Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thất thu thuế và các giải pháp chống thất thu thuế trong lình vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.46 KB, 38 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đường lối do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo tù đại
hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ
chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.
do đó, vai trò và phương thức tác động của nhà nước cũng thay đổi
cơ bản từ tác động trực tiếp theo phương pháp mệnh lệnh hành chính
sang phương pháp tác động gián tiếp là chủ yếu, trong đó chính sách
tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng giữ vai trò đặc biệt
quan trọng.
Thuế là nguồn thu chủ yếu từ NSNN, có vai trò quan trọng đối
với việc điều tiết kinh tế đồng thời góp phần điều hòa thu nhập, góp
phần thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường, đảm
bảo và duy trì bộ máy nhà nước trong hoạt động điều chỉnh xã hội.
cùng với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, thuế cũng chuyển đổi
sang hệ thống thống nhất cho mọi thành phần kinh tế và đã qua 03
lần cải cách, cải cách lần 1 từ năm 1990 đến 1998, lần 2 từ năm
1999 đến 2007, lần 3 từ năm 1999 đến nay.
Tuy trong quá trình thực hiện cho đến chính sách thuế còn bộc
lộ những thiếu sót nhất định, tình trạng thất thu thuế còn nhiều, đặc
biệt là trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc
doanh, làm ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, hạn chế vai trò điều
tiết của công cụ thuế gây nên tình trạng mất cân bằng giữa các thành
phần kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN và
không đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế thị
trường.
Đây là vấn đề thực tế đặt ra cần được nghiên cứu và giải quyết,
góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển đồng thời đáp ứng
sự mong đợi cho mọi tổ chức kinh tế làm ăn chân chính.
Qua quá trình học tập, nghiên cứu và kết hợp với tình hình
thực tế đang diễn ra hàng ngày trên địa bàn tỉnh Tây Ninh em chọn
đề tài “Thất thu thuế và các giải pháp chống thất thu thuế trong lình


vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh” làm khóa luận tốt nghiệp.


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ THUẾ
VÀ THẤT THU THUẾ
1.1 Khái niệm về thuế:
Một cách chung nhất, thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo Luật định để
phục vụ nhu cầu chi tiêu theo chức năng của nhà nước.
Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của nhà
nước, sự xuất hiện của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành
các giai cấp và sự xuất hiện của nhà nước. Thuế được coi là khoản
đóng góp nghĩa vụ cần thiết để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước. Nhà
nước vàthuế là 02 phạm trù có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình phát triển, nhà nước ra đời sử dụng thuế, một khoản thu mang
tính chất bắt buộc được áp dụng đối với mọi thể nhân, pháp nhân
trong xã hội, nhằm mục đích tạo nguồn thu ổn định và chủ yếu cho
NSNN để nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình,
thuế là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngoài yêu cầu đảm bảo
nguồn tài chính cần thiết, nhà nước đã khai thác và sử dụng ngày
càng tốt hơn công cụ thuế để phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhà
nước đối với xã hội, góp phần quản lý và phát triển nền kinh tế quốc
gia, cũng từ đây thuế có những đặc trưng cơ bản là:
+ Bằng quyền lực của mình, nhà nước đặt thành nghĩa vụ cho
mọi người phải đóng góp bắt buộc theo quy định của Pháp luật, thuế
là một trong những nghĩa vụ cơ bản củacông dân đãđược quy định

trong hiến pháp, Điều 80 Hiếp pháp năm 1992 của nước ta đã ghi
“Công dân có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Pháp luật.
+ Khoản nộp thuế không có tính hoàn trả ngang giá và trực
tiếp, tạo điều kiện cho nhà nước sử dụng một cách linh hoạt, hiệu
quả khoản tiền thuế thu được. Do đó, thuế khác lệ phí, thuế do cơ
quan lập pháp ban hành theo những quy trình, thủ tục quy định rất
chặt chẽ (như phải có trong chương trình làm luật hàng năm của
Quốc hội, lập ban soạn thảo, có điều tra khảo sát, tổ chức lấy ý kiến
của dân, thẩm tra của Chính phủ, thẩm tra của các Uy ban Quốc hội
vảUy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thảo luận và thông qua).


