Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.81 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG
NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

PHAN THU HIỀN

Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG
NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM


Ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
MÃ SỐ: 8340201
PHAN THU HIỀN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH THỌ


HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Nội dung
luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, bài viết, thông tin đăng tải trên
các tác phẩm, tạp chí và trang web theo Danh mục Tài liệu tham khảo của
Luận văn. Các số liệu và thông tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc,
trung thực và được phép công bố.
Tác giả luận văn

Phan Thu Hiền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Đình Thọ, người đã tận tình
chỉ bảo, định hướng, hướng dẫn tôi trong thời gian qua, nhờ vậy tôi mới có thể
hoàn thành bài luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Ngoại
thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng bổ ích trong suốt hai năm học
cao học tại trường để tôi hoàn thành bài luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho tôi học và
hoàn thành chương trình cao học.
Phan Thu Hiền


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LỜI MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
9
1.1. Tổng quan về việc đầu tư của các doanh nghiệp
9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
11
1.2.1. Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
11
1.2.2. Thị trường và sự cạnh tranh 12
1.2.3. Chi phí tài chính 12
1.2.4. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ13
1.2.5. Mức độ rủi ro của dự án đầu tư
13
1.2.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp 14
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU
Ở VIỆT NAM
15
2.1. Tổng quan về các công ty niêm yết trong ngành Cao su niêm yết ở Việt
Nam
15
2.1.1. Đặc điểm của ngành Cao su 15
2.1.2. Khái quát về các công ty niêm yết trong ngành Cao su ở Việt Nam

17
2.2. Thực trạng về việc đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở
Việt Nam
22
2.2.1. Khái quát về đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt
Nam
22
2.2.2. Thực trạng hiệu quả của các dự án 23
2.3. Đánh giá thực trạng về quyết định đầu tư và thực trạng đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
24
2.4. Nghiên cứu các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
27
2.4.2. Kết quả nghiên cứu
33
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty
niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
40
2.5.1. Ảnh hưởng của Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước 40
2.5.2. Ảnh hưởng của Chi phí tài chính
41
2.5.3. Ảnh hưởng của Mức độ rủi ro của dự án đầu tư
44
2.5.4. Ảnh hưởng của khả năng tài chính của doanh nghiệp
47
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM 50



3.1. Triển vọng phát triển, thuận lợi và thách thức đối với các công ty niêm
yết trong ngành cao su ở Việt Nam
50
3.2. Một số giải pháp giúp tăng hiệu quả đầu tư của các công ty
55
3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước
60
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
63
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
LỜI MỞ ĐẦU
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu
2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
8
5. Phương pháp nghiên cứu
8
6. Kết cấu của đề tài
8
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
10

1.1. Tổng quan về việc đầu tư của các doanh nghiệp
10
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
12
1.2.1. Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước 12
1.2.2. Thị trường và sự cạnh tranh 13
1.2.3. Chi phí tài chính
13
1.2.4. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
14
1.2.5. Mức độ rủi ro của dự án đầu tư
14
1.2.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
15
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU
Ở VIỆT NAM
16
2.1. Tổng quan về các công ty niêm yết trong ngành Cao su niêm yết ở Việt
Nam
16
2.1.1. Đặc điểm của ngành Cao su 16
2.1.2. Khái quát về các công ty niêm yết trong ngành Cao su ở Việt Nam
18
2.2. Thực trạng về việc đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở
Việt Nam
38
2.2.1. Khái quát về đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt
Nam 38
2.2.2. Thực trạng hiệu quả của các dự án 39

2.3. Đánh giá thực trạng về quyết định đầu tư và thực trạng đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
40
2.4. Nghiên cứu các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
43
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 43
2.4.1.1. Chọn mẫu nghiên cứu và thu thập số liệu
43
2.4.1.2. Mô hình nghiên cứu
43
2.4.1.3. Phương pháp nghiên cứu
49


2.4.2. Kết quả nghiên cứu
49
2.4.2.1. Thống kê mô tả biến
49
2.4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập
50
2.4.2.3. Kiểm định các khuyết tật của mô hình 51
2.4.2.4. Kết quả hồi quy 52
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty
niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
56
2.5.1. Ảnh hưởng của Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
56
2.5.2. Ảnh hưởng của Chi phí tài chính 57
2.5.3. Ảnh hưởng của Mức độ rủi ro của dự án đầu tư 60

2.5.4. Ảnh hưởng của khả năng tài chính của doanh nghiệp 62
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT NAM
63
3.1. Triển vọng phát triển, thuận lợi và thách thức đối với các công ty niêm
yết trong ngành cao su ở Việt Nam
63
3.2. Một số giải pháp giúp tăng hiệu quả đầu tư của các công ty
68
3.3. Khuyến nghị đối với cơ quan Nhà nước
73
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
76


