Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 212 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG VĂN AN

CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị
Mã số: 62.31.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Nguyễn Xuân Tháng
2. TS. Bùi Đại Dũng

HÀ NỘI – 2016


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng,
TS. Bùi Đại Dũng đã tận tình hướng dẫn khoa học, định hướng
và giúp đỡ em hoàn thành Luận án này.
Xin trân trọng cám ơn những tập thể và cá nhân đã giúp đỡ
về tài liệu nghiên cứu.


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, dẫn chứng nêu trong Luận án là trung thực, có trích dẫn
nguồn rõ ràng.

Tác giả Luận án

Dương Văn An


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ..................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI11
1.1. Các quan điểm về khái niệm “giá chuyển giao” trong công ty có quan hệ liên kết ..... 14
1.2. Các quan điểm về khái niệm “chuyển giá” trong công ty có quan hệ liên kết ............... 15
1.3. Những thảo luận về các hình thức (thủ thuật) chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ở
Việt Nam ................................................................................................................................ 18
1.4. Những nghiên cứu về tác động của chuyển giá đối với nước tiếp nhận đầu tư .............. 19
1.5. Những nghiên cứu về kinh nghiệm chống chuyển giá của các nước trên thế giới ................. 21
1.6. Những nghiên cứu về thực trạng chuyển giá và hoạt động chống chuyển giá ở Việt Nam . 22
1.7. Khoảng trống cần nghiên cứu ......................................................................................... 24

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH
NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾPP NƯỚC NGOÀI ................................... 26
2.1. Lý thuyết về chuyển giá .................................................................................................. 26
2.2. Chuyển giá trong doanh nghiệp FDI............................................................................... 42
2.3. Tác động của hành vi chuyển giá.................................................................................... 53
Chương 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TRONG
DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, MỘT SỐ BÀI HỌC
RÚT RA ................................................................................................................................. 60
3.1. Tình hình chuyển giá ở một số nước trên thế giới .......................................................... 60

3.2. Kinh nghiệm ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI của OECD và một số
nước phát triển ....................................................................................................................... 69
3.4. Một số bài học về kiểm soát chuyển giá rút ra từ kinh nghiệm các nước trên thế giới .. 89

Chương 4: CHUYỂN GIÁ TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM, GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI CHUYỂN GIÁ94
4.1. Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ......................................... 94
4.2. Ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam: thực trạng và vấn đề đặt ra ... 123
4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng ứng phó với chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam ....................................................................................................... 133
KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NGHIÊN CỨU SINH ...................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 166


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

APA

Phương pháp thỏa thuận trước giá tính
thuế

Advance Pricing
Agreement

BOT

Xây dựng - kinh doanh - chuyển giao


Build Operate Transfer

Xây dựng - chuyển giao

Build Transfer

BTO

Xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

Build Transfer Operate

CUP

Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ
sở giá tự do có thể so sánh được

Comparable Uncontrolled
Price

BT

ĐTNT

Đối tượng nộp thuế

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


Foreign Direct Investment

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Free trade agreement

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Products

MNCs

Tập đoàn đa quốc gia

Multinational Corporations

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD
RPM

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Oganization for Economic

Co-operation and
Development

Phương pháp giá bán lại

Resales Price Method

SXKD

Sản xuất, kinh doanh

TNCs

Công ty xuyên quốc gia

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Transnational Companies

USD

Đô la Mỹ

United States Dollar


VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

VND

Việt Nam đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG:
Bảng 2.1: Mô tả hoạt động giao dịch bình thường theo giá thị trường ..................... 30
Bảng 2.2: Mô tả hành vi chuyển giá thông qua việc nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra
khi giao dịch với bên liên kết .................................................................................... 30
Bảng 3.1: Giá nhập khẩu hàng hóa “siêu” đắt .......................................................... 64
Bảng 3.2: Giá xuất khẩu “siêu” rẻ ............................................................................. 65
Bảng 4.1: Các hình thức đầu tư FDI vào Việt Nam (tính đến 31/12/2015) .............. 96
Bảng 4.2: 12 nước đối tác có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam nhiều nhất .................. 97
Bảng 4.3: Tỷ lệ ước tính doanh nghiệp chuyển giá theo lợi nhuận ........................ 101
Bảng 4.4: Ước tính tỉ lệ doanh nghiệp chuyển giá theo nước, khu vực .................. 102
Bảng 4.5: Tỉ lệ ước tính doanh nghiệp thực hiện chuyển giá theo ngành............... 103
Bảng 4.6: Thống kê một số trường hợp khai tăng giá trị tài sản góp vốn............... 105
Bảng 4.7: Cơ cấu chi phí của công ty TOWA ........................................................ 108
Bảng 4.8. Thống kê chi phí của Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam ........... 111
Bảng 4.9: So sánh doanh thu và chi phí của HL ..................................................... 115

Bảng 4.10. Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua chỉ số ICOR giai
đoạn 2005 - 2013 ..................................................................................................... 118
Bảng 4.11: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp một số nước .................................... 119
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ:
Biểu đồ 4.1: So sánh giá nguyên liệu nhập khẩu từ TOWA Nhật Bản và giá vốn
hàng bán của công ty TNHH TOWA giai đoạn 2009 đến 2011. ............................ 107
Đồ thị 4.2. Tỉ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia của các khu vực kinh tế .......... 113
DANH MỤC SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 4.1: Sơ đồ quan hệ liên kết công ty HL Việt Nam........................................ 114


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sau gần 30 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (có hiệu lực từ năm
1987), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tăng đều cả về vốn
đăng ký và vốn giải ngân. Tính đến 31/12/2015, Việt Nam có hơn 20 ngàn dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 281,882 tỷ Đô la
Mỹ, trong đó vốn thực hiện chiếm gần 50% vốn đăng ký.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
có nguồn gốc xuất xứ và lĩnh vực kinh doanh khá đa dạng, trong đó có nhiều công
ty đa quốc gia lớn trên thế giới. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; cải thiện trình độ công nghệ
chung thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực quản lý kinh
tế, quản trị doanh nghiệp cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động của khu
vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bộc lộ nhiều hạn chế, ẩn chứa

nhiều vấn đề kinh tế phức tạp, trong đó có vấn đề chuyển giá nhằm trốn, tránh nghĩa
vụ thuế của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc chuyển giá
của các doanh nghiệp này có thể tạo ra hiện tượng “lỗ giả, lãi thật” (thực tế thường
xuyên có khoảng 50% doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam báo lỗ, trong đó có những doanh nghiệp như công ty TNHHMTV
Keangnam Vina, công ty Coca-Cola Việt Nam, Công ty Hualon Corporation… báo
lỗ nhiều năm liên tục, số lỗ lũy kế lên đến gần ngàn tỷ đồng/doanh nghiệp). Hệ quả
của hiện tượng trên làm cho Việt Nam thất thu một khoản lớn ngân sách đáng lẽ có
được từ nguồn thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài; làm nảy sinh cạnh tranh bất bình đẳng mà lợi thế thường nghiêng
về phía doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khiến doanh nghiệp “nội

