Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂNTRỒNG LÚA KHI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰCVẬT Ở HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.2 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN
TRỒNG LÚA KHI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT Ở HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2010


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh Giá Tổn Hại Sức Khỏe Của
Người Dân Trồng Lúa Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Huyện Châu Phú Tỉnh
An Giang”, do Đặng Thị Minh Nguyệt sinh viên khóa 2006-2010, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên

Môi

Trường,

đã

bảo


vệ

thành

công

trước

hội

đồng

vào

ngày

______________________

TS. LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày

Tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo


2


Ngày

Tháng

Năm

Ngày

3

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, em xin gửi những dòng tri ân đến Ba Mẹ - người có công sinh thành và
nuôi dưỡng em, đã tạo điều kiện cho em được học tập, cho em có cơ hội sánh bước với các
bạn cùng trang lứa, cho em lớn lên và trưởng thành trong môi trường học tập tốt đẹp nhất.
Em xin được cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM,
các thầy cô Khoa Kinh Tế, những người đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu, trang
bị cho em những hành trang vững chắc để em có thể tự tin với công việc của mình sau này.
Đặc biệt em tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Quang Thông- người thầy mẫu mực, thầy
tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt
nghiệp, thầy nhiệt tình và giúp đỡ em rất nhiều để có thể hoàn thành bài luận văn của mình

một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn đến các Cô Chú, anh chị tại ấp Thạnh Hòa và Trạm Bảo Vệ Thực Vật
huyện Châu Phú, An Giang. Trong thời gian thực tập tại địa bàn, em đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin, số liệu để em hoàn
thành khóa luận này.

Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Đặng Thị Minh Nguyệt

4


NỘI DUNG TÓM TẮT

ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT. Tháng 7 năm 2010. “ Đánh Giá Tổn Hại Sức Khỏe
Của Người Dân Trồng Lúa Khi Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Huyện Châu Phú
Tỉnh An Giang”.

ĐẶNG THỊ MINH NGUYỆT. July 2010. “Evaluation of Farmers’ Health Loss
Caused by Pesticides Application in Rice Farming, Chau Phu District, An Giang
Province”.
Trong giới hạn nội dung của đề tài, đề tài đã tiến hành nghiên cứu về tình hình sản
xuất lúa ở huyện Châu Phú. Khóa luận đã xây dựng hàm năng suất cây lúa để đánh mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất. Đề tài tập trung vào mô hình đánh giá
tổn hại sức khỏe nông dân trồng lúa ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang, và đó chính là mục
tiêu xuyên suốt đề tài.
Bằng cách xây dựng hàm Cobb – Douglas để đánh giá mức ảnh hưởng của thuốc
BVTV lên năng suất cây lúa, thông qua mô hình tổn hại đề tài sẽ xem xét sự tác động biên
của của các biến giải thích đối với số lần bệnh trong năm của nông dân.

Từ việc phân tích, tính toán, so sánh các tác động của các yếu tố khác nhau lên năng
suất, và các tác động của thuốc bảo vệ thực vật lên sức khỏe đề tài rút ra một vài nhận xét,
kiến nghị cũng như có một số ý kiến đối với cơ quan lý của Nhà nước nói chung và cơ quan
ban ngành chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt hơn công tác bảo
vệ thực vật nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh để thuốc BVTV thực sự
phát huy hiệu quả kinh tế, an toàn cho con người và môi trường.

5


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... xii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3. Cấu trúc luận văn........................................................................................................ 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên .............................................................. 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 4
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên....................................................................................... 6
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội............................................................................................. 6
2.2.1. Tình hình kinh tế .............................................................................................................
2.2.2. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................................. 7


2.2.3. Tình hình sức khỏe của nông dân cộng đồng ở nông thôn ........................7
6


2.2.4. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở An Giang .............................................8
2.2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở An Giang...................................................... 9
2.2.6. Thị trường cung cấp thuốc BVTV ở An Giang................................................. 12
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 14
3.1.1. Khái niệm thuốc BVTV ................................................................................... 14
3.1.2. Sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp .......................................... 17

