Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà phê tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN THUY

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO
CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Đà Nẵng – Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TIẾN THUY

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO
CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÒA NHÂN



Đà Nẵng – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả đƣợc nêu trong luận văn hoàn toàn trung thực và
chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả

Nguyễn Tiến Thuy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5
6.Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
CHƢƠNG 1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG TRÌNH TÍN
DỤNG ............................................................................................................. 14
1.1. KHÁI QUÁT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ
PHÊ ................................................................................................................. 14
1.1.1 Tín dụng ngân hàng........................................................................ 14
1.1.2. Đặc điểm và vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
......................................................................................................................... 16
1.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với
hộ sản xuất cà phê. .......................................................................................... 20

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG TRÌNH TÁI CANH CÀ
PHÊ CỦA NHTM ........................................................................................... 23
1.2.1 Hoạt động tái canh cà phê và các mục tiêu của chƣơng trình tín
dụng tái canh cà phê. ....................................................................................... 23
1.2.2 Nội dung chính sách tín dụng tái canh cà phê ............................... 25
1.2.3 Công tác tổ chức cho vay tái canh cà phê ...................................... 27
1.2.4 Nội dung cho vay theo chƣơng trình tái canh cà phê. ................... 27
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay theo chƣơng trình
tín dụng tái canh cà phê. .................................................................................. 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 33


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO
CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NH TMCP
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK. ... 34
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM......................................................................................... 34
2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam ................................................................................................................. 34
2.1.2. Vài nét về Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi nhánh Đắk
Lắk ................................................................................................................... 35
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk...................................................................... 37
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................. 38
2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh cơ bản của Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk trong 03 năm (2015-20162017)................................................................................................................ 42
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI NH TMCP ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIệT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK ................... 46
2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức cho vay ............................................ 46
2.2.2 Thực trạng các hoạt động triển khai cho vay ................................. 51

2.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động cho vay ........................................... 54
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ................................... 60
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 60
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 66
CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY
THEO CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI BIDV
ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 67


3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 67
3.1.1. Định hƣớng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV Đắk Lắk 20182020 ................................................................................................................. 67
3.1.2. Định hƣớng phát triển tín dụng tái canh cà phê tại tỉnh Đắk Lắk 68
3.2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 70
3.2.1. Đối với BIDV Đắk Lăk ................................................................. 70
3.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc ........................................................ 78
3.2.3. Đối với UBND tỉnh Đắk Lắk ........................................................ 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIDV

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại


HSX

Hộ sản xuất

HKD

Hộ kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

ĐVT

Đơn vị tính


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Tình hình nhân sự


39

2.2

Nguồn vốn huy động giai đoạn từ năm 2015 – 2017

42

2.3

Dƣ nợ cho vay giai đoạn từ năm 2015 – 2017

43

2.4

Kết quả kinh doanh giai đoạn từ năm 2015 – 2017

45

2.5

2.6

Số lƣợng khách hàng giao dịch tại BIDV Đắk Lắk giai
đoạn 2014-2017
Nhu cầu vay vốn tái canh cà phê tại các phòng trực
thuộc BIDV Đắk Lắk


46

52

2.7

Dự kiến cho vay tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk

53

2.8

Quy mô cho vay tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk

54

2.9

2.10

2.11
2.12

Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo kỳ hạn tại BIDV
Đắk Lắk
Cơ cấu cho vay tái canh cà phê theo hình thức bảo
đảm tại BIDV Đắk Lắk
Thu nhập từ cho vay tái canh cà phê tại BIDV Đắk
Lắk
Sự hài lòng của khách hàng tại BIDV Đắk Lắk


