Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

DE TAI DAI HOC QUAN LY DAT DAI đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại xã bình phú, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam trong giai đoạn 13 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.8 KB, 54 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một xu hướng nổi bật của các
quốc gia đang phát triển hiện nay. Ở Việt Nam quá trình đô thị hóa đang diễn ra
sôi động trên khắp cả nước, từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền xuôi đến miền
ngược, từ đồng bằng đến hải đảo, mọc lên các khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Đặc biệt ở các vùng trung tâm của huyện hay thành phố thì việc đô thị hóa diễn
ra sôi động hơn bao giờ hết, cùng với quá trình gia tăng dân số làm tăng nhu cầu
nhà ở, đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất vui chơi giải trí và đất phục vụ cho các
mục đích khác. Điều này đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Quá
trình chuyển dịch từ nông nghiệp sang phát triển phi nông nghiệp luôn cho thấy
một môi trường linh hoạt và hiệu quả hơn. Khu đô thị, khu sản xuất, khu công
nghiệp lớn, cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, các dịch vụ xã hội, tăng
năng suất lao động. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực.
Xã Bình Phú là trung tâm văn hoá - kinh tế - xã hội vùng Tây của huyện
Thăng Bình nằm tiếp giáp với xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước, cách thành phố
Tam Kỳ 25 km về phía Tây được nối liền giữa các tuyến đường ĐT, ĐH chạy
qua địa bàn xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã
hội góp phần làm cho đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Mặt
khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế nông thôn, nhu
cầu sử dụng đất ở và đất phi nông nghiệp của người dân ngày càng nâng cao. Từ
đó, xuất hiện nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo xu thế từ đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp trong những năm qua diễn ra rất nhanh. Trong khi đó,
hiệu quả của sự chuyển dịch này chưa nghiên cứu rõ?
Trước những vấn đề đó, được sự nhất trí của Khoa TNĐ&MTNN cùng
với sự hướng dẫn của thầy giáo Tiến sĩ Phạm Hữu Tỵ, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: ”Đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong giai


đoạn 2013 - 2015” Với mục đích xem xét quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp hiện nay mang lại những hiệu quả như thế nào đến đời
1


sống, kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mang lại
lợi ích tốt nhất có thể cho người dân địa phương.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
- Xác định thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp trên địa bàn xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá hiệu quả việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Bình Phú.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đúng hiện trạng đất đai của xã Bình Phú, quỹ đất nông nghiệp
chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2013-2015.
- Xác định được quy trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp và mức độ ảnh hưởng đến đời sống người dân, kinh tế - xã hội của địa
phương.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm chung và đặc điểm về đất đai

2.1.1.1. Khái niệm chung về đất đai
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu
thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt,
thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước
ngầm va khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư
của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại
(san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…)
Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng
đứng (bao gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực
vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều
ngang – trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thỗ nhưỡng, địa hình, thủy văn, cùng
nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt
động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [5].
2.1.1.2. Đặc điểm về đất đai
- Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là một trong
những của cải quý nhất của loài người. Lịch sử phát triển xã hội cũng là lịch sử
khai thác và sử dụng đất đai. Dưới góc độ pháp lý, đất đai là một bộ phận không
thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Với vai trò
quan trọng như vậy, đất đai chỉ phát huy được vai trò tích cực dưới sự tác động
của con người một cách thường xuyên và có ý thức. Ngược lại đất đai không thể
phát huy được khả năng sinh lợi nếu con người sử dụng đất một cách tuỳ tiện,
chỉ biết khai thác mà không cải tạo, bồi bổ đất.
- Đất đai là sản phẩm của tự nhiên: được hình thành dưới tác động phức
tạp của nhiều yếu tố bao gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời
gian. Nó có trước con người nên không phải do con người tạo ra. Đất đai không
bị mất đi theo chiều dài lịch sử mà nó bị biến dạng từ dạng này sang dạng khác,
từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác theo nhu cầu của con
người, tùy vào vị trí địa lý khác nhau mà đất đai có những tính chất khác nhau.
3



- Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống: Có đất
đai mới có sinh vật, mới có sự sống. Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật
sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vât:
Thực vật, động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá: Đất đai là yếu tố cấu
thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia, thông qua đất đai trực tiếp hay gián tiếp
mà con người tạo ra của cải nuôi sống xã hội. Đất đai của mỗi quốc gia chỉ giới
hạn trong phạm vi lãnh thổ trong khi nhu cầu của con người ngày càng nhiều đã
làm đất đai trở nên khan hiếm.
- Đất đai là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa,
xã hội, an ninh và quốc phòng. Mọi hoạt động của con người đều diễn ra trên
mặt đất, đây là nơi trú ngụ không thể thiếu của khách quan để phát triển các khu
công nghiệp, các khu đô thị mới nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển [5].
2.1.2. Cách phân loại đất đai theo luật đất đai năm 2003
Theo điều 13 luật đất đai năm 2003, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai
được phân loại như sau:
- Nhóm đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên
cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và
mục đích bảo vệ, phát triển rừng Bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
- Nhóm đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm
đất nông nghiệp, bao gồm: Đất ở; đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất
nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên
dùng; đất phi nông nghiệp khác.
- Nhóm đất chưa sử dụng là đất chưa xác định mục đích sử dụng. Bao
gồm: Đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sử dụng; núi đá không có rừng
cây [7].
2.1.3. Vị trí và vai trò của đất đai
Đất đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài

người, là điều kiện tiên quyết cho sự sống của con người và các loài động thực
vật trên Trái đất. Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phòng. Đối với mỗi quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, và là
4