3.1.3. Chức năng của cơ quan BVTV ...............................................................19
3.1.4. Chức năng quản lý thuốc BVTV ............................................................22
3.1.5. Phối hợp đa ngành quản lý chặt chẽ thuốc bảo vệ thực vật .....................23
3.1.6. Tác động của thuốc BVTV ....................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................26
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................26
3.2.2. Phương pháp phân tích hồi quy ..............................................................26
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm của mẫu nghiêm cứu................................................................................. 29
4.1.1. Trình độ học vấn của nông dân ........................................................................ 29

4.1.2. Quy mô diện tích mẫu...................................................................................... 30
4.1.3. Năng suất của mẫu điều tra .............................................................................. 30
7



4.2. Tình hình sản xuất và năng suất trồng lúa ................................................................. 31

4.2.1. Diện tích canh tác...................................................................................31
4.2.2. Số vụ trồng lúa .......................................................................................32
4.2.3. Giống lúa......................................................................................................... 32

4.2.4. Tình hình sâu bệnh .................................................................................33
4.3. Nhu cầu sử dụng thuốc BVTV........................................................................34
4.3.1. Kỹ thuật – tự nhiên.................................................................................34
4.3.2. Kinh tế ...................................................................................................34
4.4. Biện pháp phòng ngừa bệnh ...........................................................................35
4.4.1. Biện pháp IPM .......................................................................................35
4.4.2. Biện pháp sinh học .................................................................................36
4.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV................................................................................ 37
4.5.1. Liều dùng ........................................................................................................ 37
4.5.2. Thực hiện đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV ................................................ 39
4.6. Chương trình tập huấn kỹ thuật trồng trọt của cán bộ khuyến nông........................... 42
4.7. Mối liên hệ giữa cơ quan liên quan và những đại lý phân phối thuốc ........................ 43

4.8. Thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ..........................................44
4.9. Thuốc BVTV ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng..........................................46
4.10. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe người dân........47
4.10.1. Xác định và chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến.......................................47
8


4.10.2. Thiết lập mô hình toán học ..................................................................48
4.10.3. Kiểm định mô hình đã được ước lượng ...............................................49
4.10.4. Đánh giá mô hình tổn hại sức khỏe do thuốc BVTV.............................53

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 55
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 56

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương ............................................................56
5.2.2. Đối với người nông dân..........................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................57
PHỤ LỤC

9


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

TLT

Tổng lượng thuốc

SN

Số năm phun thuốc và tiếp xúc với thuốc


DBH

Đồ bảo hộ

ĐTTTTH

Điều tra tính toán tổng hợp

KXHQ

Kết xuất hồi quy

CPSK

Chi phí sức khỏe

KC

Khoảng cách

UBND

Ủy ban nhân dân

BQL

Ban quản lý

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

10


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1. Thuốc bảo vệ thực vật cho phép sử dụng ............................................................... 11
Bảng 2.2. Thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ................................................................. 12
Bảng 3.1. Kỳ vọng dấu.......................................................................................................... 28
Bảng 4.1. Trình độ học vấn của nông dân trong nhóm 30 hộ mẫu.......................................... 29
Bảng 4.2. Quy mô diện tích trồng lúa của mẫu điều tra ......................................................... 30
Bảng 4.3. Năng suất lúa Đông Xuân ..................................................................................... 30
Bảng 4.4. Năng suất lúa Hè Thu............................................................................................ 31
Bảng 4.5. Lượng thuốc sử dụng trong 1ha của nhóm hộ mẫu ................................................ 38
Bảng 4.6. Các triệu chứng biểu hiện sau khi phun thuốc........................................................ 45
Bảng 4.7. Kỳ vọng dấu mô hình............................................................................................ 48
Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy của các hộ điều tra......................................... 49
Bảng 4.9. Kết quả kỳ vọng dấu của các hệ số ước lượng sau khi ước lượng........................... 50
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng hồi quy bổ sung ...................................... 52

11


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Liều thuốc sử dụng so với quy định ....................................................................... 38
Hình 4.2. Liều dùng xác định dựa trên các yếu tố.................................................................. 39
Hình 4.3. Biểu đồ thực hiện phòng hộ của người nông dân.................................................... 40

Hình 4.4. Tình hình sử dụng các biện pháp phòng hộ ........................................................... 41
Hình 4.5. Tình hình xử lý bao bì thuốc BVTV ...................................................................... 42
Hình 4.6. Biểu đồ phân chia các cấp của cửa hàng ................................................................ 46
Hình 4.7. Thuốc BVTV ảnh hưởng đến người phun thuốc..................................................... 45
Hình 4.8. thuốc BVTV ảnh hưởng đến mắt ........................................................................... 46