55

56

57
58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Đắk Lắk

41

2.2

Mô hình tổ chức bộ máy tín dụng của BIDV Đắk Lắk

48



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk thuộc vùng đất đỏ bazan ở Tây Nguyên, có khí hậu nóng ẩm,
vốn là những điều kiện phù hợp để cây cà phê robusta sinh trƣởng khỏe và ít
sâu bệnh, cho năng suất cao. Chính vì thế, từ năm 1975, tỉnh Đắk Lắk đã chủ
trƣơng đầu tƣ trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân khiến cây cà phê
phát triển với tốc độ vƣợt bậc. Năm 1975, toàn tỉnh mới có 3700 hecta (ha) cà
phê thì đến 2013 con số này đã tăng lên trên 200.000 ha, tăng gấp 50 lần và
sản lƣợng cà phê trên 400.000 tấn cà phê nhân xô/năm, tăng gấp 150 lần. Để
có đƣợc con số ấn tƣợng trên, ngoài việc tăng nhanh diện tích, ngƣời nông
dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh làm năng suất và sản lƣợng
cà phê tăng nhanh. Cụ thể, năng suất bình quân cà phê trƣớc năm 1990 chỉ đạt
khoảng 8-9 tạ/ha thì hiện nay năng suất bình quân là 25-28 tạ/ha hoặc có nơi
đạt năng suất bình quân 35-40 tạ/ha, cá biệt một số vƣờn của hộ nông dân đạt
trên 50 tạ/ha.
Ngành kinh tế cà phê đóng góp 35% GDP và 85% giá trị xuất khẩu của
tỉnh, 40% giá trị xuất khẩu cà phê cả nƣớc. Cà phê đóng góp trên 60% tổng
thu ngân sách của tỉnh, tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động trực tiếp và
khoảng 100.000 lao động gián tiếp.
Cà phê có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp của
tỉnh Đắk Lắk, là cây trồng chủ lực ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố,
mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân. Với 203.737 ha cà phê, chiếm
trên 33% diện tích cà phê toàn quốc, Đắk Lắk tự hào đã góp phần củng cố vị
trí quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới của Việt Nam.
Cây cà phê Tây nguyên đang đối mặt với thách thức là tỷ lệ diện tích cà
phê già cỗi cho năng suất, chất lƣợng thấp chiếm tỷ lệ khá cao và nảnh hƣởng
đến phát triển bền vững của cây cà phê Tây Nguyên. Theo Bộ Nông nghiệp



2
và Phát triển nông thôn, diện tích cà phê già cỗi cần phải tái canh ở khu vực
Tây Nguyên từ nay đến năm 2020 là khoảng 120 nghìn ha. Tuy nhiên việc tái
canh các vƣờn cà phê già cỗi thời gian quan gặp khó khăn, bởi (i) khi thực
hiện tái canh thì hộ nông dân không có thu nhập trong khoảng thời gian từ khi
bắt đầu tái canh đến khi thu hoạch (04 - 05 năm đối với phƣơng pháp trồng tái
canh và 01 - 02 năm đối với phƣơng pháp ghép cải tạo); (ii) chi phí cho việc
tái canh cà phê khá lớn so với thu nhập của hộ nông dân, nếu vay theo cơ chế
thƣơng mại thông thƣờng để tái canh với thời gian dài thì chi phí lãi vay
ngƣời dân phải trả khá lớn trong khi thời gian này không có nguồn thu để bù
đắp.“
Vƣờn cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi do nông dân tự trồng, có diện tích
trung bình khoảng một hecta, sinh trƣởng kém và năng suất thấp dƣới 1,5
tấn/ha trong nhiều năm, nằm trong diện tích quy hoạch trồng cà phê của tỉnh.
Vị trí vƣờn cà phê già cỗi thuộc hầu hết các huyện, thành phố, thị xã của
tỉnh Đắk Lắk trừ huyện Ea Súp, Krông Bông đều có diện tích tái canh đến
2020.
Hiện nay hoạt động cho vay tái canh cà phê tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk cũng đƣợc chú trọng nhiều
nhƣng chƣa thật sự hiệu quả. Một mặt là do chính sách, một mặt là do công
tác cho vay tại chi nhánh. Do đó nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh
cà phê tại chi nhánh đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh doanh phù hợp với chiến
lƣợc phát triển cả Chi nhánh trong thời gian tới thì cần phải hiểu rõ về hoạt
động cho vay tái canh đang diễn ra tại chi nhánh. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề
tài : “Hoàn thiện hoạt động cho vay theo chương trình tín dụng tái canh cà
phê tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh đắk lắk” cho luận văn cao học.



