Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu hiện trạng môi trường vùng khai thác mỏ bauxite tân rai bảo lâm lâm đồng và định hướng phục hồi sau khai thác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.83 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

MAI THẾ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÙNG KHAI THÁC MỎ BAUXITE TÂN RAI – BẢO LÂM
- LÂM ĐỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

MAI THẾ DƯƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÙNG KHAI THÁC MỎ BAUXITE TÂN RAI – BẢO LÂM
- LÂM ĐỒNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số:
60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. Phạm Thị Thu Hà

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu sử
dụng, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan, phù hợp với thực tiễn của địa bàn nghiên cứu và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Học viên

Mai Thế Dương


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
TS Phạm Thị Thu Hà đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Banh lãnh đạo Công ty cùng tập thể cán bộ Phòng Môi trường - Công ty CP.
Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin, Phòng Môi trường – Công ty TNHH
MTV nhôm Lâm Đồng – TKV, các cán bộ Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Lâm
Đồng, các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Bộ Môn Sinh
thái đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại Bộ môn, cũng như gia
đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn

thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Mai Thế Dương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Tổng quan về mỏ bauxite Tân Rai

3

1.1.1. Tác động đến môi trường không khí

3

1.1.2. Tác động đến môi trường nước

3


1.1.3. Tác động đến môi trường đất, cảnh quan và đa dạng sinh học

4

1.2. Tổng quan về mỏ Bauxite Tân Rai

4

1.2.1. Tổng quan chung

4

1.2.2. Phương pháp khai thác

7

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu

12

1.3.1. Đặc điểm địa hình

12

1.3.2. Đặc điểm khí hậu

13

1.3.3. Đặc điểm hệ thống thuỷ văn


14

1.3.4. Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên

15

1.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội

15

1.3.6. Đặc điểm giao thông – liên lạc

16

1.3.7. Đặc điểm địa chất mỏ

16

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG , PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

24

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

24

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

24


2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

24

2.2. Phương pháp nghiên cứu

24

2.2.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp

24

2.2.2. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu

25

2.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

26

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu, đánh giá tổng hợp

26

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

28

3.1. Hiện trạng môi trường khu vực mỏ bauxite Tân Rai


28

i


3.1.1. Hiện trạng môi trường không khí

29

3.1.2. Hiện trạng môi trường nước

34

3.1.3. Hiện trạng môi trường đất

43

3.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
3.2. Định hướng giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường mỏ bauxite Tân Rai
sau khai thác

48

3.2.1. Mục tiêu cải tạo, phục hồi môi trường

51

3.2.2. Đề xuất phương án cải tạo


52

3.2.3. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

69
69

2. Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

ii

49


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các công trình đã xây dựng tại khu vực mỏ

5


Bảng 1.2: Khối lượng bóc đất và khai thác hàng năm của mỏ

8

Bảng 1.3: Các thông số của Hệ thống khai thác

8

Bảng 1.4: Bảng số liệu quan trắc khí tượng thủy văn tại trạm Bảo Lộc

13

Bảng 1.5: Bảng thống kê chất lượng quặng trong thân quặng I

18

Bảng 1.6: Bảng kết quả thông kê các thông số chất lượng thân quặng II

19

Bảng 1.7: Bảng thống kê chất lượng quặng trong thân quặng III

20

Bảng 1.8: Thành phần khoáng vật của quặng

21

Bảng 1.9: Thành phần chính trong thân quặng công nghiệp khu Tây mỏ
bauxite Tân Rai


22

Bảng 2.1: Phương pháp đo, lấy mẫu khí và bảo quản tại hiện trường

25

Bảng 2.2: Phương pháp lấy mẫu nước và bảo quản tại hiện trường

26

Bảng 2.3: Phương pháp đo nhanh tại hiện trường

26

Bảng 2.4: Phương pháp phân tích mẫu không khí

26

Bảng 2.5: Phương pháp phân tích mẫu nước

26

Bảng 3.1: Vị trí quan trắc môi trường không khí

29

Bảng 3.2: Kết quả đo đạc, phân tích hiện trạng môi trường không khí

31


Bảng 3.3: Kết quả quan trắc môi trường không khí một số vị trí

32

Bảng 3.4: Vị trí quan trắc môi trường nước mặt

34

Bảng 3.5: Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước mặt

36

Bảng 3.6: Kết quả quan trắc nước mặt định kỳ của mỏ

37

Bảng 3.7: Kết quả quan trắc nước ngầm định kỳ khu vực Tân Rai của TKV

39

Bảng 3.8: Kết quả quan trắc nước thải định kỳ của mỏ

41

Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu đất

45

Bảng 3.10: Dung tích các bãi thải quặng đuôi


59

Bảng 3.11: Lịch sử dụng bãi thải bùn

59

iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Vị trí khu mỏ Bauxite Tân Rai

6

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ khai thác quặng phần sườn đồi

9

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ khai thác quặng phần đỉnh đồi

