Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế tại NH TMCP Công thương Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.11 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

RỦI RO TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng

CAO HỒNG NGUYÊN

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

RỦI RO TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên: Cao Hồng Nguyên
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Đặng Thị Nhàn


Hà Nội - 2018


i
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iv
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu .....................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................5
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6
6. Đóng góp của đề tài ........................................................................................6
7. Kết cấu của đề tài ...........................................................................................6
Chương 1 ....................................................................................................................7
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ...........................................7
1.1. Lý luận chung về tài trợ thương mại quốc tế ..............................................7
1.1.1. Sự cần thiết của thương mại quốc tế ...................................................7
1.1.2. Nhu cầu tài trợ cho thương mại quốc tế..............................................8
1.1.3. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế................................................10
1.1.4. Phân loại tài trợ thương mại quốc tế .................................................10
1.1.5. Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế ..............................................12
1.1.6. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM ..............14
1.2. Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế của NHTM ................................20
1.2.1. Rủi ro và rủi ro trong thương mại quốc tế ........................................20
1.2.2. Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế đối với NHTM ...................21

Chương 2 ..................................................................................................................30
THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ........................................30
2.1. Giới thiệu về NH TMCP Công thương Việt Nam .....................................30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ...................................................30


ii
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank ............................32
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Vietinbank ...........33
2.2.1. Các sản phẩm tài trợ thương mại quốc tế tại Vietinbank .................33
2.2.2. Kết quả hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Vietinbank ........41
2.3. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ TMQT tại Vietinbank ..........45
2.3.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tài trợ TMQT tại Vietinbank.....45
2.3.2. Ảnh hưởng của rủi ro tới hoạt động TTTMQT tại Vietinbank ........55
2.3.3. Nguyên nhân của rủi ro trong hoạt động TTTMQT tại Vietinbank 56
2.4. Thực trạng công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro trong TTTMQT tại
Vietinbank ...........................................................................................................58
2.4.1. Các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro trong TTTMQT tại
Vietinbank ......................................................................................................58
2.4.2. Hạn chế trong công tác công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro trong
TTTMQT tại Vietinbank ...............................................................................62
Chương 3 ..................................................................................................................64
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM ...........................................................................................64
3.1. Định hướng phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ thương
mại quốc tế tại NH TMCP Công thương Việt Nam ........................................64
3.1.1. Định hướng chung của Vietinbank ...................................................64

3.1.2. Định hướng hoạt động TTTMQT tại Vietinbank .............................65
3.2. Một số giải pháp cụ thể để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động
tài trợ thương mại quốc tế tại NH TMCP Công thương Việt Nam ...............67
3.3. Một số kiến nghị với các bên có liên quan .................................................77
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các nghành ...........................................77
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước ..................................................79
3.3.3. Kiến nghị đối với doanh nghiệp .........................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................84


iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
KYC
NH

Hệ thống hiểu khách hàng
Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHPH

Ngân hàng phát hành

NHTB

Ngân hàng thông báo


NHTM

Ngân hàng thương mại

NK

Nhập khẩu

SWIFT

Hiệp hội viên thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế

TMCP

Thương mại cổ phần

TMQT

Thương mại quốc tế

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTTM

Tài trợ thương mại

TTTMQT

UCP

Tài trợ thương mại quốc tế
Bản quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng

Vietinbank Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
XK
XNK

Xuất khẩu
Xuất nhập khẩu


iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình chiết khấu bộ chứng từ........................................................16
Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ factoring quốc tế ................................................17
Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C.......................................................................18

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Doanh thu phí dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế..............................43
Bảng 2.2 Tỷ trọng giữa doanh số tài trợ NK và XK của Vietinbank giai đoạn
2015- 2017 ................................................................................................................45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Doanh số TTTMQT của Vietinbank qua các năm .........................43
Biểu đồ 2.2 Thị phần TTTMQT của các NHTM Việt Nam năm 2016 ..............44
Biểu đồ 2.3 Thị phần TTTMQT của Vietinbank qua các năm ...........................45
Biểu đồ 2.4 Số dư trả thay bảo lãnh của Vietinbank từ 2015 đến 2017 .............56



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn ba mươi năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành
tự đáng kể, diện mạo đất nước có nhiều thay đổi. Tăng trưởng và phát triền kinh tế ở
Việt Nam chịu ảnh hưởng tích cực của quá trình hội nhập, trong đó hoạt động thương
mại quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng. Sự phát triển của TMQT giúp các
nước gắn kết và giúp đỡ nhau trong sự phát triển chung của thế giới. Thông qua
thương mại quốc tế, Việt Nam không những phát huy được lợi thế so sánh của mình
mà còn tận dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng kinh nghiệm quản lý của các
nước từ đó nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
TMQT là hoạt động phức tạp, doanh nghiệp tham gia TMQT phải đối mặt với vô vàn
những rủi ro xuất phát từ khoảng cách địa lý, tiền tệ, những biến động bất thường về
giá cả hàng hoá, sự khác biệt luật lệ, tập quán kinh doanh,…Ngoài ra các doanh
nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ bên ngoài để trang trải cho nhu cầu về vốn phát sinh
trong suốt quá trình xuất nhập khẩu. Vì vậy, trong giao dịch TMQT không thể thiếu
được các hoạt động tài trợ thương mại. Nhận thức được nhu cầu của các doanh nghiệp,
nhiều ngân hàng thương mại đã và đang triển khai đẩy mạnh hoạt động tài trợ
TMQT. Tuy nhiên, hoạt động tài trợ TMQT chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, vì
vậy trong quá trình cung cấp các sản phẩm TTTMQT luôn tiềm ẩn những rủi ro mang
yếu tố khách quan cũng như chủ quan như rủi ro quốc gia, pháp lý, rủi ro tín dụng...
Là một trong những NH có qui mô lớn nhất cả nước về qui mô tài sản và nguồn
vốn, NH TMCP Công thương Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển các sản phẩm
dịch vụ về TTTMQT có chất lượng cao, đa dạng, hiện đại, vượt trội. Hoạt động
TTTMQT trong những năm vừa qua đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận với
doanh số không ngừng tăng qua các năm và các giải thưởng của các tổ chức quốc tế.
Tuy nhiên, trải qua thực tiễn triển khai dịch vụ tài trợ TMQT tại Vietinbank cho thấy
hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro về tài chính cũng như uy tín không chỉ cho khách
hàng là các doanh nghiệp XNK mà còn ảnh hưởng tới NH.



