Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

NGHIÊN cứu TÌNH TRẠNG VIÊM NHIỄM SINH dục THẤP ở sản PHỤ TRÊN 35 TUẦN TUỔI THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.16 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ THỊ LY LY

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VIÊM NHIỄM
SINH DỤC THẤP Ở SẢN PHỤ TRÊN 35 TUẦN
TUỔI THAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HUẾ - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ THỊ LY LY

NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG
VIÊM NHIỄM SINH DỤC THẤP Ở SẢN PHỤ
TRÊN 35 TUẦN TUỔI THAI

CHUYÊN NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
Mã số: 60 72 01 31

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS.BS. LÊ MINH TÂM

HUẾ - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục
thấp ở sản phụ trên 35 tuần tuổi thai ” là đề tài do tôi thực hiện. Các số liệu trong

luận văn là hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Huế, ngày 31 tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Thị Ly Ly


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1 Giải phẫu và sinh lý học âm hộ, âm đạo, cổ tử cung...................................3
1.2 Thay đổi giải phẫu và sinh lý của âm đạo, cổ tử cung trong thời kì thai
nghén................................................................................................................7
1.3 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục thấp....8
1.4 Một số yếu tố liên quan.............................................................................15
1.5 Một số nghiên cứu ở việt nam và thế giới.................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................20
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................20
2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................20

2.3 Xử lý số liệu..............................................................................................28
2.4 Đạo đức nghiên cứu..................................................................................29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................30
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..........................................................30
3.2 Đặc điểm lâm sàng....................................................................................33
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng.............................................................................36
3.4 Các yếu tố liên quan..................................................................................39
Chương 4: BÀN LUẬN.........................................................................................46
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu..........................................................46
4.2 Đặc điểm lâm sàng....................................................................................48
4.3 Đặc điểm cận lâm sàng.............................................................................51
4.4 Các yếu tố liên quan..................................................................................54
KẾT LUẬN............................................................................................................60
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
BPTT

: Biện pháp tránh thai

CTC

: Cổ tử cung

DCTC

: Dụng cụ tử cung


E.coli

: Escherichia coli

ELISA

: Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay

LTCTC : Lộ tuyến cổ tử cung
PCR

: Polymerase Chain Reaction

STT

: Số thứ tự

TT

: Tránh thai

TTTN

: Tránh thai tự nhiên

TS

: Tiền sử


VNSDT : Viêm nhiễm sinh dục thấp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Địa dư và tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3. Hoàn cảnh kinh tế của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4. Tiền sử VNSDT và tiền sử nạo hút thai của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5. Biện pháp tránh thai đã dùng
Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh chung
Bảng 3.7. Triệu chứng cơ năng
Bảng 3.8. Triệu chứng thực thể
Bảng 3.9. Tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục thấp theo vị trí tổn thương
Bảng 3.10. Các hình thái lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.11. Độ pH âm đạo
Bảng 3.12. Kết quả soi tươi, test Sniff, nhuộm gram, nuôi cấy
Bảng 3.13. Kết quả các tác nhân gây bệnh
Bảng 3.14. Bạch cầu niệu 10-100 con và viêm nhiễm sinh dục thấp
Bảng 3.15. Bạch cầu niệu > 100 con và viêm nhiễm sinh dục thấp
Bảng 3.16. Tuổi và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.17. Nghề nghiệp và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.18. Địa dư và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.19. Tiền sử nạo hút thai và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.20. Tiền sử viêm nhiễm và nhiễm khuẩn đường sinh dục thấp
Bảng 3.21. Sử dụng biện pháp tránh thai và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.22. Hoàn cảnh kinh tế và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.23. Nguồn nước và viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Bảng 3.24. Cách vệ sinh âm đạo và viêm nhiễm sinh dục thấp
Bảng 3.25. Số lần vệ sinh âm hộ và viêm nhiễm sinh dục thấp
Bảng 3.26. Thói quen vệ sinh và viêm nhiễm sinh dục thấp

Bảng 4.1. Tỷ lệ viêm lộ tuyến cổ tử cung so với các nghiên cứu khác


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Địa dư của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.3 Các biện pháp tránh thai đã dùng
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ mắc bệnh chung
Biểu đồ 3.5 Triệu chứng cơ năng
Biểu đồ 3.6 Độ pH âm đạo


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp là một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ trên
toàn thế giới,nhất là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm
nhiễm sinh dục thấp bao gồm viêm âm hộ, viêm âm đạo và viêm cổ tử cung , biểu
hiện chủ yếu bằng hội chứng tiết dịch âm đạo. Bệnh nếu không được phát hiện và xử
trí kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, thai ngoài tử
cung, vô sinh, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh,….
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới
gió mùa thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển, điều kiện vệ sinh, phòng bệnh còn
hạn chế do đó mà tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục thấp khá cao (60-70%) . Viêm
nhiễm sinh dục thấp không phải là một bệnh cấp cứu, nhưng lại ảnh hưởng đến sức
khỏe, chất lượng cuộc sống và tốn kém về chi phí khám chữa bệnh.
Ở phụ nữ có thai, do yếu tố nội tiết thai kỳ, sự thay đổi môi trường âm đạo và
sức đề kháng giảm nên nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục thấp cao hơn, bệnh có
thể gây viêm màng ối làm ối vỡ non, ối vỡ sớm, sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, nhiễm
khuẩn sơ sinh, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm trùng huyết, dị tật sơ sinh,… ,. Một