12


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết Xuất Eviews Mô Hình CPSK chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 2. Kết Xuất và Kiểm Định Hiện Tượng Tự Tương Quan Của Mô Hình Gốc
Phụ lục 3. Kết Xuất Kiểm Định White Eviews Mô Hình CPSK Chạy Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 4. Kết Xuất Mô Hình Hồi Quy Phụ
Phụ lục 5. Bảng Giá Trị Thống Kê Các Biến Trong Mô Hình Hàm CPSK Đã Lấy Log

13


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 . Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có truyền thống trồng lúa lâu đời, đối với người Việt cây lúa không
chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới
"bát cơm","hạt gạo". Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến
tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng
lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn
trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất
lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở

thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Trong nhiều năm gần đây kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, cùng với sự
phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp cũng ngày càng đi lên. Nuớc ta
có 70% dân số sống bằng nghề nông, do đó phát triển nông nghiệp là mục tiêu chiến lựơc,
quan trọng và lâu dài.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã có những cam kết sản xuất sạch, sản phẩm xanh.
Bên cạnh bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn hạn chế được ô nhiễm môi trường. Bảo
vệ môi trường còn có ý nghĩa bảo tồn hệ sinh thái.Cụ thể các vấn đề đó là: các điều kiện
sinh thái đồng ruộng, khả năng cấp nước, nguồn gen nông nghiệp, điều kiện canh tác, và
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là châu thổ sông Mê Kông có tiềm năng về tài
nguyên đất, nước, rừng ngập mặn, thủy hải sản đa dạng và phong phú. Đồng bằng có diện
tích tự nhiên 4 triệu ha, bao gồm 1,7 triệu ha canh tác lúa, 3,9 triệu ha gieo trồng lúa
(1999). Năm 1990, ĐBSCL sản xuất 11 triệu tấn lúa, năm 1999 sản lượng này đã tăng vọt
xấp xỉ 17 triệu tấn. Cây lúa có vị trí quan trọng đặc biệt ở ĐBSCL, đóng góp 50% sản
lượng lúa cả nước và 80% gạo xuất khẩu.

14


Thuốc BVTV rất cần thiết trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm tối thiểu
những thiệt hại do sâu bệnh gây ra, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Tuy
nhiên, ngoài những lợi ích có được mà thuốc BVTV mang lại cho người nông dân, thì
thuốc BVTV cũng ảnh hưởng xấu đến con người và môi trường xung quanh.
Thống kê sơ bộ của Viện Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam thì chỉ trong vòng 20 năm trở lại
đây lượng thuốc BVTV cung ứng ra thị trường tăng hơn gấp đôi. Điều đáng báo động là
sự tồn dư của chất độc này trong đất chiếm trên 60%.
Để đảm bảo sức khỏe con người và môi trường sống, nhà nước ban hành danh mục các
loại thuốc BVTV được phép sử dụng và các loại cấm. Tuy nhiên, do kém hiểu biết hoặc
theo thói quen sử dụng thuốc BVTV vẫn còn rất tùy tiện không theo qui định hướng dẫn.

Không có hoặc có trạng bị bảo hộ lao động nhưng chưa đạt yêu cầu về vệ sinh, thậm chí
rất nhiều người sử dụng quá liều lượng qui định và cả sử dụng những loại thuốc đã cấm sử
dụng.
Trong số những tỉnh sản xuất lúa chính ở ĐBSCL, An Giang dẫn đầu với sản lượng
lúa đạt gần 3,5 triệu tấn (2008) chiếm tỷ trọng cao nhất cả nước. Thành quả trên không chỉ
do quy mô sản xuất lớn, thâm canh giống, kỹ thuật trồng trọt mà còn có sự cộng tác của
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Để xác định tác hại do thuốc BVTV đối với sức khỏe. Tôi đã tiến hành nghiên cứu
“ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TRỒNG LÚA KHI SỬ DỤNG
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT Ở HUYỆN CHÂU PHÚ- AN GIANG”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Ước tính và đánh giá tổn hại sức khỏe của nông dân trồng lúa ở huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang do sử dụng thuốc BVTV.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa.
- Ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe người dân trồng lúa.
- Ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến sức khỏe cộng đồng.

