Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

báo cáo luạt binh đẳng giới, luật hôn nhân và gia đình năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.73 KB, 17 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
XÃ MA LY PHO
Số: 07 /BC - UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Ma Ly Pho, ngày 16 tháng 02 năm 2017

BÁO CÁO
Về việc thực hiện Luật về Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình
Và luật phòng, chống bạo lực gia đình
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Phong Thổ tại Công văn số 101/CVUBND ngày 09 tháng 02 năm 2017 về việc chuẩn bị nội dung tiếp và làm việc với
Đoàn Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Sở lao động thương binh xã hội
tỉnh Lai Châu khảo sát tại xã Ma Ly Pho, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo tình hình
thực hiện Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình
như sau:
A. Sơ lược đặc điểm tình hình địa phương.
Ma Ly Pho là xã vùng cao biên giới, nằm ở phía tây huyện Phong Thổ, có
đường biên giới dài 13 km. Tổng diện tích tự nhiên 5.587,81 ha, địa hình đồi núi
chia cắt phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, nhất là trong mùa mưa.
Toàn xã có 9 bản với 617 hộ = 2682 nhân khẩu có 5 dân tộc anh em cùng sinh
sống, gồm; Dân tộc Dao, Thái, Kinh, Hoa, Khơ mú, trong đó dân tộc Dao chiếm đa
số = 82 %, còn lại các dân tộc khác.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân xã đã xây dựng và triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời thực hiện lồng ghép các vấn đề
bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các công
tác của xã nhằm phát huy hiệu quả các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình
đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia
đình có những thuận lợi và khó khăn sau.
1. Thuận lợi.
Công tác tuyên truyền bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo


lực gia đình luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của TT Đảng ủy,
HĐND-UBND xã và trực tiếp chỉ đạo của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ xã. Kinh tế - xã
hội của xã tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước
ngày càng được nâng lên đó là tiền đề quan trọng để các cấp, các ngành thực hiện tốt
nhiệm vụ công tác nói chung và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ nói riêng trong năm qua.
Nhận thức của các cấp, các ngành đoàn thể, quần chúng Nhân dân có nhiều
chuyển biến tích cực. Sự phấn đấu vươn lên trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa
đói giảm nghèo, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính
1


trị, quản lý nhà nước… của đại đa số chị em phụ nữ từ cấp xã đến cơ sở hoạt động
có hiệu quả.
2. Khó khăn.
Trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình xã còn gặp khó khăn như: Tỷ lệ phụ nữ trong hộ nghèo,
thiếu việc làm và việc làm không ổn định còn cao. Ở các bậc học càng cao, tỷ lệ nữ
càng giảm, tỷ lệ phụ nữ qua đào tạo còn thấp, đời sống sức khỏe của phụ nữ chưa
được đảm bảo tốt, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa còn cao, tỷ lệ nữ tham gia lãnh
đạo các cấp còn thấp, đặc biệt là quản lý Nhà nước.
Về nhận thức và hành động của cơ quan, ban ngành, đoàn thể, quần chúng
Nhân dân trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Ban vì sự tiến bộ phụ
nữ còn chưa đồng bộ, vẫn còn nhiều hạn chế, kết quả đạt chưa cao, các mục tiêu đề
ra nhiều, bộ máy hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ chủ yếu là hoạt động
kiêm nhiệm, chưa phát huy hết năng lực và thực hiện chức năng tham mưu với cấp
ủy Đảng, chính quyền. Kinh phí hoạt động khó khăn. Một số chị em còn tự ti thiếu ý
chí phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ mọi mặt để tự khẳng định vị trí, vai trò của
mình trong gia đình xã hội.
B. Công tác triển khai thực hiện Luật về Bình đẳng giới, hôn nhân gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình

I. Về lĩnh vực bình đẳng giới
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới cho nhân
dân và cán bộ, công chức tại địa phương.
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền việc thay đổi nhận
thức, hành vi về bình đẳng giới, Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo Ban vì sự tiến bộ của
phụ nữ xã phối hợp với Tư Pháp, văn hóa – xã hội, trạm Y tế, các nhà trường, 9/9
bản tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, pháp luật của nhà nước như: Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ chính trị, Luật
bình đẳng giới; Công ước CEDAW ( về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với
phụ nữ và trẻ em), Bộ Luật Lao động, Pháp lệnh Dân số – KHHGĐ, các kiến thức
về giới, kiến thức có liên quan đến phụ nữ, trẻ em; và các văn bản khác liên quan
đến bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Việc triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới tại địa phương.
a) Ban hành văn bản của địa phương.
Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Quyết
định số 1241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia
về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày
02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình
đẳng giới giai đoạn 2016-2020 và các văn bản hướng dẫn của các phòng Lao động
2


