Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển cây dược liệu tại HTX Đông Nam Dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.67 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÝ TÀ NHÙI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU
TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN
Hệ đào tạo : Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế& PTNT
Khóa học : 2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––

LÝ TÀ NHÙI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU
TẠI HỢP TÁC XÃ ĐÔNG NAM DƯỢC, HUYỆN BẠCH THÔNG,
TỈNH BẮC KẠN
Hệ đào tạo : Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu


Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp
Khoa : Kinh tế& PTNT
Khóa học : 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ HOÀNG SƠN

Thái Nguyên - năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn chỉnh khóa luận này, em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của cá nhân và tập thể. Nhân dịp
này em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến:
Các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT và các thầy cô trong trường Đại
Học nông Lâm - Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới thầy
giáo Ths. Đỗ Hoàng Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn bản thân và gia đình bác Nguyễn Văn Cư - Giám đốc HTX Đông
Nam Dược Bắc Kạn đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em
trong trong thời gian thực tập tốt nghiệp
Các cán bộ xã Hà Vị cùng toàn thể cô bác trong hợp tác xã Đông Nam
Dược đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập
tại địa phương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2017
Sinh viên


Lý Tà Nhùi


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Cụm từ viết
tắt

Giải nghĩa

1

BQL

Ban quản lý

2

HTX

Hợp tác xã

3

HT


Hệ thống

4

KH

Kế hoạch

5

KH & KT

Khoa học kỹ thuật

6

UBND

Ủy ban nhân dân

7

WHO

Tổ chức y tế thế giới


iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................ vii
Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ....................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................3
1.3. Ý nghĩa đề tài ..............................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................4
Phần 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .........................5
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài ...............................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm .....................................................................................5
2.1.2. Vai trò, vị trí của dược liệu trong ngành y tế, thú y và kinh tế quốc dân .......5
2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển trồng cây dược liệu........................................7
2.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................9
2.2.1. Một số mô hình trồng dược liệu tại Việt Nam ..........................................9
2.2.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển cây dược liệu .................. 12
2.2.3. Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn .................................................................................................................. 14
2.2.4. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dược liệu tỉnh Bắc Kạn” ...... 17
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 20



iv

3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 21
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................. 21
3.3.1.1 Tài liệu thứ cấp .................................................................................... 21
3.3.1.2 Tài liệu sơ cấp ...................................................................................... 21
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 22
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 23
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn xã Hà Vị ............ 23
4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Hà Vị ................................................................... 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hà Vị .................................................. 29
4.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng xã Hà Vị ........................................................... 31
4.2. Đánh giá quá trình tổ chức triển khai trồng dược liệu tại HTX .................. 33
4.2.1. Quá trình hình thành và phát triển HTX Đông Nam Dược ..................... 33
4.2.2. Đánh giá quá trình tổ chức triển khai trồng dược liệu tại HTX ............... 35
4.2.3. Những thành quả đạt được của HTX trong những năm qua .................... 36
4.3. Đánh giá thực trạng các điều kiện nguồn lực cho phát triển cây dược liệu ....... 37
4.3.1. Điều kiện về đất đai ............................................................................... 37
4.3.2. Điều kiện về lao động ............................................................................ 38
4.3.5. Kinh nghiệm, kỹ thuật cho phát triển vùng trồng dược liệu .................... 41
4.4. Đánh giá kết quả trồng cây dược liệu ........................................................ 42
4.4.1. Kết quả xây dựng vườn bảo tồn giống các loại cây dược liệu ................. 42
4.4.2. Kết quả trồng cây dược liệu tại HTX Đông Nam Dược .......................... 42
4.4.3. Giá trị kinh tế dự kiến từ các mô hình trồng cây dược liệu ..................... 46
4.5. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển trồng cây dược liệu tại
hợp tác xã Đông Nam dược ............................................................................. 49
4.5.1. Những thuận lợi ..................................................................................... 49
4.5.2. Những khó khăn ..................................................................................... 49

4.6. Giải pháp cho phát triển vùng trồng cây dược liệu tại HTX Đông Nam Dược ....... 51
4.6.1. Giải pháp định hướng ............................................................................. 51


v

4.6.2. Các giải pháp trước mắt ......................................................................... 51
4.6.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách ............................................................ 51
4.6.2.2. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ ........................................................ 52
4.6.2.3 Giải pháp về thị trường ........................................................................ 53
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 57


