Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk lắk tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.27 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN THUY

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG
TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. Nguyễn Hòa Nhân

Phản biện 1: TS. Đặng Tùng Lâm
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 8 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk thuộc vùng đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, có khí hậu
nóng ẩm, vốn là những điều kiện phù hợp để cây cà phê robusta sinh
trưởng khỏe và ít sâu bệnh, cho năng suất cao. Ngành kinh tế cà phê
đóng góp 35% GDP và 85% giá trị xuất khẩu của tỉnh, 40% giá trị
xuất khẩu cà phê cả nước. Cà phê đóng góp trên 60% tổng thu ngân
sách của tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và
khoảng 100.000 lao động gián tiếp.
Cà phê có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông lâm
nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, là cây trồng chủ lực ở hầu hết các huyện,
thị xã, thành phố, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Với
203.737 ha cà phê, chiếm trên 33% diện tích cà phê toàn quốc, Đắk
Lắk tự hào đã góp phần củng cố vị trí quốc gia sản xuất và xuất khẩu
cà phê hàng đầu thế giới của Việt Nam.
Hiện nay hoạt động cho vay tái canh cà phê tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk cũng
được chú trọng nhiều nhưng chưa thật sự hiệu quả. Một mặt là do
chính sách, một mặt là do công tác cho vay tại chi nhánh. Do đó
nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại chi nhánh đáp
ứng được mục tiêu kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển cả
Chi nhánh trong thời gian tới thì cần phải hiểu rõ về hoạt động cho
vay tái canh đang diễn ra tại chi nhánh. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề
tài : “Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái
canh cà phê tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

Việt Nam – Chi nhánh đắk lắk” cho luận văn cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:Nghiên cứu thực trạng vay vốn của hộ nông


2
dân trong tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk, từ đó nghiên cứu đề
xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chương trình tái canh cà
phê của BIDV Đắk Lắk.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay tái canh cà
phê của NHTM;
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vay vốn tái canh cà phê của hộ
nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, những chính sách tín dụng tái
canh đã hỗ trợ cho hộ nông dân trong thời gian qua, đúc kết những
kết quả, những hạn chế;
- Thứ ba, xây dựng hệ thống các khuyến nghị xác thực có thể
đề xuất với BIDV Đắk Lắk và các bên liên quan để hoàn thiện công
tác cho vay tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động và các nhân tố tác
động đến hoạt động cho vay tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk. Đề
tài tập trung nghiên cứu, khảo sát hộ trồng cà phê vì trong cơ cấu
diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu thuộc các hộ tư
nhân, chiếm trên 85% tổng diện tích cà phê.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về cho vay tái canh cà phê, không
nghiên cứu về cho vay trồng mới cà phê ban đầu.
- Về không gian: tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Tập trung, nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ
năm 2015 -2017 và có những khuyến nghị đề xuất cho giai đoạn
2018 -2020


3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành đánh giá vai trò của ngân hàng và các
chính sách hỗ trợ chương trình tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh
Đăk Lắk nhằm đánh giá tổng thể những thành công cũng như trở
ngại của chương trình tín dụng.
Luận văn thu thập tài liệu thứ cấp qua các báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh hàng năm.
Phương pháp thống kê: So sánh chỉ tiêu theo thời gian và không
gian nhằm nêu rõ sự khác biệt qua các năm và các nhóm hộ sản xuất
có diện tích tái canh cà phê khác nhau. Tình hình tái canh diện tích
cà phê qua các năm, khả năng đáp ứng vốn tín dụng khác nhau cho
các hộ tái canh.
Phương phát quan sát: Quan sát thực tế quá trình hoạt động của
bộ phận tín dụng, các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ được
hoạt động cho vay tái canh cà phê tại BIDV chi nhánh Đắk Lắk.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn sẽ hệ thống hóa,
đối chiếu các vận dụng trong xây dựng cơ sở lý luận và phân tích các
thông tin phi định lượng và nghiên cứu đề xuất giải pháp.
5. Bố cục của luận văn
- Chương 1: Hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái
canh cà phê.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay theo chương trình
tín dụng tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.

- Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay theo
chương trình tín dụng tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.
6.Tổng quan tình hình nghiên cứu


4
CHƢƠNG 1
HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG TRÌNH TÍN
DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ
1.1. KHÁI QUÁT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN
XUẤT CÀ PHÊ
1.1.1 Tín dụng ngân hàng
- Khái niệm về tín dụng
- Khái niệm tín dụng ngân hàng
- Các hình thức cấp tín dụng
+ Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng có thể chia thành các
hình thức sau:
+ Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ có hai loại tín dụng:
+ Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng
a. Tín dụng thương mại.
b. Tín dụng ngân hàng.
c. Tín dụng tiêu dùng
1.1.2. Đặc điểm và vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản
xuất cà phê
a. Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê
gắn liền với những đặc thù kinh tế - kỹ thuật của ngành.
Hiện nay, các NHTM có nhiều hình thức cho vay và các hộ sản
xuất cà phê sẽ lựa chọn hình thức tiếp cận vốn phù hợp. Các NHTM
tham gia cung cấp dịch vụ tín dụng cho sản xuất cà phê có các hình
thức cho vay như sau: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.

b. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
Thứ nhất, đảm bảo việc cung ứng vốn tín dụng cho các hộ sản
xuất cà phê, nâng cao khả năng hạch toán kinh tế, thu nhập cho các
hộ sản xuất cà phê giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực của các


5
hộ sản xuất.
Thứ hai, góp phần chuyển giao công nghệ trong sản xuất cà
phê, góp phần gia tăng giá trị ngành cà phê
Thứ ba, giúp ổn định thị trường tiêu thụ cà phê
c. Sử dụng vốn tín dụng của các hộ sản xuất cà phê.
“Yếu tố kinh tế trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê
Yếu tố xã hội trong tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê
1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng
đối với hộ sản xuất cà phê là: (1) Nhóm nhân tố về đặc điểm của hộ
sản xuất cà phê, (2) Nhóm nhân tố về đặc điểm của NHTM, (3)
Nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ, và (4) Nhóm nhân tố
khác.
1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG TRÌNH TÁI
CANH CÀ PHÊ CỦA NHTM
1.2.1 Hoạt động tái canh cà phê và các mục tiêu của chƣơng
trình tín dụng tái canh cà phê
Mục tiêu chung: Xây dựng ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk phát
triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản
phẩm, mang lại giá trị gia tăng cao, tiến tới phát triển sản xuất cà phê

hữu cơ. Tập trung các nguồn lực, chính sách đầu tư cho các vùng sản
xuất cà phê theo quy hoạch, ưu tiên vùng có chỉ dẫn địa lý cà phê
Buôn Ma Thuột.
Mục tiêu cụ thể đối với NHTM
Thứ nhất, nhờ vào các chính sách tín dụng NHTM có thể mở


6
rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần về cho vay nông nghiệp nông thôn.
Thứ hai, NHTM có thể hợp lý hóa cơ chế cho vay, sử dụng vốn
vay đúng mục đích, tạo thêm kênh phân phối vốn.
Thứ ba, tăng thêm gói sản phẩm cung ứng dịch vụ cho khách
hàng, đa dạng hóa sản phẩm..
Thứ tư, thông qua các chính sách ngân hàng cũng có thể kiểm
soát rủi ro.
Thứ năm, gia tăng thêm thu nhập cho ngân hàng qua các gói
vay ưu đãi hỗ trợ.
1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng tái canh cà phê
1.2.3 Công tác tổ chức cho vay tái canh cà phê
1.2.4 Nội dung cho vay theo chƣơng trình tái canh cà phê.
Cho vay theo chương trình tái canh cà phê được thể hiện ở nội
dung chính sách cho vay với hộ sản xuất cà phê của các NHTM, bao
gồm: (1) Nguyên tắc cho vay
(2) Điều kiện cho vay
(3) Bảo đảm an toàn cho nợ vay
(4) Hạn mức cho vay
(5) Lãi suất cho vay
(6) Thời hạn cho vay
(7) Quy trình cho vay
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay theo

chƣơng trình tín dụng tái canh cà phê
 Tăng trưởng dư nợ cho vay tái canh cà phê.
 Tăng trưởng số lượng khách hàng cá nhân vay vốn mục đích
tái canh cà phê.
 Cơ cấu dư nợ về cho vay sản xuất cà phê, tái canh cà phê
 Chất lượng dịch vụ: đo lường mức độ thỏa mãn của khách


7
hàng theo đánh giá trong và đánh giá ngoài.
 Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng: tỷ lệ nợ xấu, biến động kết
cấu nhóm nợ, tỷ lệ trích lập dự phòng.
 Tăng trưởng thu nhập thuần từ cho vay tái canh cà phê.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG
TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NH TMCP ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK.
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam
2.1.2. Vài nét về Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi
nhánh Đắk Lắk
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk
trong 03 năm (2015-2016-2017)

a. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động
do chịu sự ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và chính sách điều hành chung của Ngân hàng nhà nước về thắt


8
chặt quản lý tiền tệ làm phần lớn hệ thống các Ngân hàng (nhất là
các hệ thống nhân hàng thương mại cổ phần) mất cân đối vốn, ảnh
hưởng đến khả năng thanh khoản nên việc chạy đua tăng lãi suất huy
động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra gay gắt đã ảnh hưởng đến
công tác huy động vốn tại chi nhánh.
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động giai đoạn từ năm 2015 – 2017

ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
I. Vốn huy động thuần
TG thanh toán
TG tiết kiệm

Năm 2015

Năm 2017

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT %
2.166

100

2.606


100

3.160

100

550 25,39

755

29

971

31

1.616 74,61

1.851

71

2.189

69

II. Vốn khác
Tổng cộng


Năm 2016

0
2.166

0
100

2.606

0
100

3.160

100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Đắk Lắk )

Nguồn vốn huy động năm 2016 đạt 2.166 tỷ đồng, tăng so với
năm 2015 là 440 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 20%.
Năm 2017 đạt 3.160 tỷ đồng tăng so với năm 2016 là 554 tỷ đồng,
tương ứng mức tăng tương đối 21%.
b. Hoạt động cho vay
Đối với công tác cho vay, trong những năm qua chi nhánh luôn
quán triệt thực hiện theo chỉ đạo của Hội sở về duy trì tăng trưởng tín
dụng theo hướng chọn lọc, nâng cao chất lượng tín dụng với phương
châm: tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn tín dụng.
Mặc dù chi nhánh luôn chịu sự điều tiết của cơ chế kế hoạch
của toàn hệ thống nhưng chi nhánh vẫn đảm bảo tăng trưởng tín

dụng khá. Năm 2017 dư nợ bình quân đạt 5.235 tỷ đồng, tăng 792 tỷ


9
đồng tương đương tăng 18% so với năm 2016, năm 2016 dư nợ bình
quân đạt 4.443 tỷ đồng tương đương tăng 131 tỷ đồng tăng 3% so
với năm 2015. Năm 2017 là năm tăng trưởng tốt của chi nhánh nhờ
những cơ chế chính sách lãi suất của trung ương, chi nhánh đồng thời
cũng là năm tăng nóng về tín dụng
c. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2015 – 2017

Dựa vào bảng 2.4, ta thấy năm 2016, chênh lệch thu chi trước
trích DPRR đạt 161,4 tỷ đồng, tăng 18,62% so với năm 2015. Năm
2017 đạt 173,2 tỷ đồng, tăng 11,78% so với năm 2016. Qua đó cho
thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng là có hiệu quả.
Với các kết quả đã đạt được chính là nhờ sự nỗ lực và nghiêm
túc trong công việc của tập thể cán bộ nhân viên BIDV Đắk Lắk và
đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của Ngân hàng TMCP Đầu
tư và phát triển Việt Nam trong công tác hỗ trợ, định hướng và có
các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn của BIDV
Đắk Lắk. Do vậy, những năm gần đây, số lượng khách hàng đến giao
dịch tại chi nhánh tăng nhanh đáng kể. Thể hiện qua bảng sau:
d. Số lượng khách hàng giao dịch
Bảng 2.5 – Số lượng khách hàng giao dịch tại BIDV Đắk Lắk
giai đoạn 2014-2017
ĐVT: Người
Chỉ tiêu

2014


2015

2016

2017

Số lượng khách hàng

5 851

10 708

15 949

19 502

Chênh lệch (%)

-

83,01%

48,94%

22,28%

(Nguồn: Thông tin nội bộ tại BIDV Đắk Lắk)
Ta thấy, khách hàng tham gia giao dịch tại BIDV Đắk Lắk tăng
đều qua các năm. Năm 2014 thu hút được 5851 khách hàng. Trong



10
giai đoạn này, tăng mạnh nhất là năm 2015 với 10708 khách hàng,
tăng 83% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 48,94%. Bước sang năm
2017 số lượng khách hàng cũng tăng thêm 22,28%. Điều này chứng
tỏ uy tín vững chắc của chi nhánh cũng như niềm tin lựa chọn của
khách hàng đối với chi nhánh trong thời gian qua.
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NH
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIệT NAM – CHI NHÁNH
ĐẮK LẮK
2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức cho vay
Giai đoạn 2015-2017 là giai đoạn Ngân hàng TMCP ĐT&PT
Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk tập trung chuyển đổi từ mô hình của
một Ngân hàng truyền thống sang mô hình Ngân hàng hiện đại, tập
trung đẩy mạnh kinh doanh, chuyển nhân lực chủ yếu tập trung vào
khối kinh doanh trực tiếp, tách bạch về mặt tổ chức giữa khối kinh
doanh, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp và khối hỗ trợ; hoạt động
trực tuyến, có hiệu quả để phục vụ tốt nhất nhu cầu cấp tín dụng cho
khách hàng; đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng;
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng; đáp ứng yêu
cầu kiểm soát nội bộ..
Về xây dựng đội ngũ cán bộ: Ngân hàng đã tập trung tuyên
truyền, phổ biến và triển khai thực hiện 2 bộ quy chuẩn: Bộ quy tắc
ứng xử và Bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp đến toàn thể cán bộ
của mình để xây dựng văn hóa Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam.
Đồng thời tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại kiến thức, rèn
luyện kỹ năng thực hiện thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng, ý thức
tuân thủ pháp luật và quy trình nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm
công tác tín dụng được nâng cao, góp phần quan trọng trong việc

kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tín dụng.