nghiên cứu theo y văn đã xác định tình trạng viêm nhiễm ngược dòng từ đường sinh
dục thấp là một yếu tố bệnh nguyên của sinh non . Đặc biệt ở phụ nữ mang thai trong
tháng cuối thai kỳ việc chẩn đoán và điều trị dứt điểm viêm nhiễm đường sinh dục
thấp là điều hết sức cần thiết để hạn chế các tai biến sản khoa. Phương pháp phát
hiện viêm nhiễm đường sinh dục thấp đơn giản và có thể điều trị khỏi, việc phát hiện
bệnh sớm và điều trị kịp thời ở phụ nữ có thai sẽ giảm đáng kể những ảnh hưởng đến
thai nhi. Tuy nhiên, chẩn đoán bệnh sớm còn gặp nhiều khó khăn do triệu chứng biểu
hiện bệnh lý nghèo nàn, đồng thời đa số tâm lý các thai phụ lo lắng cho sự phát triển
của thai nhi khi điều trị bằng thuốc nên bỏ qua các triệu chứng và không đến khám
tại các cơ sở y tế. Vấn đề nghiên cứu, phát hiện viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở
thai phụ để điều trị sớm còn hạn chế, do đó việc tuyên truyền, tư vấn cho phụ nữ
trước và trong khi mang thai những hiểu biết và cách phòng bệnh viêm nhiễm đường
sinh dục thấp là rất quan trọng.


2
Thực hiện khám thai, làm các xét nghiệm thường quy để chẩn đoán và điều trị
kịp thời viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ mang thai là đáp ứng yêu cầu
chăm sóc sản khoa hiệu quả và chất lượng. Nhiều tác giả trong và ngoài nước đã
nghiên cứu và công bố kết quả về viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở phụ nữ mang
thai, nhưng ở các tuổi thai khác nhau, yếu tố liên quan, mỗi vùng có khác nhau ,,,.
Trước tình hình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình
trạng viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở sản phụ trên 35 tuần tuổi thai”, với mục
tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục thấp
ở sản phụ trên 35 tuần tuổi thai.
2. Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục
thấp ở những sản phụ này.



3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ HỌC ÂM HỘ, ÂM ĐẠO,CỔ TỬ CUNG
1.1.1. Giải phẫu
Dựa vào đặc điểm về giải phẫu, người ta chia đường sinh dục nữ thành 2 phần,
cụ thể bao gồm: đường sinh dục trên: tử cung, vòi tử cung và buồng trứng và đường
sinh dục dưới: âm hộ, âm đạo, phần dưới của cổ tử cung .
1.1.1.1. Âm hộ
Âm hộ gồm tất cả những phần bên ngoài nhìn thấy được từ xương vệ đến tầng
sinh môn gồm có một phần da, môi lớn, môi bé, bê dưới có âm vật và lỗ niệu đạo. Ở
phần này ngoài bệnh lý của da còn liên quan đến các tuyến và niêm mạc âm hộ và
nhất là liên quan đến sinh lý giao hợp.
Phía trong, bên trong âm hộ có tuyến Bartholin và ở hai bên lỗ niệu đạo có
tuyến Skene, các tuyến này tiết dịch tham gia một phần vào hệ thống chống nhiễm
khuẩn của dịch âm đạo .
1.1.1.2. Âm đạo
Là một ống cơ mạc dài trung bình khoảng 8 cm, đi từ cổ tử cung chạy chếch ra
trước và xuống dưới theo trục chậu hông nên trục âm đạo hợp với đường ngang một
góc 700 quay ra phía sau. Hai thành trước và sau âm đạo áp sát vào nhau và thành sau
dài hơn thành trước khoảng 1 hoặc 2 cm .
Biểu mô niêm mạc âm đạo là biểu mô lát tầng không sừng hóa và mô liên kết
thưa tạo thành các nếp nhăn chạy ngang âm đạo. Niêm mạc âm đạo chứa một lượng
lớn glycogen, khi bị phân hủy sẽ hình thành các acid hữu cơ tạo nên một môi trường
có pH thấp làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên điều này cũng ảnh
hưởng đến khả năng sống và hoạt động của tinh trùng .
1.1.1.3. Cổ tử cung
Phần âm đạo của cổ tử cung trông như một mõm cá mè thò vào trong buồng
âm đạo. Ở đỉnh của mõm có lỗ tử cung. Lỗ hình tròn ở người chưa đẻ, còn ở người



4
đã đẻ thì lỗ bè ngang ra. Lỗ được giới hạn bởi hai mép: mép trước và mép sau. Lỗ
thông vào ống cổ tử cung. Ống này thông ở trong với buồng tử cung. Ở thành trước
và thành sau ống, niêm mạc có một nếp dọc và các nếp ngang gọi là nếp lá cọ và có
các tuyến cổ tử cung. Các thành âm đạo quây xung quanh mõm cá mè tạo thành vòm
âm đạo. Vòm âm đạo là một túi bịt vòng gồm bốn đoạn: túi bịt trước, túi bịt sau và
hai túi bịt bên. Túi bịt sau sâu hơn cả và liên quan ở sau với túi cùng trực tràng - tử
cung .
Các tế bào ở niêm mạc cổ tử cung bài tiết dịch nhầy của cổ tử cung là một hỗn
hợp gồm nước, glycoprotein, các protein huyết thanh, các lipid, enzyme và các muối
vô cơ. Mỗi người trong độ tuổi sinh sản bài tiết từ 20 đến 60ml dịch nhầy cổ tử cung
mỗi ngày. Trong thời gian trứng rụng dịch loãng và có tính kiềm hơn (pH= 8,5) tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng, ngoài thời kỳ này dịch quánh
hơn. Phần cổ tử cung và dịch nhầy của nó đóng vai trò như một nơi chứa tinh trùng,
giúp chúng tránh khỏi môi trường không thuận lợi của âm đạo và tránh được hiện
tượng thực bào .
1.1.2. Sinh lý học
1.1.2.1.