2
Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu các vấn đề về rủi ro trong TTTMQT,
làm rõ những rủi ro trong hoạt động TTTMQT tại NH TMCP Công thương từ đó tìm
ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro là việc làm cần thiết. Đây là lý do để tôi lựa chọn
đề tài : “Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế tại NH TMCP Công thương Việt
Nam, thực trạng và giải pháp„.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Liên quan đến đề tài “Rủi ro trong tài trợ thương mại quốc tế tại các NHTM„
đã có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ hay công trình nghiên cứu khoa
học, bài báo nghiên cứu về vấn đề này. Việc nghiên cứu được tiếp cận ở các góc độ,
phạm vi và tại nhiều NHTM khác nhau, trong đó đáng chú ý có một số công trình
sau:
Các bài báo
Phan Thị Hồng Hải, Đặng Thị Nhàn, 2017. Gian lận và giả mạo chứng từ trong
hoạt động thanh toán và TTTMQT tại các NHTM. Tạp chí Ngân hàng. Bài viết nhấn
mạnh vai trò của chứng từ trong thanh toán quốc tế, TTTMQT và bàn về vấn đề khái
niệm gian lận và giả mạo trong quy định của các tập quán quốc tế cũng như Luật của
các quốc gia. Tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng gian lận và làm giả
chứng từ và các nguyên nhân dẫn đến chứng từ bị làm giả, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp mang tính thực tiễn nhằm phòng ngừa, hạn chế các rủi ro và tranh chấp liên
quan đến gian lận và làm giả chứng từ trong thanh toán quốc tế và TTTMQT.
Phạm Huy Hùng, 2011. Giải pháp phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 21/2011. Trong bài báo, tác giả đã trình
bày kinh nghiệm thực tiễn trong công tác phòng chống rửa tiền tại các ngân hàng lớn
trên thế giới, từ đó đưa ra các bài học và các biện pháp có thể áp dụng tại Việt Nam
trong công tác phòng chống rửa tiền trong các phương thức TTTMQT.
Nguyễn Thị Hồng Hải, 2007. Rủi ro pháp lý trong hoạt động thanh toán quốc
tế của VN. Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng, số 61. Tác giả đã trình bày các

vấn đề của pháp luật và chính sách liên quan tới hoạt động thanh toán quốc tế, các


3
nguyên nhân gây rủi ro pháp lý trong thanh toán quốc tế của Việt Nam và đề ra một
số biện pháp giảm thiểu loại rủi ro này tại các NHTM Việt Nam.
Phạm Huyền Trang, 2016. Kinh doanh tài trợ thương mại quốc tế, xu hướng
mới của các Ngân hàng thương mại. Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 2/2016. Trong
bài báo, tác giả đã trình bày khái quát tình hình hoạt động tài trợ thương mại tại các
NH Việt Nam và chỉ ra một số vấn đề hạn chế về mô hình kinh doanh TTTM, về sản
phẩm TTTM và về mặt vận hành. Đồng thời đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh doanh
TTTM.
Luận văn
Phạm Hồng Chi, 2006, Tài trợ thương mại quốc tế của NH Nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, Luận văn thạc sỹ kinh
tế, Trường Đại học Ngoại thương. Điểm nổi bật của luận văn là đã hệ thống hóa một
cách đầy đủ và làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, và hình thức tài
trợ thương mại quốc tế, làm rõ chức năng và lợi ích của từng loại tài trợ. Trên cơ sở
phân trích thực trạng, luận văn đã đề xuất những giải pháp khá chi tiết tuy nhiên phần
trình bày còn dàn trải, khó theo dõi.
Lương Kiều Linh, 2010, Đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại của NH Công
thương Việt Nam sau cổ phần hóa, Luận văn thạc sĩ thương mại, Đại học Ngoại
thương. Luận văn đã hệ thống vấn đề lý luận về TTTM khá đầy đủ và đưa những giải
pháp chi tiết và sát với thực tế của NHTM, tuy nhiên phần thực trạng hoạt động TTTM
của NH Công thương Việt Nam chưa được phân tích sâu theo các khía cạnh để làm
rõ các vấn đề còn tồn tại.
Đỗ Thị Mai Trang, 2011, Kiểm soát an toàn nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc
tế tại NH TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Ngân hàng. Luận văn đã đưa ra lý luận chung về vấn đề kiểm soát an toàn đối
với nghiệp vụ TTTM, chỉ ra thực trạng kiểm soát an toàn nghiệp vụ TTTMQT tại

Vietinbank đồng thời đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại. Tuy nhiên
thực trạng được tác giả phân tích chưa sâu, mới chỉ đề cập đến hai phương thức tài
trợ là L/C và nhờ thu. Các giải pháp được tác giả đề xuất tương đối chi tiết song một
số hạn chế tồn tại nêu tại phần thực trạng chưa có giải pháp xử lý triệt để.


