1
1
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên:
Nguyễn Văn Lộc
SV: Nguyễn Văn Lộc
1
Lớp: CQ49/01.01
2
2
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Văn Lộc
2
Lớp: CQ49/01.01
3
3
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH,HĐH
: Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
HĐND
: Hội đồng nhân dân
KTXH
: Kinh tế xã hội.
KBNN
: Kho bạc Nhà nước
MLNSNN
: Mục lục ngân sách Nhà nước
NS
: Ngân sách.
NSNN
: Ngân sách Nhà nước
NSX
: Ngân sách xã
UBND
: Ủy ban nhân dân
TH
: Thực hiện
QT
: Quyết toán
DT
: Dự toán
SV: Nguyễn Văn Lộc
3
Lớp: CQ49/01.01
4
4
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1- Quy trình lập dự toán ngân sách xã
Bảng 2.1: Chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành
Bảng 2.2: Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể
Bảng 2.3 Chi sự nghiệp xã hội
SV: Nguyễn Văn Lộc
4
Lớp: CQ49/01.01
5
5
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diện
nền kinh tế - xã hội, thực hiện CNH,HĐH đất nước luôn đòi hỏi Nhà nước ta
phải có những công cụ, chính sách phù hợp để khắc phục những khó khăn và
ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường nhằm mang lại hiệu quả trong
việc quản lý nền kinh tế. Một trong những công cụ quản lý quan trọng của
Nhà nước là tài chính Nhà nước như: NSNN, tín dụng Nhà nước, các quỹ tài
chính trung gian. Thông qua các chính sách, công cụ này để quản lý thống
nhất nền tài chính quốc gia, đáp ứng các yêu cầu đổi mới của đất nước.
Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp
ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở có
tầm quan trọng đặc biệt. Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền,
vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chức
năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong
những năm qua, chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành
cũng có những bước tiến đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt
được, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành đang còn nhiều
tồn tại cần được xem xét và giải quyết. Chi thường xuyên NSX Lý Thành vẫn
chưa bao quát các khoản chi trên địa bàn, có những khoản chi chưa đúng chế
độ, chưa bám sát với dự toán được giao, tình trạng chi tiêu lãng phí, không
tiết kiệm chưa được khắc phục…Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“ Quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”
nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên.
SV: Nguyễn Văn Lộc
5
Lớp: CQ49/01.01
6
6
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là thực trạng quản lý chi thường
xuyên NSX Lý Thành và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
chi thường xuyên NSX Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở những kiến thức đã được học đề tài đi
vào đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách xã và công tác quản lý
chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành. Từ đó đề ra các
giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên
NSX Lý Thành trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vị không gian: Địa bàn xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường
xuyên NSX Lý Thành giai đoạn 2012 – 2014 và đề xuất giải pháp cho thời
gian tới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Đến tại đơn vị thực tập, UBND xã Lý Thành
quan sát các hoạt động diễn ra. Chủ động, tích cực tìm hiểu, nêu ra những vấn
đề còn thắc mắc, hỏi trực tiếp các cán bộ tài chính tại đơn vị.
- Phương pháp thu thập ý kiến, phỏng vấn trực tiếp: Tranh thủ thời gian
để hỏi cán bộ tài chính tại đơn vị các nghiệp vụ chuyên môn, cách thức làm
việc thường ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Phỏng vấn một số cán bộ chủ
chốt liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu như: chủ tịch UBND và kế
toán xã Lý Thành. Trong thời gian thực tập cần tham khảo ý kiến của những
người có kinh nghiệm làm việc, đi sâu vào đề tài mình lựa chọn và đặc biệt là
giáo viên và cán bộ trực tiếp hướng dẫn.
SV: Nguyễn Văn Lộc
6
Lớp: CQ49/01.01
7
7
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan
đến vấn đề mình cần nghiên cứu, phân loại để sử dụng, phân tích sự thay đổi
dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn.
4. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã.
Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành,
huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi
thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
SV: Nguyễn Văn Lộc
7
Lớp: CQ49/01.01
8
8
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ
1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN
SÁCH XÃ
1
Khái quát chung về ngân sách xã
Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của NSNN luôn gắn liền với tiền đề
rất quan trọng là Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Trong cơ cấu tổ
chức của NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Ngân sách trung ương bao gồm ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương
bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân. Ngân sách xã, phường, thị trấn là một cấp ngân sách
thuộc ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách xã là ngân sách của đơn vị
hành chính cấp xã có UBND và HĐND.