3
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng vay vốn của hộ nông dân trong tái canh cà phê tại
BIDV Đắk Lắk, từ đó nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn
thiện chƣơng trình tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay tái canh cà phê của
NHTM;
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng vay vốn tái canh cà phê của hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, những chính sách tín dụng tái canh đã hỗ trợ
cho hộ nông dân trong thời gian qua, đúc kết những kết quả, những hạn chế;
- Thứ ba, xây dựng hệ thống các khuyến nghị xác thực có thể đề xuất
với BIDV Đắk Lắk và các bên liên quan để hoàn thiện công tác cho vay tái
canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.
* Câu hỏi nghiên cứu:
- Hoạt động cho vay tái canh cà phê của NHTM bao gồm những nội
dung gì? Có thể đánh giá kết quả hoạt động cho vay đó qua các tiêu chí nào?
- Tình hình cho vay tái canh ca phê thời gian qua tại BIDV Đắk Lắk đã
nhƣ thế nào? Có những kết quả gì, những hạn chế gì và nguyên nhân?
- Cần những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà
phê tại BIDV Đắk Lắk ?
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là thực tiễn hoạt động và các nhân tố tác động đến
hoạt động cho vay tái canh cà phê của BIDV Đắk Lắk. Cụ thể, nghiên cứu
hoạt động của bộ phận tín dụng BIDV chi nhánh Đắk Lắk và các khách hàng
là hộ trồng cà phê có nhu cầu tái canh cà phê trong giai đoạn 2015 - 2020. Đề



4
tài tập trung nghiên cứu, khảo sát hộ trồng cà phê vì trong cơ cấu diện tích cà
phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu thuộc các hộ tƣ nhân, chiếm trên 85%
tổng diện tích cà phê.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu về cho vay tái canh cà phê, không nghiên cứu
về cho vay trồng mới cà phê ban đầu.
- Về không gian: tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.
- Về thời gian: Tập trung, nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ năm
2015 -2017 và có những khuyến nghị đề xuất cho giai đoạn 2018 -2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ tiến hành đánh giá vai trò của ngân hàng và các chính sách
hỗ trợ chƣơng trình tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk nhằm đánh
giá tổng thể những thành công cũng nhƣ trở ngại của chƣơng trình tín dụng.
Luận văn thu thập tài liệu thứ cấp qua các báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hàng năm.
Phương pháp thống kê: So sánh chỉ tiêu theo thời gian và không gian
nhằm nêu rõ sự khác biệt qua các năm và các nhóm hộ sản xuất có diện tích
tái canh cà phê khác nhau. Tình hình tái canh diện tích cà phê qua các năm,
khả năng đáp ứng vốn tín dụng khác nhau cho các hộ tái canh.
Phương phát quan sát: Quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ phận
tín dụng, các quy trình nghiệp vụ để nắm bắt, hiểu rõ đƣợc hoạt động cho vay
tái canh cà phê tại BIDV chi nhánh Đắk Lắk.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận văn sẽ hệ thống hóa, đối
chiếu các vận dụng trong xây dựng cơ sở lý luận và phân tích các thông tin
phi định lƣợng và nghiên cứu đề xuất giải pháp.


5

5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung luận văn bao gồm 3
chƣơng sau:
- Chƣơng 1: Hoạt động cho vay theo chƣơng trình tín dụng tái canh cà
phê.
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay theo chƣơng trình tín dụng tái
canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.
- Chƣơng 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay theo chƣơng
trình tín dụng tái canh cà phê tại BIDV Đắk Lắk.
6.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, thu nhập từ cây
cà phê đóng góp một phần lớn trong thu nhập của hộ nông dân. Do thời gian
trồng thu hoạch từ cà phê đã từ lâu nhƣng hộ nông dân vẫn chƣa nắm rõ về
việc phải trồng lại, nguồn vốn để đầu tƣ lại. Do đó luận văn sẽ nghiên cứu về
việc cho vay để tái canh cây cà phê.
Để nhằm nghiên cứu rõ về mục đích của luận văn, qua những tài liệu, tạp
chí khoa học trong nƣớc, luận văn tham khảo sau có nội dung gần với nội
dung tác giả nghiên cứu để chỉ rõ ra khoảng trồng nghiên cứu của đề tài này
a. Các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước:
[1] Bài báo ” Tình hình sử dụng vốn vay của nông hộ tại tỉnh Kiên
Giang” Tác giả TS. Đặng Thanh Sơn &Ths. Bùi Minh Tiết (2011) , Tạp chí
Phát triển kinh tế số 250, 8/2011: tiếp cận theo phương pháp mô hình hồi quy
tuyến tính để phân tích các nhân tố quy mô vốn vay, thời hạn, chi phí sử dụng
vốn vay ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ nông dân.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy tuyến tính nhằm
đánh giá những yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập từ lƣợng vốn vay của nông hộ
trên 336 mẫu quan sát, trên 4 huyện làm đại diện cho nghiên cứu, gồm: Hòn


