Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ KIM LÀI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ KIM LÀI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
TẠI TỈNH PHÚ YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế phát triển

Mã số:

60 31 01 05

Quyết định giao đề tài:


447/QĐ-ĐHNT, ngày 10/5/2017

Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:

21/03/2018

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ CHÍ CÔNG

ThS. LÊ TRẦN PHÚC
Chủ tịch Hội Đồng
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú
Yên’’ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử
dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Lài

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Nha
Trang đã tâm huyết, tận tình giảng dạy, truyền đạt truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức
và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy giáo
TS. Lê Chí Công và Th.S Lê Trần Phúc đã nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và
các cơ quan liên quan tỉnh Phú Yên đã dành thời gian quý báu, giúp đỡ, hỗ trợ, đóng
góp ý kiến và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu.
Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, giúp
đỡ tôi an tâm công tác và hoàn thành luận văn này./.
Nha Trang, ngày 26 tháng 03 năm 2018
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Lài

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ..............................................................................xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................................14
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN ...............................................18
SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI.............................................................................18
1.1. Du lịch và khách du lịch ......................................................................................... 18
1.1.1. Du lịch .............................................................................................................18
1.1.2. Khách du lịch ..................................................................................................18
1.2. Sản phẩm du lịch và đặc trưng của sản phẩm du lịch ............................................19
1.2.1. Sản phẩm du lịch ............................................................................................. 19
1.2.2. Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch ........................................................... 21
1.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc về phát triển sản phẩm du lịch .......................................23
1.3. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ......................................................................23
1.3.1 Sản phẩm du lịch sinh thái ...............................................................................23
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ............................ 25
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ........................ 26
1.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái.......................................................................................................................... 27
1.4.1. Các nghiên cứu trong nước .............................................................................27
1.4.2. Các nghiên cứu nước ngoài .............................................................................28
v


1.5. Những đóng góp của đề tài ................................................................................29
1.6. Khung phân tích .....................................................................................................29
1.6. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái và bài học cho Phú Yên .........31
1.6.1. Kinh nghiệm trên thế giới ...............................................................................31
1.6.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam ..............................................................................32
1.6.3. Bài học cho Phú Yên .......................................................................................33
Tóm tắt chương 1...........................................................................................................34
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM...........................................35

DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH PHÚ YÊN.............................................................. 35
2.1. Thực trạng phát triển du lịch của Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016......................... 35
2.1.1. Những kết quả đã đạt được trong phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 20112016 ........................................................................................................................... 35
2.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................................42
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Phú Yên ..............................................43
2.2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................43
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................44
2.2.3. Tài nguyên nhân văn .......................................................................................45
2.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của Phú Yên giai đoạn 2011-2016.... 46
2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú
Yên ............................................................................................................................ 46
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú
Yên ............................................................................................................................ 72
2.3.3. Đánh giá chung ............................................................................................... 78
Tóm tắt chương 2...........................................................................................................81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH PHÚ YÊN ...................................................................82
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên .... 82
3.1.1. Quan điểm .......................................................................................................82
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái .......................................................... 84
vi


3.1.3. Mục tiêu ..........................................................................................................84
3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên ....84
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................84
3.2.2. Một số giải pháp cụ thể ...................................................................................85
Tóm tắt chương 3...........................................................................................................98
3.3. Một số kiến nghị .....................................................................................................99
3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ..............................................99

3.3.2. Đối với Chính quyền địa phương ..................................................................100
KẾT LUẬN .................................................................................................................103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................105
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ

TIẾNG ANH

VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT

DL

Travel

Du lịch

SPDL

Travel products

Sản phẩm du lịch

DLST


Ecotourism

Du lịch sinh thái

KDDL

Business Travel

Kinh doanh du lịch

KDL

Tourist area

Khu du lịch

PT

Develop

Phát triển
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

SVHTTDL
World Tourism Organization

Tổ chức Du lịch Thế giới của

of the United Nations


Liên hợp quốc

QLNN

State management

Quản lý nhà nước

KT-XH

Socioeconomic

Kinh tế - xã hội

BVTV

Plant protection

Bảo vệ thực vật

TP

City

Thành phố

MT

Environment


Môi trường

CSLT

Residence

Cở sở lưu trú

CSVCKT

Technical facilities

Cơ sở vật chất kỹ thuật

UNWTO

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2016 .40
Bảng 2.2: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu ........................... 73
Bảng 2.3: Đánh giá vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ...................74
tỉnh Phú Yên thời gian qua ............................................................................................ 74
Bảng 2.4: Đánh giá về số lượng và chất lượng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
tỉnh Phú Yên thời gian qua ............................................................................................ 75
Bảng 2.5: Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lượng sản
phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên ................................................................................76

Bảng 2.6: Đánh giá cảm nhận của du khách về các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản
phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên trong thời gian qua ................................................78

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vịnh Xuân Đài – Top 10 thưởng lãm vùng vịnh đẹp của Việt Nam, được xếp
hạng di tích quốc gia năm 2011 .....................................................................................47
Hình 2.2: Đèo Cù Mông – Top 5 ngọn đèo nổi tiếng nhất Việt Nam ........................... 48
Hình 2.3: Gành Đá Đĩa – Top 20 điểm đến được du khách yêu thích nhất ..................49
Hình 2.4: Đầm Ô Loan ..................................................................................................50
Hình 2.5: Bãi Môn - Mũi Điện được công nhận cấp quốc gia năm 2008: ....................50
Hình 2.6: Hải đăng Đại Lãnh – Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất .......51
Hình 2.7: Vịnh Vũng Rô – Top 10 thưởng lãm vùng vịnh đẹp của Việt Nam, ............52
Hình 2.8: Bãi biển Tuy Hòa .......................................................................................... 53
Hình 2.9: Bãi biển Long Thủy .......................................................................................54
Hình 2.10: Bãi Nồm ......................................................................................................55
Hình 2.11: Bãi Rạng ......................................................................................................55
Hình 2.12: Bãi Bàu ........................................................................................................56
Hình 2.13: Chùa Đá Trắng ............................................................................................ 57
Hình 2.14: Địa đạo gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử ............................ 58
Hình 2.15: Tháp Nhạn – Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan
nhất ................................................................................................................................ 59
Hình 2.16: Nhà thờ Mằng Lăng.....................................................................................60

x


DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch ............................. 26
Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các thành phần phát triển du lịch sinh thái ........................ 29
Sơ đồ 1.3: Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ................................ 30
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GRDP theo ngành tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016 ................36
Biểu đồ 2.2: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016 .............38
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng Du lịch trong GRDP của tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011 - 2016 38
Biểu đồ 2.4: Hiện trạng về CSLT du lịch ở Phú Yên, giai đoạn 2011 – 2016 ..............40
Biểu đồ 2.5: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo 2011 – 2016 ..........42

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Phú Yên là một trong những tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa
lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây
Nguyên bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai, thúc đẩy khả
năng giao lưu kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của đất
nước. Bên cạnh đó, Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại
Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối
nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô
Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng
cảnh khác. Ngoài ra hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán
của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng tạo nên một sức hấp dẫn mạnh đối với
du khách trong và ngoài nước, như: địa đạo Gò Thì Thùng, Tháp Nhạn, đền thờ Lê
Thành Phương, Lương Văn Chánh, chùa Đá Trắng, bến tàu không số Vũng Rô, các
làng nghề, các sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Ê Đê, Banar, Chăm, … Tuy
nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Nhà. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch

chỉ đang khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình
du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của
mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ
cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, nhất
là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư.
Nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định hướng phát triển
sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên. Xác định rõ những tiềm năng cụ thể có giá trị
cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây. Tìm ra những giải pháp hữu hiệu
nhất góp phần đưa sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên lên một tầm cao mới và khai
thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch phát
triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt.
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu
điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các
xii


chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát
triển sản phẩm du lịch sinh thái địa phương; dữ liệu thứ cấp được điều tra từ các số
liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và phòng Văn hóa thông tin các
huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia
trong ngành du lịch. Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình
hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú
Yên. Thống kê, sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic. Phân tích, so sánh các
tiềm năng và hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc
biệt là các khu vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái. Phương pháp trao đổi,
điều tra xã hội học: Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc soạn sẵn. Phương pháp tổng
hợp, phân tích: Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch hiện tại của Phú Yên và
tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch Phú Yên trong thời gian
tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách

(cả quốc tế và nội địa). Các kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp
đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên trong
thời gian tới.
Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái trên địa bàn Phú Yên. Chỉ ra được năm điểm mạnh, sáu điểm yếu và nguyên nhân
trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên từ đó đề xuất những giải pháp
cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. Ngoài ra, luận văn có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu quản lý
phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
Từ khóa: du lịch sinh thái, sản phẩm, Phú Yên.

xiii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Phú Yên là một trong những tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa
lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây
Nguyên bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai, thúc đẩy khả
năng giao lưu kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của đất
nước. Bên cạnh đó, Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại
Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối
nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô
Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng
cảnh khác.Ngoài ra hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán
của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng tạo nên một sức hấp dẫn mạnh đối với
du khách trong và ngoài nước, như: địa đạo Gò Thì Thùng, Tháp Nhạn, đền thờ Lê
Thành Phương, Lương Văn Chánh, chùa Đá Trắng, bến tàu không số Vũng Rô, các

làng nghề, các sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Ê Đê, Banar, Chăm, … Tuy
nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Nhà. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch
chỉ đang khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức. Chương trình
du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của
mỗi thị trường. Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ
cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, nhất
là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư.
Qua nghiên cứu, tham khảo, tác giả được biết có rất nhiều công trình nghiên cứu
có liên quan đến chủ đề phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái nói riêng. Nhìn chung các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm, các
chỉ tiêu và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái. Cụ thể như các
nghiên cứu“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và
“Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và PT Du
lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do
Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái – Ecotourism” do Lê Huy Bá biên
soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn….
14


Tại Phú Yên, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều công trình nghiên cứu,
luận bàn đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, trong khi đây là một trong những
vấn đề rất được quan tâm trong phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2020 tầm
nhìn 2030. Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế phát triển với mong muốn đưa
du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Từng bước xây
dựng thương hiệu du lịch: “Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái tỉnh Phú Yên, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm
du lịch sinh thái tỉnh nhà trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể
+ Xác định các điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên;
+ Xác định cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại
Phú Yên;
+ Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên theo
hướng bền vững trong thời gian tới
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh sản phẩm; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái tại Phú Yên giai đoạn 2011 – 2016 và những giải pháp phát triển sản phẩm du
lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong thời gian tới.
- Đối tượng khảo sát: Tập trung khảo sát ý kiến chuyên gia và du khách khi sử
dụng dịch vụ du lịch sinh thái tại Phú Yên.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: các địa phương trong tỉnh có tiềm năng cho phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái (Thị xã Sông Cầu và một số địa điểm như Vũng Rô, Tháp
Nhạn, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Mũi Điện - Bãi Môn, Biển Long Thủy, Biển Tuy

15


Hòa, Ghềnh Đá Dĩa, Núi Thơm, Núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh,
Chùa Đá Trắng,...);
+ Thời gian: đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái Phú Yên giai đoạn 2011-2016 (số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL,

và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được
điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch).
+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu các giải pháp cơ bản về phát triển SPDLST
tỉnh Phú Yên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ
cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích
thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái địa phương;
dữ liệu thứ cấp được điều tra từ các số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và
phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều
tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch.
- Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi
thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên. Thống kê,
sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic. Phân tích, so sánh các tiềm năng và
hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các khu
vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du
lịch hiện tại của Phú Yên và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du
lịch Phú Yên trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều
tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa). Các kết quả điều tra là bằng chứng
khoa học quan trọng giúp đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du
lịch sinh thái Phú Yên trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu
Nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn Phú
Yên. Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân từ đó đề xuất những giải
pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du
lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. Ngoài ra, luận văn có thể

16



được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu
quản lý phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận văn được kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch
Chương 2. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên
Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên.

