Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đặc điểm truyện nguyễn nhật ánh (qua ba tác phẩm cô gái đến từ hôm qua, tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và bảy bước tới mùa hè)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 118 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
--------------NGUYỄN THỊ HẢI

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA BA TÁC PHẨM: CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA,
TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH VÀ BẢY BƯỚC
TỚI MÙA HÈ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

HÁI NGUYÊN - 2018

THÁI NGUYÊN - 2018


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
---------------

NGUYỄN THỊ HẢI

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGUYỄN NHẬT ÁNH
(QUA BA TÁC PHẨM: CÔ GÁI ĐẾN TỪ HÔM QUA,
TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH VÀ BẢY BƯỚC
TỚI MÙA HÈ)


Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tôn Thảo Miên

THÁI NGUYÊN - 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Tôn Thảo Miên người đã
tận tình, tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu,
Khoa sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Ban chủ nhiệm khoa, Trung tâm học
liệu, Thư viện - Trường Đại học khoa học - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè và những
người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi để
luận văn được hoàn thành.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hải


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
đều trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hải


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt/ ký hiệu

Cụm từ đầy đủ

NNA

Nguyễn Nhật Ánh

TTHVTCX

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

CGĐTHQ

Cô gái đến từ hôm qua


BBTMH

Bảy bước tới mùa hè


iv

MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 11
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 11
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 12
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 13
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 13
Chương 1: Văn học thiếu nhi thời kì đổi mới và “hiện tượng” Nguyễn Nhật
Ánh ...................................................................................................................... 14
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi thời kì đổi mới ....................................... 14
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi ..................................................................... 14
1.1.2. Diện mạo và quá trình phát triển văn học thiếu nhi thời kì đổi mới ......... 18
1.2. Nguyễn Nhật Ánh- nhà văn của thiếu nhi ............................................... 22
1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Nguyễn Nhật Ánh........................................... 22
1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh .......................................... 24
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh ............................................... 26
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
Chương 2: Nhân vật và cốt truyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ........... 30
2.1. Nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ............................................... 30

2.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................... 30


v

2.1.2. Các kiểu nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ................................... 31
2.1.2.1. Nhân vật thiếu nhi .................................................................................. 31
* Nhân vật trẻ em giàu tình yêu thương, luôn hướng thiện ................................ 31
* Nhân vật trẻ em với những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp .................. 38
2.1.2.2. Nhân vật tuổi mới lớn ............................................................................ 42
* Những trò chơi tinh nghịch, hồn nhiên ........................................................... 42
* Những cảm xúc đầu đời ................................................................................... 46
2.1.2.3. Nhân vật người lớn................................................................................. 52
* Những con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương .......................................... 52
* Những con người bất hạnh ............................................................................... 54
* Những con người khao khát cuộc sống tốt đẹp................................................ 56
2.1.2.4. Nhân vật là loài vật ................................................................................ 58
2. 2. Cốt truyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ........................................... 61
2.2.1. Khái niệm cốt truyện ................................................................................. 61
2.2.2. Cốt truyện trong truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh… .......................... 65
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 69
Chương 3: Một số phương thức nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh ...................................................................................................................... 71
3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 71
3.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật................................. 71


vi

3.1.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật ........................................................ 77

2.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tình huống truyện .................................. 79
3.3. Ngôn ngữ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh .............................................. 84
3.3.1. Khái niệm ngôn ngữ .................................................................................. 84
3.3.2. Sự đa dạng trong ngôn ngữ truyện kể ....................................................... 85
3.3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nửa trực tiếp .......................................... 85
3.3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại gián tiếp ................................................................. 89
3.3.2.3. Sử dụng tục ngữ, thành ngữ, quán ngữ .................................................. 91
3.4. Giọng điệu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh ............................................ 92
3.4.1. Khái niệm giọng điệu ................................................................................ 92
3.4.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm ..................................................................... 93
3.4.3. Giọng điệu triết lí, chiêm nghiệm, đồng cảm............................................ 96
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 101
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 103
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 105


