Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ sọ não ở trẻ động kinh tại bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.36 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

PHẠM NGỌC HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở TRE
ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH NHI KHOA

HUẾ - 2017 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

PHẠM NGỌC HỒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở TRE
ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Chuyên ngành: NHI KHOA
Mã số: 60 72 01 35

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC



Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS.BS. TÔN NỮ VÂN ANH

HUẾ - 2017


CHỮ VIẾT TẮT
EEG

Electroencephalogram

FCD

Focal Cortical Dysplasia

FDG

Fluorodeoxyglucose

ILAE

Internetional league against epilepsy

MCD

Malformation of cortical development

MRI


Magnetic resonance imaging

MTS

Mesial Temporal Sclerosis

CM

Cavernous malformation

HS

Hippocampal sclerosis

TBMN

Tai biến mạch máu não


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................3
1.1. Động kinh................................................................................................3
1.2. Điện não đồ...........................................................................................15
1.3. Cộng hưởng từ.......................................................................................19
1.4. Một vài nghiên cứu về động kinh.........................................................25
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................27
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu................................................36

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................38
3.1. Một số đặc điểm chung.........................................................................38
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng.....................................................41
3.3. Liên quan giữa mri với lâm sàng và eeg...............................................50
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................55
4.1. Một số đặc điểm chung.........................................................................55
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.........................................................58
4.3. Liên quan giữa cộng cộng hưởng từ với lâm sàng và điện não đồ........66
KẾT LUẬN....................................................................................................69
KIẾN NGHỊ...................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại sóng điện não....................................................................17
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi............................................................................38
Bảng 3.2. Phân bố địa dư................................................................................39
Bảng 3.3. Phân bố các yếu tố nguy cơ trong sinh và sau sinh........................40
Bảng 3.4. Phân bố các yếu tố nguy cơ gia đình và trong quá trình phát triển
bản thân..........................................................................................40
Bảng 3.5. Phân bố tuổi khởi phát cơn đầu tiên...............................................41
Bảng 3.6. Phân bố thời điểm xảy ra cơn.........................................................42
Bảng 3.7. Phân bố thời điểm xảy ra cơn theo nhóm tuổi................................42
Bảng 3.8. Phân bố thời điểm xảy ra cơn theo giới..........................................43
Bảng 3.9. Phân bố thời gian kéo dài một cơn động kinh................................43
Bảng 3.10. Phân bố tần số cơn động kinh.......................................................44
Bảng 3.11. Phân bố thời gian mắc bệnh động kinh.........................................44
Bảng 3.12. Đặc điểm cơn động kinh...............................................................45
Bảng 3.13. Biểu hiện cơn động kinh theo nhóm tuổi......................................45
Bảng 3.14. Phân loại cơn lâm sàng theo giới..................................................46

Bảng 3.15. Phân bố tỷ lệ kết quả điện não đồ.................................................46
Bảng 3.16. Phân bố các dạng sóng điện não...................................................46
Bảng 3.17. Phân bố sóng điện não theo nhóm tuổi.........................................47
Bảng 3.18. Phân bố sóng điện não theo giới...................................................48
Bảng 3.19. Phân bố sóng điện não theo cơn động kinh..................................48
Bảng 3.20. Phân bố tỷ lệ tổn thương trên chụp cộng hưởng từ sọ não...........48
Bảng 3.21. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não...........................................49
Bảng 3.22. Phân bố vị trí tổn thương trên MRI...............................................49
Bảng 3.23. Phân bố tổn thương trên MRI theo nhóm tuổi..............................50
Bảng 3.24. Phân bố tổn thương trên MRI theo giới........................................50
Bảng 3.25. Phân bố tổn thương trên MRI theo cơn động kinh.......................51
Bảng 3.26. Phân bố từng loại tổn thương trên MRI theo cơn động kinh........51
Bảng 3.27. Phân bố tổn thương trên MRI theo sóng điện não........................52
Bảng 3.28. Phân bố vị trí tổn thương trên MRI theo nhóm tuổi.....................52
Bảng 3.29. Phân bố vị trí tổn thương trên MRI theo giới...............................53
Bảng 3.30. Phân bố vị trí tổn thương trên MRI theo cơn động kinh...............54


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu
Biểu đố 3.1: Biểu đồ phân bố giới tính...........................................................39
Biểu đồ 3.2: Phân bố tuổi khởi phát đầu tiên theo giới...................................41
Biểu đồ 3.3: Phân bố thời gian mắc bệnh động kinh......................................44
Hình Y
Hình 1.1: Các loại sóng điện não....................................................................16
Hình 1.2: Phức hợp nhọn sóng........................................................................18
Hình 1.3: Phức hợp đa nhọn- sóng..................................................................19
Hình 2.1: Cách mắc điện cực theo hệ thống Jasper.........................................34



