Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước SINH HOẠT ở xã TRÀ THỦY, HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI và đề XUẤT GIẢI PHÁP cải THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.99 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRƯƠNG VĂN VŨ

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH
HOẠT Ở XÃ TRÀ THỦY, HUYỆN TRÀ
BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60 85 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TRÍ


Thừa Thiên Huế, 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, chưa được người khác công bố trong bất cứ một công trình
nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn



Trương Văn Vũ


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
tận tình và đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, gia đình và anh chị em bạn bè.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô giáo, Ban giám hiệu và
phòng đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, quý thầy cô
đang giảng dạy tại Khoa Sinh học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Sinh học đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn TS.
Nguyễn Minh Trí đã luôn quan tâm, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến gia đình và các anh chị
bạn bè thân thiết đã luôn đồng hành, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình
học tập cũng như thực hiện luận văn.
Do thời gian thực hiện luận văn có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của
thầy, cô và các anh chị học viên.
Quảng Ngãi, tháng 6 năm 2018
Tác giả luận văn
Trương Văn Vũ


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................i
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI........................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...............................................................................2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN...........................................................2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................................2
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN...................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
1.1. KHÁI NIỆM....................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm liên quan đến nước........................................................................4
1.1.2. Phân loại nguồn nước....................................................................................4
1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI............................7
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI.........10
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT.................12
1.4.1. Trên thế giới................................................................................................12
1.4.2. Ở Việt Nam.................................................................................................13
1.4.3. Khảo sát về nước sinh hoạt ở tỉnh Quảng Ngãi..............................................19
1.5. VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY........21
1.5.1. Những kết quả đạt được................................................................................21
1.5.2. Những mặt tồn tại........................................................................................22
1.5.3. Những khó khăn và thách thức trong vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn..........23
1.6. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.....................................25
1.6.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................25
1.6.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu...........................................................................25
1.6.3. Dân số và lao động.......................................................................................26
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................27



2.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU..........................................................................27
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................27
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập thông tin......................................27
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu..................................................................................27
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu.........................................................................27
2.4. THỐNG KÊ VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................30
3.1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI XÃ TRÀ THỦY..............30
3.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT.................33
3.2.1. pH..............................................................................................................36
3.2.2. Độ đục........................................................................................................36
3.2.3. Hàm lượng NH4+.........................................................................................37
3.2.4. Sắt tổng số...................................................................................................38
3.2.5. Chỉ số Permanganat (KMnO4)......................................................................39
3.2.6. Độ cứng (CaCO3)........................................................................................40
3.2.7. Hàm lượng clorua........................................................................................40
3.2.8. Asen............................................................................................................41
3.2.9. Coliform tổng số..........................................................................................41
3.2.10. E. Coli......................................................................................................42
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT................................44
3.3.1. Giải pháp quản lý tài nguyên nước sinh hoạt.................................................44
3.3.2. Giải pháp về chính sách...............................................................................48
3.3.3. Giải pháp quản lý.........................................................................................49
3.3.4. Giải pháp kỹ thuật........................................................................................49
3.3.5 Giải pháp về vốn..........................................................................................52
3.3.6. Giải pháp về thông tin - giáo dục - truyền thông...........................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................54
1. KẾT LUẬN......................................................................................................54
2. ĐỀ NGHỊ.........................................................................................................54

TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................56
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Cơ cấu các nguồn nước hiện đang sử dụng ở các hộ gia đình.................31
Bảng 3.2. Số lượng người mắc các bệnh do nguồn nước trong năm 2017...............32
Bảng 3.3. Chất lượng các nguồn nước sinh hoạt tại xã Trà Thủy............................35
Bảng 3.4. pH của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy.....................................36
Bảng 3.5. Độ đục của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy.............................37
Bảng 3.6. Hàm lượng sắt tổng số của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy......38
Bảng 3.7. Chỉ số Permanganat của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy..........39
Bảng 3.8. Độ cứng (CaCO3) của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy.............40
Bảng 3.9. Hàm lượng clorua của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy.............41
Bảng 3.10. Coloform tổng số của các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy............42
Bảng 3.11. E.coli trung bình của các mẫu nước sinh hoạt........................................43

i


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Các nguồn nước sinh hoạt chính của người dân ở xã Trà Thủy...............30
Hình 3.2. Tỷ lệ sử dụng các nguồn nước sinh hoạt tại xã Trà Thủy.........................31
Hình 3.3. pH trung bình của các mẫu nước sinh hoạt..............................................36
Hình 3.4. Độ đục trung bình của các mẫu nước sinh hoạt........................................37
Hình 3.5. Hàm lượng sắt tổng số trung bình của các mẫu nước sinh hoạt...............38
Hình 3.6. Chỉ số Permanganat trung bình của các mẫu nước sinh hoạt...................39
Hình 3.7. Ma trận Swot...........................................................................................44


ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COD:

Chemical Oxygen Demand

NO3- :

Nitrat

NH4+ :

Amoni

PO43-:

Photphat

T-N:

Nitơ tổng số

T-P:

Photpho tổng số

TCVN:


Tiêu chuẩn Việt Nam

TSS:

Total Suspended Solid

QCVN:

Qui chuẩn Việt Nam

BTNMT:

Bộ Tài nguyên - Môi trường

iii


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu rất cần thiết trong đời sống hàng
ngày của con người. Nước sạch cho người dân nông thôn là một trong những tiêu
chí quan trọng của Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, một
số vùng nông thôn ở nước ta, người dân đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ
yếu từ sông, hồ, nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan... Nếu nguồn
nước không bảo đảm vệ sinh sẽ gây nên nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh
ngoài da và một số bệnh khác. Chính vì thế, vai trò của nước sạch ở các vùng nông
thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Trà Thủy là một xã miền núi đặc biệt khó khăn (diện 135), thuộc huyện Trà
Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Xã gồm 6 thôn với dân số là 3.265 người, trong đó người

dân tộc thiểu số chiếm 91,2% (Dân tộc Cor là 90,6% và một số dân tộc thiểu số
khác chiếm 0,6%). Ở đây nguồn nước dùng cho sinh hoạt của người dân chủ yếu
là nước giếng, nước tự chảy hoặc sử dụng nước suối... đây là những nguồn nước
có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của
người dân.
Việc xây dựng các công trình cấp nước và quản lý chất lượng nước dùng cho
sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây chưa nhận được sự quan tâm đúng mức
từ chính quyền, phần lớn người dân vẫn quen sử dụng trực tiếp nước tự chảy từ khe
suối, sông và giếng mà chưa qua quá trình xử lý nào cả, do vậy sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe nên người dân ở đây mong muốn có được một nguồn nước sạch cho sinh
hoạt hàng ngày.
Do vậy, đề tài: “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy, huyện
Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp cải thiện” được thực hiện
nhằm khảo sát tình hình sử dụng, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Trà
Thủy, đồng thời đưa ra những giải pháp khai thác phù hợp góp phần quan trọng vào
công tác quản lý, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sử dụng.

1


2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đánh giá được hiện trạng sử dụng và chất lượng các nguồn nước sinh hoạt
của người dân tại xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi nhằm đề xuất các
giải pháp khai thác nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn cho người dân, phù hợp với định
hướng phát triển nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
+ Ý nghĩa về mặt khoa học

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ hiện trạng chất lượng
các nguồn nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy thuộc huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, từ

đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp khai thác tạo nguồn nước an toàn phục vụ cho
mục đích sinh hoạt của người dân trong khu vực.
+ Ý nghĩa về mặt thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hiện trạng

chất lượng nước sinh hoạt ở xã Trà Thủy thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho những người làm công tác

quản lý, quy hoạch, khai thác và cung cấp nước sạch, phục vụ mục tiêu xây dựng
nông thôn mới tại địa phương.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về chất lượng các nguồn nước sinh hoạt
của người dân hiện đang sử dụng (giếng đào, nước tự chảy, sông, suối...) tại xã Trà
Thủy thuộc huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đề tài tập trung phân tích các
chỉ tiêu chất lượng đối với nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt thông thường theo
QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế bằng cách đánh giá các thông số chất lượng nước
gồm: mùi vị, màu sắc, pH, độ đục, độ cứng (tính theo CaCO 3), chỉ số KMnO4
(CODMn), hàm lượng amoni, hàm lượng clorua, hàm lượng asen tổng số, hàm lượng
sắt tổng số (FeII,III), coliform tổng số và E. coli.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn được trình bày trong 70 trang, bố cục như sau:
Mở đầu: 3 trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu: 25 trang
2


Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 4 trang
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 25 trang
Kết luận và đề nghị: 2 trang
Tài liệu tham khảo và phụ lục

Trong luận văn có 11 bảng, 7 hình là các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ. Có tổng
cộng 41 tài liệu tham khảo (33 tài liệu tiếng Việt và 8 tài liệu nước ngoài) để minh
họa cho kết quả nghiên cứu.

