Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm đó ở Thừa Thiên Huế hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.77 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

THÁI THỊ KHƢƠNG

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ
PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM ĐÓ Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY

Ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 9 22 90 02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2018


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC HIẾU

Phản biện 1: GS.TS. Trần Văn Phòng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Viết Thông
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trọng Tuấn

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
Vào hồi… … giờ……phút, ngày ………tháng……… năm 2018


Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển con người Việt Nam luôn là vấn đề trọng tâm trong chính
sách của Đảng và Nhà nước ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta luôn
nhất quán mục tiêu: con người là trung tâm của sự phát triển, là mục tiêu
đồng thời là động lực của sự phát triển đất nước. Với quan điểm con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hoá bằng các chính sách, thể hiện
trong các văn kiện Đại hội của Đảng, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân trong một môi trường xã hội lành mạnh. Đường lối quan
điểm của Đảng và nhiều chủ trương chính sách, giải pháp phát triển con
người Việt Nam; vấn đề phát triển con người toàn diện, cả về trí lực và thể
lực, về lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa
con người Việt Nam, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển con
người tự do và toàn diện, đã được Đảng ta kiên trì thực hiện trong suốt nhiều
thập kỉ qua. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đường lối đổi mới đã tạo ra những cơ hội, thách thức và điều kiện mới cho
sự phát triển con người, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có chiến lược phát
triển con người, chiến lược phát triển nguồn nhân lực với vai trò là vấn đề
trung tâm của chiến lược phát triển, nhằm hướng đến phát triển con người
bền vững.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) với quan điểm
nhấn mạnh vai trò của con người trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội
đã chỉ rõ: “Mục tiêu của chính sách xã hội thống nhất với mục tiêu phát
triển kinh tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con
người. Kết hợp hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với sự phát triển văn hoá,

xã hội..;giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân. Coi phát

1


triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện
tốt các chính sách xã hội là động lực phát triển kinh tế”.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta không đơn giản chỉ
là công cuộc xây dựng kinh tế, mà chính là quá trình biến đổi sâu sắc, toàn
diện mọi mặt của đời sống xã hội, nhằm đưa xã hội phát triển lên một trạng
thái mới về chất. Đáp ứng yêu cầu đó, trước hết cần phải có chính sách, hành
động cụ thể vào việc phát triển con người, phải có nguồn nhân lực mạnh về
số lượng, phát triển cao về chất lượng, là yếu tố quan trọng và đặc biệt cần
thiết đối với sự phát triển xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển con người,
tỉnh Thừa Thiên Huế đã hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng và Nhà nước vào phát triển kinh tế-xã hội và đặc biệt ưu tiên phát
triển con người. Phát triển con người trong mối quan hệ biện chứng với phát
triển kinh tế-xã hội, văn hóa tinh thần, hướng đến phát triển con người toàn
diện. Tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề về
vật chất nhằm phục vụ tốt việc phát triển trí lực cho con người, như xây
dựng và nâng cấp các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, các trường cao đẳng, đại học; đầu tư các trường học đạt tiêu
chuẩn quốc tế; xây dựng và mở rộng các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung
ương và bệnh viện quốc tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân,
nhằm nâng cao phát triển mặt thể lực cho con người. Đồng thời, mở rộng các
tua du lịch chất lượng cao, nâng cấp các khu vui chơi giải trí, các câu lạc bộ
sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhằm phát triển văn hóa tinh
thần hướng đến phát triển mặt tâm lực của con người. Ngoài ra, tỉnh còn đầu
tư mở rộng đào tạo các lớp chất lượng cao, đào tạo chuyên gia trong các lĩnh

vực giáo dục, khoa học-công nghệ, y học, nông, lâm, thủy hải sản đáp ứng
nguồn lực chất lượng cao trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội.

2


Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề phát triển con người ở Thừa Thiên Huế
vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém, nhiều hạn chế và nhiều bất cập. Trình độ dân
trí chưa cao, trình độ chuyên môn và trình độ khoa học, kỹ thuật của người
lao động còn thấp, sự chênh lệch về trình độ dân trí, thu nhập giữa thành thị
và nông thôn, miền núi với khoảng cách khá lớn. Ngoài ra, với bản tính cục
bộ địa phương, bảo thủ, không chịu cầu tiến, tự mãn, bằng lòng với số phận
vẫn còn diễn ra phổ biến và rất nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, ô nhiễm
môi trường, mất cân bằng giới tính, suy thoái về đạo đức vv… Đây là vấn đề
cản trở và thách thức rất lớn cho sự phát triển con người ở Thừa Thiên Huế
hiện nay.
Vì vậy, phát triển con người là khâu đột phá quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là vấn đề cấp bách và có ý nghĩa quan trọng
ở Thừa Thiên Huế hiện nay. Từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài
“Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con ngƣời và sự
vận dụng quan điểm đó ở Thừa Thiên Huế hiện nay” làm đề tài luận án
tiến sĩ của mình. Trên cơ sở đó, tìm ra những định hướng, giải pháp tối ưu
nhằm phát triển con người Thừa Thiên Huế hiện nay và đáp ứng mục tiêu
phát triển con người Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở trình bày hệ thống lý luận của
Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người; để từ đó làm rõ định hướng
và những giải pháp cơ bản nhằm mục đích phát triển nguồn lực con người ở
tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá tư tưởng cơ bản của C.Mác và
Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người, tiền đề lý luận cho sự