yếu tố hàng đầu rất quan trọng không thể thiếu. Ngoài vai trò là tư liệu sản xuất
chủ yếu của ngành nông nghiệp, đất giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Nếu không có đất thì con người không có
nơi sinh sống và sẽ không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, một quá trình lao
động nào và không thể có sự tồn tại của loài người.
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau: Là
nơi cư trú của con người. Trên mặt đất con người xây dựng nhà ở, thành phố,
làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó. Hiện nay, mọi hoạt động của con
người đều dựa vào đất và đều tiến hành trên mặt đất. Nếu không có đất, chúng ta
không có chỗ để xây nhà, không có chỗ để thực hiện các sinh hoạt thiết yếu của
con người, không có chỗ để sản xuất, kinh doanh và con người sẽ không thể tồn
tại. Con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất để phục vụ
cho cuộc sống của con người. Như: xây dựng khu quân sự, doanh trại quân đội,
kho lương, đạn dược… sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh; xây
dựng trụ sở cơ quan, tổ chức sự nghiệp để phục vụ mục đích quản lý hành chính;
xây dựng các công trình giao thông, đường xá, trạm, bến để phục vụ nhu cầu đi
lại; xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất, khu công nghiệp để sử dụng vào sản
xuất hàng hoá, cung cấp đồ dùng, vật dụng; xây dựng trung tâm thương mại,
chợ, siêu thị để phục vụ hoạt động trao đổi hàng hoá, giao thương; xây dựng
công viên, khu vui chơi, giải trí, khu luyện tập thể dục, thể thao để đáp ứng nhu
cầu thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khoẻ; đất để xây dựng trường học, bệnh
viện, nghĩa trang… Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá đối với con người,

cung cấp các loại quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây
dựng (cát, sỏi, đá, gạch, làm đồ gốm) [4].
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật
chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đất phi nông nghiệp và
cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất
để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước, là nguồn lực cơ bản để
tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, đưa nước ta trở thành nước
có nền công nghiệp phát triển.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo
Quyết định số 1467/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích
5


đất đai năm 2013, thì tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 tổng diện tích nước ta
là 33.096.731 ha, trong đó đất phi nông nghiệp chiếm 3.796.871 ha (có 1785.8
nghìn ha đã được giao và cho thuê). Cụ thể, việc sử dụng đất phi nông nghiệp
như sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của cả nước tính đến
01/01/2014
Đơn vị tính: nghìn ha
Loại đất

Diện tích

Trong đó:
Đất đã giao
và cho thuê


Đất phi nông nghiệp

3.796.8

1.785.8

Đất ở:

702.3

696.8

- Đất ở tại nông thôn

558.4

555.5

- Đất ở tại đô thị

143.8

141.2

Đất chuyên dùng:

1.904.5

904.7


- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

19.3

19.0

- Đất quốc phòng

291.2

290.5

- Đất an ninh

51.4

51.3

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

277.7

264.7

- Đất có mục đích công cộng

1.264.8

278.9


Đất tôn giáo, tín ngưỡng:

15.2

15.0

- Đất tôn giáo

9.6

9.5

- Đất tín ngưỡng

5.6

5.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

101.9

91.7

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:

1.068.4

74.6


- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối

766.5

10.9

- Đất có mặt nước chuyên dùng

301.8

63.7

Đất phi nông nghiệp khác

4.3

2.7

(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Qua bảng trên ta thấy: Đất phi nông nghiệp hiện có so với tổng diện tích
đất tự nhiên vẫn chưa nhiều, nhưng phần lớn đã đưa vào sử dụng để phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
6


2.2.2 Vấn đề về hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
sử dụng đất
2.2.2.1. Về hiệu quả sử dụng đất
Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ

sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng: quy luật tiết kiệm thời gian là quy
luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi
hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát
triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng
cao đời sống con người qua mọi thời đại.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần được xem xét cả về
phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ
giữa hai đại lượng đó.
Kinh tế sử dụng đất: Với một diện tích đất đai nhất định cho ra một khối
lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao
động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
- Hiệu quả xã hội
Hiệu quả về mặt xã hội của sử dụng đất phi nông nghiệp chủ yếu được xác
định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất phi nông nghiệp,
thu nhập bình quân trên đầu người và bình quân diện tích trên đầu người.
- Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa
học, sinh học, vật lý... Chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của
các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân
gây nên gồm: Hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường, hiệu
quả sinh vật môi trường:
+ Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh
thái do phát sinh biến hóa của các loại yếu tố môi trường dẫn đến.
+ Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng
hóa học gữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến.
7



+ Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý
dẫn đến [3].
2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
- Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế, bao gồm các chỉ tiêu sau:
+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
+ Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng
tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng
trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất (GO) và chi phí
trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản
xuất đó: VA=GO – IC.
+ Hiệu quả kinh tế trên một đồng chi phí trung gian (IC):GO/IC; VA/IC.
+ Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GO/LĐ;
VA/LĐ.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị)
bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được
tính bằng mức độ cao, thấp.Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội, gồm các chỉ tiêu:
+ Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người.
+ Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.
+ Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn.
+ Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân.
+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội.
- Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm các chỉ tiêu:
+ Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi hình thức sử dụng đất
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ môi trường.