- Thương binh và Xã hội huyện Phong Thổ, UBND xã Ma Ly Pho đã ban hành các
văn bản:
- Quyết định số 02/QĐ- UBND ngày 05 tháng 01 năm 2016 của chủ tịch
UBND xã Ma Ly Pho về kiện toàn lại ban chỉ đạo Vì sự tiến bộ phụ nữ.
-Thông báo số 03/TB-BVTBPN ngày 08 tháng 01 năm 2016 của trưởng Ban
vì sự tiến bộ phụ nữ về Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban vì sự tiên
bộ phụ nữ xã Ma Ly Pho.

- Kế hoạch số 04/KH- UBND ngày 06/01/2015 của Ủy ban nhân dân xã về
thực hiện công tác hoạt động Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ xã năm
2015.
- Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Ban vì sự tiến
bộ phụ nữ xã về tuyên truyền về giới và bình đẳng giới trên địa bàn xã Ma Ly Pho năm
2015
b) Tổ chức, bộ máy và kinh phí hoạt động
- Chủ tịch UBND xã ra quyết định số 02/ QĐ – UBND Ngày 05 tháng 01
năm 2016 về kiện toàn lại Ban vì sự tiến bộ phụ nữ xã Ma Ly Pho vì có một số
thành viên thay đổi với số thành viên hiện tại là 15 thành viên. Trong đó đồng chí
Phó chủ tịch UBND – Phụ trách Văn hóa – Xã hội làm Trưởng ban, đồng chí chủ
tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã làm phó ban thường trực, còn lại các đồng chí là các
công chức, ban, ngành, đoàn thể trong xã, 9/9 chi hội trưởng hội phụ nữ làm thành
viên.
Ban xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền cho từng thành viên. Đến
nay, công tác bình đẳng giới và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ đi vào hoạt động từng
bước đạt hiệu quả, thiết thực.
- Kinh phí hoạt động: Chưa có Ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác
bình đẳng giới.
c) Việc triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 20112020; Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2016-2020 và tổ chức các
hoạt động về bình đẳng giới tại địa phương
- Quyết định số 02/QĐ- UBND ngày 05 tháng 01 năm 2016 của chủ tịch
UBND xã Ma Ly Pho về kiện toàn lại ban chỉ đạo Vì sự tiến bộ phụ nữ.
-Thông báo số 03/TB-BVTBPN ngày 08 tháng 01 năm 2016 của trưởng Ban
vì sự tiến bộ phụ nữ về Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban vì sự tiên
bộ phụ nữ xã Ma Ly Pho.
- Kế hoạc số 19a /KH-UBND ngày 20 tháng 05 năm 2016 của ủy ban nhân
dân về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới xã Ma Ly
Pho giai đoạn 2016 – 2020.
3



- Kế hoạch số 21b/KH-BVSTBPN ngày 25 tháng 05 năm 2016 của trưởng
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ về hành động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2016.
Hướng dẫn các thành viên trong triển khai công tác Bình đẳng giới, đồng thời
phối hợp với thành viên trong Ban tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt
định kỳ chi hội và các buổi họp bản về luật bình đẳng giới ở 9/9 bản với 954 lượt
nghe.
d) Việc rà soát các văn bản quy định hiện hành (theo quy định của Mục
II.1 chỉ thị số 10/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/5/2007 về
việc triển khai thi hành Luật bình đẳng giới) và lồng ghép vấn đề bình đẳng
giới trong văn bản quy phạm pháp luật của địa phương (theo quy định Thông
tư 17/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 13/8/2014).
Công tác rà soát các văn bản bản theo quy định hiện hành luôn được chính
quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện.
3. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật bình đẳng giới
trong 8 lĩnh vực được quy định tại Chương II (từ Điều 11 đến Điều 18 của Luật
bình đẳng giới) trong đó tập trung vào các nội dung: ban hành các quy định,
hướng dẫn triển khai và việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
của từng lĩnh vực tại địa phương.
3.1. Bình đẳng trong lĩnh vực chính trị
-Trong cơ quan dân cử, cơ quan quản lý nhà nước, vai trò của phụ nữ được
coi trọng với 5/23 cán bộ, công chức chiếm 21,7%. Bảo đảm nữ là đại biểu Hội
đồng nhân dân xã phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới với 6/25 đại
biểu chiếm 24%, nữ là Ủy viên ban chấp hành Đảng ủy có 1/15 đồng chí chiếm
6,7%, nữ bí thư chi bộ có 3/13 đồng chí chiếm 23,1%.
- Có 25 đ/c là đại biểu dự Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX, nhiệm kỳ 20152020. Kết quả có 1 đ/c chủ tịch Hội phụ nữ được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ
xã.
Quan tâm chăm lo đời sống, đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách…
cho phụ nữ tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ nữ phát huy tốt năng lực, sở