3


Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm liên quan đến nước
Nước: là một hợp chất hóa học của oxy và hydro, không màu, không mùi,
không vị, là một chất rất quan trọng đối với sự sống và con người.
Nước sạch: là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị, không
chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh.
Nước hợp vệ sinh: là nước không màu, không mùi, không vị, không chứa các
thành phần có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, có thể dùng để ăn
uống sau khi đun sôi.
Ô nhiễm nước: là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng
thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất hóa, lý, sinh vật và sự có mặt của chúng
trong nước làm cho nước trở lên độc hại..
1.1.2. Phân loại nguồn nước
+ Nước ngọt.
Nước ngọt là loại nước chứa một lượng tối thiểu các muối hòa tan, đặc biệt
là NaCl (thường có nồng độ các loại muối hay còn gọi là độ mặn trong khoảng 0,01
- 0,5 ppt hoặc tới 1 ppt), vì thế nó được phân biệt tương đối rõ ràng với nước lợ hay
nước mặn.
Tất cả các nguồn nước ngọt có xuất phát điểm là từ các cơn mưa được tạo ra
do sự ngưng tụ tới hạn của hơi nước trong không khí, rơi xuống ao, hồ, sông của
mặt đất cũng như trong các nguồn nước ngầm hoặc do sự tan chảy của băng hay

tuyết. Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài
nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu
nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho
nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một
nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ

4


trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học
hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền [36].
+ Nước mặn.
Nước mặn là thuật ngữ chung để chỉ nước chứa một hàm lượng đáng kể các
muối hòa tan (chủ yếu là NaCl). Hàm lượng này thông thường được biểu diễn dưới
dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu (ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Trên trái đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến
nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng
35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l.
+ Nước mặt.
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng nước giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước
trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác. Các
yếu tố này là khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và hồ chứa nhân tạo,
độ thấm của đất dưới các thể chứa này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu
vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi tại địa phương.
Sự bốc hơi nước trong đất, ao, hồ, sông, biển; sự thoát hơi nước ở thực vật và
động vật... hơi nước vào trong không khí sau đó bị ngưng tụ lại trở về thể lỏng rơi

xuống mặt đất hình thành mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt đất từ nơi cao đến nơi
thấp tạo nên các dòng chảy hình thành nên thác, ghềnh, suối, sông và được tích tụ
lại ở những nơi thấp trên lục địa hình thành hồ hoặc được đưa thẳng ra biển hình
thành nên lớp nước trên bề mặt của vỏ trái đất.
Trong quá trình chảy tràn, nước hòa tan các muối khoáng trong các nham
thạch nơi nó chảy qua, một số vật liệu nhẹ không hòa tan được cuốn theo dòng chảy
và bồi lắng ở nơi khác thấp hơn, sự tích tụ muối khoáng trong nước biển sau một
thời gian dài của quá trình lịch sử của quả đất dần dần làm cho nước biển càng trở
nên mặn. Có hai loại nước mặt là nước ngọt hiện diện trong sông, ao, hồ trên các
lục địa và nước mặn hiện diện trong biển, các đại dương mênh mông, trong các hồ
nước mặn trên các lục địa
5


Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các
nguồn nước mặt khác bởi các kênh, đường ống dẫn nước hoặc bổ cấp nhân tạo từ
các nguồn khác.
+ Nước ngầm.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ
rỗng của đất hoặc đá. Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên
dưới mực nước ngầm. Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm tầng nông, nước
ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống nước mặt như: nguồn vào, nguồn
ra và chứa. Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng
thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước
mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào.
Theo độ sâu phân bố, có thể chia nước ngầm thành nước ngầm tầng mặt và
nước ngầm tầng sâu. Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh
trong các lớp đất xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng
mặt thường không có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và

mực nước biến đổi nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt.
Có hai loại nước ngầm: nước ngầm không có áp lực và nước ngầm có áp lực.
Nước ngầm không có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước
và lớp đá nầy nằm bên trên lớp đá không thấm như lớp diệp thạch hoặc lớp sét nén
chặt. Loại nước ngầm nầy có áp suất rất yếu, nên muốn khai thác nó phải thì phải
đào giếng xuyên qua lớp đá ngậm rồi dùng bơm hút nước lên. Nước ngầm loại nầy
thường ở không sâu dưới mặt đất, có nhiều trong mùa mưa và ít dần trong mùa khô.
Nước ngầm có áp lực: là dạng nước được giữ lại trong các lớp đá ngậm nước và lớp
đá nầy bị kẹp giữa hai lớp sét hoặc diệp thạch không thấm. Do bị kẹp chặt giữa hai
lớp đá không thấm nên nước có một áp lực rất lớn vì thế khi khai thác người ta dùng
khoan xuyên qua lớp đá không thấm bên trên và chạm vào lớp nước này nó sẽ tự
phun lên mà không cần phải bơm. Loại nước ngầm nầy thường ở sâu dưới mặt đất,
có trử lượng lớn và thời gian hình thành nó phải mất hàng trăm năm thậm chí hàng
nghìn năm.
6


