Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.81 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TẠ THỊ THÚY NGA

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ VĂN
HỌC NƯỚC NGOÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH
NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ
HỖ TRỢ CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY

Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng
Việt
Mã số : 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THẢO NGUYÊN

1


Thừa Thiên Huế, năm 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.



H ọ tên tác gi ả
T ạ Th ị Thúy Nga

2


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, xin chân thành gửi lời tri ân và lòng bi ết ơn sâu s ắc đ ến cô
Hoàng Thảo Nguyên đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và đóng góp những ý ki ến
quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo trường, khoa Ngữ văn - Đại Học Sư
Phạm - Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn tất cả các Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghi ệp và h ọc sinh những người luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
An Giang, ngày 24 tháng 7 năm 2017
Tác giả: Tạ Thị Thúy Nga

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.................................................................................................................................... i
Lời cam đoan.................................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn....................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC............................................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................. 7

1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................16
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................17
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................17
6. Cấu trúc của đề tài.............................................................................................................18
NỘI DUNG...................................................................................................................................... 19
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................................19
1.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................................... 19
1.1.1. Bản đồ tư duy và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học ngữ văn......19
1.1.2. Khái niệm văn bản và vấn đề đọc hiểu văn bản.......................................25
1.1.3. Vấn đề đọc hiểu văn bản theo loại thể........................................................27
1.1.4. Tiềm năng dạy học văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy...............................................................................................................27
1.2. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................................32
1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông - phần
văn học nước ngoài............................................................................................................33
1.2.2. Thực trạng việc vận dụng bản đồ tư duy vào dạy học đọc hiểu văn
bản tự sự văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông.......................35
Tiểu kết Chương 1......................................................................................................................41

1


Chương 2. VẬN DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY VÀO VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN TỰ SỰ VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG…………………………………………………….42
2.1. Định hướng chung..........................................................................................................42
2.1.1. Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy cần đảm bảo sự tích hợp.........................................................42

2.1.2. Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy cần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập..................................................................................................................................... 43
2.1.3. Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy cần chú ý vào đặc trưng loại th ể...........................................44
2.1.4. Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy phải đảm bảo quy trình và mục tiêu đề ra
...........................................................................................................................45_Toc490632103
2.2. Một số biện pháp phát huy ưu điểm của bản đồ tư duy trong dạy học
đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài chương trình ngữ văn THPT....47
2.2.1. Phát huy ưu điểm ép nén thông tin của bản đồ tư duy giúp học sinh
nắm bắt bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội của tác phẩm và thông tin cơ
bản về tác giả....................................................................................................................... 47
2.2.2. Phát huy ưu điểm tính tầng bậc, hệ thống của bản đồ tư duy giúp
học sinh nắm bắt nội dung cơ bản của văn bản tự sự.......................................51
2.2.3. Phát huy ưu điểm về màu sắc, hình ảnh, đường nét của bản đồ tư
duy giúp học sinh ghi nhớ nội dung văn bản tự sự..............................................62
2.2.4. Phát huy ưu điểm ngôn ngữ hàm súc của bản đồ tư duy giúp học
sinh rèn luyện khả năng sử dụng từ ngữ..................................................................68
2.2.5. Phát huy ưu điểm về kiểu sơ đồ mở của bản đồ tư duy giúp học sinh
rèn luyện khả năng học hợp tác nhóm trong học tập.........................................72
Tiểu kết Chương 2......................................................................................................................75
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.............................................................................77
3.1. Thực nghiệm sư phạm.................................................................................................77
3.1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm...............................................................77

2


3.1.2. Nội dung thực nghiệm..........................................................................................78

3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm.......................................................................78
3.1.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm..........................................................................78
3.2. Phân tích kết quả thực nghiệm................................................................................86
3.2.1. Nhận xét tiến trình dạy học...............................................................................86
3.2.2. Đánh giá định tính qua các bài ki ểm tra........................................................87
3.2.3. Đánh giá định lượng...............................................................................................88
Tiểu kết Chương 3......................................................................................................................90
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................93
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BĐTD
ĐC
GV
HS
SGK
THPT
TN
VHNN

Chữ viết đầy đủ
Bản đồ tư duy
Đối chứng
Giáo viên

Học sinh
Sách giáo khoa
Trung học phổ thông
Thực nghiệm
Văn học nước ngoài

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
BẢNG
Bảng 1.1. Các văn bản VHNN trong chương trình cơ bản..........................................33
Bảng 1.2. Bảng tổng hợp kết quả điều tra thăm dò ý kiến giáo viên...................36
Bảng 1.3. Bảng tổng hợp kết quả điều tra thăm dò ý kiến học sinh....................38
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra nhóm lớp TN và lớp ĐC.............88
Bảng 3.2. So sánh kết quả tổng hợp giữa lớp ĐC và lớp TN.....................................88
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đồ thị so sánh kết quả và mức độ chênh lệch ở các lớp TN và ĐC
............................................................................................................................................................. 89
HÌNH VẼ
Hình 1.1.“Bản đồ tư duy ôn lại các yếu tố cần có để tạo bản đồ tư duy”...............20
Hình 1.2. Kĩ thuật 5W - 1H......................................................................................................23
Hình 1.3. BĐTD nhan đề Thuốc - Lỗ Tấn..........................................................................29
Hình 1.4. BĐTD tóm tắt Số phận con người - Sô - lô - khôp.......................................30
Hình 1.5. BĐTD phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự........................................31
Hình 1.6. BĐTD những hình ảnh tượng trưng trong Thuốc - Lỗ Tấn...................32
Hình 1.7. BĐTD khái quát giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm
Những người khốn khổ của V.Huy-gô.................................................................................32
Hình 2.1. BĐTD về tác giả và bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của Người trong

bao - Sê-khôp do HS xây dựng................................................................................................48
Hình 2.2. BĐTD về tác giả và bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của Tam quốc
diễn nghĩa - La Quán Trung do HS xây dựng....................................................................49
Hình 2.3. BĐTD về tác giả và bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của Thuốc - Lỗ
Tấn do HS xây dựng...................................................................................................................50
Hình 2.4. BĐTD thiếu nội dung về hình tượng Bê - li- côp (Người trong bao -Sê - khôp)
............................................................................................................................................................. 52

