Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.95 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 15.807,5 ha.
Trong đó: đất nông nghiệp là 12.662,9 ha, chiếm tỷ lệ 80,11%; đất chuyên dùng
là 935,9 ha tỷ lệ 5,92%; đất ở là 517,6 ha chiếm tỷ lệ 3,27%; đất nuôi trồng
thủy sản là 119,9 ha chiếm 0,76%. Huyện có chiều dài cặp Sông Hậu trên
20km, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản của
huyện (nuôi cá da trơn). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 241,88 ha với sản
lượng 22.413,9 tấn cá các loại (niên giám thống kê 2016), góp phần đạt giá trị
sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện theo chỉ tiêu được giao..
Nhằm để chuẩn hóa cán bộ, công chức theo chức danh và thực hiện kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm; Ủy ban nhân dân Thị
xã Bình Minh và huyện Bình Tân phối hợp với Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài
chính – Bộ Tài chính tổ chức lớp bồi dưỡng về quản lý Nhà nước chương trình
chuyên viên chính năm 2017 tại Trường Cao Đẳng Kinh tế Tài chính Vĩnh
Long.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường luôn
được chú trọng, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về môi trường trên địa
bàn huyện, nhưng vẫn còn tình trạng các tổ chức, hộ dân nuôi trồng thủy sản
chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường, không chú ý thực hiện theo bản cam kết
môi trường, nên số vụ việc vi phạm hành chính thì ngày càng nhiều với các
hành vi vi phạm, đã được các cơ quan nhà nước tiến hành xử lý, xử phạt, buộc
khắc phục hậu quả. Từ tình hình thực tế, nên tôi chọn tình huống xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Do kiến thức quản lý hành chính còn hạn hẹp (bản thân làm công tác
Đoàn) lại xử lí tình huống hành chính, chắc chắn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, thiếu sót trong bài viết. Rất mong được sự đóng góp của quý
thầy, cô để tiểu luận được hoàn chỉnh và để vận dụng trong thực tiễn công tác
sau này.
1



Phần I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Huyện Bình Tân mới được thành lập (2008), kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn
rất nhiều hạn chế, huyện được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển, cùng lúc đó rất
nhiều nhà đầu tư trong ngoài huyện, tỉnh quan tâm đầu tư sản xuất nhiều nhà
máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến . . . liên tục mọc lên, góp phần đưa
kinh tế của địa phương phát triển; tuy nhiên từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
cộng với sinh hoạt của con người thải ra môi trường một lượng chất độc hại,
khó phân huỷ, có mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây tác
hại cho môi trường tự nhiên hết sức nghiêm trọng.
Tình huống được chọn là hoạt động xảy ra ở cơ sở nuôi cá xả nước thải
gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể tình huống như sau:
Trong thời gian gần đây việc hoạt động của cơ sở nuôi cá của ông
Nguyễn Văn A (ngụ ấp An Thạnh, xã Tân An Thạnh, huyện Bình Tân) đã xả ra
kênh rạch lượng nước thải khá lớn, lượng nước bẩn, tạo mùi khó chịu, làm ảnh
hưởng đến những hộ sống xung quanh nơi cơ sở, những hộ dân có phản ảnh
đến chính quyền địa phương giải quyết. Cụ thể vào ngày 10/4/2017, tập thể
những hộ dân sống cặp theo con rạch nơi cơ sở hoạt động, làm đơn khiếu nại
gởi lên UBND huyện Bình Tân, yêu cầu kiểm tra cơ sở nuôi cá ông Nguyễn
Văn A đang hoạt động, đồng thời tiến hành các biện pháp khắc phục ô nhiễm
môi trường, nhằm đảm bảo sức khoẻ của nhân dân. Khi nhận được đơn yêu cầu
của tập thể các hộ dân nói trên, UBND huyện chuyển đơn cho Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện làm tham mưu UBND huyện xem xét giải quyết
đơn khiếu nại. Đây là vụ khiếu nại khá phức tạp, nên Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện tham mưu UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra về bảo vệ môi
trường, thành phần đoàn gồm Tài nguyên và Môi trường giữ vai trò chính cùng
một số ngành chức năng của huyện. Đoàn có nhiệm vụ kiểm tra để xác định
tính chất vi phạm của cơ sở từ đó tham mưu, đề xuất cho UBND huyện hướng
xử lý.
2