2.3. Xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp trên thế giới

8


Hiện nay trên thế giới, do dân số ngày càng tăng nhanh, do đó sử dụng đất
tiết kiệm và hợp lý là vấn đề đang được quan tâm ở tất cả các nước. Đối với các
nước có nền kinh tế phát triển hiện đại, ngoài diện tích đất cho việc phát triển
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các công trình công cộng thì Chính phủ
các nước rất quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và đã có nhiều chính sách nhằm
thúc đẩy nền nông nghiệp hiện đại của đất nước. Đối với các nước kém phát
triển và đang phát triển, do yêu cầu của công nghiệp hóa,hiện đại hóa và đô thị
hóa cho nên hàng năm có một lượng quỹ đất nông nghiệp khá lớn được chuyển
đổi mục đích sử dụng. Đó là yêu cầu khách quan để phát triển các khu công
nghiệp, các khu đô thị mới nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển.
Năm 2014, thống kê rằng 32% người lao động trên toàn thế giới làm
ngành nông nghiệp. Điều đó chứng tỏ ngành nông nghiệp vẫn còn phổ biến. Tuy
nhiên, tỷ lệ làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm đi rất nhiều từ khi tiến
hành cuộc cách mạng công nghiệp hóa. Năm 2014 cũng là năm đầu tiên trong
lịch sử, lĩnh vực dịch vụ vượt qua lĩnh vực nông nghiệp, trở thành lĩnh vực có
nhiều nhân công nhất trên toàn thế giới. Sản phẩm nông nghiệp cũng chỉ chiếm
nhỏ hơn 5% tổng sản phẩm thế giới.
Việc thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải
làm đúng theo quy hoạch, hợp lý và đạt mức thu nhập bình quân cao để nâng
cao cuộc sống [14].
2.4. Nghiên cứu quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp tại một số nước trong khu vực.
2.4.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có dân số đông nhất thế giới (1,39 tỷ người – số
liệu thống kê năm 2013).Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người

Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức
cao. Trong đó nông nghiệp đã đóng vai trò quan trọng, không chỉ giải quyết tốt
các nhu cầu thiết yếu mà nó còn tạo ra cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp
hóa. Kể từ năm 1978, chính quyền đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường đã giúp
hàng triệu người dân thoát nghèo. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã
chuyển đổi từ chế độ HTX sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh
vực nông nghiệp. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ
và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Năm 1978, Trung
Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể
9


hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông
phẩm ra chợ bán tự do. Trong giai đoạn này giá trị sản lượng nông nghiệp bình
quân tăng 2,3% mỗi năm.
Năm 1980, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cố gắng kết hợp các cải tổ
kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để tăng năng suất. Chính phủ
đã theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ công xã và áp dụng
chế độ khoán độ đến hộ gia đình, cho người nông dân quyền quyết định lớn hơn
trong nghề nông. Trong thập niên này, với những cải cách hợp lý đã giúp cho
sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên hơn
10%. Thu thập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Trung
Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở
nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao
động ở vùng quê. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm
việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh
tác được. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương
thực và trở thành quốc gia nằm trong nhóm các nước sản xuất hàng đầu về lúa
gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác

có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã góp phần giúp Trung Quốc có
được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Ngay từ năm 1980, đời sống
của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990
thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của
các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá. Số lượng doanh
nghiệp ở thành phố tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
nông nghiệp. Năm 1990, các doanh nghiệp thành phố đã thu về 13 tỉ USD từ
xuất khẩu, bằng 23,8% giá trị bình quân quốc gia về ngoại tệ thu được từ xuất
khẩu.Hàng ngàn thành phố đang đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ sự
khác biệt giữa thành thị và nông thôn, và thúc đẩy hội nhập giữa thành thị và
nông thôn.
Năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các
quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân
chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm
môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích
đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa.
Hiện Trung Quốc đã ở vào giai đoạn có thể thúc đẩy xây dựng nông nghiệp
hiện đại vì đã có nhiều điều kiện thuận lợi trong đó về tổng thể đã có thể thực hiện
10


“lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”. Trong
những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng
“phát triển nóng”. Trong đó, chính sách sử dụng đất nông nghiệp đã có tác động
không nhỏ đến kinh tế, xã hội. Có thể thấy tác động chuyển dịch đất nông
nghiệp ở Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn, phụ thuộc nhiều chính sách đất
đai.Có thời kỳ chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp đã làm chênh lệch thu
nhập giữa nông thôn và thành thị tăng lên đáng kể. Cũng có giai đoạn thực hiện
chính sách cải cách thị trường nông sản, vật tư nông nghiệp đã tạo cho hàng
chục triệu lao động có việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Quá trình chuyển

dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc đã làm cho đất
canh tác của công dân giảm đi đáng kể, hiện nay diện tích đất canh tác bình quân
đầu người chỉ bằng 1/3 mức bình quân trên thế giới.Vì vậy, cần có chính sách và
giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp nhằm tạo sự hài hòa, không mất cân đối trong quá trình phát
triển của đất nước [14].
2.4.2. Nhật Bản
Trước khi trở thành một trong các nước công nghiệp hàng đầu thế giới.
Nhật Bản cũng là một nước nông nghiệp với tỉ lệ nông dân trong tổng dân số
tương đương với Việt Nam. Trước năm 1868 tới 80% dân số hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp. Từ sau 1868, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã
có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Tỉ lệ nông dân trong tổng dân số, tỉ lệ đất
canh tác so với tổng diện tích đất nước và tầm quan trọng của nông nghiệp trong
toàn bộ nền kinh tế đều giảm đi. Đây là ngành phát triển nhanh chóng và khai
thác những vùng đất bị bỏ hoang suốt thời gian dài để canh tác. Sau Thế chiến
thứ 2 các chương trình cải cách ruộng đất tạo ra những thay đổi cơ bản và rộng
khắp. Việc phân phối lại đất đai một cách mạnh mẽ đã gần như chấm dứt tình
trạng thuê đất vào năm 1949 và kết quả là khoảng 90% đất canh tác do chính
người sở hữu tự trồng cây.
Những thành công to lớn trong phát triển kinh tế đó là thực hiện chính
sách phi tập trung công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn làm cho
cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi nông nghiệp
trong thu nhập của cư dân nông thôn ngày càng cao. Nền công nghiệp hiên đại,
mức tăng nhanh của công nghiệp hóa ở Nhật Bản đã thu hút cơ bản lao động ở
nông thôn. Nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến
cho ngày càng nhiều người rời bỏ nông thôn. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ
11