3


phát triển con người của Đảng ta.
- Trình bày quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển con
người chủ yếu trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
- Làm rõ nội dung vấn đề phát triển con người ở Thừa Thiên Huế.
- Xác lập những định hướng về lý luận và giải pháp chủ yếu trong thực
tiễn để phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở
Thừa Thiên Huế hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề phát triển con người theo quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam và vận dụng vào thực tiễn phát triển con người ở Thừa Thiên
Huế hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Nghiên cứu các công trình, tài liệu tiêu biểu, liên quan đến
nội dung phát triển con người của C. Mác, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản
Việt Nam. Bởi vì, đây là cơ sở lý luận, là nền tảng tư tưởng về con người cho
đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng ta.
+ Nghiên cứu những công trình lý luận của các tác giả tiêu biểu viết về
con người và phát triển con người trong phạm vi liên quan đến đề tài luận án
+ Về thời gian: Trước và sau đổi mới của Đảng, tập trung chủ yếu từ
năm 1986 đến nay.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu về thực trạng, định hướng và các giải pháp
chủ yếu để phát triển con người trong phạm vi tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Những số liệu được khảo cứu trong luận án về thực tiễn ở Thừa Thiên
Huế khoảng từ năm 2000 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án tiếp cận đối tượng từ góc độ triết học xã hội,

4


vì vậy, cơ sở lý luận của luận án là tư tưởng về con người của triết học Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của triết học như lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,
so sánh và đối chiếu, trừu tượng hoá, thống kê, khảo sát… để trình bày nội
dung luận án
5. Đóng góp mới và ý nghĩa của luận án
5.1. Đóng góp mới:
- Luận án đã trình bày lý luận về phát triển con người theo quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm sâu sắc hơn tư tưởng về phát triển con
người “quốc sách hàng đầu” của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá.
- Luận án đã nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến phát triển con
người ở Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những định hướng và đề xuất các giải
pháp để phát triển con người ở Thừa Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Ý nghĩa của luận án:
- Về lý luận: Luận án đã khái quát hoá hệ thống lý luận về con người và
phát triển con người của C. Mác, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đó là những khái quát để góp phần làm sâu sắc hơn, đầy đủ hơn tư tưởng triết
học về con người theo quan điểm mácxít. Nội dung luận án làm tài liệu tham

khảo cho những nghiên cứu về con người.
- Về thực tiễn: Luận án đã góp phần phát triển nguồn lực con người,
nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế,
hướng tới thực hiện mục tiêu chiến lược của Đảng ta: “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

5


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung luận án có 4 chương với 10 tiết.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ
CON NGƢỜI VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
Nghiên cứu về con người và phát triển con người là đề tài quen thuộc,
được các nhà khoa học Việt Nam cũng như thế giới nghiên cứu dưới những
lĩnh vực khác nhau, như lĩnh vực sinh học, tâm lí học, sử học, tôn giáo, luật
học, triết học, mỗi lĩnh vực khoa học nghiên cứu dưới góc độ khác nhau. Đối
với lĩnh vực triết học từ khi xuất hiện đến nay chủ yếu xoay quanh vấn đề
nghiên cứu về thế giới và con người, đặt ra nhiều vấn đề lớn cần giải quyết,
như nguồn gốc của con người, sự hình thành và phát triển con người, quyền
con người. Mỗi góc độ nghiên cứu, mỗi công trình, bài viết, đều có những
đánh giá và nhận định riêng. Có thể phân nhóm các công trình nghiên cứu
dưới các góc độ khác nhau như:
1.1. Các công trình nghiên cứu về con ngƣời
1.1.1. Các công trình nghiên cứu quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin
về con ngƣời và phát triển con ngƣời
Có thể khẳng định rằng, những nghiên cứu về con người trong giới hạn
liên quan đến chủ nghĩa Mác – Lênin, được các tác giả Việt Nam nghiên cứu,

hoặc một số tác giả nước ngoài nghiên cứu (đã được dịch ra tiếng Việt), thì rất
phong phú, với những nội dung khác nhau, khai thác dưới nhiều góc độ khác
nhau với mục đích làm sâu hơn trong nghiên cứu về con người.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề
con ngƣời và phát triển con ngƣời