1.1.2 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã
1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã
Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình phân phối và sử dụng vốn đã
tập trung qua thu ngân sách nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu giúp bộ máy
chính quyền xã vận hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1.1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách xã
Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang
tính ổn định. Sở dĩ như vậy, vì xã phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
Nhà nước giao về quản lý hành chính. Các hoạt động này phải được duy trì
một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng
hóa công cộng cho người dân ở xã. Ví dụ như làm giấy khai sinh hay đăng ký
kết hôn…. Hay các hoạt động phát thanh diễn ra hàng ngày tại xã.
SV: Nguyễn Văn Lộc
8
Lớp: CQ49/01.01
9
9
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ
chức của mỗi xã. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới
phạm vi và mức chi thường xuyên của NSNN cho xã. Mỗi xã đều sẽ có một
cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
cũng như số lượng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của người dân địa phương. Do
đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi địa phương
sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của NSNN cho bộ
máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơ hội tăng lên
nhưng không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt động của bộ
máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên, từ đó sẽ làm
thay đổi chất lượng của chi thường xuyên nên có ảnh hưởng lớn đến mức chi .
Thứ ba, các chỉ tiêu chi luôn mang tính pháp lý do hoạt động của ngân
sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân
cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực xã.
1.1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã
Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình
thì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát
triển của xã.
Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của chính quyền xã.
Muốn thực hiện được các hoạt động theo nhiệm vụ được giao , xã cần phải có
nguồn tài lực cần thiết để hợp thành một trong ba yếu tố đầu vào. Không chỉ
chính quyền xã mà tất cả các cơ quan Nhà nước không tự tạo ra của cải để
nuôi sống mình, mà nguồn tài lực đáp ứng cho các hoạt động được đảm bảo
từ NSX nói riêng cũng như NSNN nói chung. Vì vậy, chi thường xuyên ngân
sách xã giữ vai trò quan trọng nuôi sống bộ máy chính quyền xã.
Thứ hai, thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính
quyền xã. Hiệu quả hoạt động của chính quyền xã được thể hiện ở tính dân chủ
SV: Nguyễn Văn Lộc
9
Lớp: CQ49/01.01
10
10
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
và sự ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa không ngừng
được cải thiện của người dân địa phương, xã hội công bằng, an ninh, trật tự xã
hội đảm bảo. Nếu đánh giá ở tầm vi mô thì hiệu quả được thể hiện ở chỗ chi
phí thấp nhưng chất lượng dịch vụ tốt, tác động tốt tới tình hình xã hội tại xã,
và người dân xã hưởng dịch vụ một cách hài lòng.
1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã
Chi thường xuyên ngân sách xã xét theo phạm vi bao gồm:
- Chi cho hoạt động của văn phòng UBND xã: tiền lương, tiền công cho
cán bộ, công chức cấp xã, sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, các
khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước, chi về phúc lợi tập thể, y tế,
vệ sinh, công tác phí, chi về hoạt động, văn phòng, chi mua sắm, sửa chữa
thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở xã như: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh
Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, sau khi
trừ các khoản thu theo điều tiết và các khoản thu khác( nếu có)
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng
theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện
dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi
của NSX theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ, chi thực hiện đăng ký
nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi NSX
theo quy định của pháp luật, chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào
bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, các khoản chi khác theo
chế độ quy định.
SV: Nguyễn Văn Lộc
10
Lớp: CQ49/01.01
11
11
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể
thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ
quy định( không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi
việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/-1/1998 trở về sau do tổ chức
bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và
công tác xã hội khác. Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao,
truyền thanh do xã quản lý.
- Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản
trang thiết bị phục vụ cho chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến
nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy đinh.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ
1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
- Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã là xây dựng nhu cầu chi
thường xuyên của xã trong một năm ngân sách nhằm thực hiện chức năng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã.
