Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

NCKHSPUD-Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính tả lớp 2 thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.72 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Tên
I. Tóm tắt
II. Giới thiệu
1. Hiện trạng
2. Nguyên nhân
3. Giải pháp thay thê
4. Vấn đề nghiên cứu
5. Giả thiêt nghiên cứu
III. Phương pháp
1. Khách thể nghiên cứu
2. Thiêt kê nghiên cứu
3. Quy trình nghiên cứu
4.Đo lường và thu thập dữ liệu
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kêt quả
V.Kêt luận và kiên nghị
VI. Tài liệu tham khảo
VII.Phụ Lục:
Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm
Phụ lục 2: Bài kiểm tra
Phụ lục 3: Bảng điểm của học sinh

Trang
2
3
3
3
4
4
4
4


4
5
7
7
7
9
11
12
12
15
17

I.Tóm tắt đề tài:
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng quan trọng, chỉ có bậc tiểu học mới có phân
môn chính tả nằm trong môn Tiếng Việt. Mà tình trạng báo động hiện nay là học
sinh ( HS) tiểu học viết sai chính tả rất nhiều, đưa đến chất lượng học môn chính tả
chưa cao.
Mục tiêu chủ yếu của môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học là hình thành và phát
triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói cho HS trên cơ sở trang bị cho các em những
1


kiến thức cơ bản, ban đầu về Tiếng Việt để các em giao tiếp hiệu quả trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Bên cạnh mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt, thì
trong đó có phân môn Chính tả trong nhà trường cũng rất quan trọng, giúp HS hình
thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả; hình thành và phát triển kĩ năng viết
đúng chuẩn, kĩ năng nghe chính xác cho HS.
Phân môn Chính tả có các nhiệm vụ như:
- Giúp HS nắm vững quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng viết đúng chính
tả.

- Kết hợp luyện tập viết đúng chính tả với rèn luyện kĩ năng nghe - luyện phát
âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số
thao tác tư duy cho HS ( phân tích, so sánh ,liên tưởng...)
- Rèn cho HS một số phẩm chất như tính cẩn thận, tinh thần trách nhiệm với
công việc, óc thẩm mĩ…; giúp cho các em thêm yêu quý tiếng Việt và chữ viết tiếng
Việt.
Trong lớp tôi cũng vậy, có nhiều HS viết chính tả chưa đạt được các mục tiêu
nhiệm vụ như vậy.
- Cho nên tôi đã đi tìm nguyên nhân học sinh viết sai chính tả và tìm biện
pháp khắc phục. Tôi đã tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm học sinh Trường tiểu
học Lê Văn Tám, kết quả học tập phân môn chính tả là tương đương nhau.Lớp 2B
là lớp đối chứng, lớp 2A là lớp thực nghiệm. Đưa tác động các phương pháp trực
quan trong dạy học chính tả.
- Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ đến kết quả học tập của học
sinh. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Kết quả kiểm
chứng TEST cho thấy p = 0,05≤ 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
II.Giới thiệu
1. Hiện trạng

2


Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học cho thấy kĩ năng viết đúng chính tả của
học sinh lớp 2 còn hạn chế, ngay cả giáo viên (GV) chưa tìm ra phương pháp để
nâng cao kết quả giờ học.
Việc giúp HS tiểu học viết không sai lỗi chính tả không phải là chuyện dễ,
vì kiến thức chính tả là vô tận. Đặc biệt là đối với HS dân tộc thiểu số.
Qua việc trực tiếp giảng dạy phân môn chính tả ở lớp trong thời gian qua,
tôi thấy HS lớp tôi còn viết sai nhiều lỗi chính tả, ví dụ như: Sai về các dấu thanh;

