĐKH tỉnh Thái Bình ................................ 39
Hình 1. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Thái Bình qua các năm . 39
3.2.4. Ảnh hưởng của BĐKH tới các hệ sinh thái ven biển Thái Bình .. 41
3.3. Hiện trạng môi trƣờng (S) tỉnh Thái Bình ........................................... 44
3.3.1. Hiện trạng môi trường nước tỉnh Thái Bình ................................. 44
3.3.2. Hiện trạng môi trường không khí tỉnh Thái Bình ......................... 59
3.3.3. Hiện trạng môi trường đất tỉnh Thái Bình .................................... 65
3.3.4. Hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Thái Bình ................................. 67
3.4. Tác động (I) của môi trƣờng và biến đổi khí hậu đối với ngành
nông nghiệp của tỉnh Thái Bình ................................................................... 71
3.4.1. Tác động do ô nhiễm môi trường nước......................................... 71
3.4.2. Tác động do ô nhiễm môi trường không khí ................................ 73
3.4.3. Tác động do ô nhiễm môi trường đất ............................................ 73
3.4.4. Tác động của ô nhiễm môi trường đối với các hệ sinh thái và tác
động do suy thoái đa dạng sinh học ........................................................ 74
3.5. Đề xuất một số giải pháp (Đáp ứng - R) nhằm định hƣớng phát
triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu .......... 74


3.5.1. Lập kế hoạch thích ứng với BĐKH, đánh giá tính dễ bị tổn thương
và phân vùng khả năng ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái
ven biển Thái Bình .................................................................................. 75
3.5.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường vùng
ven biển Thái bình, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho từng

đối tượng phát triển ................................................................................. 76
3.5.3. Chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn
theo quy hoạch vùng; bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn ven biển, từng
bước phủ xanh đất trống, bãi cát ven biển .............................................. 77
3.5.4. Thay đổi biện pháp canh tác và cơ cấu cây trồng, vật nuôi .......... 77
3.5.5. Một số giải pháp khác ................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 81


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng
khí hậu ............................................................................................................... 5
Bảng 2. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 - 2007)
........................................................................................................................... 9
Bảng 3. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta ............. 10
Bảng 4. Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai .......................................... 11
Bảng 5. Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnh Thái Bình ........ 26
Bảng 6. Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh qua một số năm ......................... 28
Bảng 7. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá hiện hành) ........................ 30
Bảng 8. Diện tích mặt nước và sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Thái Bình
......................................................................................................................... 31
Bảng 9. Sản lượng thủy sản khai thác phân theo huyện, thành phố ............... 33
Bảng 10. Nồng độ các chất hữu cơ trên sông Hồng trong năm 2014 ............. 45
Bảng 11. Nồng độ các chất hữu cơ trên sông Hóa - sông Luộc trong năm 2014
......................................................................................................................... 46
Bảng 12. Nồng độ COD trên sông Trà Lý trong năm 2014............................ 49
Bảng 13. Nồng độ BOD5 trên sông Trà Lý trong năm 2014 .......................... 50
Bảng 14. Nồng độ trung bình COD và BOD5 trên sông lớn trong năm 2011 2014 ................................................................................................................. 52

Bảng 15. Nồng độ trung bình các chất hữu cơ và dinh dưỡng tại cầu Đen - Vũ
Phúc từ năm 2011 - 2014 ................................................................................ 54


Bảng 16. Hàm lượng Cl- trong nước dưới đất................................................. 56
Bảng 17. Hàm lượng trung bình Fe và NH4+ năm 2012 - 2014 ...................... 57
Bảng 18. Hàm lượng bụi TSP tại KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú năm 2013
......................................................................................................................... 59
Bảng 19. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại các KCN Tiền Hải, CCN Phong
Phú, CCN Vũ Thư năm 2014 .......................................................................... 60
Bảng 20. Hàm lượng bụi tại một số trục đường chính.................................... 63
Bảng 21. Cấu trúc thành phần thực vật khu vực tỉnh Thái Bình .................... 69


