Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Đầu tư ra nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng Techcombank (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM: BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Ngành:

Tài chính – Ngân hàng

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
Mã số:

8340201

TRẦN THỊ HOÀI TRANG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phúc Hiền

HÀ NỘI – 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung
thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng


được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Học viên
Trần Thị Hoài Trang


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỔ .................................................................................... 5
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................. 7
MỞ ĐẦU

.................................................................................................................... 8

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài.. 16
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ................. 16
1.1.1.

Khái niệm ............................................................................................... 16

1.1.2.

Đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp .................................................... 18

1.2. Nhân tố tác động đầu tư quốc tế trực tiếp......................................................... 19
1.2.1.


Nhân tố chung tác động đến ĐTQTRNN ............................................... 19

1.2.2.

Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................. 21

1.3. Hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ............................................. 23
1.4. Cơ sở pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam .............. 28
1.4.1.

Một số văn bản pháp luật hiện hành quy định về hoạt động đầu tư ra
nước ngoài. ............................................................................................. 29

1.4.2.

Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài ............... 31

1.4.3.

Những đặc điểm pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đối với các
tổ chức tín dụng ...................................................................................... 34

Chương 2: Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số Ngân hàng TMCP
Việt Nam
.................................................................................................................. 36
2.1. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) .................................................................................................. 36
2.1.1.


Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank ........... 36

2.1.2.

Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank ...... 40

2.2. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV).............................................................................................................. 44
2.2.1.

Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của BIDV ....................... 44

2.3. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) ........... 62
2.3.1.

Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB ......................... 62

2.3.2.

Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của SHB .................... 67


3

2.4. Đầu tư ra nước ngoài của Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(SacomBank) .................................................................................................... 73
2.4.1.

Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của SacomBank .............. 73


2.4.2.

Đánh giá kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của SacomBank ........ 79

2.5. Bài học kinh nghiệm từ những ngân hàng đi trước .......................................... 84
2.6. Đánh giá điều kiện đầu tư ra nước ngoài của các NHTMCP Việt Nam .......... 88
2.6.1.

Thuận lợi ................................................................................................. 88

2.6.2.

Thách thức .............................................................................................. 90

Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank) ............................................................................................................. 93
3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank ........................................ 93
3.1.1.

Giới thiệu chung về Techcombank ......................................................... 93

3.1.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................. 102

3.1.3.

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank .............. 109

3.2. Chiến lược và định hướng phát triển của Techcombank ................................ 111

3.2.1.

Trong ngắn hạn ..................................................................................... 111

3.2.2.

Trong dài hạn ........................................................................................ 113

3.3. Một số kiến nghị về đầu tư ra nước ngoài cho Techcombank ....................... 115
3.3.1.

Chuẩn bị kỹ càng trước khi quyết định đầu tư ra nước ngoài .............. 115

3.3.2.

Thực hiện phân tích thị trường một cách thận trọng ............................ 118

3.3.3.

Xây dựng khung chính sách về QTRR thị trường nước ngoài ............. 121

3.3.4.

Xây dựng quy trình thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài ................. 123

3.3.5.

Xây dựng quy trình đánh giá hiệu quả dự án đầu tư ra nước ngoài ..... 126

3.3.6.


Hoàn thiện chiến lược nhân sự xuất sắc cho dư án đầu tư quốc tế....... 127

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 132


4

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
DN
ĐTQTRNN
FDI
NH
NHNN
NHTM
NV & TTTC
QTRR
QTRRNN
QTRRTT
QTRRTTNN
RRTT
TCTD
TMCP
TNDN

Doanh nghiệp
Đầu tư quốc tế ra nước ngoài
Foreign Direct Investment
Ngân hàng

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Nguồn vốn và thông tin tài chính
Quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro nước ngoài
Quản trị rủi ro thị trường
Quản trị rủi ro thị trường nước ngoài
Rủi ro thị trường
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Thu nhập doanh nghiệp