Sau khi đoàn kiểm tra được thành lập và đi vào thực hiện nhiệm vụ, vào
ngày 15/4/2017 Đoàn kiểm tra kết hợp với chính quyền địa phương tiến hành
kiểm tra cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A đang hoạt động, kết quả phát
hiện cơ sở nuôi cá đang thải xả nước trực tiếp ra kênh rạch không qua xử lý.
Đoàn tiến hành lập biên bản với sự chứng kiến của chủ cơ sở, đại diện hộ dân
khiếu nại và tiến hành lấy mẫu nước thải để kiểm nghiệm. Nội dung biên bản
bao gồm lời khai của chủ cơ sở (thừa nhận hành vi vi phạm của cơ sở); ý kiến
của đoàn kiểm tra (thực tế cơ sở đã thải ra môi trường lượng nước thải chưa
qua xử lý, chưa có cam kết không xả thải trực tiếp ra môi trường, vi phạm theo
quy định hiện hành của Nhà nước về bảo vệ môi trường); kiểm tra lượng nước
xả thải để có biện pháp xử lý và tạm giữ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và những giấy tờ có liên quan của cơ sở; hẹn thời gian đến giải quyết theo nội
dung biên bản kiểm tra.
Sự việc trên cho thấy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hiện nay, đặc biệt là
những hoạt động của những ngành nghề (nuôi cá) có ảnh hưởng lớn đến môi
trường; hàm lượng nước thải, chất thải nhiều, khó phân huỷ, độc hại . . . thải ra
môi trường không qua xử lý, mục đích của họ là không tốn kém chi phí xử lý
chất thải, mang lại lợi nhuận nhiều cho cơ sở. Từ đó chủ cơ sở dùng mọi thủ
đoạn đưa chất thải ra ngoài một cách tuỳ tiện không qua xử lý, bất chấp quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Phần II: PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, ban hành ngày 26/03/2014
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính Phủ, ngày 14/2/2015 về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 02/7/2009 của UBND huyện Bình
Tân về việc Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
3



- Nghị định số: 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ quy
định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/5/2005 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
- Kế hoạch số 05/KH-UBND, ngày 02/7/2009 của UBND huyện Bình
Tân về việc Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
- Các hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính về Bảo vệ môi trường của
UBND huyện, được lưu trữ tại Văn phòng HĐND và UBND huyện Bình Tân.
* Kết quả xét nghiệm và đánh giá tình trạng vi phạm:
- Cơ quan chuyên môn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và sử dụng thông số
môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành
chính để chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao
nhất của mẫu nước thải để xử phạt. Cụ thể kiểm nghiệm nước thải tại cơ sở
nuôi cá với các chất được xác định là PH, BOD, COD, chất rắn lơ lững có hàm
lượng vượt mức cho phép dưới hai lần.
- Xả nước thải trực tiếp ra kênh rạch, vượt quy chuẩn cho phép về chất
thải dưới 2 lần, lượng nước thải của cơ sở là 35 m3/ngày (24 giờ).
- Không có bản cam kết môi trường được xác nhận theo quy định.
2. Nguyên nhân xảy ra tình huống:
- Đảng đã có nhiều chủ trương; Nhà nước đã có Luật và ban hành nhiều
văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, nhưng dù ít dù nhiều còn nhiều kẻ hở
để cho các cơ sở lợi dụng né tránh.
- Công tác vận động tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường của
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của các địa phương, đơn vị còn nhiều
hạn chế.