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm của xã Hà Vị ...... 24
Bảng 4.2. tình hình sử dụng đất đai xã Hà Vị ................................................... 27
Bảng 4.3. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Hà Vị
năm 2017 ......................................................................................................... 29
Bảng 4.4. Thống kê vật nuôi của xã Hà Vị Năm 2017 ..................................... 30
Bảng 4.5. Các thành viên trong Hợp tác xã Đông Nam dược ........................... 34
Bảng 4.6. Diện tích đất có thể trồng dược liệu của các thành viên HTX.......... 37
Bảng 4.7. Lao động HTX tham gia vào sản xuất dược liệu ............................. 39
Bảng 4.8. Tư liệu sản xuất cho phát triển vùng trồng dược liệu tại HTX .......... 40
Bảng 4.9. Nguồn vốn trồng dược liệu của các thành viên trong HTX .............. 41
Bảng 4.10. Diện tích các cây dược liệu HTX tự đầu tư trồng ........................... 43

Bảng 4.11. Kết quả trồng cây dược liệu theo dự án tại HTX Đông Nam Dược ...... 44
Bảng 4.12. Giá trị kinh tế dự kiến mô hình trồng 1ha - Hà thủ ô đỏ thâm canh.......... 46
Bảng 4.13. Giá trị kinh tế dự kiến mô hình trồng 1ha – Đẳng sâm ................... 47
Bảng 4.14. Giá trị kinh tế dự kiến mô hình trồng 1ha – Ban Lá Dính............... 48


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Mô hình trồng cây dược liệu Hà Thủ Ô Đỏ.................................................... 45
Hình 4.2. Mô hình trồng cây dược liệu Ban Lá Dính ..................................................... 45
Hình 4.3. Mô hình trồng cây dược liệu Đẳng Sâm ......................................................... 46


1

Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới, nên có
một hệ thực vật phong phú và đa dạng với khoảng hơn 12.000 loài thực vật trong
đó có 3.948 loài có công dụng làm thuốc. Đặc biệt, có nhiều loài dược liệu được
xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp, Tam
Thất, Bách Hợp, Thông Đỏ, Vàng Đắng, Hoàng liên,… Đây là tiềm năng lớn để
Việt Nam phát triển ngành dược liệu Việt Nam với nguồn cây dược liệu trong
nước [3].
Trong nhiều năm qua, với sự thay đổi điều kiện tự nhiên, xã hội, thói
quen khai thác thác dược liệu tùy tiện đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu
có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít, nhiều loài cây dược liệu quý hiếm

trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trong tổng sống 3.948 loài
thực vật có giá trị làm thuốc hiện tại chỉ còn khoảng 206 loài có thể khai thác
tự nhiên; có nhiều loài biến mất và việc khôi phục lại phải mất rất nhiều thời
gian [15].
Ngoài ra, sự suy giảm cây dược liệu ở Việt Nam không thể không kể đến
sự hoạt động tích cực của đội ngũ thương lái Trung Quốc. Nhiều đoàn thương lái
người Trung Quốc đã vào Việt Nam thu mua những mặt hàng nông sản từ thông
thường cho đến quái dị, từ Ốc Bươu Vàng, gỗ Sưa đến Dứa, Dừa non; từ phân
trâu đến đuôi trâu; từ rễ Sim đến hoa Ngâu, lá cây Phong Ba; từ hạt Chè đến xơ
Dừa… Hoạt động thu mua ồ ạt nhiều mặt hàng trên với quy mô lớn của lái thương
Trung Quốc làm náo loạn các vùng quê từ Nam chí Bắc. Trong khi đó, các cơ
quan có trách nhiệm vẫn đang lúng túng với câu hỏi, họ mua thứ ấy để làm gì?
Trong bối cảnh nguồn dược liệu tự nhiên đang ngày càng cạn kiện thì nhu
cầu sử dụng dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên để chữa bệnh lại đang có xu hướng