1


địa” mất thị phần, thậm chí có những doanh nghiệp liên doanh bị thôn tính và trở
thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; môi trường đầu tư của Việt Nam bị phản
ánh sai lệch; một số vấn đề chính trị, xã hội nảy sinh… Những nghi án chuyển giá
ngày càng nhiều với quy mô trốn, tránh nghĩa vụ thuế lớn (tính riêng trong hai năm
2014, 2015 qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có nguy cơ chuyển giá cao,
ngành thuế đã giảm lỗ trên 15.400 tỷ đồng, truy thu, truy hoàn và phạt hơn 2.600 tỷ
đồng), gây ra những bức xúc không nhỏ trong xã hội và tạo ra những nghi ngại có
cơ sở về hiệu quả đích thực của chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
mà Việt Nam đang tiến hành.
Chuyển giá không phải là hiện tượng mới trong đời sống kinh tế thế giới. Bắt
nguồn từ cơ chế định giá chuyển giao nội bộ trong một doanh nghiệp, chuyển giá từ
lâu đã được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng rộng rãi trong các giao dịch xuyên
quốc gia giữa các công ty thành viên hay giữa chúng với công ty mẹ vì những mục
tiêu được tính toán từ trước. Khi đối diện với các chính sách và thủ tục thuế khác
nhau, nhất là sự khác biệt về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc

gia, các công ty đa quốc gia có thể lợi dụng cơ chế định giá chuyển giao để phân bổ
lại các khoản thu nhập và chi phí giữa các công ty thành viên, nhờ đó có thể tối
thiểu hóa nghĩa vụ thuế tổng thể trên phạm vi toàn tập đoàn. Cùng với quá trình
toàn cầu hóa, khi vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng gia tăng trong hoạt
động thương mại và đầu tư quốc tế, khi sự phân bổ và di chuyển các nguồn lực kinh
tế trên phạm vi toàn cầu ngày càng dễ dàng, hoạt động chuyển giá quốc tế ngày
càng có điều kiện phát triển. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan thuế ở
hầu khắp các nước trong việc thực thi quyền đánh thuế cũng như đảm bảo môi
trường cạnh tranh lành mạnh chung giữa các loại hình doanh nghiệp. Trong tình
hình đó, việc kiểm soát và ứng phó với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (gắn liền với hoạt động của các tập đoàn đa quốc
gia) trở thành một trong những vấn đề thuế quốc tế quan trọng nhất mà các nước
đều phải quan tâm. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, những biện pháp
chống chuyển giá với nhiều công cụ thuế và phi thuế quan khác nhau đã được triển
khai ngày càng bài bản và thu được những thành quả rất đáng chú ý.
Do là nước đi sau, vẫn còn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gặp nhiều khó khăn và

2


chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với hành vi chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải pháp chống chuyển giá gần đây
mới được triển khai, song còn thiếu đồng bộ và hiệu lực thực thi thấp. Tình trạng
nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khai lỗ liên tục nhưng vẫn
mở rộng quy mô và doanh thu vẫn tăng đều đều là điều khó hiểu và đôi lúc cơ quan
chức năng gần như bất lực trước tình trạng chuyển giá được cho là ngày càng phổ
biến. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm chống chuyển giá đối
với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những nước đi trước
nhằm “rút tỉa” ra những bài học hữu ích, phục vụ cho việc thiết kế và thực thi một

chiến lược ứng phó với hành vi chuyển giá hữu hiệu hơn là rất cần thiết. Xuất phát
từ thực tế đó, Nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”
làm đề tài Luận án của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận án là đúc rút kinh nghiệm quốc tế về chống
chuyển giá để đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao khả
năng ứng phó với hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI, hạn chế những tác
động tiêu cực của hiện tượng này đối với Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích trên, các mục tiêu cụ thể của Luận án là:
i) Xây dựng khung lý thuyết về phân tích chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI, làm rõ bản chất của chuyển giá, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển
giá, các thủ thuật chuyển giá thường được thực hiện và tác động chuyển giá đối với
nước tiếp nhận đầu tư.
ii) Làm rõ những tác động tiêu cực mà hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI có thể gây ra cho Việt Nam.
iii) Đúc rút được những kinh nghiệm quốc tế về chống chuyển giá qua đó rút
ra những bài học hữu ích có thể vận dụng được vào thực tiễn Việt Nam.
iv) Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học để ứng phó với chuyển giá trong
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có hiệu quả hơn.

3


Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, Luận án sẽ tìm câu trả lời cho
các câu hỏi nghiên cứu sau:
i) Bản chất của chuyển giá là gì? Trong điều kiện nền kinh tế thế giới hiện
đại, tại sao hiện tượng chuyển giá lại mang tính phổ biến và chống chuyển giá lại là
một nhiệm vụ không dễ dàng với cơ quan thuế các quốc gia?

ii) Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp FDI ở Việt Nam? Lợi ích của
Việt Nam bị tác động như thế nào bởi hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI?
iii) Các nước thường ứng phó với chuyển giá của các doanh nghiệp FDI như
thế nào? Có thể rút ra những bài học gì từ kinh nghiệm quốc tế về ứng phó với
chuyển giá?
iv) Việt Nam cần phải làm gì để ứng phó với hành vi chuyển giá?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
i) Hệ thống hóa các nội dung lý thuyết cơ bản về vấn đề chuyển giá trong các
doanh nghiệp FDI, qua đó làm sáng tỏ những điều kiện đặc thù hiện nay đang tác
động đến hiện tượng kinh tế phức tạp này.
ii) Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển giá trong khu vực FDI ở Việt
Nam từ năm 2001 – 2015 (tập trung vào giai đoạn 2010 – 2015), làm rõ hơn những
tác động tiêu cực của chuyển giá đối với Việt Nam.
iii) Phân tích các kinh nghiệm trong việc chống chuyển giá của một số nước
tiêu biểu, một số nước có tình hình kinh tế và cấu trúc chính trị - xã hội có nhiều
điểm tương đồng với Việt Nam để rút ra các bài học có giá trị tham khảo đối với
Việt Nam.
iv) Đánh giá thực trạng khả năng ứng phó với chuyển giá trong doanh nghiệp
FDI của Việt Nam hiện nay, những kết quả đạt được và khó khăn, hạn chế; đề xuất
một số giải pháp để nâng cao khả năng ứng phó với hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam trong thời gian tới.