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Biểu đồ nhiệt độ trung bình các năm của tỉnh Thái Bình.............. 39
Biểu đồ 2. Biểu đồ lượng mưa trung bình các năm của tỉnh Thái Bình ......... 40
Biểu đồ 3. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD, BOD5 trên sông Hồng ......... 45
Biểu đồ 4. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trên sông Luộc và sông Hóa 47
Biểu đồ 5. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trên sông Luộc và sông Hóa . 48
Biểu đồ 6. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD trên sông Trà Lý ................... 50
Biểu đồ 7. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 trên sông Trà Lý .................. 51
Biểu đồ 8. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng trung bình COD trên sông lớn năm
2011 - 2014...................................................................................................... 52
Biểu đồ 9. Biểu đồ biểu diễn hàm lượng trung bình BOD5 trên sông lớn năm
2011 - 2014...................................................................................................... 53
Biểu đồ 10. Biểu đồ biểu diễn nồng độ trung bình COD, BOD5 tại cầu Đen Vũ Phúc từ năm 2011 - 2014 .......................................................................... 55
Biểu đồ 11. Hàm lượng Cl- trung bình trong nước dưới đất 2013 - 2014 ...... 57
Biểu đồ 12. Hàm lượng trung bình của Fe năm 2012 - 2014 ......................... 58

Biểu đồ 13. Hàm lượng trung bình của NH4+ năm 2012 - 2014 .................... 58
Biểu đồ 14. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại KCN Tiền Hải, CCN Phong
Phú năm 2014 .................................................................................................. 60
Biểu đồ 15. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại các KCN Tiền Hải, CCN
Phong Phú, CCN Vũ Thư năm 2014............................................................... 61
Biểu đồ 16. Chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2012 .......... 62


Biểu đồ 17. Chất lượng môi trường không khí xung quanh năm 2012 .......... 62
Biểu đồ 18. Hàm lượng bụi tại một số trục đường chính ............................... 64
Biểu đồ 19. Hàm lượng các khí thải tại một số trục đường chính .................. 64
Biểu đồ 20. Hàm lượng trung bình của kẽm (Zn) trong đất ........................... 66


MỞ ĐẦU

Hiện nay trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên (TNTN) và môi trường (MT)
toàn cầu đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng, bảo vệ môi trường
(BVMT), đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) đã trở
thành nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ
môi trường không phải là việc đối phó tức thời mà là việc làm lâu dài, dựa trên
đường lối, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch được xây dựng một cách đúng đắn và
thường xuyên được cập nhật và điều chỉnh. Đối với đất nước ta nói chung và các
địa phương nói riêng vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường dưới tác động mạnh mẽ
của các hoạt động sản xuất, kinh tế đã và đang là những vấn đề cấp thiết, đang được
sự quan tâm của Nhà nước, Chính phủ, các Ban, Ngành của Trung Ương, các cấp
lãnh đạo và đông đảo nhân dân các địa phương và nhất là sự quan tâm, đóng góp
giải quyết, tìm ra các giải pháp phòng chống của nhiều nhà khoa học trong hầu hết
các lĩnh vực nghiên cứu khoa học cả tự nhiên và xã hội.
Thái Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển nông nghiệp. Năm

2011, trong tổng diện tích đất tự nhiên là 157 nghìn ha, thì đất cho sử dụng nông
nghiệp là 97,2 nghìn ha (chiếm tới 61,9% tổng diện tích đất tự nhiên) và thu hút gần
60% lao động làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản
xuất nông nghiệp và sự phân bố đất đai giữa các huyện trong tỉnh tạo nên những nét
khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của mỗi địa phương trong tỉnh. Thực
tế, trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giành được nhiều
thắng lợi, tương đối toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và kinh tế biển. Nông
nghiệp còn là đòn bẩy cho ngành công nghiệp chế biến, dịch vụ,… phát triển tương
đối mạnh cả về chất và lượng. Bộ mặt nông thôn Thái Bình đã có nhiều khởi sắc
đáng ghi nhận trong nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa và xã hội.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của tỉnh Thái Bình chưa bền
vững do chịu tác động nhiều của các yếu tố khách quan, đặc biệt là các yếu tố môi