15


- Đề xuất những giải pháp làm giảm thiểu ảnh hưởng tổn hại sức khỏe và hướng đến
sản xuất bền vững.

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: huyện Châu Phú – An Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến
16/06/2010. Trong đó khoảng thời gian từ 29/03/2010 đến 6/04/2010 tiến hành thu
thập số liệu thứ cấp, từ ngày 7/04/2010 đến ngày 02/05/2010 điều tra thử và điều tra

chính thức thông tin về tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông. Thời gian còn
lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3 Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở Đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích và nội dung nghiên cứu cũng như phạm vi
phương pháp và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Tổng Quát
Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những thuận lợi khó khăn của
huyện Châu Phú trong sản xuất lúa, trong việc sử dụng thuốc BVTV.
Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Giới thiệu sơ lược về thị trường thuốc BVTV ở địa phương, những đặc tính của nó,
những cơ sở lý luận khoa học, các chỉ tiêu phương pháp nhằm xác định những yếu tố
ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân từ việc sử dụng thuốc BVTV.
Chương 4: Kết Quả Và Thảo Luận
Đánh giá tình hình sản xuất của người nông dân, qua đó tìm hiểu quá trình sử dụng
thuốc BVTV, những tác động của việc sử dụng thuốc BVTV đến năng suất sản xuất và sức
khỏe nông dân, biện pháp của nông dân khi bị ảnh hưởng sức khỏe bởi thuốc BVTV.
Chương 5:
Đưa ra những kết luận và kiến nghị về các kết quả thu được sau quá trình thực hiện đề
tài.
16


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ, bắt đầu từ chỗ sông Mê Kông chảy vào
nước ta được chia làm đôi, có diện tích tự nhiên là 3.537 km2. Phía Đông An Giang

giáp Đồng Tháp, phía Đông Nam giáp Tp.Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Kiên Giang,
phía Tây và Tây Bắc giáp nước Cam-pu-chia.( News, 2010 ).
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ Bắc, tức là nằm gần với
xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với
khí hậu xích đạo. Ðường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 91.( News, 2010).
b. Khí hậu
An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông
Bắc. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa bão tập trung từ tháng 5 đến
tháng 11, lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất
là 370C, thấp nhất là 230C, hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình là 270C.
- Mây
Lượng mây ở An Giang tương đối ít. Trong mùa khô, có khi trời có mây nhưng
vẫn nắng. Trong mùa mưa, lượng mây thường nhiều hơn. Lượng mây trung bình tháng
của các tháng mùa khô là 3,1/10 và của các tháng mùa mưa là 6,9/10.N
- Nắng
An Giang có mùa nắng chói chang, trở thành địa phương có số giờ nắng trong
năm lớn kỷ lục của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa
tuy ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày.


- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh
lệch nhiệt độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5°C - 3°C, còn
trong các tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°C . Nhiệt độ cao nhất năm
thường xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°C- 38°C, nhiệt độ thấp nhất
năm thường xuất hiện vào tháng 10 dưới 18°C.
- Gió
An Giang, mùa khô có gió Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam – gió Tây
Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất. Tốc độ gió ở đây tương đối mạnh, trung

bình đạt tới trên 3m/giây. Trong năm, tốc độ gió mùa hè lớn hơn mùa Đông. An Giang
là tỉnh nằm sâu trong đất liền Nam Bộ nên ít chịu ảnh hưởng gió bão.
- Mưa
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
Tổng lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn
lại trùng vào mùa nước lũ của sông MêKông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng
úng với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
c. Đặc điểm địa hình
An Giang là 1 trong 2 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có đồi núi, hầu hết đều
tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm
núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có nhứng nét tương
đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành phần tao trầm tích và magma.
d. Trình độ dân trí
Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện, thị, thành
phố với số xã là 140, tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông năm học
2001- 2002 là 419.015 em. Số giáo viên toàn tỉnh là 12.155 người. Số thầy thuốc có
730 người, số bác sỹ, y sỹ là 1.117, bình quân y bác sĩ trên 1 vạn dân là 9 người.

