Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

SKKN thiết kế bài học tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.68 KB, 44 trang )

“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có nhiều ưu điểm:
- Trình bày khoa học: kênh chữ rõ ràng, ngắn gọn; kênh hình chiếm khối
lượng lớn, rõ nét, hình ảnh phong phú, màu sắc đẹp, hấp dẫn.
- Nội dung các bài đọc mang tính thiết thực, gần gũi, tính hướng dẫn giao tiếp
rõ rệt, chứa đựng tình cảm cảm động hay vui nhộn, cuốn hút.
- Hình thức diễn đạt trong sáng, ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Học sinh dễ hiểu,
dễ cảm nhận và xúc động. Ý nghĩa giáo dục dễ dàng đi sâu vào tâm hồn trẻ thơ một
cách nhẹ nhàng, sâu sắc.
- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài là các yêu cầu tái hiện hay dạng gợi mở,
bộc lộ ý kiến cá nhân giúp học sinh tiếp cận và thâm nhập bài đọc từ dễ đến khó ; từ
nhắc lại, nhớ lại đến tư duy độc lập sáng tạo để có ý thức, có hành động đúng.
* Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2 hướng dẫn quy trình thông thường dạy một
bài tập đọc như sau:
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
- Giới thiệu bài
- Luyện đọc đúng
+ Đọc từng câu kết hợp luyện phát âm
+ Đọc từng đoạn kết hợp tìm hiểu nghĩa từ
+ Đọc nhóm
+ Thi đọc giữa các nhóm
+ Đọc đồng thanh
- Hướng dẫn tìm hiểu bài (đọc hiểu, trả lời các câu hỏi theo SGK)
- Luyện đọc lại và học thuộc lòng (nếu có)
- Củng cố, dặn dò.
Hầu hết các giáo viên đều dạy học phụ thuộc vào sách giáo viên, không mạnh
dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ lệch
hướng,… Vì thế, các giáo viên cho rằng:" Dạy theo sách hướng dẫn là tốt nhất". Cứ


theo cách đó thì các giờ tập đọc đều được dạy theo một khuôn mẫu, rập khuôn máy
móc, cứng nhắc. Nó có ưu điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại có nhiều
nhược điểm là xa rời thực tế, tách rời học sinh, giờ học khô khan, rời rạc. Bởi vậy,
thực tế chất lượng học sinh chưa cao, khả năng đọc, hiểu, cảm thụ hình thành ý thức
và hành động ở học sinh chưa đáp ứng thoả đáng nhu cầu phát triển của cá nhân và
yêu cầu của nhà trường và gia đình.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

1


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Bởi vậy, để tránh những lúng túng vì khó khăn trong dạy học, bởi sự mới
lạ của sách mới; giúp người dạy, người học tiếp cận và nhanh chóng quen
thuộc với toàn bộ chương trình tiểu học mới, dạy và học sáng tạo nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục tiểu học, tôi đã lựa chọn nghiên cứu môn tập đọc với
đề tài" Thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp
dạy học"
Khảo sát chất lượng học sinh lớp 2 tháng 5/2017 như sau:
Tổng số học
sinh đầu năm
22

Thích thú học
SL
7

TL%
31,8%


Tập trung
SL
10

Chưa tập trung

TL% SL
45,5% 5

Ghi chú

TL%
22,7%

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

2


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

hần 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT

Học sinh tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của cơ thể
đang phát triển. Trong đó, các cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù
hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng hoạt động mới theo chức năng của
chúng. Chức năng phát âm - tập đọc.
Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách
học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang được

phát triển.
Học sinh tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích
hoạt động, khám phá, thường độc lập, tự làm việc theo hứng thú của mình.
Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ
đều nhất nhất nghe theo; sự phát triển nhân cách học sinh tiểu học phụ thuộc
phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường tiểu
học.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt ở các lớp đầu cấp là bước đầu
đem đến sự vận động khoa học cho bộ não và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ,
đem đến những tinh hoa văn hóa, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo
đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, định hướng con đường phát triển,
hình thành nhân cách trẻ; phát triển khả năng học tập các môn học khác, là
điều kiện phát triển toàn diện học sinh tiểu học.
Nhân cách học sinh tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc quá
trình giáo dục của người thầy tiểu học mà trong đó phương tiện là nghe, đọc,
nói, viết, có được nhờ học tập đọc. Dạy học tập đọc đòi hỏi người thầy phải có
phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm sinh lý học sinh tiểu học, phù hợp
sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của
học sinh tiểu học và tăng cường giá trị giáo dục đạo đức, nhân cách trẻ.
Ngôn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ
như: Chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ - câu - đoạn - văn bản, ngữ
điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó chính là những vấn đề gắn bó với việc
dạy và học Tập đọc của thầy trò trường tiểu học.
Văn học là nghệ thuật, là tinh hoa của ngôn ngữ, là tình cảm đạo đức, lý
tưởng, tình yêu. Nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn
con người thêm phong phú, sâu sắc.
Dạy Tập đọc cho học sinh tiểu học là dạy học sinh biết đọc đúng: Tiếng, từ,
câu, chữ, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận
được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.


3


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp nghĩa là học sinh biết đọc
đúng chuẩn ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học.
Nghiên cứu về ngôn ngữ ta thấy vấn đề về ngữ nghĩa đặc biệt quan trọng,
nó là yếu tố then chốt trong quá trình dạy học Tập đọc: Nghĩa của từ, nghĩa
của từ trong văn cảnh, nghĩa của câu, đoạn, bài văn. Khái quát lên nó là ý
nghĩa giáo dục đối với học sinh. Làm sao để học sinh tiếp nhận ý nghĩa ấy một
cách tự nhiên, có cảm xúc, có sự cảm thụ cảm nhận đúng - sai, tốt - xấu, để
các em cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn học phát triển tâm hồn phong
phú. Đó là cả một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của
người thầy tiểu học. Dạy tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo càng hiệu quả
khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ và văn học.
Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là
hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc thể hiện ở 4 yêu cầu về
chất lượng của" đọc", đó là : đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và
đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều
tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là trong giải mã chữ - âm một cách sơ bộ tiếp
theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu "chìa khoá" trọng
yếu trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn: biết phát
hiện ra những yếu tốn"văn" và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu
đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với
văn bản.
Nhiệm vụ thứ hai của dạy học là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành
phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Dạy Tập đọc phải
làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc có ích lợi cho các