4


- Một số cơ sở sản xuất kinh doanh ham lợi, cố tình không xử lý chất thải
theo nội dung cam kết và vi phạm.
- Chính quyền địa phương chưa quan tâm quản lý tốt công tác bảo vệ
môi trường, thậm chí có một số địa phương làm ngơ hoặc gián tiếp tạo điều
kiện cho các cơ sở hoạt động.
- Công tác xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường chưa nghiêm nên cơ sở
sản xuất kinh doanh còn ỷ lại.
3. Tác động - hậu quả:
- Nước thải được xả ra môi trường tự nhiên (vượt tiêu chuẩn cho phép)
chưa được xử lý có chứa nhiều chất độc hại, mùi hôi làm cho môi trường ngày
càng bị suy thoái, biến đổi; làm ảnh hưởng xấu cho đời sống con người, nhất là
sức khoẻ của các hộ dân sống xung quanh cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A
ở ấp An Thạnh.
- Môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại sẽ làm mất sức hấp dẫn cho các nhà
đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư trên địa bàn; ảnh hưởng đến tốc độ phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
- Niềm tin của nhân dân vào chính quyền địa phương bị giảm sút, nhất là
cấp ủy và chính quyền cơ sở nơi để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
Phần III: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT
1. Mục đích giải quyết tình huống:
Những vấn đề đặt ra trong tình huống ta thấy rất rõ ràng những sai phạm
của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A, lợi dụng những sơ hở của pháp luật,
sự quản lý lỏng lẽo của chính quyền địa phương, cũng như việc thiếu trách
nhiệm trong việc quản lý bảo vệ môi trường của cán bộ chuyên trách về môi
trường. Cho nên trong hoạt động của cơ sở thải nước thải có hàm lượng chất
độc hại rất lớn, mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống con người và môi
trường, thải vào môi trường tự nhiên.

5


Những hành vi sai phạm của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A là vi
phạm luật bảo vệ môi trường Việt Nam, ban hành ngày 26/03/2014; sai phạm
theo qui định của Nghị định 179/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ
qui định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dựa vào
những qui định của các văn bản pháp luật vừa nêu, đối chiếu những sai phạm
trong tình huống để đưa ra cách xử lý chính xác, khả thi, hiệu quả, đảm bảo
tính nghiêm minh của pháp luật, tránh những sai phạm tương tự sau này ở địa
phương. Do đó giải quyết tình huống này cần đạt được những mục đích sau:
- Giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân ấp An Thạnh gần cơ sở kinh
doanh nuôi cá của ông Nguyễn Văn A một cách thấu tình đạt lý; cụ thể là phải
áp dụng các quy định xử phạt trong Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định
có liên quan.
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường nhất
là các hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý.
- Củng cố niềm tin của nhân dân vào công tác quản lý của chính quyền
địa phương; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền để nhân dân và người
kinh doanh hiểu và chấp hành pháp luật một cách tự nguyện.
- Nâng cao năng lự quản lý của chính quyền cơ sở và cụ thể là công chức
Nông nghiệp – Địa chính của xã về công tác tham mưu giúp Chủ tịch UBND
xã theo dõi, quản lý và xử lý các vụ việc xảy ra tại địa phương, đơn vị.
2. Xây dựng phương án xử lý tình huống.
Căn cứ vào tình hình hoạt động của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn
A, qua vụ việc kiểm tra của Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện Bình Tân
thì nước thải xả ra của cơ sở nuôi cá không đạt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng
đến đời sống nhân dân và sinh vật xung quanh khu vực cơ sở. Để bảo đảm tính
nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự phát triển ổn định bền vững và cũng đảm
bảo sự cạnh tranh công bằng trong sản xuất kinh doanh đúng theo qui định