4
Trần Minh Hoàng, 2012, Quản trị rủi ro tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu
tại NH TMCP Việt Á, Chi nhánh Buôn Ma Thuột, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh
doanh, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đi sâu vào phân tích loại hình rủi ro tín
dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong tài trợ xuất nhập khẩu. Từ những phân tích về
thực trạng, đánh giá những tồn tại, hạn chế, tác giả đã đưa ra các biện pháp sát với
thực tiễn như đề xuất quy trình cấp tín dụng XNK, mô hình kiểm tra, giám sát và
thanh lý tín dụng.
Các công trình trên đã chi tiết và hệ thống hóa được vấn đề lý luận về TTTMQT
cũng như các loại rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động này đồng thời chỉ ra được
các nguyên nhân và tình huống thực tiễn gây ra rủi ro cho ngân hàng. Từ việc xác
định nguyên nhân gây ra rủi ro, các công trình trên đã đưa ra các biện pháp cơ bản
cùng các khuyến nghi ̣ giúp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro này. Tuy nhiên, đa
số các công trình có thời gian nghiên cứu khá cũ, chưa được cập nhật trong khi hoạt
động TTTMQT luôn có sự thay đổi do các chính sách mới, phương thức thanh toán
mới, các rủi ro xuất hiện ngày càng nhiều và càng phức tạp hơn hơn trong bối cảnh
nền kinh tế thế giới hiện nay đang biến đổi không ngừng.
Các nghiên cứu về tài trợ thương mại tại NH TMCP Công thương Việt Nam từ
trước tới nay thường chỉ nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển TTMQT, chưa
có công trình nào đề cập tới rủi ro trong hoạt động TTTMQT. Vì vậy, trong luận văn
này tác giả đã nghiên cứu một cách tổng quát về hoạt động và những rủi ro TTTMQT
tại NH TMCP Công thương Việt Nam, trên cơ sở xem xét, kế thừa các công trình
nghiên cứu của những người đi trước để đề xuất một số giải pháp có thể áp dụng
nhằm hạn chế rủi ro của hoạt động TTTMQT trong thời gian tới. Tính mới của đề tài

này thể hiện ở chỗ việc nghiên cứu rủi ro được cập nhật tìm hiểu chuyên sâu và được
minh họa qua các tình huống rủi ro đã xảy ra trong thực tế từ đó đưa ra các giải pháp
trong công tác hạn chế rủi ro trong TTTMQT tại NH TMCP Công thương Việt Nam.
2.2. Công trình nghiên cứu nước ngoài
Do khả năng tiếp cận với các tài liệu nước ngoài còn khá hạn chế, vì vậy tác giả
chỉ có thể tiếp cận được hai nguồn tài liệu tiếng anh khá sát với đề tài nghiên cứu.


5
Institute of Financial Services, 2013. Guide to Documentary Credits, Ifs School
of Finance. Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập tới một số vấn đề rủi ro trong các
giao dịch TTTM mà các NH trên thế giới phải đương đầu, đó là rửa tiền, tài trợ khủng
bố và cấm vận (Money laundering, Terrorist financing and Sanctions). Đây là nguyên
nhân dẫn đến rủi ro quốc gia, pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch TMQT cũng
như TTTMQT. Cuốn sách đã chỉ ra và phân tích được tác động của các vấn đề này
tới các ngân hàng, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp có thể áp dụng tại các ngân
hàng đề giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải do các vấn đề trên gây ra.
United Nations Conference on Trade and Development, Documentary risk in
Commodity Trade. Cuốn sách đề cập tới vai trò của các ngân hàng trong phương thức
tín dụng chứng từ và các rủi ro mà các NH có thể gặp phải. Cùng với đó, ấn phẩm
cũng đề cập tới các lỗi, gian lận và biện pháp xử lý khi gặp phải các vấn đề này. Cùng
với việc chỉ rõ các rủi ro như rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài và các rủi ro đến từ
các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến giao dịch, cuốn sách còn đưa ra gợi ý về cách
các ngân hàng chống lại các rủi ro.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là đưa ra các giải pháp và khuyến nghị thực tiễn có thể
áp dụng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro
trong hoạt động TTTMQT.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về TMQT và rủi ro trong TTTMQT;

- Phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động TTTMQT tại Ngân hàng Thương

mại cổ phần Công thương Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTTMQT

tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
4.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro trong TTTMQT tại NH TMCP Công

thương VN.


6
- Phạm vi nghiên cứu:

o Nghiên cứu về rủi ro trong hoạt động TTTMQT tại NH TMCP Công
thương Việt Nam.
o Thời gian: nghiên cứu thực trạng về rủi ro trong hoạt động TTTMQT
tại NH TMCP Công thương Việt Nam từ năm 2011- 2017 và đề xuất
giải pháp cho giai đoạn 2018 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích và tổng hợp

-


Phương pháp nghiên cứu thông qua tình huống

-

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
6.