11
Nhằm kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng, BIDV Đắk
Lắk đã triển khai mô hình tổ chức bộ máy tín dụng như sau:

Ghi chú
Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
Hình 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của BIDV Đắk Lắk

(Nguồn: BIDV Đăk Lắk)
2.2.2 Thực trạng các hoạt động triển khai cho vay
Cây cà phê Tây nguyên đang đối mặt với thách thức là tỷ lệ diện
tích cà phê già cỗi cho năng suất, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ khá cao
và ảnh hưởng đến phát triển bền vững của cây cà phê Tây Nguyên.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê già cỗi
cần phải tái canh ở khu vực Tây Nguyên từ nay đến năm 2020 là
khoảng 120 nghìn ha. Tuy nhiên việc tái canh các vườn cà phê già cỗi
thời gian quan gặp khó khăn, bởi (i) khi thực hiện tái canh thì hộ nông
dân không có thu nhập trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu tái canh
đến khi thu hoạch (04 - 05 năm đối với phương pháp trồng tái canh và


12
01 - 02 năm đối với phương pháp ghép cải tạo); (ii) chi phí cho việc tái
canh cà phê khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, nếu vay theo cơ
chế thương mại thông thường để tái canh với thời gian dài thì chi phí
lãi vay người dân phải trả khá lớn trong khi thời gian này không có

nguồn thu để bù đắp.
a. Nhu cầu vay vốn tái canh cà phê tại các phòng trực thuộc
BIDV Đắk Lắk
Bảng 2.6: Nhu cầu vay vốn tái canh cà phê tại các phòng trực thuộc
BIDV Đắk Lắk

Theo thống kê khảo sát thì nhu cầu tái canh cà phê tại PGD
Buôn Ma Thuột và PGD Cư M’gar khá cao, nhu cầu vốn lần lượt là
80,025 triệu đồng và 74,250 triệu đồng. Số hộ có nhu cầu tái canh cà
phê cũng cao là 543 hộ và 465 hộ. Do hai phòng này tập trung chủ
yếu cho vay nông nghiệp nông thôn, phát triển cho vay tại các địa
bàn huyện là Krông Ana, Cư M’Gar, Buôn Đôn.
b. Mục tiêu cho vay tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk trong
giai đoạn 2015 -2017
Bảng 2.7: Dự kiến cho vay tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk

ĐVT: triệu đồng, ha
Dƣ nợ

Số lƣợng

Diện tích

dự kiến

khách hàng

tái canh

Hộ nông dân


72.000

350

240

Doanh nghiệp

-

-

-

Tổng cộng

72.000

350

240

Khách hàng

(Nguồn: BIDV Đăk Lắk)
Về dư nợ cho vay: dự kiến đạt 72.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ
22% tổng nhu cầu vay vốn tái canh cà phê theo số liệu khảo sát trên;
- Về số lượng khách hàng vay vốn tái canh cà phê: trong giai



13
đoạn này, nông nghiệp nông thôn được tập trung phát triển, số hộ dự
kiến giải ngân 350 hộ nông nhân, chiếm 15% số lượng hộ đăng kí.
Ngân hàng không tập trung cho vay doanh nghiệp nên số lượng dự
kiến là 0.
- Về diện tích tái canh cà phê: diện tích tái canh theo kế hoạch
dự kiến 240 ha, chiếm 9% số lượng đăng kí
2.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động cho vay
a. Về quy mô cho vay tái canh cà phê
Bảng 2.8: Quy mô cho vay tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ tái canh cà phê
Số lượng khách hàng
Nợ quá hạn

Số
tiền
560
8
0

2015
Tăng/
giảm
-

2016

2017
Số
Tăng/
Số
Tăng/
tiền giảm
tiền
giảm
1.232 672 10.250 9.690
30
22
151
121
0
0
50
50
(Nguồn: BIDV Đắk Lắk)

Năm 2015 là năm chương trình bắt đầu triển khai, ngân hàng
chưa tập trung và chú trọng cho vay, chưa có hướng dẫn cụ thể rõ
ràng nên ngân hàng chưa tập trung cho vay, số lượng cho vay ít, chỉ
có 560 triệu đồng với 8 hộ. Qua năm 2016 ngân hàng đã có chú trọng
hơn nhưng vẫn chưa đạt nhiều kết quả khả quan với mức dư nợ chỉ
tăng 672 triệu đồng đạt 1.232 triệu đồng với 30 hộ. Năm 2017 với
nhiều sự hỗ trợ của địa phương và TW nên dư nợ tăng cao, đạt
10.250 triệu đồng với 151 hộ.
Như vậy tính đến cuối năm 2017, dư nợ cho vay tái canh là
10.250 triệu đồng, đạt 14% so với mục tiêu đề ra, số lượng khách
hàng cho vay 151 hộ, đạt 43% so với mục tiêu đề ra.