1.2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng cho tất cả các sinh vật trên quả
đất. Nếu không có nước thì chắc chắn không có sự sống xuất hiện trên quả đất,
thiếu nước thì cả nền văn minh hiện nay cũng không tồn tại được. Từ xưa, con
người đã biết đến vai trò quan trọng của nước; các nhà khoa học cổ đại đã coi nước
là thành phần cơ bản của vật chất và trong quá trình phát triển của xã hội loài người
thì các nền văn minh lớn của nhân loại đều xuất hiện và phát triển trên lưu vực của
các con sông lớn như: nền văn minh Lưỡng hà ở Tây Á nằm ở lưu vực hai con sông
lớn là Tigre và Euphrate (thuộc Irak hiện nay); nền văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông
Nil; nền văn minh sông Hằng ở Ấn Ðộ; nền văn minh Hoàng Hà ở Trung Quốc; nền
văn minh sông Hồng ở Việt Nam...
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn
được từ 1-2 ngày, nhưng không thể thiếu uống nước. Nước chiếm khoảng 70%

trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng
xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước
ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương
chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan
trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể.
Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau
đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần
cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới lượng nước của có thể và duy trì các hoạt động
sống bình thường.
Vai trò chính của nước:
+ Nước cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể. Nước chiếm
thành phần quan trọng trong cơ thể con người (63%), trong huyết tương và các phủ
tạng có tỷ lệ cao hơn. Nước tham gia vào các quá trình chuyển hoá các chất, đảm
bảo sự cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt. Trung bình một ngày mỗi
người cần từ 1,5-2,5 lít nước. Những người làm công việc nặng nhọc hay trong thời
tiết nóng bức thì số lượng nước được hấp thụ cần nhiều hơn để bù đắp số lượng nước bài
tiết qua da, phổi, thận.
7


+ Nhờ nước mà các chất bổ được đưa vào cơ thể để duy trì sự sống. Nước
cung cấp cho cơ thể các nguyên tố cần thiết như: iod, flour, mangan, kẽm, sắt,
vitamin và các acid amin.
+ Nước cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh xã hội, cho cứu hỏa và
các yêu cầu xã hội khác.
Tuy nhiên nước cũng là môi trường trung gian lan truyền các bệnh dịch như:
thương hàn, tả, lỵ, viêm gan, bại liệt. Nước hoà tan các chất thải, các chất độc
hoá học, các chất phóng xạ, chất gây ung thư có thể tác hại đến con người.
Theo tính toán hiện nay tài nguyên nước ở trên thế giới là 1,39 tỷ km 3, tập
trung trong thủy quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch

quyển. 97% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước dưới đất, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong trong khí
quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông, suối 0,00007% tổng
lượng nước trên Trái đất. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng
35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt
động nông nghiệp [33].
Tài nguyên nước phân bổ không đều trên bề mặt Trái đất. Lượng mưa ở sa
mạc dưới 100 mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (Ấn Độ) có thể đạt 500
mm/năm. Do vậy có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều nơi mưa lụt thường
xuyên. Nhiều nước Trung Đông phải xây dựng nhà máy để cất nước ngọt hoặc mua
nước ngọt từ quốc gia khác. Sự biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm trầm
trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên Trái đất. Con người ngày
càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước dưới đất khai
thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần so với năm 1960, đã dẫn đến nguy cơ suy
giảm trữ lượng nước, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước.
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước
có lượng mưa trung bình vào loại khá cao, khoảng 2000 mm/năm, gấp 2,6 lần lượng
mưa trung bình của vùng lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn lãnh thổ là
650 km3/năm, tạo ra ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km 3/năm. Vùng có
lưu lượng mưa cao là Bắc Quang 4.000 - 5.000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao
8


Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Phú Quốc…3.000 - 4.000
mm/năm. Vùng ít mưa nhất là Ninh Thuận và Bình Thuận, vào khoảng 600 - 700
mm/năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt
Nam nhận thêm một lưu lượng từ Trung Quốc và Lào khoảng 550 km 3. Do vậy, tài
nguyên nước mặt và nước dưới đất có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất
phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một năm và 10 triệu m 3 nước dưới đất một
ngày. Tuy nhiên, do mật độ dân số vào loại cao, nên lượng nước phát sinh trong