-

Đóng góp của đề tài

Về lý luận: đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về TTTMQT và rủi
ro trong TTTMQT đối với các NHTM
Về thực tiễn:
o Nghiên cứu thực trạng hoạt động TTTMQT tại NH TMCP Công
thương VN.
o Phân tích thực trạng rủi ro trong TTTMQT tại NH TMCP Công thương

7.

VN. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đề xuất các biện pháp hạn
chế các rủi ro này.
Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về TTTMQT và rủi ro trong TTTMQT
đối với ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng rủi ro trong TTTMQT tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong TTTMQT tại ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam


7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận chung về tài trợ thương mại quốc tế
1.1.1.

Sự cần thiết của thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
nhằm mục đích thu lợi nhuận giữa người bán và người mua ở các quốc gia khác nhau.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của hội nhập kinh tế quốc tế, khái
niệm thương mại quốc tế cũng được hiểu rộng hơn là hoạt động trao đổi, mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
khác nhằm mục đích thu lợi nhuận trên phạm vi quốc tế. (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr
10)
Thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người. Ngày nay,
thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh chóng cùng với quá trình tự do hóa
và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Lịch sử kinh tế thế giới đã cho thấy không có
một quốc gia nào có thể phát triển và phồn thịnh nếu không có sự giao lưu kinh tế với
bên ngoài.
Các quốc gia giao thương với nhau để tận dụng được lợi thế của mình và của
đối tác nhằm gia tăng lợi ích về mặt kinh tế. Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kỹ thuật công nghệ và các nguồn lực kinh tế
dẫn đến các quốc gia có được những lợi thế khác nhau trong quá trình sản xuất hàng
hóa, dịch vụ. Hoạt động TMQT giúp phân phối, sử dụng tài nguyên giữa các quốc

gia thông qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng đa dạng của cư dân toàn cầu.
Đối với nền kinh tế, TMQT giúp các bên tham gia nâng cao hiệu quả kinh tế
trên cơ sở phân công lao động quốc tế, chuyên môn hóa sản xuất nên nâng cao hiệu
quả nhờ quy mô và cân đối cung cầu của nền kinh tế một cách có hiệu quả nhất.


8
Đối với các doanh nghiệp, thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả
sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong
và ngoài nước, mở rộng các quan hệ kinh doanh.
TMQT bao gồm hai hoạt động chính: xuất khẩu và nhập khẩu mà mỗi hoạt động
đều có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế.
Xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh, quá trình sản xuất sử dụng nhiều
nguồn lực có sẵn dồi dào trong nước mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất
khẩu, tạo điều kiện cho nhập khẩu diễn ra thuận lợi hơn.
Nhập khẩu những hàng hóa mà quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều nguồn lực và
khan hiếm ở trong nước giúp bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt đáp ứng nhu cầu của
sản xuất và tiêu dùng. Nhập khẩu cũng có tác dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua việc
cung cấp các nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào cho xuất khẩu.
1.1.2.

Nhu cầu tài trợ cho thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến các chủ thể trong nền
kinh tế, từ Chính phủ, đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Chính vì vậy các
quốc gia đều quan tâm đến sự phát triển của thương mại quốc tế và tìm các biện pháp
để hỗ trợ cho thương mại quốc tế. TTTMQT có thể hiểu là các biện pháp tác động
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ, các định chế tài chính hoặc các
doanh nghiệp lên hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng tạo thuận lợi cho hàng hóa

và dịch vụ tham gia trao đổi ngoại thương.
Trên khía cạnh quốc gia: Để tạo điều kiện thuận lợi cũng như thúc đẩy
thương mại quốc tế phát triển, các quốc gia ký kết các thỏa thuận song phương, khu
vực và đa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển
cũng như giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. Bên cạnh đó, các quốc gia xây
dựng chính sách thương mại quốc tế riêng nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp
trong nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, khai thác triệt để lợi thế so
sánh của quốc gia cũng như bảo vệ thị trường nội địa và doanh nghiệp trong nước
trước sự thâm nhập của hàng hóa dịch vụ nước ngoài, thúc đẩy sản xuất trong nước
phát triển. Các biện pháp thúc đẩy thương mại quốc tế gồm việc ký kết các hiệp định


9
thương mại quốc tế và các biện pháp hỗ trợ thương mại quốc tế. Các biện pháp hỗ trợ
thương mại quốc tế hay còn gọi là các biện pháp TTTMQT bao gồm các biện pháp
nhằm tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu như
chính sách tỷ giá hối đoái, các quy định trong quản lý ngoại tệ, tín dụng, bảo
hiểm...theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và kiểm soát hoạt động nhập
khẩu. (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr 22)
Trên khía cạnh doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Các doanh nghiệp khi tham
gia vào thương mại quốc tế sẽ mở rộng được thị trường, mở rộng cơ hội hợp tác kinh
doanh và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế
cũng đứng trước những thách thức không nhỏ như:
- Nhu cầu về vốn và khả năng thu hồi vốn, vì vậy các doanh nghiệp rất cần đến
sự hỗ trợ từ các sản phẩm tài trợ thương mại nhằm phục vụ cho các công đoạn của
quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
đến khâu thu tiền từ đối tác kinh doanh với các ưu đãi nhất định.
- Xuất nhập khẩu hàng hóa là một quá trình phức tạp, doanh nghiệp tham gia
thương mại quốc tế phải đối mặt với vô vàn những rủi ro xuất phát từ khoảng cách
địa lý, tiền tệ, những biến động bất thường về giá cả hàng hoá, sự khác biệt luật lệ,