trường, biến đổi khí hậu. Đời sống của nhân dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương của tỉnh
ở một số cơ sở, địa phương còn mang tính hình thức chung chung, chưa quyết liệt.
Trên cơ sở đó, tác giả phát triển đề tài Luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Khoa học Môi trường “Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình làm
cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi
khí hậu”, với mục tiêu nghiên cứu gồm:
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình và
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường tỉnh Thái Bình.
- Thu thập, tổng hợp hiện trạng nông nghiệp tỉnh Thái Bình và đánh giá sự
ảnh hưởng của môi trường và biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp của tỉnh
Thái Bình.
- Đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong bối
cảnh biến đổi khí hậu.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.Tổng quan hƣớng nghiên cứu về hiện trạng môi trƣờng, phát triển
bền vững, biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Các hướng nghiên cứu về hiện trạng môi trường, biến đổi khí hậu
và phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn về
môi trường: khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước biển đang
dâng lên, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, các hệ sinh thái như
rừng, đất ngập nước... đang bị co hẹp lại và phân cách nhau, tốc độ mất mát các loài
ngày càng gia tăng, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề, dân số tăng nhanh, sức
ép của công nghiệp hóa và thương mại toàn cầu ngày càng lớn. Tất cả những thay
đổi đó đang ảnh hưởng rõ ràng đến công cuộc phát triển của tất cả các nước trên thế
giới và cả nước ta.
Loài người đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện và phát triển, thiên tai
ngày càng nặng nề. Tất cả những thảm họa đó và cả những hiện tượng bất thường
về thời tiết trong những năm qua tại nhiều vùng trên thế giới đã gây tác hại vô cùng
nghiêm trọng có nguyên nhân chính là do các hoạt động của con người.Khắc phục
khủng hoảng môi trường chính là góp phần cải thiện và phát triển cuộc sống của
con người.
a)Hiện trạng diễn biến khí hậu trên thế giới
Sự nóng lên toàn cầu là rất rõ ràng với những biểu hiện của sự gia tăng nhiệt
độ không khí và qua đó là mức tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Theo báo
cáo gần đây của WMO, năm 2010 là năm nóng nhất trong lịch sử. Ngoài ra, trong
giai đoạn 2001 - 2010, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,5oC so với giai
đoạn 1961 - 1990, mức cao nhất đối với bất kỳ giai đoạn 10 năm nào kể từ khi bắt


3


đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc [1]. Theo số liệu của NOAA (Hoa Kỳ),
tháng 6 năm 2010 được ghi nhận là tháng nóng nhất trên toàn thế giới kể từ những
năm 1880, khi các quan trắc khí tượng được thực hiện một cách tương đối hệ thống.
Sự tăng lên của nhiệt độ không khí dẫn đến suy giảm khối lượng băng trên phạm vi
toàn cầu. Từ năm 1978 đến nay, lượng băng trung bình hàng năm ở Bắc Băng
Dương giảm khoảng 2,1 - 3,3% mỗi thập kỷ [33]. Và điều này đã được minh chứng
rõ ràng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và
nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp băng, làm tăng
mực nước biển trung bình toàn cầu.
Các nghiên cứu từ số liệu quan trắc trên toàn cầu cho thấy, mực nước biển
trung bình toàn cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 - 0,5mm/năm,
trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 - 0,12mm/năm và tan băng khoảng
0,70 - 0,50mm/năm [33].
Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, con người cũng đã cảm nhận
ngày càng rõ rệt về sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Hạn hán và lũ lụt
xảy ra thường xuyên hơn, các cơn bão trở nên mạnh hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn;
cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn.
b)Hiện trạngdiễn biến khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của
nhiều hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, mưa lớn, nắng nóng,
hạn hán,... Có thể nói sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt, cực đoan
chính là thách thức lớn nhất với Việt Nam hiện nay trong việc ứng phó với BĐKH.
Tại Việt Nam, có khá nhiều bằng chứng về BĐKH.
* Hiện tượng thay đổi nhiệt độ
Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những
thập kỷ gần đây. Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014
tăng khoảng 0,62oC, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,42oC. Tốc