4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI và kinh nghiệm ứng phó (kiểm soát, phòng, chống...) với hiện tượng
này ở một số quốc gia; việc áp dụng kinh nghiệm này trong ứng phó với chuyển giá

trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về góc độ tiếp cận: Luận án phân tích vấn đề chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI dưới góc độ kinh tế chính trị. Điều này thể hiện ở chỗ: hiện tượng
chuyển giá chủ yếu được xem xét, cắt nghĩa như một hiện tượng kinh tế - xã hội,
hàm chứa các mối quan hệ lợi ích giữa các chủ thể kinh tế (các tập đoàn đa quốc
gia, các công ty thành viên, nhà nước sở tại) có liên quan chứ không phải như một
vấn đề kinh tế - kỹ thuật; việc luận giải vấn đề chuyển giá đương đại được gắn với
bối cảnh kinh tế chính trị của quá trình toàn cầu hóa và vai trò của các tập đoàn kinh
tế đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới hiện nay; việc phân tích kinh nghiệm quốc
tế, đề xuất giải pháp ứng phó với vấn đề chuyển giá đứng từ góc nhìn của một nước
tiếp nhận đầu tư, chịu ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động chuyển giá, nghiêng về và
gắn với những khía cạnh thuộc môi trường thể chế, chính sách và vai trò kinh tế của
nhà nước hơn là những khía cạnh quản lý tác nghiệp.
Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển giá trên thế giới qua
các trường hợp điển hình ở Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga; nghiên cứu kinh
nghiệm chống chuyển giá của OECD, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số
nước Asean là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và nghiên cứu các vấn đề liên quan
đến chuyển giá ở Việt Nam.
Việc chọn đồng thời các nước phát triển và mới nổi để nghiên cứu giúp thấy
rõ hơn vấn đề chuyển giá đã trở thành hiện tượng phổ biến, là vấn đề quốc tế, ngay
cả các nước có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với chuyển giá của các MNCs.
Đồng thời, qua đó học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển như một hình thức
“đi tắt” – lợi thế của nước đi sau. Việc lựa chọn Trung Quốc để nghiên cứu là bởi
Trung Quốc vừa là nước có nhu cầu thu hút đầu tư FDI như Việt Nam đồng thời

5


vừa có văn hóa, thể chế chính trị tương tự Việt Nam, do đó, những kinh nghiệm của

Trung Quốc nếu được đúc rút, áp dụng ở Việt Nam sẽ có nhiều điểm phù hợp.
Tương tự, nghiên cứu kinh nghiệm kiểm soát chuyển giá của một số nước trong khu
vực Asean như Thái Lan, Malaysia, Indonesia bởi vì đây là các quốc gia thuộc
nhóm nước đang phát triển, có bối cảnh kinh tế, xã hội tương tự Việt Nam. Mặt
khác, cộng đồng Asean hình thành mà trong đó Việt Nam là thành viên, tất yếu cần
nghiên cứu kinh nghiệm của các nước thành viên khác để rút ra bài học cho mình và
đồng thời cũng phục vụ cho quá trình xây dựng cộng đồng Asean.
Về thời gian: Đối với kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia
trên thế giới, Luận án tập trung nghiên cứu các kinh nghiệm có được từ trước đến
nay trong “lịch sử” chống chuyển giá của các quốc gia để rút ra các bài học hữu ích
cho Việt Nam. Đối với Việt Nam, Luận án nghiên cứu giai đoạn 2001 - 2015, là thời
kỳ thu hút FDI có nhiều chuyển biến mạnh mẽ và Việt Nam đẩy mạnh tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, đồng thời hiện tượng chuyển giá ngày càng rõ nét trong khu vực
doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, trong đó tập trung trọng tâm vào giai đoạn 2010 - 2015.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp
luận duy vật biện chứng như là phương pháp luận chung. Thông qua cách tiếp cận
này, Luận án cố gắng nhận diện bản chất của hiện tượng chuyển giá cũng như các
hình thức biểu hiện của nó, vừa dưới góc độ chung như một hiện tượng có tính phổ
biến trên toàn thế giới, vừa dưới góc độ đặc thù, gắn với các nền kinh tế đang phát
triển như trường hợp Việt Nam. Luận án xem vấn đề chuyển giá không phải như
một sự kiện ngẫu nhiên mà như là một hiện tượng tất yếu nảy sinh trên cơ sở cơ chế
định giá chuyển giao trong nội bộ các tập đoàn đa quốc gia khi chúng trở thành các
thực thể kinh tế xuyên quốc gia. Bằng quan điểm phát triển, lịch sử, cụ thể, Luận án
xem xét tác động của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay đối với vấn đề chuyển giá và
“chống” chuyển giá. Các kinh nghiệm ứng phó với hoạt động chuyển giá được phân
tích và khái quát thành một số bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Trên
cơ sở thực tiễn cụ thể của Việt Nam, Luận án cố gắng “chuyển hóa” các bài học đó
thành những kiến nghị giải pháp thích hợp.


6


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Tác giả Luận án đã thu thập được
tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, bao gồm các báo cáo tài chính của một số doanh
nghiệp FDI, báo cáo kết quả thanh tra doanh nghiệp FDI chuyển giá của Tổng cục
Thuế và Cục thuế một số địa phương, Kết luận thanh tra một số doanh nghiệp FDI
của Thanh tra Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo, đề án của
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế của một số địa phương; các
Đề án, công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp tỉnh/thành phố; Luận án Tiến sỹ, các bài
báo khoa học, các bài báo thời sự trong nước và nước ngoài... có liên quan đến vấn
đề chuyển giá. Các tài liệu này đã được tác giả Luận án xử lý thông tin để:
+ Hệ thống hóa được những kết quả đã được nghiên cứu trước đây, phát hiện
được những vấn đề đã được đồng thuận, những điểm còn có ý kiến khác nhau,
khoảng trống cần nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu, tìm ra điểm mới của vấn đề.
+ Tìm kiếm các căn cứ khoa học và số liệu minh chứng làm cơ sở cho việc
hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn;
+ Đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng.
Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích các số liệu liên quan đến
hoạt động mua bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của các trường hợp doanh
nghiệp FDI có hành vi chuyển giá được nêu trong Luận án, để làm rõ các thủ thuật
chuyển giá của các doanh nghiệp này; phân tích một số tình hình liên quan đến kinh
tế, xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 để thấy được những tác động của chuyển
giá trong doanh nghiệp FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư.
Do chuyển giá là vấn đề nhạy cảm, một số tài liệu mà cơ quan chức năng
cung cấp là tài liệu nội bộ, tài liệu chưa công bố, tài liệu mà thông tin trong đó được
xem như tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp có giới hạn đối tượng sử dụng, tài

liệu ở chế độ “mật”, nên khi sử dụng các tài liệu này, tác giả Luận án được yêu cầu
không công khai rõ nguồn hoặc tên của doanh nghiệp. Song, đây là tài liệu có