lãnh thổ trên đầu người là 4200 m3/người vào loại trung bình thấp trên thế giới. Tình
trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa đang diễn ra các vùng nước ta.
Tình trạng trên có tác động tiêu cực tới các hoạt động canh tác nông nghiệp, sản
xuất công nghiệp và đời sống dân cư. Các kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy:
vào các năm 2000 - 2010 nhu cầu nước trong mùa khô các vùng trong nước đều
vượt 30% so với lượng nước đến. Trong đó, vùng Nam Trung Bộ có nhu cầu nước
vượt 70 - 90% lượng nước đến vào mùa khô. Nếu theo tiêu chuẩn của FAO, lượng
nước sử dụng không vượt quá 30% tổng lượng nước đến thì nước ta đang có nguy
cơ thiếu nước về mùa khô [33].
Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con
người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người sử
dụng nước sạch để cung cấp cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt
động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ
sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày. Nước sạch
không chỉ là trong, không màu, không mùi, không vị mà còn phải an toàn đối với
sức khỏe của người sử dụng. Nếu sử dụng nước không sạch thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới sức khỏe, vì nước là môi trường trung gian chuyển tải các chất hóa học và các
loại vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được.
Con người cần một lượng nước nhất định để duy trì cuộc sống nếu không sức
khỏe sẽ bị ảnh hưởng. Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí,
vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58-67% trọng
lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70-75%, đồng thời nước quyết định
tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người. Khi cơ thể mất nước,
9


tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, protein và enzyme sẽ không đến được các
cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể
hoạt động chính xác. Không những vậy, nước còn là bộ phận quan trọng của hệ
thống bài tiết, giúp cơ thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua hệ dinh

dưỡng và hô hấp. Việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp tránh được các bệnh nguy
hiểm như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm cơ khớp, ung thư và các bệnh khác do
độc tố tích lũy lâu ngày sinh ra.
Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước chủ yếu đó là:
Ô nhiễm do tự nhiên là sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông
làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự
phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc
do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa
tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như
arsen, fluor và các chất kim loại nặng…
Ô nhiễm do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và
cuộc sống con người. Trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác);
chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí;
chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; chất thải khu giết mổ, chế biến
thực phẩm; hoạt động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử
dụng; đặc biệt nguy hại nhất là chất thải phóng xạ.
1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA NGUỒN NƯỚC ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Nước là môi trường trung gian truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu
hóa với các vụ dịch lớn như tả, dịch thương hàn. Năm 1990, WHO thông báo 80%
bệnh tật của con người có liên quan đến nước, 50% số bệnh nhân nhập viện trên thế
giới với các bệnh có liên quan đến nước và 25.000 người chết hằng ngày do các
bệnh này. Theo thống kê tại Mỹ, trong 10 năm từ 1981-1990 xảy ra 291 vụ dịch do
nguồn nước [40].
Theo thông báo của UNICEF, hàng năm tại các nước đang phát triển có
khoảng 14 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết, hơn 3 triệu trẻ em bị bệnh tật do hậu quả
của nước bị nhiễm bẩn, của điều kiện vệ sinh kém và ô nhiễm môi trường. Theo
10


WHO, ở các nước đang phát triển có 340 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy với

khoảng 1 tỷ lượt/năm. Những thống kê nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 750
triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Châu Á, Phi, Mỹ La Tinh đã bị tiêu chảy cấp trong một
năm và khoảng 3-6 triệu trẻ ở nhóm tuổi đó bị chết hàng năm, 80% chết trong 2
năm đầu sau khi ra đời [41].
Nguyên nhân chủ yếu do suy dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ, hấp thụ kém, do
thiếu nước hoặc nước không sạch và nhiễm phân. Ở các nước đang phát triển, có tới
80% các bệnh liên quan đến nguồn nước, các bệnh chủ yếu là: tiêu chảy, thương
hàn, giun sán, viêm ga, nguyên nhân chủ yếu do nước bị nhiễm bẩn từ các chất hữu
cơ và vi sinh, qua đó đã tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người đặc biệt là
người già và trẻ em [39].
Những tác động của ô nhiễm nước tới sức khỏe của con người có thể xét theo
ba phương diện sau:
*Phương diện vật lý: Nước cấp dùng cho sinh hoạt theo QCVN
02:2009/BYT là nước không mùi, vị lạ. Nếu trong nước có màu chứng tỏ có chứa
nhiều tạp chất như: humic, tamin, Fe, Mn...Nước có mùi chứng tỏ nước đã bị nhiễm
bẩn, có thể do trong nước đã tạo thành H2S, muối sắt... Nước bình thường có hàm
lượng muối nằm trong khoảng 0 - 0,5 gam/lít nước, nếu nước có hàm lượng muối
quá cao sẽ gây khó chịu khi uống, gây rối loạn sinh lý của cơ thể.
* Phương diện hóa học: Nước dùng cho sinh hoạt của con người, trong thành
phần không hoàn toàn tinh khiết mà có nhiều tạp chất hóa học, các khoáng hòa tan
như: kim loại nặng (Hg, As, Fe, Mn, Cd...); các anion (NO 3-, PO43-, SO42-...) và các
chất khí CH4, H2S với nồng độ thích hợp của các chất trên có tác dụng tốt cho cơ
thể. Tuy nhiên, khi các chất đó có nồng độ quá cao (vượt quá tiêu chuẩn cho phép)
có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và gây ra các bệnh nguy
hiểm như: ung thư, bệnh về thần kinh, nhiễm độc, rối loạn tiêu hóa...
* Phương diện vi sinh: Nước là môi trường sống của nhiều vi sinh vật, bên
cạnh các vi sinh vật vô hại và có ích, trong nước còn nhiều vi sinh vật gây bệnh
hoặc truyền bệnh cho con người như: vi khuẩn Salmolla gây bệnh thương hàn, vi
khuẩn Shigella gây bệnh lị, vi khuẩn Vibrio gây bệnh tả...
11