6


pháp luật. Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện Bình Tân tiến hành xử lý
hành vi vi phạm nói trên như sau:
2.1. Phương án 1:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Áp dụng tại
mục d khoản 1 điều 12 và mục d khoản 1 điều 13, Đoàn kiểm tra bảo vệ môi
trường huyện đã lập tờ trình, trình Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân ra quyết
định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Văn A, hình
thức xử phạt:
- Phạt tiền: 40.000.000đ
- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở 06 tháng,
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết
định
* Ưu điểm:
- Đảm bảo tính nghiêm minh công bằng của pháp luật, không phân biệt
bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý đúng
theo qui định của pháp luật.
- Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất trong bất kỳ ngành
nghề nào mà có chất thải quá hạm lượng cho phép, ảnh hưởng đến đời sống
con người, sinh vật và môi trường tự nhiên đều bị xử lý nghiêm khắc theo qui
định của pháp luật, để ngăn chặn răn đe đồng thời nâng cao tính quy phạm
pháp luật của luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định 179/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm môi trường sống trong sạch cho con người để thu hút các nhà

đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện.
7


- Bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khắc phục ô
nhiễm môi trường do các hoạt động của con người gây ra.
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các hành vi gây ô nhiễm
môi trường.
* Khuyết điểm:
Trong thực hiện phương án phải có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ và
có kế hoạch kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt phải tiến hành lấy mẫu nước thải
gởi đến cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm sẽ mất rất nhiều thời gian, do cấp
huyện không có phương tiện và kỹ thuật để kiểm nghiệm.
Việc đình chỉ hoạt động cơ sở sẽ rất khó khăn khi mà cơ sở đang hoạt
động số lượng cá nuôi lớn, biện pháp xử lý cần phải được tính toán thật cẩn
thận, giải quyết hài hòa với chủ cơ sở sản xuất.
2.2. Phương án 2:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Áp dụng theo tại mục d, khoản 1, điều 13 của Nghị định Nghị định
179/2013/NĐ-CP, xử lý như sau:
- Phạt tiền 35.000.000đ.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày
*Ưu điểm:
- Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện đã thực hiện ngăn chặn được
một vụ gây ô nhiễm môi trường tự nhiên: đất, nước, mùi khó chịu, nếu không
được kiểm tra phát hiện thì cơ sở sẽ tiếp tục phát thải các chất gây ô nhiễm môi
trường tự nhiên.

- Tạo được sự công bằng giữa các cơ sở sản xuất kinh doanh.
8


- Buộc cơ sở phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp đầy đủ các quy định
trong bản cam kết bảo vệ môi trường trong thời gian tới.
- Tạo được môi trường trong sạch trong đời sống nhân dân và sinh vật
trong khu vực.
*Khuyết điểm:
Chỉ giải quyết, ngăn chặn được vụ việc nhưng không mang tính toàn
diện, cơ bản, lâu dài. Cơ sở luôn có tính đối phó thực hiện theo các nội dung
cam kết bảo vệ môi trường để giảm chi phí trong đầu tư. Quy định xử phạt tiền
đối với hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường chưa mang tính răn đe.
2.3. Phương án 3:
Căn cứ vào Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Áp dụng tại
mục d khoản 1 điều 12, Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường huyện đã lập biên
bản trình Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân ra quyết định xử phạt hành chính
đối với ông Nguyễn Văn A, hình thức xử phạt:
- Phạt tiền 3.000.000đ
- Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở 06 tháng,
+ Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
do vi phạm hành chính gây ra, trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết
định
* Ưu điểm:
- Đảm bảo tính nghiêm minh công bằng của pháp luật, không phân biệt
bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý đúng
theo qui định của pháp luật.
- Các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động sản xuất trong bất kỳ ngành

nghề nào mà có chất thải quá hạm lượng cho phép, ảnh hưởng đến đời sống
con người, sinh vật và môi trường tự nhiên đều bị xử lý nghiêm khắc theo qui
9