+ Thuế là hình thức phân phối lại thu nhập xã hội góp phần
thực hiện công bằng vàthực hiện chính sách xã hội của nhà nước.
Dưới CNXH thuế được sử dụng nhằm mục đích phục vụ lợi ích cho
toàn xã hội, không chứa đựng những mâu thuẫn đối kháng giữa các
lợi ích trong nền kinh tế, thuế tham gia vào quá trình phân phối lại
một phần giá trị mới được sáng tạo ra ở lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với các thể nhân và pháp
nhân. Khi nộp thuế cho nhà nước sẽ không nhận lại của nhà nước bất
kỳ một lợi ích đặc thù nào mà coi như nghĩavụ đóng góp chung. Nhà
nước XHCN sử dụng khoản thu đó để đầu tư phát triển kinh tế – xã
hội, đảm bảo cuộc sống xã hội công bằng văn minh hơn.
Tóm lại, từ sự phân tích trên thuế tồn tại một cách tất yếu
khách quan cùng với sự ra đời tồn tại và phát triển của nhà nước.
Đặc trưng cơ bản thuộc về bản chất thuế, đó là tính Pháp luật đã quy
định mức đóng góp theo nghĩavụ của các thể nhân và pháp nhân.
Nhà nước muốn có nguồn thu ổn định, vững chắc để thực hiện chính
sách kinh tế – xã hội của mình đương nhiên phải tiến hành bằng
phương pháp cưỡng chế của Pháp luật. Điều này làm sáng tỏ vấn đề

bản chất giai cấp nhà nước đã quyết định tính giai cấp của thuế.
1.2 Phân loại thuế:
1.2.1 Theo tính chất:
Hệ thống thuế nói chung được phân chia ra làm 02 loại: Thuế
trực thu và thuế gián thu, đây là cách phân loại dựa vào việc xem xét
tính chất, tác dụng của các sắc thuế vào quá trình kinh tế – xã hội.
- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc
tài sản của người nộp thuế.
Thuế trực thu có đặc điểm là người nộp thuế đồng thời cũng là
người chịu thuế. Loại thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có
đối tượng đóng thuế là thu nhập kiếm được. Ơ nước ta,thuế trực thu
bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người
có thu nhập cao.
- Thuế gián thu: Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu
nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp
thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ là những người chịu thuế này.
Thuế gián thu có đặc điểm là người trực tiếp nộp thuế không
phải là người chịu thuế. Loại thuế này có sự chuyển dịch gánh nặng
thuế trong những trường hợp nhất định. Thuế gián thu có ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế giá cả thị
trường. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó của thuế gián thu không những
chịu sự chi phối của mối quan hệ cung cầu trên thị trường mà còn
phụ thuộc vào bản chất của thị trường mà trong đó có sự tác động


của thuế. Ở nước ta, thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Việc phân loại thuế theo tiêu thức này giúp cho việc nghiên
cứu chính sách, xây dựng thuế suất, thuế biểu và định phương hướng
hạch toán phù hợp.