5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỔ
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Vietcombank năm 2017 ........................... 36
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Vietcombank năm 2017 ....... 38
Bảng 2.3: Danh sách đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank tính đến năm 2017 ........ 41
Bảng 2.4: Kết quả tình hình đầu tư ra nước ngoài của Vietcombank năm 2017 ........... 41
Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán rút gọn của BIDV năm 2017 ....................................... 45
Bảng 2.6: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của BIDV năm 2017 ................... 47
Bảng 2.7: Danh sách các công ty do BIDV đầu tư tại nước ngoài ................................ 51
Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh tại nước ngoài của BIDV .............................................. 52
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi vốn điều lệ của Ngân hàng Liên doanh Lào Việt .................. 54
Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn và lợi nhuận trước thuế của
Ngân hàng Liên doanh Lào Việt đến hết năm 2016 ...................................................... 55
Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh của công ty Bảo hiểm Lào Việt (LVI) năm 2017 ......... 58
Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam (CVI)
năm 2017 ........................................................................................................................ 61

Bảng 2.11: Bảng cân đối kế toán rút gọn của SHB năm 2017....................................... 63
Bảng 2.12: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của SHB năm 2017 ................... 66
Bảng 2.13: Kết quả kinh doanh tại nước ngoài của SHB năm 2017 ............................. 68
Bảng 2.14: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Sacombank năm 2017 ............................ 74
Bảng 2.15: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Sacombank năm 2017 ........ 77
Bảng 2.16: Kết quả kinh doanh 2 công ty con trực thuộc Sacombank nàm 2016 ......... 79
Bảng 2.17: Tình hình kinh doanh từ nước ngoài của Sacombank năm 2017 ................ 79
Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Lào ................................................ 81
giai đoạn 2012-2016 ....................................................................................................... 81
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank Campuchia .................................... 83
giai đoạn 2012-2016 ....................................................................................................... 83
Bảng 2.18: Bài học kinh nghiệm của 4 NHTMCP khi đầu tư ra nước ngoài ................ 85
Bảng 3.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn của Techcombank năm 2017 ........................ 102


6

Bảng 3.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Sacombank năm 2017 ........ 105
Bảng 3.3. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay của Techcombank năm 2017 ............. 107
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Techcombank năm 2017 ................. 108
Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Techcombank năm 2017 ..................... 108


7

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Dựa trên những cơ sở lý thuyết cũng như pháp lý về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
bài viết nghiên cứu về thực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của một số ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam bao gồm: Vietcombank, BIDV, SHB và Sacombank. Từ
đó đánh giá những đã làm được và chưa làm được của các ngân hàng này trong công

cuộc mở rộng thị trường khu vực. Cũng từ những đánh giá đó, bài viết áp dụng với thực
tế kinh doanh, tình hình tài chính và chiến lược phát triển của ngân hàng Techcombank
để đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng này trong kế hoạch phát triển dài
hạn tại thị trường quốc tế. Với đúng mục đích đề ra ngay từ ban đầu, sau khi phân tích
thực trạng đầu tư ra nước ngoài của bốn ngân hàng thương mại cổ phần nêu trên, bài viết
đã rút ra được sáu bài học kinh nghiệm lớn cho bản thân ngân hàng Techcombank trong
sự nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.


8

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ,
vốn, thông tin và văn hóa. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động
kinh tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, tới mọi nơi trên toàn thế giới.
Việt Nam đang đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện không thể chỉ dừng lại ở việc
tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài.
Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc đầu tư ra nước ngoài là một định hướng tất yếu.
Bất cứ ngân hàng nào cũng muốn chinh phục thị trường thế giới, khẳng định nên tài
chính vững mạnh của nước nhà trước bạn bè trong và ngoài khu vực. Cụ thể hơn, việc
các Ngân hàng Việt Nam tiến hành các dự án đầu tư tại nước ngoài mang lại những lợi
ích vô cùng to lớn, có thể kể đến như: Thứ nhất, ngân hàng đi đầu tư có thể tận dụng
được lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư. Đối với các ngân hàng đi đầu tư, họ nhận
thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện
tượng thừa tương đối tư bản. Bằng đầu tư ra nước ngoài, ngân hàng có thể tận dụng được
lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (do giá lao động rẻ, chi phí khai
thác thấp, nhưng do có hạn chế về vốn và công nghệ nên chưa được khai thác, tiềm năng
còn rất lớn) để đưa ra sản phẩm mang tính cạnh tranh. Thứ hai, thông qua đầu tư trực
tiếp nước ngoài, các ngân hàng có thể mở rộng thị trường, khẳng định sức mạnh vị thế

