Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

GIÁO ÁN ĐỔI MỚI BÀI 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100 KB, 10 trang )

TPPCT: 15
BÀI 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh
1. Kiến thức
- Hiểu rõ tình hình suy giảm của tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tình
trạng suy thoái và hiện trạng đất sử dụng tài nguyên đất ở nước ta
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh
vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
- Biết biện pháp bảo vệ đối với tài nguyên rừng, đất, sinh vật và một số
loại tài nguyên khác (Nước, Khoáng sản, Biển…)
2. Kĩ năng
- Phân tích bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng và đa dạng
sinh học ở nước ta.
- Kĩ năng khai thác biểu đồ, tranh ảnh, atlat. Liên hệ thực tế địa phương.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, giao tiếp, ứng dụng
công nghệ thông tin
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu
thống kê, sử dụng tranh ảnh, atlat
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
- Tranh ảnh về các loại tài nguyên, hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên
- Bảng cập nhật số liệu về tài nguyên rừng, đa dạng sinh học.
- Đồ dùng cần thiết cho hoạt động nhóm: giấy Ao, A3, bút dạ ...
- Máy tính, máy chiếu, atlat
2. Chuẩn bị của học sinh (HS)
- Tranh ảnh về khai thác tài nguyên, thiên tai của Việt Nam và địa phương.
- Tư liệu về mỗi loại tài nguyên


- Atlat Việt Nam
- Phiếu học tập và phần trình bày pont
1


III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Tình huống xuất phát
* Mục tiêu: giới thiệu được một phần nội dung bài học, tạo sự hứng thú, ham
muốn tìm hiểu đầy đủ bài học
* Hình thức học tập: cá nhân
* Phương tiện: máy tính, máy chiếu, hình ảnh
* Thời gian: 2 phút
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu 2 bức tranh (Hình ảnh phá rừng ở
vườn quốc gia Ba Bể, cá chết trong vụ sả thải của Fomusa trên phông màn hình
và đặt câu hỏi: - Mỗi bức trang thể hiện hiện tượng gì?
- Xảy ra ở đâu?
- Nguyên nhân tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trao đổi thảo luận, nhận xét bổ xung
Bước 4: GV chốt lại vấn đề và dẫn dắt vào bài.
Như vậy các em cũng đã có nhiều hiểu biết về vấn đề sử dụng tài nguyên
thiên nhiên ở nước ta. Tuy nhiên để hiểu rõ và đầy đủ hơn nữa về vấn đề này cô
và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 14: Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên tài nguyên thiên nhiên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Sử dụng bảo vệ tài nguyên rừng
* Mục tiêu
- Biết được sự suy thoái của tài nguyên rừng, một số nguyên nhân, biện
pháp bảo vệ.
- HS có khả năng hợp tác, biết phân tích bảng số liệu thống kê, sử dụng atlat

và tìm được tư liệu từ các nguồn khác
* Hình thức: Hoạt động nhóm.
* Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, atlat, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, giấy
A3, bút dạ…
* Thời gian: 15 phút
* Các bước tiến hành
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
2


GV giao nhiệm vụ từ giờ học trước: Đọc phần 1 mục a sách giáo khoa trang 58
(SGK tr 58) Bảng 14.1 SGK, atlat, tư liệu...tìm hiểu những nội dung sau đây
-

Ý nghĩa của rừng

-

Hiện trạng

- Nguyên nhân
- Biện pháp bảo vệ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Bước 3: HS tiến hành trao đổi thảo luận dưới hình thức một trò chơi.
GV chia lớp học làm 4 nhóm với luật chơi:
Mỗi nhóm sẽ trả lời một nội dung theo yêu cầu GV
Nội dung trả lời của nhóm sau không được trùng với nhóm trước. Nếu vi phạm
sẽ mất lượt chơi.
Thư kí của nhóm sẽ ghi lại kết quả của nhóm ( nếu được thông qua)
Kết thúc phần chơi các nhóm sẽ trao đổi kết quả cho nhóm khác để tính điểm.