Căn cứ lập dự toán ngân sách xã:
- Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng,
trật tự an toàn xã hội của xã. Căn cứ này phán ảnh mối quản hệ chặt chẽ giữa
yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc với nguồn tài lực đáp ứng cho
nhu cầu thực hiện các công việc đó. Chính vì vậy, người ta luôn xem xét đến
tác động qua lại giữa hai yếu tố: hiệu quả công việc và kinh phí để thực hiện
công việc sao cho diễn ta thật nhịp nhàng và tiết kiệm.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ, thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài Chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.Phải dựa
SV: Nguyễn Văn Lộc
11
Lớp: CQ49/01.01
12
12
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
vào văn bản hướng dẫn và số kiểm tra do UNBD huyện thông báo.Thông qua
đó nhằm đảm bảo tính thống nhất trong suốt qua trình lập dự toán.
- Các chính sách chế độ chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định. Dựa trên căn cứ này sẽ bảo đảm tính pháp lý cho các chỉ tiêu
thuộc dự toán chi NS cho xã.
- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và thực tế các
năm trước đó. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn. Nó phản ánh mức độ xác
thực giữa các chỉ tiêu của dự toán với nhu cầu thực tế của xã theo từng năm.
Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã:
- Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn quy định.
- Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
- Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt
động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn.
- Đảm bảo nguyên tắc cân đối.
- Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán.
Trình tự quản lý chi thường xuyên ngân sách xã.
SV: Nguyễn Văn Lộc
12
Lớp: CQ49/01.01
13
13
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Sơ đồ 1- Quy trình lập dự toán ngân sách xã
UBND Huyện
1
6
7
8
5
HĐND Xã
UBND Xã
2
3
4
9
10
Các ban, đoàn thể, kế toán
xã
Hướng dẫn xây dựng dự toán:
Bước (1):UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách
cho các xã.
Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX
và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã:
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.
Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán
ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.
Bước (5): UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về
dự toán NSX.
Bước (6):Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn
chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện.
SV: Nguyễn Văn Lộc
13
Lớp: CQ49/01.01
14
14
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Bước (7): Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách
với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu
ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh
dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.
Phân bổ và quyết định dự toán NSX.
Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã.
Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã
trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và
quyết định dự toán ngân sách.
Bước (10):UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng
gửi Phòng TC - KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện; thực hiện công khai dự
toán NSX trước ngày 31/12/năm báo cáo.
1.2.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã
Căn cứ chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã: Căn cứ vào
dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội
đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi
ngân sách xã theo Mục lục ngân sách Nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi
giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi.
Yêu cầu:
+Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc xã
- Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng
mục đích, đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết
toán sử dụng kinh phí với cán bộ tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài
chính của tổ chức, đơn vị.
+ Đối với bộ phận tài chính kế toán xã:
- Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị.
SV: Nguyễn Văn Lộc
14
Lớp: CQ49/01.01
15
15
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các
tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để
có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
- Đối với Chủ tịch UBND xã hoặc người được quyền quyết định chi:
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong
phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều kiện chi thường xuyên ngân sách xã:
- Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân
bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu,
nguồn dự phòng ngân sách;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định;
- Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết
định chi.
Hình thức chi thường xuyên ngân sách xã:
- Chi theo dự toán: Căn cứ vào dự toán chi cả năm, cán bộ tài chính xã
làm thủ tục chi trình Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết
định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết
theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã
Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu
trình ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết, đánh giá lại toàn bộ
quá trình chi thường xuyên NSX trong một năm ngân sách, cung cấp thông tin
về quản lý của một năm đã qua. Nguyên tắc lập quyết toán NSX là lập từ cơ
SV: Nguyễn Văn Lộc
15
Lớp: CQ49/01.01
16
16
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
sở, tổng kết từ dưới lên. Hết kỳ kế toán kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo,
quyết toán chi thường xuyên ở ngân sách xã của mình trình UBND xã xem
xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi về phòng tài chính – kế hoạch
huyện tổng hợp báo cáo cơ quan chuyên môn cấp trên.
Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
theo chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và các văn bản pháp quy khác do
Bộ tài chính quy định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựa trên
số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo
đúng nội dung và thời gian quy định.
Thời gian chỉnh lý quyết toán chi ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm
sau.
Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm kế toán xã thực
hiện các việc sau đây:
Thứ nhất, ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản chi theo dự
toán, có biện pháp giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường
hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản
chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã.
