Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

GIÁO ÁN ĐỔI MỚI BÀI 7 lớp 10 thực tiễn vai trò ( tiết2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.12 KB, 8 trang )

Ngày soạn: 07/11/2017

Ngày giảng 09/11/2017

Tiết TPPCT: 14
BÀI 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức:
- Biết được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Rút ra bài học cho bản thân.
2. Về kỹ năng
- Nêu được các ví dụ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Vận dụng những điều đã học vào vào thực tế phù hợp với lứa tuổi và đời sống xã hội
và bản thân.
3. Về thái độ:
- Luôn coi trọng thực tiễn,quá trình nhận thức và đời sống xã hội.
- Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn.
4. Các năng lực cần hướng tới hình thành ở học sinh.
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo, năng lực tư duy phê phán.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Tài liệu: Sách giáo khoa GDCD 10, Sách giáo viên GDCD 10, chuẩn kiến thức kĩ
năng, Bài tập tình huống GDCD 10 và một số tư liệu khác liên quan đến bài học.
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
1


- Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, đàm thoại...
2. Chuẩn bị của học sinh.


- Sách giáo khoa GDCD 10.
- Bài tập tình huống GDCD 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động.
* Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Rèn luyện năng lực tư duy, năng lực nhận biết, năng lực phân tích, so sánh cho học
sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh
Hỏi: Sau khi xem hình ảnh này em có suy nghĩ gì? Tại sao lại trở thành vấn đề nóng
của các đô thị ở Việt Nam hiện nay? Trách nhiệm giải quyết thuộc về ai? Muốn giải
quyết được vấn đề này thì con người phải làm gì?
* Dự kiến sản phẩm:
Học sinh trả lời câu hỏi.
Giáo viên kết luận: Muốn vậy con người phải tiến hành quá trình nhận thức. Vậy
thực tiễn có vai trò như thế nào với nhận thức.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động cơ bản của giáo viên và học sinh

Nội dung bài học

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu Thực
tiễn là cơ sở của nhận thức.

3. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức.

* Mục đích:


a. Thực tiễn là cơ sở của nhận
2


- Giúp cho học sinh hiểu thực tiễn là cơ sở của
nhận thức.

thức.

- Rèn luyện năng lực phân tích, năng lực nhận
biết, năng lực tìm tòi, sáng tạo, năng lực hợp tác
cho học sinh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên giao cho học sinh câu hỏi thảo luận:
Hỏi: Tại sao thực tiễn là cơ sở của nhận thức?
Lấy ví dụ chứng minh?
* Dự kiến sản phẩm:
Đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên kết luận: Thực tiễn là cơ sở: Cơ sở
ở đây nói đến điểm xuất phát, đặt nền móng cho
sự ra đời của các ngành khoa học là từ thực
tiễn.

- Mọi sự hiểu biết của con người đều
trực tiếp nảy sinh từ thực tiễn.
- Nhờ có sự tiếp xúc, tác động vào sự
vật, hiện tượng mà con người phát
hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản
chất, quy luật của chúng.
- Các giác quan của con người ngày

càng hoàn thiện hơn.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu Thực
tiễn là động lực của nhận thức.
* Mục đích:
- Giúp cho học sinh hiểu thực tiễn là động lực
của nhận thức?
3

b. Thực tiễn là động lực của nhận
thức.


- Rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học
sinh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên giao cho học sinh câu hỏi thảo luận:
Hỏi: Tại sao thực tiễn là động lực của nhận
thức? Lấy ví dụ chứng minh?
* Dự kiến sản phẩm:
Đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên kết luận: Giải thích động lực là gì?
Hỏi: động lực nào khiến người Mỹ nghiên cứu
về cây gấc?
Giáo viên liên hệ ở trường THPT Lương
Ngọc Quyến trong trường có phòng thí nghiệm,
thư viện hơn 1000 đầu saxhs, phòng học tin đó
chính là những điều kiện cơ sở vật chất cho
nhận thức phát triển.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm tìm hiểu Thực

tiễn là mục đích của nhận thức.
* Mục đích:
- Giúp cho học sinh hiểu thực tiễn là mục đích
của nhận thức.
- Rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học
sinh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên giao cho học sinh câu hỏi thảo luận:
Hỏi: Tại sao thực tiễn là mục đích của nhận
4