2

tăng cao đột biến. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, có khoảng 80% dân số
tại các quốc gia đang phát triển ít nhiều có sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ
dược thảo để bảo vệ sức khoẻ. Ở các quốc gia phát triển, xu hướng và nhu cầu sử
dụng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh cũng đang
ngày một tăng cao. Riêng tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ
Y tế, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/năm. Tại Việt Nam,
theo kết quả điều tra, đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có
giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu
nhập trên 100 triệu đồng/ha). Thực tế, ở một số nơi, người dân cũng đã bắt
đầu thay thế cây trồng truyền thống bằng cây dược liệu và đạt được những kết
quả khá khả quan. Ví dụ, ở Sapa (Lào Cai), việc thực hiện trồng cây Artiso giúp
đem lại doanh thu khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm. Ở Việt Yên (Bắc Giang), mô

hình trồng cây Kim Tiền Thảo cũng đang góp phần tích cực giảm nghèo cho
người dân nơi đây [11].
Hợp tác xã Đông Nam Dược Bắc Kạn được thành lập năm 2012 gồm
12 thành viên, đến năm 2016 hợp tác xã chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã
kiểu mới. Các ngành nghề hoạt động chính tại hợp tác xã gồm: nuôi trồng và
bảo tồn dược liệu quý hiếm, chế biến bào chế thuốc đông y, phòng chẩn trị y
học, dịch vụ tắm thảo dược. Các thành viên của HTX đều có hoạt động liên
quan đến dược liệu, bốc thuốc chữa bệnh. Đây là một trong những yếu tố
quan trọng trong thực hiện phát triển vùng trồng cây dược liệu tập trung theo
hướng hàng hóa, các thành viên HTX biết giá trị, công dụng, cách thức thu
hái, chế biết của nhiều loài cây thuốc.
Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, giảng viên
hướng dẫn tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển
cây dược liệu tại HTX Đông Nam Dược xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh
Bắc Kạn”


3

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá giá thực trạng về điều kiện của hợp tác xã (HTX) Đông Nam
Dược tại tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất một số gải pháp chủ yếu cho việc phát triển
vùng trồng cây dược liệu quy mô tập trung nhằm khai thác tốt những tiềm năng,
lợi thế của HTX để nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống
cho cho các thành viên, ổn định nguồn dược liệu cho HTX và đáp ứng nhu cầu
dược liệu ngày càng lớn của thị trường trong thời gian tới, đưa dược liệu trở thành
cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá những kết quả bước đầu trong thực hiện trồng cây dược liệu

tại HTX Đông Nam dược Bắc Kạn.
- Đánh giá thực trạng về những điều kiện của hợp tác xã ( HTX) Đông
Nam dược Bắc Kạn cho việc phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô tập
trung.
- Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
việc phát triển vùng trồng cây dược liệu quy mô tập trung tại HTX Đông Nam
dược Bắc Kạn.
- Đề xuất một số giải pháp cho phát triển vùng trồng dược liệu tập
trung tại HTX Đông Nam dược.
1.3. Ý nghĩa đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Thông qua đề tài nghiên cứu, củng cố được kiến thức thực tế trong
quá trình thực tập tại cơ sở, sinh viên có am hiểu thêm về nhóm cây dược liệu
đầy tiềm năng ngoài những cây nông nghiệp truyền thống.
- Thông qua việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho phát triển
vùng trồng cây dược liệu tại HTX có thể được sử dụng tham khảo cho các


4

nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp tại nhiều địa
phương, đặc biệt là các vùng trung du miền núi, góp phần nâng cao đời sống
người dân.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua quá trình trải nghiệm, học tập, nghiên cứu tại HTX Đông
Nam dược Bắc Kạn đã giúp bản thân sinh viên hiểu rõ về mô hình tổ chức
hoạt động của HTX nông nghiệp nói chung và HTX nông nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực đông nam dược nói riêng.
- Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và tham gia trực tiếp vào các hoạt
động của HTX Đông Nam Dược giúp sinh viên có thêm những kiến thức, kĩ

năng cần thiết cho cuộc sống và công việc sau khi ra trường tham gia vào các
hoạt động thực tiễn phát triển nông nghiệp ở nông thôn miền núi.
- Những giải pháp của đề tài là cơ sở quan trọng để HTX Đông Nam
Dược Bắc Kạn áp dụng vào hoạt động phát triển vùng trồng cây dược liệu tập
trung trong thực tại và các năm tới. Ngoài ra, những HTX, nhóm hộ là những
địa phương có điều kiện tương tự có thể tham khảo để phát triển cây dược
liệu.