5


Hình 2.5. BĐTD thiếu nội dung về nhân vật Quan Công (Hồi trống cổ thành
trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)...................................................................52
Hình 2.6. BĐTD khuyết về nhân vật Gia -ve (Người cầm quyền khôi phục uy
quyền trích Những người khốn khổ - V.Huy-gô)...............................................................53
Hình 2.7. BĐTD hệ thống hóa nội dung văn bản “Hồi trống Cổ thành” (Tam
quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)........................................................................................58
Hình 2.8. BĐTD hướng d ẫn HS cách ghi chép khi dùng BĐTD chu ẩn b ị bài
học ở nhà........................................................................................................................................60
Hình 2.9. Hình minh họa BĐTD bài Số phận con người - Sô-lô-khốp...................64
Hình 2.10- 2.12. Hình minh họa bằng BĐTD bài Thuốc - Lỗ Tấn do HS xây dựng..66
Hình 2.13. Hình minh họa BĐTD về Giave trong Người cầm quyền khôi phục uy
quyền (trích Những người khốn khổ - V.Huy-gô) do HS xây dựng..........................67
Hình 2.14. BĐTD về Hình ảnh mang tính biểu tượng trong Ông già và biển cả
(trích) - Hê-minh-uê do HS xây dựng..................................................................................70
Hình 2.15. BĐTD về nhân vật Tào Tháo trong Tào Tháo uống rượu luận anh
hùng (trích Tam quốc diễn nghĩa - La Quán Trung)......................................................71

6



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hóa đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo có một nhiệm vụ vô cùng quan trọng
và mang ý nghĩa sống còn là phải đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy, ở Luật
Giáo dục 2005 trong Khoản 2, Điều 5 yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
đã khẳng định: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên… Cụ thể hóa yêu cầu về
phương pháp giáo dục này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết số 29-NQ/TW) đã nêu rõ quan
điểm chỉ đạo: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,
phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện…; hướng đến mục
tiêu cụ thể là: Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.
Với nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học
theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến
thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực, việc dạy
học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng không nằm ngoài yêu cầu đổi mới đó.
Trên thực tế dạy học hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc đổi
mới phương pháp dạy học, song tình trạng đọc chép, chiếu chép trong giờ học vẫn
còn khá phổ biến. Nhiều GV trong giờ dạy vẫn còn truyền thụ một chiều, chưa thực
sự phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Bản thân HS vẫn còn thụ động, vẫn còn
“nói theo thầy”, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn
luyện kỹ năng tư duy. GV chưa mang đến cho HS phương pháp học tập hiệu quả,

7



đặc biệt chưa giúp HS phát triển khả năng tự học.
Văn học nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình Ngữ
văn ở trường phổ thông, bởi đây không chỉ là những tinh hoa văn học của thế giới
mà còn là chiếc cầu nối giữa nền văn hóa mỗi dân tộc và văn hóa thế giới, hay nói
cách khác,VHNN là một cánh cửa để hội nhập. Điều này đặc biệt đúng với cấp học
cuối cùng của bậc phổ thông, tức là khoảng thời gian HS trưởng thành và chuẩn bị
tham gia vào cuộc sống xã hội với tư cách một công dân với quyền và nghĩa vụ đầy
đủ. Qua các tác phẩm VHNN, HS sẽ được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, tích luỹ
được tri thức mới lạ, điều này sẽ giúp các em tự tin hơn khi tiếp xúc, giao lưu, gia
nhập vào một không gian sống mang tính toàn cầu trong tương lai. Các tác phẩm
như thơ của Pu-skin, Ta-go, kịch của Sếch -xpia, tiểu thuyết của V. Huy-gô, E. Hê minh - uê, truyện ngắn của Sê - khôp, Lỗ Tấn, M. Shô-lô-khôp … không chỉ mang
lại cho các em những rung cảm thẩm mỹ trước những áng thơ, văn bất hủ mà còn
trang bị cho các em những tri thức văn hoá về đất nước Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp,
Mỹ, Trung Quốc, … Tầm hiểu biết, sự tự tin, tính năng động của các em, vì vậy
cũng sẽ được tăng lên. Mặt khác, việc được học các hiện tượng VHNN bên cạnh
văn học Việt Nam sẽ giúp các em nhận thức được những tương đồng, khác biệt giữa
văn học Việt Nam và văn học thế giới. Từ đó, các em có thêm lòng tự tôn dân tộc,
tự tin hơn khi bước vào giao lưu hội nhập với bạn bè trên thế giới. Trong xu thế
toàn cầu hóa, khu vực hóa ngày nay, tính biệt lập, khép kín của các nền văn hóa,
văn học đã bị phá vỡ. Thay vào đó là tiếp xúc, hội nhập.Trong bối cảnh đó, văn học
nước ngoài ở trường THPT góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng tâm thế, tri
thức cho những công dân toàn cầu trong tương lai.
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay ở trường THPT, VHNN đang mất dần
vị thế, ít nhận được sự quan tâm của HS. Bên cạnh ưu thế “học người để hiểu
mình”, để hội nhập thì các tác phẩm VHNN khá khó tiếp cận do sự khác biệt, sự xa
lạ của những tên đất, tên người, cách sống, cách nghĩ, phong tục tập quán… Tên
nhân vật được phiên âm dài nên rất khó nhớ, nếu HS học không kỹ sẽ dễ nhầm lẫn
tác phẩm, nhân vật và tác giả. Mặc khác sự cách biệt văn hóa cũng là một trở ngại

