Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài tập nhóm sở hữu trí tuệ: bảo hộ nhãn hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.59 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................1
TÌNH HUỐNG.................................................................................................1
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.......................................................................1
Câu 1. Theo anh chị, Công ty Y có những hành vi xâm phạm nào đối với
QSHTT của Công ty X?.................................................................................1
Câu 2: Anh chị hãy tư vấn cho Công ty X lựa chọn các biện pháp và cơ
quan có thẩm quyền để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty...6
Câu 3. Giả sử trong quá trình xử lí vi phạm đối với công ty Y, công ty Y
xuất trình Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp ngày 5/9/2013 trên cơ sở đơn nộp của Công ty Y ngày 1/10/2011
bảo hộ kiểu dáng bao gói đúng như bao gói Công ty Y đang sử dụng. Theo
anh chị, Công ty X cần tiến hành những thủ tục nào để bảo vệ quyền lợi của
mình?............................................................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17

0


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế cùng những thành tựu
khoa học – kĩ thuật và sự bùng nổ của công nghệ cao, các sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ ra đời phong phú cả về chất lượng và số lượng. Trước tình trạng
đó, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất muốn phát triển cần phải làm sao để
cho sản phẩm, dịch vụ của mình sẽ được người tiêu dùng nhận biết và ghi nhớ
dễ dàng. Một biện pháp được cho là hữu hiệu chính là tạo nên một nhãn hiệu
riêng có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình giữa thị trường rộng
lớn và đã được pháp luật bảo hộ khi đăng ký nhãn hiệu với Cục SHTT.
Vậy nhãn hiệu sản phẩm đóng có ý nghĩa như thế nào? Trong phạm vi bài tiểu
luận này, nhóm chúng em sẽ đi sâu và làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến


nhãn hiệu và cụ thể là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu thông qua
một tình huống cụ thể sau:

TÌNH HUỐNG
Công ty X là chủ sở hữu nhãn hiệu “Lolipop” đăng kí cho sản phẩm
kẹo, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp GCNĐKNH từ 1/6/2000. Bao gói của sản
phẩm có hình viên kẹo lớn, một số quả bóng bay xung quanh và phía trên có
hình ông mặt trời cách điệu. Bao gói này đã được công ty X sử dụng rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ cuối năm 2000. Tháng 8/2015, công ty X phát
hiện công ty Y sản xuất và đưa ra thị trường sản phẩm kẹo gắn dấu hiệu
“Lohipopp” với bao gói có cách trình bày tương tự với bao gói của công ty X,
chỉ thay đổi vị trí và màu sắc các quả bóng bay.

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Câu 1. Theo anh chị, Công ty Y có những hành vi xâm phạm nào đối với
QSHTT của Công ty X?
Trong tình huống trên ta xác định Công Ty X là chủ sở hữu nhãn hiệu
“Lolipop” đăng ký cho sản phẩm kẹo được Cục Sở hữu trí tuệ cấp
GCNĐKNH từ 1/6/2000. Cả hai công đều được thành lập và hoạt động tại thị
trường Việt Nam.
Như vậy trước hết để xác định được công ty Y có xâm phạm quyền sở
hữu đối với nhãn hiệu hay không và có những hành vi xâm phạm nào ta cần
xem xét xem nhãn hiệu “Lolipop” thuộc quyền sở hữu cuả công ty X còn
trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hay không?
Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009)
quy định như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày
cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp,

mỗi lần mười năm” nên có thể chia làm các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X vẫn còn trong
thời hạn bảo hộ nhãn hiệu.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 63 nêu trên nếu sau khi giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty X hết hiệu lực tính từ ngày nộp đơn mà
công ty đã xin gia hạn nhiều lần, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và được tiếp
tục gia hạn hiệu lực thì nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X vẫn còn trong thời
hạn bảo hộ nhãn hiệu.
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9
năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí
tuệ quy định về việc xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như
sau:

2


“1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên
hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu,
phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc
tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là
phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch
vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng
nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn
hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản
phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm
phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:

a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với
nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả
màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau
hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách
phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và
gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự
về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ
với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố
xâm phạm nếu:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3
Điều này;

3


b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy
định tại điểm b khoản 3 Điều này hoặc hàng hoá, dịch vụ không trùng, không
tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng
nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
5. Trường hợp sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân
biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho
sản phẩm, dịch vụ cùng loại thuộc phạm vi bảo hộ thì bị coi là hàng hoá giả
mạo nhãn hiệu theo quy định tại Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
Căn cứ vào điều luật nêu trên để xác định công ty Y có hành vi xâm

phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hay không ta sẽ so sánh dấu hiệu
“Lohipopp” gắn trên sản phẩm kẹo của Công ty Y và nhãn hiệu “Lolipop” đã
được cấp GCNĐKNH của công ty X thì nhận thấy như sau:
- Kí tự: có 6/8 kí tự trùng và trình tự sắp xếp giống nhau, chỉ thêm 1 chữ
“p” và hay đổi chữ “l” thành chữ “h”;
- Cách phát âm: Đều có ba âm tiết, các âm cũng phát âm tương tự như
nhau (Lo–li –pop) và (Lo-hi-pop) đặc biệt sự trùng hai âm “lo” và “pop” và
phát âm liên tục không có quãng nghỉ.
- Hình thức trình bày: Bao gói của hai sản phẩm kẹo có in nhãn hiệu có
hình thức tương tự nhau, bao gói của công ty Y chỉ thay đổi vị trí và màu sắc
của các quả bóng bay.
- Về hàng hóa sử dụng cho nhãn hiệu và dấu hiệu: Đều cùng sử dụng
cho một loại hàng hóa đó là sản phẩm kẹo.
Từ những phân tích nêu trên ta xác định dấu hiệu “Lohipopp” mà công
ty Y xử dụng cho sản phẩm kẹo với nhãn hiệu “Lolipop” mà công ty X là chủ
sở hữu có những điểm tương đồng gây đến sự nhầm lẫn giữa dấu hiệu
“Lohipopp” với nhãn hiệu “Lolipop” thuộc quyền sở hữu của công ty X và
đang được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu nhãn hiệu.
4


KẾT LUẬN: Công ty Y đã có hành vi xâm phạm quyền sở hữu với
nhãn hiệu mà công ty X đang là chủ sở hữu. Cụ thể công ty Y đã có các hành
vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại điểm c Khoản 1 Điều
129: “Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá,
dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn
về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ
Trường hợp 2: Nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X đã hết thời gian
bảo hộ mà công ty không xin gia hạn thêm

Căn cứ vào Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung
năm 2009 thì GCNĐKNH của Công ty X đã hết hiệu lực như vậy sẽ không
được pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp nữa. Do vậy, dù dấu hiệu
của “Lohipopp” của công ty Y có những đặc điểm tương tự dẫn đến nhầm
lẫn với nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X thì cũng không bị coi là có hành
vi xâm phạm do nhãn hiệu của công ty X không còn là đối tượng đang được
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
KẾT LUẬN: Công ty Y không có hành vi vi phạm đối với Công ty X
Trường hợp 3: Nhãn hiệu “Lolipop của công ty X đã trở thành
nhãn hiệu nổi tiếng
Theo như đề bài nhãn hiệu “Lolipop” đã được công ty X sử dụng rộng
rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam kể từ cuối năm 2000. Nên hoàn toàn có khả
năng nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X đã trở thành nhãn hiệu nổi tiếng khi
đã đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
“1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc
mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng
cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu
hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
5