5

Phần 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Một số khái niệm
Cây dược liệu: là những loài thực vật có tác dung để chữa bệnh hoặc
bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có
từ lâu đời. Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn,
có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hóa, hoặc hôn
mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn
được, loại nào có độc không ăn được.
Phát triển cây dược liệu là: là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của
nuôi trồng cây dược liệu trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả
sự tăng trưởng về quy mô, diện tích, sản lượng và cơ cấu sản xuất của ngành.
Phát triển dược liệu bền vững: là sự đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
dược liệu hiện tại nhưng không làm xấu đi khả năng đáp ứng ngày càng cao
về phát triển dược liệu trong tương lai.
2.1.2. Vai trò, vị trí của dược liệu trong ngành y tế, thú y và kinh tế quốc dân
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết được điều trị từ hai nguồn
dược liệu và hóa dược. Riêng thảo dược, theo thống kê của tổ chức y tế thế

giới con số lên đến 20.000 loài. Không chỉ ở các nước Đông Nam Á mà các
nước phương Tây cũng tiêu thụ một lượng rất lớn dược liệu. Người ta thống
kê thấy rằng ở các nước có nền công nghiệp phát triển thì ¼ số thuốc thống kê
trong các đơn thuốc đều có chứa hoạt chất từ thảo mộc. Trong những năm gần
đây xu hướng trên thế giới dùng thuốc thảo mộc tự nhiên (không tách hóa
chất) ngày càng nhiều, chỉ tính thị trường Châu Âu cũng lên đến 2,3 tỉ USD,
riêng cộng hòa liên bang Đức là 1,7 tỉ USD [12].


6

Dược liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp cho
một số hóa dược. Chỉ riêng nhu cầu để bán tổng hợp các thuốc steroid, hằng
năm thế giới cần khoảng 100 tấn Củ Mài có chứa Diosgenin. Nhiều hoạt chất
quan trọng như quinine, morphin, ajmalin, vincaluecoblastin, emetin,
strychnine…đều phải triết ra từ dược liệu mà chưa có thể đi bằng con đường
tổng hợp. Dược liệu còn mở đường cho hóa dược phát triển.
Về mặt kinh tế, nước ta xếp cây thuốc vào lại cây công nghiệp cao cấp
cần được phát triển như những cây công nghiệp khác.
Đối với nước ta dược liệu có vị trí quan trọng. Nước ta nằm trong vùng
nhiệt đới, chụi ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng nắm là
25oC, độ ẩm khá cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Diện tích rừng
chiếm 2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, cả nước có
khoảng 20.000 loài trong đó có trên 1.000 loài cây thuốc nước ta lại có một sô
vùng có độ cao trên 1.000 m như SaPa, Đà Lạt nên thuận lợi cho việc di nhập
một số cây như artichaut, dương địa hoàng… Nước ta lại có đưởng bờ biển
trên 3.200 km chạy từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý hiếm dung làm
thuốc. Nếu chúng ta biết cách khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ
có nhiều đóng góp cho ngành dược nước ta. Dân tộc ta cũng như Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật và một số nước Đông Nam Á khác có truyền thống chữa bệnh

theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lượng lớn về dược
liệu. trong những năm gần đây lượng thuốc bắc của chúng ta nhập từ Trung
Quốc khá nhiều, nếu có kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và di thực thêm
các cây thuốc của Trung Quốc thì sẽ hạn chế được sự lệ thuộc.
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng trình bày ở đại
hội lần thứ năm đã chỉ rõ “một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng
sẵn có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng


7

công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để khắc
phục tình trạng hiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”.
2.1.3. Ý nghĩa của việc phát triển trồng cây dược liệu
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại khi sử dụng và phù hợp với quy
luật sinh lý của cơ thể. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80 % dân
số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm
sóc sức khỏe cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “hướng
dẫn đánh giá y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các
thuốc cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và
hiệu quả cũng như đảm bảo nguồn cung cấp những thuốc này. Dược liệu nói
chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn trồng cây lương
thực, thực phẩm trong mấy thập niên qua, hàng ngàn tấn dược liệu đã được
khai thác tự nhiên và trồng trọt hằng năm, đem lại lợi nhuận lớn. Cây thuốc
được phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Một trong những quan điểm phát triển ngành Dược dược đề cập tới
trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là phát huy thế mạnh, tiềm năng của
Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc. Chiến lược đề ra mục tiêu cụ thể đến
năm 2020 phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất
thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc
tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30% [4].
Trong thời gian qua, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho
nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn
phải nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ việc sản xuất thuốc trong nước với tỷ