lớn khi tìm hiểu tác phẩm nước ngoài vì nhiều chi tiết, từ ngữ khó hiểu…. Hơn nữa,
các tác phẩm VHNN được chọn học đều là những tác phẩm đỉnh cao của văn

8


chương nhân loại, ở đó hội tụ nhiều tri thức văn hóa, văn học được chuyển tải trong
những hình thức nghệ thuật mới, lạ, độc đáo nhưng lại bị hạn chế trong thời gian 1 2 tiết học trong nhà trường phổ thông, phần nào khiến GV khi dạy nội dung này vẫn
chưa đạt được tới đích của việc dạy học đọc hiểu tác phẩm VHNN. Mặc khác, việc
dạy học đọc hiểu VHNN trong trường phổ thông chưa thật sự khơi gợi được hứng
thú cho HS dẫn đến các hiện tượng rất phổ biến như dạy học đọc chép; dạy nhồi
nhét; dạy học văn như dạy nghiên cứu văn học; học sinh học thụ động, thiếu sáng
tạo; học sinh không biết tự học; học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò
với trò; học thiếu hứng thú, đam mê [45] ... Thực tế này đòi hỏi GV Ngữ văn khi
giảng dạy các tác phẩm VHNN cần lựa chọn phương pháp - phương tiện dạy học
phù hợp với nội dung VHNN, nhằm tổ chức, định hướng cho HS thu thập thông tin,
chinh phục kho tàng tri thức một cách hiệu quả.
Như vậy việc phát triển tư duy cho HS, hướng các em đến một phương pháp
học tập tích cực, chủ động và sáng tạo là yêu cầu bức thiết. GV không chỉ cung cấp
cho các em kiến thức, mà quan trọng hơn, phải giúp các em học cách học, không
chỉ giúp HS khám phá các kiến thức mới, mà còn phải giúp các em hệ thống được
những kiến thức đó. Việc xây dựng được một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các
kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt : ghi nhớ, phát triển
nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo… Một trong những công
cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là bản đồ tư duy (Mindmap)
hay còn gọi là sơ đồ tư duy.
Bản đồ tư duy là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường
phổ thông cũng như ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp GV và HS trong việc trình
bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, học tập thông qua biểu đồ, tóm
tắt thông tin của một bài học hay một cuốn sách, bài báo, hệ thống lại kiến thức đã

học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới, vv… Trong dạy học đọc
hiểu VHNN, BĐTD cũng có thể được vận dụng và phát huy tác dụng.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự
văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông với sự hỗ trợ
của bản đồ tư duy” với mong muốn nâng cao năng lực học tập của HS, góp phần
thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn ở

9


trường THPT, đồng thời giúp HS có thể tự học và phát huy được tiềm năng bộ não
của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nhóm các công trình nghiên cứu về dạy đọc hiểu văn học nước ngoài ở
trường phổ thông
VHNN trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT đã được chú ý tìm hiểu, đánh
giá trong một số tài liệu như “Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài” của
Phùng Văn Tửu [42] trong quyển sách này, tác giả đề cập đến vấn đề làm thế nào để
tiếp cận một tác phẩm VHNN đạt hiệu quả nhất. Trước tiên bài viết hệ thống lại
những khó khăn mà GV gặp phải khi giảng dạy VHNN, sau đó tác giả đề ra hướng
khắc phục chung và hướng tiếp cận từng tác phẩm cụ thể trong sách giáo khoa. Ông
khẳng định dù làm cách nào, dưới hình thức nào thì khi giảng dạy một bài VHNN
người GV phải “tạo một không khí gì khác so với giờ giảng một bài văn học dân
tộc” [42,tr32].Có thể nói công trình của tác giả Phùng Văn Tửu là một cẩm nang bổ
ích giúp cho việc học tập và giảng dạy VHNN được tốt hơn, tuy nhiên tác phẩm chỉ
mới đề xuất một số nguyên tắc khi giảng dạy văn học dịch.
Trong bộ sách tham khảo “Dạy- học văn học nước ngoài” [2],[3],[4],
PGS.TS. Lê Huy Bắc, tác giả thống kê tổng hợp các tác phẩm VHNN trong sách
Ngữ văn 10, 11, 12 của cả hai bộ cơ bản và nâng cao. Đồng thời, tác giả phân tích
tác phẩm VHNN có trong SGK với đầy đủ những đặc điểm về nội dung và nghệ

thuật từ nhiều khía cạnh hình thức khác nhau như người kể, giọng điệu, cốt truyện,
không gian, thời gian nghệ thuật… Đây là những bài viết hoàn chỉnh và có hệ
thống, bám sát vào đặc trưng thể loại.
Trong “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10
THPT môn Ngữ văn (2 bộ)” [23], do Phan Trọng Luận chủ biên, các tác giả đề cập
đến những quan điểm kế thừa khi biên soạn, kiến thức, kĩ năng khi học thơ Đường
và thơ Hai-cư, những đổi mới và những tri thức đọc-hiểu cơ bản ở VHNN.
Trong “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 11
THPT môn Ngữ văn (2 bộ)” [24], do Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử chủ biên,
các tác giả xác lập bảng so sánh văn học nước ngoài SGK Văn học 11 và SGK Ngữ