trường công tác, tâm huyết, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm, toàn ý
với công việc được giao.
- Trong Phó các ngành, đoàn thể: Phó chủ tịch MTTQ, phó chủ tịch hội phụ
nữ, khuyến nông viên…
- Trong các nhà trường: Các chức danh hiệu trưởng có 01 đồng chí, phó hiệu
trưởng 04 đồng chí.
- Đối với 9/9 bản một số chị em phụ nữ còn được tham gia vào tổ chức chính
trị ở địa phương mình sinh sống như: chi hội trưởng hội phụ nữ, trưởng ban công
tác mặt trận, chi hội trưởng nông dân, tạo cơ hội cho các chị em trong bản được
tham gia các hoạt đông chính trị như họp bản, họp chi bộ, họp hội viên, được tham
4


gia lấy ý kiến trong các buổi tiếp xúc cử tri của xã, huyện, tỉnh và trung ương
xuống tiếp xúc góp phần nâng cao vị trí của chị em trong xã hội.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở bản luôn được quan tâm, góp phần
quan trọng nâng cao năng lực, trình độ chính trị. Đã cử đi học cho 7 đồng chí ở 9/9
bản có trình độ sơ cấp chính trị.
- Có 36/142 đồng chí là đảng viên là nữ, chiếm 25, 35%.
3.2. Bình đẳng trong lĩnh vực Kinh tế, Lao động
UBND xã luôn chấp hành tốt luật bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
như: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng lao động, được đối
xử bình đẳng tại nơi làm việc, tiền công, tiền thưởng, điều kiện lao động và các
điều kiện làm việc khác. Đặc biệt, đối với cán bộ nữ luôn được trú trọng trong
quyền được bảo vệ sức khỏe khi sinh sản và nuôi con...
Đến nay từ cán bộ, phụ nữ và nhân dân trong toàn xã đều thực hiên tốt luật
Bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, lao động, sản xuất kinh doanh như; cùng tham
gia hoạt đông kinh tế, tìm thị trường tiêu thu các mặt hàng nông sản như lúa, ngô,
sắn và tiêu thu hoa quả; đặc biệt là chuối.
Luôn đẩy mạnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội

lực của phụ nữ để giảm nghèo bền vững; qua các phong trào vận động chị em vay vốn
ngân hàng chính sách, tiết kiệm tại chi hội, được triển khai sâu rộng trong cán bộ, hội
viên, phụ nữ, nhân dân.
Trong năm qua, phong trào vay vôn từ ngân hàng chính sách để phát triển kinh
tế của Hội Liên hiệp phụ nữ được đánh giá cao và hiệu quả đã tạo điều kiện cho 106
cho chị em phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiểu số, với số tiền là hơn
2 tỷ đồng để phát triển kinh tế.
Tổng số hộ nghèo của xã 133 hộ với 549 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo 22%; trong đó:
đồng bào dân tộc 131 hộ với 446 khẩu, dân tộc kinh 2 hộ với 3 khẩu; tổng số phụ nữ
nghèo làm chủ hộ 17 hộ, phụ nữ làm chủ hộ nghèo được giúp đỡ 1 đồng chí.
Vốn Quỹ cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế, đến nay toàn xã đã thành lập được 4/9
nhóm với gần 214 thành viên tham gia 4 bản: (Sòn Thầu 2, Sòn Thầu 1, Pa Nậm
Cúm, Pờ Ma Hồ) tổng dư nợ đến nay 22 triệu đồng (số liệu đến ngày 31/12/2016).
Vận động và phối hợp với đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng xây dựng
được 01 căn nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo, với tổng trị giá hơn một
trăm triệu đồng.
Phối hợp với các ban, ngành đoàn thể kêu gọi, vận động xây dựng cơ sở vật
chất cho các nhà trường với số tiền hơn 2 tỷ đồng trong năm năm qua.
3.3. Bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