17


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
1.1. Du lịch và khách du lịch
1.1.1. Du lịch
Cho đến nay có nhiều khái niệm khách nhau liên quan đến du lịch, cụ thể:
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO, 2002) đã đưa ra quan
niệm: “Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động qua
lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong
quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”.
Nhà nghiên cứu Trần Nhạn (1995) đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản
chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời
khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá
trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích
sinh lợi được tính bằng đồng tiền”.
Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian

nhất định”.
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012) thì “Du lịch là một
ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi
hàng hoá và các dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại,
lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch.
Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước
làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
1.1.2. Khách du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2002), khách du lịch bao gồm:
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):
+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài
đến du lịch một quốc gia.
18


+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của
một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du
lịch trong nước.
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu
hút khách trong một quốc gia.
- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và
khách du lịch quốc tế ra nước ngoài
Theo Luật Du lịch của Việt Nam (2005):
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước

ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước
ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
1.2. Sản phẩm du lịch và đặc trưng của sản phẩm du lịch
1.2.1. Sản phẩm du lịch
Khái niệm sản phẩm du lịch được kế thừa từ khái niệm sản phẩm nói chung,
theo Kotler (2003) thì “Sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu,
sự sử dụng hoặc tiêu thụ của một thị trường. Sản phẩm có thể là những vật thể, những
con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý tưởng”.
Trong giáo trình Kinh tế Du lịch, hai tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh
Hoà (2012) định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du
khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác và các yếu tố tự nhiên, xã hội
với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
19


vùng hay một quốc gia nào đó” Trong khi đó, điểm 10, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam
(2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch
vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ
thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Chúng ta biết rằng, quan điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới việc phát
triển sản phẩm du lịch. Nếu theo quan điểm trên của Luật Du lịch thì sản phẩm du lịch
vẫn chỉ đơn thuần là hoạt động của các ngành dịch vụ. Tuy nhiên, trên thực tế nội
dung của hoạt động du lịch phong phú hơn nhiều. Các khái niệm về sản phẩm du lịch
rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc
điểm của sản phẩm du lịch.
Mill (1990) trong tác phẩm “Du lịch - ngành kinh doanh quốc tế” (Tourism the
International Business) cho rằng du lịch có 4 chiều định vị, hay 4 không gian du lịch
(tourism dimensions): (1) Điểm hấp dẫn du lịch: Điểm hấp dẫn có ý nghĩa thu hút

khách đến du lịch, là động cơ khởi sự du lịch. Điểm hấp dẫn có thể là tự nhiên, cũng
có thể là các điểm văn hóa, các nhóm dân tộc thiểu số hoặc các khu vui chơi giải trí;
(2) Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật thường hỗ trợ cho sự
phát triển của điểm đến du lịch, chúng thường là các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch
vụ bổ trợ và kết cấu hạ tầng; (3) Vận chuyển du lịch: Vận chuyển khách là chiều
không gian thứ 3 của du lịch. Nó có vai trò quan trọng là đưa khách tới điểm hấp dẫn
du lịch. Vận chuyển khách là một yếu tố quyết định đến việc phát triển mở rộng của du
lịch. Nếu phương tiện và giá cả vận chuyển đắt đỏ thì ít hấp dẫn được du khách; (4)
Lòng hiếu khách: Lòng hiếu khách của điểm đến là không gian thứ 4, đây cũng là một
chiều không gian quan trọng của du lịch. Nó có ý nghĩa quảng bá hình ảnh cho điểm
đến rất lớn.
Như vậy là theo thời gian, khái niệm về sản phẩm du lịch đã có góc nhìn ngày
càng mở rộng hơn. Từ chỗ chỉ coi sản phẩm du lịch là một số loại hình kinh doanh
dịch vụ, đến nay sản phẩm du lịch đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành
bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày
càng đa dạng của con người đương đại. Theo tác giả, có thể hiểu: Sản phẩm du lịch là
tổng thể của một điểm đến, là sự hòa trộn mang tính qui luật của các giá trị tự nhiên và
nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm
20