7


nguồn gốc rõ ràng, có độ tin cậy cao, do các cơ quan chức năng có thẩm quyền cung
cấp, tác giả đã sử dụng và dẫn chứng trung thực trong Luận án.
Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống
pháp luật của Việt Nam với các quy định của OECD và một số quốc gia khác về
chính sách thuế, phương pháp định giá chuyển giao, các biện pháp/kinh nghiệm
chống chuyển giá và các vấn đề khác liên quan, từ đó xem xét thực trạng của Việt
Nam và nêu đề xuất riêng.
Phương pháp nghiên cứu tình huống/trường hợp (case study) được thực hiện
để nhấn mạnh các trường hợp MNCs, doanh nghiệp FDI điển hình (trên thế giới và
ở Việt Nam) chuyển giá; các quốc gia điển hình trong ứng phó với chuyển giá. Mục
đích của phương pháp này là để làm rõ tình hình chuyển giá hiện nay ở trên thế giới
và Việt Nam, các thủ thuật thực hiện chuyển giá, rút ra những kinh nghiệm về ứng
phó với chuyển giá của một số nước trên thế giới.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng để phỏng vấn một số chuyên gia, nhà
khoa học, cán bộ quản lý, viên chức ngành thuế, để hỏi ý kiến, nhận xét và hỗ trợ
cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu, nghiên cứu, xử lý thông tin, viết báo cáo
Luận án. Đặc biệt, tác giả Luận án thường xuyên làm việc, tham khảo ý kiến của đội
ngũ cán bộ của Ban cải cách và hiện đại hóa (Tổng cục Thuế). Trong quá trình thực
hiện phương pháp chuyên gia, sau khi hình thành các kết luận nghiên cứu, tác giả coi
trọng việc tiếp tục gửi, xin ý kiến nhận xét, xác thực của chuyên gia thêm một lần nữa.
Phương pháp điều tra thực tiễn: Tác giả Luận án không trực tiếp thực hiện
điều tra thông qua bảng câu hỏi mà sử dụng kết quả điều tra do một số cơ quan chức
năng thực hiện nhằm làm tăng độ thuyết phục, sự tin cậy cho những luận cứ, kết
luận đưa ra trong luận án. Cụ thể, Luận án đã sử dụng: i) Kết quả điều tra của nhóm

nghiên cứu về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam 2013, năm 2014 của
VCCI và USAID về đo lường chuyển giá trong doanh nghiệp FDI thông qua
phương pháp gọi là “Kỹ thuật đếm bất đối xứng” (UCT), thường được gọi là bảng
câu hỏi LIST; ii) Kết quả điều tra liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp FDI

8


hoạt động ở Việt Nam của VCCI công bố trong các báo cáo thường niên; iii) Kết
quả điều tra của Tổng cục Thuế.
5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án
Với mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đề tài dự kiến có những đóng góp sau:
i) Góp phần bổ sung, phát triển, hoàn thiện lý thuyết về chuyển giá trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
ii) Tổng hợp, cung cấp nguồn tư liệu có độ tin cậy về thực trạng chuyển giá ở
một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
iii) Làm rõ những tác động tiêu cực mà hành vi chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI có thể gây ra cho Việt Nam.
iv) Đánh giá được hiện trạng chính sách, pháp luật và sự ứng phó của Việt
Nam đối với hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp FDI.
v) Hệ thống hóa kinh nghiệm của một số quốc gia về ứng phó với chuyển
giá theo từng nhóm vấn đề và rút ra một số kết luận có ý nghĩa đúc kết thực tiễn.
vi) Đề xuất các giải pháp dựa trên cơ sở khoa học nhằm tăng cường khả năng
ứng phó của Việt Nam đối với hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về mặt lý luận, Luận án góp phần bổ sung, phát triển khung lý thuyết về vấn
đề chuyển giá nói chung và chuyển giá trong doanh nghiệp FDI nói riêng. Những
đóng góp về lý luận này tiếp tục củng cố thêm những kết luận của các nhà khoa học
trước đây về bản chất của chuyển giá, động cơ thúc đẩy doanh nghiệp FDI chuyển
giá, các hình thức chuyển giá trong doanh nghiệp FDI, những tác động của chuyển

giá đối với chính doanh nghiệp FDI, nước xuất khẩu tư bản và nước tiếp nhận đầu
tư… Khung lý thuyết mà Luận án bổ sung, phát triển có thể làm cơ sở lý luận để
các nghiên cứu khác tham khảo hoặc giúp các nhà quản lý có góc nhìn toàn diện
hơn đối với một hiện tượng kinh tế đang trở nên phổ biến trong xu thế toàn cầu hóa,
để thiết kế các giải pháp ứng phó, nhằm hạn chế các tác động tiêu cực do chuyển
giá gây ra.

9


Về ý nghĩa thực tiễn, Luận án đã làm rõ thực trạng chuyển giá ở trên thế giới
và Việt Nam, đánh giá được tác động của chuyển giá đối với Việt Nam, cung cấp cơ
sở thực tiễn để làm rõ hơn mâu thuẫn về lợi ích giữa thu hút FDI và những thiệt hại
do chuyển giá trong doanh nghiệp FDI gây ra. Những kinh nghiệm mà một số nước
trên thế giới đang thực hiện để chống lại hành vi chuyển giá của các MNCs mà
Luận án đúc rút được, sẽ giúp các cơ quan chức năng có thêm cơ sở thực tiễn để vận
dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những đề xuất của Luận án về các giải
pháp ứng phó với chuyển giá có ý nghĩa bổ sung, hoàn thiện về chính sách và thực
thi chính sách trong ứng phó với chuyển giá ở Việt Nam thời gian tới.
Luận án có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, phục vụ việc nghiên
cứu, giảng dạy chuyên đề về chuyển giá hoặc các cơ quan chức năng có thể tham
khảo để phục cho “cuộc chiến” chống chuyển giá trong doanh nghiệp FDI.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm có
4 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý thuyết về chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 3: Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát chuyển giá và một số bài học
rút ra.