5


2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, tỉnh có diện tích đất canh tác
lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổng diện tích đất nông nghiệp là
146.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá
trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong
môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất
đất, địa hình, nên sinh thái và tập quán canh tác. Đất canh tác lúa ở đây thuận lợi cho
2- 3 vụ/ năm, năng suất cao.

b. Tài nguyên rừng
An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là
cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng
tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý
nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có
nhiều loại quí hiếm.
c. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long khác: nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp
sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu
Long về vật liệu xây dựng.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình kinh tế
a. Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế An Giang
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định thành lập Ban Quản lý (BQL)
Khu kinh tế An Giang, trên cơ sở hợp nhất BQL Khu kinh tế cửa khẩu và BQL các
Khu công nghiệp tỉnh.
BQL Khu kinh tế là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, bắt đầu thực hiện nhiệm vụ
từ ngày 26-11-2009. BQL Khu kinh tế có chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối
với các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, đơn vị này còn có nhiệm vụ
6


quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công, các dịch vụ
hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư
trong các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
b. Công nghiệp
Công nghiệp An Giang trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng kinh tế của tỉnh, trình độ tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp

còn nhiều hạn chế, phần lớn các sản phẩm từ nông nghiệp chỉ qua khâu sơ chế hoặc
chế biến một phần nên chưa làm tăng giá trị thương mại các mặt hàng nông, thủy sản,
khoáng sản, từ đó chưa trở thành nền tảng để tạo tích lũy cho nền kinh tế.
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
a. Mạng lưới giao thông đường bộ:Toàn tỉnh hiện có 3.560 km đường giao thông,
trong đó: Ðường do Trung ương quản lý là 91,3 km chiếm 2,56%, đường do tỉnh quản
lý là 404 km chiếm 11,3%, đường do huyện quản lý là 3.064 km chiếm 86,08%. Chất
lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 99,1%, đường nhựa chỉ chiếm
10,9% còn lại là đường đất. Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm là 4 xã thuộc
huyện An Phú.
b. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ 11 đơn vị, số máy
điện thoại có 72.400 cái, bình quân có 3,5 cái/100 dân.
c. Mạng lưới điện quốc gia: 100% số xã có mạng điện lưới quốc gia, với số hộ được
sử dụng điện lưới đạt 78%.
d. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 75% số người được sử dụng nước
sạch. Số nông dân còn lại có thói quen sử dụng nguồn nước sông. Nguồn nước này
không đảm bảo vệ sinh. Vì vậy mà sức khỏe của người nông dân cũng bị ảnh hưởng
khá nhiều.
2.2.3. Tình hình sức khỏe của nông dân cộng đồng ở nông thôn
Để phòng chống dich bệnh cho cây lúa người nông dân phải dùng thuốc BVTV.
Việc sử dụng thuốc BVTV làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người nông
dân. Mặc dù, cho đến nay ở An Giang sức khỏe người nông dân khi tiếp xúc thuốc
BVTV vẫn chưa đến mức báo động, nông dân trồng lúa ở An Giang đặc biệt là những
7


người dân trực tiếp tiếp xúc với thuốc BVTV nên tìm hiểu để biết được tác hại của
chúng.
Hiện nay các hộ dân không dám sử dụng nước của các con kênh. Nguồn lợi thủy
sản ở đây không còn. Nguyên nhân do thuốc BVTV từ trên đồng xả xuống dòng sông

cùng với các bọc, vỏ chai, bao đựng thuốc BVTV vứt xuống sông gây ô nhiễm.
An Giang là nơi tiếp nhận lưu lượng nước lớn từ thượng nguồn hệ sinh vật đa
dạng, các loài cá từ biển Hồ và Campuchia đổ về nhưng trong quá trình sản xuất nông
nghiệp người dân nơi đây đã làm nguồn nước ô nhiễm. Qua khảo sát trong nước có
chứa các hóa chất nông nghiệp như: DB, TE, Ure, NPK, Atomi. Thuốc BVTV như:
Bassa, Decis, Basudan, Regent, Aldrin, Til. Năm 2005 đã xảy ra ô nhiễm làm cá chết ,
có thể do ô nhiễm nguồn nước (Hoàng Thị Thanh Thủy, 2006).
Thuốc BVTV không những ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe
của người sử dụng theo kết quả điều tra trên 1.752 lao động có 175 người thường
xuyên có các triệu chứng như đau đầu, mỏi mệt, dị ứng chân, tay và mặt, số người bị
chóng mặt chiếm 76%, nhức đầu chiếm 69,71%, mẩn ngứa 36,75%, có tới 17,71% có
triệu chứng buồn nôn, 20% kém ăn, 13-14% kém ngủ do mức sử dụng thuốc BVTV
ngày càng cao và sử dụng không theo quy định về an toàn khi sử dụng thuốc BVTV.
(VOV, 2005).