1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi không chỉ có vị trí quan trọng trong nền văn học dân
tộc mà còn có một vai trò đặc biệt trong cuộc sống của trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu
cho thấy văn học thiếu nhi đã góp phần không nhỏ vào việc rèn luyện tư duy, kích
thích khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ em, cung cấp cho các em những
trải nghiệm trong cuộc sống. Thông qua các tác phẩm, các em không những tích
lũy được vốn từ phong phú, hiểu được nghĩa của các từ ngữ nghệ thuật mà còn
biết nâng cao khả năng diễn đạt trong lời nói. Văn học thiếu nhi cũng giúp cho trẻ
em cách học giao tiếp, thấy được niềm vui, nỗi bất hạnh của con người trong cuộc
đời để biết cảm thông và chia sẻ. Nghiên cứu văn học thiếu nhi cũng là nghiên
cứu các vấn đề về dân tộc, cuộc sống, tâm hồn và văn hóa dân tộc.
1.2. Sau thời kì đổi mới năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Việt Nam, đất nước cũng đã đạt được nhiều tựu lớn lao trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội trong đó có văn học. Văn học Việt Nam nói chung và văn học thiếu
nhi nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Không khí sôi nổi được thể hiện trong các cuộc
thi sáng tác dành cho thiếu nhi, đội ngũ các nhà văn, nhà thơ sáng tác dành cho
thiếu nhi ngày càng đông đảo, ngoài những cây bút chuyên tâm viết cho thiếu nhi
như (Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ…) còn xuất hiện hàng loạt các cây bút trẻ
như Trần Thiên Hương, Nguyễn Ngọc Thuần… tất cả các tác giả đang tìm tòi
hướng khai thác mới, hiện đại, đem đến cho văn học thiếu nhi những nét mới hơn,
trẻ trung tươi tắn hơn.
Vào những năm 80, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, đã diễn ra
sự cạnh tranh khốc liệt giữa văn chương nghệ thuật đích thực với xu hướng thương
mại hóa văn chương. Một số tác phẩm văn học nước ngoài đã thu hút các em thiếu
nhi như Đôrêmon của tác giả Nhật Fujikô, Harry Poster của J.K Rowling…đã
gần như chiếm lĩnh “thị trường” văn học Việt Nam. Trước tình hình đó, các nhà


2
văn Việt Nam chuyên viết cho thiếu nhi đã nỗ lực tự khẳng định mình, vượt lên
chính mình để cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Nhìn chung đội ngũ sáng tác
văn học thiếu nhi thời kì đổi mới đã phát triển hùng hậu và đa dạng, đề tài sáng
tác cho các em ngày càng phong phú hơn, mở rộng hướng tiếp cận đời sống, tiếp
cận trẻ em và khả năng khám phá con người một cách toàn diện hơn.
1.3. Trong số những tác giả viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đã nổi lên
như một hiện tượng - hiện tượng của văn học thiếu nhi, ông đã trở thành một trong
những tác giả đại diện tiêu biểu cho thế hệ các tác giả viết cho thiếu nhi trong nền
văn học Việt Nam đương đại. Ông đã phần nào đánh dấu được phong cách sáng
tác của riêng mình trong những tác phẩm dành cho lứa tuổi học trò, những tác
phẩm của ông đã làm sống dậy thế giới tuổi thơ đầy thông minh, hồn nhiên, ngộ
nghĩnh và cũng rất cá tính. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh ra đời đều mang
một ấn tượng mới mẻ cho người đọc với giọng văn hài hước, nhẹ nhàng cùng với

nghệ thuật phân tích tâm lí sâu sắc, những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các
độc giả không chỉ là trẻ em mà cả cho những ai từng là trẻ em. Tính đến năm 2017
Nguyễn Nhật Ánh đã cho ra đời hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại như thơ,
truyện ngắn, truyện dài, bút ký, tạp văn, … ông đã được nhận giải thưởng ASEAN
vào năm 2010. Chính vì vậy mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu về Đặc
điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (qua ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè). Đây là ba tác phẩm – theo
chúng tôi là xuất sắc trong số các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Thông qua đề
tài này chúng tôi cũng mong muốn nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của
việc xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu dành cho những tác
phẩm văn học thiếu nhi, góp phần vào việc giáo dục và định hướng văn hóa đọc
cho lứa tuổi thiếu nhi, mà ở đây Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn tài năng, nổi bật về
bút lực và sức viết bền bỉ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


3
Nguyễn Nhật Ánh nổi nên như một “hiện tượng”, ông xuất hiện vào những
năm 80 của thế kỉ XX, khi nền văn học nước nhà đang trên đà đổi mới cả về tư
duy sáng tác cũng như phương thức thể hiện. Cũng giống như nhiều nhà văn khác
viết cho thiếu nhi, Nguyễn Nhật Ánh đứng trước những khó khăn và thách thức
trong cuộc đổi mới văn học. Hơn nữa cuộc sống hiện đại đầy những biến động
với sự du nhập của nền văn học nước ngoài vào Việt Nam, trẻ em được tiếp xúc
với nhiều công nghệ hiện đại nên rất dễ bị lôi cuốn vào những con đường khác
ngoài văn học. Trăn trở trước thực trạng này, Nguyễn Nhật Ánh xác định “Các
nhà văn phải viết loại sách đáp ứng nguyện vọng của các em, đẩy lùi văn hóa độc
hại ra khỏi nhà trường” [55]. Xuất phát từ tâm niệm đó đã thôi thúc ngòi bút
không ngừng nghỉ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, giúp ông vượt qua những thách
thức để tìm ra lối viết cho riêng mình. Tác giả viết về các em, viết cho các em với
sự nhiệt tình hầu như không thay đổi theo thời gian. Có thể nói những sáng tác

của Nguyễn Nhật Ánh đã nuôi dưỡng những giá trị tinh thần trong thế giới trẻ thơ
giúp chúng thoát khỏi nguy cơ bị mai một và ngày càng trở nên cằn cỗi trong thế
giới hiện đại. Một thế giới đầy ắp tiếng cười và yêu thương tỏa ra từ các tác phẩm
của nhà văn sẽ sưởi ấm tâm hồn các em đưa các em hòa nhập vào cuộc sống.
Khi tiến hành khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đặc
điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (qua ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè), chúng tôi chia thành hai
nhóm tài liệu chính sau:


Những bài viết và công trình đánh giá chung về tác giả và

sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh:
Trong sự nghiệp cầm bút của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã dành cả cuộc đời
để sáng tác cho thiếu nhi và để tâm theo dõi những tình cảm, rung động đầu đời
của tuổi mới lớn và thể hiện các cung bậc cảm xúc đó trong các sáng tác của mình.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã từng tâm sự: “Tôi viết về đề tài tuổi thơ có lẽ là do


4
cái duyên. Lúc mới cầm bút, tôi viết nhiều đề tài, nhưng rốt cục lại viết về tuổi thơ
là hợp với tôi nhất. Có lẽ do tôi xa quê từ bé, không nguôi nhớ về thời tuổi nhỏ
của mình nên hễ chạm đến đề tài này là cảm xúc tự nhiên kéo về. Tôi từng rút ra
kết luận từ kinh nghiệm bản thân”. Gần 50 năm cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh đã
cho ra đời hơn 100 đầu sách và hầu hết các tác phẩm của ông đều mang vẻ đẹp
rực rỡ của tình thương và tình người, đủ để ghi lại những dấu ấn, những tình cảm
khó phai trong cảm xúc người tiếp nhận, đặc biệt là giới phê bình văn học.
Trong phạm vi nghiên cứu này, bài viết không chỉ tái hiện lại chặng đường
phát triển sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà còn nghiên cứu một số
đặc điểm về nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trong sáng tác của nhà

văn.
Vũ Ân Thy với bài báo Nguyễn Nhật Ánh - người bạn thân mến của độc
giả trẻ đã dành cho nhà văn Nguyễn Nhật Ánh những tình cảm sâu sắc qua nhận
định “Các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh có sức hấp dẫn lạ và mới. Nó lôi cuốn
thiếu nhi và có sức thuyết phục người lớn có trách nhiệm với thế hệ trẻ” [69].
Đồng thời, tác giả Vũ Ân Thy cũng đã phần nào khắc họa các đặc điểm nghệ thuật
trong việc sử dụng ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh. Đó là “cách viết nhỏ nhắn,
hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ… truyện kể Nguyễn Nhật
Ánh luôn gần gũi như truyện dân gian cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại
mang tính hấp dẫn hiện đại” [69].
Nhà báo Trần Hoàng Thiên Kim đã trải lòng mình như sau: “Tôi luôn nghĩ
rằng, mỗi một nhà văn, đều gánh trên vai mình một sứ mệnh nào đó, có thể đó là
sứ mệnh do ông trời sắp đặt, cũng có thể chỉ là sứ mệnh của chính bản thân mình
với cuộc đời và những điều xung quanh. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không nằm
ngoài quy luật đó. Có vẻ như ông sinh ra, như một định mệnh, là phải dành cả
cuộc đời để viết về tuổi mới lớn. Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên,
nhưng rồi số phận đưa đẩy ông trở thành nhà giáo, dạy học môn Văn tại một


5
trường THCS tại Sài Gòn, rồi ông viết về sân khấu và phụ trách mục tiểu phẩm,
trang thiếu nhi ở một số tờ báo”...[45]
Trong bài viết Thử giải mã hiện tượng Nguyễn Nhật Ánh, Lê Minh Quốc
đã từng nhận định: “Đố bạn tìm được tác phẩm nào của Nguyễn Nhật Ánh mà
không có tình tiết làm mình bật cười? Sự dí dỏm, tinh nghịch, thông minh của anh
đã khiến bọn nhóc chết mê chết mệt. Phải chăng trong con người Nguyễn Nhật
Ánh lúc nào cũng lấp ló một thằng quỷ nhỏ”? [60]. Lê Minh Quốc đã khẳng định
chất riêng, phong cách riêng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nằm ở cách nhà văn
gieo vào lòng tác phẩm “tinh chất nụ cười”, chỉ cần đọc văn của ông, độc giả bất
kể ở độ tuổi nào đều cảm thấy dễ chịu, thoải mái, yêu đời hơn bởi cách viết mộc