Chương 4: Thực trạng chuyển giá trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam, giải pháp ứng phó với chuyển giá.

10


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp và hoạt động chống chuyển giá
của chính phủ các nước là mâu thuẫn luôn luôn tồn tại, bởi khi một chính phủ có
biện pháp kiểm soát chuyển giá có hiệu quả thì doanh nghiệp nghĩ ra các thủ thuật
khác để tiếp tục chuyển giá, vì mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận.
Hành vi chuyển giá sẽ gây ra nhiều thiệt hại cho nước nhận đầu tư như gây thất thu
ngân sách, tăng nhập siêu, làm méo mó môi trường đầu tư, cạnh tranh không bình
đẳng đối với các doanh nghiệp không thực hiện chuyển giá, bất bình đẳng giữa các
doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước… Do đó, từ góc độ
quản lý nhà nước cũng như kinh tế chính trị, chuyển giá đang là vấn đề nóng, được
nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực quan tâm. Chính vì vậy, vấn đề chuyển giá
cũng được nhiều tác giả quan tâm.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề chuyển giá với nhiều cách tiếp cận, mục tiêu, phương pháp
nghiên cứu khác nhau, bao gồm các vấn đề về lý luận và thực tiễn, nhằm làm rõ
khái niệm, bản chất, đặc điểm, phương thức chuyển giá; những tác động của chuyển
giá; các giải pháp (của nước tiếp nhận đầu tư) kiểm soát hành vi chuyển giá…
Những nghiên cứu nước ngoài xoay quanh câu chuyện các công ty đa quốc
gia đã dựa trên các điều kiện của công ty có quan hệ liên kết và các quyền của công
ty mẹ đối với công ty con hay giữa các thành viên trong cùng một công ty mẹ, để
xác định giá chuyển giao sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… một cách có chủ đích,

không theo giá thị trường, nhằm điều phối thu nhập chịu thuế, từ đó tối đa hóa lợi
nhuận thông qua việc giảm thiểu nghĩa vụ nộp thuế. Các nghiên cứu nước ngoài
cũng đã cung cấp thực tiễn về việc “chuyển sai giá” (xác định giá chuyển giao giữa
các thành viên có quan hệ liên kết không theo giá thị trường) của các công ty lớn và
hành động của chính phủ trong kiểm soát giá chuyển giao để đảm bảo quyền đánh
thuế, tránh thất thu thuế. Lý thuyết liên quan đến giá chuyển giao và việc định giá
chuyển giao cũng đã được các nghiên cứu nước ngoài đưa ra. Có thể nêu một số tác

11


giả với các nghiên cứu như: Sanjaya Lall (1973) - “Chuyển giá trong các Công ty
đa quốc gia” (Transfer pricing by multinational firms); Stewart J.C (1977) - “Các
công ty đa quốc gia và chuyển giá” (Multinational companies and tranafer pricing),
Lecraw D. (1985) - “Một số bằng chứng về chuyển giá trong các tập đoàn đa quốc
gia” (Some evidence on transfer pricing Multinational Corporations); Susan C.
Borkowski (1997) - “Chuyển giá tại các nước đã và đang phát triển” (The transfer
pricing concerns of Developed and Developing countries); Pamela L. Kayfetz &
Leo B. Helzel (1996) -“Chuyển giá: Công bằng thuế trong nước đối với giao dịch
quốc tế” (Transfer pricing: Achieving fair national taxation of international
transaction); Eric J. Bartelsman & Roel M.W.J. Beetsma (2003) - “Tại sao phải trả
nhiều tiền thuế? Tránh thuế doanh nghiệp bằng hình thức chuyển giá tại các nước
thuộc OECD” (Why pay more? Corporate tax avoidance through transfer pricing in
OECD countries); Pascalis Raimondos Moller & Kimberley Scharft (2002) - “Quy
định về chuyển giá và sự cạnh tranh với chính phủ” (Trasfer pricing rules and
competing governmemt); Prem Sikka & Hugh Willmott (2010) - “Mặt tối của
chuyển giá: Vai trò trong việc tránh thuế và giữ lại lợi nhuận” (The dark side of
transfer pricing: Its role in tax avoidance and wealth retentiveness)…
Tổ chức Hợp tác kinh tế OECD và Liên hiệp quốc cũng đã ban hành “Hướng
dẫn chung về phương pháp xác định giá chuyển giao giữa các thành viên liên kết”,

như một “cẩm nang”, một “Luật” chung để làm căn cứ xác định giá thị trường trong
các giao dịch của các bên liên kết, hạn chế chuyển giá để trốn thuế trong các công ty
đa quốc gia, đảm bảo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu có giá trị đầu tiên về giá chuyển giao và vấn
đề chuyển giá được thực hiện vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Từ năm
2010 đến nay, tình trạng doanh nghiệp FDI báo lỗ ở diện rộng, đặt ra nghi vấn “lỗ
giả, lãi thật”, chuyển giá để tránh thuế, đã thu hút sự chú ý của xã hội, do vậy
nghiên cứu về chuyển giá được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu ở cấp
độ Tiến sỹ, đề tài khoa học cấp Bộ (và tương đương) rất ít. Cấp độ Thạc sỹ, có một
số học viên cao học đã chọn vấn đề này làm luận văn tốt nghiệp. Phần nhiều trong
nghiên cứu về chuyển giá là các bài báo khoa học, bài nghiên cứu tham gia hội thảo
khoa học. Có thể nêu một số nghiên cứu sau:

12


- Sách chuyên khảo có: “Định giá chuyển giao và chuyển giá tại các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh” (2000) của TS. Nguyễn
Ngọc Thanh (Chủ biên) và tập thể tác giả Viện nghiên cứu Tài chính; “Định giá
chuyển giao và thủ thuật chuyển giá của các công ty đa quốc gia ở Việt Nam” (2001)
của TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Ths. Nguyễn Hoàng Dũng; “Các phương pháp định
giá công nghệ và giá chuyển giao bên trong các công ty đa quốc gia” (2008) của TS.
Đoàn Văn Trường; “Tăng cường kiểm soát nhà nước đối với hoạt động chuyển giá
trong doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam” (2014) của PGS.TS
Nguyễn Thị Phương Hoa (Chủ biên) và các tác giả TS. Phạm Đức Bình, PGS.TS
Nguyễn Thanh Hà, TS. Bùi Thị Minh Hải, TS. Nguyễn Thị Thu Liên.
- Đề tài nghiên cứu khoa học có: “Giải pháp hạn chế các thủ thuật chuyển
giá trong điều kiện hiện nay của các công ty đa quốc gia đang hoạt động ở Việt
Nam” (2012), đề tài cấp Bộ do PGS.TS Ngô Thế Chi làm chủ nhiệm; “Chống
chuyển giá đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu

chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” (2012), của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng (Nguyễn
Trọng Thoan chủ nhiệm); “Nghiên cứu vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp
FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” (2014), đề
tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố do TS. Ngô Thị Ngọc Huyền chủ nhiệm.
- Luận án Tiến sỹ có: “Hoàn thiện phương pháp định giá chuyển giao trong
chính sách thuế Việt Nam” (2002), của NCS. Phan Hiển Minh; “Các giải pháp hạn
chế việc trốn thuế và tránh thuế của các công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam” (2009), của NCS. Nguyễn Thị Lan; “Pháp luật về kiểm soát chuyển
giá ở Việt Nam” (2010), của NCS. Phan Thị Thành Dương; “Kiểm soát nhà nước
đối với gian lận chuyển giá tại Việt Nam” (2015), của NCS Nguyễn Văn Phượng.
- Các bài báo khoa học khá nhiều, có thể nêu một số nghiên cứu sau: Đoàn
Văn Trường (2005): “Vấn đề chuyển giá của các công ty đa quốc gia”; Phan Thị
Thành Dương (2006): “Chống chuyển giá ở Việt Nam”, “Pháp luật về kiểm soát
chuyển giá ở Việt Nam” (2010); Dương Thị Nhi (2011): “Chống chuyển giá, bài
toán khó giải”; Phạm Tiến Đạt (2011): “Giải pháp chống chuyển giá trong doanh
nghiệp FDI”; Phan Văn Tính (2011): “Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số
quốc gia”; Lê Xuân Trường (2012): “Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn
thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện”; Nguyễn Quang Tiến (2012):

13


“Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, thực trạng và giải pháp”; Vũ Đình
Ánh (2012): “Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến FDI”;
Nguyễn Đình Tài (2013) “Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI”… Qua
nghiên cứu các tài liệu, có thể thấy những nội dung trọng tâm, cơ bản được nhiều
tác giả ngoài nước và trong nước quan tâm và đã giải quyết được về lý thuyết cũng
như thực tiễn về vấn đề chuyển giá, như sau:

1.1. Các quan điểm về khái niệm “giá chuyển giao” trong công ty có quan hệ

liên kết
Phát hiện đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu về chuyển giá được Ronald
Harry Coase nêu ra trong nghiên cứu “The nature of the firm” (Bản chất của Hãng)
năm 1937. Tác giả cho rằng, việc hình thành các công ty có lợi hơn so với việc tạo
ra một sản phẩm hoàn toàn thông qua các giao dịch trên thị trường, thậm chí trong
những điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Theo Coase, các công ty có thể định giá nội
bộ (giá chuyển giao) cho các sản phẩm và dịch vụ vì mục đích kế toán cũng như
giảm thời gian và công sức để có được thông tin và đàm phán khi giao dịch ngoài
thị trường mở. Đây là một hoạt động căn bản trong kinh doanh và kế toán [127].
Sau này, Sanjaya Lall (1973) [134], J.C. Stewart (1977) [147], Lecraw, D. (1985)
[135] và nhiều tác giả khác đều chỉ ra rằng, các công ty đa quốc gia khi thực hiện
giao dịch hàng hóa, dịch vụ và tài sản (bao gồm cả hàng hóa hữu hình và các dịch
vụ vô hình) giữa các thành viên trong tập đoàn hoặc là giữa các công ty (con) với
công ty mẹ, đều thực hiện một mức giá nội bộ.
Các nghiên cứu nước ngoài cho rằng việc định giá nội bộ cho sản phẩm
không thông qua các giao dịch “mua bán ngoài” như vậy không có gì là bất hợp
pháp, thiếu đạo đức hay vô nguyên tắc nếu nó được thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật nước sở tại. Hoạt động này được coi là một phương thức phân chia lợi
nhuận được sử dụng để tính toán và phân bố lãi (hoặc lỗ) thuần trước thuế của các
MNC tại các nước mà họ đang hoạt động.
Về nguyên tắc, “giá chuyển giao” nội bộ này phải tương xứng với giá người
bán tính cho khách hàng độc lập bên ngoài hoặc với giá người mua trả cho nhà cung
cấp độc lập bên ngoài. Nghĩa là các bên liên kết trao đổi với nhau như các công ty
độc lập, với các điều kiện về thương mại và tài chính được xác định như thị trường
cạnh tranh. Theo đó, việc xác định “giá chuyển giao” không có gì là tiêu cực và các

14


giao dịch này là các giao dịch hoàn toàn hợp pháp trong hoạt động bình thường của