đến. Sản phẩm du lịch có thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc
trưng nhất về điểm đến.
1.2.2. Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, không phải là một sản phẩm
lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện
bằng nhiều loại dịch vụ. Nói một cách tổng quát, sản phẩm du lịch chủ yếu có đặc
điểm dưới đây:
- Tính tổng hợp:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), thì "sản phẩm du lịch là tập các dịch vụ

cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch", như vậy sản
phẩm du lịch mà nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng cho khách du lịch vừa bao gồm
sản phẩm lao động vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và vật tự
nhiên. Sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan tới rất nhiều ngành nghề
khác ngoài bộ phận du lịch: bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, công
nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật
chất như văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế. Do tính tổng hợp của sản phẩm du
lịch nơi du khách tới du lịch, tiến hành quy hoạch toàn diện, sắp xếp điều chỉnh nhịp
nhàng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch là cần thiết.
- Tính không thể dự trữ:
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm dịch vụ là chủ yếu, nên có tính chất
không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung. Sản phẩm du lịch không tồn tại quá
trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể,
giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm.
Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở du lịch liền trao quyền sử dụng sản
phẩm liên quan trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp
thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, xem như mất điều này; và tổn thất không
thể bù đắp được. Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong
việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du
khách làm tiền để: “Khách hàng là Thượng đế”.
21


- Tính không thể chuyển dịch:
Do nội dung hoạt động du lịch được thể hiện tại nơi du khách đến, nên du
khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như
sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác.
Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu
sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thơi
gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm. Do tính không thể

chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu
hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm du lịch và trực tiếp ảnh hướng tới lượng nhu
cầu du lịch lớn hay nhỏ. Vì thế công tác tuyên truyền và giới thiệu du lịch có ý nghĩa
rất lớn.
- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ:
Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách
tới đích du lịch làm tiền để. Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản
phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du
lịch của anh ta mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản
xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành. Trong ý nghĩa này, việc sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ. Tính đồng thời của việc
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch khiến cơ sở du lịch không thể kiểm nghiệm chất
lượng sản phẩm du lịch trước khi du khách ra yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm du
lịch, điều đó đề ra yêu cầu cao hơn đối với người sản xuất sản phẩm du lịch.
- Tính dễ lao động:
Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm mang tính tổng hợp, giữa các bộ phận
kết hợp thành sản phẩm du lịch có mối quan hệ tỷ lệ nhất định, sự tăng giảm của bất
kỳ bộ phận nào cũng đều ảnh hưởng tới sự vận hành thuận lợi của hoạt động kinh tế du
lịch, việc sản xuất sản phẩm du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành nghề liên quan.
Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch tất yếu liên quan tới các nhân tố
nhiều mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên nhiên của nơi đích tới du lịch và nơi
nguồn khách. Do tính dễ lao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, đích
22


tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt quy họach du lịch, xử lý
đúng đến quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.
1.2.3. Yêu cầu, nguyên tắc về phát triển sản phẩm du lịch
Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm du lịch,
đó là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu

quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng
của tài nguyên và môi trường trong tương lai. Để bảo đảm được yêu cầu này, phát
triển sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc phát triển hệ thống.
+ Nguyên tắc kinh tế thị trường
+ Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội.
- Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sở của nhiều
ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của nó là sản phẩm du lịch khó xác định
được chu kì sống nên việc đầu tư tạo ra sản phẩm mới là rất khó khăn. Chính vì những
đặc điểm ấy trong chiến lược marketing phát triển sản phẩm du lịch là nhằm đa dạng
hóa sản phẩm, thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành, nâng cao sự thích ứng của
hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Bao gồm: (1) sự thỏa
mãn về sinh lý: những bữa ăn ngon, giường ngủ đạt chuẩn, môi trường du lịch thoải
mái; (2) sự thỏa mãn về kinh tế: mức giá tương ứng với giá trị và chất lượng, phục vụ
nhanh chóng, thuận tiện; (3) sự thỏa mãn về xã hội: khi tham gia vào một chương trình
du lịch, du khách được giao lưu, học hỏi, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ đầy bổ ích;
(4) sự thỏa mãn về tâm lý: khi tham gia du lịch, du khách được đảm bảo an toàn tuyệt
đối, được tôn trọng, họ được thể hiện đẳng cấp của bản thân.
1.3. Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
1.3.1 Sản phẩm du lịch sinh thái
Có thể nói du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối rộng lớn, được hiểu theo
nhiều cách nhìn khác nhau từ các cá nhân và tổ chức nghiên cứu.
Ban đầu, dưới nhận thức của một số người, du lịch sinh thái được hiểu dưới
dạng như một loại hình du lịch được hình thành từ việc kết hợp ý nghĩa của hai từ
ghép là “du lịch” và “sinh thái” trước đó vốn đã quen thuộc với nhiều người. Nhưng
23