10

Hình 1.4: Cột địa tầng

17

Hình 3.1: Vị trí khu quan trắc môi trường không khí

29


Hình 3.2. Quan trắc môi trường không khí

30

Hình 3.3: Vị trí khu quan trắc môi trường nước

35

Hình 3.4. Hình ảnh tầng đất mặt

45

Hình 3.5: Sơ đồ trồng cây

58

Hình 3.6. Hình ảnh cây keo lai và cây thông 2 lá

68

iv


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn về bauxite trong khu vực và trên thế
giới. Quặng bauxite nước ta có ở cả miền Bắc và miền Nam nhưng tập trung lớn
nhất ở cao nguyên Nam Trung Bộ. Tổng trữ lượng quặng bauxite đã xác định và tài
nguyên dự báo khoảng 5,5 tỷ tấn, trong đó khu vực miền Bắc khoảng 91 triệu tấn,

khu vực miền Nam khoảng 5,4 tỷ tấn [1].
Với nguồn tài nguyên quặng bauxite đã xác định như trên, dự án khai thác
Bauxite Tân Rai - Bảo Lâm - Lâm Đồng đóng một vai trò rất quan trọng cho nền
kinh tế và quá trình công nghiệp hoá của đất nước. Khi ngành công nghiệp alumin nhôm được hình thành sẽ giảm được một lượng ngoại tệ lớn dùng để nhập khẩu như
hiện nay..
Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực, hoạt động của dự án cũng sẽ gây ra
những tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của khu
vực mỏ và vùng phụ cận. Địa hình khu mỏ bị biến đổi. Bề mặt tầng và sườn tầng
của khai trường mỏ sau khi kết thúc đổ thải sẽ trơ trụi, không có thảm thực vật bao
phủ vì vậy vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng xói mòn đất đá gây bồi lấp khu
vực hệ thống sông suối. Khu vực hoạt động saukhai thác sẽ là nguồn gây ra các tác
động xấu cho môi trường như gây bụi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh, gây
rủi ro xói mòn khi mưa…, đồng thời làm xấu cảnh quan môi trường khu vực.
* Các tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác Bauxite
Việc khai thác quặng Bauxite có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường đất,
nước, không khí và cả sinh vật, đặc biệt là môi trường đất. Việc khai quang cây cối
sẽ phá huỷ nơi cơ trú của động vật, phát tán mầm bệnh thực vật, thay đổi điều kiệu
thời tiết, gia tăng hàm lượng bụi: đất vùng mỏ sẽ bị xói mòn rất nhanh nếu không
được che phủ hoặc trồng rừng. Nguồn nước mặt có thể bị ô nhiễm, tăng cặn lơ lửng,
hàm lượng axit, độ đục. Những vùng bị khai quang sẽ mất cảnh quang, ảnh hưởng
tiêu cực đến thị giác: bụi bặm, tiếng động cơ giới và chất nổ có thể làm gián đoạn
môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khoẻ của dân cư lân cận.

1


Hoạt động khai thác còn ảnh hưởng tới kinh tế xã hội, tuỳ thuộc vào khoảng
cách từ mỏ tới khu dân cư mà tầm ảnh hưởng của hoạt động khai thác sẽ khác nhau.
Việc khai thác mỏ có thể phá vỡ truyền thống văn hoá, lối sống và sự ràng buộc bộ
tộc; thay đổi hoàn toàn các loại hoa màu và kỹ thuật canh tác cũng như cách thức

buôn bán; sự tập trung dân cư từ nơi khác đến sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề về an
ninh xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu hiện trạng môi trường trong
quá trình khai thác mỏ, những tác động, biến đổi về môi trường do khai thác mỏ gây
nên để có định hướng cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác tại mỏ Bauxite Tân
Rai - Bảo Lâm - Lâm Đồng là rất cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường khu vực khai thác
mỏ và vùng lân cận làm cơ sở định hướng cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác
mỏ Bauxite Tân Rai – Bảo Lâm - Lâm Đồng.
- Đề xuất mội số giải pháp cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác Bauxite
Tân Rai – Bảo Lâm – Lâm Đồng.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tác động môi trường của hoạt động khai thác Bauxite
1.1.1. Tác động đến môi trường không khí
- Bụi: Hoạt động khai thác mỏ sẽ phát sinh một lượng bụi lớn từ các khâu
sản xuất như nổ mìn, xới quặng và bốc xúc, vận chuyển. Lượng bụi thành phần lớn
là bụi có kích thước lớn nên sẽ rơi xuống trước khi bị phát tán rộng vào không khí;
chủ yếu tác động tới công nhân lao động trên khai trường.
Khí thải: Hoạt động khai thác mỏ còn phát sinh một lượng lớn khí thải do sử
dụng nhiên liệu cho động cơ đốt trong trên khai trường cho vận chuyển, xúc bốc
lớn. Tuy nhiên, các hơi khí này chỉ tác động tới con người, thực động vật khi có
nồng độ tức thời cao. Dù thải lượng khí thải lớn, nồng độ tức thời cao nhưng tại vị
trí phát thải không có người, sinh vật thì sẽ tác động tới khí quyển.
- Tiếng ồn: Hoạt động của máy móc, thiết bị hoạt động tại khai trường và
trên tuyến đường vận chuyển cũng sẽ gây ra tiếng ồn lớn, ảnh hưởng tới công nhân