1.2.2. Phân loại thuế theo cơ sở đánh thuế:
Cơ sở đánh thuế chỉ rõ thuế được đánh trên cái gì, căn cứ vào
cơ sởđánh thuế thì có thể chia sắc thuế thành 02 loại:
* Thuế tiêu dùng:
Thuế tiêu dùng là loại thuế có cơ sở đánh thuế là phần thu nhập
được mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế, loại thuế tiêu
dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như thuế giá trị gia tăng, thuế
tiêu thụ đặc biệt.
Mục đích thuế đánh vào tiêu dùng là điều tiết thu nhập của
người mua hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc thu
thuế, người ta thường thu ở khâu bán hàng để giảm đầu mối thu thuế
và dễ dàng hơn nhiều so với thu trực tiếp ở người mua hàng nên còn
có thể gọi thuế tiêu dùng là thuế bán hàng.
Thuế tiêu dùng là loại thuế có tính chất gián thu do người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ gánh chịu. Thuế tiêu dùng có khả năng đem
lại số thu tường xuyên và ổn định cho ngân sách nhà nước vì thuế
tiêu dùng có phạm vi đánh thuế rộng, bao gồm hầu hết các giao dịch
mua bán phát sinh trong nền kinh tế. Có thể nói thuế tiêu dùng chủ
yếu phụ thuộc vào quy mô tiêu dùng của xã hội nên số thu về thuế
tiêu dùng tương đối ổn định. Ở nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu
dùng chiếm một tỉ trọng tương đối lớn trong tổng số thu của ngân
sách nhà nước. Ơ Việt Nam , tỉ trọng tiêu dùng chiếm gần 50% số
thuế thu được hàng năm.
* Thuế thu nhập:
Thuế thu nhập là các loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập
thực tế kiếm được của các thể nhân hoặc các pháp nhân. Thu nhập
thực tế kiếm được hình thành từ nhiều nguồn: từ lao động dưới dạng
tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
dưới dạng lợi nhuận,lợi tức, cổ phần…
Thu nhập được biểu hiện dưới nhiều dạng. Do đó, thuế thu

nhập cũng có nhiều dạng: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển
lợi nhuận ra nước ngoài, thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao…
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu vì người nộp thuế theo
Luật cũng chính là người chịu thuê.


Thuế thu nhập giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm
bảo nguồn thu NSNN và thực hiện phân phối thu nhập, đảm bảo tính
công bằng xã hội. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế ngày càng
cao, thu nhập quốc dân đầu người ngày càng lớn vì khả năng huy
động nguồn tài chính thông qua thuế thu nhập ngày càng nhiều. Ở
hầu hết các nước thuế thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế khóa của công dân.
Việc phân loại thuế theo tiêu thức này cho thấy tinh đa dạng
của các sắc thuế, đảm bảothực hiện tính toàn diện của cả hệ thống
thuế.
1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
1.3.1 Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN
Thuế là công cụ quan trọng để huy động nguồn thu cho NSNN,
là công cụ để động viên các nguồn lực của quốc gia. Ở nước ta cũng
như tất cả các nước trên thế giới, để có một nền tài chính quốc gia
lành mạnh thì chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc
dân. Ngày nay ở nước ta với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ
thống thuế áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế đã động viên
sự đóng góp của mọi thành viên vào ngân sách nhà nước, nhờ có
chính sách thuế mà đã tiến tới bao quát được hầu hết các hoạt động
sản xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập và tiêu dùng của xã hội.
Nguồn tích lũy ngân sách chỉ có thể tăng nhiều và tăng nhanh trên cơ
sở sản xuất xã hội phát triển đạt hiệu quả cao. Chính sách thuế

không đơn thuần là đảm bảo nguồn thu NSNN mà còn có nhiệm vụ
quan trọng là hướng dẫn tiêu dùng xã hội, bồi dưỡng nguồn thu, chỉ
cho những nhà sản xuất kinh doanh làm gì và đầu tư vào cái gì thì có
lợi nhất.
1.3.2 Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của nền kinh
tế:
Cùng với sự đổi mới công tác kế hoạch, giá cả và các đòn bẩy
kinh tế khác, thuế có vị trí quan trọng trong việc kiểm kê, kiểm soát,
quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu
thông với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế
hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào điều chỉnh các mặt cân đối
lớn trong nền kinh tế quốc dân (giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiền
và hàng, giữa cung và cầu…).
Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa
các loại thuế, qua việc xác định hợp lý đối tượng nộp thuề, đối tượng
tín thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế,
trên cơ sở hạch toán đầy đủ, chính xác, ý nghĩa điều tiết của thuế
gồm cả 02 mặt: Khuyến khích nângđỡ những hoạt động kinh doanh