Giảm thiểu những tác động do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối
với sức khỏe của dân cư nông thôn là một trong những mục tiêu chính của Chương
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn [3].
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ NƯỚC SINH HOẠT
1.4.1. Trên thế giới
Nước sạch dùng cho sinh hoạt của người dân luôn được các quốc gia trên thế
giới quan tâm, nước sinh hoạt nông thôn là kế hoạch hành động của Liên Hợp Quốc
trong chương trình nước sạch nông thôn. Để cảnh báo và ngăn chặn ô nhiễm nguồn
nước ngọt, từ năm 1997, hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu (GEMS) đã cùng
với tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNESCO triển khai mạng lưới quan trắc chất
lượng nước toàn cầu.
Nước ngầm là nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất cho sinh hoạt nhưng ngày
càng cạn kiệt do bị khai thác quá mức và có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hoạt động của
con người. Do vậy, nhiều quốc gia như Phần Lan, Hà Lan, Anh... đã giảm nhu cầu
về nước cho công nghiệp, một số ngành công nghiệp sử dụng nước tái chế từ nước
thải đô thị [26].
Năm 2007, Michael Berg và cộng sự đã nghiên cứu về ô nhiễm Asen trong
nước vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Campuchia và Việt Nam: ô nhiễm Asen
trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại Campuchia trung bình đạt
217 µg/l và ở miền Nam Việt Nam trung bình 39 µg/l. Nhóm nghiên cứu đã thu các
mẫu tóc của người dân sử dụng nước ngầm tại Việt Nam, campuchia, Bangladesh
và Tây Bengal để nghiên cứu gián tếp hàm lượng Asen và tác động của Asen đến
sức khỏe con người, nhận thấy: tại Việt Nam và Campuchia có hàm lượng Asen cao
hơn đáng kể so với nhóm đối chứng tại Bangladesh và Tây Bengal. Qua nghiên cứu
cho thấy Asen có tác động nguy hại rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt với mức
độ ô nhiễm càng lớn thì khả năng gây hại sức khỏe càng cao [35].
Stephen Luby (2008) đã phát hiện phổ biến khắp Đông Nam Á cả hai nguồn
cung cấp nước cho đô thị và nông thôn thường xuyên bị ô nhiễm bởi các vi sinh vật

có nguồn gốc từ phân người với tần số rất phổ biến đến mức nó được chấp nhận như
là một điều hiển nhiên. Đáng quan tâm là nước ngầm tầng nông ở nhiều khu vực
12


của Đông Nam Á bị ô nhiễm asen với mức độ nguy hiểm cao. Mặc dù nhiều
phương pháp tiếp cận có thể xử lý asen trong nước uống, tuy nhiên có rất ít bằng
chứng về các giải pháp có thể được áp dụng ở quy mô lớn và khả năng giảm phơi
nhiễm asen cho con người [37].
Singapore bên cạnh việc lấy nước sạch từ các nhà máy lọc nước biển còn lấy
từ nguồn nước mưa và nước thải đã qua tái chế và nhập khẩu nước từ Malayxia.
Nước mưa được thu qua mạng lưới thoát nước, kênh rạch, sông, hồ và các hồ chứa
trước khi được xử lý để cấp nước uống. Điều này làm cho Singapore là một trong số
ít các quốc gia trên thế giới có được hệ thống thu gom nước mưa trên diện rộng để
cung cấp nước. Hệ thống thu nước là một trong các nguồn cung cấp nước bền vững
cho đất nước này [33].
Hồ chứa Chandreja ở Tây Ban Nha cũng cung cấp nước sạch cho các thành
phố và góp phần giúp quốc gia này đạt được mục tiêu đáp ứng được 40% nhu cầu
về năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2020 [14].
Nhận thức về nước là một trong những tài nguyên cơ bản rất quan trọng cho
nhu cầu an sinh và cuộc sống của người dân, Australia có hẳn một chính sách riêng
cho việc dùng nước sinh hoạt. Việc phân phối và sử dụng nước được lập kế hoạch
cẩn thận để đảm bảo sự tồn tại của các con sông và nước ngầm dành cho các thế hệ
mai sau. Đồng thời chính quyền Australia đảm bảo việc sử dụng nước được phân
phối một cách công bằng, hợp lý và hiệu quả nhất trên toàn lãnh thổ. Tùy vào thời
điểm khan hiếm nước mà Australia có những mức độ hạn chế, tiết kiệm nước để
yêu cầu dân chúng thực thi [14].
Trong những năm 1980, Indonesia tập trung vào những giải pháp kỹ thuật
giải quyết nhu cầu cấp bách cho vấn đề cung cấp nước và vệ sinh cho nông thôn
theo cách truyền thống, theo phương pháp kế hoạch hoá từ cấp cao (trung ương) đến