10


văn 11 (bộ chuẩn) để thấy rõ hơn tương quan về khối lượng cũng như thời lượng.
Sau đó, các tác giả nêu một số nét chính về nội dung của một số tác phẩm, xác định
yêu cầu trọng tâm cho từng bài thuộc VHNN để thấy được với số lượng không
nhiều, chỉ có 5 đơn vị bài song việc giảng dạy văn học còn gắn liền với việc làm nổi
bật một số nét văn hóa của các dân tộc thể hiện qua các hình tượng văn học. Các
nhà văn, nhà thơ thường được xem là các nhà ngoại giao không hộ chiếu, những
người mang lại tình hữu nghị và sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.
Do đó, một yêu cầu không thể thiếu là thông qua dạy văn để giúp HS hiểu sâu hơn
bản sắc văn hóa của các dân tộc. Điều này sẽ giúp cho học sinh có thêm nhiều hứng
khởi trong học tập, dẫn tới ý thức tự hào dân tộc và tình cảm quốc tế trong sáng.
Trong “Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ
văn” [25], do Phan Trọng Luận và Trần Đình Sử chủ biên, các tác giả giới thiệu
khái quát chương trình và đưa ra hướng tiếp cận mới với bộ phận VHNN, đưa ra
một số tư liệu về Hê-minh-uê. Đồng thời trong tài liệu này, các tác giả cũng nêu lên
những điểm cần lưu ý dạy học trong mỗi bài VHNN.
Trong số những tài liệu liên quan đến việc dạy học VHNN ở trường phổ

thông mà chúng tôi bao quát được, các tác giả chủ yếu bàn về nguyên tắc, phương
pháp tiếp nhận các văn bản VHNN thông qua một số nội dung chính của từng văn
bản. Ngoài những cuốn sách đã dẫn, trên các trang báo điện tử đã xuất hiện một số
bài viết ít nhiều có đề cập đến việc dạy học VHNN. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
này, chưa có một tài liệu nào bàn đến việc vận dụng bản đồ tư duy vào trong dạy
học đọc hiểu văn bản tự sự VHNN trong chương trình Ngữ văn bậc THPT.
Nhóm các công trình nghiên cứu và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học
và dạy học Ngữ văn
Tony Buzan là người đánh thức tiềm năng trí tuệ bằng Mindmap (BĐTD).
Ông là tác giả và đồng tác giả của hơn 92 đầu sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng
với ba triệu bản đang được bán ở 100 quốc gia [9,tr.3], Tony Buzan được cả thế giới
biết đến bởi những công trình nghiên cứu về não bộ và phương pháp tư duy. Ông
sinh năm 1942 tại London, Anh. Năm 1964,Tony Buzan nhận bằng danh dự môn
Tâm lý, văn chương văn minh Anh, Toán học và khoa học phổ thông.Ông là một
trong số ít người dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm ra quy luật hoạt động của bộ

11


não và làm theo quy luật đó để đạt được những thành công đáng kinh ngạc. Ông
làm cố vấn cho nhiều bộ, ngành trong chính phủ, cho các tập đoàn đa quốc gia (BP,
IBM, Walt Disey, Microsoft…) và là nhà thuyết trình thường xuyên của các doanh
nghiệp quốc tế, các trường đại học hàng đầu. Ngoài ra, ông còn là chủ tịch Quỹ
nghiên cứu về não bộ (Brain Foundation), nhà sáng lập tổ chức Brain Trust và các
giải vô địch về trí nhớ và tư duy. Ông đã vinh dự nhận phần thưởng Lãnh đạo YPO,
phần thưởng Eagle Catcher - phần thưởng dành cho những người đã nỗ lực thực
hiện được các việc bất khả thi.
BĐTD được Tony Buzan chính thức giới thiệu với thế giới lần đầu vào mùa
xuân năm 1974 với ấn bản của cuốn sách được mang tên “Use your head” (Sử dụng
trí tuệ của bạn). Ý tưởng BĐTD của ông xuất phát từ lúc nhận ra việc não bộ phải

căng ra để suy nghĩ, sáng tạo, ghi nhớ, giải quyết vấn đề, phân tích, viết tiểu luận,…
đồng thời phải tiếp nhận khối lượng kiến thức khổng lồ đang gia tăng từng ngày và
dẫn đến nghịch lí bất thường là càng ghi chép nhiều thì việc học tập và trí nhớ càng
kém đi.Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD là một công
cụ để tổ chức tư duy, tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của não bộ. Bộ não của
chúng ta hoạt động theo hai nhánh. Não phải nhạy cảm với các thông tin về màu sắc,
nhịp điệu, hình dạng, tưởng tượng …, não trái thích hợp với các từ ngữ, con số, tư
duy, phân tích… Trước nay chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng,
con số. Với cách ghi chép này chúng ta chỉ sử dụng một nửa bộ não - não trái mà
chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý thông tin về nhịp
điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. BĐTD sẽ giúp chúng ta khai phá tối đa
khả năng của bộ não và phát huy tối đa năng lực tư duy sáng tạo của con người. Một
BĐTD cho phép chúng ta thỏa sức vạch ra các ý tưởng, suy nghĩ đầy đủ trước khi đi
đến một quyết định; hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau; toàn bộ ý
của bản đồ có thể nhìn thấy và nhớ bởi hình ảnh; tiết kiệm thời gian hơn…
Với hơn 40 năm có mặt trên thế giới cùng với những lợi thế mang lại, bản đồ
tư duy đã và đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng [9,tr.3], phát huy
tầm ảnh hưởng nhiều hoạt động thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.Việc đề
xuất và phát triển ý tưởng bản đồ tư duy của Tony Buzan được thể hiện trong nhiều
công trình nghiên cứu đã xuất bản. Với cuốn “Bản đồ tư duy trong công việc”