4


độ tăng trung bình mỗi thập kỷ khoảng 0,10oC, thấp hơn giá trị trung bình toàn cầu
0,12oC/thập kỷ [2].
Theo thống kê trong 16 năm gần đây, số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế
tăng khá mạnh. Năm 2012 có tới 18 đợt nắng nóng, nhiều nhất trong giai đoạn này.
Năm ít nhất là năm 1998 có 6 đợt. Tuy nhiên, đây lại là năm có tổng số ngày nắng
nóng lớn nhất giai đoạn, lên tới 132 ngày trong 6 đợt. Trong các đợt nắng nóng
mạnh, nhiệt độ ở một số nơi lên tới trên 40oC. Các tỉnh ven biển Trung Bộ, nhất là
Bắc Trung Bộ, là nơi có tần suất nắng nóng lớn nhất và gay gắt nhất ở Việt Nam. Ví
dụ, đợt nắng nóng xảy ra từ ngày 12 - 16/6/1998 ở Tĩnh Gia - Thanh Hóa nhiệt độ
lên tới 40,9oC, còn trong đợt nắng nóng từ ngày 07 - 31/7/1998 đã đo được nhiệt độ
cao nhất tại Cửa Rào - Nghệ An là 41,2oC [22].
* Hiện tượng thay đổi lượng mưa
Ở Việt Nam, xu hướng mưa lớn thường là hệ quả của một số hình thế, loại
hình thời tiết như bão, ATNĐ, dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt,... Khi có
sự kết hợp của chúng sẽ gây nên mưa lớn trong một thời gian dài trên một phạm vi
rộng. Trong thời kỳ 1958-2014, lượng mưa năm tính trung bình cả nước có xu thế
tăng nhẹ. Trong đó, tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông và mùa xuân; giảm
vào các tháng mùa thu. Nhìn chung, lượng mưa năm ở các khu vực phía Bắc có xu
thế giảm (từ 5,8% ÷ 12,5%/57 năm); các khu vực phía Nam có xu thế tăng (từ 6,9%
÷ 19,8%/57 năm). Khu vực Nam Trung Bộ có mức tăng lớn nhất (19,8%/57 năm);
khu vực đồng bằng Bắc Bộ có mức giảm lớn nhất (12,5%/57 năm). Đối với các khu
vực phía Bắc, lượng mưa chủ yếu giảm rõ nhất vào các tháng mùa thu và tăng nhẹ
vào các tháng mùa xuân. Đối với các khu vực phía Nam, lượng mưa các mùa ở các
vùng khí hậu đều có xu thế tăng; tăng nhiều nhất vào các tháng mùa đông (từ 35,3%
÷ 80,5%/57 năm) và mùa xuân (từ 9,2% ÷ 37,6%/57 năm) [2].
Bảng 1. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) ở các vùng khí