6

Đất, Tân Hiệp, Châu Thành và Giồng Riềng. Đây là những huyện có sản xuất
nông nghiệp khá mạnh và có nhu cầu tín dụng cao trong sản xuất của toàn
tỉnh, số quan sát mẫu đƣợc phân bố theo tỷ lệ đồng đều giữa các loại hình sản
xuất và diện tích đất. Qua đó, tác giả đã kiểm định giả thuyết hộ vay vốn sản
xuất nông nghiệp có thu nhập cao hơn hộ không có nhu cầu vay (đủ điều kiện
vay nhƣng không vay) và cho thấy quy mô vốn vay, thời hạn vay và chi phí
sử dụng vốn vay ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ; quyết định
cho vay của các tổ chức tín dụng dựa vào diện tích đất, đất có bằng khoán hay
không, chi tiêu, thu nhập cũng nhƣ tài sản của chủ hộ, đây là những yếu tố
ảnh hƣởng tích cực đến khả năng vay vốn cũng nhƣ lƣợng tiền vay đƣợc.
[2] Bài báo:“Tác động của phát triển cây cà phê đến óa đói giảm nghèo
ở tỉnh Sơn La” Tác giả PGS.TS Phạm Văn Khôi, Ths. Đặng Huyền Trang
(2013) , Tạp chí Kinh tế&Phát triển, Đại học kinh tế quốc dân, số 189(II)
tháng 03/2013.
Bài báo đã đánh giá tác động của phát triển cây cà phê đến óa đói giảm
nghèo ở Sơn La, qua một số khảo sát. Thứ nhất, bài viết khảo sát 3 địa
phƣơng trồng cà phê tập trung trên địa bàn tỉnh Sơn La, gồm thành phố Sơn
La, huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn,và các huyện khác. Khảo sát đƣa ra số
liệu thu nhập của hộ trồng cà phê có thu nhập thấp nhất và cao nhất trên địa
bàn này để đánh giá tác động từ chính các hộ trồng và sơ chế cà phê thông
qua chuyển đổi từ các cây trồng khác sang trồng cà phê làm cho thu nhập của
hộ nghèo tăng lên. Thu nhập trên từ 1 ha đất nếu trồng cà phê thu nhập gấp 3
lần so với trồng các loại cây khác nhƣ ngô, lúa…
Tác động thứ hai mà tác giả đƣa ra là tạo việc làm, thu hút lao động của
hộ nghèo ở các hộ có quy mô trồng cà phê quy mô lớn, từ các cơ sở chế biến
và tiêu thụ góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo. Tác động này
thông qua mối tƣơng quan giữa tỷ lệ số hộ trồng cà phê với tỷ lệ hộ nghèo


7

trên tổng số hộ. Kết quả cho thấy, địa phƣơng nào có tỷ lệ số hộ trồng cà phê
cao nhất là địa phƣơng có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất và tƣơng tự các địa
phƣơng còn lại trong phạm vi quan sát.
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra một số hạn chế nhƣ trình độ thâm
canh của ngƣời trồng cà phê còn thấp nên năng suất thấp, chất lƣợng cà phê
thành phẩm chƣa cao, vì vậy thu nhập từ sản xuất cà phê chƣa cao; vốn đầu tƣ
cho phát triển cà phê khá lớn song việc tiếp cận vốn còn nhiều khó khăn; thị
trƣờng tiêu thụ cà phê không ổn định khiến ngƣời dân lo lắng không yên tâm
đầu tƣ vào cà phê; liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ cà phê
chƣa tốt.
[3] Bài báo “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, TS. Quách Thị Khánh Ngọc, Ths
Trương Quốc Hảo (2012), trường ĐH Nha Trang, tạp chí Kinh tế & Quản trị
kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, số 05/2012.
Bài viết đƣa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lƣợng
vốn vay của hộ nông dân, trong đó, lƣợng vốn vay là biến phụ thuộc, 08 biến
tác động gồm số lần vay, mục đích đầu tƣ, diện tích thế chấp, giá trị tài sản,
thu nhập trƣớc khi vay, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, công việc hiện tại. Đây
là những hạn chế bất cập và là rào cản làm ảnh hƣởng đến lƣợng vốn vay của
nông dân. Qua đó, bài viết có đề xuất kiến nghị giải pháp vĩ mô cũng nhƣ vi
mô nhằm nâng cao lƣợng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.
[4] Bài báo “Ứng dụng mô hình kinh tế lượng nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến tình hình vay vốn tín dụng của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang”, Đặng Thanh Sơn (2012), Tạp chí phát triển kinh tế, số 257,
3/2012
Nghiên cứu này sử dụng mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố
ảnh hƣởng đến Mô hình phân tích Probit đƣợc sử dụng để phân tích nhu cầu