các công ty đa quốc gia hiện đại.
Các nghiên cứu của Việt Nam cơ bản thống nhất “giá chuyển giao” là một
thuật ngữ quốc tế chung phản ánh về cách tính giá trong các giao dịch kinh tế nội bộ
giữa các bên trong một công ty đa quốc gia. Đó là giá mà các công ty đa quốc gia
định ra trong các nghiệp vụ xuất khẩu và nhập khẩu của các công ty thành viên. Tuy
nhiên, trong khi các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về giá chuyển giao với
tư cách là một khái niệm độc lập thì các nhà nghiên cứu Việt Nam lại đặt khái niệm
“giá chuyển giao” trong mối quan hệ cụ thể với một hành vi giao dịch. Theo đó, các
nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, “giá chuyển giao” trong các giao dịch liên kết
được tính cao hơn hoặc thấp hơn nhằm phục vụ các chủ đích của doanh nghiệp, đó
là giảm thiểu số thuế phải nộp để gia tăng lợi ích cuối cùng. Chính vì vậy, việc
“định giá chuyển giao” được xem là nguyên do dẫn đến vấn đề chuyển giá và từ đó
có tác động tiêu cực đến các lợi ích kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.
1.2. Các quan điểm về khái niệm “chuyển giá” trong công ty có quan hệ liên kết
Theo nhiều nghiên cứu nước ngoài (như Sanjaya Lall (1973), Stewart J.C.
(1977), Lecraw, D. (1985), Pamela L. Kayfetz & Leo B. Helzel (1996), Susan C.
Borkowski (1997) [120]…), khi các công ty có quan hệ liên kết thực hiện các giao
dịch nội bộ mà áp dụng giá chuyển giao không theo giá thị trường (giá cao hơn hoặc
thấp hơn giá thị trường), nhằm điều chỉnh lãi – lỗ của các thành viên, từ đó điều
chỉnh mức thuế phải nộp sao cho tổng nghĩa vụ thuế giảm so với khi thực hiện giá
giao dịch thị trường, thì hành vi đó gọi là chuyển sai giá (Transfer mispricing….).
(Các nghiên cứu ở Việt Nam thường gọi đây là chuyển giá).
Các nghiên cứu nước ngoài đã chỉ ra rằng, mục đích của các công ty khi thực
hiện chuyển sai giá là nhằm tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc giảm thiểu nghĩa vụ
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, duy trì mục tiêu đồng dư và/hoặc đánh giá kết
quả quản lý [120]. Nghĩa là các công ty sẽ điều phối thu nhập sao cho lợi nhuận của
các công ty con tại quốc gia có thuế suất cao đạt thấp nhất có thể và tăng tương ứng
lợi nhuận sang các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập thấp hoặc thiên đường thuế.
Bằng cách này, tổng nghĩa vụ thuế của công ty sẽ giảm [149].


15


Kim Berly A. Clausing (1998) thống nhất với quan điểm của Tổ chức hợp tác
và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: "Bằng cách thay đổi giá chuyển giao giữa
các loại giao dịch khác nhau, một công ty đa quốc gia sẽ thể hiện thu nhập của nó
dưới nhiều dạng tại một quốc gia cụ thể nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế tại
quốc gia này; và bằng cách thay đổi giá chuyển giao trong các giao dịch nội bộ, các
công ty đa quốc gia có thể chuyển giao lợi nhuận trước thuế từ một quốc gia này
sang một quốc gia khác nhằm tối đa hóa tổng lợi nhuận sau thuế của nó" [125, tr.4].
Từ các lý luận trên, hầu hết các nghiên cứu nước ngoài thống nhất: Chuyển
giá là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được
chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá trị
trường nhằm tối thiểu hóa số tiền thuế phải nộp trên toàn cầu. Điều này cho thấy các
nghiên cứu nước ngoài có cùng quan điểm rằng, chuyển giá chủ yếu được thực hiện
thông qua các giao dịch “qua biên giới”, bởi có sự chênh lệch thuế giữa các quốc
gia. Còn giữa các công ty hoạt động ở cùng một quốc gia thì việc chuyển giá không
có hiệu quả gì, bởi chính sách thuế trong cùng một nước thì đồng nhất.
Tuy nhiên, cũng có một số tác giả khác mở rộng phạm vi khái niệm chuyển
giá. Trên cơ sở phân tích thực tiễn định giá chuyển giao của các tập đoàn đa quốc
gia, Pamela L. Kayfetz & Leo B. Helzel (1996), Susan C. BorKowski (1997) đã
cho rằng hành vi chuyển giá không chỉ diễn ra trong các công ty đa quốc gia có giao
dịch qua biên giới mà còn có trong các công ty trong cùng một nước, các công ty có
quan hệ liên kết khác [120],[140]. Song, các tác giả trên cũng nhận định hành vi
chuyển giá của các công ty này không phổ biến.
Các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý của Việt Nam không có nhiều bổ
sung mới hoặc khác so với các quan điểm của các nhà nghiên cứu quốc tế về khái
niệm chuyển giá. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng không phải
chỉ các công ty đa quốc gia và không chỉ các chuyển dịch tài sản, dịch vụ “qua biên
giới” mới có hành vi chuyển giá, mà các công ty trong nước, doanh nghiệp sân sau

của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp độc lập nhưng chủ của nó có
quan hệ thân nhân cũng có thể thực hiện hành vi chuyển giá [16]. Chẳng hạn theo
tác giả Nguyễn Xuân Sơn (2012) và Nguyễn Quang Tiến (2012), hành vi chuyển

16


giá không chỉ diễn ra tại các công ty đa quốc gia, mà còn diễn ra giữa các bên liên
kết trong nội địa Việt Nam. Đây là trường hợp doanh nghiệp trong nước lợi dụng
những chính sách ưu đãi, thành lập một số công ty con hoạt động trong những lĩnh
vực và địa bàn khác nhau mà ở đó được ưu đãi thuế, từ đó chuyển lợi nhuận giữa
các công ty này sao cho giảm thiểu nghĩa vụ thuế xét về mặt tổng thể [83],[94].
Tương tự, theo tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012), do các doanh nghiệp liên kết
có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ở nhiều quốc gia khác
nhau, từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà còn có
trong những giao dịch quốc nội [50]. Tác giả Nhữ Trọng Bách (2013) còn cho rằng,
“chuyển giá thậm chí diễn ra ở các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ
sở hữu của chúng lại có quan hệ “thân nhân” với nhau” [9, tr. 11].
Ở góc độ khác, trong khi đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam tiếp cận khái
niệm chuyển giá ở góc độ “giá” thì tác giả Phan Thị Thành Dương (2010) trên góc
độ thuế cho rằng chuyển giá “là hành vi làm thay đổi nghĩa vụ thuế khi thay đổi giá
trong giao dịch hình thành giữa các bên liên kết” [39, tr. 27].
Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam (và cả cơ quan quản lý về kinh tế, tài chính,
thuế…) xem chuyển giá là một hành vi không đúng, có động cơ trốn thuế [1] vi
phạm quy luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường [90], cần nghiêm cấm [26] hoặc
cần được xử lý. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm khác, chẳng hạn tác giả Phan
Thị Thành Dương (2010) cho rằng chuyển giá không phải là một hành vi sai phạm,
không bị xem là bất hợp pháp, nên chuyển giá không thể bị xử phạt nếu chưa đến
mức bị xem là hành vi vi phạm pháp luật do làm thiệt hại đến quyền và lợi ích chính
đáng của chủ thể khác [39].

Về cơ sở để thực hiện chuyển giá, các tác giả nước ngoài cũng như tác giả
Việt Nam đều cho rằng, sở dĩ các công ty đa quốc gia có thể xác định giá cả trong
những giao dịch như vậy là do: (i) xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh
doanh của các công ty đa quốc gia, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa,
dịch vụ với giá họ mong muốn; (ii) xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi
ích giữa công ty mẹ và công ty con.