các âm đầu: tr/ch, ng/ngh, s/x,....; sai về âm đệm: oe, oa và sai về một số vần:
ăc/ăt, iêc/iêt, iên/yên,...
Vì vậy để khắc phục những hiện trạng trên tôi đã đi tìm hiểu về một số
nguyên nhân dẫn đến sai lỗi chính tả.
2. Nguyên nhân
Đối với học sinh: Hầu hết các em lớp tôi đều là HS dân tộc thiểu số nên các
em còn ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ nhiều hơn tiếng Việt. Đồng thời có một số phụ
huynh không quan tâm đến con cái. Một số HS chưa có ý thức cao trong học tập.
Do các em chưa nắm vững quy tắc chính tả Tiếng Việt. Bên cạnh đó còn có một
số em chưa hiểu được nghĩa của từ khi viết.
Đối với GV: Việc dạy của GV vẫn còn bám vào phương pháp dạy truyền
thống, chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học, chưa đầu tư kĩ năng vào mỗi tiết
dạy. Đồng thời việc phát âm Tiếng Việt chưa chuẩn của GV cũng ảnh hưởng phần
nào đến kết quả HS.
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến kết quả viết chính tả của các em
chưa cao. Mà nguyên nhân chính tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến các em là
do GV chưa sử dụng phương pháp dạy học phù hợp. Để khắc phục nguyên nhân
này tôi đưa ra giải pháp thay thế sau.
2. Giải pháp thay thê
Để giờ học được nhẹ nhàng, đem lại hiệu quả thiết thực( đối với HS dân
tộc thiểu số). Khi dạy cần tập trung vào yêu cầu cơ bản, cần linh hoạt phương
pháp chính tả nhằm đạt hiệu quả thiết thực. Với HS lớp 2 học sinh cần viết đúng,
3


rõ ràng, để đạt được yêu cầu này GV cần sử dụng phương pháp trực quan vào dạy
học.
GV sử dụng phương pháp trực quan này là GV dùng đồ dùng trực quan cho
HS quan sát và Hs thực hiện lại nội dung bài bằng đồ dùng mà GV có. Như vậy
HS vừa hứng thú học, vừa hiểu được các từ ngữ, ý nghĩa của bài chính tả cần viết

và các bài tập cần làm.
Vậy giải pháp thay thế của tôi là: Sử dụng phương pháp trực quan để giúp
học sinh viết đúng chính tả.
Tên đề tài: Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính tả của HS lớp 2A
Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan
trong dạy học.
3. Vấn đề nghiên cứu
- Việc sử dụng phương pháp trực quan có giúp học sinh nâng cao kết quả
học tập phân môn chính tả của học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám
không?
4. Giả thiêt nghiên cứu
- Có, sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học sẽ nâng cao kết quả
học tập phân môn chính tả của học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám.
III. Phương pháp:
1. Khách thể nghiên cứu
Ở nghiên cứu này tôi lựa chọn 2 lớp của khối 2. Vì đối tượng học sinh của lớp
2 đã quen việc viết chính tả ở trên lớp. Tôi nắm bắt được lực học, khả năng tiếp thu
bài và thái độ học tập cũng như ý thức của các em một cách rõ ràng, chính xác. Để
tiến hành nghiên cứu tôi đã chọn 2 lớp là 2A và 2B cùng Trường Tiểu học Lê Văn
Tám các em đương tương nhau về học lực, giới tính, hạnh kiểm. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, lực học, hạnh kiểm của học sinh 2 lớp 2A và 2B của
Trường Tiểu học Tiểu học Lê Văn Tám:
Lớp

Số học sinh

Học lực
4



Tổng số
Nam
Nữ
HT T
HT
CHT
2A
22
13
09
3
19
0
2B
22
09
14
4
19
0
Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp đều tích cực, chủ động, hăng hái
phát biểu
Về thành tích học tập năm trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số của
các môn học.
- Giáo viên:
* Trương Thị Thu Phương – giáo viên dạy lớp 2A (lớp thực nghiệm).
* Hồ Thị Phương - giáo viên dạy lớp 2B (lớp đối chứng).
2. Thiêt kê nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu vẫn thực hiện theo thời gian biểu của nhà
trường để đảm bảo tính khách quan và tiện lợi không ảnh hưởng đến tâm lý học

sinh. Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 2A là lớp thực nghiệm và lớp 2B là lớp đối
chứng. Tôi chọn một bài chính tả “ Cái trống trường em” kiểm tra trước tác động.
Kết quả kiểm tra trước tác động cho kết quả khác nhau nên tôi dùng phép
kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai
nhóm.
Sau khi đã có kết quả kiểm tra trước tác động tôi thấy rằng điểm trung bình
của 2 nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng
độ chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 1: Kết quả khảo sát trước tác động
Đối chứng
6,6