định của pháp luật, để ngăn chặn răn đe đồng thời nâng cao tính quy phạm
pháp luật của luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Nghị định 179/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
- Bảo đảm môi trường sống trong sạch cho con người để thu hút các nhà
đầu tư, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khắc phục ô
nhiễm môi trường do các hoạt động của con người gây ra.
- Nộp thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường.
- Quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các hành vi gây ô nhiễm
môi trường.
* Khuyết điểm:
Có xử lý nhưng chưa nghiêm, mức xử phạt tiền còn quá thấp so với
hành vi vi phạm của đối tượng.
Chưa mang tính răn đe chung cho các cơ sở khác trên địa bàn huyện.
2.4. So sánh và lựa chọn phương án để xử lý tình huống.
** Qua nhận xét, phân tích các mặt ưu, khuyết của ba phương án đã nêu
cho ta thấy:
Phương án 1 là phương án có nhiều ưu điểm, toàn diện và đúng các quy
định hiện hành của nhà nước, không chỉ xử lý nghiêm vi phạm của ông Nguyễn
Văn A mà còn có tác động nâng cao nhận thức, giữ gìn môi trường sống, tạo
điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội cho huyện nhà hiện nay và cả sau này.
Với phương án này chúng ta sẽ tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của
người dân, các nhà sản xuất kinh doanh, giúp họ thấy được vai trò tầm quan
trọng của môi trường là tài sản quí của quốc gia. Mặt khác nó cũng khơi dậy,

củng cố tăng cường lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của nhà nước. Tạo ra sự phát triển lành mạnh bền vững lâu dài và
phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.
10


Đối với phương án 2, 3 cũng có những mặt ưu điểm, về xử phạt cũng rất
nghiêm khắc là phạt tiền. Tuy nhiên trong điều kiện của địa phương có nhiều
cơ sở hành nghề như ông Nguyễn Văn A việc xử phạt như phương án 2 là đúng
hành vi vi phạm nhưng tác động giáo dục nâng cao nhận thức chung trong các
cơ sở sản xuất và nhân dân chưa cao, để họ thực hiện đúng và đầy đủ các quy
định của nhà nước.
Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của từng vụ việc, từng tình huống xảy
ra thực tế trên địa bàn huyện, cũng như ở các địa phương khác hiện nay. Để
duy trì làm tốt công tác bảo vệ môi trường, chúng ta không chỉ thực hiện tốt
phương án 1 mà còn phải kết hợp đồng bộ để khắc phục những mặt yếu kém
của các phương án, có như vậy thì công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển môi
trường không những đạt kết quả cao mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo trật tự xã hội, kỷ cương phép nước được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả.
** Căn cứ Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của cơ sở; Cơ sở nuôi cá không có
xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép dưới hai lần trong trường hợp thải lượng
nước thải dưới 40m3 /ngày.
Qua so sánh các phương án cũng như tính chất, mức độ vi phạm của cơ
sở, cho ta thấy chọn phương án 1 là đúng đắn nhất; xử lý đúng quy định pháp
luật, có nhiều ưu điểm khi thực hiện, tác động ảnh hưởng toàn diện hơn không
chỉ xử lý vụ việc của ông Nguyễn Văn A, còn tạo điều kiện để bảo vệ tốt môi
trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững của huyện Bình Tân trong thời
gian tới.

3. Giải pháp thực hiện phương án chọn.
3.1. Kế hoạch thực hiện
Sau khi đã lựa chọn phương án 1 với những ưu điểm của nó đem lại.
Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường của huyện mà phòng Tài nguyên môi trường
11


là trưởng đoàn trình Uỷ ban nhân dân huyện Bình Tân ra quyết định xử phạt
hành chính đối với ông Nguyễn Văn A, nội dung xử phạt theo như phương án 1
đề ra. Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường của huyện kết hợp với các ngành có
liên quan, cùng chính quyền địa phương công bố tống đạt quyết định xử phạt
hành chính đối với ông Nguyễn Văn A. Đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường
huyện giám sát việc khắc phục ô nhiễm môi trường do vi phạm mà cơ sở ông
Nguyễn Văn A gây ra, buộc cơ sở ngưng hoạt động và yêu cầu cơ sở ký gởi số
lượng cá đang nuôi đến ao nuôi cá của Chi nhánh Công ty nuôi trồng thủy sản
AB trên địa bàn huyện, để tiếp tục nuôi cá. Đồng thời nhắc nhở cơ sở nộp tiền
phạt theo quy định và tiến hành lập các thủ tục về bản cam kết bảo vệ môi
trường. Trên cơ sở đó, UBND huyện ban chỉ đạo, yêu cầu Đoàn kiểm tra phối
hợp chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát báo cáo kết quả thực
hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn A.
Trong quá trình thực hiện việc xử phạt, phải bảo đảm đúng theo Điều 4
là Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Điều 5 là Mức phạt tiền
và thẩm quyền xử phạt của Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của
Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3.2. Giải pháp lâu dài:
Để bảo vệ môi trường đạt kết quả bền vững có hiệu quả cần tập trung
một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách
nhiệm của các tầng lớp trong xã hội về bảo vệ môi trường và phát triển bền