6


Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người
được nhiều học giả bàn đến như là kho tàng lí luận quý báu của dân tộc Việt
Nam, nhận thức rõ tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã
vận dụng tư tưởng của Người trong quá trình lãnh đạo đất nước từ khi thành
lập Đảng đến nay.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người, là nền tảng
lí luận xuyên suốt được Đảng ta vận dụng vào xây dựng, chỉ đạo phát triển
con người Việt Nam trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về phát triển con ngƣời theo quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về con người và phát triển con người theo chủ
trương, chính sách của Đảng, luận giải về những chủ trương, chính sách,
đường lối và chiến lược phát triển con người Việt Nam nhằm hướng đến mục
tiêu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mimh. Tất cả các
công trình nghiên cứu tập trung làm rõ mục tiêu của Đang là do con người và
vì sự phát triển con người,
1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển con ngƣời ở Thừa
Thiên Huế
1.2.1. Những công trình liên quan đến con ngƣời và phát triển con
ngƣời của Tỉnh uỷ, Uỷ ban, ban ngành tỉnh Thừa Thiên Huế
Các công trình tập trung vào những kế hoạch, chương trình, chỉ đạo, chỉ

thị liên quan đến chủ trương chính sách xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế,
nhằm mục tiêu nâng cao đời sống con người, giải quyết các vấn đề an sinh xã
hội, y tế, giáo dục – đào tạo con người, hướng đến phát triển con người toàn
diện.
1.2.2. Những nghiên cứu về phát triển con ngƣời ở Thừa Thiên Huế
qua các công trình khoa học

7


Đây là những công trình làm sâu sắc hơn trong nghiên cứu phát triển con
người Thừa Thiên Huế thông qua nghiên cứu nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Thừa Thiên Huế, các đề án về xóa đói giảm nghèo, nghiên cứu về phát triển
khoa học – công nghệ, nhằm làm phong phú hơn trong nghiên cứu về con
người ở nhiều góc độ khai thác khác nhau.
1.3. Đánh giá kết quả những công trình nghiên cứu và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu
Trong bối cảnh hiện nay, khi vấn đề con người càng trở nên quan trọng,
nguồn lực con người càng được đề cao, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định
phát triển con người Việt Nam là mục đích cao nhất của chế độ ta. Chính vì
thế, đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu phải bổ sung thêm về mặt lý luận và phương
pháp luận. Trên cơ sở khảo sát thực trạng về phát triển con người ở Thừa
Thiên Huế, để đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển con người đúng
đắn, nhằm góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
trong thời gian tới.
Chƣơng 2. PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI THEO QUAN ĐIỂM CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1. Quan niệm của C. Mác và Hồ Chí Minh về phát triển con ngƣời
2.1.1. Quan niệm của C. Mác về con ngƣời và phát triển con ngƣời
Di sản tư tưởng về con người của học thuyết C. Mác là sự kết tinh của

triết học về con người, nền tảng lý luận của ĐảngCộng sản Việt Nam. Vì vậy,
dù vấn đề này rất phong phú, được nhiều nhà kinh điển bàn đến, nhưng trong
khuôn khổ của luận án, chỉ xin trình bày quan niệm của C. Mác về con người
và phát triển con người.
Con người là thực thể thống nhất của tự nhiên và xã hội
Con người là một thực thể sinh học – xã hội, có ý thức, có năng lực nhận

8


thức bản chất, quy luật vận động và phát triển của giới tự nhiên, cải biến giới
tự nhiên theo nhu cầu của mình. Qua đó, bản thân con người tự điều chỉnh
hành vi, cải biến chính bản thân con người trong hoạt động thực tiễn nhằm
hoàn thiện bản thân con người.
Bản chất xã hội của con người
Bản chất xã hội của con người được thực hiện thông qua hành động có ý
thức, có mục đích.
Quan niệm đó của C. Mác về bản chất con người là quan niệm có giá trị
to lớn, cả lý luận và thực tiễn, trở thành nền tảng lý luận cho nhiều ngành
khoa học nghiên cứu về con người; tạo cơ sở vững chắc cho quá trình giải
phóng con người thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột, nhằm giải phóng con
người, giải phóng xã hội.
Phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người
Giải phóng con người là con đường, là phương thức thực hiện đúng đắn
bản chất loài của con người. Giải phóng con người chỉ được thực hiện thông
qua hoạt động cách mạng của con người nhằm làm chủ tồn tại xã hội, làm chủ
tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do.
2.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển con ngƣời
Thứ nhất, phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người
Phát triển con người vì mục tiêu giải phóng con người, tư tưởng này

được thể hiện thông qua việc nhận thức tầm quan trọng của con người trong
tiến trình cách mạng, được Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc, muốn đem lại
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân là phải giải phóng được dân
tộc, giải phóng giai cấp và tiến tới giải phóng xã hội, nhằm xây dựng xã hội
mới, xây dựng con người mới.
Thứ hai, phát triển con người thông qua giáo dục - đào tạo
Phát triển con người thông qua giáo dục đào tạo, Hồ Chí Minh đặc biệt

9


chú trọng việc giáo dục, đào tạo con người trong việc hình thành nhân cách.
Thứ ba, phát triển con người toàn diện
Phát triển con người là một trong những vấn đề quan trọng được Hồ Chí
Minh quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Theo Người, phát triển con người trước hết là quan tâm phát triển thể lực,
tâm lực và trí lực cho con người:
Phát triển con người về thể lực
Phát triển con người về thể lực được coi là một nhiệm vụ quan trọng của
chính sách xã hội mà Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm, thực hiện. Có
sức khỏe thì con người mới thực hiện được những ước mơ, nguyện vọng và
mục đích của mình. Với ý nghĩa đó, sức khỏe được Hồ Chí Minh xem là vấn
đề sức mạnh của dân tộc.
Phát triển con người về trí lực
Một trong những tiêu chí để phát triển con người theo Hồ Chí Minh là
phát triển con người về trí lực. Đây là yếu tố đóng vai trò cơ sở nền tảng và là
bộ phận quan trọng của đời sống tinh thần, là yếu tố quyết định nhất đối với
chất lượng con người.
Phát triển về tâm lực
Một trong những vấn đề quan trọng trong việc phát triển con người đó là