tập quán kinh doanh,… vì thế mà trong giao dịch thương mại quốc tế không thể thiếu
được các hoạt động tài trợ thương mại.
- Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp nhỏ bé, chưa có uy tín trên thị
trường thì việc tạo dựng uy tín thông qua các sản phẩm tài trợ thương mại là một
trong những điều kiện để thực hiện giao dịch với đối tác nước ngoài.
Trên khía cạnh các Ngân hàng thương mại: Về phía các Ngân hàng thương
mại, việc thực hiện TTTMQT mang lại nguồn thu đáng kể bên cạnh thu nhập hoạt
động tín dụng truyền thống. Bên cạnh đó, danh tiếng và uy tín của các ngân hàng
cũng được nâng lên thông qua sự đa dạng của các sản phẩm tài trợ thương mại cung
cấp cho khách hàng. (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr 22)
Tóm lại, trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay,
TTTMQT là một tất yếu khách quan góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.


.

10
1.1.3.

Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế

Tài trợ thương mại quốc tế là một hiện tượng kinh tế khách quan, gồm tập hợp
tổng thể các chính sách, biện pháp và hình thức hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián
tiếp cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế trong một hoặc
một số hay tất cả các công đoạn của quy trình tái sản xuất từ đầu tư, sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường thế giới nhằm mục đích sinh lợi.
(Nguyễn Thị Quy, 2012, tr 32)
Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế nêu trên là một khái niệm rất rộng, không
chỉ đề cập đến việc sử dụng các hình thức tài trợ như cấp vốn, tín dụng hoặc cho vay
để bổ sung nguồn lực tài chính mà còn thông qua việc sử dụng các chính sách, biện

pháp kinh tế nhằm tạo ra điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các
doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế. Tài trợ thương mại quốc tế có thể tài trợ
cho tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nhưng cũng có thể tài trợ cho một
hoặc một số công đoạn, tùy thuộc vào quy mô, giá trị của sản phẩm, tính chất kinh
doanh hoặc yêu cầu tài trợ đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại
quốc tế quyết định.
1.1.4.

Phân loại tài trợ thương mại quốc tế

Căn cứ vào người cung ứng tài trợ
- Tài trợ thương mại quốc tế của chính phủ: đặc trưng của tài trợ thương mại
quốc tế của Chính phủ là tài trợ gián tiếp thông qua các tổ chức như Ngân hàng Trung
ương, các trung gian tài chính, kho bạc…Công cụ tài trợ thương mại quốc tế của
chính phủ là các chính sách và biện pháp kinh tế và tài chính như chính sách tỷ giá,
chính sách tín dụng, chính sách thuế …
- Tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Trung ương: Thông qua hệ thống
ngân hàng thương mại, các trung gian tài chính, Ngân hàng trung ương tài trợ cho
thương mại quốc tế bằng các hình thức cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, bảo lãnh
nhà nước hoặc bằng các chỉ đạo thực hiện các chính sách tài chính và tín dụng của
Chính phủ nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho các


11
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế như chính sách tỷ giá,
chính sách lãi suất…
- Tài trợ thương mại quốc tế thông qua các trung gian tài chính: Các trung gian
tài chính có thể chia thành hai loại tổ chức khác nhau: tổ chức tín dụng và tổ chức tài
chính khác, trong đó ngân hàng thương mại là tổ chức tài trợ chủ yếu cho hoạt động
TTTMQT. Đặc trưng của TTTMQT của các tổ chức tín dụng là tài trợ trực tiếp từ

người tài trợ đến người nhận tài trợ. Các hình thức tài trợ chủ yếu là tín dụng, bảo
lãnh, chiết khấu chứng từ, bao thanh toán, nhờ thu, biên lai tín thác…
1.1.4.2. Căn cứ vào cách tài trợ
- Tài trợ thương mại quốc tế trực tiếp: là tập hợp các biện pháp hoặc hình thức
hỗ trợ tài chính trực tiếp cho các doanh nghiệp để đầu tư cho một hoặc một số hoặc
tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hình thức này được thực hiện thông
qua việc cho vay để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu hoặc được thực hiện thông
qua việc cung ứng dịch vụ của NH như tín dụng chứng từ, nhờ thu, bảo lãnh, bao
thanh toán...
- Tài trợ thương mại quốc tế gián tiếp: là tập hợp các chính sách và biện pháp
hỗ trợ tài chính nhằm tạo ra các điều kiện tài chính và cơ hội kinh doanh có lợi cho
các doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế tăng thu lợi nhuận. Các chính sách
và biện pháp điển hình thường được sử dụng bao gồm: Chính sách thuế, chính sách
tỷ giá hối đoái, chính sách lãi suất.
1.1.4.3. Căn cứ vào phương tiện tài trợ
- Tài trợ tài chính: là loại hình tài trợ bằng tiền, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
TTTMQT và Ngân hàng thương mại là tổ chức cung ứng tài trợ tài chính cho các
doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế. Các loại hình tài trợ tài chính gồm có
tín dụng xuất nhập khẩu, chiết khấu chứng từ, cho vay cầm cố…
- Tài trợ bằng hàng hóa hoặc dịch vụ của người cung ứng tài trợ: Người cung
ứng tài trợ loại này không phải các tổ chức tài chính trung gian mà là các nhà sản
xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ hoạt động trong thương mại quốc tế. Các hình