2.2.4. Hệ thống quản lý thuốc BVTV ở An Giang
Để hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đòi hỏi phải có sự kết
hợp nhiều yếu tố, từ người nông dân cho đến cơ quan chức năng. Do vậy, ngoài sự
hiểu biết sử dụng thuốc BVTV của người nông dân, sự nhận thức được mối nguy hiểm
của các đại lý thuốc BVTV, còn có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng nhà
nước.
Việc sử dụng thuốc BVTV kịp thời, góp phần bảo vệ cây trồng, cũng như năng
suất và sản lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Được sự quan tâm và chỉ đạo Ban lãnh
đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn An Giang, thanh tra chuyên ngành bảo vệ
và kiểm dịch thực vật phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra thường xuyên các
cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp
thời các vụ vi phạm.
8



Để kiểm soát thị trường kinh doanh thuốc BVTV, đòi hỏi phải có sự quan tâm
của các ngành, các cấp ở địa phương, hướng dẫn sử dụng thuốc để phòng chống dịch
hại, bảo vệ cây trồng. Sản phẩm thuốc BVTV được đăng ký trong danh mục thuốc
BVTV phải được cơ quan nhà nước kiểm tra từ diện hẹp đến diện rộng và phải đạt
hiệu quả phòng trừ, an toàn môi trường. Người dân phải đọc kỹ nhãn mác, cũng như
liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, giúp công tác phòng trừ đạt hiệu quả và tránh
được sự bộc phát dịch hại.
Để thông tin kịp thời đến người dân, những sản phẩm có nhãn mác tiếng nước
ngoài, qua quá trình thanh tra, kiểm tra của Đoàn kiểm tra ngành nông nghiệp phát
hiện đại lý kinh doanh thuốc BVTV nhãn tiếng nước ngoài, Đoàn sẽ lập biên bản và
xử lý kịp thời các trường hợp vị phạm.
Chính vì vậy, người dân cần quyết định lựa chọn sản phẩm BVTV của các công
ty đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép, để sử dụng và phòng trừ dịch hại kịp
thời, góp phần bảo vệ năng suất cây trồng.
2.2.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở An Giang
Thuốc BVTV được tổng hợp ra có chứa các phụ chất gọi là thuốc kỹ thuật,
trong đó chứa thuốc nguyên chất hay còn là họat chất, là thành phần gây nên hiệu lực
chính đối với đối tượng gây hại. Thông thường loại thuốc kỹ thuật càng chứa ít tạp
chất tức là thành phần hoạt chất càng cao thì hiệu quả sử dụng càng cao, an toàn với
môi trường, cây trồng, con người. Thuốc kỹ thuật còn gọi là nguyên chất kỹ thuật hoặc
nguyên liệu thuốc BVTV, nó phải được bào chế thành các chế phẩm để sử dụng.
Những tác dụng mà thuốc BVTV mang lại rõ ràng nhất cho người nông dân là:
tiêu diệt sâu bệnh một cách hiệu quả, chi phí thấp, tác dụng nhanh. Vì vậy nhu cầu sử
dụng thuốc BVTV của người nông dân là rất cao. Tuy nhiên, phần lớn nông dân có
trình độ thấp, còn hạn chế về kiến thức khi sử dụng thuốc BVTV, người nông dân sử
dụng thuốc BVTV chưa hợp lý, không theo hướng dẫn, kể cả sử dụng các loại thuốc
BVTV có tính độc vượt quá mức cho phép.
a. Thuốc nhập từ Trung Quốc
Điều đáng quan tâm nhất hiện nay, các loại thuốc BVTV độc hại cho môi trường
và con người bị Nhà nước cấm sử dụng được nhập lậu từ Trung Quốc.