8

lệ gần 90%. Tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta còn tự
phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến
động. Tình trạng khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái
tạo, bảo tồn dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng
khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây
dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý
hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Dược liệu không được
sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể (trồng lẫn với vùng trồng lúa và hoa
màu, kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, việc sử dụng
giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, nguồn nước tưới… còn tùy tiện,
thu hái dược liệu không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây) làm ảnh hưởng
tới chất lượng dược liệu, qua đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sản
xuất từ dược liệu. Chưa áp dụng đúng mức thành tựu của khoa học, công nghệ
vào việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu [16].
Việt Nam có nền y học dân tộc lâu đời với các tri thức sử dụng các loại
dược liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông thường và nan
y. Nền y học cổ truyền độc đáo đó bảo vệ sức khỏe cho dân tộc ta suốt chiều
dài lịch sử với phương châm “nam dược trị nam nhân”, nếu chúng ta biết

cách phát huy thì có thể nói có một nền tảng vững chắc để phát triển.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu
trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại
cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000
loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều
loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới [2].
Dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh
thái rừng, nông nghiêp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa
dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức
y dược học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, Trong


9

tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dược liệu nhập khẩu ngày càng nhiều,
nhất là nhập qua đường tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý chất lượng
dược liệu rất khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị và uy tín của y
dược cổ truyền Việt Nam. Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dược cổ
truyền và đảm bảo y dược cổ truyền giữ được thế mạnh của y học Việt Nam
so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động
được nguồn dược liệu. Hơn bao giờ hết, lúc này phát triển dược liệu nên được
coi là an ninh quốc gia.
Lợi ích nhiều mặt thu được từ nguồn tài nguyên cây thuốc Việt Nam
thực sự là lớn lao. Song thực trạng hiện nay do con người đang gây ra là một
thảm hoạ, nạn phá rừng tràn lan, khai thác dược liệu bừa bãi, chưa có kế
hoạch tái sinh phát triển, nhiều loài cây thuốc mọc tự nhiên cho nhiều loại
dược liệu quý trong rừng bị phá huỷ đã và đang làm cho vốn quý đa dạng sinh
học cây thuốc ngày càng bị cạn kiệt.
Mặt khác nguồn tài nguyên cây thuốc của chúng ta bị một số nhà khoa
học và công ty nước ngoài lợi dụng khai thác các nguồn gen quý hiếm đưa về

nước hay bị khai thác trao bán cho các nước khác để kiếm lời. Tình trạng
chảy máu tài nguyên dược liệu cực kỳ trầm trọng đối với các dược liệu hoang
dại ở các tỉnh biên giới.
Hiện nay, theo đánh giá của Bộ y tế thì Việt Nam có sự thiếu hụt về
dược liệu khoảng 60.000 tấn dược liệu sử dụng mỗi năm. Nguồn dược liệu sử
dụng trong nước rất lớn, chúng ta đã nhập khẩu 85% khối lượng dược liệu từ
Trung Quốc mỗi năm.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Một số mô hình trồng dược liệu tại Việt Nam
Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có một hệ sinh thái phong
phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Theo thống kê
của Viện dược liệu, hiện Việt Nam đã ghi nhận 3.948 loài thực vật và nấm


10

lớn, 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loài khoáng vật có công dụng
làm thuốc. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu,
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước [3].
Trong các loài cây thuốc hiện nay đã được công bố, nước ta có nhiều
loài cây thuốc được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như Sâm Ngọc
Linh, Sâm Vũ Điệp, Tam Thất Hoang, Bách Hợp, Thông Đỏ… trong đó Sâm
Việt Nam là một trong những loài Sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất,
tương tự một số cây Sâm quý từng được nghiên cứu và sử dụng từ lâu trên thế
giới [2].
Tuy nhiên, ngành sản xuất thuốc Đông dược của chúng ta cũng phải đối
mặt với nhiều khó khăn như: Nguồn tài nguyên cây thuốc đang cạn kiệt do
khai thác bừa bãi và thiếu bảo tồn đúng mức, quy mô trồng còn theo tính chất
nhỏ lẻ, tự phát, đa phần là chưa đáp ứng được chuẩn dược liệu sạch quốc tế,
vẫn phụ thuộc phụ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.