Thực nghiệm
6,4

TBC
P=
0,52
Kết quả cho thấy P = 0,52 > 0,05 vì vậy có thể kết luận sự chênh lệch điểm
số trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương
nhau.
Trước khi tác động ta có bảng sau:
* Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm thực nghiệm:
5


Tên

Áp dụng vào công thức Giá trị N1


trong phầm mềm Excel.
Mốt
=mode(C3:C19)
5
Trung vị
=median(C3:C19)
6
Giá trị trung bình
=average(C3:C19)
6.4
Độ lệch chuẩn
=stdev(C3:C19)
1.47
* Mốt, trung vị, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng:
Tên

Áp dụng vào công thức Giá trị N2

Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn

trong phầm mềm Excel.
=mode(G3:G19)
=median(G3:G19)
=average(G3:G19)
=stdev(G3:G19)

6

6
6.6
1.29

Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
đương tương ( được mô tả ở bảng 3)
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Thực nghiệm
Đối chứng

KT trước tác

Tác động

KT sau tác động

động
01

Dạy có sử dụng phương

03

02

pháp trực quan.
Dạy không sử dụng phương

04


pháp trực quan.
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – test độc lập .
3. Quy trình nghiên cứu:
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Lớp đối chứng: Dùng phương pháp dạy học truyền thống
Lớp thực nghiệm: Dùng phương pháp trực quan .
b. Tiên hành dạy thực nghiệm.
Để thực hiện nghiên cứu tôi vẫn dạy theo thời khoá biểu của nhà trường.Hai
lớp dạy cùng bài “Mẫu giấy vụn”. Sau tiết học tôi kiểm tra học sinh của hai lớp.
Thời gian dạy thực nghiệm.
Môn

Bài dạy

Tuần
6

Thời gian dạy


Chính tả lớp 2
Chính tả lớp 2
Chính tả lớp 2
Chính tả lớp 2
Chính tả lớp 2

Chiếc bút mực
Cái trống trường em
Mẫu giấy vụn

Chuyện bốn mùa
Cò và Cuốc

Tuần 5
Tuần 5
Tuần 6
Tuần 19
Tuần 22

23/09/2014
15/09/2014
30/10/2014
05/01/2015
28/01/2015

4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
Cả hai lớp học sinh đều học bài “ Mẫu giấy vụn”
Lớp 2B là lớp đối chứng học sinh được dạy theo phương pháp mà giáo viên
vẫn dạy như mọi khi.
Lớp 2A là lớp thực nghiệm được dạy theo phương pháp trực quan hành động,
tất cả học sinh trong lớp đều chú ý lắng nghe và hiểu nghĩa, hiểu từ của bài chính tả.
Muốn làm được điều này tất cả học sinh trong lớp phải lắng nghe cô sử dụng những
dụng cụ trực quan, qua đó giúp HS hứng thú trong khi nghe viết đúng.
IV. Phân tích dữ liệu và bàn về kêt quả:
1, Phân tích:
Bảng 4: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị T – test
Chênh lệch giá trị TB


Đối chứng
7,0
1,36

Thực nghiệm
7,7
1,42
0,05
0,7

chuẩn ( SMD)
Kết quả kiểm tra trước tác động đã cho thấy 2 nhóm là tương đương nhau.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – test cho kết quả P =
0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng là rất có ý nghĩa. Điểm chênh lệch này không phải là ngẫu nhiên mà là do
tác động mà có. Mặt khác không có học sinh nào được điểm dưới trung bình điều đó
cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực
đã mang lại kết quả cũng như chất lượng cao hơn cho phân môn Chính tả lớp 2A.
Như vậy giả thuyết của đề tài : “Nâng cao kết quả học tập phân môn Chính
tả của HS lớp 2A Trường Tiểu học Lê Văn Tám thông qua việc sử dụng phương
7


pháp trực quan trong dạy học.” đã góp phần nâng cao chất lượng của phân môn
chính tả đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận:
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động cho kết quả như sau:
- Điểm trung bình của lớp thực nghiệm = 7,7
- Điểm trung bình của lớp đối chứng = 7,0

Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,7. Điều đó cho thấy điểm trung
bình của nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự chênh lệch, lớp được tác động đã
có điểm trung bình cao hơn, lớp được tác động đã có điểm trung bình cao hơn lớp
đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai nhóm là SMD = 0,55556. So với
bảng tiêu chí của Cohen điều này có nghĩa là mức độ ảnh hưởng của tác động là
tương đối.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác
động là: P= 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai
nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động. Biểu đồ so sánh điểm trung bình
lớp
3B
lớp 3C
3B

trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.

lớp 3B

8


Hạn chế: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp trực quan trong học phân
môn chính tả, giáo viên khi dạy phải chuẩn bị bài giảng khá công phu.
V. Kêt luận và kiên nghị:
1. Kêt luận:
- Đề tài nghiên cứu đem lại nhiều cho việc dạy và học chính tả của học sinh
lớp 2. Cụ thể tôi đã khảo sát qua bài kiểm tra trước tác động ở lớp thực nghiệm,
số lỗi sai chủ yếu vần:ăc/ăt, ong/ông, âm/ăm, ây/ay, iêt/iêc, an/ang, ât/âc, iên/yên.
Sai lỗi phụ âm đầu:tr/ch, s/x, ng/ngh, d/gi/r. Lỗi dấu thanh:thanh hỏi, thanh ngã.

Lỗi viết hoa chữ đầu câu, tên riêng. Nhưng ở bài kiểm tra sau tác động ở lớp thực
nghiệm giảm rõ rệt .(cụ thể số lỗi được thống kê ở bài kiểm tra).
- Việc dạy học vận dụng phương pháp trực quan để hình thành cho các em
biết cách viết đúng chính tả từng từ và từng trường hợp cụ thể. Viết đúng chính tả
nâng cao chất lượng học môn chính tả của học sinh lớp 2. Vì các em ở tiểu học có
cách nhớ máy móc rất tốt, khả năng học thuộc nhanh đó là thuận lợi để tôi nghiên
cứu đề tài này.
- Nhưng còn một vài em trong lớp vẫn viết sai chính tả, do những em này
thuộc dạng chậm tiếp thu, hay quên gặp khó khăn về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
2. Kiên nghị
- Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là việc làm từ từ và lâu dài, giáo viên
không nên nôn nóng, tạo áp lực lớn cho học sinh khi các em viết sai chính tả.
Giáo viên phải bình tĩnh cung cấp cho các em những quy tắc, những mẹo trong
chính tả, trong từng trường hợp cụ thể. Giúp cho các em tích lũy kiến thức chính
tả, có hệ thống, có nền tảng.
- Giáo viên giúp các em nhớ máy móc một số từ, rồi mỗi ngày số từ đó
tăng lên, kiểm tra từ trong bất cứ môn học nào không riêng giờ chính tả. Giáo
viên nên tổ chức vui nhộn, hấp dẫn để khuyến khích viết đúng thêm nhiều từ mới.
9


- Giáo viên giúp các em từ nhớ máy móc nâng dần lên nhớ có chủ định,
thông qua những quy tắc, quy luật chính tả rồi dần đến thành kỹ xảo chính tả.
- Nhà trường cần tổ chức nhiều cuộc thi như “văn hay chữ tốt”, hay “nét
chữ, nết người.”.Tạo sân chơi cho các em, làm cho nhiều em tham gia thi các em
cũng được trao dồi về chính tả.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Tiếng Việt 2 – tập 1 – Nhà xuất bản giáo dục

2/ Tiếng việt 2 – tập 2 – Nhà xuất bản giáo dục
3/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 1
4/ Sách giáo viên – Tiếng việt 2 – Tập 2
5/ Tự điển tiếng việt.