tài chính trên trường quốc tế. Từ năm 2008, làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các thành
viên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam bắt đầu được khởi động dưới nhiều hình thức
và ngày càng mạnh mẽ hơn. Thị trường đánh giá xu hướng này hoàn toàn hợp lý nhưng
đường đi của các ngân hàng không phải chỉ trải toàn hoa hồng.
Ngày 11/11/2014, SHB đã tổ chức Lễ khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh
thứ ba Toul Pouk ở Thủ đô Phnom Penh của Campuchia.
Trước đó, năm 2010, Agribank chính thức đánh dấu sự hiện diện tại Campuchia
với việc khai trương chi nhánh đầu tiên tại Thủ đô Phnom Penh.


9

Cũng trong năm 2014, NHNN đã chấp thuận cho HDBank thành lập văn phòng đại
diện tại Myanmar, hiện Ngân hàng đang tiến hành các bước kế tiếp để văn phòng đại
diện này có thể đi vào hoạt động từ tháng 12/2014.
Là ngân hàng tiên phong mở rộng hoạt động tại Lào năm 2008, đến nay, hệ thống
của Sacombank ở nước ngoài gồm 1 chi nhánh, 2 quầy giao dịch tại Thủ đô Viêng Chăn.
Còn đối với Vietinbank, hiện diện tại Lào từ năm 2011 và chính thức đi vào hoạt
động năm 2012, ngân hàng này hiện có một chi nhánh tại Thủ đô Viêng Chăn và 1 phòng
giao dịch tại thị xã Pakse - trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của 4 tỉnh Nam Lào.
Dự kiến đến cuối năm, VietinBank sẽ nâng cấp VietinBank chi nhánh Lào thành Ngân
hàng con và phát triển mạng lưới ra các tỉnh, thành và khu kinh tế của Lào.
Đặc biệt, tháng 9/2011, với việc mở chi nhánh tại TP. Frankfurt (Đức), VietinBank
đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi trở thành ngân hàng Việt đầu tiên mở rộng hệ
thống sang châu Âu và ngay năm sau, VietinBank Chi nhánh Berlin cũng chính thức đi
vào hoạt động.
Riêng đối với Ngân hàng Techcombank, với chiến lược dài hạn trở thành Ngân
hàng tốt nhất Đông Nam Á, việc Techcombank bước chân vào thị trường khu vực là
chuyện sớm muộn. Tuy nhiên, DN hay ngân hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
quyết định đầu tư ra nước ngoài, bởi việc đầu tư vào thị trường nước ngoài sẽ rất tốn

kém, có thể là một sai lầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh hiện tại
của đơn vị. Rất nhiều công ty đầu tư ra nước ngoài đã không thể cạnh tranh được tại
nước sở tại, phải đóng cửa và về nước. Điều này không chỉ xảy ra với riêng các DN của
Việt Nam. Vì thế, bên cạnh một chiến lược thận trọng, DN hay ngân hàng cần phải quyết
tâm đi đến cùng, để có thể xây dựng công ty hoạt động kinh doanh lâu dài trên thị trường
nước ngoài, chứ không chỉ trong ngắn hạn 1 - 2 năm.
Xuất phát từ những thực tế đó, tôi tiến hành bài nghiên cứu này với đề tài: “Đầu
tư ra nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam: Bài học kinh nghiệm cho ngân
hàng Techcombank” hi vọng có thể góp phần vào công cuộc phát triển trên thị trường
quốc tế của Ngân hàng Techcombank cũng như gợi mở một số thực tế của các ngân hàng