4.Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư
của nhãn hiệu”.
Nếu nhãn hiệu “Lolipop” của công ty X đã trở thành nhãn hiệu nổi

tiếng vậy căn cứ theo Khoản 2 Điều 42 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN công
ty X không cần phải đăng ký hoặc tiếp tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu. Trong trường hợp này nhãn hiệu “Lolipop” đương nhiên được bảo
hộ không phụ thuộc vào hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Trong tình huống này như đã phân tích ở trường hợp 1 công ty Y đã có hành
vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng “Lolipop” của công ty
X đối với trùng loại hàng hóa là kẹo và có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hóa, gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu
hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Như vậy Công ty Y đã vi phạm
quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ “Sử dụng dấu hiêu
trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch
nghĩa phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa dịc vụ bất kỳ ,kể cả hàng
hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa,
dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử
dụng hoàn toàn có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ
hoặ gây ấn tượng sai lệch về mỗi quan hệ giữ người sử dụng dấu hiệu với chủ
sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng”.
Kết luận: Như vậy trong trường hợp này công ty Y đã xâm phạm quyền sở
hữu nhãn hiệu công nghiệp thuộc quyền sở hữu cuả công ty X.

6


Câu 2: Anh chị hãy tư vấn cho Công ty X lựa chọn các biện pháp và cơ
quan có thẩm quyền để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty.
1. Biện pháp thỏa thuận
Trước khi xét đến các biện pháp theo quy định của pháp luật nhóm em
xin đề xuất biện pháp thương lượng giữa hai công ty. Sở dĩ nhóm đề xuất biện
pháp này bởi vì bản chất của quan hệ luật sở hữu trí tuệ là một luật chuyên
ngành trong lĩnh vực pháp luật dân sự mà một nguyên tắc rất quan trong trong

luật dân sự đó là nguyên tắc thỏa thuận. Công ty X có thể sẽ yêu cầu thỏa
thuận với công ty Y về việc chấm dứt việc công ty Y đang sử dụng dấu hiệu
tương tự gây trùng lặp với nhãn hiệu của công ty X và có thể đề nghị công ty
Y trở thành đối tác làm ăn cùng nhau kinh doanh phân phối sản phẩm kẹo này
ra thị trường. Biện pháp này thể hiện sự thiện chí của công ty X đối với công
ty Y, nếu thỏa thuận đạt được kết quả tốt như mong đợi đôi bên sẽ cùng có lợi
mà tránh được các chi phí, thủ tục liên quan đến thủ tục pháp lý, phát triển
mối quan hệ trong làm ăn kinh doanh tăng sức cạnh tranh với các nhãn hiệu
kẹo khác trên thị trường.
2. Biện pháp pháp lý
Trong trường hợp áp dụng biện pháp thỏa thuận không đạt được kết
quả thì sẽ áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật.
Quyền được bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại
Khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, theo đó: “Chủ thể quyền sở
hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải
chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt
hại;

7


c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”

Từ quy định trên Công ty X có thể áp có thể áp dụng các biện pháp
trong khuôn khổ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
như:
Thứ nhất, yêu cầu Công ty Y phải chấm dứt hành vi xâm phạm xâm
phạm, cụ thể là yêu cầu Công ty Y phải sửa lại nhãn hiệu “Lohipopp” với
bao gói có cách trình bày tương tự với bao gói của Công ty X; buộc Công ty
Y phải xin lỗi, cải chính công khai, phải bồi thường thiệt hại vì trong quá trình
Công ty Y sử dụng nhãn hiệu này trên thị trường có thể ảnh hưởng đến khả
năng phân biệt của sản phẩm hoặc lợi dụng uy tín của Công ty X để bán sản
phẩm. Biện pháp này có ưu điểm thể hiện sự chủ động của công ty mà không
phải trải qua các thủ tục pháp lý phức tạp, giúp cho việc giải quyết được
nhanh chóng, đơn giản, đỡ tốn kém thời gian và tiền bạc cho Công ty X. Tuy
nhiên hiệu quả của biện pháp này không cao, để biện pháp này áp dụng một
cách có hiệu quả thì còn phụ thuộc vào sự thiện chí, hợp tác của Công ty Y.
Thứ hai, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi
phạm của Công ty Y. Khoản 2 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy
định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho
người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Ưu điểm lớn nhất của
biện pháp này là nhanh chóng và ít tốn kém. Tuy nhiên, thẩm quyền xử lý vi
phạm quy định cho nhiều cơ quan dẫn tới tình trạng hoạt động chồng chéo,
gây khó khăn cho người dân.
8


Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì trong trường hợp này Công
ty X có thể yêu cầu các cơ quan sau đây xử lí hành vi vi phạm của Công ty Y
như: Cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lí thị trường, Hải quan, Uỷ ban

nhân dân các cấp theo quy định tại Khoản 3 Điều 200 Luật sở hữu trí tuệ
năm 2005. Việc yêu cầu xử lí vi phạm này phải được thể hiện bằng văn bản
dưới hình thức đơn yêu cầu, kèm theo các tài liệu chứng cứ chứng minh có
liên quan theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày
29/08/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp. Thẩm quyền xử phạt cụ thể của từng cơ quan cũng được quy định cụ
thể tại Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, theo đó:
“1. Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi
phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
2. Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử phạt hành vi vi
phạm quy định tại Điểm a Khoản 16 Điều 14 của Nghị định này.
3. Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm sau đây:
a) Hành vi vi phạm quy định tại Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này trong
hoạt động sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng hóa tại thị trường
trong nước;
b) Hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6, 9, 11 và 14 của Nghị định này
trong hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước.
Trong trường hợp xử lý hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản
3 Điều này mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hóa đó thì Quản lý thị
trường có thẩm quyền tiếp tục xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất.
4. Hải quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 6,
9, 10, 11, 12, 13 và 14 của Nghị định này trong hoạt động quá cảnh, nhập
khẩu hàng hóa.
5. Công an có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ
các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ
quan xử lý vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; có thẩm
quyền xử phạt hành vi vi phạm quy định tại các Điều 9, 12 và 13 của Nghị
định này.
9



6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi vi
phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương theo nguyên
tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định
tại Điều 38 và Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Như đã phân tích ở câu 1, hành vi của công ty Y là hành vi xâm phạm
quyền đối với nhãn hiệu quy định tại Điều 11 Nghị định này. Mặt khác, hành
vi này cũng không thuộc hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trong
hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa tại thị trường trong nước tại điểm b
Khoản 3 Điều 15 và trong hoạt động quá cảnh nhập, cảnh tại Khoản 4 Điều
này. Do đó, thẩm quyền xử lí vi phạm quyền đối với nhãn hiệu trong trường
hợp này thuộc về Thanh tra Khoa học và Công nghệ.
Thứ ba, khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết bảo vệ
quyền lợi của mình. Từ những phân tích tại câu 1, theo nhóm chúng em công
ty X đã có đầy đủ các bằng chứng chứng minh công ty Y đã có hành vi xâm
phạm quyền đối với nhãn hiệu của công ty mình, vì vậy công ty X hoàn toàn
có thể khởi kiện công ty Y về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây
được coi là biện pháp đạt hiệu quả cao vì vấn đề sẽ được giải quyết theo đúng
pháp luật hiện hành và sau khi có phán quyết của Tòa án thì Công ty Y bắt
buộc phải chấm dứt ngay các hành vi vi phạm của mình.
Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết, theo quy định tại Khoản 2
Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những tranh chấp trong kinh
doanh, thương mại liên quan đến “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận” thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cụ thể, thẩm quyền giải
quyết trong trường hợp này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định
tại Điểm a Khoản 1 Điều 37 Luật tố tụng dân sự năm 2015: “Tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại
các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và