mặt tâm lực. Theo Hồ Chí Minh, tâm có sáng thì trí mới bền, đó là phương
châm hướng con người vươn tới cái mới, cái hay, cái cao cả; là đặc trưng cơ
bản chỉ có ở con người.
2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con
ngƣời trong thời kỳ đổi mới
2.2.1. Thời kỳ hội nhập và phát triển - điều kiện mới cho sự phát
triển con ngƣời
. Thời kỳ hội nhập đã tạo cơ hội mới cho con người Việt Nam có cơ hội

10


phát huy sáng tạo cá nhân, lựa chọn môi trường điều kiện làm việc theo nhu
cầu của con người. Đồng thời, con người phải biết tiếp cận và vận dụng
những thành tựu mới về khoa học - công nghệ của nhân loại, con người được
sử dụng một cách tối đa lợi thế vốn có của con người.
2.2.2. Phát triển con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
phát triển
Đảng ta xác định, muốn phát triển đất nước, trước tiên phải quan tâm,
chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của con người. Con người vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển.
2.2.3. Phát triển con ngƣời gắn với phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện chiến lược phát triển con người phải coi việc bồi dưỡng, phát
huy nhân tố con người một cách toàn diện như một cuộc cách mạng - cách
mạng về con người. Chính cuộc cách mạng đó sẽ tạo ra thế hệ con người Việt
Nam có đầy đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế
- xã hội, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, giàu mạnh,
văn minh.
2.2.4. Phát triển con ngƣời trong mối liên hệ biện chứng với phát
triển văn hóa tinh thần

Phát triển con người và văn hóa Việt Nam trong điều kiện công ngiệp
hóa, hiện đại hóa là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Thời đại ngày nay, với xu
thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, với sự bùng nổ của thông tin trí tuệ,
những thành tựu của khoa học kỹ thuật kỳ diệu mà nhân loại đã đạt được, thì
việc giáo dục, đào tạo để phát triển con người có bản lĩnh sáng tạo và nhân
cách toàn diện, trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề xây dựng và phát
triển các giá trị văn hóa tốt đẹp, được đặt ra một cách cấp thiết.
2.2.5. Phát triển con ngƣời toàn diện
Đảng ta coi phát triển con người toàn diện là nhiệm vụ không chỉ có ý

11


nghĩa trực tiếp, trước mắt mà còn là nhiệm vụ chiến lược lâu dài.
Thứ nhất, về mặt thể lực
Thứ hai, về mặt trí lực
Thứ ba, phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho con người
Thứ tư, phát triển con người theo UNDP của chính phủ (quan niệm mới
về phát triển con người)
Tiểu kết chƣơng 2
Vấn đề phát triển con người đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu suốt nhiều thế kỷ qua. Đặc biệt là lý luận triết học của C. Mác, Tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con
người, hướng tới mục đích con người phát triển tự do, toàn diện.
Thứ nhất, Phát triển con người được C. Mác hướng đến là giải phóng
bản thân con người, làm phong phú bản chất con người, làm cho con người
trở thành “người” hơn. Là mục tiêu mà C. Mác phấn đấu nhằm giải phóng con
người, để đạt đến tự do, bình đẳng, bác ái.
Thứ hai, Tiếp thu tư tưởng của C. Mác về con người và phát triển con
người, Hồ Chí Minh đã thực hiện giải phóng con người Việt Nam nhằm đem

lại bình đẳng, tự do, độc lập cho tất cả mọi người, trên tinh thần đó Người đã
nhận thức sâu sắc rằng, phát triển con người chính là phát triển mọi mặt của
con người đó là phát triển con người toàn diện về thể lực, trí lực, tâm lực.
Thứ ba, Dựa trên nền tảng lý luận của C. Mác và Hồ Chí Minh, Đảng ta
đã vận dụng sáng tạo về phát triển con người theo từng thời kỳ lịch sử khác
nhau. Trước thời kỳ đổi mới yêu cầu của Đảng là phát triển con người gắn với
lao động tập thể, con người xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này, Đảng quan tâm
đến giải quyết hài hòa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân, nêu cao vai trò làm
chủ tập thể của con người, con người trí tuệ, hài hòa giữa nhu cầu vật chất và
nhu cầu tinh thần.