Khí hư

Bình thường ở cổ tử cung, âm đạo có một chất dịch trắng như sữa, trong hơi
đặc, lượng ít không chảy ra ngoài âm hộ, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của
người phụ nữ. Khi chất dịch tiết ra nhiều, chảy ra ngoài âm hộ làm phụ nữ khó chịu
phải để ý tới thì là bất thường, đó là khí hư .
Có ba loại khí hư:
Khí hư trong, dính như lòng trắng trứng, có khi loãng như nước. Xét nghiệm
khí hư: không thấy vi khuẩn, bạch cầu, chỉ có tế bào biểu mô. Khí hư này từ niêm

mạc tử cung, do u xơ tử cung, polype cổ tử cung, hoặc ở người cường estrogen.
Khí hư trắng như váng sữa, xét nghiệm không có bạch cầu và vi khuẩn. Nguyên
nhân do rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân hay lo lắng, hoặc tử cung bị xung
huyết.


5
Khí hư đục: triệu chứng phổ biến của viêm sinh dục. Khí hư đục, loãng hoặc
đặc do lẫn mủ. Nhiễm khuẩn càng nặng thì khí hư càng nhiều, màu sắc vàng xanh,
mùi hôi, tanh .
1.1.2.2.

Độ pH âm đạo

Môi trường âm đạo là acid (pH từ 3,8 đến 4,6) . Niêm mạc âm đạo có khả
năng tự bảo vệ chống lại vi khuẩn do môi trường âm đạo có tính acid. pH âm đạo
được duy trì nhờ khuẩn Doderlein kị khí có sẵn trong âm đạo. Các trực khuẩn này sử
dụng glycogen tích lũy trong tế bào biểu mô của âm đạo và sinh ra acid lactic khiến
môi trường âm đạo có tính acid. Nồng độ glycogen dự trữ trong tế bào chịu ảnh
hưởng của estrogen .
Ngay từ khi sinh ra, tế bào âm đạo của bé gái đã có nhiều glycogen do có
estrogen từ mẹ truyền sang nên pH môi trường âm đạo thấp. Tuy nhiên, chỉ sau một
thời gian ngắn, pH âm đạo tăng lên tới 6-8 do estrogen mất đi. Khi dậy thì, do buồng
trứng tăng chế tiết estrogen nên lượng acid lactic của âm đạo lại tăng cao. Cho đến
thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm dần, các tế bào biểu mô âm đạo mất dần
glycogen, pH của môi trường âm đạo lại giống như trước tuổi dậy thì. Khi pH âm
đạo thay đổi hoặc trong điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn thường có trong âm đạo sẽ
là tác nhân gây bệnh .

pH âm đạo bình thường và sự thay đổi của pH âm đạo

do vi khuẩn
Trong chu kì kinh nguyệt bình thường ở tuổi hoạt động tình dục
Tuổi vị thành niên cũng như sau khi mãn kinh

pH âm đạo
3,5
7

Thai nghén bình thường

5,5

Viêm âm đạo do Gardenella vaginalis

>4,5

Trichomonas vaginalis

6-7

Candida albicans

4-5


6
1.1.2.3. Hệ vi sinh vật âm đạo
Hệ vi sinh vật của âm đạo rất phong phú, chứa 108 đến 1012 vi khuẩn/ml.
Trong đó, trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) (là trực khuẩn Gram (+), dài và mảnh)
là chính, khoảng 50% - 88%, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác

qua sự duy trì tính acid của môi trường ÂĐ. Trong trường hợp không viêm ÂĐ, các
vi khuẩn trong ÂĐ ở trạng thái cân bằng động. Nếu vì một lý do nào đó làm sự cân
bằng này mất đi, sẽ dẫn tới viêm nhiễm âm đạo
Cơ chế chống lại vi khuẩn của đường sinh dục dưới:
+ pH ÂĐ < 4,5 là môi trường không được thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh
phát triển. Để có được môi trường ÂĐ acid cần phải nhờ đến lượng vi khuẩn
Doderlein có sẵn trong ÂĐ chuyển glycogen có trong tế bào biểu mô ÂĐ thành acid
lactic.
+ Niêm mạc ÂĐ có dịch thấm từ tĩnh mạch, bạch mạch có đặc điểm kháng vi
khuẩn.
+ Chất nhầy CTC có các enzym kháng vi khuẩn như lycozim,
peroxydase, lactoferin.
1.1.2.4. Một số yếu tố thuận lợi làm thay đổi hệ vi khuẩn của âm đạo
o Phụ nữ có thai: biểu mô ÂĐ giải phóng ra nhiều glycogen, cùng với
trực khuẩn Doderlein trong âm đạo phân hủy glycogen thành acid lactic làm pH âm
đạo xuống thấp, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
o Điều trị kháng sinh kéo dài, nhất là kháng sinh có hoạt động phổ rộng
sẽ gây loạn khuẩn ÂĐ.
o Điều trị liều cao hoặc kéo dài bằng Cortio-steroid.
o Điều trị các bệnh nấm.
o Thuốc diệt virus.
o Điều trị tia xạ.
o Thụt rửa âm đạo.
o Polip, khối u trong âm đạo.


7
o Các bệnh làm giảm miễn dịch.
o Thay đổi nội tiết theo tuổi, sử dụng thuốc tránh thai, điều trị bằng nội
tiết, hoạt động tình dục.

o Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, lao, ung thư, HIV/AIDS,
các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD).
o Các can thiệp thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn như thủ thuật sản
khoa, nạo hút thai, đặt dụng cụ tử cung.