em trong cả cuộc đời. Đọc là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho
mình một cuộc sống đầy đủ và phát triển.
Nhiệm vụ thứ ba của Tập đọc là làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống
và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng
ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy các em biết suy nghĩ một cách
logic cũng như biết tư duy có hình ảnh… Dạy học không chỉ giáo dục tư tưởng
đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh. Dạy Tập
đọc có ý nghĩa to lớn vì nó thực hiện cả 3 nhiệm vụ : giáo dục, giáo dưỡng và
phát triển.
Như vậy, ta thấy phương pháp dạy Tập đọc nói chung và Tập đọc lớp 2 nói
riêng phải dựa trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ của môn tập đọc trong nhà
trường tiểu học: Giáo dưỡng - giáo dục và phát triển.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

4


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Tài liệu học tập của học sinh đối với môn học Tiếng Việt lớp 2 gồm SGK và
vở bài tập, song do vở bài tập Tiếng Việt ông biên soạn bài tập cho phân môn
Tập đọc nên ta chỉ xem xét Tập đọc trên SGK Tiếng Việt lớp 2.
Với tổng số 93 văn bản tập đọc được dạy - học trong 124 tiết/ 31 tuần thực
học (không kể 4 tuần ôn tập) phân môn Tập đọc lớp 2 được chia ra các mảng
với 15 chủ điểm cụ thể.
- Tiếng Việt lớp 2 - tập 1 với các bài tập đọc tập trung vào các mảng: Học
sinh - nhà trường - gia đình, với 8 chủ điểm : Em là học sinh, Bạn bè, Trường
học, Thầy cô, ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà.
- Tiếng việt lớp 2 - tập 2 với các bài tập đọc tập trung vào các mảng: Thiên
nhiên- Đất nước, với 7 chủ điểm: Bốn mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông

biển, Cây cối, Bác Hồ, Nhân dân.
(Mỗi chủ điểm được học trong 2 tuần được gọi là một đơn vị học)
Từ thực trạng lớp tôi như thế. Tôi thiết nghĩ cần giải quyết những vấn đề sau
để đều khắp cả lớp tôi say mê hứng thú học môn Tập đọc hơn.

1. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt, khéo léo.
3. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc.
4. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc
lại.
5. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2:
6. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh thông
qua tổ chức trò chơi học tập:
7. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2:

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

5


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Đổi mới phương pháp dạy học không được hiểu là máy móc là dạy học
bó buộc: phải có phiếu bài tập, phải hoạt động nhóm, phải chơi trò chơi,…
không phải là tìm ra phương pháp dạy học mới. Đổi mới phương pháp dạy học
là phát huy những ưu điểm tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống
kết hợp với các hình thức tổ chức cho học sinh học tập một cách tự lực, tích
cực nhất.

Chúng ta đều biết trong điều kiện cụ thể của mỗi địa phương, mỗi nhà
trường, mỗi lớp học đều mang những đặc thù riêng đòi hỏi người dạy học phải
vận dụng cái đổi mới vào điều kiện cụ thể cho hiệu quả. Đó mới thực sự là dạy
học đổi mới. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ dừng ở vận dụng nó đòi
hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo để có những thay đổi, để có
những giờ học mới lạ hấp dẫn, hiệu quả.
Để thiết kế bài tập đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
chúng ta phải tìm được các biện pháp dạy học theo định hướng đổi mới, phải
tìm được các hình thức dạy học đổi mới cụ thể để đưa vào kế hoạch bài học
khi thiết kế.
1. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc
Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu phù hợp. Đó
là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng diễn cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao
độ của âm thanh.
Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc bài học.
Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh mới có tình cảm,
cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. Văn bản qui định ngữ điệu đọc cho
chúng ta chứ không phải ta áp đặt ngữ điệu đọc theo chủ quan của mình vào
văn bản. Bài đọc mẫu của giáo viên phải làm sao có tình cảm sâu lắng, tâm
nhập, lây truyền tới học sinh, mở ra không gian liên tưởng, tưởng tượng cho
các em.
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt, khéo léo.
Dạy đọc, hướng dẫn học sinh phải vừa mang tính đại trà vừa mang tính
cá thể hoá. Đặc biệt, cần sử dụng triệt để ưu thế sách giáo khoa với mục tiêu
dạy hoạt động giao tiếp cho học sinh. Dùng sách giáo khoa để đọc, quan sát
tranh, phân tích tìm tòi nội dung ý nghĩa….
Bước 1 : Đọc từng câu
Học sinh đọc nối tiếp từng câu, cô giáo và học sinh cả lớp theo dõi và
phát hiện những từ học sinh đọc sai (khó đọc) để luyện phát âm. Yêu cầu học
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.


6


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

sinh đọc lại cả câu chứa từ đó để học sinh xác định đúng cách đọc trong văn
cảnh.
Chẳng hạn bài "danh sách học sinh tổ 1" lớp 2, phần ngày sinh"5-31996". Học sinh đọc năm 1996 "năm một chín chín sáu " là chưa chính xác,
nếu học sinh không phát hiện thì tôi cần nhắc nhở và đưa ra để các em luyện
đọc cho đúng " năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu", sau đó cho học sinh
đọc lại cả dòng tên học sinh có năm sinh đó.
Chú ý khi gặp lời thoại, nếu một nhân vật nói nhiều hơn một câu thì nhắc
học sinh đọc liền cho hết lời nhân vật, tránh ngắt một lời nói ra làm 2, 3 câu để
2, 3 học sinh đọc.
Ví dụ bài "Có công mài sắt , có ngày nên kim" - lời bà cụ giảng giải cho
cậu bé: " Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống
như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài."
Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp
Từng học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau đến hết bài học (với những
văn bản không chia đoạn, giáo viên có thể tự ngắt ở những điểm phù hợp để
học sinh luân phiên đọc), cả lớp theo dõi nhận xét bạn đọc về phát âm, giọng
đọc, ngữ điệu,… Tôi tổ chức cho các em luyện đọc kỹ câu dài, câu "chốt" của
bài văn để ngắt nghỉ đúng ý nghĩa của câu, đồng thời là cơ sở cho việc hiểu,
cảm thụ văn bản. Ngoài ra, có thể chọn một đoạn chính (có ý nghĩa khái quát
hoặc khó đọc) để luyện kỹ hơn, nhiều hơn.
Ví dụ: bài "Sự tích cây vú sữa"
Cần chú ý ngắt nghỉ đúng khi đọc câu văn: Cậu đi la cà khắp nơi/ chẳng
nghĩ đến mẹ ở nhà / mỏi mắt mong chờ"; "Lá một mắt xanh bóng/ mặt kia đỏ
hoe/ như mắt mẹ khóc / chờ con." đây cũng là các câu văn " chốt" của bài, nói