Thứ hai, phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các
khoản chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các
khoản chi theo Mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các
cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định.
Thứ ba, các khoản chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện
theo nguyên tắc sau: các khoản chi theo quy định được thực hiện trong thời
gian chỉnh lý quyết toán thì được quyết toán và quyết toán năm trước.
Quyết toán ngân sách chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm:
- Kế toán xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trình
UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài
SV: Nguyễn Văn Lộc
16
Lớp: CQ49/01.01
17
17
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm
cho Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện do UBND cấp huyện quy định.
- Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05
bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính Huyện, KBNN nơi xã
giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu tại Kế toán xã và
thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết.
- Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài
khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế. Thời gian kế
toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng.
SV: Nguyễn Văn Lộc
17
Lớp: CQ49/01.01
18
18
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÝ THÀNH
2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BỘ
MÁY QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Về tự nhiên- địa lý: Lý Thành là vùng đất xen kẽ đồng bằng và miền
núi, nằm giữa Minh Thành và Liên Thành, phía Bắc giáp Nam Thành, cách
trung tâm huyện khoảng 10km về phía Tây Nam, cách thành phố Vinh hơn
60km về phía Tây Bắc. Lý Thành là một xã thuần nông, lấy nông nghiệp làm
nghề sản xuất chính nên đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng với
người dân.
- Diện tích đất tự nhiên của Lý Thành là 450,07ha, trong đó, đất dành
cho sản xuất nông nghiệp là 226ha, đất phi nông nghiệp 122,04 ha, đất chưa
sử dụng là 1,83 ha, đất vùng đồi núi là 104 ha.
- Về xã hội, dân cư: Dân xã toàn được bố trí thành 10 xóm. Nhân dân
sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp. Xã có các nghề phụ như trông nấm,
hoa màu phần nào góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
trong xã.
- Về kinh tế:
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá, giá
trị sản xuất nông nghiệp, năm 2012 là 30.456 triệu đồng, năm 2013 là 33.067
triệu đồng, năm 2014 là 33.459 triệu đồng.
Chăn nuôi: Tuy khó khăn do biến động về giá, diến biến phức tạp của
dịch bệnh, nhưng nhờ hoạt động công tác tốt trong phòng chống dịch bệnh,
tiêm phòng nên chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra.
SV: Nguyễn Văn Lộc
18
Lớp: CQ49/01.01
19
19
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2014: đàn lợn 2.675 con, đàn trâu bò 450 con
và đàn gia cầm 25888 con.
2.1.2 Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành
Bộ phận tài chính – kế hoạch xã Lý Thành gồm:
- Trưởng bộ phận tài chính xã: Chủ tịch UBND xã Lý Thành ông Hồ
Văn Tín.
- Kế toán xã: 2 cán bộ ông Tô Hữu Trinh kế toán trưởng và ông Vũ
Văn Tuấn.
Chức năng, nhiệm vụ của Bộ phận tài chính kế hoạch xã Lý
Thành:
- Tập trung đầy đủ các khoản thu theo chế độ quy định để đảm bảo
nhu cầu chi cho xã, đồng thời tiếp tục khai thác nguồn thu và thực hiện tốt
phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm các công việc của xã.
- Xây dựng dự toán ngân sách xã hàng năm theo quy định chung, căn
cứ vào tình hình thực tế cụ thể tại xã.
- Chấp hành dự toán thực hiện tổ chức thu – chi ngân sách xã. Trong
đó cần sử dụng đồng thời các biện pháp để động viên khai thác các nguồn vốn
trên địa bàn xã và phân bổ vốn có hiểu quả.
- Có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán trên cơ sở số liệu tuyệt đối
trung thực.
- Kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh về tài chính của các tổ
chức đơn vị kinh tế tập thể và các cá nhân thuộc xã Lý Thành quản lý.
- Trên cơ sở nắm được tình hình thực hiện các kế hoạch tài chính qua
các ngành trong xã Lý Thành mà Bộ phận tài chính – kế hoạch xã Lý Thành
giúp UBND xã Lý Thành đề ra các biện pháp cần thiết cho các ngành phối
hợp với nhau được chặt chẽ, thực hiện kế hoạch sản xuất được thuận lợi.