lao động trong khu vực mỏ.
1.1.2. Tác động đến môi trường nước
Tác động tới chất lượng nước mặt:
Môi trường nước mặt sẽ chịu tác động của các hoạt động phát sinh chất thải
của mỏ như phát sinh bụi, nước thải các loại, chất thải các loại, cũng như các hoạt
động không liên quan tới chất thải như các rủi ro sự cố, mưa, lũ.
Tác động tới chất lượng nước ngầm:
Nước ngầm sẽ chịu ảnh hưởng của chất lượng nước mặt của khu vực, do
nước ngầm trong khu vực được cung cấp chủ yếu bởi nước mặt. Nước thải khai thác
được thoát theo kiểu tự chảy theo địa hình sẽ ngấm vào nước ngầm tại chân các
thung lũng góp phần gia tăng các chất ô nhiễm trong nước.
Chất thải rắn sinh hoạt và nguy hại như dầu mỡ ... khi không được thu gom
sẽ ngấm qua đất xuống nước ngầm tầng nông gây ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm là khá
lớn và khó xử lý do đó cần có biện pháp xử lý triệt để tại nguồn.

3


1.1.3. Tác động đến môi trường đất, cảnh quan và đa dạng sinh học
* Tác động đến môi trường đất
Hoạt động khai thác mỏ sẽ gây xói mòn đất, độ phì nhiêu màu mỡ của đất sẽ
bị giảm sút, đặc biệt là loại đất bazan của cây công nghiệp dài ngày. Đồng thời sẽ
làm thu hẹp diện tích đất canh tác.
Chất lượng đất trong khu vực cũng sẽ chịu tác động của nước thải, chất thải
rắn:
- Nước thải của quá trình khai thác quặng (nước mưa chảy tràn trên khai
trường) chứa nhiều kim loại và phi kim. Thành phần nước thải khai thác mỏ Tân
Rai như sau: cặn lơ lửng, Al, Si ...
- Chất thải rắn nguy hại: khi không được thu gom triệt để sẽ tác động lớn tới
chất lượng đất. Tác động này rất lớn và lâu dài.

* Tác động đến cảnh quan và đa dạng sinh học
Hoạt động khai thác sẽ làm mất đi cảnh quan của khu vực, cụ thể là sẽ diễn
ra khâu phát quang, chuẩn bị khai trường làm mất đi diện tích che phủ. Đồng thầy
ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học khu vực mỏ, mất đi thảm thực vật che phủ, các
sinh vật sinh sống trong khu vực khai thác cũng biến mất.

1.2. Tổng quan về mỏ Bauxite Tân Rai
1.2.1. Tổng quan chung
Khu vực tiến hành công tác thăm dò mỏ bauxit Tân Rai có diện tích 42 km2
nằm trên địa phận 3 xã Lộc Thắng, Lộc Phú, Lộc Ngãi thuộc huyện Bảo Lâm tỉnh
Lâm Đồng, cách thị trấn Bảo Lộc 20 km về phía Đông Bắc.
Toạ độ địa lý của mỏ:

11038'08'' đến 11041'56'' vĩ độ Bắc.
107049'54'' đến 107053'12'' kinh độ Đông.

Mỏ bauxit Tân Rai - Bảo Lâm - Lâm Đồng đã được cấp phép khai thác theo
Giấy phép hoạt động khoáng sản số 1084/GP-BTNMT ngày 21/06/2010 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường [2].
- Diện tích khai trường: 1.619,5ha, chia làm hai thân quặng.
+ Thân quặng I là 464,8 ha.

4


+ Thân quặng II là 1.154,7 ha.
- Diện tích mặt bằng nhà máy tuyển: Diện tích chiếm đất của nhà máy tuyển
bao gồm cả diện tích của kho quặng tinh  8,0ha.
- Trữ lượng được cấp phép khai thác: 119.361.000 tấn quặng
(69.802.000m3).

- Công suất khai thác: 4.318.000 tấn/năm (2.525.000m3/năm).
- Cao độ trước khi khai thác: từ +820 đến + 898.
- Cao độ sau khi kết thúc khai thác: Do quặng bauxite được phân bố đều trên
toàn bộ diện tích của mỏ với chiều dày trung bình từ 3m - 6m, do vậy, đáy kết thúc
của khai trường mỏ sẽ sâu hơn so với địa hình ban đầu từ 3m – 6m.
+ Cao độ kết thúc khai thác lớn nhất (ở trên phần đỉnh): +890.
+ Cao độ kết thúc khai thác nhỏ nhất (ở dưới khu vực khe suối): +820.
- Thời hạn khai thác theo giấy phép: 29 năm kể từ ngày ký Giấy phép (đến
ngày 21/06/2039).
Từ khi được cấp phép đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam đã tiến hành xây dựng cơ bản và khai thác quặng.
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các công trình đã xây dựng tại khu vực mỏ [5]
I

Công trình khai thác mỏ
1

Khu văn phòng mỏ

2

Tuyến đường từ đập Cai Bảng đến Nhà máy tuyển

3

Hệ thống cung cấp điện động lực và chiếu sáng khu văn phòng khai thác mỏ

II

Khai trường khai thác


1

Bắt đầu đổ thải tại hồ thải quặng đuôi số 5

2

Khai thác đến năm thứ 6 (Kết thúc đổi thải tại hồ thải quặng đuôi số 6)