mạc, giản dị và dí dỏm.
Tác giả Hương Giang đã từng giới thiệu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh trong
bài viết Người nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ trong bộ Bách khoa toàn thư văn học
thiếu nhi Việt Nam. Tác giả Nguyễn Hương Giang đã nhận định: “Những cuốn
sách bé nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang vào
đời của các em. Truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói từ chính tâm hồn anh – một
tâm hồn còn trong sáng, thơ trẻ cho đến tận bây giờ. Tính giáo dục sâu sắc trong
các tác phẩm của anh rất tự nhiên, không khiên cưỡng, bởi vì được viết với thái
độ của người trong cuộc, giản dị, đầy trách nhiệm”. Thông qua nhận định của tác
giả Nguyễn Hương Giang, các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ra đời với
sứ mệnh là định hướng văn hóa đọc cho thiếu nhi và tuổi mới lớn. Đồng thời,
chúng còn góp phần thể hiện tâm hồn thơ trẻ bên trong một con người đã dạn dày
sương gió như Nguyễn Nhật Ánh. Đề tài mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khắc họa
trong các sáng tác của mình cũng rất đa dạng, nhưng tựu trung lại đều là những
câu chuyện của tuổi thơ gắn liền với những nỗi nhớ, hoài niệm. Cũng như nhà
nghiên cứu Thụy Anh đã nhận xét trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh, một thái độ
sống và viết: “Nguyễn Nhật Ánh không minh họa cuộc sống mà xây dựng một thế


6
giới riêng cho sáng tác của mình - không xa rời trải nghiệm nhưng cũng không
chạy theo việc tả thực cuộc sống. Những câu chuyện hồn nhiên của tuổi thơ luôn
gắn liền với một thái độ sống và viết. Ở đây, tôi muốn nói đến thái độ đối với cuộc
sống, hiện thực trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh” [3]. Song, điều quan trọng trong
các tác phẩm của ông không phải mang màu cuộc sống nào ông đã thể hiện mà là
ở cách viết hài hước, dí dỏm, nhưng tràn đầy tình cảm và tình yêu thương dành
cho thiếu nhi.
Đối với các bài viết, công trình phân tích các tác phẩm cụ thể của Nguyễn
Nhật Ánh, các nhà nghiên cứu đều phân tích rõ ràng các luận điểm trong từng tác
phẩm cụ thể. Hàng loạt các truyện dài của ông được mổ xẻ, phân tích trong một

số bài viết như: Kính vạn hoa có thể trở thành kịch bản phim truyền hình hay
(2002, Kim Ngân, báo truyền hình VTV), Quà xuân của các em – Bộ sách Kính
vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh được tái bản (2003, Lê Hữu Bắc Sơn, tạp chí Giáo
dục), Nguyễn Nhật Ánh, vẫn thế với Lá nằm trong lá (2011, Thụy Anh, báo Tuổi
trẻ), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh (số 12/1996,
Nguyễn Thị Thanh Xuân, tạp chí Văn nghệ Hồ Chí Minh), bộ truyện Kính vạn
hoa – phép lạ giữa đời thường (1996, Văn Hồng), Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử
bé trong thế giới tuổi thơ (2013, Lê Minh Quốc), Nguyễn Nhật Ánh với Ngồi khóc
trên cây: Luôn chối từ bạo lực (số 6/2013, Thanh Kiều, báo Thể thao và Văn hóa),
Ăng Gô Gô – Chúc một ngày tốt lành (số 3/2014, Ý Nhi, báo Thanh niên),…
Điểm nổi bật trong các bài viết này là các nhà nghiên cứu đều nêu ra những
nhận xét, những đánh giá chân thực, đúng đắn về văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh, và
mở ra những gợi ý hết sức quý báu cho những người tiếp tục nghiên cứu về nhà
văn này.
Một số công trình của các nhà nghiên cứu cũng đã trình bày cụ thể về cuộc
đời và sự nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh, khai thác một số khía cạnh trong phong
cách sáng tác của ông như: Vũ Thị Hương thể hiện mối quan tâm của mình tới


7
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với bài Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh
[44] Ở công trình này Vũ Thị Hương đã đi sâu vào khai thác bộ truyện Kính vạn
hoa, Chuyện xứ Lang Biang và Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Đi tìm hiểu thế giới
nghệ thuật của truyện Nguyễn Nhật Ánh, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật, cách tổ chức cốt truyện, ngôn ngữ trẻ thơ, về vấn đề thời gian và không gian
nghệ thuật trong ba tác phẩm, chị còn so sánh các yếu tố này ở ba tác phẩm với
nhau. Dù việc phân bổ ba phần chưa thật đồng đều nhưng có thể thấy tác giả đã
đề cập khá toàn diện để người đi sau có những gợi ý đầy đủ hơn.
Công trình Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh [63] của tác giả Bùi Thị Thu
Thủy đã tỉ mỉ nghiên cứu đặc điểm nội dung và hình thức nghệ thuật trong truyện