hậu

5


Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng cho Việt Nam, 2016
* Hiện tượng cực đoan
Theo số liệu quan trắc thời kỳ 1961-2014, nhiệt độ ngày cao nhất (Tx) và
thấp nhất (Tm) có xu thế tăng rõ rệt, với mức tăng cao nhất lên tới 1oC/10 năm. Số
ngày nóng (số ngày có Tx ≥35oC) có xu thế tăng ở hầu hết các khu vực của cả nước,
đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên với mức tăng phổ biến
2÷3 ngày/10 năm, nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu
vực phía Nam. Các kỷ lục về nhiệt độ trung bình cũng như nhiệt độ tối cao liên tục
được ghi nhận từ năm này qua năm khác. Một ví dụ điển hình như tại trạm Con
Cuông (Nghệ An), nhiệt độ cao nhất quan trắc được trong đợt nắng nóng năm 1980
là 42oC, năm 2010 là 42,2oC và năm 2015 là 42,7oC [2].
Số lượng các đợt hạn hán, đặc biệt là hạn khắc nghiệt gia tăng trên phạm vi
toàn quốc. Các giá trị kỷ lục liên tiếp được ghi nhận trong vài năm trở lại đây. Từ
năm 2000 đếnnay, khô hạn gay gắt hầu như năm nào cũng xảy ra. Vào năm 2010
mức độ thiếu hụt dòngchảy trên hệ thống sông, suối cả nước so với trung bình nhiều
năm từ 60÷90%, mực nước ởnhiều nơi rất thấp, tương ứng với tần suất lặp lại
40÷100 năm. Năm 2015 mùa mưa kết thúcsớm, dẫn đến tổng lượng mưa thiếu hụt
nhiều so với trung bình nhiều năm trên phạm vi cảnước, đặc biệt là ở Nam Bộ, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên [2].
Số ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc có xu thế giảm, đặc biệt là trong hai thập
kỷ gầnđây, tuy nhiên có sự biến động mạnh từ năm này qua năm khác, xuất hiện

6



những đợt rétđậm kéo dài kỷ lục, những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Năm 2008
miền Bắc trải qua đợtrét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày (từ 13/1 đến 20/2), băng tuyết
xuất hiện trên đỉnh Mẫu Sơn(Lạng Sơn) và Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), nhiệt độ có
giá trị -2 và -3oC. Mùa đông 2015-2016,rét đậm, rét hại diện rộng ở miền Bắc, tuy
không kéo dài nhưng nhiệt độ đạt giá trị thấp nhấttrong 40 năm gần đây; tại các
vùng núi cao như Pha Đin, Sa Pa hay Mẫu Sơn, nhiệt độ thấpnhất dao động từ -5
đến -4oC; băng tuyết xuất hiện nhiều nơi, đặc biệt là ở một số nơi nhưBa Vì (Hà
Nội) và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa tuyết lần đầu tiên trong lịch sử [2].
Tóm lại, BĐKH thực sự đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
ngày càng ác liệt. Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra bất thường
với sự gia tăng tần suất xuất hiện và cường độ.
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến sản
xuất nông nghiệp
a)Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Biến đổi khí hậu sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở
các vùng sinh thái. Nhiều nghiên cứu đã bắt đầu từ các thành phần khí hậu và
chủ yếu xuất phát từ sự ấm lên của trái đất [33]. Kết quả của các nghiên cứu
này thể hiện ở các khíacạnh sau:
o Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của
câytrồng, vật nuôi làm cho thay đổi về năng suất và sản lượng;
o Khi nhiệt độ tăng làm cho suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng
không cónước và không thể tiếp tục canh tác làm cho diện tích canh tác bị suy
giảm;
o Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm
lấn vàngập mặn và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm
năngsuất;
o Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học,
làm mấtcân bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh

trưởng pháttriển cây trồng và phát sinh dịch bệnh;
7


o Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm,
muộn,mưa không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí cơ cấu mùa vụ và gây
thiệthại,..
Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của
BĐKHđến nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành
phần khí hậu. Việcgiảm thiểu tác động trên sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc
thích ứng và lựa chọn, cảitiến các công nghệ phù hợp nhằm thích ứng với
BĐKH.
b) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 73% dân số sống bằng nghề nông và
70% lãnh thổ là nông thôn với cuộc sống người dân còn phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất nông nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu
dựa trên các hộ cá thể, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, phụ thuộc
rất nhiều vào thời tiết. Đây là một thách thức lớn dưới tác động của BĐKH. Nhiệt
độ, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng
thời tiết, khí hậu cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán, giá rét sẽ ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ những tác
động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam như: Ảnh hưởng nghiêm
trọng đến đất sử dụng cho nông nghiệp, mất diện tích do nước biển dâng. Sự giảm
dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình
trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các tập đoàn cây, con trên vùng sinh
thái, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp phía
Bắc.
Thiên tai, hạn hán, lũ lụt là một trong những hậu quả của BĐKH. Việt Nam
được đánh giá là nước nằm trong trung tâm của vùng bão nhiệt đới. Kết hợp với các

thiên tai khác, hàng năm ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu
thiệt hại nặng nề do hậu quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan.