10


VII. PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Phụ lục 1: Giáo án thực nghiệm:
Kế hoạch kiểm tra trước tác động: Kiểm tra hai lớp 2A và 2B bài chính tả:
Cái trống trường em.
Kế hoạch kiểm tra sau tác động: Kiểm tra 2 lớp 2A và 2B bài chính tả: Mẫu
giấy vụn.
Giáo án dạy thực nghiệm
CHÍNH TẢ
Bài dạy: MẪU GIẤY VỤN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng lời nhân vật trong bài .
- Làm được BT2 ( 2 trong số 3 dòng a,b,c ); BT(3) a/b ( Kĩ thuật khăn trải bàn).
- GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
11


- GV: Bảng phụ Viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
- HS: Bảng con, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra: 4’


Hoạt động của học sinh

- Đọc các từ cho HS viết bảng con: tìm - 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng
kiếm, mỉm cười, non nước, long lanh.

con.

- Nhận xét - sửa sai.
2.Bài mới: 35’
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên - Nhắc lại.
bảng.

- Nghe - 2 học sinh nhắc lại tiêu đề

HĐ 2. Hướng dẫn HS nghe- viêt:

bài.

* Đọc đoạn viêt.
- GV đọc đoạn chính tả.

- Theo dõi.

- Gọi HS đọc lại bài.

- Hs đọc bài.

- Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy? - Câu đầu tiên trong bài có 2 dấu phẩy.

- Dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu chấm
- Tìm thêm các dấu câu khác trong bài?

than.
- Nói về một bạn gái nhặt mẫu giấy đi

- H: Trong đoạn viết nói về nội dung gì?

vứt sọt rác.

+ GV dùng một mẫu giấy để cửa lớp và - Một số HS lên thực hiện.
gọi HS thực hiện lại cách bạn gái đã
làm.
- GV nhận xét.

- HS nêu.

- H: Tìm những từ khó trong bài.

- HS trả lời.

- Sau đó GV chốt lại hỏi một số HS về
nghĩa của các từ khó trong bài như:
12


mẩu giấy, sọt rác, nhặt lên, xong xuôi.
- Gv sử dụng phương pháp trực quan
này giúp cả lớp nắm bắt được nội dung
và hiểu được nghĩa của một số từ khó,

từ đó các em biêt viêt đúng lỗi chính tả
và cách làm bài tập chính tả nhanh hơn.
* HD viêt từ khó:

- HS viết bảng con.

- GV đọc từ khó và yêu cầu viết bảng con. - Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nhận xét - sửa sai.
*HD viêt bài:

- Nghe và đọc thầm theo.

- Đọc đoạn viết.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HD cách viết, thể thức trình bày, quy tắc
viết hoa,…

- Hs viết.

- GV đọc bài theo cụm từ.
*. Đọc soát lỗi.

- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ

- Đọc lại bài, đọc chậm.

sai.


* Nhận xét, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài nhận xét.

- Lắng nghe và sửa sai.

- Nhận xét, sửa lỗi.
HĐ 3. HD làm bài tập:
* Bài 2:

* Điền vào chỗ chấm: ai hay ay?

- Bảng phụ: viết sẵn nội dung bài tập 2.

- 3 học sinh lên bảng điền

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.

a. Mái nhà

Máy cày

b. Thính tai

Giơ tay

c. Chải tóc

Nước chảy

- Chữa bài - nhận xét.


- Nhận xét.

*Bài 3: Điền vào chỗ trống?(Kĩ thuật
khăn trải bàn)

- Đọc yêu cầu bài 1

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS tạo thành nhóm 4.
13


- Bước 1: GV chia nhóm 4 thảo luận.

- HS nắm yêu cầu thảo luận.

- Bước 2: GV phát phiếu học tập và nêu
yêu cầu thảo luận.

- Mỗi cá nhân trong nhóm viết ý
tưởng của mình làm vào bên phiếu.
- Bước 3: Làm việc cá nhân. Tổng hợp ý
Sau đó chốt lại vào giữa phiếu học
kiến.
tập.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Bước 4: GV gọi nhóm trình bày và GV - Nhận xét chữa bài.
chốt lại: a. xa xôi

phố xá
b. Ngã ba đường
vẽ tranh

sa xuống
đường sá.
ba ngả đường
có vẻ.

3. Củng cố - dặn dò: 1’

- Lắng nghe và thực hiện.

- Nhắc học sinh viết bài mắc nhiều lỗi về
viết lại bài.
- Nhận xét tiết học.