ĐẶT VẤN ĐỀ
Động kinh là một tình trạng được đặc trưng bởi cơn co giật lặp lại do
rối loạn của các tế bào não. Nó có khuynh hướng kéo dài suốt đời, mặc dù
cơn động kinh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời và xảy ra
thường xuyên hoặc không thường xuyên[81]
Bệnh động kinh là một rối loạn thường gặp, khoảng 2% dân số bị
chứng động kinh và với khoảng 50% trường hợp mắc mới mỗi năm trên
100000 dân. Tần suất hay gặp cao nhất ở trẻ em chiếm 75%. Động kinh trẻ
em có tầm quan trọng đặc biệt do tỷ lệ mắc cao, 10 tuổi đầu tỷ lệ mắc 75250/1000, trong đó năm đầu tiên là nhiều hơn cả[4]. Động kinh là một trong
những bệnh thần kinh mãn tính nghiêm trọng nhất. Ảnh hưởng đến 50 triệu
người ở mọi lứa tuổi trên toàn cầu, và người bị động kinh thường phải chịu kỳ
thị và phân biệt đối xử vì thiếu hiểu biết, quan niệm sai và thái độ tiêu cực
xung quanh bệnh tật, và họ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng
trong, ví dụ như giáo dục, việc làm, hôn nhân và sinh sản.[80]
Bệnh động kinh có nhiều nguyên nhân gồm động kinh căn nguyên ẩn là
động kinh có nguyên nhân mà chưa phát hiện được qua thăn khám lâm sàng
và cận lâm sàng, động kinh nguyên phát là động kinh không có tổn thương
não bộ và có yếu tố di truyền, động kinh triệu chứng là động kinh gây ra bởi
các tổn thương não cố định hoặc tiến triển.[31]
Do vậy việc khám và chẩn đoán sớm động kinh là một vấn đề vô cùng
cần thiết. Tuy nhiên, động kinh ở trẻ em có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng,
hơn nữa việc tìm kiếm nguyên nhân cũng là một vấn đề khó khăn. Mặc dù đã
có nhiều nghiên cứu về bệnh động kinh nhưng vẫn còn nhiều nguyên nhân
chưa được xác định rõ. Điều này làm hạn chế việc chẩn đoán của các bác sỹ
nhi khoa lâm sàng, cũng như trong quá trình điều trị cho bệnh nhi. Để giải

1


quyết vấn đề đó vai trò của cận lâm sàng là cần thiết, trong đó nổi lên là vai

trò của điện não đồ (EEG) và cộng hưởng từ sọ não (MRI).
Ngoài điện não đồ, cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính là một trong
những chỉ định quan trọng cũng như EEG đối với những trẻ động kinh. MRI
nhiều khả năng ghi nhận được sự bất thường ở những trẻ có cơn động kinh
cục bộ. Cộng hưởng từ có thể phát hiện các bất thưởng ở vùng vỏ não, hoặc
xơ cứng vùng đồi thị.[4]
Trên thế giới và Việt Nam, có rất nhiều những công trình nghiên cứu
về động kinh của trẻ em, tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về mối liên
quan giữa đặc điêm lâm sàng của động kinh và hình ảnh học trên MRI
không có nhiều.
Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cộng hưởng từ sọ não ở trẻ động
kinh tại Bệnh viện Trung Ương Huế”
Với 2 mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, MRI sọ não trong bệnh động kinh trẻ em.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm động kinh với tổn thương
MRI sọ não ở trẻ động kinh

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỘNG KINH
1.1.1. Lịch sử bệnh
Thuật ngữ động kinh xuất phát từ tiếng Hi Lạp Epilambanein (bị giật,
bị đánh dồn dập) [10].
Vào những năm 400 trước công nguyên, Hypocrate đã mô tả động kinh
là một loại bệnh thực tổn và cần được điều trị bằng chế độ ăn và thuốc chứ
không phải bằng pháp thuật. Năm 1770, một trong những công trình mang

tính khoa học về bệnh động kinh đã được Tissot công bố. Tác giả nhận thấy
để gây được cơn động kinh cần có 2 yếu tố: bản thân não phải ở trạng thái dễ
gây co giật và cần phải có nguyên nhân kích hoạt trạng thái này [10].
Đầu thế kỷ XIX, bệnh học thần kinh mới phát triển và mang lại nhiều
hiểu biết về cơ chế bệnh sinh cũng như các bước tiến trong điều trị động kinh.
Năm 1815, Esquirol phân biệt động kinh thành cơn lớn và cơn nhỏ. Năm
1824, Cameil đã nghiên cứu trạng thái động kinh. Năm 1849, Todd R phát
hiện ra cơ chế điện học trong dẫn truyền thần kinh
Năm 1860 Faret phân biệt các cơn động kinh không co giật biểu hiện
dưới dạng rối loạn đơn thuần các chức năng cao cấp gọi là rối loạn tương
đương tâm thần. Năm 1852, Herpin mô tả các dấu hiệu cơ bản của động
kinh giật cơ tuổi thiếu niên và sau đó, các nghiên cứu cụ thể hơn về lâm
sàng đã được Reynolds (1861), Gower (1885), Turn (1907), và Jackson
(1873) công bố [10].
Vào nửa sau thế kỷ XIX, John Hughlings Jackson mô tả trình tự cơn
động kinh vùng Rolando và các tổn thương não liên quan, phân biệt các cơn
mất ngôn ngữ, trạng thái mộng, các cơn báo trước(aura) khứu giác. Jacson
tiên doán được bản chất của cơn động kinh là … “các hoạt động đột ngột,
3