10

sở tại đã đầu tư ra nước ngoài làm bài học cho bất kì Ngân hàng Việt Nam nào có kế
hoạch hay ý tưởng cho dự án mang tính tầm vóc này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam không còn mới. Tuy nhiên
xét trên phương diện ngân hàng thì chưa có bài viết nào cụ thể, mang tính học thuật và
nghiên cứu về vấn đề này. Tính tới thời điểm hiện tại, mới chỉ có một số trang báo điện
tử cũng như báo giấy uy tín có bài viết liên quan đến việc các ngân hàng Việt Nam đầu
tư ra nước ngoài. Có thể kể đến như các báo điện tử như cafef, tạp chí tài chính, báo hải
quan, thời báo kinh doanh hay báo mới; một số báo giấy như nhân dân, tạp chí tài chính,
thời báo kinh tế,…v.v.
Cụ thể hơn, nếu xét về đề tài lớn “đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam”
hiện có một số bài viết phân tích và đưa ra quan điểm như:
Luận văn thạc sỹ với đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam” của tác giả Hoàng Thị Ánh (2014), đã đưa ra những khái niệm và đặc trưng tiêu
của của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, phân loại các hình thức đầu tư và thực trang thực
hiện của các doanh nghiệp Viêt Nam tính đến năm 2014. Bài viết cũng phân tích một số

điểm mạnh cũng như những điểm cần cải thiện mà các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện
ra khi đầu tư sang nước bạn, đồng thời đưa ra một số đề xuất trong tương lai cho bản
thân những doanh nghiệp có kế hoạch vươn mình ra thị trường quốc tế cũng như chính
phủ các bộ ban ngành liên quan tại Việt Nam trong việc tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lúc đó.
Thêm vào đó, khóa luận cấp cử nhân với đề tài: “Thực trạng đầu tư ra nước ngoài
của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp” của tác giá Trần Thị Ngọc (2014) cũng là
một nghiên cứu đang xem xét. Tương tự như đề tài trên, bài nghiên cứu này cũng xuất
phát từ những cơ sở lý thuyết luận về đầu tư trực tiếp cũng như đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài sau đó phân tích thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
từ đó đưa ra giải pháp. Nội dung giải pháp cũng đi theo hướng tương tự như bài viết đã
đề cập bên trên, tuy nhiên có thêm một điểm mới khi vạch ra được tầm quan trọng trong


11

việc lựa chọn địa bàn đầu tư tại nước ngoài, một điểm đóng vài trò quyết định trong sự
thành bại của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước bạn.
Ngoài ra, bài nghiên cứu khoa học cấp học viện với đề tài “Đánh giá thực trạng đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam từ 2008-2011” của tác giả Lê Nguyễn Trung Anh (2012)
cũng đưa ra một số điểm thú vị. Một lần nữa các khái niệm hay cơ sở lý luận về đầu tư
trực tiếp cũng như đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tiếp tục được khẳng định rõ hơn. Tuy
nhiên, do bài viết được nghiên cứu trong khoảng thời gian khá xa với hiện tại, nên số
liệu và các xu hướng phát triển bài nghiên cứu đề xuất có phần không còn phù hợp nữa.
Bản thân các chính sách về pháp luật của Việt Nam cũng đã thay đổi ở hiện tại, vậy nên
những đóng về mặt thực tiễn của bài nghiên cứu này đã bị hạn chế.
Ngoài ba bài viết nêu trên, một bài viết khác đã quyết định nghiên cứu theo một
hướng đi riêng biệt hơn khi xuất phát từ thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam với tên đề tài: “Thực
trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

do tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh (2010) thực hiện.
Cũng là đề tài về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam nhưng mang tính chi
tiết hơn, có một số bài luận/tiểu luận nghiên cứu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
Việt Nam nhưng xét trong một ngành cụ thể như viễn thông, cà phê, gỗ. Có thể kể đến
như:
Tiểu luận Đầu tư quốc tế với đề tài "Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài - Cơ hội và thách thức” của tác giá Lê Ngọc Minh (2014) có nội dung đưa ra
một cái nhìn toàn cảnh về đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.
Qua đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của các đơn vị, tổ chức này và từ đó nêu lên
những dự báo cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam.
Hay một bài nghiên cứu khác với đề tài: “Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam và liên hệ thực tế với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” do tác giả