Nguyễn Nhật Ánh, qua bốn tác phẩm Kính vạn hoa, Chuyện xứ Lang Biang, Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi là Bêtô là tiểu bách khoa toàn thư về thiếu nhi từ
hình dạng, lứa tuổi đến hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tính cách đến hành động,
trạng thái tâm lí đó là thế giới học đường với những hình ảnh lũ học trò, lớp học
thầy cô vui nhộn để từ đó rút ra những bài học về cuộc sống không chỉ cho các
em mà còn cho các bậc phụ huynh…
Nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, ngày
16/9/2015, tại trung tâm ngôn ngữ và văn học - nghệ thuật trẻ em (trường ĐHSP
Hà Nội) đã tổ chức hội thảo Nguyễn Nhật Ánh- hành trình chinh phục tuổi thơ với
hơn 40 tham luận của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học, nhà văn, nhà giáo và
các học sinh trên toàn quốc. Hội thảo đã thống nhất khẳng định Nguyễn Nhật Ánh
là nhà văn xuất sắc của văn học thiếu nhi Việt Nam cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ
XXI.
Nhìn chung, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy nhiều bài viết của các tác
giả đã khẳng định rất rõ đóng góp to lớn cũng như những thành công không thể
phủ nhận của Nguyễn Nhật Ánh - nhà văn viết cho thiếu nhi. Qua những bài viết
này, chúng tôi sẽ tiếp thu kết quả nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời


8
nhấn mạnh hơn về nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện của
Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó, góp phần khẳng định vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trên
văn đàn Việt Nam.


Những bài viết, công trình nghiên cứu về ba tác phẩm Cô

gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa
hè của Nguyễn Nhật Ánh
Dựa vào ngữ liệu nghiên cứu là ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Bảy

bước tới mùa hè, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh chúng tôi
đã khảo sát một số bài viết và công trình nghiên cứu riêng về các tác phẩm này để
lấy làm tài liệu tham khảo cho công trình. Trong quá trình tìm hiểu tài liệu, chúng
tôi nhận thấy ba tác phẩm này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu
từ giới chuyên môn. Một số công trình riêng biệt phân tích tác phẩm Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh có thể kể tên như: Đảo mộng mơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh của Nguyễn Nhật Ánh (2011, Nguyễn Thị Bẩy), Thế giới nhân vật trong tác
phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (2016, Đào Thị Thanh Hải, luận văn Thạc
sĩ). Hai tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua và Bảy bước tới mùa hè hầu như không
có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào.
Về tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tác giả Thái Phan Vàng Anh
cũng góp thêm cái nhìn về việc nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn
Nhật Ánh trong bài viết Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của thiếu nhi bằng
việc nêu lên sức hấp dẫn trong phong cách sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh bắt
nguồn từ cách kể chuyện như sau: “Sức hút của truyện Nguyễn Nhật Ánh nằm ở
ngôn ngữ, giọng điệu trẻ thơ. Trong nhiều tác phẩm, ngôn ngữ truyện kể là thứ
ngôn ngữ của trẻ con, mà đối với người lớn thì ngôn ngữ trẻ con cũng giống như
một thứ ngoại ngữ. Nguyễn Nhật Ánh hiểu và kể chuyện bằng thứ ngoại ngữ dành
cho người lớn ấy nên hiển nhiên truyện Nguyễn Nhật Ánh là tiếng nói của thiếu
nhi” [2]. Tuy vậy, tác giả Thái Phan Vàng Anh cũng đã trình bày thêm ý kiến khi


9
viết về cách kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh như sau: “Có thể xem Nguyễn Nhật
Ánh là người kể chuyện của thiếu nhi, nhưng là một người lớn ngoái nhìn về tuổi
thơ, dùng con mắt của tuổi thơ để kể chuyện. Điều này khiến một số truyện của
Nguyễn Nhật Ánh khó xếp vào văn học thiếu nhi”. Tức khi sáng tác các tác phẩm,
tác giả không thể không sử dụng giọng người lớn đơn thuần và vô hình chung “áp
đặt” lên vai thiếu nhi và tạo nên một số nhân vật trẻ thơ có tâm hồn “già trước
tuổi” (nhân vật thằng cu Mùi và ông Mùi song song trong truyện Cho tôi xin một

vé đi tuổi thơ, Thiều với tạo hình nhân vật có suy nghĩ già dặn trong truyện Tôi
thấy hoa vàng trên cỏ xanh,…) Mặc dù cách kể chuyện lồng ghép cả yếu tố trẻ
thơ và người lớn này có phần phức tạp và nhiều độc giả nhận định “không hợp
tuổi thiếu nhi” nhưng điều đó lại thể hiện một phần trong phong cách văn chương
của Nguyễn Nhật Ánh. Đó là cách tác giả thể hiện tính triết lí mang đậm chất nhân
văn của mình thông qua suy nghĩ già dặn của các nhân vật trẻ thơ. Từ đó, tác phẩm
của ông trở nên mang tính đại chúng, phù hợp với nhiều lứa tuổi, kể cả trẻ em và
người lớn.
Tiếp đến là công trình Thế giới trẻ thơ trong truyện Nguyễn Nhật Ánh [40]
của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng, Luận văn lấy ba tác phẩm Kính vạn hoa, Cho
tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh làm đối tượng nghiên
cứu. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi sâu vào nhân vật, cốt truyện.
Công trình Đặc sắc truyện dài của Nguyễn Nhật Ánh (qua Tôi thấy hoa
vàng trên cỏ xanh, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Con chó nhỏ mang giỏ hoa
hồng) [58] của tác giả Nguyễn Thái Sơn (2017) đã điểm qua vài nét đặc sắc của
truyện, công trình này có ý nghĩa bổ sung kiến thức cho chúng tôi khi phát triển
vấn đề nghiên cứu của mình.
Cuốn sách Nguyễn Nhật Ánh trong mắt đồng nghiệp (2017) của nhiều tác
giả đã tập hợp những công trình nghiên cứu về các góc độ khác nhau trong sáng
tác của Nguyễn Nhật Ánh. Trong đó Nguyễn Thị Hải Phương (Trường ĐHSP Hà