- Thực tiễn luôn đặt ra những yêu
cầu mới đòi hỏi nhận thức phải giải
quyết.
- Tạo ra tiền đề vật chất cần thiết cho
nhận thức phát triển.
c. Thực tiễn là mục đích của nhận
thức.


thức? Lấy ví dụ chứng minh?
* Dự kiến sản phẩm:
Đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên kết luận: đây chính là sự tác động
- Các tri thức khoa học chỉ có giá trị
trở lại của nhận thức vào thực tiễn. Sau khi
khi nó được vận dụng vào thực tiễn.
nhận thức về sự vật, hiện tượng con người lại áp
- Nhằm cải tạo hiện thực khách
dụng tri thức mới đó vào trong hoạt thực tiễn.

quan.
Do vậy mà phát minh của con người dù to
lớn đến đâu nếu không được triển khai ứng
dụng trong thực tiễn thì không có giá trị.
Bác Hồ đã từng nói: Lý luận mà không có thực
tiễn là lý luận xuông, học phải đi đôi với hành.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm tìm hiểu Thực
tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

d. Thực tiễn là tiêu chuẩn của
chân lý.

* Mục đích:
- Giúp cho học sinh hiểu thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý
- Rèn luyện năng lực tư duy, sáng tạo cho học
sinh, năng lực nhận thức đúng sai cho học sinh.
* Cách tiến hành:
Giáo viên giao cho học sinh câu hỏi thảo luận:
Hỏi: Chân lý là gì? Tại sao thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý? Lấy ví dụ chứng minh?
* Dự kiến sản phẩm:
Đại diện nhóm lên trình bày.
Giáo viên kết luận: Quá tình nhận thức của
5

- Tri thức của con người về sự vật,


con người không ngừng đem lại cho con người

những hiểu biết về thế giới xung quanh và về
chính bản thân con người. Tuy nhiên không
phải tất cả tri thức con người đạt được đều đúng
đắn, con người vẫn có thể mắc sai lầm trong
quá trình nhận thức. Vậy muốn biết được nhận
thức đó là đúng đắn, hay sai lầm thì phải kiểm
tra trong thực tiễn, thậm trí ngay cả tri thức đã
được coi là đúng dắn thì nhiều khi mức độ đúng
của tri thức cũng có sự khác nhau.
Hỏi: Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với
nhận thức?

hiện tượng có thể là đúng đắn hay sai
lầm. Do vậy muốn kiểm tra tri thức
đó đúng hay sai thì phải được kiểm
nghiệm qua hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn là cơ sở của nhận
thức, là động lực của nhận thức, là
mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn của chân lý.

* Bài học
Hỏi: Từ bài học hôm nay em rút ra bài học gì
cho bản thân trong học tập và trong cuộc sống?

- Học phải đi đôi với hành.
- Lý luận phải gắn với thực tiễn.
- Coi trọng thực tiễn và tích cực
tham gia vào các hoạt động thực

tiễn.

3. Hoạt động luyện tập.
* Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố những gì đã được tìm hiểu về vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực phân tích, tổng hợp, năng lực vận dụng và sáng
tạo cho học sinh.
* Cách tiến hành:
6


- Trên cơ sở thông tin đã cho sẵn hãy hoàn thành sơ đồ sau làm vào phiếu học tập.
* Dự kiến sản phẩm:
Các nhóm hoàn thành nội dung được giao.
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng.
* Mục đích:
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào thực tiễn cuộc
sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực phát triển
bản thân cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- GV liên hệ việc học tập, trong cuộc sống của học sinh.
- Giáo viên liên hệ với quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác.
* Dự kiến sản phẩm:
Học sinh sẽ trả lời các câu hỏi.
5. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
- Xem trước Bài 9: Sự hình thành và phát triển nhân cách (tiết 1).
- Tìm các dẫn chứng về sự ra đời của con người.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

7


8



×