3

Khối lượng công tác khai thác quặng

+

Năm 2011: Khối lượng quặng nguyên khai khai thác: 83.592 tấn, Bóc đất:
7.827m3
Năm 2012 đến hết năm 2016: Khối lượng quặng nguyên khai khai
thác/năm: 1.235.660 tấn, Bóc đất: 270.907m3

+

5


Hình 1.1: Vị trí khu mỏ Bauxite Tân Rai

6



1.2.2. Phương pháp khai thác
Mỏ được khai thác bằng phương pháp lộ thiên với quy trình và công nghệ
như sau[3]:
1.2.2.1 Công tác mở vỉa và xây dựng cơ bản mỏ
Công tác mở vỉa và xây dựng cơ bản của khu Tây mỏ Tân Rai bao gồm các
công việc:
- Phát quang bề mặt khu vực chuẩn bị khai thác.
- Xây dựng tuyến đường nối từ tuyến đường từ đập hồ Cai Bảng vào nhà
máy tuyển với khu vực khai thác đầu tiên (khu vực dự kiến xây dựng đập chắn bãi
thải bùn số 5).
- Khai thác quặng phần sườn trong khu vực bãi thải bùn số 5.
- Đào hào mở vỉa, hào chuẩn bị và tạo ra mặt bằng công tác đầu tiên.
- Bóc khối lượng đất phủ ban đầu đảm bảo khối lượng quặng sẵn sàng cho
khai thác (từ 1 - 3 tháng sản lượng).
1.2.2.2. Trình tự khai thác
- Trình tự khai thác các thân quặng
Khai thác thân quặng II trước, thân quặng I khai thác sau, trong quá trình
hoạt động  30 năm của nhà máy alumin với công suất 650.000 tấn alumin/năm sẽ
khai thác hết các thân quặng I và II.
- Trình tự khai thác trong từng thân quặng
Trong từng thân quặng công tác khai thác tiến hành song song hoặc nối tiếp
các khối trữ lượng trên nguyên tắc đảm bảo điều hoà hàm lượng, hạn chế tối đa việc
mở nhiều khai trường trong một thời điểm khai thác. Trình tự khai của mỏ là khai
thác cuốn chiếu từng khối trong một khu vực.
- Trình tự khai thác trong một khu vực.
- Khai thác phần sườn: Các khối ở phần dưới thấp khai thác trước, đất phủ có
thể chứa tạm vào các thung lũng không có quặng, tiếp đó khai thác các khối ở phần
cao. Đất phủ trực tiếp trên bề mặt thân quặng ở các khối thuộc phần cao sẽ được gạt
xuống khối đã khai thác xong của phần dưới để kết hợp hoàn thổ đất canh tác.


7


- Khai thác phần đỉnh: Cũng được chia thành các khối và quy trình tiến hành
tương tự như khai thác phần sườn, nhưng hầu hết các khối cùng nằm trên một tầng
khai thác.
- Khối lượng công tác mỏ hàng năm.

Stt

1
2

Bảng 1.2: Khối lượng bóc đất và khai thác hàng năm của mỏ[3]
Khối lượng công tác (m3)
Công việc
Năm
Ngày
Ca
Giờ
Bóc đất phủ (lớp đất trồng và đất

547.000

1.823

608

76


2.525.000

8.417

2.809

350,7

- Quặng phần suờn

997.375

3.325

1.108

139

- Quặng phần đỉnh

1.527.625

5.092

1.697

212,2

phủ trực tiếp trên bề mặt quặng)
Khai thác quặng

Trong đó

1.2.2.3. Hệ thống khai thác
1.2.2.3.1. Thông số của hệ thống khai thác
Theo thiết kế đã được phê duyệt thì các thông số của hệ thống khai thác như
sau:
Stt

Bảng 1.3: Các thông số của Hệ thống khai thác[3]
Đơn
Các thông số
vị

Giá trị

1

Chiều cao tầng, hmax

m

6

2

Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin

m

20


3

Góc nghiêng sườn tầng khai thác

độ

60

4

Góc nghiêng sườn kết thúc

độ

45

5

Chiều rộng khoảng khai thác, A

m

15

6

Kích thước của khối khai thác

m


400 x 100

7

Chiều dài tuyến công tác

m

8001000

8


1.2.2.3.2. Sơ đồ công nghệ khai thác
Áp dụng công nghệ khai thác chọn lọc, các sơ đồ công nghệ như sau:
 Khai thác phần sườn đồi
Sơ đồ công nghệ khai thác phần sườn đồi được trình bảy ở Hình 1.2.

Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ khai thác quặng phần sườn đồi [3]
Sau khi phát quang bề mặt, lớp đất trồng phía trên sẽ được gạt gom thành
đống và xúc bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngược (TLGN) lên ô tô chở đi đổ đống
riêng ở các thung lũng không có quặng để chờ phục vụ hoàn thổ, hoặc hoàn thổ trực
tiếp luôn cho các khối đã khai thác hết quặng và đã được trải lớp đất phủ trực tiếp
lên trên bề mặt lớp trụ của thân quặng.
Lớp đất phủ trực tiếp trên bề mặt thân quặng ở tầng dưới thấp sẽ được gạt
hoặc xúc chở xuống các thung lũng không có quặng và đổ đống riêng, để lưu trữ
phục vụ công tác hoàn thổ sau này. Đất phủ trực tiếp trên bề mặt thân quặng của

9



tầng trên được gạt trực tiếp xuống các khối đã khai thác xong của tầng dưới. Sau khi
bóc hết đất phủ tiến hành khai thác quặng.
+ Ở khu vực không có quặng kết tảng: quặng được gạt từ phần cao của khối
khai thác xuống chân tầng để máy xúc TLGN xúc lên ôtô vận chuyển về xưởng
tuyển, hoặc cũng có thể xúc trực tiếp quặng lên ô tô, nếu chiều dầy thân quặng đủ
lớn, không làm ảnh hưởng đến năng suất máy xúc.
+ Ở những vị trí có quặng kết tảng cứng không thể gạt hoặc xúc trực tiếp,
tiến hành làm tơi sơ bộ bằng máy gạt có lắp lưỡi cày đá, hoặc khoan nổ mìn, hoặc
đập bằng đầu đập thuỷ lực. Sau khi làm tơi quặng được xúc bằng máy xúc TLGN
lên ôtô và vận chuyển về nhà máy tuyển.
 Khai thác phần đỉnh đồi:
Công nghệ khai thác quặng phần đỉnh đồi được tóm tắt trong Hình 1.3.

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ khai thác quặng phần đỉnh đồi [3]

10


Sau khi phát quang bề mặt, lớp đất trồng phía trên được gạt gom và xúc chở
đi hoàn thổ ở các khối lân cận, hoặc đổ đống riêng chờ hoàn thổ. Lớp đất phủ trực
tiếp trên bề mặt thân quặng được gạt xuống khối phía dưới đã khai thác xong (nếu
phần sườn đồi phía dưới đã khai thác), hoặc gạt sang khối bên cạnh đã khai thác
xong (cùng ở phần đỉnh đồi).
+ Ở khu vực không có quặng kết tảng: Quặng được máy xúc TLGN xúc trực
tiếp lên ô tô chở về xưởng tuyển. Tại những nơi có lớp quặng mỏng cần gạt gom
thành đống tăng năng suất cho máy xúc khi xúc lên ô tô.
+ Ở những vị trí có quặng kết tảng cứng, không thể gạt hoặc xúc trực tiếp,
tiến hành làm tơi sơ bộ bằng máy gạt có lắp lưỡi cày đá, hoặc khoan nổ mìn, hoặc

đập bằng đầu đập thuỷ lực. Sau khi làm tơi quặng được xúc bằng máy xúc TLGN
lên ôtô và vận chuyển về nhà máy tuyển.
Theo sơ đồ khai thác đã mô tả, thu vực mỏ tuyển không sử dụng nước vào
các công đoạn khai thác, do vậy không có nước thải mà chỉ có nước mưa chảy tràn
trên bề mặt.
Hiện tại, khu vực khai thác mỏ có công suất khai thác 4.318.000 tấn/năm
(quặng bauxit nguyên khai). Với hình thức khai thác lộ thiên, mức khai thác của các
khu vực đều nằm ở cao so với mức nước tự chảy chung của khu vực nên hoạt động
khai thác mỏ không làm phát sinh nước thải chủ yếu là nước mưa chảy tràn trên
khai trường, nước mưa chảy tràn trên đường giao thông nội bộ trong khai trường
1.2.2.4. Đồng bộ thiết bị
Lựa chọn đồng bộ thiết bị khai thác, vận tải như sau:
- Làm tơi quặng:
+ Làm tơi quặng kết tảng: Khoan nổ mìn (lỗ khoan con) kết hợp búa thuỷ lực
phá đá lắp trên máy xúc thuỷ lực.
+ Làm tơi quặng bở rời: Máy gạt.
- Bóc đất phủ: đất phủ dày trung bình <1m được bóc bằng máy gạt.
- Xúc bốc: xúc bốc quặng bằng máy xúc thuỷ lực gầu ngược.
- Vận tải: ôtô tự đổ.

11


1.2.2.5. Công tác đổ thải
Đất phủ trên các thân quặng mỏng trung bình 0,9m. Diện tích có đất phủ
chiếm hầu hết diện tích thân quặng. Đất phủ là đất bazan có thể trồng trọt được. Để
phù hợp với điều kiện mỏ, công tác thải đất mặt sử dụng phương pháp thải đuổi kết
hợp với công tác hoàn thổ và thải trên toàn bộ diện tích khai trường.
- Ở các sườn:
+ Đối với khu vực sườn nằm trong khu vực bãi thải bùn, sau khi phát quang