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Các công ty niêm yết trong ngành Cao su ở Việt Nam
1834
Bảng 2.2. Doanh thu của các công ty niêm yết trong ngành cao su giai đoạn 20062017
2036
Bảng 2.3: Mức đầu tư của VRG 2238
Bảng 2.4: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư ROIC của các công ty
2339
Bảng 2.5: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình
3347
Bảng 2.6: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau 3448
Bảng 2.7 Kiểm định tự tương quan
3549

Bảng 2.8. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 3549
Bảng 2.9. Mô hình hồi quy 3751
Bảng 2.10. Chi phí tài chính của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt
Nam qua các năm 2013-2017
4155
Bảng 2.11. Các chỉ số tài chính của 3 doanh nghiệp cao su vốn hóa lớn nhất trên thị
trường năm 2013-2017
4760


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRC

Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành

BRR

Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa

CDR

Công ty Cổ phần Xây dựng Cao Su Đồng Nai

CF

Dòng tiền

CSM

Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam


CTCP

Công ty Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

DPR

Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

DRC

Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng

DRI

Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HRC

Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

HRG


Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội

INF

Lạm phát

INV

Sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư

IRC

Công ty TNHH MTV Cao su Công nghiệp

MH3

Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao su Bình Long

NPV

Giá trị hiện tại thuần

PHR

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

RBC

Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su


RCD

Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Cao su

REVG

Tăng trưởng doanh thu

RISK

Rủi ro kinh doanh

RTB

Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên

SIZE

Quy mô của công ty

SRC

Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TANGB


Tỷ lệ tài sản cố định

TDTA

Đòn bẩy tài chính


TNC

Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất

Tobin q

Tổng giá trị thị trường của công ty

TP

Thành phố

TRC

Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh

TTCKVN Thị trường Chứng khoán Việt Nam
VHG

Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam

VRG


Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao
su Việt Nam


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BRC

Công ty Cổ phần Cao su Bến Thành

BRR

Công ty Cổ phần Cao su Bà Rịa

CDR

Công ty Cổ phần Xây dựng Cao Su Đồng Nai

CF

Dòng tiền

CSM

Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su Miền Nam

CTCP

Công ty Cổ phần


DN

Doanh nghiệp

DPR

Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú

DRC

Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng

DRI

Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Đắk Lắk

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HRC

Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình

HRG

Công ty Cổ phần Cao su Hà Nội

INF


Lạm phát

INV

Sự gia tăng trong tỷ lệ đầu tư

IRC

Công ty TNHH MTV Cao su Công nghiệp

MH3

Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao su Bình Long

NPV

Giá trị hiện tại thuần

PHR

Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa

RBC

Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao su

RCD

Công ty Cổ phần Xây dựng - Địa ốc Cao su


REVG

Tăng trưởng doanh thu

RISK

Rủi ro kinh doanh

RTB

Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên

SIZE

Quy mô của công ty

SRC

Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TANGB

Tỷ lệ tài sản cố định

TDTA


Đòn bẩy tài chính


TNC

Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất

Tobin q

Tổng giá trị thị trường của công ty

TP

Thành phố

TRC

Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh

TTCKVN Thị trường Chứng khoán Việt Nam
VHG

Công ty Cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam

VRG

Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao
su Việt Nam



TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài:“Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam”, tác giả đã tiến hành phân tích
các nhân tố bên ngoài và các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư giai đoạn 2015 - 2017. Tác giả đã sử dụng phương pháp định tính để phân
tích sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài công ty đến quyết định đầu tư; đồng
thời xây dựng các giả thuyết và mô hình hồi quy để phân tích định lượng sự ảnh
hưởng của các yếu tố bên trong công ty.
Biến nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước về quyết định
đầu tư, trong đó có mô hình q của Tobin và các nghiên cứu của Erickson & Whited
(2000), Gomes (2001), Saquido (2003), Ninh LK và cộng sự (2007), Carpenter và
Guariglia (2008), Bokpin và Onumah (2009), Li và cộng sự (2010), Ruiz - Porras và
Lopez - Mateo (2011) và Nair (2011). Biến phụ thuộc là biến đại diện cho sự gia
tăng trong tỷ lệ đầu tư của công ty và biến độc lập là các yếu tố có tác động đến
quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Các biến độc lập được sử dụng trong
nghiên cứu bao gồm: Dòng tiền (Cash Flow), đòn bầy tài chính (TDTA), tăng
trưởng doanh thu (REVG), Tobin q, quy mô (SIZE), tỷ lệ tải sản cố định (TANGB),
rủi ro kinh doanh (RISK) và hai biến vĩ mô là GDP và lạm phát (INF).
Mô hình hồi quy đã chứng minh được quyết định đầu tư bị ảnh hưởng tích
cực bởi các biến như dòng tiền, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy, tỷ lệ tài sản cố
định, GDP. Bên cạnh đó, cũng có những yếu tố có tác động tiêu cực đến đầu tư như
quy mô công ty, Tobin q và rủi ro kinh doanh. Trên cơ sở phân tích các yếu tố bên
trong công ty ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, luận văn đã đề xuất các giải pháp
đối với các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam nhằm gia tăng hiệu quả
đầu tư.