12


(Mindmaps at work), tác giả giúp bạn đọc khám phá “khả năng đạt đến sự cân bằng
hơn giữa công việc và cuộc sống” [7,tr.18-20],bằng việc trình bày những phương
pháp mới để giải quyết vấn đề, nắm bắt sức mạnh của sự thay đổi, cách thức hoạt
động nhóm hiệu quả, bí quyết thuyết trình thành công,… Thông qua những ví dụ
sinh động về những điển hình đã áp dụng thành công bản đồ tư duy trong công việc,
Tony Buzan khẳng định khả năng ứng dụng đa lĩnh vực của ý tưởng này. Trong đó,

phạm vi hoạt động hiệu quả nhất mà tác giả hướng tới là lĩnh vực kinh doanh. Ứng
dụng bản đồ tư duy trong công việc dạy học như thế nào hầu như chưa được đề cập.
Ở công trình “Đón nhận thay đổi” (Embracing change), Tony Buzan nêu ra
bảy bộ công cụ mà theo ông, cần thiết phải sử dụng để tự bản thân mỗi người có sự
chuyển biến, thấy mình mạnh mẽ như thế nào, ảnh hưởng cá nhân tới người khác
lớn đến đâu, phải dùng trí tuệ ra sao để đạt tới hiệu năng cao nhất… Bản đồ tư duy
là một trong bảy bộ công cụ hữu ích này. Với chương “Tự nhận thức: Cách thay đổi
thế giới của bạn”, Buzan đề cập đến việc ông đã “khai thác khả năng lập sơ đồ tư
duy như một công cụ học tập, hỗ trợ trí nhớ trong lúc cố gắng ghi chép sao cho hiệu
quả vào những năm tháng còn là sinh viên” [10,tr.118]. Từ trải nghiệm phi thường
này, sơ đồ tư duy được phát triển thành một bộ công cụ mang đến tầm nhìn mới và
thành công. Xét một cách cụ thể hơn, ở đây Buzan đã hệ thống lại cách tạo lập một
bản đồ tư duy thông thường như sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, từ khoá ...
Đồng thời, do mục đích chính của cuốn sách là hướng đến sự thay đổi nên tác giả
cũng nêu lên vấn đề việc áp dụng bản đồ tư duy trong thay đổi nhà cửa, kinh doanh,
các mối quan hệ, thời gian rỗi hay việc làm ... Như thế, ở công trình này, Tony
Buzan không đề cập tới quan điểm của ông đối với sự ứng dụng bản đồ tư duy trong
hoạt động giảng dạy và học tập nhà trường nói chung.
“Ứng dụng bản đồ tư duy” - cuốn sách của Joyce Wycoff - là công trình đã
hiện thực hoá nhiều vấn đề lí thuyết về bản đồ tư duy.Thông qua việc giới thiệu lại
kĩ thuật xây dựng một bản đồ tư duy thông thường, tác giả khẳng định bản chất của
nó - đó là kĩ thuật suy nghĩ bằng cả bộ não. Joyce Wycoff cho thấy khả năng vận
dụng rộng rãi bản đồ tư duy vào nhiều lĩnh vực trong thực tiễn đời sống con người,
bao gồm việc viết lách, quản lí kế hoạch, quản lí các cuộc họp, thuyết trình, học tập,
phát triển cá nhân,... Xét riêng về mảng học tập, tác giả nhấn mạnh “lập bản đồ tư