cấp thấp (địa phương) [14].
1.4.2. Ở Việt Nam
Theo đánh giá của Ngân hàng Châu Á thì Việt Nam thuộc diện quốc gia
thiếu nước. Tài nguyên nước nội địa Việt Nam chỉ đạt mức trung bình kém của Thế
giới khoảng 3.600 m3/người một năm thấp hơn mức bình quân toàn cầu là 4000
13


m3/người một năm. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và môi trường khẳng định tăng
trưởng kinh tế, sức ép dân số và chất lượng cuộc sống liên tục gia tăng trong những
thập kỷ qua đã dẫn đến t.nh trạng ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước. Tại Việt Nam
nguồn nước ở một số khu vực đang bị khan hiếm đến mức báo động.
Biến đổi khí hậu và gia tăng các tình trạng thời tiết cực đoan là một trong
những nguyên nhân, bên cạnh đó sự phụ thuộc vào nguồn nước từ các con sông bắt
nguồn bên ngoài lãnh thổ chính là thách thức lớn đối với Việt Nam. Nhiều cánh đồng
ở Đồng bằng Sông Cửu Long đang bắt đầu bị khô hạn nghiêm trọng đây là điều đáng
lo ngại bởi tình trạng thiếu nước ngọt và nước mặn đã và đang là thực trạng chung ở
nhiều tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2016, hạn hán và xâm ngập mặn ở Đồng
bằng Sông Cửu Long được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng trong 100 năm qua, ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của hàng triệu hộ dân.
Trong những năm qua vấn đề nước sạch cho sinh hoạt luôn được Chính
phủ quan tâm và được đưa vào các chương trình mục tiêu của quốc gia trong
từng giai đoạn phát triển. Để giải quyết kịp thời và thỏa mãn nhu cầu về nước sạch
cho người dân đã có nhiều tổ chức, cơ quan và các nhà khoa học tham gia nghiên
cứu nhằm bảo vệ nguồn nước sạch và xử lý nước bị ô nhiễm.
Những năm gần đây, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn do UNICEF tài trợ đã góp phần cải thiện tình hình cung cấp nước sạch và vệ
sinh cho người dân. Hằng năm, nhà nước đã đầu tư nguồn kinh phí lớn và tranh thủ
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ cho việc phát triển thị trường
nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn, cũng như triển khai các công

nghệ xử lý thích hợp và khả thi [40].
Phan Đỗ Hùng (2000) đã nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp xử lý nước
sinh hoạt từ nguồn nước mặt chất lượng thấp bằng màng vi lọc polyetylen dạng sợi
rỗng có kích thước lỗ xốp 0,4 µm. Nước nguồn được đưa vào bể lọc phía ngoài
màng sợi rỗng, nước sẽ thấm qua màng vào phía trong màng và hút sang bể chứa.
Trong quá trình lọc, bể lọc được sục khí liên tục. Kết quả sau khi lọc đã loại bỏ các
chất rắn lơ lửng, giảm đáng kể các vi khuẩn gây bệnh, đạt tiêu chuẩn nước dùng cho
sinh hoạt [10].
14