tạm thời, quá mức của các tế bào không ổn định thuộc một phần chất xám
của não…”[10]
Năm 1909, Hiệp hội các bác sỹ ở Châu Âu đã thành lập Liên đoàn
chống độn kinh quốc tế (International League Against Epilepsy) gọi tắt là
ILAE tại Budapest. Liên đoàn này được thành lập với mục đích nghiên cứu cả
hai khía cạnh khoa học và xã hội của bệnh động kinh[52]
Đến thế kỷ XX, Haupmann (1912) phát minh ra Phenobarbital, sau đó
Merritt và Putnam (1938) tìm ra phentoni. Năm 1920 Hans Berger phát minh
ra điện não đồ. Từ năm 1938, Walder Penfield và Herbert Jasper sang lập ra

trường phái phẫu thuật động kinh. Henri Gastaut và cộng sự thời kí này đã
kết hợp điện não đồ với quan sát tỉ mỉ triệu chứng lâm sàng các cơn động
kinh. Các nghiên cứu này là nền tảng để đưa ra bảng phân loại cơn động
kinh năm 1981. Đến năm 1989, dựa trên việc phối hợp lâm sàng, điện não
đồ, cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng khác, bảng phân loại hội chứng
động kinh ra đời[10].
1.1.2. Định nghĩa
Cơn động kinh là các biểu hiện lâm sàng được xem kết quả của những
rối loạn kịch phát tạm thời các chức năng của não về vận động và/ hoặc cảm
giác, giác quan, tâm thần, động tác tự động, có hoặc không mất ý thức từng
cơn ngắn vào giây đến vài phút, có tính chất định hình, khuynh hướng chu kỳ,
lan tỏa cùng với sự phóng điện kịch phát, tăng đồng bộ của neuron ở vỏ não
bị kích thích cao độ. Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vị trí của tổ chức não
tham gia và sự phóng lực động kinh[24].
Cơn động kinh toàn thể xảy ra do sự phóng điện đồng thời ở các neuron
ở toàn bộ vỏ não [24]. Cơn động kinh toàn thể gồm:[7], [ 74]
- Cơn vắng ý thức: là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong
giai đoạn ngắn (bất động, mắt nhìn xa xăm mơ màng, ngắt quãng các hoạt
động mà trẻ đang làm). Có thể vắng ý thức kèm co giật (giật nhẹ cơ mí mắt,
4


miệng), kèm mất trương lực tư thế (trẻ gập đầu và thân mình), kèm tăng
trương lực (trẻ ngửa đầu và ưỡn người ra sau, đảo ngược nhãn cầu), kèm hiện
tượng tự động lặp lại các cử động thông thường, kèm yếu tố thực vật khiến trẻ
bị rối loạn vận mạch, thay đổi về hô hấp, dãn đồng tử, đái dầm.
- Cơn giật cơ: là các động tác giật cơ ngắn, như tia chớp, hai bên đối
xứng khiến trẻ ngã mà không kèm theo rối loạn ý thức.
- Cơn co giật: trẻ bất thình lình co giật hai bên người cân xứng với tốc
độ chậm dần, thời gian dao động khác nhau. Hay gặp khi sốt cao.

- Cơn tăng trương lực: cơn co cứng cơ không kèm theo rung cơ, kéo
dài từ vài giây đến 1 phút, hay kèm theo rối loạn ý thức và rối loạn thực vật.
- Cơn mất trương lực: cơn mất hoặc giảm trương lực. Nếu thời gian rất
ngắn thì chỉ gây nên hiện tượng gấp người hoặc gục đầu ra trước. Nếu thời
gian dài hơn thì trẻ ngã ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mềm nhẽo.
- Cơn co cứng - co giật (cơn lớn): khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ
sau đó giảm dần kèm theo rối loạn thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh, tăng
huyết áp, giãn đồng tử, đỏ mặt), có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật
cơ hai bên đột ngột, có thể ngừng hô hấp. Giai đoạn sau cơn kéo dài vài phút
đến vài giờ (trẻ bất động, cơ lực giảm, ý thức u ám, giãn cơ hoàn toàn, có thể
có đái dầm, thở hổn hển, có thể tăng tiết đờm dãi, ý thức cải thiện dần dần),
đau đầu, đau người.
Động kinh cục bộ xảy ra do sự phóng điện của neuron chỉ khu trú[24].
Động kinh cục bộ gồm[7]:
Cơn cục bộ đơn giản
− Cơn cục bộ đơn giản vận động: Co giật ngón tay, ngón chân, nửa
mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và
giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình. Hoặc trẻ bị mất phát âm,
không nói được.

5


− Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Rối loạn cảm giác thân thể
đối bên (kiến bò, kim châm, đau như điện giật). Trẻ có thể có ảo giác (ánh
sáng lờ mờ, tia sáng, điểm sáng, hình các ngôi sao) hoặc không nhìn thấy (bán
manh, mù). Trẻ có cảm giác có tiếng động ù tai, tiếng huýt sáo. Trẻ có thể
ngửi thấy mùi rất kỳ lạ khó chịu. Trẻ có thể có cảm giác chóng mặt quay
cuồng, muốn ngã, bập bềnh. Trẻ có thể có cảm nhận vị đắng hoặc chua.
− Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết

nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn. Hoặc trẻ cảm thấy đánh trống ngực, nóng,
xanh, tái, xung huyết, đái dầm, khó thở.
− Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ mất khả năng nói,
nói ngọng. Trẻ có thể cảm giác đã thấy, đã sống, chưa bao giờ thấy, không bao
giờ sống, cảm giác quen thuộc hoặc xa lạ, mộng mị. Hoặc trẻ thấy khó chịu,
sợ hãi, lo âu, cảm giác khủng khiếp, hiếm hơn là cảm giác dễ chịu, khát hoặc
đói.
− Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất ý thức ngay từ đầu kèm các động tác
tự động miệng (nhai, nuốt, liếm láp, ngoạm). Trẻ có thể có động tác bàn tay,
cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di
chuyển đồ đạc. Hoặc có thể phát ra từ tượng thanh, tiếng kêu, nói một từ hoặc
một đoạn câu.
Bệnh động kinh là sự rối loạn từng cơn chức năng của hệ thần kinh
trung ương do sự phóng điện đột ngột, quá mức của các tế bào thần kinh.
Khái niệm trên được cụ thể hóa bằng các đặc tính sau: các cơn co giật có tính
định hình lập lại nhiều lần, cơ xảy ra đột ngột và ngắn, rối loạn các chức năng
thần kinh trong cơn, trên điện não đồ phát hiện được các sóng kịch phát[43].
Theo Liên đoàn chống động kinh quốc tế ILAE (Internationai
LeagueAgainst Epilepsy) năm 2005: Cơn động kinh là một sự xuất hiện
thoáng qua của các dấu hiệu và / hoặc hoạt động thần kinh đồng bộ hóa bất
thường. Động kinh là một chứng rối loạn của não với đặc điểm là kéo dài các
6


cơn co giật, và bằng những hậu quả về thần kinh học, nhận thức, tâm lý và xã
hội của tình trạng này. Định nghĩa động kinh cần phải xảy ra ít nhất là một
cơn động kinh.[58]
Năm 2014, ILAE đã đưa ra định nghĩa mới về động kinh trong thực
hành lâm sàng, khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:[58]
• Có ít nhất hai cơn co giật trong hơn 24 giờ

• Có một cơn co giật và nguy cơ xuất hiện cơn co giật tương tự cao
(hơn 60%) trong vòng 10 năm tới.
• Có hội chứng động kinh
Định nghĩa trên đã mở rộng chẩn đoán động kinh. Có những trường
hợp trên lâm sàng, chỉ có 1 cơn co giật nhưng nguy cơ tái phát cao thì có thể
chẩn đoán động kinh. Nguy cơ tái phát khó xác định cho từng cá nhân cụ thể.
tuy nhiên, đối với thực hành lâm sàng cần ý thức rằng bất kì tổn thương thực
thể ở não đều có khuynh hướng về lâu dài xuất hiện cơn co giật với nguy cơ
cao tương đươngvới những người đã được chẩn đoán động kinh.
1.1.3. Dịch tễ học động kinh
Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới 2005, tỷ lệ mắc bệnh động kinh
(số trường hợp mới mỗi năm) là 24-53/ 100.000 dân ở các nước phát triển. ở
các nước đang phát triển có tỷ lệ cao hơn 49,3- 190/ 100.000 dân[82]
Theo thống kê của nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ người bị động kinh
vào khoảng 0,5- 0,7% dân số, tức là 500- 700/100.000 dân. Tỷ lệ mới mắc
trung bình hàng năm là 20- 70 người trong 100.000 dân, các nguyên nhân tử
vong là trạng thái động kinh, tự tử, tai nạn khi lên cơn. Tuy nhiên tỷ lệ trên có
sự khác nhau ở khu vực các nước, ở mỗi nước và ở từng vùng khác nhau
trong một nước. theo tài liệu của Hội Quốc thế chống động kinh(ILAE) cho
biết trong năm 1996 trên thế giới ước tính có khoảng 70 triệu bệnh nhân động
kinh thì trong đó có 60 triệu người thuộc các nước đang phát triển[37]

7


Ở Việt Nam, theo Lê Quang Cường và Nguyễn Văn Hướng (2002)
nghiên cứu tại Sóc Sơn Hà Nội là 5/1.000 dân[23].
Tại tỉnh Hà Tây, tỷ lệ hiện mắc từ 4/1999 là 49/100.000 dân. Tỷ lệ hiện
mắc ở nam 55/100.000, ở nứ là 37/100.000 dân. Lứa tuổi <10 mắc nhiều nhất
78/100.000. tỷ lệ mới mắc trong năm điều tra (4/1998- 4/1999) là 59,8/100.000

dân [21].
Tại tỉnh Thái Bình, tỷ lệ hiện mắc là 566/100.000 dân, cao nhất ở nhóm
< 10 tuổi, giảm dần ở nhóm tuổi tiếp theo và tăng ở tuổi >50 tuổi. Tỷ lệ mới
mắc động kinh trong năm 2007 là 67,8/100.000 dân /năm[20].
1.1.4. Nguyên nhân động kinh
Động kinh là hậu quả của yếu tố di truyền và/hoặc yếu tố mắc phải.
Động kinh được chia thành động kinh tự phát, động kinh triệu trứng hay mắc
phải và động kinh chưa rõ nguyên nhân[25].
Theo ILAE 2010, các thuật ngữ đã được thay thế bằng ba thuật ngữ
mới: di truyền, cấu trúc/chuyển hóa, chưa rõ nguyên nhân[49].
Phân loại ILAE năm 2017 nhận thấy sáu loại nguyên nhân: di truyền,
cấu trúc, chuyển hóa, miễn dịch, truyền nhiễm, và không rõ[69].
1.1.4.1. Nguyên nhân di truyền
Động kinh di truyền là kết quả trực tiếp từ một đột biến gen đã biết
hoặc giả định, trong đó cơn động kinh là một triệu chứng chính của rối loạn.
Bệnh động kinh và di truyền liên quan là khá đa dạng và trong hầu hết các
trường hợp.[76]
Với những kiến thức mới về nghiên cứu gen ngày nay có thể giúp hiểu
rõ hơn trong nghiên cứu phân tử về bệnh động kinh và giúp đưa ra những xét
nghiệm cơ bản mới
Ví dụ [4], [ 76], [ 77]
- Hội chứng Dravet trong đó> 80% bệnh nhân có một biến thể gây
bệnh của SCN1A
8