13


duy là hình thức ghi chép hiệu quả” vì nó cho phép người sử dụng “nhanh chóng

ghi lại các ý tưởng bằng từ khoá, sắp xếp một cách cơ bản thông tin khi nó được
truyền tải”, “tự động loại bỏ những từ không quan trọng và đưa ra sự sắp xếp sơ bộ
thông tin được tiếp nhận” [44,tr.118]. Như vậy, điều được tác giả quan tâm nhất ở
đây là bản đồ tư duy có thể ứng dụng như một công cụ ghi nhớ ở nhiều lĩnh vực.
Bên cạnh các công trình tiêu biểu kể trên, còn hàng loạt các cuốn sách khác
của các tác giả nước ngoài cũng sử dụng bản đồ tư duy. Đó là “Học khôn ngoan mà
không gian nan”- Kevin Paul [31], “Phương pháp học tập siêu tốc” -Bobbie
Deporter [18], “Một tư duy hoàn toàn mới” - Daniel Pink [32], “Cú đánh thức tỉnh
trí sáng tạo” - Roger Von Dech [43]... Trong các cuốn sách này, các tác giả hầu như
không trình bày lại lí thuyết bản đồ tư duy của Tony Buzan mà sử dụng chính bản
đồ tư duy để minh họa cho ý tưởng của mình, làm phần tổng kết hay khái quát
những kết quả nghiên cứu thu được.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên của các tác giả có nhắc
đến lợi ích của BĐTD trong học tập song chưa chuyên biệt, chưa đề cập đến việc
vận dụng BĐTD trong dạy học đặc biệt là dạy học các môn học trong trường THPT.
Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều công trình nghiêu cứu, bài viết của các tác
giả về BĐTD và ứng dụng của nó. Trong số đó, nhiều bài viết nghiên cứu về BĐTD
và ứng dụng của nó trong lĩnh vực dạy học.
TS. Trần Đình Châu và TS. Đặng Thị Thu Thủy đã nghiêu cứu và cho ra đời
một số cuốn sách như “Dạy tốt - học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy” [12],
“Dạy tốt - học tốt ở Tiểu học bằng bản đồ tư duy” [13], “Thiết kế bản đồ tư duy dạy
- học môn toán” [14] viết về BĐTD trong dạy - học, cách thiết kế và sử dụng BĐTD
trong hoạt động dạy học
Ngoài ra, còn phải kể đến những bài nghiên cứu, bài viết của TS.Trần Đình
Châu và TS.Đặng Thị Thu Thủy trên các tạp chí như : “Bản đồ tư duy, công cụ hiệu
quả hỗ trợ dạy - học và công tác quản lí nhà trường” (Giáo dục và thời đại, số 147,
ngày 14-9-2010), “Tổ chức hoạt động dạy - học với bản đồ tư duy” (Giáo dục và
thời đại, số 184, 185 ngày 18,19 -11 -2010)… những nghiêu cứu trên đã góp phần
đem lại cái nhìn mới trong việc lựa chọn và xây dựng phương pháp dạy - học mới
trong nhà trường phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.


14


Tuy nhiên, các công trình nghiêu cứu và các tài liệu trên chỉ đề cập đến vấn
đề thiết kế, sử dụng BĐTD trong việc hỗ trợ công tác quản lý nhà trường và hoạt
động dạy- học các môn học như Toán học, Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Anh văn…
một cách khái quát, chưa nghiêu cứu sâu trong từng môn học, nhất là chưa khai thác
về vấn đề sử dụng BĐTD trong dạy học đọc hiểu văn bản VHNN trong SGK Ngữ
văn ở trường THPT.
Tiếp theo đó, hàng loạt các bài báo, bài nghiên cứu về BĐTD được đăng trên
các tạp chí như : “Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tâm lí học” của
Nguyễn Thị Út Sáu - Nông Thị Hiếu ( trên Tạp chí Giáo dục số 254 kì 2 (1/2011);
“Phương pháp mới giúp HS sáng tạo trong học tập” của Nguyễn Hoàng in trên báo
Nhân Dân ( số 27, tháng 11 - 2011) hay “Nên coi bản đồ tư duy là một công cụ hỗ
trợ dạy- học hiệu quả” của tác giả Hồng Thúy trên Báo Giáo dục & thời đại, (số
195, tháng 12 - 2011)… Các bài viết đã khẳng định vai trò và hiệu quả của việc sử
dụng BĐTD trong dạy học song vẫn chỉ mang tính định hướng chung, chưa cụ thể
trong từng trường hợp, trong từng phân môn, trong từng bài.
Gần đây, nhiều sinh viên đại học và học viên cao học đã lựa chọn việc vận
dụng bản đồ tư duy làm hướng nghiên cứu cho khóa luận của mình. Luận văn
thạc sĩ “Tổ chức hoạt động dạy học các bài ôn tập văn học sử ở trường THPT” của
Lê Thị Thảo, Đại học Sư phạm Huế, đã đánh giá và khảo sát tình hình dạy học các
bài ôn tập văn học sử. Từ đó tác giả đã đề xuất được hướng tổ chức dạy học các bài
ôn tập văn học sử ở nhà trường THPT. Trong công trình này, người viết có nhắc tới
việc sử dụng bản đồ tư duy nhưng không phải là một phương pháp dạy học nhằm tổ
chức hoạt động nhận thức cho học sinh mà chỉ như là một công cụ để trình bày nội
dung bài học, chuyển bài trình bày của học sinh cho GV trước giờ lên lớp.
Bên cạnh đó còn có luận văn Thạc sĩ “Vận dụng bản đồ tư duy vào dạy từ
loại ở Trung học cơ sở” của Phan Thị Thùy Nga, Đại học sư phạm Huế, đã xây

dựng được quy trình tổ chức hoạt động nhận thức mới với sự hỗ trợ của BĐTD.
Khóa luận “Dạy học kiểu bài nghị luận xã hội lớp 12 với sự hỗ trợ của bản đồ tư
duy” của sinh viên Nguyễn Thị Thắm, Đại học sư phạm Huế, đã đề ra được hướng
dẫn cách thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy vào dạy học các bài nghị luận xã hội ở
lớp 12.