Do khai thác tài nguyên kéo dài cộng với nhiều nguyên nhân tác động
khác, nguồn cây thuốc tự nhiên nói chung đều đã bị suy giảm, nhất là các cây
thuốc có giá trị sử dụng phổ biến. Trước kia một số dược liệu có thể khai thác
hàng chục ngàn tấn/năm ở Việt Nam ví dụ như: Ba Kích, Đẳng Sâm, Hoàng
Tinh... thì thực tế hiện nay các cây thuốc này đã được đưa vào sách đỏ vì có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
Nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dựơc liệu trong nước, thủ tướng
chính phủ đã kí quyết định 1976 phê duyệt “quy hoạch tổng thể phát triển
dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, Việt Nam
sẽ có 8 vùng trồng nguyên liệu trong cả nước. Đây sẽ là tiền đề để quy hoạch
và phát triển nguồn dược liệu nước ta trong thời gian tới đáp ứng nhu cầu sản
xuất trong nước [4].


11

Đối với sản xuất thuốc Đông dược thì chất lượng của nguyên liệu quyết
định chủ yếu đối với chất lượng sản phẩm. Khi đã có chất lượng nguồn dược
liệu đạt chuẩn quốc tế kết hợp cùng phương pháp chiết xuất hiện đại trong sản
xuất Đông dược thì sản phẩm của chúng ta có thể cạnh tranh được trên thế giới.
Sản xuất thuốc từ thảo dược, Đông dược ở Việt Nam vẫn còn là một thị
trường nhiều tiềm năng, cần rất nhiều sự đóng góp tổng lực của 4 nhà: Nhà
nước, doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học.
Công ty cổ phần Traphaco chính là đơn vị đi đầu trong việc phát triển
vùng nguyên liệu sạch cho sản xuất Đông dược. Hiện tại, công ty đã tiến hành
xây dựng vùng trồng ở Hải Hậu và Nghĩa Hưng (Nam Định) các loài dược
liệu sạch sản xuất các sản phẩm chủ lực như dưỡng não - Cebraton, Boganic
gồm có Đinh Lăng, Bìm Bìm, Actiso, Rau Đắng Đất theo tiêu chuẩn GACP WHO (trồng trọt và thu hái sạch cây thuốc) theo khuyến cáo của tổ chức y tế
thế giới. Quy hoạch phát triển vùng trồng dược liệu không những giúp
Traphaco chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất mà còn tạo công ăn

việc làm cho hàng nghìn người dân địa phương, góp phần nâng cao đời sống
kinh tế, tạo an sinh xã hội. Ngoài ra, Traphaco đã và đang triển khai các dự án
trồng dược liệu tại SaPa (Lào Cai), tại huyện Tam Đường (Lai Châu).
Nhằm chủ động và nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu, từ tháng 10
năm 2015, Hoa Thiên Phú đã triển khai dự án phát triển vùng trồng dược liệu
theo tiêu chuẩn GACP - WHO tại hai xã Hoàng Nam và Nghĩa Minh, huyện
Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sau 6 tháng triển khai, dự án phát triển vùng
dược liệu bền vững tại Nam Định đã thu hút được 627 hộ tham gia với tổng
diện tích là 28 ha. Các loại cây được trồng tại địa phương bao gồm: Đương
Quy, Bồ Công Anh, Ích Mẫu, Nhân Trần, Ngưu Tất. Màu xanh dược liệu đã
bao phủ những cánh đồng tại hai xã Hoàng Nam và Nghĩa Minh.
Với sự hướng dẫn của các giảng viên dược liệu trường đại học Dược Hà
Nội và chuyên viên kĩ thuật của Hoa Thiên Phú, các khâu từ cây giống, gieo trồng,


12

chăm sóc đến thu hoạch đều được đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn GACP
nghiêm ngặt. Hệ thống nhà xưởng được xây dựng và thiết kế theo tiêu chuẩn
GMP đảm bảo 3 tiêu chí trồng sạch: canh tác sạch, sơ chế sạch và bảo quản sạch.
Ngoài những đơn vị trên còn nhiều công ty tại Việt Nam cũng đã và
đang xây dựng và phát triển các vùng dược liệu tại Hà Giang, tại Bắc Giang,
tại Lâm Đồng, Hậu Giang…
Từ thực tế phát triển các vùng trồng cây dược liệu tại Việt Nam thời
gian qua và dựa trên cả lý luận kinh tế, đề tài này thấy rằng để thành công thì
mô hình cung ứng dược liệu Việt Nam cần theo hướng củng cố các hệ thống
đã có và hình thành một số chuỗi sản xuất, cung ứng liên kết. Đó là việc hình
thành các tổ chức kinh tế về dược liệu tại cộng đồng như HTX, doanh nghiệp
để giữ vai trò: biến các dược liệu tươi thành dược liệu thô, cung cấp chủ yếu
các sản phẩm thứ cấp ở dạng đơn giản ra thị trường. Các đơn vị trên cũng