10

Nội) có nhận xét về nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh của Nguyễn Nhật Ánh, tác giả cho rằng “điểm độc đáo là nghệ thuật xây
dựng nhân vật kể chuyện mang cái nhìn trẻ thơ, mang tâm hồn trẻ thơ…Người kể
chuyện đã hóa thân vào đứa trẻ mới lớn - Nhân vật Thiều, xưng tôi để kể về những
sự kiện xảy ra trong quá khứ tuổi thơ mình” [57].
Tác giả Nguyễn Hương Giang đã dành cả bài người nuôi dưỡng tâm hồn

trẻ thơ để nói về Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông như: “Cô gái
đến từ hôm qua, Bàn có năm chỗ ngồi, Chú bé rắc rối… Nguyễn Nhật Ánh được
đánh giá cao không chỉ bởi ông viết cho thiếu nhi…Những cuốn sách nhỏ bé ấy
của Nguyễn Nhật Ánh sẽ là món ăn tinh thần trong hành trang vào đời của các
em”.
Các bài viết của các tác giả kể trên mặc dù thống nhất về quan điểm là
khẳng định và đề cao tài năng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khẳng định đóng góp
của ông đối với sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam, nhưng hầu hết chỉ
là những bài viết mang tính đơn lẻ, chưa thành hệ thống.
Từ các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi mong muốn đề tài Đặc điểm
truyện Nguyễn Nhật Ánh (qua ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè) sẽ góp phần bổ sung những đánh
giá, nhận xét mới về tài năng của Nguyễn Nhật Ánh với tư cách là một người yêu
văn học thiếu nhi và nể trọng phẩm chất và bút lực của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu đặc điểm truyện Nguyễn Nhật
Ánh qua ba tác phẩm Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
và Bảy bước tới mùa hè, trong đó tập trung vào vấn đề nhân vật, cốt truyện và


11
một số phương thức nghệ thuật như ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật xây dựng
nhân vật và nghệ thuật xây dựng cốt truyện.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh qua ba tác phẩm Cô gái đến
từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè, góp phần
khẳng định tài năng, phong cách và vị trí của Nguyễn Nhật Ánh trong nền văn
học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng.
So sánh với một số tác phẩm cùng đề tài của các nhà văn khác để thấy

những điểm tương đồng, khác biệt, cũng như những đổi mới của Nguyễn Nhật
Ánh.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Xác định vị trí của ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh, Bảy bước tới mùa hè trong hành trình sáng tác nghệ thuật
của Nguyễn Nhật Ánh và trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới.


Tìm hiểu vấn đề nhân vật và cốt truyện thông qua ba tác phẩm nêu



Khám phá các đặc trưng sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh

trên.
trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu của
nhà văn.


Khẳng định tài năng của Nguyễn Nhật Ánh bắt nguồn từ tình yêu

thương của nhà văn dành cho thiếu nhi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại



12
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Những phương pháp này sẽ được chúng tôi vận dụng linh hoạt trong quá
trình nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu tập trung vào ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua (CGĐTHQ),
xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào năm 1989 bởi Nhà xuất bản Trẻ. Truyện
CGĐTHQ đã được dựng thành phim điện ảnh vào năm 2017 (đạo diễn Phan Gia
Nhật Linh); Bảy bước tới mùa hè xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 1 tháng
3 năm 2015 bởi Nhà xuất bản Trẻ; Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (TTHVTCX),
xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 bởi Nhà xuất bản
Trẻ, với phần tranh minh họa do Đỗ Hoàng Tường thực hiện. Truyện dài
TTHVTCX đã được dựng thành phim điện ảnh vào năm 2015 (đạo diễn Victor
Vũ). Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu người viết sẽ cố gắng so sánh với một
số tác phẩm khác của Nguyễn Nhật Ánh và các nhà văn khác để làm sáng tỏ các
vấn đề mà luận văn nêu ra. Về thời gian khảo sát, đề tài sẽ dựa trên các tác phẩm
tái bản gần nhất và tư liệu tham khảo cũng được sàng lọc để có thể cập nhật các
bài nghiên cứu mới.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu hệ thống Đặc điểm truyện Nguyễn
Nhật Ánh (qua ba tác phẩm: Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh và Bảy bước tới mùa hè) trên các phương diện nhân vật, cốt truyện, ngôn
ngữ và giọng điệu, góp thêm một tiếng nói khẳng định vai trò, vị trí của nhà văn