1.2 THAY ĐỔI GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CỦA ÂM ĐẠO, CỔ TỬ CUNG
TRONG THỜI KÌ THAI NGHÉN
Dưới ảnh hưởng của estrogen, progesteron, niêm mạc âm đạo và cổ tử cung có
một loạt thay đổi về giải phẫu và sinh lý.
1.2.1. Thay đổi ở cổ tử cung
Khi có thai cổ tử cung mềm ra, mềm từ ngoại vi vào trung tâm. Do đó trong
những tuần đầu khi có thai khám cổ tử cung sẽ thấy giống như một cái trụ gỗ có bọc
nhung ở ngoài. Cổ tử cung của người con rạ mềm sớm hơn so với người con so. Vị
trí và hướng của cổ tử cung không thay đổi nhưng khi đoạn dưới được thành lập, cổ
tử cung thường quay về phía xương cùng do đoạn dưới tử cung phát triển nhiều hơn
ở mặt trước hơn là mặt sau.
Trong khi có thai, biểu mô lát của cổ tử cung có màu tím do các mạch máu ở
phần dưới tăng sinh và cương tụ.
Cổ tử cung mềm và có màu tím thường khám thấy sau khi có thai khoảng một
tháng.
Các tuyến trong ống cổ tử cung chế tiết rất ít hay ngừng chế tiết. Chất nhầy cổ
tử cung đục và đặc quánh lại tạo thành một cái nút bịt kín ống cổ tử cung, gọi là nút
nhầy cổ tử cung. Nút nhầy cổ tử cung ngăn cách buồng tử cung với âm đạo, ngăn
cách không cho thụ tinh lần thứ hai và không cho nhiễm khuẩn bộ phận sinh dục


8
trên. Khi bắt đầu chuyển dạ đẻ, cổ tử cung xóa mở, nút nhầy cổ tử cung bị tống ra
ngoài và thường có lẫn ít máu có màu hồng nên được gọi là nhầy hồng .
1.2.2. Thay đổi ở âm đạo, âm hộ

Khi có thai niêm mạc âm đạo có màu tím, giống như thay đổi của cổ tử cung,
chủ yếu do ứ máu và tăng sinh mạch máu. Thành âm đạo dày lên, tổ chức liên kết
lỏng lẻo, các cơ trơn của âm đạo phì đại giống như cơ tử cung. Các thay đổi này làm
cho âm đạo dài ra, dễ giãn rộng.
Trong khi có thai, khí hư âm đạo có thế tăng nhiều lên. Khí hư thường trắng,
đục. Độ pH của âm đạo trở nên acid hơn, thay đổi từ 3,5 đến 6 do trực khuẩn
Lactobacillus acidophilus trong âm đạo tăng sản xuất acid lactic từ glycogen trong
biểu mô âm đạo .
Khi mới có thai, các tế bào biểu mô tương tự như ở giai đoạn hoàng thể của chu
kỳ kinh nguyệt. Khi thai phát triển, trên phiến đồ âm đạo nhuộm theo phương pháp
Papanicolaou thấy rất nhiều tế bào hình thoi, tụ thành từng đám, dày đặc. Do khi có
thai, các lớp tế bào của biểu mô âm đạo không phát triển, không trưởng thành để
thành những lớp tế bào bề mặt, tế bào nhân đông như khi chưa có thai.
Các môi lớn và môi nhỏ có những tĩnh mạch giãn rộng, nhìn mắt thường cũng
có thể thấy được. Các mạch máu tăng sinh và ứ máu dưới da và cơ của tầng sinh môn
và âm hộ làm cho tổ chức liên kết ở khu vực này cũng mềm. Âm vật cũng có màu
tím .

1.3 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC THẤP
Bệnh khá phổ biến, 80% những người bị bệnh phụ khoa là viêm sinh dục , viêm
nhiễm đường sinh dục thấp chiếm tỉ lệ cao trong bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ trong lứa
tuổi hoạt động tình dục, đặc biệt ở phụ nữ mang thai.
Viêm nhiễm đường sinh dục thấp bao gồm viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ
tử cung ngoài. Có nhiều mầm bệnh gây nên đó là: nấm, trùng roi, vi khuẩn…và các
yếu tố tác động thuận lợi khác. Bệnh lý về viêm nhiễm đường sinh dục thấp thường


9
biểu hiện ba triệu chứng chính: ra khí hư, ra máu bất thường và đau bụng, trong đó ra

khí hư là triệu chứng phổ biến nhất có giá trị trong chẩn đoán tác nhân gây bệnh khác
nhau nhờ dựa vào tính chất, màu sắc, số lượng khí hư .
1.3.1. Đặc điểm lâm sàng của viêm nhiễm đường sinh dục thấp
1.3.1.1. Đặc điểm
- Phổ biến hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục.
- Các bộ phận của đường sinh dục dưới và trên đều có thể bị viêm nhiễm.
- Hình thái cấp tính và mạn tính đều có thể gặp và hình thái mạn tính điều trị
kéo dài kém hiệu quả.
- Phát hiện bệnh sớm, điều trị sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu
như viêm tắc ống dẫn trứng, đau trong viêm phần phụ mạn tính.
1.3.1.2. Nguyên nhân
- Lây truyền qua đường tình dục (giao hợp với người bị bệnh lây qua đường
tình dục).
- Thủ thuật như đình chỉ thai nghén, đặt dụng cụ tử cung, bơm hơi vòi trứng…
- Nhiễm khuẩn sau sẩy, sau đẻ.
- Kém vệ sinh khi giao hợp, sau khi hành kinh.
1.3.1.3. Mầm bệnh
Các vi khuẩn Gram (-), Gram (+) đều có thể có mặt trong viêm sinh dục như
tụ cầu vàng, E.coli, Klebsiella pn., Pseudomonas, Enterobacter, liên cầu,
Mycoplasma genitalis, Gardnerella vaginalis, Chlamydia, Neisseria gonorrhae và cả
vi khuẩn kỵ khí.
Các ký sinh trùng như Trichomonas vaginalis, nấm Candida. Các mầm bệnh
trên làm thay đổi môi trường âm đạo, thay đổi pH bình thường của âm đạo (3,8-4,4).
Quần thể vi khuẩn không gây bệnh như Lactobacillus (Doderlein) bị giảm hoặc bị
tiêu diệt, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển .
1.3.1.4. Các loại viêm nhiễm đường sinh dục thấp
Các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục thấp bao gồm:


Viêm âm hộ: Viêm âm hộ đơn thuần rất hiếm gặp, thường do bệnh


nhân bị viêm âm hộ, âm đạo, ra nhiều khí hư, ngứa gãi gây bội nhiễm ở âm hộ. Âm


10
hộ đỏ, xung huyết, ngứa, có thể loét sùi, các nguyên nhân thường gặp như tạp
khuẩn không đặc hiệu, nấm, trùng roi, lậu , .
 Viêm âm đạo do nấm: là bệnh do nhiễm một loại nấm có tên là Candida (chủ
yếu là Candida albicans).
Ở người bình thường khỏe mạnh người ta tìm thấy vi nấm Candida trong:
miệng 30%, ruột 38%, âm đạo 39%, các nếp xếp của da quanh hậu môn 46%, phế
quản 17% .
Nghiên cứu cho thấy có 75% phụ nữ ít nhất bị một lần viêm âm hộ, âm đạo do
nấm . Viêm âm đạo do nấm thường gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường, bệnh tự
miễn, mặc quần quá chật, thay đổi sản phẩm dùng cho vệ sinh phụ nữ hoặc đang
dùng kháng sinh nhiều ngày, thuốc ngừa thai…,.
Triệu chứng:
• Bệnh nhân thường ngứa nhiều.
• Khí hư có màu trắng đục như váng sữa, không hôi, nhiều hoặc ít.
• Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
• Khám: Âm hộ - âm đạo viêm đỏ, có thể bị xây xước nhiễm khuẩn do gãi,
trường hợp nặng bị viêm cả vùng tầng sinh môn và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu
trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành âm đạo, ở dưới có vết trợt đỏ.
• pH < 4,5
• Soi tươi hoặc nhuộm gram tìm nấm men. Nuôi cấy ở môi trường Sabouraud.
Ảnh hưởng viêm âm đạo do Candida đối với thai nghén và trẻ sơ sinh.
• Trong thời kỳ thai nghén viêm âm đạo do nấm thường tại chỗ và có thể điều
trị khỏi.
• Nhiễm nấm âm đạo không gây ối vỡ non, ối vỡ sớm .
• Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm nấm trong lúc đẻ nhất là khi đẻ đường âm đạo.

Các hình thái hay gặp nhất là tưa lưỡi, nấm mắt, viêm da…
• Viêm ruột do Candida albicans hay xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng nặng hoặc
đang dùng kháng sinh phổ rộng.
 Viêm âm đạo do vi khuẩn:


11
Trước đây người ta gọi bệnh viêm âm đạo này là Gardnerella vaginalis sau khi
tìm thấy vi khuẩn này. Tuy nhiên sau đó người ta nhận thấy bệnh viêm âm đạo này
còn do nhiều vi khuẩn khác nhau nên đổi tên thành Bacterial vaginosis .
Là viêm âm đạo không đặc hiệu, bệnh nhân ra nhiều khí hư nhưng không có
biểu hiện đau, không có biểu hiện viêm âm hộ - âm đạo. Căn nguyên chủ yếu do vi
khuẩn Gardnerella vaginalis, Mycoplasma Hominis, Prevotella, Mobiluncus có thể
phối hợp với một số vi khuẩn yếm khí khác.
Triệu chứng:
• Ra nhiều khí hư, mùi hôi như mùi cá tanh là lý do đưa người bệnh đến khám.
• Khám: khí hư mùi hôi như mùi cá ươn, màu xám trắng, đồng nhất như kem
phết đều vào thành âm đạo một lớp mỏng, không có biểu hiện viêm thành âm đạo.
• Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào nhuộm Gram theo tiêu chuẩn của Nugent, hoặc
có 3 trong 4 tiêu chí của Amsel: ra khí hư, pH.4,5, có Clue cells và test Sniff (+).
Ảnh hưởng của viêm âm đạo do Bacterial vaginosis lên thai nghén và trẻ sơ
sinh:
Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis có thể gây nhiễm trùng ối, gây vỡ ối non,
vỡ ối sớm, đẻ non. Bacterial vaginosis cũng có thể gây viêm nội mạc tử cung sau đẻ,
sau mổ lấy thai.,.
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis:
Là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bệnh lây qua đường quan hệ tình dục là chủ yếu,
ngoài ra bệnh còn có thể lây qua bồn tắm, khăn tắm ẩm ướt.
Triệu chứng:
• Khoảng 25% số người mắc không có biểu hiện bệnh lý.

• Ngứa, tiểu khó và đau khi giao hợp.
• Khí hư: số lượng nhiều, loãng có bọt, màu vàng xanh, hôi. Đặc điểm của khí
hư do trùng roi có tính chất riêng biệt nên có thể phân biệt với khí hư do nấm và các
tác nhân khác.
• Khám: viêm âm hộ, âm đạo, CTC viêm đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu
vàng xanh loãng và có bọt ở cùng đồ.


12
• pH > 4,5
• Soi tươi thấy có trùng roi âm đạo có hình hạt chanh đang di động.
• Whiff test: nhỏ một giọt KOH 10% vào dung dịch khí hư thấy mùi cá ươn và
mất đi nhanh.
Ảnh hưởng của viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis đối với thai nghén và
trẻ sơ sinh:
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis có thể gây sẩy thai, đẻ non, ối vỡ non,
ối vỡ sớm .
Theo nghiên cứu của Margaret A. Riggs và cộng sự thì phụ nữ mang thai có
viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis thì trên 30% sinh con non tháng hoặc nhẹ
cân, và trên 40% sinh con non tháng và nhẹ cân . Tương tự nghiên cứu ở South
Carolina của Joshua R. Mann nhận thấy tình trạng nhiễm Trichomonas ở thai phụ
trong 7 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh rất non .
 Viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis:
Đây là loại vi sinh vật ký sinh nội bào bắt buộc có chứa đồng thời hai loại acid
nuleic. Chlamydia trachomatis có thành tế bào, màng tế bào tương tự như các vi
khuẩn gram âm khác.
Chlamydia trachomatis lây nhiễm từ người bệnh sang người lành theo hai con
đường chính là:
+ Lây truyền qua sinh hoạt tình dục với người bị bệnh.
+ Lây từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ.