5


- Lĩnh vực giáo dục đào tạo được tập trung chỉ đạo thực hiện ngày càng có
nhiều chuyển biến như: Số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 tuổi mũ chữ giảm rõ
rệt; năm 2015 là …………chiếm ……%, năm 2016 là ………..chiếm…..%............
…………………………………………………………………………………….....
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng đào tạo đội
ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học trong tình hình mới, các giáo
viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn.

Tổng số giáo viên nam 16/60, chiếm tỷ lệ 26,7 %. GV nữ 44/60. chiếm 73,3%
Tổng số giáo viên đạt chuẩn trong đó nữ 28/41chiếm 68,3%.
Tổng số giáo viên trên chuẩn trong đó nữ 16/19 chiếm 84,2%
Phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện bình đẳng với nam giới trong việc
nâng cao trình độ văn hóa và trình độ học vấn. Tỷ lệ phụ nữ so với nam giới trong
số người biết chữ tăng lên đáng kể, chênh lệch về tỷ lệ học sinh nam, nữ trong tất
cả các cấp bậc học được thu hẹp.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở bản
được quan tâm, đã góp phần quan trọng nâng cao năng lực, trình độ;cử 7 đồng chí
ở 9/9 bản tham gia học tập có trình độ sơ cấp chính trị.
-Tỷ lệ Mẫu giáo đối với nam 121/222 đạt 54,5 %, nữ 101/222 đạt 45,5 %
-Tỷ lệ Tiểu học đối với nam 60,1/280 đạt 61,1%, nữ 109/ 280 đạt 38,9%
-Tỷ lệ Trung học cơ sở với nam 110/188 đạt 58,5%, nữ 78/188 đạt 41,5 %
3.4. Bình đẳng trong lĩnh vực văn hóa thông tin
Trong thời gian qua, nhờ các hoạt động tuyên truyền đã góp phần quan trọng
trong việc cung cấp thông tin, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước tới nhân dân, ngoài công việc gia đình các chị em phụ nữ còn tham gia
các hoạt động phong trào thể thao, văn hóa văn nghệ mừng ngày lễ lớn, đồng thời
thường xuyên được tiếp cận thông tin từ những quyển tạp chí phụ nữ trong thời đại
mới trong các buổi sinh hoạt của hội, góp phần cho các hội viên phát huy được
nhiều sáng tạo trong làm ăn kinh tế xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao được
vai trò trách nhiệm của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội.
3.5. Bình đẳng trong lĩnh vực y tế
9/9 bản đều có cộng tác viên y tế trong đó có 5/9 là phụ nữ hàng năm công
tác viên y tế có nhiệm vụ phối hợp với công chức văn hóa xã hội làm công tác lập
danh sách các hộ gia đình tham gia BHYT kịp thời cấp phát thẻ cho nhân dân.
Năm 2016 đã cấp thẻ BHYT miễn phí cho 133 hộ dân xã có hoàn cảnh khó
khăn, 1710 thẻ dân tộc và 150 thẻ người kinh đang sinh sống tại vùng có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân
xóa bỏ hủ tục lạc hậu.