lên tình cảm yêu thương của ngườii mẹ.
Trong khi đọc bài, học sinh kết hợp tìm hiểu nghĩa từ với các cách như
sau:
- Dùng tranh ảnh vật thật
Nêu ví dụ, tình huống, câu chuyện nói lên ý nghĩa của từ.
- Đặt câu có từ đó để giải thích.
- Tìm từ cùng nghĩa để thay thế, từ trái nghĩa để phủ định.
- Dùng cử chỉ, động tác, cách biểu hiện để miêu tả.
-Định nghĩa từ.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

7


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Bước 3: Đọc từng đoạn theo nhóm (Đọc luân phiên các bạn trong
nhóm, do học sinh tự điều khiển)
Mục đích: Học sinh được luyện đọc tự giác, tích cực, tự nhiên, chủ động,
có thể học tập lẫn nhau.
* Lưu ý với các nhóm học sinh:
- Điều khiển để tất cả các bạn trong nhóm được đọc lần lượt
- Cường độ đọc vừa đủ nghe trong nhóm không ảnh hưởng đến nhóm
khác
- Chú ý nghe bạn đọc, phát hiện lỗi để sửa.
- Bạn đọc yếu được luyện đọc nhiều hơn, được các bạn giúp đỡ nhiều
hơn
Trong hoạt động đọc nhóm, tôi phải thường xuyên quan tâm, giúp đỡ, hỗ
trợ để các nhóm hoạt động có hiệu quả. Vài lần đầu giáo viên chọn cử nhóm
trưởng sau cho học sinh tự cử và luân phiên nhau làm nhóm trưởng để tác

động các em đều được làm quen với công việc tổ chức, được rèn luyện khả
năng nói và giao tiếp, rèn luyện thói quen mạnh dạn trước đám đông, năng
động, hào hứng học tập tích cực, hiệu quả.
Bước 4: Thi đua giữa các nhóm:
Là hình thức học sinh trình bày kết quả luyện đọc nhóm. Thi đọc tạo sự
hào hứng, phấn khởi học tập cho học sinh, là hoạt động đa dạng và phong phú
về hình thức tổ chức (có thể là đọc thuộc lòng phối hợp cử chỉ, động tác.)
- Thi tập thể: đọc đồng thanh, đọc tiếp sức, đọc theo cặp, đọc theo vai..
* Lưu ý việc đánh giá kết quả cần đảm bảo tính động viên, khích lệ coi
trọng sự tiến bộ của học sinh. Cuối cùng có bình chọn vị trí xuất sắc nhất để
đọc mẫu cho cả lớp học tập.
Bước 5 :Đọc đồng thanh
Đây là bước củng cố, đọc chung thống nhất trong cả lớp về phát âm, tốc
độ nhịp điệu, giọng điệu để những em đọc chưa chuẩn sẽ tự điều chỉnh cho
đúng và hay. Tôi hướng dẫn các em đọc vừa phải, đủ nghe không đọc to quá
gây ầm ĩ. Đọc đồng thanh chỉ nên áp dụng với các văn bản đọc có nội dung
miêu tả, truyện vui, thơ, không nên đọc đồng thanh các văn bản thông thường
(dạng hành chính) hoặc văn bản có nội dung buồn, xúc động cần giọng đọc nội
tâm, sâu lắng.

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

8


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

3. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc:
Bước 1 : Học sinh đọc thầm tự trả lời câu hỏi:
Đây là bước để học sinh chuẩn bị trước khi cùng cả lớp tìm hiểu nội

dung bài đọc, là khâu quan trọng và cần thiết để tạo cho các em thói quen tự
giác, tự lực học tập, giúp các em chủ động trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Có
thể có nhiều hình thức tổ chức hoạt động này:
- Cá nhân đọc thầm, tự trả lời câu hỏi
- Cá nhân đọc thầm, hỏi và trả lời cặp đôi với bạn
- Cá nhân đọc thầm, trao đổi hoàn thiện nội dung trả lời theo nhóm
Bước 2 : Đàm thoại trước lớp (tìm hiểu bài)
- Với hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên có thể bổ sung
thêm các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tách nhỏ câu hỏi cho phù hợp với
đối tượng học sinh. Một nội dung rất quan trọng là liên hệ, vận dụng thực tiễn
và hình thành ý thức, thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống hàng ngày. Đó
không chỉ là việc làm giáo dục tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ văn học cho học
sinh mà còn là giáo dục đạo đức, giáo dục vệ sinh môi trường, giáo dục nhân
văn … cho các em.
Ví dụ:
Sau khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài: " Mẩu giấy vụn" tôi đưa thêm
tình huống cụ thể như: Nhận xét về công tác vệ sinh của lớp ta và nêu trách
nhiệm của mình trong công tác này.
Như vậy học sinh mới có ý thức quan sát nhận xét và làm tốt hơn công
tác vệ sinh trường lớp.
Với bài " Tự thuật" có thể thêm các yêu cầu: về nhà em hãy viết tự thuật
về mình
( học sinh được làm quen với viết văn bản, chính là giao tiếp bằng văn bản)
* Chú ý: Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cần
khai thác tốt những từ " nút", câu " chìa khóa" chứa đựng nội dung ý nghĩa của
bài. Những từ, câu đó thường không được sách hướng dẫn đề cập mà phải do
giáo viên tự tìm ra qua quá trình thâm nhập, cảm nhận bài đọc. Giáo viên càng
tạo ra các tình huống hoặc dùng câu hỏi mở để học sinh liên tưởng, tưởng
tượng để hiểu được ý nghĩa của nó trong văn cảnh và "cảm" được cái nhân văn
sâu sắc, lớn lao.