Ngoài ra Chlamydia trachomatis cũng có thể lây qua tiếp xúc của bộ phận sinh
dục với dịch tiết đường sinh dục của người bị bệnh .
Triệu chứng:
• 70% không có triệu chứng, thông thường phát hiện khi bạn tình có viêm niệu
đạo.
• Có dịch tiết từ cổ tử cung: màu vàng hoặc xanh, số lượng không nhiều. Cổ tử
cung đỏ, phù nề và chạm vào dễ chảy máu.
• Ngứa âm đạo, tiểu khó.


13
• Ngoài ra có thể tổn thương viêm niệu đạo, tuyến Bartholin, hậu môn hoặc
nhiễm trùng cao hơn ở buồng tử cung, vòi tử cung - buồng trứng.
• Test nhanh chẩn đoán có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp. ELISA có độ
nhạy và độ đặc hiệu cao hơn. PCR chẩn đoán chính xác nhất nhưng chỉ có ở các labo
lớn.
Ảnh hưởng của viêm âm đạo do Chlamydia trachomatis đối với thai nghén và
trẻ sơ sinh:
Đối với thai nghén nguy cơ gây sinh non , viêm màng ối, vỡ ối non, sẩy thai.
Đối với trẻ sơ sinh: trẻ sinh nhẹ cân do non tháng hoặc suy dinh dưỡng bào
thai. Trong quá trình sinh qua ngả âm đạo dễ lây nhiễm vi khuẩn này vào mắt làm
cho trẻ bị viêm kết mạc mắt, ảnh hưởng tới phổi gây viêm phổi sơ sinh.
 Viêm cổ tử cung: Cổ tử cung là phần dưới của tử cung, gồm một phần nằm
trong âm đạo và một phần nằm trên âm đạo, dưới phúc mạc. Cổ tử cung chia thành
2 phần là cổ ngoài và cổ trong. Viêm cổ tử cung tuỳ thuộc vào loại biểu mô nào bị
ảnh hưởng. Biểu mô cổ ngoài cổ tử cung có thể bị viêm do các tác nhân giống với
tác nhân gây viêm âm đạo, vì thực tế biểu mô bề mặt cổ tử cung là sự trải rộng liên
tục với biểu mô âm đạo. Trichomonas vaginalis, Candida thường gây nên viêm cổ tử
cung ngoài, ngược lại Nesseria gonorrhia, Chlamydia trachomatis thường gây viêm
biểu mô tuyến và gây viêm cổ tử cung trong, cổ tử cung nhầy mủ.

Ra khí hư là triệu chứng xuất hiện có nguyên nhân duy nhất khi bị viêm cổ tử
cung.
Viêm cấp: Thường do lậu cầu, một số trường hợp khác có thể do
Stphylococus, Enterococi... Sau phá thai nhiễm trùng hay sau một thủ thuật
trên cổ tử cung thường bị viêm cấp cổ tử cung do Stphylococus. Biểu hiện lâm sàng
là huyết trắng nhiều, vàng sánh như mủ kèm theo đau bụng dưới. Cổ tử cung đỏ
khắp, phù nề, thường kết hợp với viêm âm đạo. Khám âm đạo ấn lắc cổ tử cung gây
đau.
Viêm mãn: Tổn thương khu trú quanh lỗ ngoài cổ tử cung, thường kèm
theo lộ tuyến cổ tử cung. Biểu hiện lâm sàng gồm: Khí hư vàng đặc, cảm giác trằn


14
vùng hạ vị, có thể xuất huyết sau giao hợp. Khám cổ tử cung đỏ, sần sùi nhiều hạt, dễ
chảy máu khi chạm vào, cần sinh thiết để loại trừ ung thư cổ tử cung. Viêm mãn tính
cổ tử cung có thể là nguyên nhân gây vô sinh.
Chẩn đoán
- Viêm cấp: Cổ tử cung đỏ, phù nề, thường kết hợp với viêm âm đạo
- Viêm mãn: Tổn thương khu trú quanh lỗ ngoài cổ tử cung, thường kèm
viêm lộ tuyến cổ tử cung.
- Nhuộm Gram: tìm song cầu Gram (-) nội bào.
- Soi tươi: tìm nấm Candida abicans, Trichomonas vaginalis.
- Nuôi cấy thạch Chocolate
1.3.2. Cận lâm sàng
1.3.2.1. Đo pH âm đạo
pH < 4,5 chỉ sự hiện diện của Lactobacilli bởi vì đây là loại vi khuẩn tạo nên
acid Lactic và chúng phát triển tốt ở nồng độ pH này. Bình thường ở âm đạo sự phát
triển Lactobacilli phụ thuộc nồng độ của estrogen .
Mức độ pH từ 3,8 - 4,5 là bình thường, tuy nhiên ở độ pH này vẫn có thể là
viêm âm đạo do nấm.

Mức độ pH từ 4,8 – 5,5 nghi ngờ sự suy yếu chủng vi trùng lành thường trú ở
âm đạo, viêm âm đạo do tạp khuẩn, hay do Trichomonas Vaginalis, hoặc sau dùng
kháng sinh, tăng bạch cầu cũng có làm tăng pH.
Mức độ pH > 6 viêm teo âm hộ, vỡ ối trong thai kỳ được nghĩ đến.
1.3.2.2. Soi tươi nhuộm khí hư
Tìm bạch cầu.
Phát hiện nấm, trùng roi, trực khuẩn Doderlein, và các loại vi khuẩn khác.
Tìm tế bào Clue cells.
1.3.2.3. Xét nghệm vi sinh vật học
Xét nghiệm vi sinh để tìm chính xác tác nhân gây viêm nhiễm.