13

Nguyễn Nhật Ánh đối với sự phát triển của văn học thiếu nhi nói riêng và văn học
Việt Nam hiện đại nói chung.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những
ai quan tâm đến truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
triển khai 3 chương.
Chương 1. Văn học thiếu nhi thời kỳ đổi mới và “hiện tượng” Nguyễn
Nhật Ánh
Chương 2. Nhân vật và cốt truyện trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3. Một số phương thức nghệ thuật trong truyện Nguyễn Nhật
Ánh


14
CHƯƠNG 1
VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Khái quát về văn học thiếu nhi
1.1.1. Khái niệm văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi Việt Nam được hình thành và phát triển với tư cách là
một bộ phận của văn học Việt Nam.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Theo nghĩa hẹp văn học thiếu nhi bao
gồm những tác phẩm văn học phổ cập khoa học dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái
niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác
phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi”
[39, tr.353]. Như vậy thuật ngữ văn học thiếu nhi được nêu ra ở trong cuốn từ điển
thuật ngữ văn học vẫn chưa đưa ra một khái niệm hay một định nghĩa cụ thể về
văn học thiếu nhi mà chỉ giới hạn những loại tác phẩm được gọi là văn học thiếu
nhi bao gồm cả những sản phẩm không thuộc về văn học mà thuộc về khoa học
phổ thông.

Theo bách khoa toàn thư văn học thiếu nhi Việt Nam tập 1, tổng quan, do
Vân Thanh và Nguyên An biên soạn, các tác giả đã đưa ra quan niệm về văn học
thiếu nhi tương đối rộng và bao quát:
Văn học thiếu nhi bao gồm những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng
tạo ra với đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật
trung tâm của nó là thiếu nhi và đôi khi cũng là người lớn hoặc là một cơn gió,
một loài vật, một đồ vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ
là chính các em mà cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi.
Những tác phẩm được các em thiếu nhi thích thú tìm đọc bởi vì các em đã
tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách cảm và các hoạt động của chính các em, hơn


15
thế, các em còn tìm được ở trong đó có một lời nhắc nhở, một sự răn dạy với
những nguồn động viên và khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị rất bổ ích trong quá
trình hoàn thiện tính cách của mình.
Như thế, “Văn học thiếu nhi là người bạn thông minh và mẫn cảm của thiếu
nhi” [65, tr.6]. Khái niệm văn học thiếu nhi được nêu ra trong bách khoa toàn thư
Wikipedia cụ thể hơn: Văn học thiếu nhi (children’s liteneture) hay văn học dành
cho trẻ em là tác phẩm dành cho đọc giả và thính giả đến khoảng 12 tuổi và thường
có tranh minh họa. Thuật ngữ này được dùng nhiều nghĩa đôi khi loại trừ các
truyện viễn tưởng cho tuổi mới lớn, có những sách hài hước hoặc các thể loại khác
(…). Văn học thiếu nhi có thể là những tác phẩm do trẻ em (thiếu nhi) viết, những
tác phẩm viết cho trẻ em, những tác phẩm được viết cho trẻ em hoặc những tác
phẩm được trẻ em lựa chọn “Văn học thiếu nhi không có định nghĩa duy nhất được
sử dụng rộng rãi. Nó có thể được định nghĩa rộng là bất cứ điều gì mà trẻ em đọc,
hay cụ thể hơn văn học thiếu nhi có thể là tiểu thuyết, phi tiểu thuyết, thơ hay phim
truyền hình dành cho trẻ em là những người trẻ tuổi đọc” [69].
Như vậy, quan niệm về văn học thiếu nhi có nét tương đồng với khái niệm
đã được đưa ra trong từ điển thuật ngữ văn học ở chỗ cũng phân loại được các tác

phẩm được gọi là văn học thiếu nhi.
Trong đề tài Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh (qua ba tác phẩm: Cô
gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Bảy bước tới mùa hè),
trên cơ sở khảo sát các khái niệm trên chúng tôi rút ra một số đặc điểm làm cơ sở
cho những phần trình bày tiếp sau.
Thứ nhất là độ tuổi thiếu nhi trong khái niệm văn học thiếu nhi chúng tôi
xếp nhóm độ tuổi từ 18 trở xuống là nhóm thiếu nhi.
Theo tác giả Lã Thị Bắc Lý – một trong những chuyên gia hàng đầu về văn
học thiếu nhi, trong giáo trình văn học trẻ em lại sử dụng khái niệm văn học trẻ