12


Vì vậy, phát triển con người đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của Đảng
ta, bởi vì, càng phát triển con người càng được giải phóng hơn về mặt thể lực,
trí lực, tâm lực. Nhưng vấn đề kinh tế và các phương diện vật chất mới chỉ
giải quyết được một phần nhu cầu về mặt vật chất và điều kiện sống của con
người. Cần phải tạo lập những điều kiện sống công bằng, cơ hội làm việc tốt
nhất, khả năng phát triển hài hoà về mặt tinh thần đối với tất cả mọi người, là
chiều hướng căn bản của sự phát triển xã hội nhằm thoã mãn những nhu cầu
và khát vọng chân chính của con người.
Thứ tư, Phát triển con người Việt Nam là vấn đề mang tính chiến lược và
từ lâu đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng. Đảng ta đã chỉ rõ, phát
triển con người là muốn xây dựng được mẫu hình con người trong xã hội
tương lai. Đó là con người được phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, có
khả năng nắm vững toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực tiễn. Ngày nay con
người đang dần dần chiếm lĩnh được những vị thế quan trọng, được các quốc
gia, dân tộc khai thác, đầu tư và phát triển con người. Ở Việt Nam phát triển
con người chính là đầu tư cho việc giáo dục con người và đã đặt mục tiêu giáo

dục là quốc sách hàng đầu. Muốn phát triển con người thì trước hết là phải
phát triển giáo dục. Nhiệm vụ đầu tiên là đầu tư cho giáo dục, ưu tiên phát
triển trí tuệ con người, sau đó phát triển con người về mặt chính trị, tư tưởng,
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan
dung, tôn trọng nghĩa tình. Phát triển con người là vấn đề cốt lõi, là mục tiêu
chiến lược, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên suốt mọi thời kỳ của cách mạng. Quan điểm
đó càng có ý nghĩa sâu sắc trong thời đại cách mạng công nghệ - kỹ thuật lần
thứ 4, để phát triển con người Việt Nam hội nhập với nhân loại trong nền kinh
tế tri thức.

13


Chƣơng 3. PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở THỪA THIÊN HUẾ
VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự
phát triển con ngƣời ở Thừa thiên Huế hiện nay
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Về vị trí địa lý
Thừa Thiên Huế là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,53 ha, nằm trên trục giao thông
quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan - Lào Việt Nam theo quốc lộ 9 qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, có cảng nước sâu
Chân Mây - một trong những cửa ngõ chính ra biển Đông và cảng hàng không
quốc tế Phú Bài. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai
vùng kinh tế phát triển chính của Việt Nam.
- Về địa hình, khí hậu
Thừa Thiên Huế là một dải đất hẹp với địa hình rất phức tạp và bị chia
cắt mạnh: phía Tây chủ yếu là núi, đồi (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên); là

tỉnh nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thừa Thiên Huế là tỉnh
thường xẩy ra thiên tai bão lụt. Đặc điểm nổi bật của khí hậu Thừa Thiên Huế
là lượng mưa lớn nhất cả nước: 2.700mm, có nơi trên 4.000 mm như Bạch
Mã, Thừa Lưu. Lượng mưa lớn đó lại tập trung trong một thời gian ngắn, từ 3
đến 4 tháng trong năm, chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa cả năm.
Về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế đa dạng về chủng loại:
Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên
rừng, tài nguyên về đầm phá,
3.1.2. Đặc điểm lịch sử, văn hoá - xã hội

14


3.2. Những thành quả đạt đƣợc về phát triển con ngƣời Thừa Thiên
Huế hiện nay
3.2.1. Phát triển con ngƣời Thừa Thiên Huế về mặt thể chất
Về điều kiện sống, mức thu nhập, chất lượng sống
Nhìn chung với mức tăng trưởng kinh tế Thừa Thiên Huế ngày càng cao
đã góp phần cải thiện đáng kể về mức thu nhập và chất lượng sống, cho phép
con người Thừa Thiên Huế mở rộng năng lực lựa chọn và phương tiện để con
người tiếp cận một nền giáo dục cao, môi trường sống lành mạnh, đảm bảo
sống tốt, sống khỏe, góp phần phát triển thể chất con người Thừa Thiên Huế.
3.2.2. Phát triển con ngƣời về mặt tinh thần
Đào tạo nguồn nhân lực, tiêu chí quan trọng phát triển về mặt trí lực
Đào tạo nguồn nhân lực là tiêu chí quan trọng đối với việc phát triển con
người về mặt trí lực, xét dưới góc độ thể hiện ở trình độ tri thức và trình độ
học vấn; kỹ năng nghề nghiệp và trình độ khoa học, kỹ thuật; khả năng nhận
thức; sự hiểu biết, tư duy sáng tạo, đi sâu hơn còn được biểu hiện của sự phát
triển giáo dục và đào tạo.

Về đạo đức, lối sống và giá trị văn hoá tinh thần, tiêu chí quan trọng
phát triển mặt tâm lực con người Thừa Thiên Huế
Văn hoá tinh thần là yếu tố trực tiếp tác động đến mặt tâm lực con người,
văn hoá lành mạnh, tiên tiến, mở cửa hội nhập bao giờ cũng sẵn sàng tiếp
nhận, sự phát triển, hội nhập từ bên ngoài làm cho con người có điều kiện mở
mang tri thức, phát triển trí tuệ.
3.2.3. Một số đánh giá về thực trạng phát triển con ngƣời ở Thừa
Thừa Thiên Huế hiện nay
Trong hơn 30 năm đổi mới để xây dựng và phát triển, tỉnh Thừa Thiên
Huế đã quán triệt một cách đầy đủ và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ
bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người, để hiện thực hóa