Công trình nghiên cứu và xây dựng quy trình ứng dụng than hoạt tính trong
xử lý nước tự nhiên sau khi lọc cát hoặc qua giai đoạn oxy hóa của Nguyễn Hữu
Phú (2002) cho thấy: than hoạt tính có khả năng làm giảm nồng độ các chất hữu cơ
trong nước, loại bỏ nhiều chất ô nhiễm hữu cơ có mặt trong nước bằng cơ chế hấp
phụ [17].
Trần Quốc Thưởng (2002) qua nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp cấp nước
sinh hoạt nông thôn vùng duyên hải miền Trung gồm có hệ thống cấp nước tập
trung (hệ thống cấp nước tự chảy, hệ thống bơm dẫn nước mặt và hệ thống bơm dẫn
nước ngầm) và hệ thống cấp nước đơn lẻ cho hộ gia đình [27].
Qua nghiên cứu khai thác nguồn nước từ mạch lộ, phục vụ cấp nước sinh
hoạt cho đồng bào thuộc vùng miền núi và trung du, miền Bắc và Bắc Trung Bộ, Vũ
Văn Thặng đã đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả và bền vững phù hợp với mô
hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn miền núi với qui trình vận
hành đơn giản và chi phí quản lý thấp [25].
Lê Anh Tuấn và Guido Wyseure (2007) qua nghiên cứu về quản lý môi
trường nước ở đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam cho thấy: đây là khu vực
đông dân cư với mật độ cao và có liên quan đến ô nhiễm nước. Các tác giả đã xác
định được năm vấn đề môi trường nước ở khu vực này là sự xâm nhập mặn khu vực
ven biển, ảnh hưởng của đất phèn, nguồn nước ô nhiễm từ hoạt động của con người,

tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô và nước đục trong mùa mưa. Từ đó đã đề
xuất các biện pháp quản lý tài nguyên nước trong khu vực tương ứng với kinh tế
môi trường và phát triển bền vững [38].
Thịnh Thị Hương (2008) đã đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở
một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ trong năm 2006.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: COD lúc triều thấp vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1
- 6 lần, BOD5 vượt mức cho phép từ 1,5 - 10 lần. Mật độ coliform của nhánh sông
Hậu ở huyện Thốt Nốt, Cờ Đỏ và quận Bình Thuỷ vượt mức cho phép từ 4,6 - 92
lần (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942 -1995, loại A). Các kết quả này sẽ giúp
cho các cấp chính quyền, cơ quan Y tế xây dựng chương trình cải thiện chất lượng
nước và ngăn ngừa các bệnh truyền qua nước [12].
15


Đặng Ngọc Chánh (năm 2008) qua quá trình khảo sát chất lượng nước sinh
hoạt nông thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng
tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và Hậu Giang, kết quả cho thấy: tại Long An tỷ lệ
sử dụng nước cấp theo đường ống là 27,2%; các hộ gia đình vẫn còn thích sử dụng
nước mưa (26,3%). Tại tỉnh Hậu Giang có 38% các hộ gia đình thích sử dụng nước
bề mặt; tỷ lệ sử dụng nước giếng khoan là 21,6%. Nhìn chung mẫu nước đạt tiêu
chuẩn của Long An (44,9%) cao hơn so với Hậu Giang (23,9%). Các yếu tố ô
nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng nước giếng ở mức trung bình, không có rào chắn
gia súc (78%); gần nhà tiêu (65%); gần bãi rác, phân súc vật (32%). Các yếu tố ô
nhiễm đối với nước mặt chiếm tỷ lệ cao là: không rào chắn ngăn súc vật (97%);
chăn thả trâu bò, vịt tại nguồn nước (24%). Đối với nước mưa không có bộ phận
chắn rác, bộ phận lọc chiếm tỷ lệ cao (83%); dụng cụ múc nước gần các nguồn ô
nhiễm chiếm tỷ lệ 20% [7].
Nguyễn Lê Mạnh Hùng, Mai Thị Hương Xuân và Nguyễn Thị Chúc (2008)
đã khảo sát, đánh giá chất lượng vệ sinh nước ăn uống thông qua chỉ số vi sinh vật
tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk trong năm

2007 cho thấy: tỷ lệ các mẫu nước ăn uống không đạt tiêu chuẩn vi sinh vật tại xã
Krông Na là 86,67%, tại xã Ea Huar là 73,33% và tại xã Ea Noul là 80%. Nguyên
nhân là do đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên phần lớn sử dụng nước
suối và nước giếng đào để sinh hoạt và ăn uống. Nhóm tác giả cũng đề nghị chính
quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện vệ sinh môi trường sống,
đặc biệt là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và ăn uống của đồng bào các dân tộc
thiểu số sinh sống tại vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn [11].
Thông qua việc đánh giá thực trạng các mô hình quản lý khai thác dịch vụ
nước sạch nông thôn ở Việt Nam, Hoàng Thị Thắm (2012) đã chỉ ra những hạn chế
trong các mô hình đó là do: cơ chế, chính sách quản lý về cấp nước chưa phù hợp,
hoạt động của các doanh nghiệp cấp nước còn mang tính bao cấp trong đầu tư và
quản lý, chưa tự chủ về tài chính... Đồng thời các tác giả đã đề xuất mô hình quản
lý, khai thác dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn có sự quản lý kết hợp của nhà
nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư [24].
16


×