Ví dụ: Trong bài " Mẹ " có câu:
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

9


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Học sinh giải nghĩa từ " giấc tròn" : giấc ngủ ngon lành đầy đặn
- Tôi gợi thêm: Nhờ đâu con ngủ ngon lành trong thời tiết nóng nực?
(Nhờ mẹ thức, mẹ quạt, mẹ ru). Em hãy tả về hình ảnh người mẹ trong khung
cảnh ấy? Như vậy học sinh có cảm xúc, xúc động và cảm nhận được tình yêu
thương sự hi sinh của mẹ dành cho mình.
4. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện
đọc lại:
Luyện đọc lại và học thuộc lòng (nếu có) là bước cuối cùng trong giờ tập
đọc, là bước củng cố kỹ năng đọc toàn bài, bước kiểm tra cuối cùng việc rèn
kỹ năng đọc của học sinh trong một giờ tập đọc. Bởi thế lúc này đọc phải thể
hiện rõ chất lượng cao. Ngoài đọc đúng, đọc trôi chảy học sinh phải bước đầu
diễn tả được bài đọc ở mức độ ngắt nghỉ đúng, giọng điệu phù hợp, thể hiện
được tình cảm, cảm xúc của bài. Đọc lại và nghe đọc lại sẽ giúp các em cảm
thụ bài sâu sắc hơn. Tăng cường cá thể hoá học sinh, phát huy khả năng và sự
tiến bộ của các em ở mức độ cao nhất, chú ý nhiều đến những học sinh kém
hơn.
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh nêu cách đọc (giọng đọc, điểm nhấn giọng, ngắt nghỉ, nhịp
điệu đọc, biểu hiện cử chỉ thái độ, ánh mắt, nét mặt)
- Học sinh thi đọc cá nhân hoặc phân vai, đọc tự chọn câu, đoạn em

thích…
- Thi đọc thuộc lòng diễn cảm (với các bài học thuộc lòng)
5. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh
thông qua tổ chức trò chơi học tập:
Trong giờ học vẫn những hoạt động ấy, các bước dạy học ấy, nếu giáo
viên biết làm cho nó hấp dẫn hơn, vui hơn thì học sinh sẽ hào hứng học, say
mê tích cực hơn, giờ học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Muốn vậy hãy làm cho
những hoạt động ấy mang tính chất của trò chơi.
Ví dụ:
* Giới thiệu bài "Gọi bạn"
Chơi trò chơi : một học sinh bắt chước tiếng kêu của dê" bê..bê.."
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

10


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Giáo viên nêu: Vì sao dê lại kêu như vậy nhỉ? Chúng mình cùng giải đáp
câu hỏi này bằng bài học "Gọi bạn" hôm nay nhé!
* Luyện đọc bài "Một trí khôn hơn trăm trí khôn"
Chồn, gà rừng, mỗi con một vật có một giọng điệu nói chuyện khác
nhau. Các con hãy đọc và thi xem ai thể hiện đúng giọng của mỗi con vật nhé!
* Tìm hiểu bài:" Quả tim khỉ"
Câu hỏi 5: Hãy tìm những từ nói lên tính nết của hai con vật. Tôi tổ chức
cho học sinh chơi trò chơi thi tìm từ : hai nhóm thi, một nhóm tìm từ chỉ tính
nết của khỉ, một nhóm tìm từ chỉ tính nết của cá sấu. Sau đó hai nhóm viết kết
quả lên bảng để thi xem nhóm nào tìm được nhiều hơn và đúng hơn.
* Củng cố bài" Tìm ngọc"
Làm động tác mô tả một hành động, việc làm của một con vật (chó, mèo,

quạ) mà em thích và giải thích. Từ đó rút ra nhận xét về nhân vật.
Như vậy, ta thấy ở bất cứ phần nào, giáo viên cũng có thể tổ chức trò
chơi học tập cho học sinh để các em hào hứng hơn, cố gắng hơn. Giáo viên có
thể lựa chọn một trong các hình thức tổ chức như:
- Sắm vai nhân vật
- Thi tìm nhanh, phân loại, xác định đúng, tìm tiếng từ, nối từ ngữ, thi
thuộc nhanh.
- Xem tranh: quan sát, phân tích, nhận xét, phát hiện kiến thức mới…
- Thao tác trên đồ vật, làm động tác thể hiện, biểu diễn…
- Rút thăm phiếu học tập với các nội dung khái quát bài, củng cố, xử lý
tình huống, liên hệ thực tế, bài tập trắc nghiệm nhanh…
Trò chơi học tập phải nhịp nhàng, ăn khớp với nội dung hoạt động học
tập của học sinh và tránh lạm dụng tràn lan.
6. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2:
Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Đúng nội dung tư tưởng, mục tiêu bài học.
- Hướng vào hoạt động giao tiếp tích cực của học sinh.
- Đảm bảo tính khoa học và vừa sức, tính phổ biến và cá thể hoá.
- Sử dụng triệt để ưu thế của SGK.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

11


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

6.1- Phần kiểm tra bài cũ:
- Đọc một đoạn văn (tự chọn hoặc theo chỉ định của giáo viên) và liên hệ
bản thân.