Phụ lục 2: Bài kiểm tra:
* Bài kiểm tra trước tác động: Cái trống trường em
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suốt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Bài tập :
14



Điền vào chỗ trống:
a, l hay n ?
....ong ....anh đáy ....nước in trời
Thành xây khói biếc ....on phơi bóng vàng.
Nguyễn Du
b, en hay eng ?
Đêm hội, ngoài đường người và xe ch... chúc. Chuông xe xích lô l... k..., còi ô
tô inh ỏi. Vì sợ lỡ h...̣. với bạn, Hùng cố l...́. qua dòng người đang đổ về sân vận động
c, i hay iê ?
Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày ch...m đến t...̀.m mồi chíp ch...u
Đường xa gánh nặng sớm ch...̀.u
Kê cái đòn gánh bao nh...u người ngồi.
Trần Đăng Khoa
* Bài kiểm tra sau tác động: Mẫu giấy vụn
Mẫu giấy vụn
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẫu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào
sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẫu giấy bảo: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
Bài tập:
1, Điền vào chỗ trống ai hay ay ?
a, m...́. nhà,

m...́. cày

b, thính t... ,

giơ t...


c, ch...̉. tóc,

nước ch...̉..

2, Điền vào chỗ trống:
a, ( sa, xa) ?
( sá, xá ) ?
b, ( ngả, ngã)
( vẻ, vẽ) ?

.... xôi, ... xuống
phố ...., đường .....
.... ba đường, ba ...đường
.... tranh, có ....
15


Phụ lục 3: Bảng điểm
Kết quả khảo sát học sinh trước tác động

Điểm Kt
Stt

Họ và tên hs lớp 2A

Điểm Kt

trước

Họ và tên hs lớp 2B


tác động
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Y Hồng Chấn
Y Chu
A Duy
Y Hiêng
A Hoàng
A Học
Y Huệ
Xiêng Lăng Khiến
Bloong Khôi
Y Khuyên

A Nghiệp
Bloong Nhân
Hoàng A Phát
A Quang
Xiêng Lăng Thảo
Y Hồng Thắm
A Thiêng

5
9
5
6
5
6
9
5
6
7
5
5
7
6
5
9
5

A An
Y Dang
Y Diệp
Xiêng Var Đạo

Y Đoàn
A Đôi
Phạm Nguyên Giang
Y Hương
Y Lan
Y Ngọc Mai
A Mậu
Broo Đức Nhã
Lê Quỳnh Như
A Thu Phong
Y Thanh
Hoàng A Thành
Y Thia
16

trước tác
động
6
6
6
6
6
5
8
5
7
9
5
7
9

9
6
6
7


18
19
20
21
22

A Thượng
Y Tô
A Trị
Y Tuệ
Y Lay Tuệ

8
8
7
7
5

Y Thiền
Y Trang
Xiêng Lăng Trọng
A Tuyền
A Tý


7
8
7
6
6

Kết quả khảo sát học sinh sau tác động

Stt Họ và tên hs lớp 2A

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22

Y Hồng Chấn
Y Chu
A Duy
Y Hiêng
A Hoàng
A Học
Y Huệ
Xiêng Lăng Khiến
Bloong Khôi
Y Khuyên
A Nghiệp
Bloong Nhân
Hoàng A Phát
A Quang
Xiêng Lăng Thảo
Y Hồng Thắm
A Thiêng
A Thượng
Y Tô
A Trị
Y Tuệ
Y Lay Tuệ

Điểm Kt

Họ và tên hs lớp 2B


Điểm Kt

sau tác

sau tác

động

động

8
10
5
8
7
8
10
6
8
8
7
6
9
7
6
9
6
10
9
8

8
7

A An
Y Dang
Y Diệp
Xiêng Var Đạo
Y Đoàn
A Đôi
Phạm Nguyên Giang
Y Hương
Y Lan
Y Ngọc Mai
A Mậu
Broo Đức Nhã
Lê Quỳnh Như
A Thu Phong
Y Thanh
Hoàng A Thành
Y Thia
Y Thiền
Y Trang
Xiêng Lăng Trọng
A Tuyền
A Tý

17

6
6

6
7
6
5
9
6
7
9
5
5
9
9
8
6
8
7
8
7
6
7


18



×