14
b. Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo kỳ hạn
Bảng 2.9: Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo kỳ hạn tại BIDV Đắk Lắk

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay tái
canh cà phê
Ngắn hạn
Trung. dài hạn

Năm 2015
Số
Tăng/
tiền
giảm

Năm 2016
Số
Tăng/
tiền
giảm

Năm 2017
Số
Tăng/
tiền
giảm


560

1.232

672

10.250

9.690

0
560

200
1.032

200
472

450
9.800

450
8.768

(Nguồn BIDV Đắk Lắk)

Về việc cho vay tái canh cà phê chủ yếu theo cho vay trung dài
hạn, tuy nhiên bên cạnh đó ngân hàng vẫn dùng một số ít vốn để cho

vay ngắn hạn đối với nhu cầu ngắn hạn của hộ nông dân.
Do đó tỷ trọng cho vay trung dài hạn là khá cao so với tổng dư
nợ. Cụ thể năm 2015 là 100% cho vay trung dài hạn. Năm 2016 là
84% và năm 2017 là 96%. Hộ nông dân vay trung dài hạn là do
nguồn vốn dùng để tái canh, trồng lại cà phê nên trong thời gian đầu
tái canh chưa có nguồn thu nhập khác để trả nợ.
c. Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo hình thức bảo đảm
Bảng 2.10: Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo hình thức bảo đảm tại
BIDV Đắk Lắk

Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay tái
canh cà phê
Cho vay có bảo đảm
100% bằng tài sản
Cho vay không có
bảo đảm

Năm 2015
Số
TT
tiền
(%)

Năm 2016
Số
TT
tiền
(%)


ĐVT: triệu đồng
Năm 2017
Số
TT
tiền
(%)

560

1.232

10.250

560

1.232

10.250

0

0

0


15
Theo như bảng thông kê số liệu qua các năm thì 100% khoản
vay phải có tài sản đảm bảo để đảm bảo khoản vay. Như vậy, ngân
hàng không cho vay tín chấp đối với hộ nông dân tái canh cà phê.

Đây cũng là một điểm khá hạn chế nếu hộ nông dân không có tài sản
thế chấp, hoặc tài sản thế chấp ít.
d. Thu nhập từ cho vay tái canh cà phê
Bảng 2.11: Thu nhập từ cho vay tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Thu lãi từ hoạt động cho vay
Thu lãi từ hoạt động cho vay
tái canh cà phê
Tỷ trọng thu lãi cho vay tái
canh cà phê tổng thu lãi

2015

2016

2017

102.000

126.000

145.300

11

25

205


0,01%

0,02%

0,14%

(Nguồn: BIDV Đắk Lắk)

So sánh chỉ tiêu thu nhập từ cho vay tái canh cà phê mang lại
thực sự chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể, năm 2015 đóng góp từ hoạt
động này chỉ 11 triệu đồng, chiếm 0,01% tổng thu lãi từ hoạt động
cho vay, năm 2016 là 25 triệu đồng, chiếm 0,02%, năm 2017 là 205
triệu đồng chiếm 0,14%. Như vậy hiệu quả từ hoạt động cho vay tái
canh cà phê mang lại là 2% dư nợ. Mặc dù thu nhập cho vay tái canh
mang lại chưa cao, chiếm tỷ lệ khá thấp do việc phát triển dư nợ
chưa đạt kết quả như mong muốn, nhưng về hiệu quả từ hoạt động
này 2% dư nợ là khá cao. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ có định
hướng hơn về mảng cho vay này.


16
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế:
- Về nhu cầu tái canh cà phê của người dân
- Về quy trình, kỹ thuật tái canh cà phê
- Về thủ tục giải ngân vốn vay
- Về định mức cho vay tái canh cà phê

- Về tài sản bảo đảm của khoản vay
Những nguyên nhân của hạn chế:
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
THEO CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI
BIDV ĐẮK LẮK
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT
3.1.1. Định hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Đắk
Lắk 2018-2020
BIDV trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực
NHBL. Duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ ở mức cao hơn tốc
độ tăng trưởng tín dụng chung, đảm bảo chất lượng nợ xấu dưới 3%
Tiếp tục khai thác kênh phân phối truyền thống, mạng lưới các
chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp trên toàn quốc, tiếp tục phát
triển mạnh các kênh phân phối ngân hàng điện tử, ATM, POS,
Internet... đến năm 2018 các kênh phân phối ngân hàng điện tử trở
thành kênh phân phối chính đối với một số sản phẩm tín dụng bán lẻ
(thấu chi, tín chấp).