14
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh
và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh
trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk
Lăk,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Năm 2017, ngành cao su Việt Nam với 3
nhóm sản phẩm chính gồm: nguyên liệu cao su thiên nhiên, sản phẩm cao su và gỗ
cao su, toàn ngành đã đóng góp khoảng 4.5 tỷ USD vào giá trị xuất khẩu của cả
nước, đạt khoảng 2.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh cao su thiên nhiên hiện
vẫn tồn tại nghịch lý là xuất khẩu nhiều với giá trị thấp, nhưng lại nhập khẩu để chế
biến sâu.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017) cho thấy, hàng
năm Việt Nam sản xuất ra cả triệu tấn mủ cao su nhưng lượng hàng dùng chế biến
sản phẩm cao su công nghiệp trong nước chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng.
Trong đó, ngành công nghiệp chế biến cao su phổ biến chỉ tập trung ở một số lĩnh
vực như chế biến thành săm lốp, linh kiện kỹ thuật, găng tay, sợi thun...
Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được loại cao su tổng
hợp nào, mà toàn bộ phải nhập khẩu. Còn đối với sản phẩm cao su kỹ thuật cao, đòi
hỏi đầu tư công nghệ hiện đại nên ít doanh nghiệp đủ tiềm lực để sản xuất. Ngoài
việc ngành công nghiệp chế biến cao su Việt Nam tăng trưởng chậm, điều đáng lo
ngại hơn là phần lớn chỉ số tăng trưởng lại rơi vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc doanh nghiệp có quy mô lớn.
Điều này cho thấy việc thu hút doanh nghiệp đầu tư mới, đầu tư mở rộng
SXKD sản phẩm cao su công nghiệp chuyên sâu còn hạn chế, các doanh nghiệp chế
biến cao su Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa mạnh dạn đầu tư
vốn phát triển doanh nghiệp. Quy mô vốn thấp sẽ hạn chế việc đổi mới công nghệ,
tận dụng cơ hội kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh
tế thế giới. Nhằm tìm ra những giải pháp khả thi, hiệu quả để tạo điều kiện thuận
lợi, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng quy mô, phát triển
SXKD, tăng lợi nhuận, góp phần khai thác tiềm năng, phát triển của ngành... cần

phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam. Xuất phát từ những yêu cầu
trên nên việc nghiên cứu: “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRONG NGÀNH CAO SU Ở VIỆT
NAM” là rất thực tế nhằm trước hết là giúp các doanh nghiệp phát triển SXKD và
sau đó là hướng đến mục tiêu thu hút vốn đầu tư ngày càng nhanh hơn và nhiều hơn
vào ngành cao su ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Với lĩnh vực tài chính doanh nghiệp các nhân tố tác động đến quyết định đầu
tư của doanh nghiệp thường được chú ý và quan tâm sâu sắc. Do đó đây là chủ đề
đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đưa ra phân tích:


15
Modigliani và Miller (1958) đã kết luận rằng quyết định tài trợ và quyết định
đầu tư thực của công ty được thực hiện độc lập với nhau. Hơn nữa, lý thuyết này nói
rằng đầu tư của một công ty chỉ nên dựa trên những yếu tố sẽ làm tăng khả năng
sinh lời, dòng tiền hay giá trị của một công ty và không có mối quan hệ nào giữa thị
trường tài chính và quyết định đầu tư thực của công ty. Tuy nhiên, nhận định này sẽ
chỉ có giá trị nếu các giả định về thị trường hoàn hảo là cơ sở để cho nhận định này
được đáp ứng. Lý thuyết về tài chính công ty đã cho thấy sự không hoàn hảo của thị
trường như hệ thống tài chính kém phát triển có thể hạn chế khả năng để tài trợ cho
các khoản đầu tư và do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của công
ty. Lý thuyết chỉ ra rằng sự phát triển của thị trường tài chính và các công cụ tài
chính sẽ làm giảm chi phí giao dịch và chi phí thông tin và từ đó làm ảnh hưởng đến
lãi suất tiết kiệm và tác động đến quyết định đầu tư của công ty, vấn đề này được
nghiên cứu mở rộng với mô hình tân cổ điển (neoclassical model) của đầu tư với
các tác giả đại diện như Jorgenson ( 1963), Hall và Jorgenson ( 1967).
Theo lý thuyết Tohin Jame (1969) và sau đó được mở rộng thành một mô hình
được đề xuất bởi Hayashi (1982), nhu cầu đầu tư có thể dự đoán bằng tỷ lệ của giá