15


Gần đây nhất, người đưa BĐTD ứng dụng vào dạy học Ngữ văn bậc THPT là
thầy Trịnh Văn Quỳnh - giáo viên Ngữ Văn trường THPT Lương Thế Vinh (TP. Nam
Định), thầy giáo Quỳnh đã kiên trì theo đuổi những phương pháp học tập tích cực
trong môn Ngữ văn như dạy học bằng sơ đồ tư duy, dạy học dự án, dạy học ELearning …Thầy là người sáng lập và phát triển diễn đàn Học văn - Văn học, đạt gần
150 ngàn lượt yêu thích (like), được sự ủng hộ của đông đảo giáo viên và học sinh
trên toàn quốc. Trên diễn đàn Học văn - Văn học, thầy thường xuyên hướng dẫn học
sinh vẽ bản đồ tư duy. Theo thầy Trịnh Văn Quỳnh : Khi áp dụng trong môn Văn, bản
đồ tư duy giúp học sinh có thể đơn giản hóa nội dung bài học, hệ thống hóa kiến thức
một cách logic, rành mạch, giúp các em dễ dàng hơn trong việc diễn đạt và triển khai
ý trong một văn bản. Đặc biệt, bằng cách sơ đồ hóa kiến thức bài học, bằng những
hình ảnh và màu sắc bắt mắt, giúp phát triển tư duy não phải, từ đó tăng niềm hứng
thú và yêu thích đối với các môn học [34]. Sáng kiến đổi mới dạy học này của thầy
Quỳnh được tập trung ở công trình “ Đột phá Mindmap tư duy đọc hiểu môn Ngữ
văn bằng hình ảnh” lớp 10,11,12, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, qua công trình này,
người viết đã khẳng định bản đồ tư duy rất phù hợp khi áp dụng vào giảng dạy môn
Văn vì giúp HS dễ hiểu, dễ nhớ, dễ học. Tuy nhiên, việc ứng dụng bản đồ tư duy
trong dạy học Ngữ văn mới chỉ được trình bày tổng quát, chủ yếu thông qua một số
bài học điển hình, còn cụ thể ứng dụng trong từng văn bản đọc hiểu như thế nào, rèn
luyện phương pháp tự học bằng bản đồ tư duy cho HS ra sao, cụ thể hóa một cách
chi tiết bằng hệ thống lí thuyết …và đặc biệt là vận dụng BĐTD vào dạy học đọc
hiểu văn bản tự sự VHNN thì vẫn chưa được đề cập tới.

Như vậy, có thể nói cho đến nay chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu dạy
học đọc hiểu văn bản tự sự văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn Trung
học phổ thông với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy. Tuy nhiên, những tài liệu trên thực
sự là những tài liệu quý để GV dạy Văn tham khảo nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn và đặc biệt đó còn là những tư
liệu giúp chúng tôi tìm hiểu làm cơ sở cho hướng nghiên cứu đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là giúp HS có thể tự học và phát huy được

16


tiềm năng bộ não của mình và qua đó nâng cao năng lực học tập của học sinh góp
phần thực hiện yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữ văn
ở trường THPT.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau :
- Xác lập cơ sở lý thuyết của đề tài, cụ thể là nghiên cứu lý thuyết về BĐTD,
vai trò của BĐTD trong dạy học phân môn Văn học, phần VHNN trong SGK Ngữ
văn 10,11,12hiện hành.
- Xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực học tập của học sinh
thông qua dạy học đọc hiểu văn bản tự sự VHNN với sự hỗ trợ của BĐTD.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của
những đề xuất của đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình dạy học đọc hiểu cụm bài
văn bản tự sự văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn ở THPT (bộ chuẩn)

với sự hỗ trợ của BĐTD, trong đó có các vấn đề lý thuyết về đọc hiểu văn bản, văn
bản tự sự và BĐTD.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu dạy học đọc hiểu thuộc bộ phận VHNN trong
chương trình ngữ văn THPT từ lớp 10 đến lớp 12.
- Do điều kiện nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn dạy học
đọc hiểu văn bản tự sự VHNN dưới sự hỗ trợ của bản đồ tư duy ở lớp 10,11,12 tại
hai trường : THPT Võ Thị Sáu và THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa - Châu Đốc - An
Giang năm học 2016 - 2017, lấy đối tượng HS trên đây đại diện cho HS THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để nghiên cứu cơ sở lý luận làm tiền đề
cho việc vận dụng BĐTD vào dạy học đọc hiểu văn bản tự sự VHNN ở lớp

17


10,11,12 THPT.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích cơ sở lý luận
của BĐTD : BĐTD và ứng dụng BĐTD vào dạy học ngữ văn; Khái niệm văn bản
và vấn đề đọc hiểu văn bản Vấn đề đọc hiểu văn bản theo loại thể Tiềm năng dạy
học văn bản tự sự văn học nước ngoài với sự hỗ trợ của BĐTD.
Phương pháp điều tra - thống kê
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát tình hình dạy và học các bài
đọc hiểu văn bản tự sự VHNN trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay và xử lý
các kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kết luận về sự khác biệt trong kết quả học
tập của hai nhóm đối tượng (thực nghiệm và đối chứng).
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp này được sử dụng nhằm kiểm chứng tính khả thi của những

nguyên tắc và cách vận dụng BĐTD vào dạy học đọc hiểu văn bản tự sự VHNN
trong chương trình Ngữ văn ở THPT chuẩn. Cụ thể chúng tôi chọn lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng với chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV là tương
đương. Các lớp thực nghiệm thực hiện theo phương án của đề tài đề xuất, còn các lớp
đối chứng thì học theo chương trình và phương pháp dạy học bình thường, sau đó cả
hai khối lớp thực nghiệm và đối chứng cùng làm một bài kiểm tra, qua kết quả kiểm
tra chúng tôi đo được tỉ lệ phần trăm các loại khá, giỏi, trung bình và yếu, kém.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phần Phụ Lục, phần
Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 : Phát huy ưu điểm của bản đồ tư duy trong việc dạy học đọc hiểu
văn bản tự sự văn học nước ngoài chương trình Ngữ văn trung học phổ thông
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm

18


19


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bản đồ tư duy và ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy học ngữ văn
1.1.1.1. Những lý thuyết cơ bản của “bản đồ tư duy” (Mindmap)
a. Khái niệm bản đồ tư duy
Mindmap (BĐTD, sơ đồ tư duy) là kết quả nghiên cứu trong 30 năm của tác
giả người Anh Tony Buzan. Theo ông “ Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép

sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là
một ý tưởng hay hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ
được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho những ý chính và đều được nối với
ý trung tâm”. Các nhánh chính lại được phân thành những nhánh nhỏ nhằm nghiên
cứu chủ đề ở mức độ sâu hơn. Những nhánh nhỏ này lại tiếp tục được phân
thành nhiều nhánh nhỏ hơn, nhằm nghiên cứu vấn đề ở mức độ sâu hơn nữa. Nhờ
sự kết nối giữa các nhánh, các ý tưởng cũng có sự liên kết dựa trên mối liên hệ của
bản thân chúng, điều này khiến bản đồ tư duy có thể bao quát được các ý tưởng
trên một phạm vi sâu rộng mà một bản liệt kê các ý tưởng thông thường không
thể làm được [7,tr.20]
Trong cuốn “Mind mapping”, J. Wycoff đã khẳng định rằng: “Bản đồ tư duy
là một kĩ thuật giúp con người ghi các ý tưởng ra giấy, thiết lập các mối liên hệ, xây
dựng kế hoạch nhanh chóng và hiệu quả, và trở nên sáng tạo hơn” [44,tr.68]
b. Nguyên lí hoạt động của bản đồ tư duy
BĐTD luôn lan tỏa từ một hình ảnh trung tâm. Mỗi từ và hình ảnh được
lan tỏa lại trở thành một tiểu trung tâm liên kết, cứ thế triển khai thành một chuỗi
mắt xích gồm những cấu trúc phân nhánh tỏa ra hoặc hội tụ vào tâm điểm chung và
có thể kéo dài vô tận. BĐTD được vẽ trên mặt giấy phẳng nhưng lại biểu thị hiện
thực đa chiều (được xác định bởi không gian, thời gian và màu sắc).
BĐTD khai thác toàn diện kĩ năng tư duy của vỏ não (từ, hình ảnh, số, suy
luận, nhịp điệu,màu sắc, nhận thức không gian) bằng một kĩ thuật độc đáo và mang

20


lại hiệu quả cao. Vận dụng BĐTD, ta sẽ thực hiện được khả năng tư duy vô hạn của
não. Mọi BĐTD đều có thể được mở rộng đến vô cùng. Bất kỳ một từ khóa hay
hình ảnh chủ đạo nào được bổ sung vào BĐTD đều có thể mở rộng phạm vi liên
kết mới, quy trình này cứ tiếp tục và có thể không có điểm dừng.
Cần nên hiểu rằng mọi thông tin tồn tại trong bộ não con người đều cần có

các mối nối, liên kết để có thể được tìm thấy và sử dụng. Khi thông tin mới nạp vào
não, nó sẽ được kết nối với các thông tin cũ đã có trước đó. Và chính BĐTD giúp ta
cụ thể hóa mối liên hệ giữa các thông tin theo từng chủ đề. Cũng chính BĐTD đã
thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động, đó là liên kết, liên
kết và liên kết. Có được tác dụng như vậy là bởi vì nguyên lý hoạt động của BĐTD
đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gợi ý kia” của bộ não. Ở vị trí trung tâm
bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ
đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh này từ khóa cấp 1 bằng các nhánh
chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu
sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được
nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý
trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
1.1.1.2. Cách tạo lập bản đồ tư duy
a. Các quy tắc khi tạo lập bản đồ tư duy [8,tr.174]

Hình 1.1.“Bản đồ tư duy ôn lại các yếu tố cần có để tạo bản đồ tư duy” [11,tr.54]

21


Thứ nhất, sử dụng kĩ thuật nhấn mạnh.
- Luôn luôn sử dụng hình ảnh ở trung tâm.
- Dùng hình ảnh mọi nơi trong BĐTD
- Dùng kích cỡ cho các ảnh và xung quanh các từ.
- Sử dụng sự tương tác giữa các giác quan.
- Thay đổi kích cỡ hình ảnh, chữ in và vạch liên kết.
- Phân cách có tổ chức giữa các thành phần.
Thứ hai, sử dụng kĩ thuật liên tưởng.
- Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh, khác nhánh
- Dùng màu sắc.

- Dùng kí hiệu.
Thứ ba, thể hiện sự mạch lạc trên BĐTD
- Mỗi đường liên kết chỉ dùng một từ khóa.
- Viết từ khóa trên đường liên kết.
- Vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài.
- Các vạch liên kết nối liền nhau và các nhánh chính luôn nối với hình ảnh
trung tâm.
- Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm.
Thứ tư, sử dụng thứ bậc trong BĐTD
Việc phân cấp, phân hạng trong BĐTD đem lại hiệu quả to lớn trong việc
nâng cao năng lực tư duy của não và đặc biệt gây sự chú ý, dễ nhớ hơn đối với
người sử dụng.
Thứ năm, sắp xếp thứ tự bằng cách đánh số.
Nếu BĐTD dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay
làm bài kiểm tra, chúng ta cần sắp xếp ý tưởng của mình theo trình tự cụ thể, theo
thứ tự thời gian hoặc theo mức độ quan trọng.
Thứ sáu, tạo phong cách riêng nhưng vẫn tuân theo các quy tắc về BĐTD.
Khi BĐTD càng đậm nét cá nhân thì ta sẽ càng dễ dàng nhớ được các thông tin do
chính mình tạo ra.
b. Các bước tạo lập bản đồ tư duy
Bước 1: Vẽ một hình ảnh ở giữa tờ giấy trắng nằm ngang để biểu thị mục

22


×