- Quan sát tranh trong bài, nêu ý nghĩa.
- Đọc đoạn em thích, nêu ý nghĩa.
- Đọc phân vai - em chọn bạn để đọc cùng để hỏi và trả lời câu hỏi.
- Đọc (trình bày) bài tập em làm ở nhà.
6.2 - Phần giới thiệu bài mới:
- Kể chuyện có liên quan để giới thiệu bài
- Dùng động tác, cử chỉ điệu bộ, tiếng kêu, thao tác (hát, vẽ)
- Thông qua một sự việc thực tế trong lớp, học sinh…
- Học sinh thực hiện trò chơi học tập để giới thiệu bài
- Đóng vai, mượn lời nhân vật trong bài để giới thiệu.
6.3 - Phần bài mới:
a. Luyện đọc:
- Chọn từ luyện đọc theo khả năng phát âm của lớp
- Chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện đọc
- Chọn câu, đoạn khó đọc hoặc "câu chốt" để luyện kỹ, lưu ý cách ngắt
nghỉ khi không có dấu câu (ngắt nghỉ tâm lý, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa)
- Phân công nhóm đôi, đọc và phân vai hợp lý (luân phiên nhóm trưởng
điều khiển)
b. Tìm hiểu bài:
- Bổ sung câu hỏi để học sinh trả lời theo trình tự diễn biến nội dung
truyện - bài đọc
- Bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế
- Tìm từ "chốt" để giải nghĩa theo ngữ cảnh nhằm khái quát ý nghĩa tư
tưởng bài đọc.
- Quan sát tranh, phân tích để khái quát ý nghĩa, nội dung bài học
c. Luyện đọc lại và học thuộc lòng (nếu có)
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

12



“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Chọn học sinh có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp nghe
- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp, phối hợp cử chỉ điệu bộ
- Kiểm tra và rèn đọc nhiều cho đối tượng học sinh (đánh giá nhìn vào
sự tiến bộ của từng cá nhân)
- Quan tâm đầu tư hướng dẫn nâng cao cho học sinh có khả năng phát
triển
- Luyện đọc thuộc lòng từng đoạn rồi chép lại cho thuộc cả bài
d. Phần củng cố:
Học sinh thực hiện
- Nêu khái quát nội dung ý nghĩa
- Nói một câu về chủ đề, nội dung bài học theo suy nghĩ của em
- Nêu điều em học tập được sau bài học
- Nhận xét, đánh giá về nhân vật trong bài
- Liên hệ bản thân, vận dụng thực tế
- Làm bài tập trắc nghiệm
- Làm một việc, một hành động tốt theo nội dung giáo dục của bài học
- Dự đoán tình huống câu chuyện, diễn biến tình cảm nhân vật sẽ phát
triển.
7. Thiết kế bài Tập đọc theo hướng đổi mới phương pháp dạy học và
thể nghiệm dạy học:
* Thiết kế bài học Tập đọc lớp 2 theo định hướng đổi mới phương
pháp dạy học:
Tập đọc: GỌI BẠN
A- Mục tiêu:
- Kỹ năng : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó (thuở nào, sâu thẳm,
hạn hán, khắp nẻo, gọi hoài), biết ngắt nhịp hợp lý ở các câu thơ, nghỉ hơi mỗi
khổ thơ, biết đọc toàn bài với giọng tình cảm, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm

và lời gọi tha thiết của Dê Trắng (hạn hán, lang thang, khắp nẻo, Bê! bê!)
- Kiến thức: hiểu các từ " sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo" thấy
được tình bạn cảm động, thân thương của Bê Vàng và Dê Trắng
- Thái độ: Có tình cảm yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

13


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

B- Đồ dùng dạy học:
- Cảnh hạn hán
- Một học sinh chuẩn bị bắt chước tiếng kêu của dê
- Bảng phụ chép nội dung khổ thơ 3
C- Các hoạt động dạy và học (35 phút)
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Kiểm tra kỹ năng đọc, kiến thức hiểu biết về xếp thứ tự và ứng dụng lập
danh sách của học sinh bài học (Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A).
- Đọc các cột mục trong danh sách (1 học sinh).
- Đọc số thứ tự kèm theo tên các bạn trong tổ 1, lớp 2A (1 học sinh) - trả
lời câu hỏi: Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?
- Đọc bài tập ở nhà của em (xếp tên các bạn trong tổ em theo thứ tự bảng
chữ cái).
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới (1 phút).
- Một học sinh mượn lời Dê Trắng, tôi đi tìm bạn Bê Vàng của tôi. Bạn
đâu rồi, "Bê! Bê!".
- Giáo viên: Vì sao Dê Trắng đi tìm Bê Vàng, Dê Trắng tìm bạn như thế
nào? Chúng ta sẽ biết qua bài học này nhé, bài "Gọi bạn".
Hoạt động 3: Luyện đọc (12 phút).

- Đọc cá nhân nối tiếp dòng thơ cho hết lượt học sinh, cả lớp theo dõi
phát hiện bạn đọc sai, giáo viên cho học sinh luyện lại các từ phát âm sai.
- Đọc nối tiếp từng dòng thơ lần 2.
- Đọc nối tiếp khổ thơ, tìm hiểu nghĩa các từ, sâu thẳm, hạn hán, lang
thang, khắp nẻo, giới thiệu tranh cảnh hạn hán.
....

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

14


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 4: KẾT QUẢ
Nhờ sự lựa chọn các phương pháp trên, biết sử dụng khéo léo các phương
pháp trong quá trình dạy học tập đọc, tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các
em đã có hứng thú trong học tập, học sinh đọc bài to, rõ, trôi chảy, lưu loát hơn, hiểu
nội dung bài và trả lời các câu hỏi trong bài tập đọc nhanh hơn. Vì vậy kết quả cụ
thể đạt được qua khảo sát giữa HKII như sau :
Tổng số học
sinh đầu năm
22

Thích thú học
SL
18

TL%
81,8%


Tập trung
SL
4

Chưa tập trung

TL% SL
18,2% 0

Ghi chú

TL%
0%

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

15


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phàn 5: KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp:
Từ kết quả thu được, qua sự chuyển biến của từng đối tượng học sinh lớp tôi.
Cho phép tôi khẳng định rằng: Muốn học sinh cả lớp hứng thú trong học tập, học
sinh đọc bài to, rõ, trôi chảy, lưu loát, hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi trong
bài tập đọc nhanh đòi hỏi tất cả giáo viên dạy lớp 2 phải tâm quyết với nghề, luôn sử
dụng tốt các biện pháp dạy học sau:


1. Đọc mẫu bằng tâm hồn văn học và âm nhạc
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc một cách linh hoạt, khéo léo.
3. Tạo tình huống mở để học sinh tìm hiểu bài đọc.
4. Phát triển khả năng đọc diễn cảm của học sinh trong khâu luyện đọc
lại.
5. Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2.
6. Xây dựng không khí học tập hào hứng, tích cực cho học sinh thông
qua tổ chức trò chơi học tập.
7 - Giới thiệu một số hình thức đổi mới trong dạy Tập đọc lớp 2.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:

- Gây hứng thú, kích thích trí tò mò, tạo không khí hào hứng sôi nổi, say
mê học tập; học sinh hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo, hiệu quả, nâng cao
chất lượng học tập
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh, bồi dưỡng tình cảm,
thái độ hành động ứng xử đúng đắn trong cuộc sống, phát triển tối đa khả năng
học tập của các em, phát hiện, khơi nguồn học sinh có năng khiếu môn Tiếng
Việt
- Thiết kế Kế hoạch bài học mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học
là mang đến những điều mới, phù hợp với thực tế khả năng học tập năng động
của học sinh thời đại mới. Tôi mong muốn được sự ủng hộ, giúp đỡ của các
bạn đồng nghiệp.

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

16


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Lê A, Thành Tị Yên Mĩ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí: Phương pháp
dạy học Tiếng Việt - NXBGD 1994
2 - Hoàng Hoà Bình - Dạy Văn cho học sinh tiểu học - NXB GD 1997
3 - Nguyễn Huy Bình - Dạy văn dạy cái hay, cái đẹp - NXB GD 1983
4 - Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng - Đổi mới nội dung và phương
pháp giáo dục ở tiểu học - NXB GD 1998
5- Phạm Minh Hạc ( chủ biên) - Tâm lí học - NXB GD 1993
6 - Đặng Hiển - Dạy văn , học văn - NXB Đại học sản phẩm 2005
7 - Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh - Giải đáp 88 câu hỏi về dạy học
Tiếng Việt ở tiểu học - NXB GD 2000
8 - Lê Phương Nga - Dạy tập đọc ở tiểu học - NXB GD 2001
9 - Hà Thế Ngữ( chủ biên) - Giáo dục học - NXB GD 1991
10 - Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 - Chương trình tiểu học hiện hành
11- Chương trình tiểu học - NXB GD 2002

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

17


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Để thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử
dụng tiếng việt nhằm giúp học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường họat
động của lứa tuổi . Trên cơ sở đó trong chương trình tiểu học mới đã lấy nguyên tắc
dạy giao tiếp, dạy thông qua giao tiếp làm định hướng cơ bản. Bởi giao tiếp là hoạt
động quan trọng để phát triển xã hội. Có nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau,
nhưng ngôn ngữ vẫn là phương tiện giao tiếp nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết,

công tác giữa các thành viên trong xã hội. Trong ngôn ngữ mỗi hành vi đều có thể
được thực hiện bằng 2 hình thức là cơ bản nhất và quan trọng nhất vì nó là hoạt
động trao đổi tư tưởng, tình cảm khẩu ngữ ( nghe, nói ) và bút ngữ ( đọc, viết ).
Chính vì lẽ đó mà trong môn Tiếng Việt ở tiểu học giáo viên là người giúp học sinh
có kĩ năng đọc đúng và viết đúng chính tả. Song so với kĩ năng nghe và đọc thì kĩ
năng nghe, viết của học sinh là một vấn đề luôn được mọi người quan tâm.
Vào đầu năm học 2017 – 2018, tôi được phân công dạy lớp 2/ 1 với sĩ số là
23 học sinh. Qua khảo sát thực tế phần đông các em sai rất nhiều lỗi chính tả, mà
nguyên nhân chính vẫn là do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương; do
không hiểu đầy đủ về các quy tắc chính tả và nội dung ngữ nghĩa của các từ.
Chắc rằng nhu cầu về chính âm tiếng việt vẫn được đặt ra và vẫn cần phải
giải quyết càng sớm càng tốt. Song hiện tượng phương ngữ vẫn sẽ tồn tại vì nó là
một thực tế và thực tế ấy đã , đang và sẽ diễn ra hằng ngày trong gia đình, ngoài xã
hội ( trong nhà trường, trên các phương tiện thông tin …). Vậy cái cần giải quyết là
khắc phục những lỗi do phương ngữ tạo ra trên cơ sở nắm vững đặc điểm của nó.
Còn đối với những thiếu hụt trong kiến thức về chính tả và ngữ nghĩa tiếng việt thì
phải học, trước hết là học các “ mẹo luật” chính tả. Nhưng để giúp các em có kiến
thức cơ bản, chắc chắn , để có những kĩ năng viết thành thạo không sai lỗi chính tả
đó là một vấn đề vô cùng cần thiết. Vì thế tôi chọn đề tài “Giúp học sinh học tốt
môn chính tả ở lớp 2”.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

18


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phân môn chính tả có một vị trí rất quan trọng ở bậc tiểu học. Do vậy nó được
bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy riêng trong khi ở bậc trung học cơ sở
không có.

Chính tả ở tiểu học có hai kiểu bài đó là chính tả đoạn bài và chính tả âm vần.
Nội dung các bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có âm vần , thanh
dễ viết sai chính tả. Thời gian giành cho bài tập không nhiều so với chính tả đoạn
bài, song việc rèn kĩ năng qua bài tập có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh. Vì qua đó
các em được rèn luyện để tránh được viết sai chính tả. Đồng thời hình thành các kĩ
năng kĩ xảo cho học sinh thông qua bài viết và bài tập thực hành.
Điều tra số liệu khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Tổng số học
Hoàn thành
Hoàn
Chưa hoàn
Ghi chú
sinh đầu năm tốt
thành
thành
SL
TL
SL
TL
SL TL
23
4
17,4
14
60,9 5
21,7
Phần 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Trong quá trình dạy và học, phân môn chính tả rất quan trọng. Bởi chính tả
rèn kĩ năng viết, nghe, đọc qua chữ viết đúng, đẹp của giáo viên còn bồi dưỡng tình
yêu Tiếng Việt , hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng giàu đẹp của Tiếng Việt.