trị thị trường của vốn cổ phần của một công ty với chi phí thay thế (replacement
cost) với giả định thị trường là hoàn hảo (không có bất cân xứng thông tin, không có
chi phí giao dịch, không có rủi ro và không có thuế) và giá trị thị trường cùng có thể
giải thích cơ hội đầu tư trong tương lai của công ty. Tuy nhiên, Akerlof (1970) đã
chỉ ra rằng lập luận này chỉ có thể đúng trong một thế giới của thị trường vốn hoàn
hảo. Nó không thể giải thích quyết định đầu tư ở cấp vi mô nếu có thông tin bất đối
xứng trên thị trường. Cụ thể, thị trường không hoàn hảo tồn tại trong nước đang
phát triển, các doanh nghiệp thì có nhiều hơn những thông tin về lợi nhuận và rủi ro
của dự án đầu tư so với các nhà tài trợ/ cho vay. Bên cạnh đó, lý thuyết tài chính
doanh nghiệp cũng cho thấy rằng sự không hoàn hảo của thị trường có thể làm hạn
chế khả năng tài trợ đầu tư của các công ty và do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư của họ. Hơn nữa MM còn chỉ ra thị trường đã thất bại như thế nào khi người mua
ít thông tin hơn người bán đã dẫn đến một lựa chọn sai lầm, một rủi ro đạo đức hoặc
cả hai và ngoài ra còn có những hệ quả khác của thông tin bất đối xứng. Nếu có lựa
chọn bất lợi và rủi ro đạo đức thì xác suất vỡ nợ do đầu tư sẽ tăng lên.
Ngoài ra, Fazzari và các đồng sự (1988) đã nghiên cứu ảnh hưởng của khó
khăn tài chính vào sự nhạy cảm của đầu tư đến dòng tiền. Sau khi kiểm soát cơ hội
đầu tư với biến Tobin q, họ sử dụng tỷ lệ chia cổ tức đề phân biệt các công ty đang
đối mặt với khó khăn tài chính với những công ty còn lại. Họ nhận thấy rằng dòng
tiền có thể ảnh hưởng đến đầu tư vì sự không hoàn hảo của thị trường vốn, thông tin
bất đối xứng và các vấn đề về lựa chọn sai lầm (lemon problem). Ngoài ra, hiệu quả
đầu tư vào dòng tiền được coi là một vấn đề chính sách của việc giảm phúc lợi, sự
thất bại của thị trường vốn hoặc sử dụng vốn không hiệu quả,... tương tự như những
vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đó. Hơn nữa, họ cũng quan sát
thấy rằng nguồn vốn nội bộ thì rẻ hơn so với tài chính được tài trợ từ bên ngoài. Kết


16
luận này cũng phù hợp với nghiên cứu của Myers và Majluf (1984) nhưng Kaplan
và Zingales (1997) lại không đồng thuận, họ điều tra ra rằng thói quen sử dụng sự

nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền giống như một hạn chế trong việc quản lý tài
chính. Sau đó họ cho rằng quyết định đầu tư của công ty có bị tác động bởi những
khó khăn tài chính của công ty nhưng lại nhạy cảm hơn với những dòng tiền đang
sẵn có. Nghiên cứu gần đây của Cleary và cộng sự (2007) có ghi nhận rằng chi phí
đầu tư thể hiện một hình chữ U trong mối liên hệ với sự sẵn có của nguồn vốn nội
bộ. Trong bài nghiên cứu của Rajakumar (2005) với bối cảnh các công ty Ấn Độ,
tác giả đã kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa tài trợ doanh nghiệp và hành vi
đầu tư cho giai đoạn 1988-1989. Để thấy được mức ý nghĩa của việc tài trợ với
hành vi đầu tư, các công ty được tách biệt theo chế độ tài chính của họ như căn cứ
theo vốn chủ sở hữu và nợ vay. Tác giả nhận thấy ở mức độ tổng thể thì những công
ty có vay nợ nhiều thì đầu tư nhiều hơn và họ cũng nhận thấy là vay nợ thì tốt hơn
so với vốn cổ phần.
Carpenter và Guariglia (2008) cũng phân tích các yếu tố tài chính ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư với những phát hiện đem lại nhiều hỗ trợ cho các nghiên cứu
sau. Cụ thể là họ đã ước tính đầu tư bằng phép hồi quy phân biệt khả năng thích ứng
của công ty khi phải đối mặt với các hạn chế tài chính cho các doanh nghiệp của
Anh trong giai đoạn 1983-2000. Họ quan sát thấy rằng dòng tiền không thể giải
thích tính chất nhạy cảm của các quyết định đầu tư cho các công ty lớn, tuy nhiên
sức mạnh giải thích của nó vẫn là như nhau cho các công ty nhỏ. Điều này cho rằng
mức ý nghĩa của biến dòng tiền trong phương trình đầu tư có thể là do bất đối xứng
thông tin trên thị trường vốn.
Ngoài ra, Gomes (2001) cho thấy sự hiện diện hay vắng mặt của những rào
cản tài chính là không đủ để các tác động của dòng tiền là có ý nghĩa và cũng không
cần thiết phải đo lường cho những ảnh hưởng đó của dòng tiền. Kết quả này đã ủng
hộ mạnh mẽ cho những tranh cãi về sự nhạy cảm của đầu tư với dòng tiền có thể là
do có sai sót tồn tại khi đo lường q. Những nghiên cứu thực nghiệm gây tranh cãi có
liên quan đến những gì có thể xảy ra mối quan hệ giữa cơ hội đầu tư, dòng tiền và
quyết định đầu tư của công ty. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này sẽ không giải quyết
những tranh luận này vì nó sẽ được giới hạn ở những kết luận đầu tiên trong nghiên