làm nghề này theo thời vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Xu

hướng đi xuống này kéo dài cho tới tận nay. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng
lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%. Tuy nhiên công nghiệp đã
làm tăng chi phí chống ô nhiễm về môi trường, mặt khác phải lệ thuộc vào nước
ngoài về năng lương và nguyên liệu. Nhận thấy đường đi chưa phù hợp nên đã
chuyển sang phát triển công nghiệp quy mô nhỏ, thu hút nhiều chất xám, sử
dụng nhiều vốn.Với chính sách tiết kiệm đất đai triệt để, chính sách bảo hộ sản
xuất nông nghiệp đồng việc với hạn chế tối đa chuyển dịch đất nông nghiệp sang
đất phi nông nghiệp, cùng với các chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát
triển, nông nghiệp đã tác động môt cách tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã
hội [14].
2.4.3. Thái Lan
Thái Lan là một quốc gia có đất đai màu mỡ, diện tích đất canh tác lớn
(chiếm khoảng 40% diện tích cả nước). Sản xuất nông nghiệp của Thái Lan
trong mấy thập kỷ qua phát triển tương đối ổn định và đang có xu hướng chuyển
dịch sang cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp nhưng đóng góp của nông nghiệp
trong GDP vẫn rất quan trọng. Cách đây 30 năm có thời gian diện tích đất nông
nghiệp của Thái Lan tăng nhanh chóng. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có
đến 80% dân số Thái Lan sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có,
Thái Lan dã nhanh chóng thực hiện được ước mơ trở thành “ nồi cơm” của thế
giới. Chỉ tính trong năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo đạt 3.5 tỷ
USD. Trong những năm gần đây, diện tích đất canh tác có xu hướng giảm (hiện
nay còn 22 triệu ha). Nguyên nhân chủ yếu là do: Tốc độ công nghiệp hóa, sự
mở rộng các khu công nghiệp, giải trí; “trương nở” của các đô thị lớn và theo đó
là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương
châm phát triển bền vững khiến màu mỡ đất canh tác bị rửa thôi, xói mòn hoặc
nhiễm mặn. Như một “phản ứng dây chuyền”, diện tích đất canh tác giảm, thoái
hóa khiến người nông dân một số tỉnh không còn mặn mà với nghề nông, họ tìm
đến những thành phố lớn như Bangkok làm công nhân, làm thuê. Để sớm khắc
phục khó khăn, việc đầu tiêu là đổi mới chính sách. Các nhà hoạch định chính
sách Thái Lan lấy nông nghiệp là nền tảng cho nền kinh tế quốc dân, và không

chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông” để ổn định chính trị xã hội.
Mặc dù diện tích đất canh tác nông nghiệp của Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam
nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những
vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành
cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai và cho năng
12


suất cao. Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên không thể tiếp tục phát triển
nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó đưa công nghệ,
áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây mới
siêu năng suất, có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô
hạn. Hữu cơ hóa nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân
vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển
khai trong nhiều năm qua. Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập
khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch, dần dần đưa đất nước
phát triển theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.5. Nghiên cứu ở Việt Nam về chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp.
2.5.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
2.5.1.1 Một số chính sách đất đai ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm
nông nghiệp, đất trồng trọt và đất rừng chiếm 60% tổng diện tích lãnh thổ, tổng
giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP, nông nghiệp – nông thôn – nông dân chiếm
địa vị quan trọng trong nền kinh tế.
Từ những năm 1980 trở về trước, nước ta thực hiện quốc hữu hóa đất đai,
đẩy mạnh toàn diện tập thể hóa nông nghiệp, nông dân không được tự kinh
doanh, thiếu tính tích cực trong sản xuất, dẫn tới tình trạng cung cấp lương thực
căng thẳng. Để tránh mâu thuẫn trong kế hoạch, đầu năm 1981, Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị số 100 về khoán sản phẩm trong nông

nghiệp, chỉ thị này quyết định trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp giao đất
cho từng đội sản xuất, tổ sản xuất và bản thân người lao động sử dụng. Nhưng
do thời gian giao đất còn ngắn nên đã cản trở việc đầu tư thâm canh của nông
dân. Để giải quyết vướng mắc này tháng 4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số
10 về “Đổi mới quản lý nông nghiệp”, quyết định thực hiện chế độ khoán sản
phẩm đến từng hộ gia đình trong cả nước, cho phép nông dân tự kinh doanh,
quyền sử dụng đất từ 2 năm trước đây kéo dài đến 15 năm. Tiếp theo là luật đất
đai được ban hành năm 1987 và được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1993, năm
1998, năm 2001, và cuối cùng vào năm 2003 đã tạo cơ sở pháp lý về việc: giao
quyền sử dụng đất cho nông dân bao gồm quyền trao đổi, quyền chuyển nhượng,
quyền cho thuê, quyền thừa kế, quyền thế chấp đất đai; xác nhận bằng hình thức
pháp luật quyền sử dụng đất lâu dài và địa vị chủ thể kinh tế của nông dân; xác
định rõ nghĩa vụ của nhà nước và người sử dụng đất, có những quy định tỉ mỉ
13


đối với việc phê duyệt, cho thuê, chuyển nhượng, đấu giá quyền sử dụng đất. Từ
đó, người nông dân thật sự an tâm đầu tư vào sản xuất, khai thác được hiệu quả
của đất đai. Đến đầu năm 1998, ngoài số đất địa phương tạm thời giữ lại do nhu
cầu chung, 94% đất nông nghiệp Việt Nam đã được phân phối đến các hộ nông
dân, trên 90% số hộ đã nhận được giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất [6].
2.5.1.2. Tình hình sử dụng ruộng đất ở Việt Nam những năm sau đổi mới
Một trong những thành tựu nổi bật, khởi sắc của nông nghiệp Việt Nam
trong thập kỷ vừa qua là sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn đã thực sự
được giải phóng. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn có nhịp độ tăng trưởng khá:
giai đoạn 1986 – 2004, nông nghiệp tăng trưởng 3,905%, đặc biệt giai đoạn
1996-2000 tăng trưởng cao 4,47% là mức tăng trưởng lý tưởng để đảm bảo kinh
tế phát triển và bảo đảm an ninh lương thực của đất nước. Nhiều vùng nông thôn
bước đầu đã được đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện. Mức sống về vật
chất tăng lên và các điều kiện sinh hoạt như nhà ở của hộ gia đình gần như xấp