cần thiết, làm ăn có hiệu quả. Đồng thời thu hẹp, kìm hãm những
ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dùng theo
hướng tiết kiệm chống sa hoa, lãng phí.
Trong điều kiện hiện nay, chính sách thuế hiện hành đã thể
hiện rõ quan điểm của nhà nước là khuyến khích ngành sản xuất hơn
là dịch vụ và thương nghiệp, các mặt hàng dịch vụ thiết yếu hơn các
mặt hàng khác bằng cách quy định mức thuế suất khác nhau, những
mặt hàng không khuyến khích sản xuất được thì quy định mức thuế
suất cao hơn. Thuế khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình

đẳng trước pháp luật. Thuế góp phần khuyến khích khai thác tài
nguyên, vật liệu, vật tự trong nước, tranh thủ vốn hợp tác của nước
ngoài để phát triển kinh tế hàng hóa, không ngừng nâng cao tích lũy
cho NSNN, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thuế được xây
dựng trên quan điểm mở rộng thị trường một cách lành mạnh,
khuyến khích giao lưu hàng hóa, góp phần hướng dẫn và khuyến
khích hợp tác đầu tư với nước ngoài, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập
khẩu, đồng thời với việc bảo vệ sản xuất nội địa.
1.3.3 Thuế góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế và công bằng xã hội
- Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các thành phần
kinh tế, các tầng lớp dân cư.
Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách
động viên giống nhau gữa những tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau và có thu
nhập giống nhau, đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ
đối với mọi công dân, không có những đặc quyền đặc lợi bất hợp lý
cho đối tượng nào.
Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa, đòi
hỏi mọi người trong xã hội có thể có thu nhập ngang nhau. Người có
thu nhập cao đóng thuế cao hơn người có thu nhập thấp, hay nói
cách khác, người có khả năng nộp thuế nhiều hơn thì phải nộp thuế
cao hơn người khác nhưng phải để cho người làm ăn hiệu quả cao có
thu nhập cao, thậm chi rất cao so với người làm ăn lười biếng, kém
hiệu quả, khuyến khích cải tiến quản lý, cải tiến kĩ thuật, vốn đầu tư,
đầu tư chất xám, làm ăn giỏi để có thu nhập cao một cách chính
đáng.
- Bình đẳng, công bằng xã hội không thể chỉ là đạo lý, lý
thuyết mà phải được biểu hiện bằng những luật pháp, chế độ, quy
định rõ ràng của nhà nước.



Phải có những biện pháp thất thu có hiệu quả về thuế, về căn
cứ tính thuế, về tổ chức quản lý thu thuế, vê chế độ miễn giảm, về
kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với các vụ v phạm, khắc phục
trường hợp xử lý không đúng pháp luật quá nặng hoặc quá nhẹ.
Nhận thức đúng đắn và ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành
các nghĩa vụ khai báo, chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, hóa đơn,
thu nộp thuế theo đúng pháp luật cũng là những yếu tố quan trọng để
chính sách thuế đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội.
1.4. Chống thất thu thuế:
- Về mặt kinh tế:
Thất thu thuế sẽ giảm thu NSNN và ảnh hưởng không tốt đến
việc thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Có thể nói đây là hệ quả khá nghiêm trọng đã bắt nguồn từ vai trò
thu NSNN. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, nhưng nếu thu
không đạt kế hoạch thì mọi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội sẽ bị
ảnh hưởng không tốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Về mặt xã hội:
Thất thu thuế sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện công bằng xã hội
và gây nhiều tiêu cực xã hội khác. Như ta đã biết thuế gián thu là
một yếu tố cấu thành trong giá thành sản phẩm, nếu các đơn vị sản
xuất kinh doanh nao đó trốn thuế, tức là hạ được giá thành sản phẩm,
làm cho họ có sức cạnh tranh lớn so với đồng nghiệp và các chủ thể
kinh doanh khác. Như vậy, sự cạnh tranh sẽ thiếu lành mạnh và
không còn công bằng trước pháp luật.
- Về mặt đạo đức:
Thất thu thuế không những gây ảnh xấu về mặt kinh tế xã hội
mà còn liên quan đến mặt đạo đức. Bởi vì hành vi trốn thuê cũng có