10


khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này”. Mặt khác, theo quy định tại Điểm b Khoản
1 Điều 35 thì chỉ các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục
đích lợi nhuận tại Khoản 1 Điều 30 mới thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp huyện. Như vậy, các tranh chấp quy định tại Khoản 2 Điều 30 sẽ
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Câu 3. Giả sử trong quá trình xử lí vi phạm đối với công ty Y, công ty Y
xuất trình Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp đã được Cục Sở hữu
trí tuệ cấp ngày 5/9/2013 trên cơ sở đơn nộp của Công ty Y ngày
1/10/2011 bảo hộ kiểu dáng bao gói đúng như bao gói Công ty Y đang sử
dụng. Theo anh chị, Công ty X cần tiến hành những thủ tục nào để bảo
vệ quyền lợi của mình?
1. Hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của công ty
Y.
Bước 1: Để có thể hủy bỏ bằng sáng chế độc quyền của công ty Y Luật Sở
hữu trí tuệ: “Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công
sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới
hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và
thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ vào quy định trên kết hợp với các tình tiết trong tình huống:
- Kiểu dáng bao gói của sản phẩm công ty X đã được sử dụng rộng rãi từ
cuối năm 2000 trên toàn bộ thị trường Việt Nam, đó là kiểu dáng công nghiệp
có thể do công ty X sáng tạo ra hoặc do công ty X đã bỏ chi phí, phương tiện
vật chất ký hợp đồng thuê hoặc giao việc cho một cá nhân hoặc tổ chức khác

sáng tạo ra để làm bao bì cho sản phẩm kẹo.
11


- Tháng 8/2015 công ty X phát hiện công ty Y sử dụng kiểu dáng tương
tự nhãn hiệu của mình chỉ đổi vị trí và màu sắc quả bóng bay. Kiểu dáng của
công ty Y có tính chất là bản sao kiểu dáng của công ty X vì tổng thể thiết kế
đều có các chi tiết viên kẹo lớn, một số quả bóng bay, hình ông mặt trời cách
điệu. Thiết kế này dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Như vậy công ty X đã xử dụng kiểu dáng công nghiệp là bao bì sản
phẩm kẹo trước khi công ty Y sử dụng loại bao bì tương tự gây nhầm lẫn, việc
sử dụng này hoàn toàn rộng rãi và công khai. Nên trong trường hơp này Công
ty X mới là chủ thể có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp chứ không phải
công ty Y.
Bước 2: Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ về hủy
bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ như sau: “1. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ
hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển
nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí, nhãn hiệu;
b) Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời
điểm cấp văn bằng bảo hộ.
2. Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó
không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở
hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này với điều kiện phải nộp phí và lệ phí.
Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ là suốt
thời hạn bảo hộ; đối với nhãn hiệu thì thời hiệu này là năm năm kể từ ngày
cấp văn bằng bảo hộ, trừ trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp do sự không

trung thực của người nộp đơn.
4. Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ và ý
kiến của các bên liên quan, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công
12


nghiệp quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực văn bằng bảo hộ
hoặc thông báo từ chối hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ.
5. Quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này cũng được áp dụng đối với
việc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu.”
Kết luận: Tình huống trên thuộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 96.
Bước 3: Công ty X nộp đơn yêu cầu cục sở hữu công nghiệp đã cấp bằng
độc quyền về kiểu dáng công nghiệp cho công ty Y hủy bỏ văn bằng đó theo
quy định của pháp luật, đồng thời nộp kèm các tài liệu chứng cứ chứng minh
công ty X mới có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, sau khi nộp phí và lệ
phí đơn của công ty sẽ được xem xét và giải quyết. Sau khi đã giải quyết xong
và văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp của công ty Y đã bị hủy bỏ thì
công ty X nên đăng ký với cục sở hữu công nghiệp để được cấp bằng độc
quyền về kiểu dáng công nghiệp hạn chế các tranh chấp sau này, đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo khoản 2 Điều 21 TT01/2007/TT-BKHCN công ty X cần chuẩn bị các
giấy tờ sau:
- Tờ khai yêu cầu hủy bỏ hiệu lực văn bản bảo hộ, làm theo mẫu 04-