xỉ 99,95%. Sự biến đổi về quan hệ ruộng đất cũng đã tạo ra cơ sở và động lực
cho sự tự chủ của người nông dân và trên cơ sở đó góp phần dân chủ hóa đời
sống kinh tế-xã hội ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Nhưng bên cạnh đó
chính sách đất đai cũng làm nảy sinh những tiêu cực mới:
- Diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp và manh mún, quản lý sử dụng
kém hiệu quả.Với tốc độ tăng dân số bình quân từ năm 1990 đến năm 2004 là
1,6%/năm làm đất canh tác ở các vùng nông thôn Việt Nam ngày càng bị thu
hẹp lại. Theo Niên giám thống kê năm 2003, tổng diện tích đất đai Việt Nam
năm 2002 là 32929,7 nghìn ha, nhưng đất đã giao và cho thuê là 24519,9 nghìn
ha, chiếm tỷ trọng 74,46%. Trong đó, đất nông nghiệp đã giao và cho thuê là
9406,8 nghìn ha, chiếm 28,57% diện tích đất cả nước. Trong khi đó năm 2002
có 25,5725 triệu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Như vậy, bình
quân mỗi một nông dân có 0,3678 ha đất canh tác, thuộc loại thấp nhất thế giới.
Nếu chia bình quân đầu người cho mỗi đơn vị đất đai được sử dụng để sinh sống
thì khoảng 0,3 ha/người. Các khu vực trong cả nước đất cũng phân bổ rất manh
mún: ở đồng bằng sông Hồng bình quân đất nông nghiệp/người là 0,0585ha,
thấp nhất cả nước, kế đến là Bắc Trung Bộ 0,71 ha, Duyên hải Nam Trung Bộ:
0,0796 ha. Cao nhất là Tây Nguyên 0,282 ha, đồng bằng sông Cửu Long 0,175
ha.
-Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã và đang đựơc
triển khai trong cả nước nhưng một số nơi tiến hành còn chậm. Đây cũng là một
14


nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực đất đai. Có đến 9404,7 nghìn ha đất
chưa sử dụng (năm 2002) chiếm 28,56% diện tích đất đai cả nước, tương đương
với đất nông nghiệp đã giao và cho thuê 9406,8 nghìn ha. Trong đó, đất bằng
chưa sử dụng là 535,7 nghìn ha, chiếm 1,627% diện tích đất cả nước; đặc biệt
đất đồi núi chưa sử dụng 7136,5 nghìn ha, chiếm 21,67% diện tích cả nước; đất
có mặt nước chưa sử dụng 150,3 nghìn ha, chiếm 0,46%; sông suối 748,9 nghìn

ha, chiếm 2,27%; núi đá không có rừng cây 618,3 nghìn ha, chiếm 1,88%; đất
chưa sử dụng khác 215 nghìn ha, chiếm 0,65%.
- Các hợp tác xã kiểu cũ đến nay không còn thích hợp với nền kinh tế thị
trường cần phải có những thay đổi. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã có 17,4% số hợp tác xã tự giải thể. Trong số còn lại, 10% đã
thay đổi phương thức và nội dung hoạt động: dịch vụ hỗ trợ sản xuất cho hộ xã
viên có kết quả, 90% đang lúng túng, hoạt động cầm chừng, khoảng một nửa chỉ
tồn tại trên hình thức. Một số hợp tác xã đang là lực cản đối với sự phát triển
kinh tế hộ và xây dựng nông thôn, cụ thể trên một số mặt: thu quỹ theo đầu sào,
nhập nhằng về tài chính và công nợ, vi phạm về quản lý đất đai…
Trong những năm trở lại đây, diện tích đất nông nghiệp đã giảm sút
nghiêm trọng, đặc biệt là giai đoạn năm 2000-2006 tổng diện tích đất nông
nghiệp bị thu hồi của cả nước lên đến trên 366.000 ha, chiếm 3,9% quỹ đất nông
nghiệp, tức mỗi năm thu hồi 73.300 ha. Và việc thu hồi này đã làm ảnh hưởng
tới đời sống của trên 60 vạn hộ dân. Từ những thực trạng trên chúng ta cần sử
dụng đất đai nói chung, đất nông nghiệp nói riêng một cách hợp lý và tiết kiệm.
Sử dụng đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch
chung. Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất có hiệu
quả. Ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp, thực hiện vùng chuyển đổi đúng vùng,
hợp lý với thực trạng phát triển, khuyến khích khai hoang, tạo lập đất sản xuất
nông nghiệp [8].
2.5.2. Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp
2.5.2.1. Tình hình sử dụng đất ở
Sau năm 1954, miền bắc có nhu cầu lớn về nhà ở. Tuy nhiên, do chiến
tranh vẫn tiếp diễn, kinh tế đất nước không phát triển được, dân số ngày càng
tăng, nhu cầu về nhà ở lại còn trở nên bức xúc và làm mất cân bằng ngày càng
nghiêm trọng. Sau năm 1965, nền kinh tế phát triển hơn, hàng loạt các tiểu khu
nhà ở cao tầng ra đời đã góp phần cải thiện phần nào về nhà ở cho dân cư. Khi
cơ chế bao cấp mất dần, thì việc xây dựng nhà ở bùng nổ với tốc độ chóng mặt.
15