(Mỗi gạch đầu dòng đúng được tính 1 điểm, mỗi câu hỏi phụ đúng tính 2 điểm).
GV cho các nhóm bốc thăm để chọn lượt chơi đầu tiên, thứ tự lượt được tính
theo chiều kim đồng hồ. Số vòng chơi cho mỗi nội dung sẽ được giới hạn
Câu hỏi phụ:
- Tại sao diện tích rừng tăng nhanh mà chất lượng rừng chưa được phục hồi
- Phân biệt rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất?
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu phần kiến thức chuẩn
để HS so sánh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần đạt
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
* Ý nghĩa của rừng
- Về kinh tế: nguồn sống của một bộ phận dân cư gắn với rừng (nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp khai thác chế biến lâm sản) bảo vệ các hồ thủy
điện, thủy lợi
- Về môi trường: giữ cân bằng sinh thái (chống xói mòn đất, điều hòa
dòng chảy, giảm lũ lụt, điều hòa khí quyển...)
* Hiện trạng
- Trước 1983: Tài nguyên rừng suy giảm nghiêm trọng (tổng diện tích,
diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ)
3


- Sau 1983: Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng rừng chưa được phục
hồi (70% diện tích rừng nghèo và mới phục hồi)
* Nguyên nhân
- Tài nguyên rừng giảm: chiến tranh, khai thác bừa bãi, cháy rừng, đốt
nương làm rẫy...
- Rừng đang được phục hồi: trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác hợp lí hơn
* Biện pháp bảo vệ

- Quy hoạch, bảo vệ, phát triển từng loại rừng
+ Đối với rừng phòng hộ: Bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên
đất trống đồi trọc.
+ Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan đa dạng về sinh vật của các
vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Đối với rừng sản xuất: Duy trì và phát triển diện tích rừng và chất lượng
rừng, hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
- Triển khai Luật bảo vệ rừng, giao đất và rừng cho người dân
- Thực hiện chiến lược quốc gia về trồng rừng
Hoạt động 2: Sử dụng bảo vệ đa dạng sinh học
* Mục tiêu
- Biết được sinh vật tự nhiên nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị
suy thoái một số nguyên nhân, biện pháp bảo vệ.
- HS có khả năng hợp tác, biết phân tích bảng số liệu thống kê, tranh ảnh…
* Hình thức: Cặp
* Phương tiện: Máy tính, máy chiếu, atlat, tranh ảnh, bảng số liệu thống kê, giấy
Ao, bút dạ…
* Thời gian: 10 phút
* Các bước tiến hành
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ: Đọc phần 1, mục b SGK tr 59, 60, Bảng 14.2 SGK, tranh
ảnh... hoàn thiện nội dung vào giấy (sử dụng cụm từ khóa ngắn gọn chính xác). Cặp nào
xong trước dán nên bảng trước (thời gian tối đa 5 phút)
Nội dung tìm hiểu: - Hiện trạng
- Nguyên nhân
- Biện pháp bảo vệ

4



Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, GV quan sát hỗ trợ kịp thời khi phát
hiện khó khăn
Bước 3: HS tiến hành trao đổi thảo luận: Đại diện báo cáo kết quả, các cặp khác nhận
xét bổ xung, đặt câu hỏi thêm
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết luận
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần đạt
b. Đa dạng sinh học
* Hiện trạng: Sinh vật nước ta có tính đa dạng cao nhưng đang bị suy giảm
- Về số lượng loài
- Kiểu hệ sinh thái
- Nguồn gen quý hiếm
* Nguyên nhân
- Con người thu hẹp diện tích rừng
- Khai thác tài nguyên sinh vật quá mức
- Ô nhiễm nước nhất là vùng ven biển.
- Biện pháp bảo vệ
- Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Ban hành Sách đỏ
- Qui định về khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
Tích hợp bảo vệ môi trường: các em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên
rừng và đa dạng sinh học? Như việc vậy các em thấy những việc làm rất
nhỏ của mỗi chúng ta cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài
nguyên sinh vật
Hoạt động 3: Sử dụng bảo vệ đất
* Mục tiêu: Biết được sự suy thoái của tài đất, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ.
HS có khả năng hợp tác, khai thác được kiến thức từ nhiều nguồn tư liệu,ứng dụng
được công nghệ thông tin trong học tập…
* Hình thức: nhóm
* Phương tiện: máy tính, máy chiếu, giấy Ao, bút dạ…
* Thời gian: 10 phút

* Các bước tiến hành
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp 4 nhóm: yêu cầu HS đọc SGK phần 2 tr 60 và các nguồn tư liệu hãy
chuẩn bị trước ở nhà những nội dung sau:
5


- Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm đã phân công
Bước 3: Học sinh trao đổi thảo luận: Đại diện nhóm HS trả lời, nhóm khác nhận
xét, bổ sung và đánh giá, đặt thêm câu hỏi (nếu có)
- Tại sao đất không mất đi mất mà chúng ta vẫn nói tài nguyên đất bị suy giảm?
(đất bị thoái hóa, bạc màu, ô nhiễm… chất lượng đất suy giảm gây khó khăn cho
sản xuất)
- Ở Thái Nguyên chúng ta nên canh tác như thế nào cho hợp lí? (Đất đồi có thể
trồng cây lâu năm như chè, trồng rừng. Vùng đất dốc muốn trồng cây lương thực
làm ruộng bậc thang…)
Bước 4: GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết luận
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần đạt
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
* Hiện trạng sử dụng đất (Năm 2005)
- Đất có rừng 12,7 triệu ha, diện tích có xu hướng tăng
- Đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 9,4 triệu ha (28,4% diện tích tự nhiên),
diện tích có xu hướng giảm
- Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người: 0,1 ha/người
- Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp không nhiều.
- Diện tích trống đồi núi trọc giảm, diện tích đất bị suy thoái còn lớn 9,3triệu ha
* Biện pháp
- Đối với vùng đồi núi

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác hợp lí
+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng mô hình nông lâm kết hợp
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư
- Đối với vùng đồng bằng
+ Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng đất nông nghiệp
+ Thâm canh, canh tác hợp lí, chống bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn...
+ Bón phân, cải tạo, chống ô nhiễm đất
Hoạt động 4: Sử dụng bảo vệ các loại tài nguyên khác
* Mục tiêu: Biết được sự suy thoái của tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch và
biện pháp bảo vệ.
* Hình thức: giao bài về nhà
6


* Phương tiện: SGK, tư liệu từ các nguồn khác
* Thời gian: 1 phút
* Các bước tiến hành hoạt động
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát SGK và tìm các nguồn tư liệu khác, hoàn hiện nội dung theo bảng
Tài nguyên

Tình hình sử dụng

Các biện pháp bảo vệ

Tài nguyên nước
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên du lịch.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ nhà. GV sẽ kiểm tra ở giờ sau
Dự kiến kết quả

Tài nguyên

Tình hình sử dụng

Các biện pháp bảo vệ

Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào
Tài nguyên mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán
vào mùa khô.
nước
- Mức độ ô nhiễm môi trường nước
ngày càng tăng.

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
tài nguyên nước đảm bảo
cân bằng và phòng chống ô
nhiễm nước.

Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản
Tài nguyên nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân
khoáng sản tán nên khó khăn trong quản lý khai
thác.

Quản lý chặt chẽ việc khai
thác. Tránh lãng phí tài
nguyên và làm ô nhiễm môi
trường từ khâu khai thác,
vận chuyển tới chế biến
khoáng sản.


Tài nguyên Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị
du lịch.
ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh tài nguyên du lịch và bảo
quan du lịch bị suy thoái.
vệ môi trường du lịch khỏi
bị ô nhiễm, phát triển du
lịch sinh thái.
3. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng đã học.
* Phương thức: hoạt động: cá nhân.
* Thời gian: 5 phút
* Các bước tiến hành
7


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Đây là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng
A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia.
C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có
Câu 2. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là
A. Tài nguyên rừng tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
B. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp
tục suy giảm
C. Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn
chất lượng.
D. Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút
rất nhanh.
Câu 3. Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ thuộc

A. Thành phố Hải Phòng.
B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Tỉnh Cần Thơ.
D. Tỉnh Cà Mau.
Câu 4. Rừng phòng hộ được trồng ở đâu
A. Hạ lưu các sông lớn
B. Thượng nguồn sông và vùng ven biển
C. Vùng ven biển
D. Lưu vực sông suối ở miền núi
Câu 5. Tỉnh Thái nguyên có vườn quốc gia không? Em hãy
kể tên?
Câu 6. Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách
A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.
C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại
đất.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông
- lâm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV chốt phương án đúng
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng
* Mục tiêu: Học sinh rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét, giải thích
* Thời gian: 2 phút
* Các bước tiến hành
1. Cập nhật thêm số liệu ở Atlats trang 20 về diện tích rừng vào Bảng số 14.1

SGK. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi diện tích rừng và độ che
phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2007. Nhận xét, giải thích?
8



9


2. Tìm hiểu nội dung bài sau: Bài 15
* Bão: Hoạt động, hậu quả, biện pháp phòng chống bão
* Ngập lụt, Lũ quét, hạn hán
Thiên tai
Ngập lụt

Phạm vi

Thời gian

Hậu quả

Biện pháp

Lũ quét
Hạn hán

10



×