- Bệnh động kinh sơ sinh, hầu hết các gia đình đều có đột biến của
một trong số các kênh kênh kali, KCNQ2 (20q13.3 (EBN1)). KCNQ39
(8p24 (EBN2)).
- Bệnh động kinh toàn thể với co giật do sốt kèm có đột biến trên kênh

natri SCN1B(19q13).
- Động kinh thùy trán ban đêm do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể
thường(ADNFLE), bất thường receptor Acetylcholin (20q13,1p21).
1.1.4.2. Nguyên nhân về cấu trúc
Các tổn thương về cấu trúc bao gồm các tổn thương do đột quỵ, chấn
thương hay nhiễm trùng [49]
• Chấn thương sản khoa và thiếu oxy [25]
_Chấn thương do khung chậu hẹp, chuyển dạ quá nhanh, forceps
_Thai thiếu oxy do:
Tiền sử thai nghén người mẹ có bị xuất huyết tử cung hoặc mổ có gây mê.
Sa dây rốn, dây rốn quanh cổ, rau bong sớm, chuyển dạ quá lâu có thể
gây thiếu oxy não, xuất huyết não-màng não, phù não
• Nhiễm khuẩn não, màng não[25]
Cơn có thê xảy ra trong giai đoạn cấp hoặc hang tháng, hàng năm sau.
Viêm màng não:
Do vi khuẩn phế cầu, màng não cầu, liên cầu coli…hoặc do lao, do virus.
Động kinh xảy ra trong 20% trẻ em bị viêm màng não cấp tính. Sinh
bệnh học của cơn động kinh trong viêm màng não không được hiểu rõ. Mặc
dù sốt có thể là một yếu tố đồng nhiễm ở trẻ nhỏ, viêm mạch não hoặc các
thay đổi chuyển hóa thần kinh thứ phát có lẽ là nguyên nhân của hầu hết các
cơn động kinh. Trong một nghiên cứu, ví dụ, sự xuất hiện của cơn co giật
tương quan với số lượng vi khuẩn lớn hơn 10 (7) CFU / mL trong mẫu dịch
não trước khi điều trị [65], [ 84].

9


Động kinh xảy ra sớm trong quá trình viêm màng não do vi khuẩn và
được kiểm soát dễ dàng hiếm khi liên quan đến di chứng thần kinh vĩnh viễn.
Ngược lại, các cơn co giật kéo dài, khó kiểm soát, hoặc bắt đầu hơn 72 giờ

sau khi nằm viện có nhiều khả năng liên quan đến di chứng thần kinh, cho
thấy có thể xảy ra biến chứng mạch máu não[65]
Viêm não:
Viêm não thứ phát sau phát ban.
Viêm não thứ phát sau quai bị, ho gà.
Viêm não sau tiêm chủng: miễn dịch tích cực có thể dẫn đến phản ứng
“quá cảm” nhiều khi xâm phạm đến hệ thần kinh đặc biệt khi tiêm chủng
chống lại bệnh dại, ho gà, đậu mùa
Viêm não Nhật Bản B
Apxe não
Nhiễm khuẩn ở tai có thể xâm phạm đến thùy thái dương
Viêm xoang trán có thể xâm phạm đến thùy trán
• Tai biến mạch máu não[25]
_Do bệnh viêm màng trong tim nhiễm khuẩn
_Bệnh tim bẩm sinh dẫn đến nhồi máu não, hậu quả nhồi máu não có
thể gây cơn động kinh trong giai đoạn cấp và muộn (sau khi đã hình thánh 1
di chứng sọ não).
_Viêm tắc tĩnh mạch não là biến chứng của một ổ nhiễm khuẩn ở tai,
mặt đầu, gây cơn co giật trong giai đoạn cấp và giai đoạn muộn
_ Động kinh là triệu chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây ra và là một trong những di chứng có thể gặp sau tai biến mạch máu
não (TBMN). TBMN làm rối loạn chuyển hoá tế bào thần kinh ở vùng não bị
tổn thương, rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh nên có thể gây cơn động
kinh. TBMN còn gây tổn thương trong mô não, có thể là ổ kích thích phát
động gây cơn động kinh. Theo nghiên cứu của Lê Văn Thính và Trịnh Thị
10


Phương Lâm: 60% bệnh nhân xuất hiện cơn ĐK đầu tiên sau 6 tháng đầu bị
TBMN[38].