bề mặt, đất mặt ở tầng thấp nhất sẽ được máy gạt gạt xuống khu vực thấp để máy
xúc xúc lên các ôtô tự đổ và vận chuyển về các bãi thải đất mặt đã quy định hoặc tới
các khu vực đã khai thác xong để tiến hành hoàn thổ.
+ Đối với khu vực sườn không nằm trong khu vực bãi thải bùn, đất mặt được
gạt trực tiếp xuống các thung lũng không quặng hoặc khu vực đã giải phóng được
diện tích làm bãi thải, đất mặt của tầng trên sẽ được gạt trực tiếp xuống các khối đã
khai thác xong của tầng dưới.
- Ở phần đỉnh:
Thời kỳ đầu, sau khi phát quang bề mặt, đất mặt được gạt đánh đống sang
khối bên cạnh chưa khai thác hoặc xúc chuyển ra bãi thải đất mặt để tập trung phục
vụ công tác hoàn thổ những khu vực đã khai thác xong.
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
1.3.1. Đặc điểm địa hình
Khu mỏ thuộc phần phía Đông của cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh, địa hình
dạng bình nguyên tương đối bằng phẳng nghiêng thoải từ Đông Bắc xuống Tây
Nam. Mạng xâm thực địa phương chia cắt địa hình thành các khối tương đối bằng
phẳng độ cao tương đối 30m - 80m, kéo dài hoặc phân nhánh hẹp (100m - 400 m).
Phần lớn đỉnh của khối thường khá bằng phẳng với độ dốc từ 10-60. Rìa khối thường
tạo thành đường viền rõ rệt mà ở nhiều chỗ có khi bị các thung lũng phá huỷ. Độ
dốc của sườn rất khác nhau, từ thoải 50-150, nhiều chỗ dốc trên 400. Hình thái địa
hình bán bình nguyên trong khu vực rất thuận lợi cho quá trình phát triển laterit hoá
và tạo bauxite. Phần lớn bauxite phát triển ở đỉnh, đôi chỗ bauxit chuyển tiếp sang

12


sườn thoải hơn (50-150) và có nơi tiến đến sát chân sườn giáp thung lũng rộng
[2,3,4].
1.3.2. Đặc điểm khí hậu
Vị trí của dự án là nằm ở khu vực phía tây và tây nam tỉnh Lâm Đồng nên

hàng năm chịu tác động hoàn lưu của hai khối khí xích đạo và nhiệt đới đối đắp
nhau, nền nhiệt và mưa lớn nhưng không đều tạo ra hai mùa rõ rệt: mùa mưa và
mùa khô.
Bảng 1.4: Bảng số liệu quan trắc khí tượng thủy văn tại trạm Bảo Lộc
từ năm 1962 đến năm 2015 [4]
Các yếu tố

TB
năm

Lượng mưa (mm)

2.755

Cực đại (mm)

Giá trị trung bình tháng
1

2

3

4

5

56

50


107

193

238

354

187

326

538

396

2,3

24,6

Cực tiểu (mm)
0

6

7

8


9

10

11

298

390

456

619,

1.306

959

49,7

43,1

208

80,5

152

12


394

340

166

73

7 7

1.097

430

336

Nhiệt độ kk ( C)

21,1

19,5

20,4

21,6

22,1

22,4


21,9

21,5

21,6

21,3

20,9

20,3

19,7

Cực đại (0C)

28,9

26,8

27,9

28,9

28,6

27,8

36,3


25,5

25,6

25,5

25,9

25,6

25,5

Cực tiểu ( C)

13,7

13,7

14 1

13,8

17,7

18,8

19,2

19,0


19,0

18,7

17,7

16,4

14,7

Độ ẩm kk (%)

86

82

79

80

83

84

89

91

90


92

90

87

84

Lượng mưa bốc hơi (mm)

764

85

87

113

67

50

57

64

42

37


45

50

66

Chỉ số khô hạn

3,6

0,7

0,6

0,9

2 9

4,8

5,2

6,1

10,8

10,6

7,5


3,3

1,1

Tốc độ gió (m/s)

2,7

2,6

2,5

2,7

2,4

2,7

3,1

3 4

3,2

2,7

2,3

2,6


2,7

Cực đại (m/s)

18,5

11,8

12,3

12,3

18,5

15,4

13,8

18,2

12,8

11,8

12,3

13,8

10,8


NTN

TN

BĐB

TB

B

Đ

TTN

TN

Đ

Đ

BĐB

TB

0

Hướng gió chính

Nguồn: Trạm khí tượng Bảo Lộc


Các số liệu khí tượng từ các trạm Bảo Lộc trình bày ở bảng 1 cho thấy dạng khí hậu
chủ đạo trong vùng là khí hậu nhiệt đới xích đạo gió mùa với một số đặc trưng sau:
Lượng mưa: mùa mưa kéo dài với lượng mưa lớn và là đặc trưng chủ yếu
của khí hậu vùng này. Lượng mưa trung bình từ 2.400-2.700 mm. Mùa mưa kéo dài
từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 11, tiếp theo là mùa khô cho đến cuối tháng 3 năm
sau.
Theo đúng quy luật của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, lượng mưa
hàng năm biến đổi rõ rệt theo mùa. Vào mùa khô lượng mưa trung bình hàng tháng
chỉ khoảng 50-100 mm nhưng tăng lên tới 200-400 mm trong những tháng mùa