SV: Nguyễn Văn Lộc
19
Lớp: CQ49/01.01
20
20
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN
NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH
2.2.1 Phân cấp nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách xã ở Nghệ An
Nhiệm vụ chi NSX Lý Thành được quy định theo Quyết định số
87/2011 QĐ-UBND tỉnh Nghệ An.
- Chi quản lý hành chính: bao gồm các khoản chi cho hoạt động của các
cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội tại xã Lý Thành.
- Chi sự nghiệp kinh tế:
+ Chi sự nghiệp nông nghiệp, dịch vụ bao gồm: Chi cho các công việc
liên quan đến hoạt động ngành nông nghiệp, thủy lợi, hoạt động dịch vụ, du
lịch do xã Lý Thành quản lý. Chi phụ cấp cho nhân viên khuyến nông, quản
lý đê điều của xã Lý Thành.
+ Chi sự nghiệp kinh tế khác bao gồm: Chi đo đạc, lập bản đồ, lưu trữ hồ
sơ địa chính, quản lý duy tu, bảo dưỡng các công trình kiến trúc, tài sản, công
trình phúc lợi, đường giao thông, các sự nghiệp kinh tế khác do xã Lý Thành
quản lý theo quy định của pháp luật và UBND tỉnh Nghệ An.
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo của NSX gồm: Chi hỗ trợ học tập, hội
khuyến học xã, cán bộ công chức xã đi học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên
môn, hỗ trợ kinh phí bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo thuộc quản lý của xã
Lý Thành.
- Chi công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện dân
quân tự vệ, chi phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về
dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX Lý Thành.
SV: Nguyễn Văn Lộc
20
Lớp: CQ49/01.01
21
21
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Chi bảo đảm xã hội gồm: Lương hưu, BHYT cho cán bộ nghỉ hưu. Chi
trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày
13/4/2007, nghị định 13/2010 ngày 27/02/2010 của chính phủ về sửa đổi và
bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, chi thăm hỏi các gia
đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác.
- Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên, mua sắm trang thiết bị
phục vụ cho khám, chữa bệnh của trạm y tế xã Lý Thành.
- Chi cho các sự nghiệp khác như: Chi cho sự nghiệp dân số, các hoạt
động văn hóa thông tin, thể dục – thể thao,chi sự nghiệp môi trường, công tác
quy hoạch, do xã Lý Thành quản lý.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Về định mức phân bổ dự toán NSX Lý Thành: Căn cứ vào Quyết định
103/2010 QĐ-UNBD tỉnh Nghệ An ngày 14/2/2010 về việc ban hành định
mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Nghệ An giai đoạn
2011-2015. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của xã Lý Thành
được quy định như sau:
Ngân sách cân đối đảm bảo cân đối đủ tiền lương, phụ cấp, kể cả phụ cấp
cấp ủy viên, chi hoạt động Đảng theo Thông tư liên tịch số 225/2004/TTLTBTCQTTW-BTC ngày 05/04/2004 của Ban Tài chính quản trị Trung Ương –
Bộ Tài Chính, các khoản đóng góp theo quy định của:Cán bộ, công chức xã,
cán bộ không chuyên trách xã, khối, thường vụ xã, đoàn thể khối xóm.
Bố trí kinh phí hoạt động hành chính tăng 30% so với dự toán năm 2010.
- Định mức phân bổ sự nghiệp giáo dục: Đào tạo dạy nghề phân bổ theo
tiêu chí dân số trên 18 tuổi: 19.000 đồng/người dân trên 18 tuổi/năm. Định
mức trên đã bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các khoản
đóng góp theo lương.
SV: Nguyễn Văn Lộc
21
Lớp: CQ49/01.01
22
22
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
- Định mức phân bổ cho sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao
theo chỉ tiêu dân số: 9,6 nghìn đồng/người dân/năm. Định mức trên bao gồm
tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương.
- Định mức phân bổ sự nghiệp đảm bảo xã hội theo chỉ tiêu dân số: 5,5
nghìn đồng/người dân/năm. Định mức trên bao gồm tiền lương, các khoản
phụ cấp, đóng góp theo lương, chi thăm hỏi các đối tượng chính sách và các
nhiệm vụ chi khác.