8

vốn tín dụng của nông hộ với biến phụ thuộc là tình trạng vay vốn (Y=1 khi
nông hộ có vay vốn và Y=0 khi nông hộ không vay vốn). Kết quả nghiên cứu
cho thấy, các biên có ý nghĩa là: Tuổi của chủ hộ, giới tính, diện tích đất, giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, chi tiêu của hộ, tổng tài sản, và tỷ lệ phụ thuộc.
Mô hình phân tích Tobit nghiên cứu mối tƣơng quan giữa số lƣợng biến
động của biến phụ thuộc với biến độc lập. Các biến nhƣ: trình độ học vấn của
chủ hộ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vị trí xã hội, diện tích đất, thu
nhập, chi tiêu của hộ và tổng tài sản là các biến độc lập ảnh hƣởng đến lƣợng
vốn vay, đều có mức ý nghĩa từ 1% đến 10%.
b. Các luận văn được bảo vệ tại các trường đại học trong 03 năm gần
nhất:
[1] Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay nông nghiệp tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam-chi nhánh Quảng Ngãi”. Tác
giả: Đoàn Thị Thu Phương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2017).
Trên nền tảng lý luận chƣơng 1 trình bày về cơ sở lý luận về phân tích
hoạt động cho vay nông nghiệp của ngân hàng thƣơng mại, luận văn đã phân
tích chi tiết thực trạng hoạt động cho vay nông nghiệp tại AGB chi nhánh
Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2016 ở chƣơng 2. Tác giả cũng đã phân tích rõ
bối cảnh hoạt động cho vay, trình bày có nhận xét, đánh giá công tác tổ chức
thực hiện cho vay, có những đúc kết về những kết quả đạt đƣợc, những hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay nông nghiệp tại chi
nhánh. Trên cơ sở đó, luận văn đã nghiên cứu, đề xuất đƣợc hệ thống giải
pháp cụ thể để hoàn thiện hoạt động cho vay nông nghiệp tại AGB chi nhánh
Quảng Ngãi ở chƣơng 3.
Luận văn trên vẫn chƣa nêu đƣợc các nội dung Phân tích phần thực trạng
quá gọn, còn nặng về liệt kê đơn giản.
[2] Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh KrôngBông, Tỉnh



9
ĐăkLăk”. Tác giả: Đặng Hồng Ngọc Anh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà
Nẵng (2017).
Trên nền tảng lý thuyết nghiên cứu, luận văn đã phân tích đƣợc thực
trạng hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Chi nhánh KrôngBông, Tỉnh
ĐăkLăk, có những đánh giá chung về kết quả, hạn chế, các nguyên nhân và có
những khuyến nghị hoàn thiện. Qua đó, phần nào có thể sử dụng tham khảo
nhằm giúp cho hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng này tốt hơn.
Tuy nhiên, luận văn cũng chƣa khái quát đƣợc các đặc điểm: các vấn đề
lý luận chƣa gắn với đặc trƣng chủ thể đi vay là hộ kinh doanh. Trong chƣơng
2 việc phân tích thực trạng chƣa đƣợc đầy đủ. Các ý kiến khuyến nghị ở
chƣơng 3 chƣa đƣợc hoàn toàn cụ thể.
Luận văn tập trung vào kiểm soát rủi ro tín dụng - là một nội dung của
công tác quản trị rủi ro tín dụng - trong cho vay hộ kinh doanh nhằm hạn chế
tổn thất của BIDV Bắc Đăk Lăk.
Đây chủ yếu là hộ kinh doanh nói chung chƣa đề cập nhiều về cho vay
nông nghiệp nông thôn.
[3] Đề tài: “Phân tích tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn tại
Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh ĐăkLăk”.
Tác giả: Lê Văn Lương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016).
Ở chƣơng 1, luận văn đã trình bày các vấn đề lý luận về hoạt động cho
vay nông nghiệp nông thôn và phân tích tình hình cho vay nông nghiệp nông
thôn của ngân hàng thƣơng mại, nhất là các nội dung phân tích môi trƣờng,
phân tích công tác tổ chức thực hiện, phân tích các hoạt động thực hiện, phân
tích kết quả hoạt động cho vay. Luận văn cũng đã phân tích đƣợc các nội
dung liên quan thực trạng cho vay nông nghiệp nông thôn tại Ngân hàng
Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh ĐăkLăk ở chƣơng 2 khá
cụ thể, đầy đủ, đúc kết đƣợc những thành công, hạn chế nhất định. Trên cơ sở
đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay nông