8


Bảng 2. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 -2007)
Lĩnh vực nông nghiệp

Tất cả các lĩnh vực

Triệu VNĐ

Triệu
USD

Triệu VNĐ

Triệu USD

Tỷ lệ
%

1995

58.369,0

4,2

1.129.434,0


82,1

5,2

1996

2.463.861,0

178,5

7.798.410,0

565,1

31,6

1997

1.729.283,0

124,4

7.730.047,0

556,1

22,4

1998


285.216,0

20,4

1.797.249,0

128,4

15,9

1999

564.119,0

40,3

5.427.139,0

387,4

10,4

2000

468.239,0

32,2

5.098.371,0


350,2

9,2

2001

79.485,0

5,5

3.370.222,0

231,5

2,4

2006

954.690,0

61,2

18.565.661,0

1.190,1

5,1

2007


432.615,0

27,7

11.513.916,0

738,1

3,8

Thiệt hại
TB/năm

781.764,11

54,9

6.936.716,6

469,9

11,6

Năm

Cơ cấu thiệt hại
trong GDP (%)

0,67


1,24
Nguồn: Bộ NN&PTNN (2011)

Từ số liệu của bảng trên cho thấy, thiệt hại do thiên tai của ngành nông
nghiệp nước ta trung bình năm (trong giai đoạn 1995 - 2007) là 781.764 tỷ đồng
(tương đương 54,9 triệu USD). Thiệt hại do thiên tai đối với sản suất nông nghiệp
chiếm 0,67% giá rị GDP ngành. Trong khi tổng thiệt hại của tất cả các ngành chiếm
1,24%. Kết qủa này cho thấy cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông
nghiệp chiếm 35,08% so với tổng thiệt hại GDP. Cùng với đó giá trị nông nghiệp lại
là nguồn sống của trên 71.41% dân số, do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối
với nông nghiệp sẽ mang tổn thương nhiều hơn tới nông dân nghèo và khả năng
phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời gian dài hơn.

9


Năm 2011, thời tiết thủy văn đã có những diễn biến phức tạp, khó lường,
trong năm có hàng chục cơn bão và đợt áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông,
nhiều đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường. Mưa lớn kéo dài gây
lũ, lụt ở nhiều địa phương của miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ, đặc biệt là đợt
lũ tháng 9 và tháng 10 tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và ĐBSCL
đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước và nhân dân. Theo thống kê,
trong năm 2012, thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, bão gây ra đã làm
239.676 ha lúa bị ngập, trong đó có 15.848 ha bị mất trắng và nhiều thiệt hại khác
về nông nghiệp, thủy lợi, thủy sản,…
Bảng 3. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông nghiệp ở nước ta
2002

2003


2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

30.372

21.348

33.064

44.628

4.083

9.706


12.433

15.848

-

5.370

4.710

-

-

-

20.110

6.678

1.710

23.488

37.768

189.395

0


0

1.519

3.027

Diện tích lúa mất trắng (ha)
2.182

41.076

105.337

Diện tích lúa thiệt hại nặng (ha)
-

-

9.035

Diện tích hoa mầu mất trắng (ha)
10.233

5.925

3.072

Diện tích hoa màu thiệt hại nặng (ha)
-


-

195

-

749

951

-

0

-

-

4.600

837

1.629

427

1.931

414


48.492

4.567

3.354

2.096

1.365

6.708

619

246.553

22.006

98.350

32.555

21.896

53.604

171.481

131.747


79.766

2.868.985

1.162.303

1.231.007

767.782

49.815

70.015

Trâu bò chết (con)
8.465

288

Lợn chết (con)
27.723

2.535

Gia cầm chết (con)
219.456

93.885


Nguồn: Văn phòng thường trực phòng chống lụt bão trung ương (2011)
Đánh bắt thủy sản là một sinh kế quan trọng của nhiều hộ gia đình ở vùng
ven biển mặc dù chi phí đầu tư tàu, thuyền, xăng dầu cao và mức độ rủi ro đến tính
mạng cao cũng như sản lượng, giá cả phụ thuộc theo mùa. Đối với hoạt động nuôi
trồng thủy sản, không phải hộ gia đình nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để thực hiện
mà chỉ có một số hộ khá giả mới có khả năng thực hiện. Những năm gần đây, do