vững. Tuyên truyền luật bảo vệ môi trường năm 2014 và Quán triệt các quan
điểm mục tiêu nhiệm vụ của Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị, Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành hành động thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị
về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
12


- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, báo đài
Trung ương và địa phương, sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền như: phát
động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng khu phố, ấp,
khóm, xã xanh sạch; tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (29/46/5), ngày môi trường thế giới 5/6… để người dân biết được vai trò, tầm quan
trọng của môi trường trong đời sống hiện tại và tương lai.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở
sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế việc thải các chất độc hại, khó phân
huỷ, có mùi khó chịu ra môi trường tự nhiên. Cần có kế hoạch và giải pháp
đồng bộ thực hiện mang tính khả thi. Nhất là phải có quy hoạch việc nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn huyện, đối với những nơi không nằm trong quy hoạch,
cần có giải pháp di dời hoặc định hướng các cơ sở đó chuyển ngành nghề khác
hoạt động, từ đó giảm mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.
- Chọn những cán bộ chuyên trách có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn.
Đầu tư mua sắm phương tiện chuyên dùng để kiểm tra đối với mọi trường hợp
vi phạm, mọi loại chất thải có thể xảy ra, công nghệ mới tiện dụng…
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, quản lý của chính
quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao vai trò trách
nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền hướng dẫn vận
động nhân dân bảo vệ môi trường chung.
- Tổ chức thực hiện tốt hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan và các lực
lượng chức năng, nhất là ở địa phương để kịp thời giải quyết những hành vi
gây tác hại đến môi trường.

- Xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, các đối tượng chuyên trách trong
công tác bảo vệ mội trường tạo điều kiện tiếp tay cho các đối tượng vi phạm
hoặc nhận hối lộ từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.Từ đó tạo lòng
tin trong nhân dân, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản
13


xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế của huyện nhà, của tỉnh ngày càng phát
triển.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí về môi trường trong công tác khen
thưởng, công khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm tạo
dư luận xã hội, xử phạt nghiêm khắc những hành vi đó.
Tóm tại về giải pháp là trực tiếp xử lý vi phạm của cơ sở ông Nguyễn
Văn A, ngăn chặn một vụ gây ô nhiễm môi trường tự nhiên ở địa phương.
Đồng thời cũng có một số giải pháp tiến hành đồng bộ, mang tính toàn diện lâu
dài nhằm đảm bảo môi trường ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội
bền vững.
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Vụ việc vi phạm của cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A xả nước thải
ra môi trường có chất độc hại khó phân huỷ, có mùi hôi thối khó chịu. Qua đơn
khiếu nại của nhân dân trong khu vực, dưới sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban
nhân dân huyện Bình Tân, đoàn kiểm tra bảo vệ môi trường trực tiếp tiến hành
kiểm tra cơ sở nuôi cá của ông Nguyễn Văn A.
Nội dung sai phạm của cơ sở được đoàn kiểm tra mô tả chi tiết, chính
xác những hành vi sai phạm của cơ sở, nhận định vấn đề một cách khách quan
từ nguyên nhân, hậu quả của vụ việc.
Trên cơ sở luật bảo vệ môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường cũng như thực tiễn ở địa phương phân tích một cách sâu sắc
đề ra phương án khả thi. Song xử lý vụ việc vi phạm vừa đảm bảo ngăn chặn

kịp thời những sai phạm của cơ sở làm ô nhiễm huỷ hoại môi trường vừa nâng
cao nhận thức các cơ quan, tổ chức, người dân trong việc bảo vệ môi trường
sắp tới.
Qua tình huống vừa xử lý ta thấy rằng môi trường là tài nguyên vô giá
của quốc gia, là môi trường sống của loài người và sinh vật. Thấy được ý nghĩa
14