16
em thay vì văn học thiếu nhi. Theo tác giả thì khái niệm trẻ em được dùng để chỉ
tất cả trẻ em từ 18 tuổi trở xuống và do đó rộng hơn khái niệm thiếu nhi (bao gồm
thiếu niên và nhi đồng) là chỉ trẻ em từ cấp Tiểu học trở lên.
Thứ hai là văn học thiếu nhi là một loại văn học – một loại văn học đặc biệt.
Sự đặc biệt này chính là ở đối tượng đã được thể hiện ngay trong nội hàm thuật
ngữ thiếu nhi. Thiếu nhi là đối tượng được miêu tả trong tác phẩm hay độc giả
của tác phẩm? Thiếu nhi là thuật ngữ dùng để chỉ một lứa tuổi cụ thể hay một
nhóm lứa tuổi. Trên thực tế khi sáng tác, các tác giả có thể xác định rõ đối tượng
mà mình miêu tả có gì để có cách xử lí mọi yếu tố của tác phẩm cho phù hợp.
Nhưng tác giả sẽ không thể giới hạn hoặc xác định đối tượng tiếp nhận tác phẩm
của mình chỉ ở một lứa tuổi nào đó. Sự giao tiếp giữa độc giả hay thính giả với
tác giả thông qua tác phẩm là sự giao tiếp ngầm và hoàn toàn tự do. Không ai có
thể cấm trẻ em khám phá một tác phẩm văn học viết về những người lớn hơn tuổi
của chúng hoặc cấm người lớn tuổi tìm hiểu những tác phẩm viết về thiếu nhi. Do
đó văn học thiếu nhi có thể hiểu một cách rộng rãi là những tác phẩm văn học viết
cho thiếu nhi, cả những tác phẩm do thiếu nhi sáng tác hoặc những tác phẩm phù
hợp với lứa tuổi thiếu nhi viết về thiếu nhi được thiếu nhi yêu thích tìm đọc.
Thứ ba là tính giáo dục trong văn học thiếu nhi đối với những tác phẩm văn

học thiếu nhi viết bởi vì chính lứa tuổi thiếu nhi thì tính giáo dục chưa được các
em ý thức để đưa vào tác phẩm. Tuy nhiên một tác phẩm văn học thiếu nhi thực
thụ phải là tác phẩm mà “trẻ em khen hay, người lớn khen tốt”. Tính giáo dục
được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất và nó có tính sống còn đối với
văn học thiếu nhi. Văn học thiếu nhi có vai trò to lớn trong việc giáo dục toàn diện
nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ cũng như thẩm mĩ.
Nhà văn Võ Quảng cũng đưa ra quan niệm “Văn học cho thiếu nhi còn đặt
ra vấn đề chính yếu thứ hai đó là vấn đề giáo dục”. Trẻ em thường luôn mang
theo những hình ảnh, ước mơ và những ấn tượng từ những trang sách mà chúng


17
đã đọc vào tương lai, chính điều ấy mà đòi hỏi người cầm bút cho các em phải có
ý thức trách nhiệm lớn lao. Chức năng giáo dục vì thế mà càng có ý nghĩa hơn với
độc giả nhỏ tuổi, những tác phẩm viết cho thiếu nhi luôn cần có sự tham gia của
nhà văn yêu nghề mến trẻ.
Bất kì một tác phẩm văn học nào viết cho thiếu nhi thì nhất thiết phải đặt
ra tính chất giáo dục một cách rõ ràng và dứt khoát. Đây được coi là một yêu cầu
hàng đầu và đặc biệt quan trọng. Giám đốc nhà xuất bản trẻ cũng đã trả lời phỏng
vấn: “Làm sách cho thiếu nhi thì phải đặt nhiệm vụ giáo dục lên trên hết, chớ chạy
theo lợi nhuận mà quên đi vấn đề giáo dục thì không thể chấp nhận được” (Tạp
chí văn học số 5-1993).
Trong bài Văn học cho thiếu nhi hôm nay nhà văn Tô Hoài đã viết: “Nội
dung một tác phẩm cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức
tính con người”. Một tác phẩm văn học chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là
một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy, nhờ sự
giáo dục từ tác phẩm, bạn đọc ấy sẽ trở thành là một người tốt.
Qua những lời nhận định đó chúng ta càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của
chức năng giáo dục cho thiếu nhi.
Thứ tư là trong các tác phẩm văn học thiếu nhi thường có minh họa bằng

tranh để thu hút trẻ em hơn, tăng tính sinh động hơn cho tác phẩm. Đặc trưng này
xuất phát từ đặc điểm tâm lí và lứa tuổi thiếu nhi. Lứa tuổi thiếu nhi chủ yếu tư
duy bằng hình tượng, chúng thường bị hấp dẫn bởi những đường nét, hình khối,
màu sắc, vì vậy việc minh họa cho tác phẩm văn học cho thiếu nhi sẽ làm tăng
sức mạnh nghệ thuật của ngôn từ, tác phẩm phải chân thực, cụ thể, sinh động, phù
hợp với tâm lí trẻ thơ. Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu.
Thứ năm là văn học thiếu nhi thường giàu yếu tố tưởng tượng. Theo nhà
văn Phong Lê thì văn học thiếu nhi phải kích thích, khơi gợi, phát huy năng lực


×