10


dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước, ngọt hóa do lũ lụt, muối hóa do xâm nhập
mặn và hạn hán, thay đổi thời tiết, khí hậu nên sản lượng nuôi trồng giảm, có hộ lỗ
hàng trăm triệu trong một vụ. Do phụ thuộc vào nguồn nước và sự phong phú của
nguồn lợi ven biển, nên ngành thủy sản là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và dễ
bị tổn thương do sự thay đổi môi trường sống sau khi bị ảnh hưởng của thiên tai hay
sự tàn phá của thiên tai với hệ sinh thái ven biển như rừng ngập mặn và san hô. Vậy
nên thiệt hại do thiên tai đối với ngành thủy sản là thiệt hại lớn.
Bảng 4. Thiệt hại của ngành thủy sản do thiên tai
2006

2007

2008

2009

2010

2011


2012

2013

Diện tích ao, hồ nuôi tôm cá bị vỡ
21.250

16.651

5.828

14.490

55.691

9.819

19.765

57.199

-

51

124

329

1.308


201

-

10.581

3.663

566

3.308

100.104

183

381

1.151

266

226

1

-

1.095


163

52

630

-

1

-

-

-

-

258.500

-

-

Lồng cá bị trôi (cái)
1

3.298


Cá, tôm bị mất (tấn)
2.877

1.002

Tàu thuyền chím mất (chiếc)
109

2.003

26

Tàu thuyền hư hại (chiếc)
96

344

-

Bè mảng hư hỏng (chiếc)
0

0

-

Ước tính thành tiền (triệu đồng)
6.604

100.650


-

Nguồn: Tổng hợp báo cáo thiệt hại thiên tai qua các năm
Ở Việt Nam, cực đoan khí hậu không đồng đều về cường độ và phân bố
không gian trên cả nước, do đó, vai trò, tác động và mức độ nguy hiểm của từng
hiểm họa, và mức độ phơi bày trước các hiểm họa cực đoan cũng khác nhau tùy
thuộc vào bản chất và vùng mà chúng gây tác động. Sự tương tác (ảnh hưởng lẫn

11


nhau, làm giảm hoặc gia tăng tác động tiêu cực...) giữa các hiểm họa cực đoan và
tác động phụ thuộc vào quy mô, tần suất của chúng.
Do tác động của BĐKH, những năm gần đây, thiên tai dị thường về khí hậu
vượt qua những hiểu biết hiện tại của con người đã xảy ra ngày thường xuyên hơn,
diễn biến phức tạp hơn gây hậu quả khó lường.
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
a) Vị trí địa lý
Là một tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình nằm ở phía nam châu thổ đồng
bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý: 20017 đến 22044 vĩ độ Bắc và 106006 đến
106039 kinh độ đông. Phía Bắc, Thái Bình giáp tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
(ngăn cách bởi sông Luộc), phía Đông Bắc giáp Hải Phòng (ngăn cách bởi sông
Hóa), phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và Nam Định (ngăn cách bởi sông
12