đó, đặc biệt trong thời điểm hiện nay môi trường sống của chúng ta đang có
nguy cơ bị ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ duy
trì, tái tạo các nguồn tài nguyên là hết sức cần thiết.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Qua phân tích
một vài vấn đề trên chắc hẳn chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng và
những hậu quả của ô nhiễm môi trường hiện nay đó là những yếu tố ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Từ đó, chúng ta nhận rõ được ý thức
trách nhiệm to lớn của bản thân trong công tác bảo vệ môi trường. Con người
luôn phải bảo vệ môi trường nói chung, hãy giữ cho trái đất luôn xanh- sạchđẹp bởi đây chính là ngôi nhà chung của chúng ta. Môi trường không thuộc sở
hữu của ngành bảo vệ môi trường mà là sở hữu chung của toàn dân, chúng ta
có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ môi trường đồng thời chúng ta cần ngăn chặn
những hành vi tác động xấu đến môi trường.
2. Kiến nghị :
Với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về phát triển bền vững là phải
quan tâm đồng bộ cả 3 yếu tố: kinh tế, xã hội, môi trường. Qua vụ việc xử lý vi
phạm hành chính về bảo vệ môi trường của cơ sở nuôi cá ông Nguyễn Văn A,
xin có ý kiến như sau:
- Đối với Đảng, Nhà nước: đã ban hành Nghị quyết, Luật, nhiều văn bản
pháp quy về bảo vệ môi trường… nhưng đi vào thực tiễn còn chậm, đề nghị
kiên quyết hơn, tăng cường kiểm tra và gắn với chức trách từng ngành, từng
cấp. Nhà nước nên có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện
nguyên tắc quản lý kết hợp theo lĩnh vực, ngành và quản lý theo lãnh thổ trong

bảo vệ môi trường, tránh tình trạng né tránh, buông lơi thiếu trách nhiệm trong
việc bảo vệ môi trường.
- Đối với Bộ, ngành Trung ương (Bộ Tài nguyên môi trường): là cơ quan
tham mưu Chính phủ quản lý, bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước, đội ngũ
cán bộ chuyên trách của ngành quyết định một phần rất lớn trong việc bảo vệ
15


môi trường, nên tăng cường cán bộ chuyên trách cho cấp huyện và xã (hiện nay
cấp xã không có cán bộ chuyên trách về bảo vệ môi trường) thường xuyên
kiểm tra cấp dưới để kịp thời phát hiện những lệch lạc trong ngành.
- Đối với chính quyền địa phương:
Phần kiến nghị chung là các cấp, các địa phương trong phát triển kinh tế
xã hội nên có qui hoạch, định hướng phát triển. Quy hoạch các ngành nghề trên
địa bàn đảm bảo cho kinh tế phát triển phải chú trọng đến công tác bảo vệ môi
trường.
Chính quyền các cấp nên có kế hoạch tổ chức tuyên truyền luật, các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đến các tổ chức, cơ quan, đơn vị
sản xuất, đến tận người dân để cùng nhau thực hiện. cũng như góp phần thực
hiện đạt tiêu chí về môi trường theo quy định xã nông thôn mới. Bên cạnh đó
phát huy đúng chức trách của cán bộ chuyên trách môi trường để kịp thời phát
hiện ngăn ngừa những vi phạm về môi trường ngay từ đầu không để ảnh hưởng
tác hại xảy ra./.

16



×