• Chấn thương sọ não[25].
Cơn động kinh xảy ra ngay sau chấn thương sọ não (kể cả chấn thương
nhẹ) hoặc hàng năm sau.
Thường gặp động kinh sau sang chấn có tỷ lệ là 26%, cần kết hợp với
điện não đồ: 23% trẻ có EEG trở lại bình thường sau 3 tháng, 25% trong
khoảng 3 tháng đến 2 năm, 42 % EEG còn rối loạn. 10% có EEG tiến triển
đến cơn lớn[18].
• Di chứng bẩm sinh ở não [25]
- Do thiếu oxy, nhiễm khuẩn và một số dị tật di truyền, trong thời kì
trong bụng mẹ, nhất là trong những tháng đầu làm rối loạn quá trình phát triển
bình thường của não.
- Tia X với liều lượng khá cao trong thời kì mới có thai, có thể gây
những thương tổn bẩm sinh
- Nhiễm TORCH trong thời kỳ bào thai gây nên những tổn thương thân
kinh lâu dài trong đó có động kinh. [61], [ 64], [ 85]
• Thương tổn thứ phát ở não sau sốt cao co giật.
Sau cơn co giật do sốt cao kéo dài: có thể do nhu cầu chuyển hóa cao,
do phóng điện cơn sốt và thiếu oxy huyết hoặc do tắc mạch cục bộ xảy ra
trong cơn giật.
Theo nghiên cứu của Cao Xuân Đĩnh và Nguyễn Văn Thắng, có 57/182
trẻ co giật do sốt được làm điện não đồ có hình ảnh sóng điện não biểu hiện
kịch phát dạng động kinh. Tỷ lệ hoạt động điên não tạo thành kịch phatssóng
nhọn của co giật do sốt phức tạp nhiều hơn co giật co sốt đơn thuần ( 47,83%
so với 21,24%)[13]
• U não là căn nguyên hiếm gặp ở động kinh trẻ em[25]

11


Phần lớn u trên lều. Ở người lớn (20 - 50 tuổi) 75% các cơn động kinh

do u. So với các nguyên nhân khác động kinh do u chiếm 10%. U hay gây
động kinh u lành tính, u tế bào ít nhánh, u màng não, u tế bào hình sao. Rất ít
khi là do u acï tính hoặc do di căn (từ ung thư phổi, vú...).[22]
1.1.4.3. Nhiễm trùng
Nguyên nhân lây nhiễm là do kết quả trực tiếp từ một nhiễm trùng đã
biết, trong đó động kinh là triệu chứng chính của rối loạn này. Nguyên nhân
nhiễm trùng gây ra bệnh nhân động kinh, chứ không phải là động kinh xảy ra
trong trường hợp nhiễm trùng cấp tính như viêm màng não hoặc viêm não.
Các ví dụ lao, HIV, sốt rét não, viêm tụy cấp hoại tử cấp tính, và các bệnh
nhiễm bẩm sinh như siêu vi Zika và cytomegalovirus[76]
1.1.4.4. Rối loạn chuyển hóa [76]
Các nguyên nhân chuyển hóa đề cập tới khiếm khuyết trao đổi chất
hoại tử với các biểu hiện hoặc các thay đổi sinh hóa trong cơ thể như rối loạn
chuyển hóa porpyrin, tăng ure huyết, hoặc các cơn co giật phụ thuộc vào
pyridoxin. Trong nhiều trường hợp, các rối loạn chuyển hóa sẽ có một sự suy
giảm di truyền. Có thể nó sẽ xảy ra tình trạng mất máu, tuy nhiên do sự thiếu
hụt folate. Việc xác định các nguyên nhân trao đổi chất cụ thể của chứng động
kinh là vô cùng quan trọng vì có liên quan đến các liệu pháp cụ thể và tiềm
năng ngăn ngừa sự thiếu hiểu biết về trí tuệ.
1.1.4.5. Miễn dịch
1.1.4.6. Nguyên nhân không rõ
Nguyên nhân không rõ là nguyên nhân gây ra động kinh chưa được biết
đến [76]
1.1.5. Phân loại động kinh
Các phân loại động kinh theo lịch sử [28]
• Phân loại cổ điển
• Phân loại của Penfielf và Jasper 1954
12



• Phân loại của Gastaut 1970
• Phân loại các cơn động kinh của Hiệp hội Quốc tế chống động
kinh 1981
• Phân loại động kinh và hội chứng động kinh của Hiệp hội Quốc tế
chống động kinh 1985
• Phân loại động kinh và hội chứng động kinh của hiệp hội Quốc tế
chống động kinh 1989
• Phân loại của hội nghị quốc tế chống động kinh tại Paris 1992
• Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10
Năm 1981, Ủy ban ILAE do Dreifuss và Penry tiến hành đã đánh giá
hàng trăm bản ghi EEG về động kinh để phát triển các khuyến cáo phân chia cơn
động kinh thành các cơn động kinh cục bộ đơn giản và phức tạp và cơn động
kinh toàn thể. Phân loại này vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày hôm nay [45]
Năm 2010, ILAE đưa ra bảng phân loại mới giúp đơn giản hóa việc phân
loại cũng như mở rộng hiểu biết của chúng ta về cơn động kinh và hội chứng
động kinh. Đồng thời, trong phân loại này ILAE đã sửa đổi một số thuật ngữ và
khái niệm giúp chúng ta có thể hiểu biết tốt hơn về sinh học thần kinh, đặc
điểm lâm sàng, tiên lượng cũng như hỗ trợ cho nghiên cứu [47], [ 75]