12
thức tài trợ bằng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: trả chậm bằng hối phiếu kỳ hạn, hàng
đổi hàng, thương mại bù trừ.
- Tài trợ bằng chữ tín của người tài trợ: Người tài trợ mang toàn bộ địa vị, uy
tín, địa vị và thương hiệu của mình đứng ra cam kết thanh toán hay cam kết bồi thường
cho người thụ hưởng nếu người nhận tài trợ không hoàn thành nghĩa vụ quy định

trong thư tín dụng, thư bảo lãnh. Người tài trợ chủ yếu cho loại hình tài trợ này là các
tổ chức tín dụng. Các loại hình tài trợ bằng “chữ tín” thường gồm có: bảo lãnh ngân
hàng, chấp nhận thanh toán hối phiếu, tín dụng chứng từ…
- Tài trợ bằng dịch vụ tài chính ngân hàng: Các tổ chức trung gian tài chính
thực hiện tài trợ bằng cách thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, hối đoái, bảo
quản tiền tệ…và thu phí của người được tài trợ.
1.1.5.

Vai trò của tài trợ thương mại quốc tế

1.1.5.1. Đối với bên nhận tài trợ (doanh nghiệp xuất nhập khẩu)
- Tài trợ thương mại quốc tế giúp doanh nghiệp mở rộng nguồn vốn để đáp
ứng nhu cầu phát triển sản xuất quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Với
nguồn vốn có được từ tài trợ thương mại, các doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng trang
trải các chi phí nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị, trang trải chi phí…phục
vụ cho quá trình sản xuất các sản phẩm chất lượng tốt, hiệu suất cao và phù hợp với
thị hiếu tiêu dùng.
- Tài trợ thương mại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
khi ký kết hợp đồng ngoại thương. Trong mỗi thương vụ, điều khoản thanh toán là
điều khoản hết sức quan trọng mà cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu đều cố gắng
thương thảo theo hướng có lợi cho mình. Tuy nhiên, để tăng thêm tính hấp dẫn và thu
hút khách hàng, nhà xuất khẩu thường đưa ra nhưng điều khoản thanh toán ưu đãi.
Khi đó các dịch vụ tài trợ thương mại sau giao hàng sẽ giúp nhà xuất khẩu thực hiện
khâu thanh toán đồng thời có thể được ngân hàng hỗ trợ vốn ngay trước thời điểm
đến hạn thanh toán.
- Tài trợ thương mại giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro khi tham gia
vào thương mại quốc tế. Sự khác biệt về luật lệ, tập quán kinh doanh, biến động bất


13

thường về tỷ giá…không còn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp bởi thông qua các
hình thức tài trợ thương mại quốc tế thì các rủi ro này sẽ được chuyển giao cho các
ngân hàng thương mại.
- Tài trợ thương mại góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong kinh
doanh. Trong khi tìm kiếm đối tác, nhiều doanh nghiệp vấp phải vấn đề uy tín đặc
biệt là các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Ngân hàng với uy tín của mình đứng ra
đảm bảo khả năng hoàn thành nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hợp đồng, giúp tăng
thêm niềm tin với đối tác.
1.1.5.2.

Đối với bên tài trợ (ngân hàng thương mại)

Với việc phát triển TTTMQT, các ngân hàng thương mại có thể gia tăng đáng
kể doanh thu thông qua các khoản thu từ lãi và phí. Ngoài ra các sản phẩm TTTMQT
làm đa dạng hóa các sản phẩm của ngân hàng thương mại, cải thiện cơ cấu thu nhập
vốn chủ yếu dựa vào thu nhập từ hoạt động tín dụng ở các NHTM. Mặt khác, phát
triển hoạt động thương mại sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch
vụ khác như: kinh doanh ngoại tệ, tín dụng…
Hoạt động tài trợ thương mại giúp NHTM mở rộng mối quan hệ hợp tác với các
ngân hàng trên thế giới và tiếp cận với thị trường tài chính toàn cầu. Từ đó, nâng cao
vị thế cũng như uy tín của các ngân hàng trên trường quốc tế.
1.1.5.3. Đối với nền kinh tế
Tài trợ thương mại quốc tế thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra một cách
nhanh chóng và hiệu quả, góp phần đem lại nguồn thu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng nội địa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tài trợ thương mại góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế quốc dân thông qua việc hiện đại hóa công nghệ, máy móc thiết bị, mở
rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Tài trợ thương mại góp phần gắn kết thị trường quốc gia với thị trường quốc tế.
TTTMQT hỗ trợ vốn tài chính cho các doanh nghiệp thực hiện chuyên môn hóa sản

xuất, sản xuất càng được chuyên môn hóa bao nhiêu thì nhu cầu hoạt động thương


14
mại quốc tế càng lớn bấy nhiêu, hay nói cách khác, TTTMQT là cầu nối gắn kết thị
trường giữa thị trường quốc gia và thị trường quốc tế. (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr 22)
1.1.6. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của các NHTM
Tài trợ cho người xuất khẩu

.


Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng
o

Cho vay sản xuất hàng xuất khẩu: Để chuẩn bị sản xuất hàng hóa xuất

khẩu, ngoài số vốn tự có mà doanh nghiệp có được, người xuất khẩu thường phải vay
bổ sung để phục vụ cho các chi phí nguyên nhiên vật liệu đầu vào để sản xuất, chế
biến, thu mua hàng hóa xuất khẩu, do vậy, người xuất khẩu phải nhờ vào sự tài trợ
của ngân hàng.
o

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Do tính chất phức tạp của thương mại quốc

tế, nhà NK không tin cậy hoàn toàn vào khả năng thực hiện hợp đồng của nhà XK
nên để đảm bảo tránh rủi ro cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà XK không thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng, nhà XK sẽ nhờ vào bảo lãnh của ngân hàng. Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ mà nhà NK đề
nghị đối với người cung ứng để đảm bảo bồi thường vi phạm hợp đồng. Thông thường

hiệu lực của bảo lãnh sẽ chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ của
họ.
o

Tài trợ bằng các loại L/C đặc biệt:

▪ L/C điều khoản đỏ: Là loại thư tín dụng có một điều khoản đặc biệt, theo
đó, nó cho phép ngân hàng thông báo được cấp một khoản tín dụng trả trước cho
người bán nhằm thực hiện việc mua nguyên vật liệu, chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu
theo hợp đồng. Thực chất, đây là một biện pháp cấp tín dụng cho người bán trước khi
giao hàng. Ngân hàng thông báo (hoặc ngân hàng xác nhận) khi nhận được L/C điều
khoản đỏ cùng với sự ủy quyền của ngân hàng phát hành sẽ ứng tiền trước khi giao
hàng cho nhà xuất khẩu.
▪ Tài trợ bằng L/C giáp lưng: Thư tín dụng giáp lưng là loại tài trợ mà người
được tài trợ (nhà nhập khẩu) cho phép người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu) sử dụng
L/C làm vật ký quỹ để yêu cầu ngân hàng phát hành một L/C khác cho người khác
hưởng. Tài trợ L/C giáp lưng được sử dụng trong phương thức mua bán thông qua


15
trung gian. Do không đủ khả năng thanh toán tiền hàng cho nhà cung ứng nên nhà
xuất khẩu có thể sử dụng L/C gốc làm cơ sở để phát hành L/C thứ 2 cho nhà cung
ứng hàng thực sự. Tuy nhiên, nghiệp vụ này khá phức tạp, nó đòi hỏi sự phối hợp
khéo léo và chính xác các điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nếu không bộ
chứng từ của ngân hàng chuyển giao sẽ bị từ chối.
▪ Tài trợ bằng L/C chuyển nhượng: Thư tín dụng chuyển nhượng là loại thư
tín dụng theo đó người hưởng lợi (người hưởng lợi thứ nhất) có thể yêu cầu ngân
hàng được ủy quyền thanh toán, thực hiện thanh toán trả chậm, chấp nhận hoặc chiết
khấu (ngân hàng chuyển nhượng) hoặc trong trường hợp được tự do chiết khấu thư
tín dụng, ngân hàng có thể được ủy quyền đặc biệt trong thư tín dụng là ngân hàng

chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần thư tín dụng cho một hoặc
nhiều người thụ hưởng (người thụ hưởng thứ hai). (Nguyễn Thị Quy, 2012, tr 98)
Loại thư tín dụng này thường được áp dụng khi mua bán qua trung gian, khi mà
người hưởng lợi đầu tiên không phải tự mình cung cấp hàng hóa xuất khẩu mà chỉ là
người trung gian vì vậy muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ thư tín dụng
theo quyền lợi và nghĩa vụ của mình cho người bán thực sự. Thư tín dụng chuyển
nhượng chỉ cho phép chuyển nhượng một lần và chỉ có thư tín dụng không hủy ngang
mới có thể phát hành dưới dạng này.


Tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng:

Trong giao dịch thương mại, nhà XK phải đối mặt với rủi ro thanh toán, mức
độ rủi ro cao hay thấp phụ thuộc vào kỳ hạn tín dụng mà nhà XK cho bên mua được
hưởng căn cứ vào tình hình kinh doanh và năng lực tài chính của bên mua. Nhằm hạn
chế rủi ro thanh toán, đồng thời đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh liên tục, nhà
xuất khẩu khi cần tiền có thể xuất trình bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trước tiền
tại ngân hàng.
o

Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

Đây là hình thức tài trợ XK của ngân hàng thông qua việc mua lại hoặc cho vay
căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa. Hoạt động này của ngân hàng nhằm tài trợ vốn lưu
động cho người XK đảm bảo sản xuất kinh doanh liên tục, không bị gián đoạn trong
khi chờ nhà NK thanh toán tiền hàng. Có 2 hình thức chiết khấu:


16
- Chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức người XK bán hẳn bộ chứng từ cho

ngân hàng và ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu thì không có quyền
truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không được thanh toán. Hình thức chiết khấu này đặc
biệt có lợi cho nhà xuất khẩu. Cũng chính vì vậy, trong nhiều trường hợp lãi suất chiết
khấu thường cao hơn so với chiết khấu có truy đòi.
- Chiết khấu có truy đòi: là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh
toán tiền cho nhà XK có quyền truy đòi tiền nhà XK nếu bộ chứng từ không được
thanh toán. Nhờ chiết khấu với điều kiện truy đòi, ngân hàng chiết khấu chịu ít rủi ro
hơn.
-

Quy trình chiết khấu bộ chứng từ:
Hàng hóa (2)

Người nhập khẩu

Người xuất khẩu
Đơn đặt hàng (1)

Than
h
toán
khi
đáo
hạn
(9)

Thông báo
chấp nhận (7)