6


Phối hợp với trạm y tế, cán bộ dân số tổ chức tuyền truyền “phụ nữ cả nước
thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng”; tư vấn về
kiến thức nuôi dạy con và tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại 9/9
bản.
+ KHHGĐ trong những năm qua, có 1893 chị thực hiện (trong đó 812 chị
đặt vòng; uống thuốc tránh thai 564 chị; bao cao su 82, đình sản 76); Số lượt khám
và điều trị phụ khoa có 1071 chị
+ Dự án tiêm chủng mở rộng: Tỷ lệ trẻ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt
96,6 %, tỷ lệ phụ nữ được tiêm UV2+ là 84,5 %;
Trẻ em đến trường, lớp học chữ được chăm sóc sức khỏe, tiêm phòng, khám
chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi trong toàn xã.
3.6. Bình đẳng giới trong gia đình.
Trong năm năm qua, việc tuyên truyền bình đẳng giới trong gia đình luôn
được trú trọng. Hướng tới trọng tâm tuyên truyền đó là: Vợ, chồng có vị trí, vai trò
ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát
triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát
triển đó có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là ở cuộc sống hiện đại
hóa công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành
mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về
quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành
công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng
cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” là mục tiêu
hướng tới của phần lớn các chương trình, các hoạt động của Ban; hàng năm có 263
gia đình cán bộ, hội viên, phụ nữ đạt chuẩn mực.
Đề án “Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt giai đoạn 2010 – 2015” đã
bước đầu hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, hướng tới thay đổi

hành vi nuôi, dạy con theo khoa học, đã tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng là
cán bộ, hội viên, phụ nữ ở 9/9 chi hội; với 985 lượt tiếp thu. Nhằm để truyền thông
nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số, kế hoạch hóa
gia đình, nuôi dạy con, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống dịch bệnh,
HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình, góp phần hỗ trợ phụ nữ thực hiện vai
trò nòng cốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc.
Tới nay gần 83% các hộ gia đình đều thực hiên tốt luật bình đẳng giới trong
gia đình góp phần quan trong trong việc xây dựng xã phường lành mạnh.
4. Tình hình triển khai thực hiện Thông tư số 07/2012/TT-BKHĐT ngày
22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định nội dung Bộ chỉ tiêu thống kê
7


phát triển giới của quốc gia; Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới cấp tỉnh,
huyện, xã.
Vì chỉ có cán bộ kiêm nhệm nên việc triển khai thực hiện Thông tư số
07/2012/TT-BKHĐT ngày 22/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn khó khăn
nên UBND xã chưa áp dụng.
5. Những khó khăn và vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định
của Luật bình đẳng giới và việc thực thi trong thực tế và đề nghị phân tích rõ
nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc. Đồng
thời xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần
được điều chỉnh
5.1. Những khó khăn, Những khoảng trống giữa quy định của Luật và
việc thực thi trong thực tế.
- Các thành viên của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở địa phương đều hoạt
động kiêm nhiệm, sự phối kết hợp chưa được thường xuyên, liên tục nên gặp
không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
-Việc tiếp cận với giáo dục trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số còn khó
khăn và trở ngại hơi so với các em trai và nam giới, tỷ lệ nữ có học hàm, học vị cao

còn thấp so với nam giới.
5.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan.
- Sự phối hợp trong ban chỉ đạo đôi lúc chưa chặt chẽ, triển khai các kế hoạch
chậm so với yêu cầu. Do xã chưa có cán bộ chuyên trách và đội ngũ chi hội chưa
được củng cố đã làm ảnh hưởng rất lớn cho công tác giám sát, quản lý, báo cáo tình
hình công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn xã.
Do địa bàn phức tạp chia cắt nhiều, phong tục tập quán, đời sống của một bộ
phận phụ nữ gặp khó khăn; gánh nặng công việc gia đình với trách nhiệm xã hội;
nhu cầu học tập nâng cao trình độ năng lực mọi mặt, tâm lý tự ti, tiêu cực và tệ nạn
xã hội là những cản trở đối với sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Việc thực hiện
các chủ trương chính sách của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước về phụ nữ
và Bình đẳng giới trong xã hội ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ.
Thiếu nguồn lực cả về con người và kinh phí .
*Nguyên nhân khách quan
Một số cán bộ của Ban còn hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ
năng xử lý, tổ chức thực hiện và khả năng tuyên truyền, vận động; thiếu chủ động,
sáng tạo trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội; còn tâm lý trông chờ vào
chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từ cấp trên, thiếu cụ thể hóa theo tình hình và nhu cầu
của địa phương. Công tác phối hợp hoạt động của ban với ban công tác ở bản thể
8


thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Việc phát huy vai trò nòng cốt trong công tác
vận động phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Cán bộ làm công tác Ban vì sự tiến bộ phụ nữ đều kiêm nhiệm nên công việc
triển khai đôi lúc còn chậm so với kế hoạch đề ra.
- Kinh phí cho hoạt động cho Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa có nên còn
ảnh hưởng đến hoạt động của Ban.
II. Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về hôn nhân và
gia đình
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại
kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 đã đáp ứng một cách
kịp thời các yêu cầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam;
công nhận, thực hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cá nhân
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cá nhân đối với gia
đình, vai trò của gia đình đối với xã hội và vai trò của Nhà nước và xã hội đối với
gia đình.
Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Luật hôn nhân và gia đình tại
địa phương, UBND xã đã chỉ đạo và triển khai phổ biến cho cán bộ, công chức cấp
xã cụ thể 1 lần/1 tháng với 276 lượt dự nghe. Đồng thời phân công các cán bộ tuyên
truyền cho nhân dân trên địa bàn với 5052 lượt tiếp thu. Ý thức chấp hành luật trong
nhân dân được nâng lên rõ rệt năm 2016 UBND đã đăng ký cho 73 trường hợp khai
sinh trong đó đúng hạn là 34/73 chiếm 46,6%, quá hạn là 39 chiếm 53,4%. Đăng ký
khia sinh khai tử 4 trường hợp; đúng hạn là 1, quá hạn 3 trường hợp. Đăng ký kết
hôn 34 cặp ( trong đó có 1 cặp đăng ký lại, còn lại là đăng lần đầu).
2. Việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình ( Điều 7, Luật Hôn
nhân và gia đình):
Các nội dung quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình phù hợp với
các phong tục tập quán, bản sắc dân tộc trên địa bàn xã.
3. Tình hình Tảo hôn, chung sống như vợ chồng, không đăng ký kết
hôn; kết hôn giữa những người quan hệ họ hàng thân thích; việc xử lý đối với
các trường hợp kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn theo luật định
UBND xã hàng tháng triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
việc Tảo hôn tới nhân dân và ý thức chấp hành luật của nhân dân ngày càng nâng
nên, tuy nhiên do phong tục tập quán nên trên địa bàn xã trong thời gian qua
phát sinh một số trường hợp như: năm 2014 có 7/21 chiếm 33,3%, năm 2015 có
7/30 chiếm 23,3%, trường hợp vi phạm nào chung sống như vợ chồng không qua


9


đăng ký kết hôn. Do phong tục tập quán nên UBND xã chưa áp dụng hình thức xử
lý đối với những trường hợp tảo hôn.
4. Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Cấp xác nhận tình trạng kết hôn cho công dân Việt Nam lấy công dân biên
giới Trung Quốc – Việt Nam : 03 Trường hợp.
- Đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài : không
có trường hợp nào.
Tất cả, các trường hợp trên đều được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục,
đảm bảo hồ sơ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản pháp
luật có liên quan.
5. Đánh giá vai trò trách nhiệm của cơ quan được phân công chủ trì nội
dung này và sự phối hợp với cơ quan có liên quan.
Công tác triển khai thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình luôn nhận được sự
quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân xã.
Các ban, ngành đoàn thể đã nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác triển
khai thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình đã góp phần nâng cao vai trò, trách nhiệm,
tính chủ động của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể, các cá nhân trong việc
triển khai, thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
bằng pháp luật, nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước; Ý thức chấp hành
pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã đã
được nâng lên, từng bước hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia
đình.
6. Những khó khăn và vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định
của Luật và việc thực thi trong thực tế và đề nghị phân tích rõ nguyên nhân
chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc. Đồng thời xác định
những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần được điều
chỉnh

6.1. Những khó khăn, Những khoảng trống giữa quy định của Luật và
việc thực thi trong thực tế.
- Trình độ hiểu biết pháp luật của Nhân dân còn hạn chế, bị chi phối bởi
nhiều phong tục nên khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
về hôn nhân và gia đình. Nhà trường, UBND xã có yêu cầu kê khai hộ khẩu theo
sổ hộ khẩu để được hưởng chế độ chính sách xã hội hoặc làm các thủ tục có liên
quan thì mới đến đăng ký kết hôn và các thủ tục.
6.2. Nguyên nhân.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Trình độ dân trí chưa đồng đều.
10


+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự phối kết hợp của một số ban ngành, đoàn thể chưa được nhiệt tình chặt
chẽ, thường xuyên và kịp thời.
+ Nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đăng ký
các sự kiện hộ tịch còn rất hạn chế.
III. Luật phòng, chống bạo lực gia đình
1. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống
bạo lực gia đình.
Hàng năm Ủy ban nhân dân xã xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện
công tác tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình với các nội dung khác
nhau. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, được lồng ghép với các
buổi sinh hoạt chi bộ, cuộc họp tại bản được tiến hành thường xuyên đều đặn
1lần/1bản /1tháng với 457 lượt nghe.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống bạo
lực gia đình mang lại hiệu quả cao, góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình
trên địa bàn xã.

2. Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật phòng, chống bạo lực gia đình tại
địa phương.
Ủy ban nhân dân xã đã thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
công tác phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân huyên:
UBND xã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền luật phòng, chống
bạo lực gia đình với các nội dung khác trong các buổi họp chi hội, hop bản tới toàn
thể nhân dân, hàng năm có 572 lượt tiếp thu.
3. Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực
gia đình và hòa giải mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
Hiện nay 9/9 trên địa bàn xã đều có Tổ hòa giải hoạt động có hiệu quả, hầu
hết các vụ việc bạo lực gia đình được góp ý phê bình tại cộng đồng.
4. Hoạt động bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; việc phát hiện
báo tin về bạo lực gia đình; các biện pháp đã xử lý; số nạn nhân được tư vấn,
hỗ trợ, chăm sóc y tế; hoạt động của các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia
đình.
Việc phát hiện báo tin , bảo vệ và hổ trợ nạn nhân về bạo lực gia đình được
thực hiện bắt đầu từ hệ thống chính quyền tự quản của 9/9 bản. Nếu vụ việc bạo
lực gia đình mang tính chất nghiêm trọng thì sẻ được ban quan lý bản, các tổ làm
công tác hòa giải ở bản báo cáo lên chính quyền cấp trên để được xử lý, nếu vụ
việc bạo lực gia đình không mang tính chất nghiêm trọng sẻ đươc xử lý theo hình
thức góp ý hòa giải tại cơ sở.
11


5. Nguồn nhân lực và kinh phí cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia
đình tại địa phương.
Nguồn nhân lực: Hầu hết các cán bộ thực hiện công tác Phòng, chống bạo
lực gia đình đều là kiêm nhiệm: ở cấp xã là công chức Tư pháp – hộ tich, ở cấp bản
là trưởng bản.
Kinh phí cho hoạt đông: Hiện nay Ủy ban nhân dân xã chưa bố trí nguồn

ngân sách riêng cho hoạt động.
6. Việc thực hiện quy định “hằng năm, trong báo cáo của UBND cấp xã
trược hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình kinh tế xã hội phải có nội dung
về tình hình và kết quả phong, chống bạo lực gia đình tại địa phương” ( Khoản
5 điều 35 của luật phòng, chống bạo lực gia đình)
Việc thực hiện quy định báo cáo trước hội đồng nhân dân cùng cấp tình hình
và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương UBND xã lồng ghép với
báo cáo giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân, năm 2015 không có tình trạng
bạo lực gia đình trên địa bàn xã, năm 2016 UBND xã đã giải quyết 02 đơn thư
khiếu nại liên quan đến bạo lực gia đình, do phong tục tập quán nên UBND xã đã
chấp nhận hướng giải quyết của gia đình 2 bên là ly hôn.
7. Đánh giá vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành phân công chủ trì
nội dung này và sự phối hợp với các ban, ngành có liên quan.
Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành trong công tác tuyên truyền luôn luôn
được quan tâm và trú trọng, luôn nêu cao vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân,
tập thể để giải quyết các vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình. Tuy nhiên do phong
tục tập quán đã ăn sâu vào nhân dân nên vai trò, trách nhiệm của các ban, ngành
phân công chủ trì nội dung này và sự phối hợp với các ban, ngành có liên quan
còn chưa linh hoạt và kết quả đạt được chưa cao.
8. Những khó khăn và vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định
của Luật và việc thực thi trong thực tế và đề nghị phân tích rõ nguyên nhân
chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc. Đồng thời xác định
những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần được điều
chỉnh
8.1. Những khó khăn, Những khoảng trống giữa quy định của Luật và
việc thực thi trong thực tế.
- Một số chi hội chưa chủ động phối hợp ban, ngành của UBND xã nên trong
công tác tuyên truyền luật phòng, chống bạo lực gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
- Các thành viên chủ đều hoạt động kiêm nhiệm, sự phối kết hợp giữa các
ngành, các cấp chưa được thường xuyên, liên tục nên gặp không ít khó khăn trong

quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
8.2. Nguyên nhân
12


* Nguyên nhân chủ quan.
- Sự phối hợp ban ngành đôi lúc chưa chặt chẽ, triển khai các kế hoạch chậm
so với yêu cầu. Do xã chưa có cán bộ chuyên trách và đội ngũ chi hội chưa được
củng cố đã làm ảnh hưởng rất lớn cho công tác báo cáo kết quả thực hiện luật
phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã.
Do địa bàn phức tạp chia cắt nhiều, phong tục tập quán, đời sống của một số
bộ phận gia đình gặp khó khăn nên việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước về Luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa sâu sát.
* Nguyên nhân khách quan.
Một số cán bộ kiêm nhiệm còn hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực,
kỹ năng xử lý, tổ chức thực hiện và khả năng tuyên truyền, vận động; thiếu chủ
động, sáng tạo trong triển khai thực hiện luật Phòng, chống bạo lực gia đình; còn
tâm lý trông chờ vào chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể từ cấp trên, thiếu cụ thể hóa theo
tình hình và nhu cầu của địa phương. Công việc triển khai đôi lúc còn chậm so với
kế hoạch đề ra.
- Kinh phí cho hoạt động chưa có, nên còn ảnh hưởng đến hoạt động của
ban chỉ đạo.
IV. Kiến nghị.
1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật bình đẳng giới
1.1. Đối với các cơ quan trung ương
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách theo hướng
bảo đảm bình đẳng giới.
Ban hành Thông tư hướng dẫn kinh phí thực hiện công tác Ban vì sự tiến bộ
phụ nữ và bình đẳng giới,
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ

làm ở địa phương;
1.2. Đối với địa phương:
a. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo của lãnh đạo
đơn vị đối với công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.
b. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thực hiện:
- Đề xuất các chính sách nâng cao chất lượng nguồn cán bộ nữ; tăng cường
biên chế cho cấp xã để đủ sức đảm đương hoạt động bình đẳng giới.
- Lồng ghép có hiệu quả nội dung bình đẳng giới, chú trọng các biện pháp
thúc đẩy bình đẳng giới, chính sách hỗ trợ phụ nữ.
- Tổ chức các khóa tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến và nâng cao trách
nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ
nữ;
13


- Về chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ Ban, nhất là chức danh Phó chủ tịch
Hội phụ nữ xã, thị trấn; chi hội trưởng, chi hội phó các bản còn thấp và không có,
không đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ với tình hình hiện nay, nên không động
viên kịp thời đến cán bộ cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đề nghị các
cơ quan chức năng cần xem xét điều chỉnh lại chế độ phụ cấp cho các chức danh
trên, để đảm bảo hoạt động của các cấp Ban được tốt hơn.
- Tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện thường xuyên; tổ chức hội nghị,
hội thảo các chuyên đề liên quan nhằm đúc rút kinh nghiệm.
- Đề nghị Sở Tài chính nghiên bố sung thêm kinh phí hoạt động bình đẳng
giới và hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.
2. Kiến nghị về thực hiện luật phòng , chống bạo lực gia đình
2.1 Đối với trung ương:
- Sớm ban hành Thông tư hướng dẫn kinh phí thực hiện công tác Phòng,
chống bạo lực gia đình ;
- Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho các bộ

làm công tác gia đình ở địa phương;
- Bố trí nguồn kinh phí riêng cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực
gia đình.
2.2 Đối với địa phương:
- Tiếp tục ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác gia đình và
phòng, chống bạo lực gia đình;
- Đưa ra các giải pháp có hiệu quả hơn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về
tình trạng bạo lực gia đình ở địa phương;
- Bố trí nguồn kinh phí riêng cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực
gia đình.
Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới, hôn nhân gia
đình và phòng, chống bạo lực gia đình của Ủy ban nhân dân xã Ma Ly Pho.
Nơi nhận :
- UBND huyện Phong Thổ;
- Thường trực Đảng ủy, HDND xã;( báo cáo)
- Đoàn công tác;
- UBND xã;
- Ban chỉ đạo;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

14


15


1



1



×