Do đó viết đúng chính tả là việc cần thiết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
viết. Việc hình thành cho học sinh kĩ năng viết đúng chính tả là vấn đề bức xúc và
khó khăn. Vì vậy tôi nhận thấy rằng dạy chính tả phải xuất phát từ tình hình thực tế
mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng vùng, miền để giáo viên có hướng lựa chọn nội
dung giảng dạy sao cho phù hợp đối với học sinh lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó
phần lớn cũng phải phụ thuộc vào sự nhận thức , có ý chí phấn đấu, kiên trì nhẫn
nại của mỗi học sinh.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở lớp 2 tôi nhận thấy các em thường viết
sai rất nhiều các phụ âm đầu như : ng, ngh, gh, g, gi, d, x, s, … , âm cuối : ng, t, c,
… vần khó và dễ lẫn : uênh, uêch, uya, ac, at, ut, uc … , lỗi do phát âm của địa
phương như lẫn lộn dấu thanh , tiếng : dễ / dể ; uống sữa / uống sửa ; man/ mang;
ngát / ngác; mặn / mặng … Ngoài ra các em còn không hiểu nghĩa một số từ. Do vậy
viết đúng đó là việc làm cần thiết và là giai đoạn then chốt trong quá trình hình
thành cách viết đúng chính tả cho học sinh.
Từ thực trạng lớp tôi như thế. Tôi thiết nghĩ cần giải quyết nhũng vấn đề sau
để đều khắp cả lớp tôi viết chính tả đúng hơn, ít sai sót hơn..
1. Chuẩn bị bài ở nhà.
2. Phần bài mới.
3. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả.
4. Bài tập chính tả.
5. Tổ chức dạy học.

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

19


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

Để giúp học sinh học tốt phân môn chính tả giáo viên phải lựa chọn và phối
hợp các hình thức tổ chức học tập khác nhau trong lớp học để tạo nên sự mềm dẻo,
linh hoạt và sinh động cho quá trình dạy học, đồng thời giáo viên có thể sử dụng
nhiều biện pháp và phương pháp dạy khác nhau nhất là phần bài tập. Từ đó tạo cơ
hội cho học sinh đều được tham gia vào hoạt động học tập, tạo cho học sinh cách
làm việc tập thể theo nhóm, cách chủ động tự tin trình bày ý kiến cá nhân từ đó tạo
nên môi trường học tập thuận lợi cho học sinh. Ngoài việc giáo viên cung cấp từ
khó, giải nghĩa từ , phân tích từ, học sinh còn phải tự tìm hiểu từ cùng nghĩa, trái
nghĩa để có thể viết đúng. Từ đó phát huy được khả năng hiểu biết của từng học
sinh. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để tiết học thêm phong phú và
khắc sâu kiến thức.
Để tiết học đạt kết quả cao trước hết tôi yêu cầu học sinh :
1. Chuẩn bị bài ở nhà
- Bước đầu giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà bằng cách yêu cầu
các em đọc lại bài nhiều lần, viết những từ khó ra bảng con. Hầu như bài chính tả
nằm ở bài tập đọc nên tiết tập đọc giáo viên cần chú trọng luyện đọc cách phát âm,
mở rộng từ cần hiểu nghĩa , từ đó đến tiết chính tả học sinh sẽ viết đúng hơn.
- Truy bài đầu giờ : Những buổi có tiết chính tả nhóm trưởng của các nhóm
đọc các từ khó cho các bạn viết bảng con, khi vào tiết học sẽ khắc sâu kiến thức hơn.
- Ở phần kiểm tra : Giáo viên đọc lại những từ mà ở bài trước học sinh mắc
lỗi nhiều và các từ ở phần bài tập cho học sinh viết bảng con. Sau đó giáo viên kiểm
tra xem có sửa lỗi không.
2. Phần bài mới
- Giáo viên đọc mẫu, nêu câu hỏi để học sinh nhớ lại nội dung của bài viết.
Cho học sinh tự nêu từ khó để cả lớp cùng phân tích và so sánh với những tiếng dễ
lẫn lộn, nhấn mạnh ở những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

20



“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Ví dụ : Từ gay gắt
gay = g + ay
gắt = g + ăt + thanh sắc
Không được lẫn lộn với từ gai gắc
Do phương ngữ của từng miền khác nhau nên cách phát âm đôi khi chưa
thống nhất với chữ viết học sinh cần nắm vững nghĩa của từ khó.
Ví dụ: Học sinh đọc “suy nghỉ” nhưng viết “suy nghĩ” nên giáo viên giúp học
sinh cần hiểu “nghỉ” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ” là tính toán điều
gì đó. Vì vậy phải viết “suy nghĩ ”.
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập đọc,
Tập làm văn…nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả khi mà học
sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng.
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh
đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ),
tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh
ảnh… với những từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để
giải nghĩa từ.
• Về âm chính:
Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ oe/ eo: mạnh khẻo
+ iu/ iêu: chìều chuộng
+ ip / iêp: típ theo
+ ui/ uôi: đầu đui
+ uôm / ươm: cánh bườm
• Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ at/ ac: đồ đạt

+ an/ ang: hoa lang
+ ăt/ ăc: mặt quần áo
+ ăn/ ăng: khăng quàng
+ n/ ng: kỉ càn, bàng ghé
+ t/ ch: chênh lệt
+ n/ nh: lên đên
+ t/ c: thân thiếc
+ uôn/ uông: mong muống
+ uôt/ uôc: trắng muốc
+ ươn/ ương: con lương
+ ươc/ươt: lần lược
Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm
cuối n / ng / nh; t / c / ch. Mặt khác còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch / tr; s/ x;
d/ gi; v/ d, phát âm không phân biệt được thanh hỏi, thanh ngã.
3. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả:
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