15


vào quá trình phát triển con người Thừa Thiên Huế, làm động lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ quan điểm chung của Đảng là xây dựng và phát triển con
người toàn diện, Thừa Thiên Huế đã từng bước vận dụng vào thực tiễn phát
triển con người, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội, để đạt được
những kết quả cụ thể trong nội dung phát triển con người về thể lực, trí lực và
tâm lực. Đó là điều kiện chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,
nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Thừa Thiên Huế.
Về điều kiện thực tế
Thừa Thiên Huế có vị trí giao thông thuận lợi cho giao thương, là vị trí
huyết mạch quan trọng, nối liền các tỉnh miền Bắc và miền Nam, thuận lợi
cho việc trao đổi văn hoá, học thuật, giữa các vùng trong cả nước. Thừa Thiên
Huế là một trung tâm văn hoá, du lịch lớn của cả nước. Đây là điều kiện thuận
lợi để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch, cơ sở để con người Thừa Thiên
Huế giao lưu, học hỏi các nền văn hoá lớn trên thế giới.

Một số hạn chế trong phát triển con người ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Do xuất phát từ điều kiện kinh tế thấp, nên sự đầu tư về cơ sở vật chất
chất trực tiếp cho quá trình phát triển con người chưa ngang tầm với mục tiêu,
yêu cầu đặt ra cơ sở giáo dục đặc biệt là ở các vùng miền núi, đầm phá, vùng
nông thôn đang còn lạc hậu. chưa đáp ứng những điều kiện tối thiểu cho vấn
đề học tập của trẻ em trong các cấp học từ mầm non đến phổ thông.
Các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu về khám,
chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt là ở các vùng miền núi có nhiều dân tộc ít
người, điều kiện giao thông thuận lợi.
Đây là hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ cho sự phát triển con người từ
góc độ giáo dục, y tế, đồng thời cũng chứng minh rằng do điều kiện kinh tế
còn thấp nên việc đầu tư trực tiếp nguồn lực kinh tế cho các lĩnh vực đó, tất

16


yếu chưa đầy đủ, chưa đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển con người nhất
là trong giai đoạn hiện nay ở Thừa Thiên Huế.
Trên đây là một số đánh giá chủ yếu về những thành quả đạt được,
những thuận lợi cơ bản, cũng như những hạn chế trong quá trình phát triển
con người ở Thừa Thiên Huế thời kỳ đổi mới. Nhận thức đầy đủ và chính xác
những thành tựu, thuận lợi và hạn chế trên cơ sở để Thừa Thiên Huế xây dựng
và phát triển con người theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam một
cách bền vững, có hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển con người thời đại
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, để
con người Thừa Thiên Huế vừa có tính đặc trưng về bản sắc, vừa mang những
giá trị phổ biến của Việt Nam và nhân loại.
3.3. Những yêu cầu đặt ra về phát triển con ngƣời ở Thừa thiên Huế
hiện nay
Thứ nhất, phát triển con người gắn với đặc điểm, truyền thống địa

phương
Vốn là một tỉnh có truyền thống văn hoá cố đô, do phong tục tập quán
truyền thống lâu đời, có ảnh hưởng một cách sâu sắc và rất đậm nét đến tư
duy, nhận thức và hành động của con người Thừa Thiên Huế, vì vậy phải có
quyết tâm cao biết vượt lên rào cản do sức ỳ lịch sử lâu đời để lại được kết
hợp với hoàn cảnh điều kiện mới, vì sự phát triển con người Thừa Thiên Huế
trong tương lai.. Chúng ta biết, trong truyền thống, có những giá trị tốt, có
những giá trị truyền thống đối lập với sự phát triển, trong mỗi điều kiện lịch
sử - cụ thể nhất định, trong một tỉnh mà truyền thống phong kiến và tôn giáo
(nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo) đã trở nên một giá trị bền vững, thì mỗi
người dân Thừa Thiên Huế, cần nhận thức một cách đúng đắn, khoa học
những mặt đối lập (cái tốt, cái xấu) trong bản thân mình, cũng như vận động
hướng dẫn những người xung quanh loại bỏ cái xấu, phát huy những mặt tốt

17


nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Thứ hai,, phát triển con người đồng bộ, toàn diện về cơ cấu, số lượng,
chất lượng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, rất cần thiết đào tạo con người có trình
độ chuyên môn kỹ thuật, đồng bộ cả số lượng và chất lượng, là rất cần thiết
giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm không chỉ ở trong nước mà
có thể tìm kiếm việc làm ở nước ngoài.
Thứ ba, phát triển con người gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương
Không có bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới thành công trong phát
triển kinh tế, lại không gắn với phát triển con người. Phát triển con người là
nền tảng cơ bản, tạo động lực cho việc phát triển xã hội, xem con người là
trung tâm của mọi sự phát triển, gắn việc phát triển kinh tế đi liền với công