Dân tự cơi nới các khu ở, mở của ra mặt đường để buôn bán. Các khu ở mới
phát triển mạnh, các khu nhỏ được chia thành 40 – 50 m 2 /lô, các khu phố có xu
hướng xây dựng theo kiểu trước năm 1954, chỉ khác là trang thiết bị hiện đại
hơn. Tuy nhiên, về tổng thể nhà ở của đa phần nhân dân còn chật hẹp, số hộ có
diện tích trên 60m2 chỉ chiếm 24,2% còn lại 75,8% số hộ có diện tích nhà ở dưới
mức 60m2, quỹ nhà của quốc gia còn trong tình trạng thấp kém về chất lượng.
Từ Giai đoạn 1991 đến 2000, diện tích đất ở cả nước đã tăng khoảng 71
triệu m2 (từ 629 triệu m2 lên trên 700 triệu m2). Giai đoạn từ năm 2000 đến 2009,
cả nước đã phát triển được thêm khoảng 706 triệu m 2, với diện tích đầu người
đạt hơn 16,7m2/người (tăng gần gấp đôi so với diện tích bình quân năm 1999 là
9,68m2/người).
Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010 do Bộ tài nguyên và Môi trường
chủ trì thực hiện cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở, chiếm 18.51% tổng diện
tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước, tăng
155.250 ha so với năm 2005. Trong đó, đất ở tại nông thôn của cả nước có
495.549 ha, chiếm 82,81% tổng diện tích đất ở, tăng 124.529 ha so với năm
2005, đạt bình quân đầu người là 59,1m 2; đất ở tại đô thị có 102.879 ha, chiếm
17.19m2 tổng diện tích đất ở, tăng 30.21 ha so với năm 2005, bình quân đầu
người đạt 12m2/người. Năm 2010, tổng diện tích đất ở của cả nước là 602,7
nghìn ha, trong đó đất ở nông thôn là 496 nghìn ha (bình quân 175m 2/hộ); đất ở
đô thị là 106 nghìn ha (bình quân 280m 2/hộ). So với năm 2005, tổng diện tích
đất ở tăng lên 159,7 nghìn ha (tương đương 26,5 %), trong đó tăng chủ yếu ở đất
đô thị ( 33,842 nghìn ha, tương đương 32%). Còn trong năm 2008, đã có 51,5
triệu m2 nhà ở được xây mới, trong đó khu vực đô thị có 28,86 triệu m 2. Trên
thực tế cho thấy quỹ nhà ở, quỹ đất giành cho phát triển nhà ở không ngừng gia tăng
về cả số lượng lẫn chất lượng. Các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia lập
quy hoạch cần đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết nhu cầu về nhà ở, đất ở
dựa trên sự phát triển của dân số và chất lượng cuộc sống.

2.5.2.2. Tình hình sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991- 2013) đến nay, trên cả
nước có hơn 267 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên
70.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt được trên
46.000ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 180 khu
công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là 43.327 ha và
87 khu công nghiệp đang trong giai đoạn bồi thường giải phóng mặt bằng, xây
16


dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 26.673 ha. Tính đến đầu tháng
1/2013, Các khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được tổng cộng 4.250 triệu
USD vốn đầu tư nước ngoài. Về tình hình thu hút đầu tư trong nước, các khu
công nghiệp đã thu hút được 294 dự án với tổng vốn đăng ký 37.479 tỷ đồng và
điều chỉnh tăng vốn cho 75 dự án với tổng số vốn tăng thêm 5.305 tỷ đồng. Như
vậy, một năm qua tổng vốn đầu tư trong nước đạt được hơn 42.478 tỷ đồng. Vốn
đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khu công
nghiệp đạt gần 24 tỷ USD, chiếm 37% tổng vốn đầu tư đăng ký và vốn thực hiện
của các doanh nghiệp trong nước trong khu công nghiệp đạt 140 nghìn tỷ đồng,
chiếm 45% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có 3.300 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
và khoảng 3.500 dự án đầu tư trong nước đang được hoạt động sản xuất kinh
doanh. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp đến năm 2013 đạt khoảng 1,5 tỷ USD (dự án có vốn đầu tư nước
ngoài) và gần 65 nghìn tỷ đồng (dự án đầu tư trong nước), chiếm tương ứng
35% và 45% so với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài và các dự án đầu tư trong nước. Các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt
doanh thu từ 19 tỷ USD và 25.400 tỷ đồng, giá trị nhập khẩu 11,5 tỷ USD, giá trị
xuất khẩu 10,1 tỷ USD và nộp ngân sách gần 1,4 tỷ USD. Các khu công nghiệp
hiện thu hút được 15 triệu lao động trực tiếp. Đến nay, đã có 15 khu kinh tế ven
biển được thành lập, gồm 2 khu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng; 10 khu kinh tế

ở vùng duyên hải miền Trung; 3 khu kinh tế ở đồng bằng song Cửu Long với
tổng diện tích của 15 khu kinh tế là 662.249 ha. Trong năm 2013, các khu kinh
tế ven biển thu hút được hơn 30 dự án đầu tư nước ngoài, kể cả các dự án tăng
vốn, mở rộng sản xuất và các dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần
20 nghìn tỷ đồng. Các khu kinh tế cả nước hiện đang thu hút được gần 700 dự
án trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ
đồng. Sự phát triển của các khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần đáng kể
trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng địa phương, phát phuy được
lợi thế so với các vùng, miền, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các khu vực. Hơn
nữa nhiều dự án trong khu công nghiệp (kể cả vốn nước ngoài và doanh nghiệp
trong nước) có công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo ra sản phẩm đạt chất lượng quốc
tế, có sức cạnh tranh cao. Đến nay đã có đến trên 3/4 số khu công nghiệp trong cả
nước đã giải phóng mặt bằng, đang triển khai công trình kết cấu hạ tầng và dã
thu vốn đầu tư công nghiệp lắp đầy được gần 60% diện tích đất công nghiệp
theo quy hoạch [3].
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất của nước ta (tính đến 01/01/2014)
17