17
cứu của Fazzari và các đồng sự (1988). Việc công nhận một mối quan hệ như vậy sẽ
loại bỏ lý thuyết tân cổ điển và có thể không nhưng lại gợi ý đến sự tồn tại của một
thị trường vốn không hoàn hảo (Saquido, 2003).
Thêm vào đó, có rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm theo sau đó như Hall
và các cộng sự (1998) sử dụng dữ liệu bảng với phương pháp VAR để ước tính các
yếu tố quyết định đến việc đầu tư của các công ty thuộc ngành khoa học của Mỹ,
Pháp và Nhật Bản trong giai đoạn 1979-1989. Họ phát hiện ra rằng có mối quan hệ
chặt chẽ giữa đầu tư, lợi nhuận, doanh số bán hàng và dòng tiền và mặt khác cũng
tồn tại những khác biệt giữa các quốc gia. Hubbard (1998) đã phân tích các yếu tố
khác nhau (ví dụ đầu tư hàng tồn kho, nghiên cứu và phát triển - R&D, lao động, sự
thành lập và tồn tại của doanh nghiệp, giá cả và quản lý rủi ro của công ty) là những
yếu tố quyết định đến mối quan hệ giữa dòng tiền và quyết định đầu tư thông qua
việc sử dụng dữ liệu các công ty của Mỹ. Kết quả là Hubbard đã ủng hộ mạnh mẽ
rằng có tồn tại một mối quan hệ có ý nghĩa giữa đầu tư và những thay đổi trong giá
trị tài sản của công ty.
Ngoài ra còn có thêm hai chi phí phát sinh là chi phí đại diện và chi phí giao
dịch có thể giải thích sự biến động của đầu tư. Thứ nhất, thuyết đại diện được phát
triển bởi Jensen và Meckling (1976) có thể trả lời cho các vấn đề là tại sao một công
ty đang đối mặt với chi phí lãi suất cao nhưng lại không cố gắng đó có được tiền từ
các nguồn khác (ví dụ như vay nợ hoặc phát hành cổ phần thông qua thị trường
chứng khoán), vấn đề là chi phí đại diện sẽ phát sinh khi có sự xung đột lợi ích giữa
các nhà quản lý, các chủ nợ và các cổ đông vì theo đuổi những mục tiêu khác nhau.
Thứ hai, chi phí của một giao dịch từ việc phát hành nợ hay vốn cổ phần sẽ có thể
làm tăng chi phí tài chính bên ngoài. Điều này cho thấy rằng nợ là kênh tài trợ bên
ngoài duy nhất sẵn có cho các công ty. Việc tài trợ bằng nợ vay thì cho phép các
chủ nợ được hưởng các khoản thanh toán lãi suất và gốc tại ngày đáo hạn. Nếu công
ty không thể thanh toán theo lịch trình đã định thì các tài sản có khả năng thanh toán
của công ty phải được bán để trả nợ. Điều này phụ thuộc vào khả năng của công ty

và mức độ có thể thu hồi lại tài sản của mình. Thường thì những tài sản khó thu hồi
lại nằm trong một dự án được đánh giá cao, do đó khá là khó khăn để thu hồi vốn từ
việc thanh lý những tài sản này. Trong trường hợp này thì để bảo vệ lợi ích của chủ
nợ, họ sẽ đưa ra những hạn chế với bên vay như áp dụng mức lãi suất cao hơn, hạ
thấp hạn mức cấp tín dụng hay quy mô vay nợ cho khoản vay này,...
Denizer và cộng sự (2000) đã chỉ ra rằng quản lý rủi ro và xử lý thông tin của
các ngân hàng có thể là đặc biệt quan trọng trong việc giảm biến động đầu tư.
Acemoglu và Zilibotti (1997) ghi nhận vai trò của việc đa dạng hóa để giảm thiểu
rủi ro khi phải kết nối với sự phát triển thị trường của tài chính đầy biến động. Tác
giả kết luận rằng với sự phát triển của thị trường tài chính sẽ giúp cho việc tạo ra
của cải, có thể đa dạng hóa để giảm rủi ro, tăng đầu tư và biến động giảm. Aghion
và cộng sự (2000) đã nhận định rằng biến động rất có thể xảy ra trong nền kinh tế
mở với mức độ phát triển trung bình của thị trường tài chính.