Hối

phiếu

chứng
từ (3)

Chứng từ
(6)

Trả tiền
(4)

Chứng từ (5)
Ngân hàng thu hộ

Thông báo chấp
nhận (8)

Ngân hàng chuyển

Thanh toán (10)

Sơ đồ 1.1. Quy trình chiết khấu bộ chứng từ
o

Bao thanh toán factoring: là một công cụ tài chính cung cấp cho người xuất

khẩu bốn yếu tố: tài trợ vốn lưu động, dịch vụ thu hộ tiền thanh toán từ người mua
hàng, dịch vụ quản lý sổ bán hàng và dịch vụ bảo đảm rủi ro. Đối với ngân hàng
(factor) dịch vụ bao thanh toán cho phép đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và tăng
lợi nhuận thông qua thu phí dịch vụ và lãi suất. Đối với người xuất khẩu: bao thanh



17
toán giúp người XK thu được tiền nhanh và trong thời gian ngắn để phục vụ cho việc
sản xuất kinh doanh của mình, các nhà cung cấp hàng hóa còn có lợi ích khi có các
luồng tiền được dự tính chính xác, giúp cho việc xác định kế hoạch tài chính và kế
hoạch kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả hơn.
Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring quốc tế thường được thực hiện thông
qua các Factor nhập khẩu, factor nhập khẩu và factor xuất khẩu phải thỏa thuận và
ký kết hợp đồng riêng trong đó quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên.
Người NK

(2)

Người
XK

NK
(7)

(4)

(3)

(1)

)

(5)


(3)

Factor NK

Factor XK

(2)

(6)

(6)

NK

Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiệp vụ factoring quốc tế
(Nguyễn Thị Quy, 2012, tr163)
(1) Trước khi giao hàng, người xuất khẩu đề nghị factor xuất khẩu thực hiện
factoring đối với khoản phải thu
(2) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu
(3) Người xuất khẩu chuyển nhượng khoản phải thu của mình qua factor xuất
khẩu và thông báo cho factor nhập khẩu
(4) Factor xuất khẩu ứng trước tiền cho người xuất khẩu
(5) Factor nhập khẩu tiến hành thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn
(6) Người nhập khẩu trả tiền hàng cho factor NK, factor nhập khẩu chuyển tiền
về cho factor xuất khẩu
(7) Factor xuất khẩu quyết toán khoản tiền ứng trước và chuyển số tiền còn lại
của giá trị hóa đơn cho người XK.
Tài trợ cho người nhập khẩu



18


Tín dụng chứng từ

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, trong đó theo yêu
cầu của khách hàng, ngân hàng sẽ phát hành một bức thư, trong đó ngân hàng phát
hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba khi người này
xuất trình cho ngân hàng hát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và
điều khoản quy định trong L/C. Như vậy, ngân hàng đã mang toàn bộ uy tín của mình
thay mặt cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Quy trình nghiệp vụ L/C
(3)
NHPH

NHTB

(6’)
(7)

(8)

(9)

(7’)

(2)

(6)


(4)

(1)

Người nhập khẩu

Người xuất khẩu
(5)

Sơ đồ 1.3. Quy trình nghiệp vụ L/C
(Nguyễn Văn Tiến, 2015, tr 819)
(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán
theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương, nhà nhập
khẩu làm đơn gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng phát hành một
L/C cho nhà xuất khẩu hưởng.
(3) Căn cứ vào đơn mở L/C, NHPH lập L/C thông qua ngân hàng thông báo để
thông báo cho L/C nhà xuất khẩu
(4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà XK.
(5) Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu
(6) và (6‘) Nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình cho
NHPH để được thanh toán


19
(7) NHPH kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp thì tiến hành thanh toán
(8) Nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho NHPH
(9) NHPH trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.
-


Một số loại L/C cơ bản

o

L/C không thể hủy ngang: là L/C sau khi đã mở, NHPH không được sửa

đổi, bổ sung hay đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không có sự chấp thuận
và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà XK). Do quyền lợi của người xuất khẩu
được bảo đảm, loại L/C này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thanh toán
quốc tế.
o

L/C tuần hoàn: là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá

trị của nó hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ và tiếp tục được sử
dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng gía trị hợp
đồng được thực hiện. Lợi thế của L/C tuần hoàn là tạo điều kiện tốt cho nhà NK mua
được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Đồng
thời nhà NK khi mở L/C tuần hoàn thì không phải yêu cầu ngân hàng mở thêm các
L/C khác cho cùng một đơn hàng, giúp nhà NK không bị đọng vốn, không bị tính phí
mở nhiều lần L/C. Nhà XK không phải chờ đợi L/C mở cũng như thuận lợi là khi
giao hàng nhà XK có thể nhận được tiền ngay trong một L/C. (Nguyễn Văn Tiến,
2015, t 827)
o

L/C dự phòng: L/C dự phòng là L/C được mở bởi ngân hàng phục vụ nhà

XK trong đó cam kết với người NK là sẽ hoàn trả lại số tiền đặt cọc, tiền ứng trước
và chi phí mở L/C cho nhà NK nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhà NK trong trường hợp
nhà XK không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng

như đã quy định trong L/C.


Bảo lãnh cho hoạt động NK

o

Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của ngân hàng với bên XK về việc sẽ thực

hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi
đến hạn. Quan hệ giữa bên XK và bên NK quan hệ tín dụng thương mại theo đó người
mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro


×