9


Nguyên liệu và thành phẩm thuốc BVTV của Trung Quốc đã được nhiều doanh
nghiệp kinh doanh thuốc BVTV vừa và nhỏ trong nước nhập khẩu, đóng gói, đưa ra
thị trường tiêu thụ. Thuốc dạng bột thì nhập từng bao hay thùng lớn rồi sang thành gói
nhỏ.
Những loại thuốc BVTV của Trung Quốc sang Việt Nam thường qua đường nhập
lậu được đánh giá có nhiều điểm mạnh như: giá rẻ, có độ độc hại nguy hiểm, có tác
dụng gây độc hại mạnh cho môi trường và con người. Đặc biệt tại thị trường An Giang
hiện nay đang trôi nổi một số loại thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm cho sức khỏe con
người như: Cypermethrin, Propiconazole và Fiproni.
Giá rẻ nên người nông dân muốn mua nhiều hơn, phun nhiều hơn cho lúa, kết quả
là tăng lượng thuốc, tồn dư lượng thuốc quá mức.
Những sản phẩm thuốc BVTV nhập lậu từ Trung Quốc quả thực đã và đang trong
tình trạng báo động đỏ làm biến đổi môi trường sống của con người theo chiều hướng
xấu.
b. Nhóm thuốc BVTV cho phép sử dụng
(Ban hành kèm theo Thông số 24/2010/TT – BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn )

10


Bảng 2.1. Thuốc BVTV Cho Phép Sử Dụng Năm 2010
Tên thuốc
Ansect

72SP


Cyperan

sâu cuốn lá/lúa

5 EC, 25 EC

Alphan
Diazan

Đặc trị

sâu cuốn lá/lúa

5 EC

sâu cuốn lá nhỏ/lúa

10H, 40EC, 50ND, 60EC

Angun
Jetan

10H : sâu đục thân/ lúa

5 WDG

40EC : sâu cuốn lá, bọ trĩ/ lúa

50 EC


50ND: sâu đục thân, sâu cuốn lá/lúa

Hisan

40EC, 50EC

60EC : sâu đục thân/ lúa

Kian

5 H, 50 EC

sâu cuốn lá, sâu phao/lúa

Topan

70 WP

rầy nâu/ lúa

Validan

3 DD, 5 DD, 5WP

đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông/ lúa

Anco

600DD


đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông/ lúa

Glyphosan

480 DD

khô vằn/ lúa

Nguồn: Thuốc BVTV cho phép sử dụng, Trạm BVTV Châu Phú, 2010.

11


c. Nhóm thuốc BVTV hạn chế sử dụng
( Ban hành kèm theo quyết định số: 29/2008/QĐ – BNN ngày 27 tháng 3 năm
2088 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ).
Bảng 2.2. Thuốc BVTV Hạn Chế Sử Dụng Năm 2008
Đặc trị

Tên thuốc
Furadan

3G

tuyến trùng/ đất trồng lúa; sâu xám, rệp,
sùng trắng, sùng bửa củi/ đất trồng mía.

Kosfuran

3G


tuyến trùng/ đất trồng lúa; sâu xám, rệp,
sùng trắng, cây ăn quả.

Kelthane

18.5 EC

nhện/ cây ăn quả, nhện đỏ/ lạc

Demon 50

EC

nhện đỏ/ bông vải, rệp sáp/ xoài

Vifuran

3G

tuyến trùng/ đất trồng lúa; sâu xám, rệp,
sùng trắng, sùng bửa củi/ đất trồng mía,
cây ăn quả.

Lannate

40SP

sâu xanh/ bông vải, thuốc lá, đậu xanh,
dưa hấu.


Nguồn: Thuốc BVTV hạn chế sử dụng, Trạm BVTV Châu Phú,2008.
2.2.6. Thị trường cung cấp thuốc BVTV ở An Giang
Ở An Giang, ngoài thuốc được nhập từ Trung Quốc, nguồn cung cấp thuốc BVTV
khác là: Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang.
Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang là nhà sản xuất và phân phối hóa
phẩm bảo vệ mùa vụ đứng đầu Việt Nam với 24% thị phần. Với mạng lưới phân phối
rộng khắp cả nước gồm 23 chi nhánh và gần 500 đại lý bán sỉ lớn, Công ty chiếm lĩnh
thị trường này.
Ngoài ra, công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang có các lĩnh vực hoạt động
chính: Kinh doanh các mặt hàng thuốc BVTV, phân bón, cung cấp giống lúa và giống
cây trồng khác, thực phẩm an toàn.

12


×