15
1.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
1.4.1. Yếu tố môi trường, sinh thái và địa lý
Trên thế giới cũng như ở Việt nam, đặc biệt vào thời kỳ phát triển công nghiệp
hóa như hiện nay, loài người đang phải đối mặt với sự ô nhiễm ngày một tăng do các
chất hóa học tự nhiên và các chất hóa học tổng hợp ở trong môi trường.
Phơi nhiễm với các yếu tố ô nhiễm trong môi trường có thể gây ảnh hưởng
không tốt tới sức khỏe nói chung, hệ thống sinh dục nói riêng. Việc phơi nhiễm với
các chất này có thể làm thay đổi sự tổng hợp hormone, lưu trữ ở các protein huyết
thanh và chuyển hóa, thanh lọc ở gan và làm ảnh hưởng tới các hệ thống khác của cơ
thể con người.
Người ta cũng thấy rằng phơi nhiễm với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ
đẻ non của các bà mẹ mang thai, giảm chức năng nhau thai làm cho thai bị tăng
erythropoietin thứ phát dẫn đến bệnh đa hồng cầu . Một số nghiên cứu cho thấy việc
phụ nữ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu có liên quan tới việc phơi nhiễm thuốc trừ sâu,
diệt cỏ. Nhiều nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ mắc viêm nhiễm đường sinh dục thấp ở
nhóm phụ nữ thực hiện vệ sinh sinh dục hằng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh giao
hợp kém và không đảm bảo điều kiện vệ sinh ( nước sạch và nhà tắm) cao hơn một

cách có ý nghĩa thống kê so với những phụ nữ thực hiện tốt vệ sinh và đảm bảo các
điều kiện vệ sinh .
1.4.2. Yếu tố kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, nhất là ở nông thôn. Khả
năng tiếp cận dịch vụ y tế rất hạn chế ở phụ nữ làm nông nghiệp, có thu nhập thấp.
Các yếu tố: quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, giáo dục ít (<8 tuổi) có liên
quan với viêm nhiễm sinh dục thấp .
1.4.3. Yếu tố nhân khẩu học và một số yếu tố khác
Các yếu tố như : trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết về bệnh, có tiền sử mắc
viêm nhiễm đường sinh dục thấp, có bạch cầu trong nước tiểu,…có sự liên quan với
viêm nhiễm đường sinh dục thấp ,, .
Tại phần lớn các cơ sở y tế của nước ta hiện nay, những cuộc tư vấn cho khách
hàng hiện vẫn chưa được nhân viên y tế thực hiện tốt. Một trong những nguyên nhân


16
chính là do các bệnh viện lớn hiện nay đang bị quá tải, dẫn đến bác sỹ phải làm việc
quá sức và không đủ thời gian dành cho công việc tư vấn. Mà các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục thấp có thể điều trị khỏi và phòng bệnh tốt nếu bệnh nhân được tư
vấn, trang bị kiến thức đầy đủ.

1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.5.1 Một số nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu của Thạch Thùy Linh (2013) trong 62 thai phụ đến khám thì tỷ lệ
VNĐSDT là 71%, hình thái viêm nhiễm hay gặp nhất là viêm âm đạo kèm viêm lộ
tuyến cổ tử cung 16,1%. Tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục theo thứ tự thường gặp
là: Nấm Candida : 11,6%, Bacterial vaginosis : 5,1%, Trichomonas vaginalis : 0% .
Đề tài luận án tiến sỹ y học của tác giả Phạm Bá Nha (2006) tiến hành trên 294
thai phụ đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được chọn làm 2 nhóm:
nhóm không đẻ non (196 thai phụ) và nhóm đẻ non (98 thai phụ), tỷ lệ con so, con rạ

trong 2 nhóm là như nhau. Tác giả đã có những kết luận sau :
Tỷ lệ
Viêm âm hộ đơn thuần
Viêm âm hộ kết hợp
Viêm âm đạo đơn thuần
Viêm âm đạo kết hợp
Viêm – lộ tuyến cổ tử cung đơn thuần
Viêm – lộ tuyến cổ tử cung
Nhiễm nấm Candida
Nhiễm Trichomonas vaginalis
Nhiễm Bacterial vaginosis
Gặp ít nhât 1 tổn thương trên lâm sàng

Nhóm không đẻ non
0
5,7
44,4
66,8
5,1
23,9
43,4
0
3,6
70,1

Nhóm đẻ non
0
13,3
35,7
92,9

4,1
54,1
37,8
0
20,4
98

Nghiên cứu của Lê Minh Tâm, Lê Thị Hồng Vũ (2011) nghiên cứu tỉ lệ viêm
nhiễm sinh dục dưới ở các trường hợp vô sinh, kết quả: tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh
dục dưới là 42,4%. Hình thái viêm nhiễm hay gặp nhất là viêm âm hộ, âm đạo phối
hợp với tỷ lệ 28,3%. Tác nhân gây viêm nhiễm sinh dục dưới theo thứ tự thường gặp
là viêm âm đạo vi khuẩn, nấm và Clamydia trachomatis .