bằng và tiến bộ xã hội, phát triển là để phục vụ mọi người dân trong xã hội,
thực hiện công bằng xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội có tác động tích cực
đến phát triển con người, nhằm nâng cao mức sống và các điều kiện chăm sóc
sức khoẻ và giáo dục. Muốn đưa Thừa Thiên Huế phát triển cùng với mục
tiêu chung của cả nước thì trước hết phải ưu tiên phát triển con người, chăm
lo đến mọi mặt liên quan đến con người.
Tiểu kết chƣơng 3
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Quy luật đó đã được phản ánh
trong thực trạng phát triển con người ở Thừa Thiên Huế, dưới ánh sáng của
chiến lược phát triển con người mà Đảng đã đề ra.
Việc vận dụng quan điểm của Đảng về phát triển con người Thừa Thiên
Huế đã đạt được những thành quả tích cực về mặt thể lực, trí lực, tâm lực,
được thể hiện qua sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập, giáo dục và chăm sóc sức
khỏe con người. Hoạt động y tế của tỉnh được đánh giá là một trong ba khu

18


vực mạnh của cả nước, trình độ chuyên môn trong khám chữa bệnh của đội
ngũ bác sỹ được đánh giá rất cao, có nhiều bác sỹ được đào tạo, tu nghiệp
nước ngoài có khả năng ứng dụng thiết bị, máy móc công nghệ hiện đại trong
khám, điều trị bệnh nhân, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong y
học được ứng dụng và đạt kết quả tích cực.
Văn hóa tinh thần được xét dưới góc độ môi trường văn hóa tác động
trực tiếp đến tinh thần của người dân, biểu hiện mặt văn hóa, đạo đức cá nhân
và cộng đồng. Phát triển con người với xây dựng và phát triển văn hóa có mối
quan hệ biện chứng. Thừa Thiên Huế có đặc trưng về văn hóa nổi bật là quần
thể kiến trúc cung đình, lăng mộ, chùa chiền, nhã nhạc cung đình Huế, ẩm
thực, văn hóa dân gian, tạo nên nét riêng về văn hóa Huế nhưng nó luôn nằm
trong dòng chảy văn hóa dân tộc.

Phát triển con người Thừa Thiên Huế là sự vận dụng có kế thừa theo
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện sự phát triển con người toàn
diện về các mặt thể lực, trí lực, tâm lực là mối quan hệ biện chứng trong sự
phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đó là những chỉ đạo của Đảng nhằm
phát triển con người Việt Nam nói chung, đồng thời đó là những nhiệm vụ mà
mỗi người dân Thừa Thiên Huế cần phải nhận thức được để vươn lên phát
triển hòa chung với mục tiêu của Đảng ta về phát triển con người.
Chƣơng 4. NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỀ
PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở THỪA THIÊN HUỂ TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
4.1. Định hƣớng chủ yếu để phát triển con ngƣời Thừa Thiên Huế
hiện nay
4.1.1. Phát triển hài hòa các quan hệ lợi ích
Phát triển con người Thừa Thiên Huế cần kết hợp hài hòa các quan hệ lợi

19


ích, bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích kinh tế và lợi ích
chính trị, văn hóa, xã hội. Về thực chất, quan hệ lợi ích là mối quan hệ giữa
người với người nảy sinh và phát triển tất yếu do chính các quan hệ sản xuất,
quan hệ kinh tế chuyển hoá thành nhu cầu đời sống của mỗi con người trong
xã hội. Trong đó, quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích có thể xem là "cốt lõi vật
chất" của các mối quan hệ xã hội của mỗi con người. Bởi lẽ, lợi ích là khâu
trực tiếp đóng vai trò quan trọng nhằm tạo nên động cơ tư tưởng thúc đẩy con
người hành động, thực hiện mục đích, thoả mãn nhu cầu của con người, khi
nhu cầu của con người càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với con người
càng cao, vì vậy, dẫn đến động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này
cũng càng cuốn hút con người, thúc đẩy con người lao vào hành động.
4.1.2. Có khát vọng vƣơn tới làm chủ cuộc sống

Để phát triển toàn diện con người Thừa Thiên Huế, mỗi người cần phải
có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, sức khỏe và lao động giỏi;
sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu tình yêu quê hương, đất nước. Để thực
hiện thành công mục tiêu phát triển con người, cần phải hướng mọi người có
khát vọng vươn tới làm chủ cuộc sống. Con người có làm chủ được cuộc sống
thì mới thực hiện được mục tiêu, ý chí, nguyện vọng khát khao vươn tới cuộc
sống ngày càng tốt đẹp hơn. Con người Thừa Thiên Huế vốn bảo thủ, khó tiếp
nhận cái mới, nếu có tiếp nhận cũng chậm hơn trong xu hướng vận động, phát
triển của xã hội. Vì vậy, cần phải có những định hướng giúp con người Thừa
Thiên Huế có khát vọng làm chủ, vươn tới tương lai phát triển tốt đẹp hơn,
tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, đồng thời giúp họ nhận thức đầy đủ và sâu
sắc về sự phát triển xã hội và phát triển con người là tất yếu hiện nay, đồng
thời, tạo cho con người một niềm tin vào xã hội, vào sự lãnh đạo của chính
quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.1.3. Đề cao năng lực trí tuệ con ngƣời