10
nghiệp nông thôn tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi
nhánh tỉnh ĐăkLăk.
Tuy nhiên, luận văn cũng có những giới hạn: chƣa lý giải và thống nhất
lại thế nào là Nông nghiệp, Nông thôn. Trong chƣơng 2, việc đúc kết các hạn
chế chƣa khái quát hết kết quả phân tích.
[4] Đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum”. Tác giả: Phạm Gia
Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016).
Trong luận văn, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến
HKD. Phân tích về bối cảnh hoạt động, tổ chức thực hiện quy trình cho vay,
các hoạt động cho vay HKD mà VCB- CN Kontum đã thực hiện trong thời
gian qua và phân tích kết quả hoạt động cho vay HKD qua các tiêu chí. Trên
cơ sở phân tích ở chƣơng 2, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
hoạt động cho vay HKD tại VCB Kontum.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận khá đầy đủ. Tuy nhiên, tác giả
chƣa làm rõ nét hơn phần phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD tại
VCB Kontum qua các số liệu, bảng biểu.
[5] Đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Quận Cẩm lệ”. Tác giả:
Trần Ngọc Thùy Dương, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016).
Trọng tâm chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã luận giải về nội dung hoàn
thiện hoạt động cho vay HKD, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoàn thiện hoạt
động cho vay HKD của NHTM. Luận văn dựa trên các tiêu chí đánh giá hoạt
động cho vay HKD đã đề xuất ở chƣơng 1, căn cứ các dữ liệu thực tế tại chi
nhánh để phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD, những hạn chế và
nguyên nhân trong hoạt động cho vay HKD tại Agribank Cẩm Lệ ở chƣơng 2
và nêu lên đƣợc những biện pháp khắc phục những hạn chế trên nhằm góp
phần hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại Agribank Cẩm Lệ ở chƣơng 3.



11
Tuy nhiên, luận văn thiên về nghiên cứu các hoạt động triển khai cho
vay HKD và các tiêu chí phản ánh kết quả hoạt động cho vay HKD để làm cơ
sở đề xuất giải pháp hoàn thiện, chƣa đề cập đến bối cảnh môi trƣờng của cho
vay HKD.
[6] Đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Quế Sơn”. Tác giả: Nguyễn Thị
Kim Ngân, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2016).
Luận văn đã trình bày các vấn đề về tín dụng ngân hàng, làm rõ các lý
luận về hoạt động cho vay HKD của NHTM nhƣ khái niệm, vai trò, phân loại,
quy trình cho vay, các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và các nhân tố ảnh hƣởng
đến hoạt động cho vay HKD. Phân tích kết quả cho vay HKD theo thời hạn
cho vay, ngành nghề, phƣơng thức cho vay và hình thức bảo đảm; rút ra một
số đánh giá chung về kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân hạn
chế về hoạt động cho vay HKD tại NHNo&PTNT Huyện Quế Sơn. Và đề
xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại
NHNo&PTNT Huyện Quế Sơn.
Tuy nhiên, tác giả của luận văn này chƣa trình bày, phân tích, đánh giá
đầy đủ những biện pháp ngân hàng đã áp dụng cũng nhƣ chƣa có nhiều ý kiến
cụ thể trong các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh
tại NHNo&PTNT Huyện Quế Sơn.
[7] Đề tài: “Phát triển cây cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk
Lắk“. Tác giả: Ngô Việt Nghĩa, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2015).
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về phát triển cây cà phê
trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk. Nêu ra đƣợc thực trạng phát triển
cây cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk và một số giải pháp
phát triển cây cà phê trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Luận văn chƣa đề cập nhiều đến việc hoàn thiện cơ chế vay vốn để đầu

tƣ cà phê.