tham gia sản xuất sơ cấp nhờ có một phần đất trồng dược liệu được quy hoạch
thành vùng tương đối rộng, tạo thành các (trung tâm), vừa đóng vai trò cung
ứng dược liệu tươi, vừa tạo mô hình cho cộng đồng học tập. Với tư cách pháp
nhân, các đơn vị này chịu trách nhiệm quản lý vùng trồng và thu hái của
mình, bao gồm phần trồng trực tiếp và theo hợp đồng với các hộ gia đình
trong khu vực, và công bố GACP - WHO theo các quy định của Bộ Y Tế.
Nếu để các hộ gia đình phát triển trồng cây dược liệu tự phát, nhỏ lẻ thì
rất khó quản lý về chất lượng, chi phí lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật khó
khăn và đặc biệt rất dễ rủi ro về thị trường cho các hộ như các loại cây trồng
nông nghiệp khác.
2.2.2. Chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển cây dược liệu
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước rất quan tâm việc phát triển cây dược
liệu, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của Việt nam và coi đó là một trong
nhóm các giải pháp của công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, do giá trị thu nhập của dược liệu mang lại. Ngày


13

30-10-2013, thủ tướng chính phủ ban hành quyết định số 1976/QĐ-TTg về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030, với quan điểm phát triển bền vững nguồn tài nguyên
dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên
và xã hội phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu
thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu [4].
Phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở
sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội để phát
triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn
dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị
trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng
dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an
toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
dược liệu trong nước và xuất khẩu.
Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật
và công nghệ trong việc bảo tồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt
chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược
liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng
dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).
Ngày 19-12-2013, chính phủ ban hành nghị định số 210/2013/NĐ-CP
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,
trong đó có các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung và gây trồng,
thu hái cây dược liệu nói riêng.


14

Quyết định số 68/QĐ-TTg của thủ tường chính phủ ngày 10 tháng 1
năm 2014 phê duyệt chiến lược quốc gia phát triển ngành dược liệu Việt Nam
gia đoạn năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Bố Y tế ban hành ra nhiều nghị định, quyết định khuyến khích địa phương,
các công ty, doanh nghiệp tập trung đầu tư và phát triển vào ngành dược
Quyết định số 206/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 22 tháng 1 năm 2015 về
việc ban hành về danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015 - 2020.
Nhiều địa phương trong cả nước như: Quảng Ninh, Hà Giang, Bắc
Kạn, Bắc Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng, An Giang,… bước
đầu đã xây dựng định hướng và triển khai các mô hình trồng dược liệu. Hầu
hết các mô hình dược liệu do các tỉnh triển khai chỉ là các mô hình thí điểm,

khả năng nhân rộng còn hạn chế do chưa hình thành cụ thể những quy chuẩn,
quy chế, những quy định về đầu tư và khuyến khích đầu tư…
Từ chính sách đến thực tế phát triển các vùng trồng dược liệu trong
những năm qua tại Việt Nam, đề tài này thấy rằng, quy hoạch tổng thể phát
triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vẫn chỉ là kế
hoạch, chua được chú trọng đầu tư, bố chí nguồn kinh phí để phát triển dược
liệu. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu, hoạt động
kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn chưa theo các quy định về quản lý thuốc
tân dược, cho nên, có nhiều bất hợp lý. Để nâng cao công tác quản lý chất
lượng dược liệu và củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần có cơ chế hỗ
trợ, ưu tiên đối với dược liệu trồng trong nước, dược liệu khai thác hợp pháp,
thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước… Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn các
dược liệu nhập khẩu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2.2.3. Một số dự án nuôi trồng, bảo tồn, chế biến dược liệu trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi ngoài thê mạnh về nông lâm nghiệp, thì
tiềm năng về cây dược liệu đóng vai trò rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội


15

của tỉnh. Theo số liệu chưa đầy đủ, Bắc Kạn có trên 1.000 loài cây dược liệu,
trong đó có gần 20 loài cây quý và hiếm. Cây dược liệu ở hầu hết các địa
phương trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều ở các huyện Ba Bể, Pắc Nặm, Chợ
Đồn, Na Rì, Chợ Mới… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nền y, dược
cổ truyền ở địa phương, cũng là nền tảng phát triển kinh tế cho nhiều hộ dân
khi mở rộng diện tích trồng các loại cây dược liệu có giá trị.
Tuy nhiên, hiện nay dược liệu Bắc Kạn mới chỉ được sử dụng trong các
bài thuốc dân gian, chưa được khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương. Một thực trạng đáng quan tâm là những năm gần

đây,do tình trạng khai thác ồ ạt, tràn lan các cây dược liệu mọc tự nhiên đã
dẫn đến diện tích, sản lượng của các loại cây này bị thu hẹp, một số loại cây
gần như bị tận diệt. Rất nhiều loại cây dược liệu bản địa như Hoàng Liên, Ô
Rô, Bảy Lá Một Hoa, Ba Kích, Hà Thủ Ô, Bình Vôi Tím… Hầu như không
còn. Hiện nay, các sản phẩm từ cây dược liệu xuất hiện trên thị trường trong
tỉnh Bắc Kạn phần lớn là do được nhập từ các tỉnh, thành phố hoặc các quốc
gia lân cận về. Ngoại trừ một số loại cây dược liệu đã biến mất thì với những
diện tích cây dược liệu có giá trị kinh tế, hoặc quý hiếm còn lại cũng chỉ đáp
ứng nhu cầu sử dụng của người dân bản địa, chưa đủ cung cấp ra thị trường.
Hiện nay việc bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu ở Bắc Kạn chưa
thu hút được sự tham gia của xã hội mà mới dừng lại ở quy mô hộ gia đình,
chỉ khoảng 10 - 20 loại cây, diện tích nhỏ lẻ, vừa đủ phục vụ cho nhu cầu
chữa bệnh hằng ngày của các hộ dân. Đi đôi với đó, do thiếu vốn đầu tư, kỹ
thuật chăm sóc cũng nhu thị trường… Nên việc mở rộng quy mô, diện tích
trồng cây dược liệu đang gặp khó khăn.
Năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ban hành nghị quyết số
3808/2009/QĐ-UBND ngày 16 /12/2009 phê duyệt chương trình phát triển
cây dược liệu giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn đến năm 2020; năm 2010 ủy ban


16

nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ký quyết định số 435/2010/QĐ-UBND ngày
12/03/2010 ban hành quy chế quản lý khai thác, kinh doanh và sử dụng nguồn
tài nguyên cây thuốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quyết định trên đã nêu rõ:
Huy động các ngành xây dựng các dự án về phát triển cây thuốc theo tiêu chí
GAP từ nguồn cây thuốc bản địa vừa đảm bảo an toàn, chất lượng vừa có tác
dụng bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc của địa phương. Đặc biệt,
khuyến khích các hoạt động trồng cây thuốc dưới tán cây rừng hoặc tận dụng
đất rừng, đất chưa sử dụng và chuyển đổi loại hình sử dụng đất phát triển cây

thuốc, khôi phục lại vùng phân bố cây thuốc bản địa, phát triển bền vững phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất địa phương.
Năm 2014 ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã ký quyết định số
468/2014/QĐ-UBNN ngày 20/03/2014 về bảo tồn, phát triển một số động,
thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; năm 2015 hội đồng nhân dân
tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11/2015/NQ-HĐND ngày 03/04/2015 Quy
định một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông, lâm
nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó có phần hỗ trợ phát triển dược liệu.
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh cũng đã có một vài đề tài, dự án tiến
hành. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới dừng lại ở điều tra thực trạng cây dược liệu,
trồng dải rác một số cây… Mà chưa hệ thống được các vùng trồng dược liệu, loại
cây và sản phẩm cho thị trường, chưa thiết lập chuỗi giá trị từ sản xuất giống,
trồng trọt, thu hái, chế biến, chiết xuất, sản xuất, phân phối các sản phẩm… Đây là
hạn chế lớn nhất trong chiến lược phát triển cây dược liệu ở tỉnh Bắc Kạn.
Trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án trồng và
phát triển thử nghiệm đối với một số cây dược liệu có giá trị cao. Có thể kể
đến đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, phân bố và khả năng phát triển
cây Kim Tuyến tại một số huyện của tỉnh Bắc Kạn”, bước đầu đã nghiên cứu
thành công phương pháp nuôi cấy mô invitro cây Kim Tuyến trong phòng thí


×