nghĩa là không chấp hành pháp luật, nếu để lây sang nhiều lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội họ sẽ ý thức xem thường kỉ cương
phép nước, ảnh hưởng xấu tới những nếp sống xã hội của công dân.
Qua phân tích, ta thấy rằng việc thất thu thuế sẽ gây ra nhiều
hậu quả xấu đối với nhiều mặt của đời sống xã hội cũng như quá
trình phát triển kinh tế, vì thế chống thất thu thuế là nhiệm vụ có tầm
quan trọng và cấp bách.
1.4.1 Đối với cá nhân và tổ chức là đối tượng nộp thuế:
Cần tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người
thấy rõ trách nhiệm và nghĩa vụ phải nộp thuế và quyền lợi của mình
trong việc hoàn thành nghĩa vụ đó. Cùng với việc tuyên truyền giáo
dục cần phải xử lý truy thu, phạt thuế và phạt hành chính đối với
những đối tượng không chấp hành luật thuế nhà nước.


1.4.2 Đối với cơ quan thuế và các tổ chức có liên quan:
Nâng cao năng lực, phẩm chất cán bộ trở thànhh việc làm
thường xuyên thể hiện ngay trong quá trình tuyển chọn, đào tạo, bồi
dưỡng, chế độ tiền lương và khuyến khích trách nhiệm vật chất.
Đồng thời phải kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật đối với
những phần tử vi phạm, thỏa hiệp, thoái hóa, biến chất.
Làm tốt công tác quản lý thu thuế, tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời những sai sót, những vi phạm của
đối tượng nộp thuế và cả cán bộ thuế.
Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện hiện đại vượt tầm
của đối tượng nộp thuế và bọn buôn lậu.
Tổ chức tốt lực lượng liên ngành trong công tác chống buôn
lậu.
1.4.3 Đối với chính sách thuế và tổ chức bộ máy quản lý thu
thuế:

- Chính sách thuế: Cần sửa đổi các chính sách thuế sao cho các
mức thuế suất không nên quá cao, giảm bớt sự chia nhỏ các bậc thuế
suất (khung thuế) và giảm bớt tình trạng quá nhiều trường hợp miễn
giảm thuế. Xem xét đúng đắn căn cứ tính thuế, tránh tình trạng
“khoán thuế”. Ngoài ra, còn phải truy thu và phạt cao đối với những
vụ trốn thuế, tịch thu những hàng hóa nhập lậu và xử lý trách nhiệm
dân sự và hình sự đối với những trường hợp buôn lậu số lượng lớn
nhằm để nêu gương cho những người khác thấy rằng đóng thuế theo
thuế suất nhẹ và có lợi hơn (cả 02 mặt kinh tế và pháp luật).
Quản lý thu thuế: Tuyên truyền rộng rãi pháp luật về thuế trong
các đơn vị và cá nhân sản xuất kinh doanh nói riêng và trong dân cư
nói chung, hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh sớm đi vào
thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ kế toán và cần công khai
hóa tài chính, đồng thời công khai hóa các bộ thuế.
Tổ chức lại bộ máy thu thuế theo hướng tinh gọn, những cán
bộ có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, có tâm huyết nghề
nghiệp
1.4.4 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và quản lý
nước, tranh thủ sự hợp tác ủng hộ của các ngành, các cấp và tổ
chức đoàn thể khác trên địa bàn trong công tác thu thuế và chống
thất thu thuế cũng như chống buôn lậu.