13


mưa. Sự phân bố theo mùa của lượng mưa gây rất nhiều khó khăn cho việc sửa
dụng đất nông nghiệp do ngập lũ trong mùa mưa và thiếu nước tưới trong mùa khô.
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 21-220C. Trị số lớn
nhất khoảng 28,90C và thấp nhất khoảng 13,70C. Nhiệt độ trung bình tháng biến đổi
từ 19,50C (tháng giêng) đến 22,40C (tháng năm). Chênh lệch giữa mùa hè và mùa
đông thấp hơn 50C cho thấy chế độ dẳng nhiệt ở vùng này thích hợp cho việc phát
triển nhiều loại cây nông nghiệp.
Lượng bốc hơi nước: Lượng thoát bốc hơi nước trung bình thấp, chỉ khoảng
từ 700-800 mm; tỉ lệ giữa lượng mưa và lượng bốc hơi hàng tháng vào mùa mưa là
3-10 lần nhưng vào mùa khô tỉ lệ này chỉ đạt 0,6-1,1. Điều này làm tăng khó khăn
cho việc trồng trọt vào mùa khô do thiếu nước tưới đối với lúa và một số hoa màu.
Nói chung, điều kiện khí hậu là thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của
các loài thực vật và động vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
1.3.3. Đặc điểm hệ thống thuỷ văn
Khu mỏ thuộc thượng lưu của lưu vực sông Dargna. Sông Dargna chảy qua
khu vực tây nam, các sông suối nhỏ hơn như Danos chảy cắt ngang qua mỏ và suối
Da Dung Krian chảy vào mỏ ở phía đông bắc. Hệ thống sông suối chính và các

suối nhánh đã tạo thành hệ thống thuỷ văn khu vực và đều đổ vào sông Dargna ở
phía Tây Nam. Phần lớn các suối đều bị cạn vào mùa khô (3-4 tháng). Do mực nước
ngầm khu vực cao do chế độ thuỷ văn đặc biệt của cao nguyên và tầng saprolit cách
nước nằm gần mặt (5-10m), nên tại đỉnh của các bình nguyên lớn những nơi trũng 1
vài mét thường thấy có các đầm lầy theo mùa hoặc quanh năm. Ở những phần trũng
đáy của các thung lũng thường là hồ tròn hoặc hơi dài có nước quanh năm rất đặc
trưng cho hình thái vùng mỏ Tân Rai [4].
Nguồn nước cung cấp cho tổ hợp bauxite - nhôm được lấy từ sông Dargna
bằng cách đắp đập ngăn tạo hồ trên sông.
a/ Đặc điểm của nước trên mặt
Khu mỏ Tân Rai không có sông lớn chảy qua. Ở phía Tây Nam mỏ có một
đoạn khoảng 6 km suối Đargna, có thể xem như một suối chính chảy từ độ cao

14


810m xuống độ cao 785m. Lưu lượng nhỏ nhất đo được tại trạm đo phao số 3 vào
tháng 3/1999 là Qmin = 0,355m3/s, lưu lượng lớn nhất vào tháng 10/1998 là Qmax =
11,669m3/s. Bốn suối khác là suối nhánh thường có lưu lượng nhỏ, đặc biệt là
những tháng mùa khô như: tại đoạn suối Đasnecok lưu lượng lớn nhất đo được vào
tháng 9/1998 là 2,942 m3/s và nhỏ nhất vào tháng 4/1998 là 0,086m3/s. Tại trạm
quan trắc số 4 đo được lưu lượng lớn nhất của suối S1 nằm ở phía tây bắc là 2,860
m3/s vào tháng 10/1998 và lưu lượng nhỏ nhất 0,016 m3/s vào tháng 3/1998. Theo
tài liệu quan trắc tại trạm đo số 7 thì lưu lượng lớn nhất của suối S2 nằm ở phía
đông đo được trong tháng 9/1998 là 1.185m3/s và nhỏ nhất nhỏ nhất vào tháng
4/1998 là 0,001m3/s [4].
b/ Đặc điểm của nước dưới đất
Trong khu vực mỏ Tân Rai có nhiều đơn vị chứa nước dưới đất khác nhau
song có liên quan trực tiếp nhất với thân quặng là đới chứa nước vỏ phong hoá của
phun trào bazan. Có thể phân chia ra các đơn vị chứa nước với những đặc điểm sau:

- Nước trong trầm tích aluvi tuổi Đệ tứ (AQIV)
- Đới chứa nước vỏ phong hoá phát triển trên phun trào bzan hệ tầng Tân Rai
( N12-3tr).
- Nước dưới đất trong các thành tạo phun trào bazan hệ tầng Tân Rai (N123tr).
- Nước trong trầm tích Jura giữa hệ tầng La Ngà (J2ln) [4]
1.3.4. Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
Phần lớn diện tích vùng mỏ được phủ bởi rừng thông xen các vườn cây công
nghiệp cà phê, chè. Hiện nay, rừng cây thông còn lại rất ít và đang bị chặt phá để
lập vườn cây công nghiệp, đặc biệt là ở phần ven rìa đồi nơi tiếp giáp với nguồn
nước, ven suối và vùng đất thấp.
1.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội
Khu vực huyện Bảo Lâm nằm bao quanh mỏ bauxite Tân Rai có dân số
khoảng 116.000người, trong đó chủ yếu thuộc dân tộc Kinh, Kơho, Chauma, Tày,
Nùng. Mật độ dân số khoảng 75 người/km2, phân bố không đồng đều. Phần lớn