17
3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng tái canh cà phê tại
tỉnh Đắk Lắk
3.2. KHUYẾN NGHỊ
3.2.1. Đối với BIDV Đắk Lăk
Hoàn thiện quy trình và thủ tục cho vay hộ sản xuất tái canh
cà phê
Hiện nay hầu hết các hộ sản xuất cà phê đều vay vốn bằng hình
thức trực tiếp, hơn 90% với nhiều giấy tờ cộng với quy trình vay vốn

khá phức tạp. Trong trường hợp vay lại lần thứ hai, thứ ba các hộ sản
xuất phải làm lại thủ tục giấy tờ từ đầu giống như vay mới, vì vậy
các NHTM cần đơn giản hoá các thủ tục và tinh giản quy trình cho
vay đối với hộ sản xuất cà phê, để các hộ sản xuất cà phê có thể tiếp
cận dễ dàng và nhanh chóng.
Mở rộng các hình thức tín dụng và điều kiện vay vốn phù hợp
với các hộ sản xuất cà phê như chính sách gối vụ, hộ sản xuất cà phê
sau mỗi mùa thu hoạch chỉ cần trả lãi còn nợ cũ vẫn được gối sang
vụ sau mà không cần phải trả nợ cũ và làm lại thủ tục từ đầu.
Không nên coi TSĐB là yếu tố quyết định trong việc cấp vốn
vay. Theo số liệu khảo sát, TSĐB được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất đến quyết định cho vay của CBTD, với giá trị trung bình là 3,8.
Vì vậy, đừng tuyệt đối hoá tài sản đảm bảo trong việc quyết định có
cho vay hay không. Tài sản đảm bảo chỉ là cơ sở để Ngân hàng thu
hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ. Vì vậy, trong
trường hợp bất khả kháng khi đem tài sản đảm bảo ra phát mãi thì
coi như vốn của ngân hàng.
Cải tiến, hoàn thiện và áp dụng quy trình cho vay theo thông lệ
quốc tế. Mỗi bước của quy trình tín dụng nếu không được làm đúng
đều có thể dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng.


18
Vì vậy, quy trình tín dụng phải được xây dựng nhằm làm cho
quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa
rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất. Quy trình cho vay phải được hoàn
thiện theo hướng đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với cải tiến bộ máy giám sát chất lượng tín dụng
- Tách bạch các chức năng nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý

rủi ro trong hoạt động: khởi tạo tín dụng, rà soát rủi ro trình phê
duyệt tín dụng, khởi tạo tín dụng, tạo khả năng kiểm tra, kiểm soát và
xác định trách nhiệm liên quan của các thành viên trong bộ máy đối
với chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Triển khai cho vay hộ sản xuất qua các tổ chức đoàn thể
Cho vay qua tổ sẽ giảm thiểu cho khách hàng thời gian đi lại,
rút ngắn được thời gian vay vốn. Khách hàng yên tâm hơn khi giao
dịch về tiền bạc, không sợ phiền phức khi làm hồ sơ vay vốn, tránh
được những mặc cảm về thu nhập thấp, do vậy tạo thuận lợi nhiều
hơn cho các hộ gia đình và cá nhân khi tiếp cận vốn vay.
Về chất lượng tín dụng cho vay qua tổ, ngoài sự giám sát của
cán bộ tín dụng, vốn vay còn được Tổ trưởng tổ vay vốn theo dõi,
đôn đốc và phản ánh kịp thời, từ đó cơ bản tiền vay được sử dụng
đúng mục đích.
Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng
* Sẵn sàng trả lời các câu hỏi thắc mắc mà khách hàng cần biết
qua giao dịch trực tiếp hoặc điện thoại,…
* Tỏ ra hết sức tôn trọng khách hàng, vui vẻ, tận tình muốn
được phục vụ khách hàng và hướng dẫn cụ thể những thủ tục cần
thiết.
* Nắm bắt nhu cầu khách hàng, tư vấn cho khách hàng các sản