17


Như vậy, giữa các nghiên cứu trong nước và quốc tế, có một số quan điểm
khác nhau về khái niệm chuyển giá và giá chuyển giao, song đều có điểm chung cho
rằng bản chất của chuyển giá nhằm di chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp cao sang nơi thấp, nhằm mục tiêu tối thiểu hóa số tiền thuế phải
nộp trên phạm vi tổng thể, thông qua giao dịch thương mại nội bộ giữa các công ty
có quan hệ liên kết, từ đó tối đa hóa lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp.
1.3. Những thảo luận về các hình thức (thủ thuật) chuyển giá của các doanh
nghiệp FDI ở Việt Nam
Từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, các nghiên cứu cho thấy có nhiều thủ
thuật chuyển giá trong doanh nghiệp FDI. Tiếp cận ở góc độ loại hình sản phẩm
hàng hóa tác giả Nguyễn Thị Thanh Hoài (2012) cho rằng có 4 hình thức chuyển
giá là: (i) chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình; (ii) chuyển giá thông
qua chuyển giao tài sản vô hình; (iii) chuyển giá thông qua cung cấp dịch vụ nội bộ
tập đoàn; (iv) chuyển giá thông qua hoạt động vay vốn giữa các công ty thành viên
trong một tập đoàn [50, tr. 54-55]. Tác giả Nguyễn Trọng Cơ (2012) tiếp cận ở góc
độ “giá” “chi phí”, “hợp đồng” thì cho rằng có 6 hình thức chuyển giá là: (i)
Chuyển giá thông qua tăng chi phí đầu vào; (ii) chuyển giá thông qua hạ thấp giá
bán sản phẩm; (iii) chuyển giá thông qua nâng khống giá trị tài sản hữu hình và tài
sản vô hình trong quá trình góp vốn liên doanh; (iv) chuyển giá thông qua cơ chế
giá nội bộ; (v) chuyển giá thông qua các hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân

phối hàng hoá hoặc qua các hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm; (vi) chuyển giá
thông qua điều chỉnh cơ cấu trị giá hàng hoá nhập khẩu và dịch vụ đi kèm, theo
hướng tăng giá trị tài sản trí tuệ [30, tr 15-16]. Tác giả Phan Duy Minh (2012) chỉ ra
6 thủ thuật chuyển giá mà doanh nghiệp FDI thường thực hiện là: (i) Chuyển giá
thông qua nâng khống trị giá công nghệ, thương hiệu… (tài sản vô hình); (ii)
chuyển giá thông qua nhập khẩu nguyên vật liệu từ công ty mẹ hoặc từ công ty đối
tác với giá cao; (iii) chuyển giá thông qua nâng chi phí các đơn vị hành chính và
quản lý; (iv) chuyển giá thông qua điều tiết giá mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu
giữa các công ty trong MNCs; (v) chuyển giá thông qua tài trợ bằng nghiệp vụ vay
từ công ty mẹ; (vi) chuyển giá thông qua các trung tâm tái tạo hóa đơn [69, tr. 24]…
Tác giả Ngô Thị Thu Hồng (2012) thậm chí còn cho rằng doanh nghiệp còn thực
hiện chuyển giá thông qua các hình thức “siêu khuyến mãi”, bán phá giá, nhằm mục

18


đích chiếm lĩnh thị trường [56, tr. 77]. Quan điểm này ít thấy lặp lại ở những nghiên
cứu khác, song chưa thấy nghiên cứu nào phản biện. (Theo quan điểm của tác giả
Luận án, doanh nghiệp FDI thực hiện “siêu khuyến mãi” hoặc bán phá giá không
phải là thủ thuật chuyển giá mà là một thủ thuật cạnh tranh thị trường. Trong nhiều
trường hợp, nhờ những lợi ích có được từ chuyển giá, doanh nghiệp “mạnh tay”
trong khuyến mãi). Tác giả Trần Thị Vân Anh (2013) thì “gói” các thủ thuật lại
thành 4 hình thức chuyển giá là: (i) chuyển giá thông qua nâng giá trị góp vốn; (ii)
chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình; (iii) chuyển giá thông qua vay
vốn từ các bên liên kết; (iv) chuyển giá thông qua việc gia tăng các chi phí liên
quan, các dịch vụ được cung cấp bởi công ty mẹ hoặc các bên liên kết [6, tr. 45].
Tác giả Ngô Thị Ngọc Huyền (2014) có cách tiếp cận các thủ thuật chuyển giá theo
trình tự thời gian, cụ thể: Ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư (nâng khống tài sản
góp vốn); ở giai đoạn triển khai thực hiện dự án (nhập khẩu nguyên liệu từ công ty
mẹ hoặc các công ty thành viên trong cùng tập đoàn ở nước ngoài; làm quảng cáo ở

nước ngoài với chi phí cao; nâng chi phí hành chính và quản lý; điều tiết giá mua
bán, hàng hóa; tài trợ qua nghiệp vụ vay từ công ty mẹ; lập nhiều công ty ở nước
tiếp nhận đầu tư để điều tiết chi phí giữa các công ty thành viên; hoạt động tài trợ)
và các hình thức khác, như thông qua trung tâm tái tạo hóa đơn, thông qua sử dụng
chứng khoán hỗn hợp [58].
Có thể thấy, mỗi tác giả nêu ra cách tiếp cận khác nhau về các hình thức
chuyển giá, song, tựu chung lại, thủ thuật của các doanh nghiệp FDI vẫn là tính giá
cao hoặc thấp tùy vào từng trường hợp cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ để doanh
nghiệp đạt được mục tiêu về giảm thiểu số thuế phải nộp.
1.4. Những nghiên cứu về tác động của chuyển giá đối với nước tiếp nhận đầu tư
Nhìn chung, đa số các nghiên cứu đều cho rằng nước nhận đầu tư sẽ chịu
nhiều thiệt hại khi các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, mức độ thiệt hại càng
nhiều khi quy mô chuyển giá của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, phân tích về
tác động của chuyển giá được đề cập theo nhiều góc độ khác nhau. Sanjaya Lall
(1973), J.C. Stewart (1977), Susan C. BorKowski (1997) cho rằng nếu không có
biện pháp hiệu quả chống chuyển giá thì nước nhận đầu tư (nước chủ nhà - host
country) phải gánh chịu nhiều hậu quả rất lớn về kinh tế [120], thậm chí còn chịu

19


×