18
Ngoài ra còn có một vài các yếu tố vi mô khác như đầu tư quá khứ, quy mô
doanh nghiệp, lợi nhuận, dòng tiền và cơ hội phát triển là những biến có sẵn cho các
công ty và tất cả đều có ý nghĩa trong việc dự báo cho quyết định đầu tư (Bokpin và
Onumah, 2009). Còn nghiên cứu của Ruiz - Porras và Lopez - Mateo (2011) thì ghi
nhận rằng những tác động của quy mô doanh nghiệp, dòng tiền và cơ hội đầu tư chủ
yếu là có ý nghĩa dương (đồng biến) đến quyết định đầu tư. Tuy nhiên, theo
Saquido (2003) thì kết luận rằng tính thanh khoản và quy mô doanh nghiệp lại
không có liên quan đáng kể đến đầu tư nhưng vẫn còn tồn tại một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa đầu tư, tăng trưởng doanh thu và vốn cố định. Aviazian và các đồng sự
(2005) đã cho thấy mối liên hệ giữa đòn bẩy và đầu tư là nghịch biến và hiệu ứng
này mạnh hơn đáng kể với những công ty có cơ hội tăng trưởng thấp hơn so với
những công ty có cơ hội tăng trưởng cao. Tuy nhiên, những phát hiện của Li và các
đồng sự (2010) đã kết hợp một cách có ý nghĩa mối quan hệ giữa vốn vay và quyết
định đầu tư của công ty bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến

trên dữ liệu gồm 60 công ty niêm yết bất động sản Trung Quốc từ năm 2006-2008.
Ở tầm vĩ mô, rất nhiều các nghiên cứu đã tập trung vào điều tra mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế vĩ mô và các quyết định đầu tư của công ty chú yếu là do hội
nhập tài chính toàn cầu. Nucci và Pozzolo (2001) đã tìm thấy mối quan hệ có ý
nghĩa giữa tỷ giá hối đoái và đầu tư cho các công ty sản xuất của Ý. Ferris và
Makhija (1988) đã kiểm tra sự tác động của lạm phát lên vốn đầu tư cho các công ty
Mỹ và thấy rằng với các quy định khác nhau về thuế của Mỹ thì ảnh hưởng của lạm
phát lên vốn đầu tư trong giai đoạn 1962-1981 đã khác nhau tùy thuộc vào sự phản
ứng và hoàn cảnh của công ty. Adelegan và Ariyo (2008) đã nghiên cứu tác động
của thị trường vốn không hoàn hảo lên hành vi đầu tư của công ty thông qua việc sử
dụng dữ liệu bảng với các công ty sản xuất tại Nigeria từ năm 1984-2000 và thấy rằng
các yếu tố tài chính có mức ảnh hưởng có ý nghĩa đến hành vi đầu tư của công ty.
Tại Việt Nam chủ đề quyết định đầu tư của doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế.
Chủ yếu các tác giả đánh giá tác động của các yếu tố tài chính doanh nghiệp như
nghiên cứu của Phạm Lê Thông, Lê Khương Ninh, Lê Tấn Nghiêm, Phan Anh Tú
và Huỳnh Việt Khải (2008) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Kiên Giang để đưa ra giải pháp
khuyến khích đầu tư của các DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư của các doanh
nghiệp (DN) phụ thuộc vào vốn tự có, tăng trưởng của doanh thu trong quá khứ,
quy mô của DN, khả năng mở rộng mặt bằng.


19
Nghiên cứu của Lê Bảo Lâm, Lê Văn Hưởng (2013) với mục tiêu xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư để khuyến nghị, đề xuất các chính sách
khuyến khích, thúc đẩy đầu tư phát triển trong khu vực doanh nghiệp. Kết quả cho
thấy 07 yếu tố có ý nghĩa và tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp gồm:
(1) Tổng lao động, (2) Tổng tài sản, (3) Tổng doanh thu, (4) Lợi nhuận trước thuế,
(5) ROA, (6) Vốn chủ sở hữu, và (7) Loại hình doanh nghiệp tư nhân có ý nghĩa đối
với quyết định đầu tư cao hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong ngành cao
su ở Việt Nam để có giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu đặt ra của nghiên cứu thì nhiệm
vụ đặt ra:
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm
yết trong ngành cao su ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư của các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam.
+ Tìm ra giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển của các công ty niêm yết trong
ngành cao su ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện từ năm 2006-2017.
+ Không gian nghiên cứu: các công ty trong ngành cao su được niêm yết trên
sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và sàn chứng khoán Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu


20
Trong nghiên cứu này, hai phương pháp nghiên cứu được thực hiện là nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng .
- Phương pháp nghiên cứu định tính dùng phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh, phương pháp phân tích những số liệu về hoạt động đầu tư của các
công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam những năm qua.
- Phương pháp định lượng: sử dụng phương pháp hồi quy OLS dựa trên số liệu
của các doanh nghiệp được tác giả thu thập thông qua các báo cáo tài chính và lựa

chọn các biến có liên quan đến đề tài được xây dựng qua mô hình hồi quy đa biến
thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các công ty niêm yết trong
ngành cao su ở Việt Nam. Số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Stata.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo thì kết cấu đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư của các của
các công ty niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quyết định đầu tư của các công ty
niêm yết trong ngành cao su ở Việt Nam
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về việc đầu tư của các doanh nghiệp
- Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần
sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh
tế". Sản lượng ở đây bao gồm phần sản lượng được sản xuất trong nước và nhập
khẩu từ nước ngoài - theo luồng sản phẩm; đối với loại sản phẩm hữu hình như nhà
cửa, công trình XDCB, máy móc thiết bị... hay các sản phẩm vô hình như bằng phát
minh sáng chế, phí chuyển nhượng tài sản....
- Theo Nguyễn Thu Thủy, (2013), đầu tư là việc bỏ vốn hoặc chỉ dùng vốn
cùng các nguồn lực khác ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về
các kết quả có lợi trong tương lai.
Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí
tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản


21
vật chất (nhà máy, đường xá …) tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa
học kỹ thuật …) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong

nền sản xuất xã hội.
- Trong lý thuyết kinh tế hay kinh tế học vĩ mô, đầu tư là số tiền mua một đơn
vị thời gian của hàng hóa không được tiêu thụ mà sẽ được sử dụng cho sản xuất
trong tương lai (chẳng hạn: vốn). Ví dụ như xây dựng đường sắt hay nhà máy. Đầu
tư trong vốn con người bao gồm chi phí học bổ sung hoặc đào tạo trong công
việc. Đầu tư hàng tồn kho là sự tích tụ của các kho hàng hóa; nó có thể là tích cực
hay tiêu cực, và nó có thể có dụng ý hoặc không có dụng ý
- Trong tài chính, đầu tư là việc mua một tài sản hay mục với hy vọng rằng nó
sẽ tạo ra thu nhập hoặc đánh giá cao trong tương lai và được bán với giá cao
hơn. Nó thường không bao gồm tiền gửi tại ngân hàng hay tổ chức tương tự. Thuật
ngữ đầu tư thường được sử dụng khi đề cập đến một triển vọng dài hạn.
- Theo GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng
các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất
khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng
của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư.
Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương
lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là
tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có
thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực.
Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở
hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất
kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh
tế xã hội.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây:
- Trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như

máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công


22
nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng
đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà
nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở
lên, có thể đến 50 năm, nhưng tối đa cũng không quá 70 năm. Những hoạt động
ngắn hạn trong vòng một năm tài chính không được gọi là đầu tư. Thời hạn đầu tư
được ghi rõ trong quyết định đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư và còn được coi là đời
sống của dự án.
- Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu
hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội).
Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến
quyền lợi của xã hội, của cộng đồng.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Quyết định đầu tư dài hạn của DN là quyết định có tính chất chiến lược có ảnh
hưởng đến sự thành bại trong kinh doanh của DN trên thương trường. Do đó trong
nghiên này tác giả tập trung phân tích các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới quyết định
đầu tư của doanh nghiệp trong dài hạn.
1.2.1. Chính sách Quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của DN trong
các thành phần kinh tế. Được thể hiện thông qua các hiến pháp, chính sách kinh tế,
trong các luật lệ và biện pháp kinh tế nhằm tạo hành lang, môi trường kinh tế lành
mạnh, định hướng cho DN phát triển.
+ Trên cơ sở phát luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, nhà nước tạo môi
trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh và
hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội

trong mỗi thời kỳ.


23
+ Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong định hướng đầu tư phát triển kinh doanh, với các đòn bẩy kinh tế. Nhà
nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh vào các ngành nghề, lĩnh
vực có lợi cho đất nước.
Trong mỗi thời kỳ, nhà nước sẽ định hướng, khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư kinh doanh vào một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho kinh tế đất nước, kèm
theo đó sẽ là những ưu đãi dành cho doanh nghiệp. Do vậy, để đi đến quyết định
đầu tư, trước hết các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét đến chính sách
kinh tế của Nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính
sách thuê đất... vv và nên xem xét đầu tư vào những ngành nghề phù hợp với chính
sách kinh tế của nhà nước để hưởng những ưu đãi đặc biệt đó.
1.2.2. Thị trường và sự cạnh tranh
+ Trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết
sức quan trọng đề doanh nghiệp quyết định đầu tư. Bởi vì trong nền kinh tế thị
trường DN sản xuất một loại sản phẩm nào đó phải phù hợp với yêu cầu của người
tiêu dùng, nên phải xem xét mức cầu của thị trường đồng thời khi đầu tư phải chú ý
khai thác lợi thế riêng của DN mới đứng vững được trong cạnh tranh.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải đầu tư đề sản xuất ra những sản
phẩm mà người tiêu dùng cần, tức là để xem xét vấn đề đầu tư, doanh nghiệp cần
căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị trường hiện tại và tương lai.
Việc nghiên cứu và phân tích thị trường nhằm xác định mức cầu về sản phẩm,
phục vụ cho quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và bằng
sự nhạy cảm trong kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp.
+ Tuy nhiên, khi xem xét thị trường thì không thề bỏ qua yếu tố cạnh tranh.
Yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiện
tại của doanh nghiệp, khả năng về các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thay

thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó, dự đoán tình hình trong tương lai để
lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp và tạo được lợi thế riêng cho doanh nghiệp
trên thị trường.
1.2.3. Chi phí tài chính
Sự thay đổi về lãi suất và chính sách thuế sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
đầu tư của doanh nghiệp.
+ Đề thực hiện đầu tư, ngoài phần vốn tự có doanh nghiệp còn phải sử dụng
vốn vay và đương nhiên là phải trả lãi tiền vay. và việc trả lãi tiền vay sẽ làm tăng
thêm chi phí cho mỗi đồng vốn đầu tư. Do đó, doanh nghiệp không thể không tính


24
đến yếu tố lãi suất trong quyết định đầu tư, Vì đây là yếu tố ảnh hưởng tới chi phí
đầu tư của doanh nghiệp.
+ Bên cạnh yếu tố lãi vay, thuế cũng là yếu tố tác động quan trọng. Thuế là
công cụ của Nhà nước đề điều tiết và định hướng cho doanh nghiệp đầu tư kinh
doanh. Đối với doanh nghiệp, Thuế trong kinh doanh cao hay thấp sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới lợi nhuận và lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải tính toán kỹ về các khoản lãi vay, các khoản thuế phải trả
và cân đối với mức lợi nhuận có thể đạt được do dự án đầu tư phải trả và cân đối
với mức lợi nhuận có thể đạt được do dự án đầu tư mang lại. Yếu tố này sẽ góp
phần kích thích hay hạn chế quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
1.2.4. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
Nó có thề là cơ hội hoặc cũng có thể là nguy cơ đe doạ đối với sự đầu tư của
mỗi doanh nghiệp. Tính toán được mức độ phát triển của khoa học công nghệ giúp
doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư vào loại máy móc thiết bị nào nhầm nâng
cao năng suất lao động, tránh sự lạc hậu về kỹ thuật trong tương lai, hạn chế tình
trạng sản phẩm đưa ra không phù họp với nhu cầu của thị trường dẫn đến thua lỗ
trong kinh doanh.
Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn các trang thiết bị, phương pháp

khấu hao tài sản cố định, chất lượng và giá thành của sản phẩm... Việc lựa chọn sai
lầm trong dự báo tiến bộ của khoa học và công nghệ có thể ảnh hưởng đến tính khả
thi của dự án đầu tư.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi DN dám chấp nhận những
mạo hiểm trong đầu tư để phát triền sản phẩm mới. Đầu tư dài hạn phải đón đầu sự
tiến bộ khoa học công nghệ, ngược lại nếu DN không kịp thời tiếp cận với công
nghệ tiên tiến sẽ dẫn đến tình trạng làm ăn thua lỗ và dẫn đến phá sản.
1.2.5. Mức độ rủi ro của dự án đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi quyết định đầu tư đều có thể gắn với những
rủi ro nhất định do sự biến động của thị trường trong tương lai. Vì vậy, nếu đầu tư


25
có khả năng đảm bảo vững chắc sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia. còn một quyết
định đầu tư đặt trong tương lai không chắc chắn sẽ làm cho các nhà đầu tư lo ngại,
thiếu tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp và từ đó sẽ hạn chế khả năng đầu tư.
1.2.6. Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định độ lớn
của dự án đầu tư. Để đi đến Quyết định đầu tư phải được xem xét trong giới hạn về
khả năng tài chính của doanh nghiệp (gồm nguồn tự có và nguồn có thể huy động
thêm) và dự báo nhu cầu đầu tư trong tương lai. Doanh nghiệp không thể quyết định
thực hiện các dự án đầu tư vượt quá khả năng tài chính của mình. Đây là yếu tố nội
tại chi phối đến việc quyết định đầu tư của một doanh nghiệp. Ngoài ra doanh
nghiệp cần phải tính đến mức độ rủi ro do các yếu tố khách quan của nền kinh tế thị
trường đem lại như lạm phát, khủng hoảng...
Trên đây là các yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đến kế hoạch đầu tư
của DN. Hay nói khác đi, trong việc đầu tư của DN có một loạt các lực tác động
khác nhau mà DN phải tính đến trước khi đi đến quyết định đầu tư.



×