CHƯƠNG 2
LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ
NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY
NINH VÀ THỰC TRẠNG THẤT THU THUẾ TRONG
THỜI GIAN QUA
2.1 Đặc điểm khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài
quốc doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Tây Ninh là một trong những tỉnh nằm dọc biên giới Tây Nam
của Tổ quốc, thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
4.030m2, dân số 1 triệu người, được chia thành 08 huyện và 01 thị
xã, đó là Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu, Dương
Minh Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng và Thị xã Tây Ninh.
Phía đông tỉnh Tây Ninh giáp với tỉnh Bình Dương và tỉnh
Bình Phước
Phía nam tỉnh Tây Ninh giáp với tỉnh Long An và TP.HCM
Phía tây và bắc giáp với Campuchia
Cn đường biên giới dài 240 km và đi qua 03 tỉnh của
Campuchia là Kôngpôngchàm, Prayven và Srayriêng trong đó:
Đường bộ chiếm 210 km
Đường sông chiếm 30 km
Toàn khu vực biên giới chiếm 36,7% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh nhưng dân số chỉ chiếm 4,1%. Địa hình đường biên giới phía
bắc của tỉnh chủ yếu là 12ha rừng rậm xen kẽ trảng trống, ở phía
nam chủ yếu là ruộng lúa kênh rạch.
Tây Ninh giữ vị trí đầu mối giữa TP.HCM và Thủ đô nôngpênh
của Campuchia, đây là địa bàn chiến lược về kinh tế và quốc phòng.
Tây Ninh từng là căn cứ cách mạng miền Nam trong 02 cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, có Quốc lộ 22A từ TP.HCM qua
Trảng Bàng, Gò Dầu tới cửa khẩu mộc bài, quốc lộ 22B từ Gò Dầu
qua Thị xã Tây Ninh đến Tân Biên rồi chạy thẳng dến cửa khẩu Xa
Mát, Tây Ninh có 02 con sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông chạy dọc
theo chiều dài của tỉnh, có nhiều rạch nhỏ cùng với hệ thống kênh
đào tạo thành hệ thống giao thông thủy bộ trong tỉnh, giữ vai trò
quan trọng không những về mặt kinh tế mà cả về mặt quốc phòng.
Ngoài ra, Tây Ninh còn có lòng hồ Dầu Tiếng, rộng 27 ngìn ha có
sức chứa 1,5 tỷ m3 nước, phục vụ tưới tiêu 172 ngìn ha lúa, hoa màu

và phát triển thủy sản, du lịch. Khí hậu Tây Ninh thích hợp với nhiều


loại cây trồng nhất là cây lúa và các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
dài ngày như mía, đậu phộng, mè, cao su, thuốc lá...
2.1.2 Vài nét về tình hình bien giới Việt Nam - Campuchia
đoạn Tây Ninh:
* Toàn tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 02 cửa
khẩu chính đó là cửa khẩu quốc té Mộc Bài và cửa khẩu quốc gia Xa
Mát, ngoài ra còn có 12 cửa khẩu tiểu ngạch, đó là cửa khẩu Vạc sa,
Bàu rả, Tống lê chân (thuộc địa bàn huyện Tân Châu), Chàng Riệc,
Chốt công sự, Tân Phú (thuộc huyện Tân Biên), Vảm Trảng Trâu
(huyện Châu Thành), Long An, Thúc Múc, Long Phước ( thuộc địa
bàn huyện Bến Cầu), Truông Vân (Trảng Bàng, Kà tum (Tân Châu).
* Toàn tỉnh có 20 xã biên giới đó là Suối Ngô, Tân Hà, Tân
Đông, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp, Phước Vinh, Hòa
Thạnh, Hòa Hội, Thành Long, Ninh Điền, Long Phước, Long
Khánh, Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, Bình Thạnh, Phước
Chỉ.
* Tây Ninh có các chợ biên giới:
- Chợ Hòa Bình và chợ biên giới trên địa bàn huyện Châu
Thành
- Chợ Cà Tum, Tân Hà thuộc địa bàn huyện Tân Châu.
- Chợ Mộc Bài thuộc địa bàn huyện Bến Cầu.
- Chợ Tân Lập thuộc huyện Tân Biên.
* Tình hình nội biên: Trong chiến tranh biên giới Tây Nam,
nhân dân ta đã rút về tuyến sau làm ăn sinh sống, khi chiến tranh kết
thúc người dân không muốn trở lại để làm ăn sinh sống. Từ đó đến
nay Đảng và chính quyền có nhiều chủ trương chính sách ưu đãi cho
dân vùng biên giới, vận động nhân dân tiếp tục bám đất giữ làng.