19
phẩm tín dụng, các dịch vụ sử dụng đi kèm hiệu quả nhất để khách
hàng lựa chọn.
* Giải quyết hồ sơ khách hàng một cách nhanh chóng đáp ứng
mong đợi của khách hàng.
* Thực hiện giao dịch theo hướng một cửa tránh để khách hàng
phải di chuyển qua nhiều phòng ban gây tâm lý khó chịu đối với

khách hàng.
+ Chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ Ngân hàng:
* Theo dõi, đánh giá khách hàng để áp dụng các chính sách
khách hàng phù hợp
* Tiếp tục tư vấn khách hàng khi khách hàng có phát sinh nhu
cầu mới hoặc có những vướng mắc trong kinh doanh,…hoặc tư vấn
bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền,…
* Xử lý các thắc mắc, khiếu nại khách hàng và sẵn sàng bồi
thường khách hàng khi Ngân hàng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing hợp lý,
hiệu quả nhằm quảng bá thương hiệu , hình ảnh BIDV phù hợp
với lĩnh vực bán lẻ
+ Chi nhánh cần nên có chiến lược quảng cáo sâu rộng bằng
việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: phát
thanh, truyền hình của tỉnh, e-mail, Web, tin nhắn SMS, các mạng xã
hội…, in tờ rơi, làm hội trại quảng cáo trực tiếp khi có các lễ hội,
hội trợ,... Nâng cao chất lượng các tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, áp
phích…:.
+ Để thực hiện thành công Marketing trong ngân hàng, mỗi cán
bộ nhân viên của chi nhánh là một nhân viên Marketing. Chi nhánh
cần chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ Marketing trong nội bộ, đặc biệt


20
là cán bộ Quan hệ khách hàng và Tư vấn tài chính cá nhân, cán bộ
đón tiếp khách hàng, cán bộ dịch vụ khách hàng tại quầy, những
người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Chính sự hiểu biết, phục vụ
tận tình của nhân viên là phương thức quảng cáo tốt nhất, với chi phí
thấp nhất.

+ Chi nhánh phải thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hội
nghị khách hàng ở các làng, xã trong tỉnh, để có các chương trình
chăm sóc khách hàng, tiếp cận với từng nhóm để giải đáp thắc mắc,
cung cấp thông tin chính xác về hoạt động của Chi nhánh,... nhất là
khi Chi nhánh định tung ra thị trường một loại sản phẩm dịch vụ mới
đồng thời giới thiệu và tư vấn cho khách hàng các sản phẩm phù hợp.
+ Tiến hành đo lường sự hài lòng của khách hàng về chất lượng
các sản phẩm vay vốn. Trên cơ sở ý kiến của khách hàng, Chi nhánh
thực hiện các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao mức độ hài lòng
của khách hàng. Hoạt động này nếu được tố chức thường xuyên sự là
cơ sở tốt để nắm bắt nhu cầu, tiến hành phân tích, dự đoán nhu cầu
các phân đoạn thị trường để đưa ra các chiến lược xúc tiến, giá, các
thức phân phối phù hợp nhất.
+ Ngân hàng cần chú trọng đến việc nâng cấp trụ sở làm việc,
mở thêm mạng lưới phòng giao dịch, điểm giao dịch ở những thị
trường đông dân cư và có nhiều tiềm năng phát triển. Đối với các yếu
tố thuộc về cơ sở vật chất như: quầy giao dịch, hệ thống máy móc
thiết bị, hệ thống tờ rơi, bảng biểu hộp thư,... Chi nhánh cũng nên
xây dựng hoành tráng, ấn tượng có tính mỹ quan mang tính tiện dụng
cao, đủ thông tin, rõ ràng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ để tạo cho
khách hàng sự an tâm và tin cậy.
Bên cạnh Không gian giao dịch đẹp, hiện đại; yếu tố tạo thiện
cảm, quyết định sự trung thành của khách hàng với ngân hàng là thái


21
độ phục vụ, bắt đầu từ tác phong, hỗ trợ của nhân viên bảo vệ chỉ
dẫn, giúp khách hàng gửi xe; thái độ niềm nở, tác phong làm việc
chuyên nghiệp của nhân viên hướng dẫn, cán bộ tác nghiệp… Qua
đó thu hẹp khoảng cách giữ ngân hàng và khách hàng, tạo mối quan