17
Nghiên cứu của lê Minh Tâm, Trần Minh Thắng, Nguyễn Minh Chánh (2014)
nghiên cứu tình trạng nhiễm trùng sinh dục thấp trong dọa sinh non, khảo sát trên 36
trường hợp, thu được kết quả: tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục thấp ở các trường hợp dọa
sinh non là 69,5%,. Các tác nhân gây bệnh là nấm Candida 50%, Escheria Coli 8,3%,
Trichomonas vaginalis 5,6%, Bacterial vaginosis 5,6%. Một số yếu tố có thể liên
quan đến nguy cơ viêm nhiễm sinh dục thấp trong dọa sinh non như tuổi mẹ cao từ
30 tuổi, trình độ văn hóa thấp, lao động chân tay, có tiền sử sinh non, có triệu chứng
tiểu buốt, và biểu hiện triệu chứng lâm sàng viêm nhiễm sinh dục .
Tác giả Phạm Thanh Bình (2014) nghiên cứu tình hình viêm nhiễm sinh dục
thấp ở phụ nữ và kết quả điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng, khảo sát
trên 596 phụ nữ đến khám, thu được kết quả: tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục thấp là
42,7%, phụ nữ có pH > 4,5% là 27,1% và test sniff dương tính 7,2%, 17,9% phụ nữ
bị

nhiễm


tạp

khuẩn, 15,6%

nhiễm

nấm

Candida albicans, 3,0% nhiễm

trichomonas, chlamydia (1,1%), 37,9% phụ nữ viêm âm đạo, 21,0% viêm cổ tử
cung và 15,6% viêm âm hộ.
Tác giả Nguyễn Tiến Minh nghiên cứu mô tả cắt ngang trong 9 tháng tại bệnh
viện Nguyễn Tri Phương ( từ 01/09/2006 đến 30/06/2007) ở thai phụ 28-40 tuần, ghi
nhận có 206 thai phụ nhiễm trùng tiểu có triệu chứng (tỉ lệ 4,27 %), với biểu
hiện lâm sàng chủ yếu là tiểu buốt (34,9%) và bạch cầu niệu ≥ 10 /mm3
(55,6%), tập trung nhiều nhất ở tuổi thai ≥ 36 tuần ( tỉ lệ 39,7%). Tác nhân gây
nhiễm trùng tiểu chủ yếu là E. coli (38,1%). Các yếu tố gây ra nhiễm trùng tiểu
có triệu chứng ở các thai phụ này là nguồn nước sinh hoạt không tinh khiết
(chỉ dùng nước giếng) (p= 0,029) và có giao hợp trong thai kỳ (p= 0,028) .

1.5.2. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
Nghiên cứu của Abdelaziz Zeinab A. và cộng sự (2014) khảo sát trên phụ nữ
mang thai cho thấy phụ nữ mang thai có tỷ lệ viêm nhiễm cao gấp đôi so với không
mang thai. Trong đó, 71,6% viêm nhiễm ở ba tháng cuối thai kỳ. Tác nhân gây viêm


18
nhiễm thường gặp nhất là Bacterial vaginosis, C. Trachomatis, Candida,

Trichomonas vaginalis với các tỷ lệ tương ứng là 49,8%, 31,3%, 16,6%, 0,5% .
Nghiên cứu của Tchelougou D, KarounDS (2013) nghiên cứu trên 302 phụ nữ
mang thai kết quả có 221 phụ nữ mắc bệnh viêm âm đạo. Tỷ lệ theo từng nhóm
nguyên nhân như sau: Gardnerella vaginalis: 55,31%, Candida spp: 30,77%,
Trichomonas vaginalis : 3,66% .
Nghiên cứu của Mahira Jahic, Mirsada Mulavdic (2013) trên 100 trường hợp
phụ nữ tuổi từ 18 - 45 đến khám thì thu được kết quả 96% trường hợp có viêm nhiễm
âm đạo. Trong đó Candida chiếm 17%, Trichomonas vaginalis 13% và Bacterial
vaginosis chiếm 15% .
Nghiên cứu của Lata, Pradeep, Sujata,và Jain (2010), nghiên cứu trên 200 phụ
nữ mang thai đến khám và theo dõi thai kỳ thu được 49 trường hợp viêm nhiễm sinh
dục, trong đó nguyên nhân hàng đầu là Bacterial vaginosis, Candida. Trong nghiên
cứu cũng chỉ ra nhiễm trùng đường tiểu chiếm 25,5% và tuy không có ý nghĩa thống
kê (p=0,42) nhưng kết quả cho thấy nhiễm trùng đường tiểu chiếm tỷ lệ cao trong
nhóm phụ nữ mang thai có viêm nhiễm sinh dục .
Nghiên cứu của Mucci (2016) trên 210 phụ nữ mang thai thu được 38,1%
đối tượng có triệu chứng của viêm nhiễm sinh dục, các nguyên nhân gồm Candida,
Bacteria vaginosis, Trichomonas vaginalis, Clamydia trachomatis và Neisseria
gonorrhoeae với tủy lệ lần lượt là 25%, 18,1%,1,4%, 1,4% và 0,5% .
Tác giả Wanqnapi (2015) nghiên cứu trên 400 phụ nữ mang thai đến khám
có kết quả như sau: tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục là 33,7%, các tác nhân lần lượt là
Clamydia trachomatis 11,1%, Neisseria gonorrhoeae 9,7%, Trichomonas vaginalis
21,3%, triệu chứng thường gặp nhất là đau bụng 48%, yếu tố nguy cơ bao gồm bạn
tình viêm sinh dục, quan hệ lần đầu sớm, không được giáo dục đầy đủ, khu vực thành
thị và hút thuốc, 78,8% cho biết không bao giờ sử dụng bao cao su .
Tác giả Mulu (2015) khảo sát trên 409 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49
tuổi) có 15,4% phụ nữ viêm nhiễm âm đạo, tỷ lệ viêm nhiễm cao hơn gặp ở phụ nữ
không mang thai (17,3%) so với phụ nữ mang thai (13,3%) (p=0,002). Nguyên nhân
gặp nhiều nhất là Candida 8,3%, Bacteria vaginosis 2,8%, Trichomonas 2,1%. Các



×