12
[8] Đề tài: “Hoàn thiện hoạt động cho vay kinh doanh cà phê tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân Đội chi nhánh Đăk Lăk”. Tác giả: Nông
Mạnh Cường, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng (2015).
Chƣơng 1 đã nêu đƣợc những lý luận cơ bản về cho vay kinh doanh cà
phê của NHTM, bao gồm các mục tiêu, các giải pháp và các tiêu chí đánh giá
cho vay kinh doanh cà phê. Chƣơng 2 đã giới thiệu khái quát về Ngân hàng
TMCP Quân Đội CN Đắk Lắk và đi vào đã đánh giá đƣợc thực trạng cho vay
kinh doanh cà phê tại MB Đắk Lắk trong giai đoạn năm 2012-2014 dựa trên
nền tảng những cơ sở lý luận đã đƣa từ chƣơng 1. Thực trạng cho vay kinh
doanh cà phê của chi nhánh đã thể hiện qua bốn nội dung chính bao gồm:
Thực trạng cung ứng sản phẩm, mục tiêu cho vay kinh doanh cà phê năm
2014, các hoạt động đã triển khai, và kết quả. Luận văn đã đƣa ra những đánh
giá chung về hoạt động cho vay kinh doanh cà phê tại Chi nhánh, những kết
quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề ra những giải
pháp nhằm phát triển cho vay kinh doanh cà phê tại MB Đắk Lắk trong
chƣơng 3. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng cho vay
kinh doanh cà phê, luận văn đã đề ra những giải pháp hoàn thiện hoạt động
cho vay kinh doanh cà phê tại chi nhánh.
[9] Đề tài:“Hoàn thiện hoạt động cho vay tái canh cà phê tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông”. Tác
Giả: Trần Thái Ngọc Dung , luận văn thạc sĩ Đại học Đà Nẵng [2018].
Luận văn đi vào làm rõ một số vấn đề lý luận của hoạt động cho vay tái
canh cà phê trên các phƣơng diện phạm vi, đối tƣợng, điều kiện vay vốn, quy
trình cho vay, đặc điểm, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động và các nhân tố ảnh
hƣởng đến hoạt động cho vay tái canh cà phê. Qua đó, đánh giá thực trạng
hoạt động cho vay tái canh cà phê tại đơn vị nghiên cứu, ác định đƣợc những

ƣu điểm, hạn chế và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động
cho vay tái canh cà phê.


13
Từ những luận văn nói trên, luận văn khái quát được khoảng trống
nghiên cứu như sau: Cho vay hộ kinh doanh tại địa bàn chủ yếu là về tất cả
ngành nghề, cho vay về kinh doanh cà phê. Luận văn này chủ yếu sẽ chỉ tập
trung nghiên cứu về hoạt động cho vay để tái canh cà phê tại địa bàn nói
chung, và về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Đắk Lắk nói riêng.


14
CHƢƠNG 1

HOẠT ĐỘNG CHO VAY THEO CHƢƠNG TRÌNH TÍN
DỤNG
1.1. KHÁI QUÁT TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
CÀ PHÊ
1.1.1 Tín dụng ngân hàng
Khái niệm về tín dụng
Tín dụng chính là sự chuyển giao quyền sử dụng một lƣợng giá trị từ này
sang ngƣời khác, giá trị cho vay có thể dƣới hình thức tiền tệ hay hình thái vật
chất, sự chuyển giao đƣợc ác định có thời hạn nhất định và khi lƣợng giá trị
đƣợc hoàn trả cho ngƣời chủ sở hữu phải kèm theo một lƣợng giá trị dôi
thêm, gọi là lợi tức tín dụng
Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là hình thức phản ánh mối quan hệ vay và trả nợ
giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các nhà sản

xuất kinh doanh. Nó là một nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ của ngân hàng đƣợc
thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi.
Các hình thức cấp tín dụng
Các hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú. Trong quản lý, để
phân tích đánh giá các hoạt động tín dụng làm cơ sở cho việc hoạch định các
chính sách tài chính tiền tệ, các nhà kinh tế thƣờng dựa vào các tiêu thức sau
đây để phân loại các hình thức tính dụng.