hệ thân thiện, tạo hình ảnh tốt về Chi nhánh trong tâm trí khách
hàng. Theo đúng phương châm hoạt động của BIDV “Chia sẽ cơ hội,
hợp tác thành công” là địa chỉ tin cậy khách hàng ý nghĩ đến đầu tiên
khi có cho cầu về tài chính.
Tăng cường quản lý rủi ro
- Quản lý về nguồn nhân lực
Luân chuyển cán bộ nhưng gắn liền với việc đào tạo nhằm làm
cho cán bộ hiểu rõ quy trình nghiệp vụ, thực hiện thao tác đúng theo
quy trình, hạn chế rủi ro cho BIDV.
- Quản lý về hệ thống công nghệ thông tin
Đảm bảo hạn chế một cách thấp nhất các sự cố máy tính, phần
mềm không xảy ra và được xử lý kịp thời để không gây ảnh hưởng,
làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của chi nhánh làm ảnh hưởng
đến chất lượng dịch vụ của BIDV Đắk Lắk.
- Kiểm tra giám sát đạo đức cán bộ
Trong hoạt động tín dụng bán lẻ, cần phải đặc biệt quan tâm đến
rủi ro đạo đức của cán bộ trong quá trình tác nghiệp. Rủi ro này xảy
ra không nhiều, tuy nhiên lại gây ra tổn thất nặng nề cả về vật chất
lẫn uy tín cho BIDV. Để hạn chế tối đa rủi ro đạo đức cán bộ, cần
tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác nhân sự, nhằm phát hiện
những vấn đề bất thường về tư tưởng, đạo đức cán bộ một cách sớm
nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Kiểm tra, giám sát tính tuân thủ quy trình nghiệp vụ


22
3.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc
Thực hiện giải ngân không dùng tiền mặt theo Thông tư 21
bằng việc giải ngân chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của
khách hàng. Bổ sung các chứng từ chứng minh mục đích tái canh cây

cà phê của hộ nông dân vay vốn tái canh cà phê là các hóa đơn bán lẻ
nhằm phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại khu vực
nông thôn.
Thời hạn vay của tái canh cà phê là dài, trong đó, phải có cơ chế
hỗ trợ như ân hạn nợ gốc, có cơ chế hỗ trợ trong những năm đầu kinh
doanh. Nên ngân hàng sẽ không mặn mà với các dự án đầu tư trung
dài hạn, vốn vay nhỏ vì chi phí giao dịch, quản lý, phần bù rủi ro
nhiều, dẫn đến lãi suất cho vay cao.
Xây dựng cơ cấu, chính sách, tổ chức phù hợp, hành lang pháp
lý để triển khai cho vay tái canh cà phê đối với hộ gia đình, cá nhân
thông qua tổ vay vốn đạt hiệu quả.
3.2.3. Đối với UBND tỉnh Đắk Lắk
Giải pháp về quản lý ngành hàng
Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý của Ban Chỉ đạo Đề án
phát triển cà phê bền vững và tái canh cà phê. Phối hợp chặt chẽ hoạt
động phát triển ngành hàng cà phê giữa các cơ quan quản lý nhà
nước như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Sở Tài nguyên - Môi trường,
Sở Khoa học - Công nghệ.
Tổ chức thực hiện tốt và đầy đủ nhiệm vụ quản lý nhà nước
trong công tác chứng nhận, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở
sản xuất cung ứng, chất lượng cây giống, chất lượng vật tư nông
nghiệp trên thị trường, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác khuyến nông


23
về chuyển giao giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến.
Xây dựng và triển khai thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu
sản xuất nông nghiệp định hướng thị trường trên các diện tích đưa ra

ngoài vùng phát triển cà phê bền vững. Các vùng sản xuất cà phê
ngoài vùng quy hoạch sản xuất cà phê bền vững không được hưởng
các cơ chế, chính sách phát triển cà phê bền vững. Thực hiện các giải
pháp tuyên truyền, vận động để người sản xuất cà phê ngoài vùng
quy hoạch nhận thức được và tự giác chuyển đổi cây trồng; có các
giải pháp hỗ trợ chuyển đổi cây trồng.
Tổ chức phổ biến, thông tin tuyên truyền sâu rộng về vùng quy
hoạch và các chủ trương chính sách về sản xuất cà phê bền vững.
Giải pháp về tổ chức sản xuất
Hỗ trợ kinh phí thành lập, đào tạo nhân lực các hợp tác xã, tổ
hợp tác và các liên minh sản xuất cà phê bền vững, làm dịch vụ đầu
vào, đầu ra cho nông dân, hình thành chuỗi liên kết trong ngành hàng
cà phê. Củng cố và xây dựng mới các liên minh sản xuất cà phê bền
vững gắn với giảm nghèo, chú trọng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường năng lực và hoạt động của Hiệp hội cà phê Buôn
Ma Thuột, là nòng cốt tổ chức xây dựng liên kết dọc, liên kết ngang
các tác nhân trong ngành hàng cà phê, để Hiệp hội thực sự là tổ chức
đại diện cho lợi ích của ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk.
Đào tạo nguồn nhân lực
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa
Giải pháp về vốn
Huy động vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cho quản lý ngành
hàng, nâng cao năng lực quản lý và sản xuất và cho các tác nhân hỗ
trợ ngành hàng.
Huy động vốn ODA (dự án VnSAT) để hỗ trợ đầu tư cho


×