Tỉnh ủy Tây Ninh đã có chủ trương quy hoạch các khu dân cư biên
giới, xây dựng các xã trên toàn tuyến biên giới về cơ sở hạ tầng như:
Điện, đường, trường, trạm. Đến nay tất cả các xã biên giới đã có lưới
điện quốc gia dân trí từng bước được nâng cao kinh tế bước đầu
được phát triển, nhân dân trở lại vùng biên giới để làm ănc sinh sống
ngày càng nhiều.
* Tình hình ngoại biên: Dọc theo tuyến biên giới dân cư
Campuchia phân bố không đều, sống thưa thớt, rải rác, phần lớn
được hình thành sau chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979, đời
sống dân trí thấp, kinh tế không ổn định luôn gặp khó khăn, quan
điểm không rõ ràng, dễ bị kẻ xấu lôi kéo, mua chuộc.
2.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội:
Tây Ninh là tỉnh miền Đông Nam Bộ, có căn cứ kháng chiến
chống thực dân Pháp, nơi có Trung ương Cục Miền Nam trong thời


kỳ chống Mỹ cứu nước, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống, đời sống vật chất tinh thần còn nhiều khó khăn, tình hình còn
nhiều phức tạp, tỉnh có trung tâm tôn giáo Cao Đài với những mặt
tích cực và cũng không ít mặt tiêu cực, tỉnhh bị tàn phá nặng nề qua
03 cuộc chiến tranh (chống Pháp, chống Mỹ, biên giới Tây Nam).
kinh tế Tây Ninh mới được phục hồi trong thời gian gần đây và hiện
tại đang rất cần thêm vốn để đầu tư phát triển theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về cơ cấu kinh tế: Ngành sản xuất kinh doanh chính ở đây là
nông nghiệp với tổng diện tích là 276.300ha. Trong đó, cây hàng
năm chiếm 241.800ha, cây lâu năm và cây ăn quả 34.500ha. Ngành
công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhưng chủ yếu là công nghiệp chế biến
mía, mì và cây cao su.
Tính điến cuối năm 2004, Tây Ninh có 12.927 doanh nghiệp

đang hoạt động trong đó: 482 doanh nghiệp nhà nước, 946 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh phát triển đa dạng, phức tạp đa số chạy
theo lợi nhuận tức thời, quy mô sản xuất nhỏ bé luôn thay đổui
ngành nghề. Chủ thể kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế
nhiều nguồn gốc và nhiều lứa tuổi khác nhau phần lớn là người
không có công ăn việc làm hoặc cán bộ công chức về hưu, vì thế vốn
ít thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nên doanh thu nhỏ
đóng góp NSNN kém, thậm chí có nhiều hộ làm ăn thua lỗ phải
đóng cửa vì không có khả năng nộp thuế. Ngoài ra còn có một số
lượng không nhỏ thuộc diện chính sách xã hội được miễn thuế. Cùng
với những khó khăn trên, Tây Ninh có trình độ dân trí chưa cao, dân
cư thiếu công ăn việc làm, một bộ phận dân cư dọc theo các xã biên
giới đã tham gia vào công việc buôn lậu từ Campchia về Việt Nam,
các mặt hàng buôn lậu chủ yếu là thuốc lá, rượu, bia, vải, xe máy.
Tất cả những điều đó đã gây nên tình trạng bất lợi đến nguồn thu và
tác quản lý thu thuế rất là lớn.
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy cục thuế Tây Ninh:
Cục thuế Tây Ninh là một tổ chức trong hệ thống hành chính
nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền, chịu sự chỉ đạo song
trùng của Tổng cục thuế và UBND tỉnh Tây Ninh, trực tiếp thu thuế
trên tỉnh Tây Ninh theo đúng Pháp luật và sự hướng dẫn của cơ quan
cấp trên.
2.2.1 Tổng quan về nhân sự và trình độ:
* Về nhân sự:
Tổng số cán bộ, công chức Cục thuế Tây Ninh hiện nay là: 672
người trong đó:


- Nam 504 người chiếm tỉ lệ 75% trên tổng số cán bộ công
chức

- Nữ 168 người chiếm tỉ lệ 25% trên tổng số cán bộ công chức
ngành
* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
+ Về trình độ:
- Sơ cấp: 23 đồng chí chiếm tỉ lệ 3,42% trên tổng số 672 cán
bộ công chức
- Trung cấp: 314 đồng chí chiếm 46,73% trên tổng số cán bộ
công chức
- Cao đẳng: 12 đồng chí chiếm 1,78% trên tổng số cán bộ công
chức
- Đại học: 323 đồng chí chiếm tỉ lệ 48,07% trên tổng số cán bộ
công chức
+ Về chính trị:
- Trung cấp: 38 đồng chí chiếm tỉ lệ 5,65% trên tổng số cán bộ
công chức ngành
- Đại học: 10 đồng chí chiếm tỉ lệ 1,49% trong tổng số cán bộ
công chức ngành
- Cao cấp: 09 đồng chí chiếm tỉ lệ 1,34% trên tổng số cán bộ
công chức của ngành
Qua các tỉ lệ phân tích trên cho thấy trong những năm qua Cục
thuế đã chú trọng đến công việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức trong ngành.
2.2.2 Tổ chức bộ máy:
* Ban lãnh đạo: Gồm 04 người, 01 đồng chí Cục trưởng và 03
đồng chí Cục phó, lãnh đạo toàn bộ công chức, quản lý tình hình
thực hiện thu thuế trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Cụ thể như sau:
- Cục trưởng: Phụ trách chung tất cả các lĩnh vực công tác.
+ Trực tiếp phụ trách các phòng: Tổ chức cán bộ tuyên truyền
thi đua, kế hoạch tổng hợp, quản lý xí nghiệp quốc doanh.
+ Phụ trách các chi cục thuế: Chi cục thuế huyện Trảng Bàng,

Chi cục thuế huyện Gò Dầu, Chi cục thuế huyện Bến Cầu.
- Phó cục trưởng 1: Giúp cục trưởng trong công tác tài chính,
đảm bảo hoạt động cho toàn ngành thuế Tây Ninh.
+ Trực tiếp phụ trách các phòng: Phòng hành chính - quản trị tài vụ: phòng quản lý ấn chỉ.
+ Phụ trách các chi cục thuế: Chi cục thuế huyện Hòa Thành,
chi cục thuế Thị xã.



MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
NỘI DUNG..........................................................................................................4
CHƯƠNG 1.........................................................................................................4
MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ THUẾ VÀ THẤT THU THUẾ..............4
CHƯƠNG 2.......................................................................................................13
LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH VÀ THỰC TRẠNG THẤT THU
THUẾ TRONG THỜI GIAN QUA...............................................................................13
CHƯƠNG 3.......................................................................................................27
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ THẤT THU THUẾ
CÔNG THƯƠNG NGHIỆP, DỊCH VỤ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH TÂY NINH VÀ CÁC KIẾN NGHỊ....................................................................27
KẾT LUẬN........................................................................................................39


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu
thụ đặc biệt, sửa đổi, bổ sung.

2. Các tài liệu lý thuyết về thuế
3. Tạp chí thuế nhà nước
4. Các văn bản, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về thuế
5. Các báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2003 – 2004


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...............................................................................................................
...............................................................................................................


...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
..............................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................

...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................




×