13


Sau đây là bảng phân loại động kinh của ILAE 2010
Phân loại cơn động kinh theo ILAE 2010 [49]
Cơn co cứng- co giật
Cơn vắng ý thức

Điển hình

Cơn co cứng

Cơn động kinh
toàn thể

Không điển hình

Cơn co giật
Vắng ý thức với

Cơn mất trương lực

đặc điểm đặc biệt
-Vắng ý thức giật

-Vắng ý thức giật

Cơn giật cơ
- Giật cơ
- Giật cơ mất trương lực
- Giật cơ tăng trương lực
Động kinh

Động kinh

cục bộ

cục bộ

Động kinh không rõ

- Động kinh co thắt


loại

- Khác

So với năm 1981, phân loại động kinh năm 2010 có 5 điểm thay đổi
chính[49]
+ Cơn co giật sơ sinh không còn được coi là một phân loại riêng biệt
+ Cơn vắng ý thức đã được phân loại nhỏ hơn thành: cơn vắng ý thức
điển hình, cơn vắng ý thức không điển hình, cơn vắng ý thức với những đặc
điểm đặc biệt: vắng ý thức giật cơ, vắng ý thức giật mi.
14


+Bổ sung cơn động kinh co thắt vào nhóm động kinh không rõ (phân
loại 1981 không có loại này), cơn động kinh co thắt có thể khởi phát cục bộ
hoặc toàn thể hoặc cả hai nên được phân loại vào nhóm không rõ loại.
+Phân nhóm động kinh cục bộ phức tạp và động kinh cục bộ đơn giản đã
không còn. Tuy nhiên khái niệm về tổn thương ý thức vẫn được giữ nguyên.
+Cuối cùng thuật ngữ động kinh giật cơ vô định thành thuật ngữ động
kinh giật cơ mất trương lực[49].
1.2. ĐIỆN NÃO ĐỒ
Điện não đồ là ghi các hoạt động điện sinh học của tế bào não riêng
biệt hay một tập hợp tế bào não truyền dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp qua vỏ não
và da đầu. Hình ảnh điện não đo được bằng hệ thống máy phản ánh chức năng
sinh lý, bệnh lý của một vùng bán cầu hoặc toàn bộ não liên quan với các
triệu chứng lâm sàng, bổ xung cho chẩn đoán và theo dõi bệnh- gọi là điện
não đồ lâm sàng[5].
Điện não đồ mở ra kỷ nguyên mới trong nghiên cứu lâm sàng ở các
nước Đức, Nga, Mỹ, Pháp…

Ở Việt Nam, điện não đã được ứng dụng trong lâm sàng ở các trung
tâm y tế, bệnh viện trên cả nước, góp phần quan trọng trong chẩn đoán, điều
trị và theo dõi bệnh nhân.
1.2.1. Giá trị của điện não đồ trong động kinh
Điện não đồ là xét nghiệm đặc hiệu trong động kinh lâm sàng. Liên hội
quốc tế chống động kinh thống nhất từ năm 1981 chẩn đoán động kinh bằng
lâm sàng+EEG[26], [ 74].
Ngoài giá trị của EEG trong trợ giúp chẩn đoán, EEG có thể:[10], [ 71]
* Giúp phân loại chứng động kinh
* Đề xuất hiện tượng bệnh lý
* Hướng dẫn quản lý lâm sàng (lựa chọn thuốc, đánh giá phản ứng điều
trị, quyết định dừng việc điều trị)
15


* Cung cấp bằng chứng về vị trí khi tiến hành phẫu thuật động kinh.
Trường hợp cơn động kinh không điển hình thì vai trò của EEG rất
quan trọng:[26]
- Nếu EEG ngay sau cơn động kinh không có biến đổi nào, có thể loại
trừ chẩn đoán động kinh
- Khoảng 20% trường hợp biểu hện động kinh khá rõ trên lâm sàng
nhứng EEG trong thời kỳ giữa các cơn lại không có biến đổi.
- Một số trường hợp lâm sàng chưa có biểu hiện cơn động kinh nhưng
EEG nhiều lần, nếu vẫn có hình ảnh động kinh thì đó là động kinh tiềm tàng
hay “cơn dưới lâm sàng”. Khi hoạt tính bệnh lý lan đến vùng khác của não sẽ
cuất hiện cơn động kinh lâm sàng.
Hình 1.1: Các loại sóng điện não [5], [ 8], [ 11]

16



Bảng 1.1. Các loại sóng điện não
Tần số
Biên độ

Hình thái

Định khu

Khả năng
phản ứng đối
với kích thích
Hoàn cảnh,
tuổi xuất hiện

Ý nghĩa

Alpha
Beta
8-13HZ
14-45Hz
Trung
bình 5-20µV
khoảng 50µV

Điều hòa dạng Không đồng bộ,
sóng hình sin thường bị nhịp
alpha che khuất
Vùng
chẩm Vùng

trung
hai bên, đối tâm, hai bên,
xứng và đồng không
đối
bộ
xứng,
không
đồng bộ
Biến mất hoặc Mờ nhạt đi khi
mờ nhạt đi khi cử động hoặc
mở mắt
khi kích thích
xúc giác
3 tuổi
Hay thấy ở
người trưởng
thành
Nhịp sinh lý ở
người trưởng
thành khi tỉnh
táo.