- Định mức chi sự nghiệp môi trường: định mức phân bổ theo tiêu chí
loại đô thị, số đơn vị cấp xã, thị trấn.
2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành
Hàng năm, vào khoảng tháng 9 căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được
giao, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi và ƯTH năm hiện tại xã Lý Thành lập
báo cáo tình hình thực hiện dự toán năm nay và lập dự toán năm sau gửi về
Phòng tài chính – kế hoạch huyện.
Căn cứ để lập các khoản chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành:
Theo QĐ 103/2010 QĐ UBND ngày 14/2/2010 của UBND tỉnh Nghệ
An quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương
năm 2011 và ổn định đến năm 2015. Dự toán các năm tiếp theo trong thời kỳ
ổn định ngân sách được điều chỉnh tăng thêm hàng năm.
Thứ nhất, chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể: lập dự toán toán dựa
vào số kiểm tra, tình hình thực hiện năm nay và theo quyết định số 99QĐ/TW
ngày 20/5/2012 về việc ban hành quy định chế độ chi hoạt động công tác
Đảng của Tổ chức cơ sở Đảng, Đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở.
Cách tính: Tổng chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể = Quỹ lương +
Chi hoạt động. Trong đó:
SV: Nguyễn Văn Lộc
22
Lớp: CQ49/01.01
23
23
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Qũy lương = Lương Cán bộ chuyên trách, công chức + lương cán bộ hợp
đồng UBND.
Ví dụ: Lương cán bộ chuyên trách, công chức của 1chức vụ= hệ số
lương* lương tối thiểu theo quy định năm kế hoạch*12 tháng .
Chi hoạt động năm 2014: Chi họp HĐND 2 lần/năm *21 triệu đồng. Sơ
kết tổng kết các hoạt động của UBND 4 lần/năm *4 triệu đồng.
Thứ hai, chi sự nghiệp xã hội: cán bộ tài chính xã dựa vào số kiểm tra
được giao, số bổ sung dựa vào mục tiêu, định hướng phát triển xã hội năm kế
hoạch, căn cứ vào số đối tượng hưu xã, trẻ mồ côi, gia đình nuôi trẻ mồ côi,
người già không nơi nương tựa, người cao tuổi trên 80 tuổi, người tàn tật
không có khả năng lao động, người bị tâm thần mãn tính, độc thân nuôi
con...và số chi sự nghiệp năm trước để lập dự toán. Trong đó, chi cho bảo trợ
xã hội đầu năm huyện chưa giao dự toán cho nội dung này, đến giữa năm sẽ
đưa vào dự toán bổ sung và cuối năm chi hết bao nhiêu sẽ cấp bấy nhiêu.
Cách tính: - Đối với dự toán đầu năm:
Tổng chi sự nghiệp xã hội = Chi cho hưu xã + Chi bảo đảm xã hội khác.
- Đối với dự toán bổ sung giữa năm:
Chi sự nghiệp xã hội bổ sung = Chi Bảo trợ xã hội dựa theo nghị định 67.
Ví dụ: chi cho trẻ em mồ côi: số lượng 3 người, định mức 180.000
đồng/người.
Thứ ba, chi sự nghiệp kinh tế: chủ yếu căn cứ vào số kiểm tra được giao,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được giao để lập dự toán chi sự nghiệp
kinh tế.
Cách tính: Tổng chi sự nghiệp kinh tế = Chi sự nghiệp Giao thông Thủy lợi + phục vụ khuyến nông + sự nghiệp thị chính (năm 2013 tách riêng
thành khoản chi sự nghiệp môi trường) + các sự nghiệp khác
SV: Nguyễn Văn Lộc
23
Lớp: CQ49/01.01
24
24
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Thứ tư, chi sự nghiệp văn hóa – thông tin: lập dự toán căn cứ vào số thực
hiện năm trước và hoạt động của năm tới. Thông thường, khoản chi này
không có nguồn vào đầu năm nên sẽ bổ sung trong dự toán giữa năm.
Cách tính: Chi sự nghiệp văn hóa thông tin = Chi truyền thanh + chi công tác
văn hóa thông tin.
Ví dụ: Chi mua báo tính theo quý = 4 quý *(số thực hiện trong năm+số tăng
thêm dự kiến năm kế hoạch)
Thứ năm, chi công tác dân quan tự vệ, an ninh trật tự: lập dựa toán dựa
vào chỉ tiêu thực hiện của năm trước và tình hình thực hiện.