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng có thể chia thành các hình
thức sau:
- Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dƣới 1 năm. Tín dụng
này thƣờng phục vụ cho việc huy động và bổ sung vốn lƣu động của doanh
nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng bức thiết của dân cƣ.


15
- Tín dụng trung hạn là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
Loại tín dụng này phục vụ cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ mở
rộng sản xuất với quy mô nhỏ, thu hồi vốn nhanh.
Việc phân loại tín dụng căn cứ vào thời hạn trung hạn chỉ có ý nghĩa
tƣơng đối, điều quan trọng là tín dụng mua sắm tài sản có thời gian khấu hao
ngắn, dƣới 5 năm hoặc 1 năm trở lên đƣợc coi là căn cứ phân loại thích hợp.
- Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn cho vay từ 5 năm trở lên.
Loại tín dụng này đƣợc dùng để đầu tƣ phát triển hạ tầng cơ sở của nền kinh
tế quốc dân, đầu tƣ chiều sâu để nâng cao năng suất lao động và tạo vị thế cho
các ngành công nghiệp then chốt và khả năng hợp tác chuyên ngành và đa
ngành, đồng thời góp phần đổi mới cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng dài hạn thƣờng là tín dụng nhà nƣớc, tín dụng quốc tế. Sự phát
triển của tín dụng dài hạn sẽ định hƣớng cho sự phát triển của các loại tín
dụng khác.

 Căn cứ vào sự đảm bảo hoàn trả nợ có hai loại tín dụng:
- Tín dụng không có tài sản thê chấp là hình thức tín dụng mà ngân hàng
cho khách hàng vay dựa trên chính uy tín của khách hàng hoặc có sự bảo đảm
bằng uy tín của ngƣời thứ ba.
- Tín dụng thế chấp (vật chấp) là sự vay mƣợn mà việc hoàn trả nợ đƣợc
đảm bảo không chỉ bới uy tín của ngƣời vay mà còn đƣợc đảm bảo bằng các
tài sản của ngƣời đi vay hoặc ngƣời bảo lãnh của ngƣời đi vay.
 Căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng
Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia tín dụng, tín dụng đƣợc phân chia thành
tín dụng thƣơng mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nƣớc và tín dụng tiêu
dùng. Đây cũng là các hình thức tín dụng tiêu biểu và đƣợc quan tâm trong
nền kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các hình thức
tín dụng này.


16
1.1.2. Đặc điểm và vai trò tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà
phê.
a. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất cà phê.
Hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sản xuất cà phê gắn liền với
những đặc thù kinh tế kỹ thuật của ngành. Ngành sản xuất cà phê có những
đặc thù riêng biệt, đó là mang tính chất mùa vụ, nhu cầu vốn đầu tƣ lớn, thời
gian đầu tƣ dài và mang tính rủi ro cao, những đặc thù này ảnh hƣởng lớn đến
hoạt động cấp tín dụng cho vay của các NHTM hiện nay.
Hiện nay, các NHTM có nhiều hình thức cho vay và các hộ sản xuất cà
phê sẽ lựa chọn hình thức tiếp cận vốn phù hợp. Các NHTM tham gia cung
cấp dịch vụ tín dụng cho sản xuất cà phê có các hình thức cho vay nhƣ sau:
Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp.
- Cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất cà phê là khách hàng khi có nhu cầu
vay vốn sẽ trực tiếp mang hồ sơ vay vốn đến gặp các NHTM, căn cứ vào nhu

cầu của khách hàng, các NHTM sẽ tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, sau đó
thẩm định các điều kiện về tài sản của khách hàng, tiếp đến xét duyệt hồ sơ
vay vốn và giải ngân vốn vay cho khách hàng. Phƣơng thức này đƣợc áp dụng
đối với khách hàng cá nhân là hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác,
đại diện là các tổ trƣởng. “
- Cho vay gián tiếp:
+ Thông qua doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ là ngƣời truyền tải vốn tới cho các hộ gia đình, hộ cá
nhân vay, đồng thời doanh nghiệp sẽ thu nợ giúp cho các NHTM, cung ứng
vốn có thể bằng tiền vốn, vật tƣ, tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình, cá
nhân nhận khoán của doanh nghiệp.
+Thông qua tổ
Đối tƣợng đƣợc vay vốn là các hộ gia đình, hộ cá nhân vay vốn để sản


×