cũng có nhiều người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh
thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay

khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái. Những quan niệm ban đầu này đã dần
hình thành nên định nghĩa về du lịch sinh thái về sau.
Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Lascurain, ông được xem là nhà
nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (1987): “Du lịch sinh thái là du lịch đến
những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu,
tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động, thực vật
cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại)được khảm phá trong khu
vực này”. Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng
lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các yếu tố khác như phát triển cộng đồng
hay phát triển bền vững.
Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa:“Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc
lợi cho người dân địa phương”.
Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch
có nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn
với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triến
bền vững”. Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại
hình du lịch sinh thái.
Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi và khái niệm về các loại hình du lịch khác có
liên quan và gần gũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như loại hình du lịch dựa vào tự
nhiên, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du
lịch xanh,...
Như vậy, từ những quan niệm ban đầu tới những định nghĩa đầu tiên cho tới
hiện tại, có thể thấy nội dung về sản phẩm du lịch sinh thái đã có nhiều thay đổi theo
hướng nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ chỗ đơn thuần chỉ được hiểu là kết hợp
của hai yếu tố “du lịch” và “sinh thái”, cho tới nay nội dung về sản phẩm du lịch sinh
thái đã có cách nhìn tích cực hơn và trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi
trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động
bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương. Điều này đã
khiến cho sản phẩm du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn

24


không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc dù cũng lấy các
hệ sinh thái làm đối tượng.
- Tài nguyên văn hóa và lịch sử của vùng phải nổi bật và đóng vai trò quan
trọng trong nền lịch sử và văn hóa quốc gia.
- Các hoạt động DLST và sự có mặt của du khách sẽ không làm ảnh hưởng
nhiều đến các giá trị văn hóa bản địa của khu vực.
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái
Phát triển sản phẩm DLST là phần quan trọng nhất trong các kế hoạch quy
hoạch phát triển DLST. Khi xây dựng một sản phẩm DLST cần phải chú ý đến các tiêu
chí sau giúp cho việc xác định một khu vực có thể quy hoạch thành một điểm DLST:
- Khu vực định hướng phát triển sản phẩm DLST phải có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và có sức cuốn hút đối với khách du lịch;
- Khu vực phải có những đặc trưng tự nhiên độc đáo mà du khách quan tâm và
có ý nghĩa giáo dục đối với du khách;
- Khu vực phải đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm,
đặc hữu đang bị đe dọa;
- Khu vực đang bị đe dọa bởi các hoạt động như khai thác rừng lấy gỗ, săn bắt
bừa bãi các loài động vật hoang dã. Những hoạt động này có thể phá hủy các tài
nguyên thiên nhiên. Việc thành lập khu du lịch có thể ngăn chặn những hành động
trên, giúp duy trì những nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời còn tạo ra nguồn
doanh thu cho người dân địa phương và cho việc bảo tồn tài nguyên;
Đồng thời, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Sự phát triển của du
lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng...của quốc gia nói chung và của địa
phương nói riêng. Chính vì vậy, để có thể đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch
sinh thái một cách chính xác cần phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Nhóm các tiêu chí về số lượng sản phẩm;
25


×