20


Bất kỳ một sự phát triển nào thì việc đề cao năng lực trí tuệ con người
cũng là yếu tố quan trọng và cần thiết. Hiện nay, phát triển con người là một
tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển của nhân loại. Con người Thừa
Thiên Huế cần phải có những năng lực toàn diện, trong đó có năng lực trí tuệ
thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
4.1.4. Có đạo đức, nhân ái, nhân văn, mang bản sắc con ngƣời Thừa
Thiên Huế
Sống trong bất kỳ thời đại nào, thì con người cũng phải có đạo đức, nhân
ái, nhân văn. Đây là giá trị tốt đẹp của con người cần được giữ gìn và phát
huy. Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Tuy

vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm
đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch
sử khác nhau. Con người Thừa Thiên Huế thừa hưởng những giá trị đạo đức,
truyền thống nhân ái, nhân văn của con người Việt Nam.
4.2. Những nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển con ngƣời Thừa
Thiên Huế trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển kinh tế với tư cách là nhân tố quyết định
để phát triển con người.
Thứ hai, phát triển giáo dục - đào tạo, cơ sở để phát triển con người toàn
diện
Thứ ba, thực hiện công bằng xã hội, cơ hội có việc làm, nâng cao thu
nhập, xoá đói giảm nghèo trên toàn tỉnh, nhằm nâng cao chỉ số phát triển con
người
Thứ tư, nâng cao nhận thức của các tổ chức chính trị - xã hội về phát
triển con người.
Thứ năm, Sử dụng nguồn lực con người hợp lý tạo động lực cho sự phát

21


triển con người.
Thứ sáu, thực hiện cơ chế dân chủ, chính sách đãi ngộ phát huy năng lực
sáng tạo của con người.
Thứ bảy, Giáo dục bản sắc nhân văn con người Thừa Thiên Huế
Tiểu kết chƣơng 4
Tóm lại, định hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển con người
ở Thừa Thiên Huế là quá trình vận động biện chứng từ lý luận đến thực tiễn.
Với những định hướng của sự phát triển con người như sự phát triển hài hòa
các quan hệ lợi ích, khát vọng vươn tới làm chủ cuộc sống, đề cao năng lực trí
tuệ, đạo đức nhân văn mang bản sắc con người Thừa Thiên Huế, sẽ là giá trị

lâu dài cho sự phát triển con người. Mặt khác, những giải pháp chủ yếu như
tiền đề kinh tế, giáo dục đào tạo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý nguồn
nhân lực, thực hiện tốt cơ chế dân chủ, giáo dục lối sống con người Thừa
Thiên Huế, sẽ là sự hiện thực hóa một cách cụ thể và sinh động định hướng
phát triển con người, chuyển hóa từ lý luận đến thực tiễn và có mối quan hệ
biện chứng thống nhất với nhau.
Mối quan hệ biện chứng từ lý luận đến thực tiễn của vấn đề phát triển
con người Thừa Thiên Huế là một quá trình thống nhất từ mục tiêu, nội dung
đến giải pháp.
Mục tiêu và nội dung của sự phát triển con người thể hiện trong các định
hướng cơ bản để hướng đến phát triển con người toàn diện, chất lượng cao, có
lý tưởng, khát vọng vươn lên làm chủ cuộc sống, có tri thức khoa học, có kỹ
năng thực tiễn và đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các giải pháp cơ bản, muốn chuyển hóa thành hiện thực sinh động, tất
yếu là một quá trình nổ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng thuận thực
thi của quần chúng nhân dân trong tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm thực hiện mục

22


tiêu phát triển con người.
Một số định hướng, giải pháp trình bày trên đây mới chỉ là phác họa cơ
bản, với hy vọng phát huy hiệu quả về phát triển con người ở Thừa Thiên Huế
trong thời gian tới. Thực tiễn xã hội luôn diễn ra phức tạp, đa dạng, nhiều
chiều, mà không một phương án nào có thể định trước được. Do đó, chúng ta
cần nhạy bén, năng động tìm con đường phát triển phù hợp và ngày càng nâng
cao vị thế con người, nâng dần chỉ số phát triển con người ở Thừa Thiên Huế,
đáp ứng nhu cầu mới mà thực tiễn đặt ra.
KẾT LUẬN

Đề tài luận án: “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển
con người và sự vận dụng quan điểm đó ở Thừa Thiên Huế hiện nay” đã giải
quyết những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, vấn đề con người và phát triển con người là đối tượng nghiên
cứu phổ biến, có ý nghĩa quan trọng nhất trong triết học xã hội. Đặc biệt,
dưới ánh sáng lý luận của tư tưởng C. Mác, Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, thì tư tưởng phát triển con người và vận dụng tư
tưởng đó vào thực tiễn Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế càng có vai trò
quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bản
thân con người.
Thứ hai, dù trong bất cứ giai đoạn nào của lịch sử xã hội Việt Nam, con
người luôn tồn tại với tư cách là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
Thứ ba, phát triển con người là vấn đề quan trọng nhất của tỉnh Thừa Thiên
Huế hiện nay. Theo quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về phát
triển con người, tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận dụng, sáng tạo dựa vào tình
hình thực tế.
Thứ tư, định hướng để phát triển con người ở Thừa Thiên Huế, trong

23


×