Hồng), phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 50km và một vùng
biển rộng.
Mặt khác, Thái Bình nằm trong phạm vi ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, có đường bờ biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh
tế. Thành phố Thái Bình cách thành phố Hải Phòng 70km và cách thủ đô Hà Nội
110km, là những thị trường tiêu thụ rộng lớn trong việc hỗ trợ đầu tư kĩ thuật, kinh
nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và thông tin cho tỉnh. Vị trí địa lý trên đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho Thái Bình phát triển và mở rộng giao lưu kinh tế
trong mọi lĩnh vực với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
b) Các điều kiện tự nhiên
* Địa hình
Thái Bình là một tỉnh đồng bằng có địa hình nhìn chung bằng phẳng, thấp
dần từ bắc xuống nam. Song ở từng khu vực lại có nơi trũng hay gò cao hơn so với
địa hình chung, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 1-2m. Vùng có độ cao trên
2m chiếm diện tích nhỏ.
Địa hình đồng bằng Thái Bình chủ yếu có 3 kiểu: đồng bằng tích tụ cao ở
Kiến Xương, Hưng Hà, Đông Hưng, Vũ Thư: đất thấp, phần lớn có độ cao dưới 1m,
xen kẽ với các dải cồn cao 1-2m; đồng bằng tích tụ thấp ở Quỳnh Phụ là đồng bằng
tích tụ phù sa mới, thấp, phát triển ở những nơi ít được bồi đắp phù sa do bản thân
sông chảy qua ít phù sa; đồng bằng duyên hải ở Tiền Hải, Thái Thụy là vùng châu
thổ rõ rệt. Đất mặn chiếm phần lớn diện tích, sau đến đất cát trên các dải cồn và
cuối cùng là đất phèn. Đất được sử dụng làm ruộng hai vụ, ven biển có đồng cói và
rừng ngập mặn. Các bãi cát và cồn cát ven biển chủ yếu phân bố ở rìa phía đông,
đông nam và đông bắc. Các cồn cát là cồn Đen, cồn Vành, cồn Thủ[5].
* Khí hậu và thủy văn
Điều kiện khí hậu và thủy văn Thái Bình nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên rất
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lúa nước.

13



- Khí hậu Thái Bình về cơ bản mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt
độ trung bình năm từ 22-230C, số giờ nắng trung bình trong năm 1.300-1.700 giờ.
Độ ẩm tương đối cao, khoảng 85-90%. Khí hậu có sự thay đổi theo mùa, lượng mưa
phân theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V cho
đến tháng X, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm, tháng VII và tháng VIII
là hai tháng có lượng mưa cao nhất. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm
sau, lượng mưa chỉ chiếm 15-20% tổng lượng mưa trong năm. Trong mùa mưa,
hướng gió thịnh hành là gió đông nam, còn mùa khô là gió đông bắc[6].
Tuy nhiên, do giáp biển nên khí hậu Thái Bình có những sắc thái riêng. Về
mùa đông thường ẩm hơn những tỉnh nằm sâu trong đất liền. Những ngày giá lạnh
của mùa đông thường không kéo dài liên tục mà xen kẽ có những ngày ấm áp. Mùa
hạ tuy nóng nhung cũng có những ngày mát dịu, thường được hướng không khí
mát mẻ của gió biển vào buổi chiều. Điều kiện khí hậu đó có nhiều thuận lợi cho
thâm canh, xen canh trong sản xuất. Song nhược điểm khí hậu ở Thái Bình là độ ẩm
cao nên việc bảo quản máy móc, thực phẩm gặp nhiều khó khăn, dịch bệnh dễ lây
lan và phát triển ở diện rộng. Trong mùa mưa thường có bão, mùa khô thì có những
ngày lạnh giá, sương muối làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và cây
trồng.
Sự phân mùa tạo điều kiện cho việc bố trí cây trồng, vật nuôi theo mùa khớp
với chu kỳ sản xuất. Hơn nữa, mùa đông lạnh kéo dài trong khoảng 3 tháng (từ
tháng XII đến tháng II năm sau), với nhiệt độ trung bình khá thấp, là cơ sở để phát
triển vụ đông là vụ quan trọng để trồng các loại rau ưa lạnh.
- Về thủy văn: Thái Bình là tỉnh bốn bề có sông, nước bao quanh, một mặt là
biển, ba mặt khác là sông. Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hóa chảy qua địa phận
ranh giới tỉnh dài 38km, phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy qua dài 53km,
phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77km. Giữa tỉnh có sông Trà Lý
(dài 67km) chảy qua phân tỉnh thành hai bộ phận: phía bắc gồm 4 huyện, phía nam
gồm 3 huyện và thành phố Thái Bình[6].


14


×