CDHB
Chứng cứ
Giấy ủy quyền (trường hợp nộp văn bản yêu cầu thông qua đại diện)
Văn bản trình lý do yêu cầu và các tài liệu liên quan theo quy định.
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch
vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục SHTT)


2. Sử dụng quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
Điều 130 Luật sở hữu trí tuệ quy định về hành vi cạnh tranh không lành
mạnh như sau:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

13


a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt
động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính
năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về
điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc
tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người
khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích
chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của
nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông
tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên
thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý,
kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá.
3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao
gồm các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá,
phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo;
bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn
thương mại đó.”
Bước 1: Chứng minh công ty Y đã có hành vi cạnh tranh không lành
mạnh.

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều luật trên, hoàn toàn
có cơ sở để khẳng định công ty Y đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh
với công ty X khi đã sử dụng kiểu dáng bao bì của háng hóa tương tự gây
nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc
điểm khác của hàng hoá; điều kiện cung cấp của hàng hóa. Bởi lẽ:
- Kiểu dáng bao bì của công ty Y về bản chất tương tự như của công ty X
về các dấu hiệu như “Lohipopp”, về cách bố trí sắp xếp các hình vẽ màu sắc
trên bao bì đến mức có thể gây nhầm. Khi hai kiểu dáng tương tự lại cùng sử
14


dụng cho cùng loại hàng hóa dễ dẫn đến nhầm lẫn cho khách hàng khi chọn
mua về nguồn gốc của sản phẩm kẹo, rất có thể sẽ gây ra thiệt hại cho công ty
X. Vì công ty X đã sử dụng kiểu dáng bao gói này từ năm 2000 và đã phân
phối rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Ngoài ra ta chứng minh công X và công ty Y là hai đối thủ cạnh tranh
với nhau trên cùng một thị trường tiêu thụ cùng một kênh thương mại, cùng
loại sản phẩm là kẹo. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 40 Luật cạnh tranh 2004 ta
xác định công ty Y đã có hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn
về bao bì sản phẩm thuộc hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo luật cạnh
tranh quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật cạnh tranh 2004.
Từ đó công ty X hoàn toàn có thể thực hiện quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh của mình và gửi đơn tới các cơ quan có thẩm quyền để bảo
vệ quyền lợi của công ty.
Bước 2: Công ty X nộp đơn khiếu nại đến cục quản lý cạnh tranh, kèm
theo các chứng cứ tài liệu chứng minh công ty Y đã có hành vi cạnh tranh
không lành mạnh, nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh
(3.000.000 đồng). Sau khi đơn khiếu nại của công ty X được tiếp nhận thì Cục
Quản lý cạnh tranh sẽ điều tra kết hợp dựa trên các chứng cứ mà công ty X
đưa ra. Trong trường hợp khi đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về

vụ việc cạnh tranh mà công ty X không đồng ý hoàn toàn có thể tiếp tục khiếu
nại lên Bộ trưởng bộ Công thương, hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh
để khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại của cục quản lý cạnh tranh.

KẾT LUẬN
Trong thời đại mới, tài sản trí tuệ ngày càng được coi trọng và được
bảo vệ trên phạm vi toàn cầu. Không chỉ các nước phát triển mà các nhóm
quốc gia khác cũng dần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ các tài
15


sản vô hình này. Tài sản trí tuệ là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên giá
trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
các doanh nghiệp, ngăn chặn hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành
mạnh.
Trên đây là toàn bộ nhận định của nhóm chúng em về các vấn đề liên
quan đến bảo hộ nhãn hiệu và hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Bài viết còn nhiều thiếu sót trong quá trình nhận thức cũng như trình bày vấn
đề, chúng em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết được
hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Luật Cạnh tranh năm 2004.
3. Luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
4. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Trường Đại học Luật Hà Nội.

5. Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - TS. Lê Đình Nghị - TS. Vũ Thị Hải
Yến.
6. Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
7. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ.
8. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 Hướng dẫn
thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở
hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

17



×