12

Nguyễn Thị Hảo (2012) thực hiện với mục đích đưa ra một số đánh giá cho hoạt động
đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
Như đã tổng hợp ở trên, riêng về đề tài đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các Ngân
hàng Việt Nam thì chưa có bài việt mang tính học thuật nào được công bố. Các bài viết
liên quan đến chủ đề này chủ yếu là các bài tin tức, bình luận ngắn gọn được đăng tải
hay xuất bản trên báo chí. Vị dụ như:
Bài viết: “Những con số bất ngờ về đầu tư ra nước ngoài của Ngân hàng Việt Nam”
của tác giả Hoàng Ly đăng tải trên website cafef.vn ngày 29/09/2017.
Hay bài viết: “Ngân hàng Việt “hái quả ngọt” từ đầu tư ra nước ngoài” theo
infomoney.vn đăng tải trên website tapchitaichinh.vn ngày 04/04/2017 đã tổng hợp
những kết quả đáng ghi nhân của một số ngân hàng Việt Nam trong quá trình đầu tư ra
nước ngoài như Vietinbank tại Lào, SHB tại Lào, Vietcombank tại Campuchia, hay
BIDV tại Myanmar.

Bên cạnh đó còn cả bài viết:”Ngân hàng Việt trong xu hướng vươn mình ra nước
ngoài” của tác giả H.Trang đăng tải trên báo dantri.com.vn ngày 22/07/2017 với nội
dung thông kế một số ngân hàng hàng Việt Nam đang và sẽ có kế hoạch đầu tư tại nước
ngoài, và đánh giá từ phía chuyên gia trong lĩnh vực này để phân tích xu hướng phát
triển của các Ngân hàng Việt Nam khi dấn thân tại thị trường quốc tế.
Với những tổng hợp như trên đã phần nào đưa ra một cái nhìn khái quát về tổng
quan các công trình hay bài nghiên cứu trước đây về lịnh vực hay đề tài tương tự. Từ đó
làm tiền đề để người viết phát triển đề tài này ngay sau đây.
3. Mục đích nghiên cứu
Bài viết này được thực hiện với mục đích:
- Nếu ra một số thực trạng trong việc đầu tư ra nước ngoài cảu các ngân hàng Việt
Nam, cụ thể là 4 Ngân hàng: Vietcombank, BIDV, SHB và Sacombank.
- Đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của 4 Ngân hàng nêu trên
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016-2017 của Ngân hàng
Techcombank và chiến lược đầu tư ra nước ngoài của ngân hàng này.


13

- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Techcombank trong lĩnh vực
đầu tư ra nước ngoài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nhiều NHTM Việt Nam đã mở chi nhánh, văn phòng đại diện và công ty con ở
nước ngoài, đó là Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank) có văn phòng đại diện tại Singapore và công ty con tại Hongkong; Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở chi nhánh, văn phòng đại diện
tại Campuchia; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) mở chi nhánh ở
Lào, Campuchia; Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng đã khai trương chi
nhánh tại Campuchia.
Với giới hạn về thời gian, bài viết này sẽ tập trung phân tích và đánh giá kết quả

đầu tư ra nước ngoài cảu 4 ngân hàng trên để đưa ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng
Techcombank sau này. Lý do lựa chọn 4 ngân hàng nêu trên như sau:
- Vietcombank và BIDV là hai đại diện ngân hàng thuộc top 4 các ngân hàng lớn
nhất Việt Nam. Hiện này, Techcombank cũng đang được xếp hạng trong top đó. Vì vậy,
ít nhiều 2 ngân hàng này sẽ có những nét tương động về sức mạnh tài chính cũng như
quy mỗ nguồn vốn hoạt động.
- SHB và Sacombank là 2 ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam
có dự án đầu tư ra nước ngoài. Với định vị và loại hình ngân hàng tương tự với
Techcombank thì đây sẽ là 2 ngân hàng có nhiều điểm so sánh tương đồng.
Phạm vi nghiên cứu của bài viết vì thế mà cũng tập trung và 5 đối tượng ngân hàng
chính trong đó có Techcombank. Cụ thể, bài viết sẽ chỉ nghiên cứu trong phạm vi năm
2016-2017 (đối với các kết quả kinh doanh của Ngân hàng), và chỉ đi sâu phân tích kết
quả liên quan đến đầu tư ra nước ngoài của các đối tượng này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng
thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng


14

bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc
về đối tượng.
Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh,
hoạt động tài chính. Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở 3 nguyên tắc:
- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là là chỉ tiêu của một kỳ được
lựa chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh trong bài viết là: Tài
liệu năm trước, các mục tiêu dự kiến.
- Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên bài viết sử dụng những kỹ thuật

so sánh sau:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kết quả so sánh biển hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng
kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với
kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển, mức độ phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Ngoài ra, bài viết cũng tiến hành phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh
dưới 3 hình thức:
+ So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương
quan giữa các chỉ tiêu cùng kỳ của các báo cáo tài chính.
+ So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều
hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính.
+ So sánh xác định xu hướng & tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt
hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu
phản ánh quy mô chung & chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để thấy rõ hơn xu hướng
phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
6. Cấu trúc bài viết


15

Bài viết được trình bày theo tiêu chuẩn luận văn Thạc sỹ của Đại học Ngoại thương.
Ngoài các phần như Lời mở đầu, mục lục, danh mục viết tắt, bảng biểu sơ đồ, kết luận,
dnah mục tài liệu tham khảo, thì bài viết được chia thành 3 chương chính, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài
Chương 2: Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của một số NHTMCP Việt Nam
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
(Techcombank).



16

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài
1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài
1.1.1. Khái niệm
Theo TS. Hà Văn Hội, Đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư
nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước
tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
nhằm thu lợi nhuận hoặc để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Bản chất của
đầu tư nước ngoài là xuất khẩu tư bản, hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Xuất
khẩu tư bản là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở nước ngoài, còn xuất khẩu hàng hoá
là quá trình thực hiện giá trị thặng dư ở trong nước.
Xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu tư bản luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Các
nhà tư bản thực hiện việc xuất khẩu hàng hoá để thâm nhập tìm hiểu thị trường, luật lệ,
quyết định đầu tư tư bản (xuất khẩu tư bản). Đồng thời với xuất khẩu tư bản là việc thành
lập các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh để nhằm xuất khẩu máy móc thiết bị, vật tư sang
nước tiếp nhận đầu tư và khai thác nhân lực, lao động ở nước chủ nhà. Cùng với thương
mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc tế là dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong
liên kết kinh tế toàn cầu. Phân loại đầu tư quốc tế (theo hình thức đầu tư) gồm có:
- Đầu tư trực tiếp (FDI)
Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một
phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành
các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại.
Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh doanh,
chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn 100% vốn và trực tiếp tham gia điều
hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn (công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông
qua FDI, nước chủ nhà tiếp thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý,

mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn


17

pháp định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái đầu tư
từ lợi nhuận thu được.
- Đầu tư gián tiếp
Là hình thức đầu tư vốn quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư
bằng hình thức mua cổ phần của các công ty nước sở tại (ở mức khống chế nhất định)
để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư.
Đặc điểm của loại đầu tư này là phạm vi đầu tư có giới hạn (Chủ đầu tư chỉ quyết định
mua cổ phần của các doanh nghiệp có lãi và có triển vọng trong tương lai. Số lượng cổ
phần bị khống chế ở mức độ nhất định để không có cổ phần nào chi phối doanh nghiệp
(từ 10 - 25% vốn pháp định.) Đồng thời, chủ đầu tư không tham gia điều hành, nước
nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong sản xuất và kinh doanh. Chủ đầu tư thu
lợi nhuận qua lãi suất cổ phiếu không cố định phụ thuộc kết quả kinh doanh. Mặc dù đầu
tư gián tiếp không có cơ hội như FDI nhưng có cơ hội phân tích rủi ro kinh doanh trong
những người mua cổ phiếu.
- Tín dụng thương mại
Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay.
Hình thức này có đặc điểm là ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động
của doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay phải nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu
tư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. Chủ đầu tư thu
lợi nhuận cố định (lãi suất tiền vay) theo khế ước độc lập với kết quả kinh doanh của
nước nhận đầu tư. Ngân hàng có quyền sử dụng tài sản thế chấp và yêu cầu cơ quan bảo
lãnh thanh toán, khi bên vay không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, hình thức này có
độ rủi ro lớn và đối tượng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp.
Riêng đối với đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài, Tổ chức Thương mại Thế giới
đưa ra định nghĩa như sau về FDI:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền
quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính


18

khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước
ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được
gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế trực tiếp
Qua xem xét các định nghĩa về đầu tư nước ngoài có thể rút ra một số đặc trưng cơ
bản của đầu tư nước ngoài như sau:
-

Một là, sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác.

-

Hai là, vốn được huy động vào các mục đích thực hiện các hoạt động kinh tế và

kinh doanh.
Mặc dù có nhiều khác biệt về quan niệm nhưng nhìn chung FDI được xem xét như
một hoạt động kinh doanh, ở đó có các yếu tố di chuyển vốn quốc tế và kèm theo nó bao
gồm các yếu tố khác. Các yếu tố đó không chỉ bao gồm sự khác biệt về quốc tịch của các
đối tác tham gia vào quá trình kinh doanh,sự khác biệt văn hoá , luật pháp mà còn là sự
chuyển giao công nghệ , thị trường tiêu thụ…
Theo luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam, FDI có thể được hiểu như là việc các
tổ chức, các cá nhân trực tiếp nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài
sản nào được chính phủ Việt Nam chấp nhận để hợp tác với bên Việt Nam hoặc tự mình

tổ chức các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam .Dưới góc độ kinh tế có thể
hiểu FDI là hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu đồng thời là người
trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.Về thực chất, FDI
là sự đầu tư của các công ty ( cá nhân) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài
và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau:
-

Thứ nhất, các chủ đầu tư phải đóng góp một khối lượng vốn tối thiểu theo quy

định của từng quốc gia. Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định chủ đầu tư nước
ngoài phải đóng góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án.


19

-

Thứ hai, sự phân chia quyền quản lý các doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ

đóng góp vốn. Nếu đóng góp 10% vốn thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước
ngoài điều hành và quản lý.
-

Thứ ba, lợi nhuận của các chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh

và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn sau khi nộp thuế và trả lợi tức cổ phần.
-

Thứ tư, FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại


toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp
với nhau.
-

Thứ năm, FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển

giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới
cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư.
-

Thứ sáu, FDI hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các

công ty đa quốc gia.
1.2. Nhân tố tác động đầu tư quốc tế trực tiếp
1.2.1. Nhân tố chung tác động đến ĐTQTRNN
a. Nhân tố chính trị
Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư
nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi
đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã
hội được đảm bảo sẽ bước đầu gây chọ được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn
cũng như có thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để
kéo theo sự ổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại
sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến
vậy.
b. Nhân tố kinh tế.
Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc
đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy theo
các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao,



20

cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp
thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.
Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, thuận
lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm giảm chi phí
vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn. Còn tài nguyên
thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong những lợi thế so
sánh của họ. Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan hiếm vốn và công nghệ
nên việc khai thác và sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí
đốt … đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn
đầu tư lớn trên thế giới.
c. Nhân tố văn hóa - xã hội.
Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các nhà
đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích tiêu dùng
của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai
và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc
chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó.
Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức tiêu dùng lớn, thu
nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút được nhiều
dự án đầu tư hơn.
Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiện thực hóa và đi vào hoạt động
đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu đầu tư kể từ lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn sản
xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng như giao
thông, liên lạc… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện, nước cũng
như cácdịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ngân hàng - tài chính.
Bên cạnh đó nước sở tại cũng cần quan tâm đến việc trang bị một cơ sở hạ tầng xã hội
tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình



21

độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật tự an ninh - xã hội, có như vậy mới
tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
d. Nhân tố pháp lý.
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt động của nhà
đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn
hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư.
Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù
hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà
đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu
hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
1.2.2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
a. Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận
biên (số có thêm trong tổng số đầu ra mà một nhà sản xuất có được do dùng thêm một
đơn vị của yếu tố sản xuất) của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng
suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm
nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì chi phí sản xuất của các nước thừa vốn thường cao hơn
các nước thiếu vốn. Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là tất cả những hoạt động nào có
năng suất cận biên cao mới được các Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mà cũng có những
hoạt động quan trọng, là sống còn của Doanh nghiệp thì họ vẫn tự sản xuất cho dù hoạt
động đó cho năng suất cận biên thấp.
b. Chu kỳ sản phẩm
Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kỳ sống của
các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn
sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Akamatsu Kaname (1962, A

Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries) cho rằng sản phẩm
mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra


22

thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên
thị trường bản địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản
phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài (giai đoạn
sản phẩm chín muồi). Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong
nước bão hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện (giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa). Hiện
tượng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966, International Investment and International Trade in the
Product Cycle) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong
chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung
cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp
dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây
là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi
phí sản xuất thấp hơn.
c. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976, The International Operations of
National Firms: a Study of Direct Foreign Investment), John H. Dunning (1981,
International Production and the Multinational Enterprise), Rugman A. A. (1987, The
Firm-Specific Advantages of Canadian Multinationals) và một số người khác cho rằng
các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép
công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có
các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói
trên. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các
nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm

năng... ta dễ dàng nhận ra lợi ích của việc này.
d. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song
phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng


23

dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương.
Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và
bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật
Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường
Bắc Mỹ và châu Âu.
e. Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển
hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư
trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật
Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công
ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công
nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc
tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc
gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công
nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập
với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electronics, việc National Offshore Oil
Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với
chiến lược như vậy.
f. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những
nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu

tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay
cũng có mục đích tương tự.
1.3. Hình thức đầu tư quốc tế trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức mà trong đó các tổ chức, cá nhân nước
ngoài đầu tư sang nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quá trình sử dụng và thu
hồi số vốn đầu tư bỏ ra.


24

FDI được thực hiện theo hai kênh chủ yếu: đầu tư mới (greenfield investment-GI)
và mua lại&sát nhập (Mergers and Acquisitions-M&A). Đầu tư mới là các chủ đầu tư
thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là
kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh đầu tư chủ yếu để các nhà đầu tư ở
các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển. Ngược lại, không giống như GI,
M&A là các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh
nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này được thực hiện ở các nước phát triển, các
nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, FDI
được chủ yếu thực hiện theo kênh GI.
FDI nói chung là việc các thương gia đưa vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý ra
nước ngoài và khống chế nguồn vốn đầu tư trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh
theo lĩnh vực đầu tư đó. Xuất phát từ nhu cầu truy tìm lợi nhuận cao và giành được tiếng
nói hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư sang nước khác
mà ở đó tập trung nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với việc đầu tư trong nước như tranh
đoạt thị trường ở nước sở tại, tranh thủ các ưu đãi về đầu tư, tận dụng nguồn nhân công
rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên… từ đó tối đa hóa lợi nhuận trên cùng một đồng vốn
bỏ ra. Đối với các nước đang phát triển thì vấn đề vốn là hết sức cần thiết cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, trong khi đó việc huy động nguồn vốn trong nước không phải là dễ
dàng, lại càng không thể chỉ dựa vào sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên để tiến hành
tích lũy tư bản, do đó vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói chỉ được phá vỡ khi các nước

này mở của để thu hút đầu tư nước ngoài.
FDI được xem là chất xúc tác không thể thiếu nhằm làm cho nền kinh tế có được
sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, việc thu hút FDI sẽ gặp không ít khó khăn khi các nước
đang phát triển có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, luật pháp còn nhiều cản trở … Do đó các
quốc gia sẽ phải cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn nữa tạo sự hấp dẫn hơn
nữa để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài.


×