21


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Ngay từ lớp 1, các em được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các
âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê. Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp
thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như sau :
- Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu
bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam,
sán, sầu riêng, so đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sị, sĩ, sứa, so sậu, sư tử…
- Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật
đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chĩnh,

chuơng, … chuột, chĩ, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện,
chèo bẻo, chìa vơi…
- Luật hỏi - ngã
Nếu các từ giống nhau về phụ âm đầu, yếu tố đứng trước mang thanh huyền,
nặng, ng là âm cuối thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã.
Ví dụ:
+ Huyền + ng : sẵn sàng, vững vàng…
+ Nặng + ng : mạnh mẽ, vội vã
+ Ng + ng : nhõng nhẽo, dễ dàng…
Nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang
thanh hỏi (hoặc ngược lại ).
Ví dụ:
+ Ngang + hỏi : vui vẻ, trong trẻo…
+ Sắc + hỏi : mát mẻ, vất vả…
+ Hỏi + hỏi : lỏng lẻo, thủ thỉ…
- Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết cần rõ ràng, tốc độ đọc vừa phải.
- Cho học sinh tự bắt lỗi chéo
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh để phân ra các nhóm như : viết chậm,
viết không cẩn thận, viết đẹp, viết sai chính tả để nhận xét lưu ý đến học sinh, để rút
kinh nghiệm cho các bài sau.
- Những em viết sai cần sửa lại cho đúng ở cuối bài. Điều này giáo viên phải
nhắc nhở thực hiện liên tục, thường xuyên để khắc phục lỗi chính tả.
- Ngoài viết đúng học sinh còn phải viết đẹp, đúng mẫu. Giáo viên có thể kết
hợp với môn tập viết. Như vậy mỗi học sinh phải có 1 cuốn vở để luyện viết.
4. Bài tập chính tả:
Có rất nhiều dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập tận dụng
các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi
bài tập, giáo viên giúp các em rút ra các qui tắc chính tả để ghi nhớ.
Ví dụ
a/ Bài tập lựa chọn:

Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
 Em thích nghe kể…………hơn đọc……… ( truyện, chuyện ).
 Quê hương là con ………..biếc ( dìu, diều).
Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

22


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

 Bác ba đang ……….. xe đạp. ( sửa, sữa )
b / Bài tập điền khuyết:
Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
 d, r hoặc gi : …án cá, ….ễ….ãi, trang .... ấy, ... ậy sớm
 s hoặc x :…. ào ….ạc,….a….ôi,…., đơn….ơ.
 ươn hoặc ương : s……mù,cá…………..,vấn v………….
 ât hoặc âc : gió b….., thứ nh……,quả g….., ph….. cờ
 iu hoặc iêu: th…đốt, thả d…, gió h…h…, buồn th….,
c / Bài tập tìm từ:
* Tìm các từ chứa có vần “ ươt ” hoặc “ ươc ”có nghĩa như sau;
 Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: …………
 Thi không đỗ : ……………
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:
 Cây trồng để làm đẹp : …….
 Khung gỗ để dệt vải : ………
 Trái nghĩa với từ thật thà : ……..
 Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố : ………
*Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh hỏi: ………
*Tìm các từ ngữ chỉ đồ vật có thanh ngã: ………
* Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho học sinh biết xây dựng cái đúng, loại bỏ

cái sai. Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ xảo chính
tả.
5. Tổ chức dạy học :
Ở phần này, giáo viên cần lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp đối tượng
học sinh và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm tạo hứng thú, phát huy tính
tích cực chủ động của học sinh.
Ví dụ : Tổ chức nhóm lớn, nhóm đôi, thi tiếp sức, làm cá nhân
Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên quan sát đôn đốc, phát hiện những
bài làm sai để tổ chức cho học sinh nhận xét và sửa chữa. Giáo viên tổng kết ý kiến
và chốt lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ.
Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng thú cho
các em say mê học tập.

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

23


“Thiết kế bài học Tập Đọc lớp 2 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

Phần 4: KẾT QUẢ
Nhờ sự lựa chọn các phương pháp trên, biết sử dụng khéo léo các phương
pháp trong quá trình dạy học chính tả, tôi nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Các
em đã có hứng thú trong học tập, số lỗi sai trong bài viết không đáng kể ( từ 5 – 6 lỗi
là nhiều nhất) , chữ viết ngày càng đẹp hơn nhờ các em đã nắm vững quy tắc, mẹo
trong chính tả, biết cách phân tích và hiểu nghĩa của từ khó. Vì vậy kết quả cụ thể
đạt được qua kiểm tra cuối HKI như sau :
Tổng số
học sinh
23


Hoàn thành
tốt
SL
TL
10
43,5

Hoàn
thành
SL
TL
13
56,5

Chưa hoàn
thành
SL TL
0
0

Ghi chú

Giáo viên: Trần Thị Thu Hà – Trường Tiểu học Bình Trinh Đông – Tân Trụ – Long An.

24


Thit k bi hc Tp c lp 2 theo hng i mi phng phỏp dy hc.


Phn 5: KT LUN
3. Túm lc gii phỏp:
T kt qu thu c, qua s chuyn bin ca tng i tng hc sinh lp tụi.
Cho phộp tụi khng nh rng: Mun hc sinh c lp vit ỳng chớnh t mt cỏch, t
tin hn v chớnh xỏc hn, ũi hi tt c giỏo viờn dy lp 1 phi tõm quyt vi ngh,
luụn s dng tt cỏc bin phỏp dy hc sau:
a. Chun b bi nh.
b. Phn bi mi.
c. Giỳp hc sinh ghi nh mo lut chớnh t.
d. Bi tp chớnh t.
e. T chc dy hc.
4. í ngha ca sỏng kin kinh nghim:
Qua hc kỡ I xõy dng v thc hin ti. Tụi nhn thy hc sinh lp tụi cú
nhng bc tin b rừ rt. ti c hon thin hn na tụi cn phi ra
nhng bin phỏp thit thc hn giỳp hc sinh khụng cũn vit sai, t tin hn trong
gi hc chớnh t. Bờn cnh ú cũn hng cho hc sinh khụng nhng vit ỳng, lm
tt cỏc bi tp m cũn rốn cho cỏc em gi v sch, ch p cú th tham gia cỏc
cuc thi vit ch p cỏc cp v t kt qu cao.
ẹe ti ny ủửụùc aựp duùng trong sut nm hc i tng l hc sinh
lp 2 v nht l hc sinh cha hon thnh tt c cỏc trng tiu hc trong ton
huyn Tõn Tr.

Giỏo viờn: Trn Th Thu H Trng Tiu hc Bỡnh Trinh ụng Tõn Tr Long An.

25


×