Cách tính: Tổng chi công tác dân quân tự về, an ninh trật tự = Chi hoạt động
quốc phòng + chi công tác an ninh trật tự.
Trong đó: Chi hoạt động quốc phòng = phụ cấp dân quân tự vệ + chi tập huấn
diễn tập quân sự, huấn luyện + chi khám tuyển quân + chi tặng quà thanh niên
lên đường nhập ngũ + chi sơ kết, tổng kết an ninh quốc phòng, chi khác.
Chi an ninh trật tự = chi lương cho tổ viên + hợp đồng cán bộ dân phòng.
Ví dụ: chi cho thôn đội trưởng( thuộc chi cho phụ cấp dân quân tự vệ) năm
2013 hệ số = 0,12 năm 2014 tăng thêm 0,5 ; số lượng 6 người thì chi năm
2014 = (0,12+0,5)*1150000*6 người *12 tháng =51.336.000 đồng
Thứ sáu, chi sự nghiệp giáo dục: lập dự toán dựa vào số kiểm tra được
giao để lập.
Cách tính: Chi sự nghiệp giáo dục = Chi hỗ trợ hoạt động + hội khuyến
học + trung tâm học tập cộng đồng.
Thứ bảy, chi sự nghiệp thể dục thể thao: dựa vào chi năm trước và phát
sinh để lập.
Thứ tám, chi y tế - dân số: dựa vào số thực hiện năm trước và năm kế
hoạch để lập.
SV: Nguyễn Văn Lộc
24
Lớp: CQ49/01.01
25
25
Luận văn tốt nghiệp
Học viện Tài chính
Cách tính: Tổng chi y tế - dân số = Chi y tế( kinh phí phục vụ ngày 27/2,
chi khác) + Dân số kế hoạch hóa gia đình, trẻ em, chương trình y tế quốc gia
Ví dụ: Phụ cấp công tác viên dân số kiêm bảo vệ cuộc sống trẻ em =
HS*Số tiền/tháng/ngưới*12 tháng*số người.
Thứ chín, chi môi trường: dựa vào số thực hiện năm trước và năm kế
hoạch để lập.
Thứ mười: chi xây dựng đời sống dân cư, văn hóa
Cách tính: 4 triệu đồng/xóm/năm *10 xóm.
Thứ mười một, chi khác: dựa vào tình hình thực hiện chi của năm trước
và tình hình biến động trong năm để lập dự toán
Với cách lập dự toán chỉ dựa vào các căn cứ nêu trên thì các khoản chi ít
biến động như chi quản lý Nhà nước, đảng, đoàn thể, chi sự nghiệp giáo dục,
sự nghiệp kinh tế y tế - dân số, chi công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự áp
dụng những căn cứ trên là phù hợp. Đối với các khoản chi quản lý Nhà nước,
phần lớn dành cho chi lương, do đó, việc tăng chi lương trong năm là điều tất
yếu. Tuy nhiên, đối với những khoản chi có nhiều biến động như chi sự
nghiệp văn hóa – thông tin, chi sự nghiệp thể dục, thể thao thì chưa thực sự
phù hợp, chưa sát vơi thực tế và phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện gây
ảnh hưởng tới quá trình chấp hành dự toán. Đối với một số khoản như văn
hóa – thông tin, bảo trợ xã hội đầu năm huyện chưa giao dự toán đến giữa
năm bổ sung và cuối năm chi hết bao nhiêu sẽ cấp bấy nhiêu. Do đó, các hoạt
động đầu năm sẽ không có nguồn, khó khăn trong việc thực hiện. Mặt khác,
khoản chi này trong năm chi bao nhiêu cuối năm sẽ cấp bấy nhiều, gây khó
khăn cho việc kiểm tra, có thể gây tình trạng chi sai.
Sau khi lập dự toán, cán bộ tài chính xã trình UBND xã Lý Thành báo
cáo chủ tịch và phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Lý Thành để xem xét gửi
UBND huyện và Phòng tài chính – kế hoạch huyện vào tháng 10. Phòng tài
SV: Nguyễn Văn Lộc
25
Lớp: CQ49/01.01