STT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
Cả nước

Tổng diện tích

Đất đã giao
và cho thuê

33.096,7


25.502,6

Đất nông nghiệp

26.822,9

23.425,4

Đất sản xuất nông nghiệp

10.231,7

10.101,9

Đất trồng cây hàng năm

6.409,4

6.357,4

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4.078,6

4.066,1

1.1.1.2


Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

41,2

29,5

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

2.289,6

2.261,8

Đất trồng cây lâu năm

3.822,2

3.744,5

15.845,3

12.589,3

1
1.1
1.1.1

1.1.2

1.2

Đất lâm nghiệp

1.2.1

Đất rừng sản xuất

7.597,9

5.907,1

1.2.2

Đấtrừng phòng hộ

5.974,6

4.592,6

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

2.272,6

2.089,5

707,8


696,8

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

1.4

Đất làm muối

17,8

17,4

1.5

Đất nông nghiệp khác

20,1

19,7

2

Đất phi nông nghiệp

3.796,8

1.785,8


Đất ở

702,3

696,8

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

558,4

555,5

2.1.2

Đất ở tại đô thị

143,8

141,2

1.904,5

904,7

19,3

19,0


291,2

290,5

51,4

51,3

277,7

264,7

1.264,8

278,9

2.1

2.2
2.2.1

Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp

2.2.2

Đấtquốc phòng

2.2.3


Đất an ninh

2.2.4
2.2.5

Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp
Đất có mục đích công cộng

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

15,2

15,0

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

101,9

91,7
18


2.5


Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

3

Đất chưa sử dụng

1.068,4

74,6

4,3

2,7

2.476,9

291,3

224,7

13,5

3.1

Đất bằng chưa sử dụng


3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

1.987,4

270,4

3.3

Núi đá không có rừng cây

264,7

7,3

4

Đất có mặt nước ven biển
(quan sát)

56,3

12,2

4.1

Đất mặt nước ven biển nuôi
trồng thủy sản


37,2

10,3

4.2

Đất mặt nước ven biển có

4,8

2,4

Đất mặt nước ven biển có
mục đích khác

14,2

1,5

rừng
4.3

(Nguồn:
[5])
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.2 cho thấy, ở nước ta diện tích đất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với diện tích là 26.822,9 ha chiếm 81,04 % diện tích
đất tự nhiên của cả nước, đất phi nông nghiệp là 3796,8 ha chiếm 11,47 % và đất
chưa sử dụng là 2476,9 ha chiếm 7,48 %. Nhìn chung nước ta vẫn còn là một
nước nông nghiệp là chủ yếu, để thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại

hóa kết hợp với đô thị hóa thì cần phải chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp và phải khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng.

19


PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ quỹ đất tự nhiên trên địa bàn xã Bình Phú.
- Các văn bản có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất theo luật
đất đai hiện hành của xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Bình Phú.
- Phạm vi về số liệu: các tài liệu, số liệu liên quan đến quá trình chuyển
đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại xã Bình Phú, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi thời gian: từ ngày 01/7/2015 đến ngày 15/12/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Phú, huyện Thăng Bình,
tỉnh Quảng Nam.
- Tình hình quản lí Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Bình Phú, huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
- Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa
bàn xã Bình Phú giai đoạn 2013 - 2015.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc chuyển đổi mục
đích sử dụng đất và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập
- Nguồn số liệu thứ cấp: các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tế - xã hội được thu thập tại phòng tài nguyên và môi trường, ủy ban
nhân dân xã Bình Phú.
- Nguồn số liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp điều tra trực
tiếp nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.
20


3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích và xử lý số liệu
Tiến hành thống kê, phân tích và xử lý các số liệu thô bằng phần mềm
Excel đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động
và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cần thực hiện.
3.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Tham khảo các ý kiến của cán bộ địa chính, cán bộ phòng tài nguyên, các
chuyên gia có liên quan nhằm hiểu rõ them về tình hình chuyển mục đích sử
dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

21


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Bình Phú, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Bình Phú là trung tâm văn hoá - kinh tế - xã hội vùng Tây của Huyện
Thăng Bình nằm tiếp giáp với huyện Tiên Phước, cách thành phố Tam Kỳ 25 km
về phía Tây, có vị trí địa lý quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hoá xã hội. Có vị trí địa lí như sau:

- Phía Đông giáp

: xã Bình Chánh

- Phía Tây giáp

: xã Bình Định Nam

- Phía Nam giáp

: xã Tiên Sơn, huyện Tiên Phước

- Phía Bắc giáp

: xã Bình Quý

Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2672.43 ha, dân số 4.821 người, mật độ
dân số 172 người/km2 và được chia thành 20 tổ.
Trên địa bàn xã có 20 tổ sản xuất, các tổ chức trên địa bàn xã chủ yếu là
cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, dân cư phân bố
không đồng đều, tập trung nhiều ở khu vực trung tâm xã thuộc tổ 1 đến tổ 13 và
phân bố rải rác từ tổ 14 đến tổ 20. Có các tuyến ĐT 613, ĐH và tuyến đường
quốc phòng Bình Phú – Tiên Sơn chạy qua rất thuận lợi cho việc giao lưu đối
ngoại.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Nằm trong vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 810 m so với mực nước biển, có hướng thấp dần từ tây nam sang đông bắc. Nhìn
chung với đặc điểm địa hình rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí
dân cư và sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
Theo tài liệu liên quan trắc của trạm khí văn Quảng Nam, các yếu tố thời

tiết đặc trưng của khu vực như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm

: 26,5ºC
22


- Lượng mưa trung bình năm

: 2.500mm

- Tổng lượng bốc hơi hàng năm đạt trên

: 1.300 m3

- Độ ẩm trung bình

: 82%

- Gió chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính.
+ Gió mùa đông bắc: Xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau,
thường kèm theo mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất tập trung vào các tháng 10, 11.
+ Gió tây nam, đông nam: Xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 9. Từ tháng 5
đến tháng 7 có gió phơn tây nam, thời tiết nóng và khô.
4.1.1.4. Thủy văn:
Trên địa bàn xã có Hồ chứa nước Phước Hà, suối Hà Châu và kênh Phú
Ninh chảy theo hướng từ tây sang đông phục vụ cho công tác tưới tiêu và tạo
cảnh quan môi trường cho địa bàn xã.
4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra của viện quy hoạch thiết kế Bộ Nông Nghiệp năm
1978, trên địa bàn xã có các loại đất sau:
* Đất phù sa phủ trên nền cát biển (Pc): Diện tích 598 ha, chiếm 22,37%
diện tích tự nhiên. Phân bố tập trung chủ yếu ở phía Nam đường ĐH 10 và phía
Đông đường quốc phòng Bình Phú – Tiên Sơn. Loại đất này hình thành do sự
bồi đắp của phù sa và lắng đọng của các hạt trầm tích trên nền cát biển, màu sắc
thường nâu vàng đến nâu xám. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng
dày trung bình. Loại đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây
lúa và các loại cây trồng hằng năm khác.
* Đất xám trên phù sa cổ (X): Diện tích 610 ha, chiếm 22,82% diện tích
tự nhiên. Phân bố tập trung trên diện rộng từ phía Tây kênh Phú Ninh. Thành
phần cơ giới đất thịt nhẹ có lẫn nhiều hạt thạch anh, tầng đất thường mỏng. Loại
đất này hiện nay đang khai thác trồng lúa và các loại cây nguyên liệu phục vụ
công nghiệp.
* Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 1400 ha, chiếm 52,38% diện tích
tự nhiên. Phân bố nhiều ở khu vực đồi Hòn Giàng, Rừng Độn, đồng Bé. Loại đất
này hình thành do sự bào mòn rửa trôi chỉ còn lại những mẫu chất và đá mẹ. Đất
này chỉ thích hợp cho việc trồng rừng để từng bước cải tạo đất.
23


* Đất phù sa glây (Pg): Diện tích 26 ha, chiếm 0,97% diện tích tự nhiên.
Phân bố ở các sứ đồng Đồng Đùng, Nà Chiêm, đồng Trang. Thành phần cơ giới
đất từ cát pha đến thịt nhẹ, tầng dày > 100 cm. Đất có độ phì tương đối tốt, thích
hợp cho việc trồng lúa.
4.1.2.2. Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt: Hồ Phước Hà và suối Hà Châu là 2 nguồn nước mặt
chính. Nguồn nước này chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng lưu
lượng nước không ổn định thường bị khô hạn vào mùa khô.
* Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có số liệu thăm dò mạch nước ngầm,

nhưng qua khảo sát thực tế từ các giếng khoan, giếng đào cho thấy mực nước
ngầm nằm ở các độ sâu khác nhau tùy theo từng khu vực, dao động từ 4 – 6 m,
chất lượng nước không đảm bảo ở một số khu vực nguồn nước bị nhiễm phèn,
ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt trong nhân dân.
4.1.3. Thực trạng môi trường
Công nghiệp trên địa bàn xã phát triển chưa cao, mật độ dân cư thấp, độ
che phủ cây xanh cao. Nên môi trường không khí chung ít bị ô nhiễm. Riêng
trong lòng khu dân cư rác thải và nước sinh hoạt trong nhân dân chưa tập trung
đưa về nơi xử lý, nồng độ bụi, tiếng ồn, khí thải của các loại động cơ lơ lửng
trong không khí cao do hoạt động giao thông vận tải đồng thời một phần đất đai
ở đây không có thảm thực vật bao phủ nên bụi đất cuốn theo gió gây ô nhiễm
môi trường.
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
4.1.4.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế của xã là Nông nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Thương
mại Dịch vụ. Trong đó nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo thu hút khoản 60%
lực lượng lao động trên toàn xã. Trong những năm gần đây nhờ biết khai thác lợi
thế và khắc phục khó khăn, kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, phát
triển theo sản xuất hàng hóa. Một số nghành nghề và dịch vụ phát triển nhanh
như: Cơ khí, may mặc, chế biến nông sản, dịch vụ ăn uống… Nhìn chung kinh
tế xã trong những năm qua có những bước tăng trưởng đáng kể. Cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ lĩnh vực nông nghiệp sang
các lĩnh vực phi nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu cho công cuộc công nghiệp
hóa - hiện đại hóa trong giai đoạn đến.
24


4.1.4.2. Thực trạng phát triển các nghành kinh tế
a. Ngành nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, thu hút khoản 60% lực lượng lao

động. Nhờ chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển nên sản xuất nông
nghiệp trong các năm qua phát triển tương đối ổn định.
Với đặc điểm tự nhiên xã chia làm 3 khu vực sản xuất chính.
- Khu vực đất sản xuất nông nghiệp chuyên canh cây lúa: Diện tích 383
ha, nằm ở cánh đồng rộng lớn như: Đồng tổ 12, 15, 16 thôn Long Hội, đồng
giửa thôn Lý Trường….Diện tích đất sản xuất này nằm ở cách xa khu dân cư và
được tưới tiêu chủ động.
- Khu vực đất sản xuất nông nghiệp chuyên trồng cây hằng năm còn lại:
Diện tích 215 ha, đa số nằm tiếp giáp với khu dân cư và ở một số cánh đồng có
địa hình cao như Gò thiêu, Vạc Bòng, Đồng vòng, xã hương …. Diện tích đất
này đa số không được tưới tiêu chủ động.
- Khu vực đất trồng rừng sản xuất: Diện tích 440,2 ha, tập trung nhiều ở
đồi Hòn giàng, rừng độn.
+ Trồng trọt: Đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, các loại cây
trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm và cho năng suất cao như: lúa lai, dưa
hấu, bông vải, tiêu…
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đạt 4.359 tấn. Bao gồm : lúa
4.213 tấn và ngô 146 tấn.
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng năm 2014
Diện tích gieo
trồng (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Lúa

766


55

4.213

Ngô

30

47

146

Sắn

4

155,00

62

Khoai lang

41

153,59

629

Lạc


92

11,63

107



32

5,63

18

Dưa hấu

10

17,64

17.4

Cây trồng

25


×