15


nhân dân sống định cư thành các ấp dọc hai bên các trục tỉnh lộ, dân số chủ yếu
sống tập trung ở thị trấn Lộc Thắng. Ở những nơi xa hơn là các cụm dân cư của
đồng bào mới di cư phát rừng lập rẫy. Kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp. Về nông
nghiệp chủ yếu là nghề trồng cây cà phê, trồng chè và nghề trồng dâu nuôi tằm. Về
lâm nghiệp: có một số lâm trường khai thác gỗ, nhựa thông và hiện nay đang phổ
biến mô hình kết hợp nông lâm nghiệp. Các cơ sở kinh tế trong khu vực còn nhỏ bé
đang phát triển, chủ yếu là một số cơ sở công nghiệp địa phương như xí nghiệp chế
biến bột giấy, xí nghiệp sản xuất phân bón, các xưởng chế biến chè, dệt tơ, các xí
nghiệp vật liệu xây dựng và sửa chữa cơ khí nhỏ. Về văn hoá, y tế và giáo dục, khu
vực huyện Bảo Lâm đã có cả 3 cấp học, bệnh viện huyện và các trạm y tế xã bước
đầu hoàn thiện và hoạt động. Điều kiện an ninh chính trị và trật tự xã hội trong khu
vực được giữ vững tốt và ngày càng được củng cố phát triển [22].

1.3.6. Đặc điểm giao thông - liên lạc
- Mỏ bauxite Tân Rai có điều kiện giao thông rất thuận lợi vì mỏ rất gần trục
quốc lộ 20 thành phố Hồ Chí Minh đi Đà Lạt. Thị trấn Lộc Thắng mới được thành
lập nằm ngay sát mỏ. Các cơ sở hạ tầng xung quanh khu vực mỏ đã và đang hoàn
thiện.
- Về giao thông đường không: mỏ nằm cách sân bay Liên Khương khoảng
100km. Tại sân bay Liên Khương hiện có các tuyến bay: Hà Nội – Đà Lạt và thành
phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt.
- Về đường bộ: Từ thành phố Hồ chí Minh, ô tô vận tải nặng theo quốc lộ 20
qua thành phố Bảo Lộc, thị trấn Lộc Thắng đến Tân Rai và từ thị xã Phan Thiết ôtô
tải theo quốc lộ 8B qua Di Linh đến Tân Rai rất thuận lợi.
- Về thông tin liên lạc: Hiện tại trong khu vực đã được lắp đặt các trạm tiếp
sóng di động của tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động và đã có mạng
điện thoại cố định của VNPT [3].
1.3.7. Đặc điểm địa chất mỏ [3]
1.3.7.1. Địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá
Địa chất vỏ phong hoá của khu mỏ Tân Rai có thể phân chia mặt cắt ra các

16


n nguyờn a cht cụng trỡnh khỏc nhau nh trong ct a tng (hỡnh 1.2).
- Lp t ph: Lp t ph gm cỏc trm tớch eluvi - deluvi phõn b rng
khp khu m. Thnh phn vt cht l cỏt pha, sột pha ln sn si v kt vún laterit
cha nhiu r thc vt v mựn hu c cú mu nõu xỏm, nõu en hoc vng. Chiu
dy trung bỡnh ca lp l 0,5m.
Đ ịa tần g

Đ ặ c đ iểm
L ớ p đ ấ t p h ủ lẫ n q u ặ n g B a uxit

L ớ p la te rit - B auxit
L ớ p B a u xit - la terit
L ớ p lito m a
L ớ p b a za n p h o n g h oá
L ớ p b a za n tư ơi

Hỡnh 1.4: Ct a tng [3]
- Lp laterit bauxite: Laterit - bauxite l lp qung giu st l ngay trờn
mt hoc di lp ph v nm trờn lp bauxite - laterit. Thnh phn gm cỏc sn
phm laterit kt tng cng rn chc. Ph lp di laterit - bauxite dng mnh vn,
vún cc.
- Lp bauxite laterit: Lp qung bauxite - laterit cú chiu dy thay i
trong mt gii hn rng t 0m n 7 - 8m hoc hn. Phn ln i ny nm trờn mc
nc ngm nờn rt thun li cho vic khai thỏc m.
- Lp litoma: Lp litoma phõn b rng khp khu m v nm sỏt phớa di
thõn qung bauxite. t trong lp cú mu nõu, vng nõu cú nhiu m trng ca
kaolinit. t cú trng thỏi do hoc dớnh, chiu dy lp litoma thay i t 1,5 2,0m.
- Lp bazan phong hoỏ: Lp ny nm di lp litoma l phun tro bazan,
phn trờn l bazan ó b phong hoỏ, di ú l bazan gc. Do ỏ ớt nt n, cha
nc kộm. Cụng trỡnh khai thỏc khụng khai o ti lp ny nờn lp ny khụng gõy
nh hng gỡ ti quỏ trỡnh khai thỏc m.

17


×