Đấy có thể là
nhịp sinh lý
nhưng thường
do thầy thuốc
gây
nên
(seduxen..)


1.2.2. Các loại sóng nhiễu
17

Theta
Delta
4-7.5Hz
0.5-3Hz
Thường lớn hơn Tương đương
20µV
alpha, cũng có
khi cao gấp 2,3
lần alpha
Dạng sóng hình Hình chuông,
cung hay hình hình thang hay
thang
đa dạng
Vùng trán, thái Nó hoàn toàn
dương
được coi là
bình thường.

Xuất hiện rõ
giai đoạn ngủ gà
và biến mất khi
ngủ sâu
Người lớn, trẻ
nhỏ và thiếu
niên trong trạng
thái nghỉ ngơi
Được coi là

bệnh lý nếu xuất
hiện ở vùng trán
và không phải
bệnh lý nếu xuất
hiện ở vùng
chẩm.

Sóng chiếm ưu
thế ở trẻ sơ
sinh dưới 1
tuổi và ở giai
đoạn 3 hoặc 4
của giấc ngủ.

Sóng
delta
không bị ảnh
hưởng bởi tác
động mở mắt
hay nhắm mắt.


- Nhiễu vật lý do mạng lưới điện không ổn định. Nối đất không tốt, do
nhiệt độ và độ ẩm quá cao. Do tiếp xúc với da đầu và điện cực lỏng, do da đầu
không sạch [5].
- Nhiễu sinh lý như nhiễu điện tim, nhiễu điện cơ, ra mồ hôi, lo âu, hô
hấp. nhiễu do cử động mắt (dạng sóng chậm delta lớn, điện thế cao ở vùng
liên quan[11]
1.2.3. Các dạng sóng bệnh lý
1.2.3.1. Các loại nhọn (còn gọi là gai: pointe, spikes)

- Nhọn nhanh (pointe rapides) còn có tên nhọn nhỏ (small spike) là những
biến đổi điện thế thoáng qua, nhanh, thời gian khoảng 5-50mili giây, có biên độ
thực sự cao hơn hoạt động điện cơ sở, có thể lên đến hàng ngàn mcV[9], [5].
- Nhọn chậm (pointes lentes) còn có tên nhọn lớn (big spike). Là những
nhọn có biên độ cao hơn song cơ bản của bản ghi những thời khoảng chậm
hơn nhọn nhanh từ 60-300mili giây[11].
- Đa nhọn là một tập hợp nhiều nhọn trong một thời gian ngắn, tần số
khoảng 20 Hz, có thể xuất hiện tại một nơi nào đó của vỏ não, cũng có thể
trên toàn bộ bán cầu não.[26]
1.2.3.2. Nhọn và sóng (spike and wave)
Phức hợp tạo thành bởi một sóng nhọn kết hợp với một sóng chậm,
nhọn là thành phần chính của phức hợp, nhọn có thể ở trước sóng hay ở phần
lên đỉnh hoặc ở phần xuống của sóng. Các phức hợp nhọn sóng có hình dạng
khác nhau, kích thước không ổn định, biên độ sóng và nhọn cũng thay đổi

Hình 1.2: Phức hợp nhọn sóng
1.2.3.3. Đa nhọn và sóng (polyspike and wave)
18


Là một dạng nhọn sóng, trong đó mỗi sóng chậm đi kèm với hai hoặc
nhiều nhọn. dạng thường gặp là dạng nhọn sóng có tần số nhanh hơn 3Hz,
thường là 3,5-4,5 Hz. Dạng này thường đi kèm với giật cơ hoặc các cơn kịch
phát giật cơ[11]

Hình 1.3: Phức hợp đa nhọn- sóng
1.2.3.4. Loạn nhịp điện thế cao
Biểu hiện các rối loạn các sóng chậm không có nhịp kết hợp với các
nhọn, nhưng không theo quy luật như phức hợp nhọn- sóng, nhịp rối loạn
hoàn toàn, đồng thì cả hai bán cầu với điện thế cao xen lẫn các khoảng yên

lặng điện thế. Loại này thường gặp ở trẻ nhỏ[5]
1.3. CỘNG HƯỞNG TỪ
1.3.1. Lịch sử [35]
Giữa thập niên 1940.Felix Block và Edward Furcell nghiên cứu tác
động từ trường và hạt nhân; hiên tượng hấp thu năng lượng sóng của hạt
nhân; cấu trúc và chuyển động phân tử qua phân tích phổ tần số. Năm 1971
Raymond Damadian nhận xét có sự khác biệt thông số cộng hưởng từ hạt
nhân của mô gan bình thường và mô gan bệnh lý ở chuột. Năm 1973, Paul C
Lauterbur cho xuất bản bài báo đầu tiên gợi ý khỏa sát hình ảnh bằng cộng
hưởng từ. Sauddos ông đã tạo được hình ảnh cắt ngang cộng hưởng từ hạt
nhân đầu tiên. Năm 1977. Damadian thu được hình ảnh cộng hưởng từ hạt
nhân của cơ thể và Perter Mansfield phát triển kĩ thuật tạo ảnh nhanh: echoplanar(EPI). Vào khoảng 1977, máy cộng hưởng từ đầu tiên ra đời. hình ảnh
cộng hưởng từ đầu tiên thu được vào ngày 03/07/1977
1.3.2. Nguyên lý [35]
19


×