Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cấp nước sinh hoạt bền vững cho tỉnh long an trước bối cảnh biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGUYỄN BẢO TÙNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT BỀN VỮNG CHO
TỈNH LONG AN TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 6520320

TP. HCM, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

---------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã ngành: 6520320

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT BỀN VỮNG CHO
TỈNH LONG AN TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HVTH: NGUYỄN BẢO TÙNG
MSHV: 1541810037


GVHD: PGS.TS. HUỲNH PHÚ

TP. HCM, 2017


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng…..năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Bảo Tùng

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 1977
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

Nơi sinh: Long An
MSHV: 1541810037

I- Tên đề tài
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cấp nước sinh hoạt bền
vững cho tỉnh Long An trước bối cảnh biến đổi khí hậu
II- Nhiệm vụ và nội dung
Nhiệm vụ:

- Xác định được quy trình quản lý và công nghệ phù hợp cấp nước cho tỉnh
Long An trước bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Đề xuất các giải pháp cung cấp nước bền vững cho nhân dân tỉnh Long
An.
Nội dung
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu về nước sạch và tình nghiên cứu trong khu
vực và Việt Nam;
- Khảo sát và đánh giá công nghệ xử lý nước cấp và chất lượng nước;
- Hiện trạng tài nguyên nước ngầm, nước mặt và khả năng đáp ứng nhu cầu
cấp nước cho nhân dân tỉnh Long An;
- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và cấp nước sinh
hoạt;
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững cấp nước cho tỉnh Long An
trước bối cảnh biến đổi khí hậu.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2016
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Phú
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Mọi tài liệu, số liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ.

Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Bảo Tùng


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2017

Giáo viên hướng dẫn


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
....................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2017
Hội đồng xét duyệt


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB


Ngân hàng Phát triển Châu á

AusAID

Cơ quan phát triển Quốc tế Úc

BĐKH NBD

Biến đổi khí hậu- Nước biển dâng

CĐQL

Cộng đồng quản lý

CNNT

Cấp nước nông thôn

CNTTNT

Cấp nước tập trung nông thôn

CNH- HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CTCN

Công trình cấp nước


DA

Dự án

DANIDA

Cơ quan hỗ trợ phát triển Quốc tế Đan mạch

ĐTM

Đồng Tháp mười

KCN

Khu công nghiệp

KTXH

Kinh tế xá hội

LienAID

Tổ chức phát triển Singapore

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

NMN


Nhà máy nước

NS & VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

PTBV

Phát triển bền vững

PTNT

Phát triển nông thôn

QCVN

Quy chuẩn Việt nam

TCVN

Tiêu chuẩn Việt nam

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UNDP

Cơ quan phát triển Liên hợp quốc


UBND

Uy ban Nhân dân

UNICEF

Quỹ Liên hiệp quốc

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

WB

Ngân hàng Thế giới

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................7
1. ĐẶT VẤN ĐỀ .........................................................................................................7
1.1. Khái quát chung .................................................................................................7
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................8
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................10
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................10

4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................10
4.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................10
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................11
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................14
5.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................14
5.2. Ý nghĩa thực tiễn..............................................................................................14
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ..................................................................................................................15
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC SẠCH ......................................................................15
1.2. TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CẤP NƯỚC SINH
HOẠT Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC .........................................................15
1.2.1. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào...................................................................15
1.2.2. Inđônêsia .......................................................................................................18
1.3. TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH Ở VIỆT NAM ...........................................20
1.3.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch............20
1.3.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch ......................................24
1.3.3. Kết quả thực hiện về cấp nước sạch ở Việt Nam .........................................26
1.3.4. Những vấn đề đặt ra đối với cấp nước sạch nông thôn ................................35
1.3.5. Cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá công trình cấp nước sạch theo
hướng PTBV ...........................................................................................................35
CHƯƠNG 2 - ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC SẠCH TẠI LONG AN .........................................................42

1


2.1. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TỪNG ĐỊA PHƯƠNG CỦA TỈNH LONG AN
....................................................................................................................................42
2.1.1. Tại Thị xã Tân An ........................................................................................42
2.1.2. Thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành ...........................................................49

2.1.3. Thị trấn Tân Trụ - Huyện Tân Trụ................................................................49
2.1.4. Thị trấn Cần Đước, huyện Cần Đước ...........................................................49
2.1.5. Thị trấn Cần Giuộc - huyện Cần Giuộc ........................................................50
2.1.6. Thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức ................................................................51
2.1.7. Thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa ............................................................52
2.1.8. Thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hoá ........................................................52
2.1.9. Thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hoà ............................................................53
2.1.10. Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hoà .............................................................54
2.1.11. Thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hoà ............................................................54
2.1.12. Thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ .......................................................54
2.1.13. Thị trấn Mộc Hóa, huyện Mộc Hoá ............................................................54
2.1.14. Thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh .......................................................55
2.1.15. Thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng .........................................................55
2.1.16. Thị trấn Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Hưng ......................................................56
2.1.17. Tổng hợp hiện trạng cấp nước khu vực ......................................................56
2.2. TIỀM NĂNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BẢN TỈNH
LONG AN .................................................................................................................58
2.2.1. Tiềm năng nguồn nước ngầm .......................................................................58
2.2.2. Khả năng khai thác nước dưới đất ................................................................70
2.2.3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất tỉnh Long An ..........................71
2.2.4. Tiềm năng nguồn nước mặt ..........................................................................78
2.2.5. Sông Sài Gòn ................................................................................................88
2.2.6. Hệ thống kênh, rạch hiện hữu trong tỉnh ......................................................89
2.3. ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC ...........................................................................90
2.3.1. Nguồn nước ngầm.........................................................................................90
2.3.2. Nguồn nước mặt ...........................................................................................91
2.4. DỰ BÁO VỀ DÂN SỐ ......................................................................................94
2.5. DỰ BÁO NHU CẦU DÙNG NƯỚC................................................................95
2



2.6. PHÂN TÍCH SWOT TRONG QUÁ TRÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
TẠI TỈNH LONG AN ..............................................................................................97
CHƯƠNG 3 - ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CUNG CẤP
NƯỚC SẠCH CHO NHÂN DÂN TỈNH LONG AN................................................99
3.1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI VIỆC SẢN XUẤT VÀ
CUNG CẤP NƯỚC SẠCH......................................................................................99
3.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PTBV CỦA CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
TẠI TỈNH LONG AN ............................................................................................104
3.2.1. Bền vững về nguồn nước ............................................................................104
3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành ..................................................................104
3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng ..............................................107
3.2.4. Bền vững về tài chính .................................................................................108
3.2.5. Bền vững về công nghệ ..............................................................................108
3.2.6. Bền vững về mặt tổ chức ............................................................................109
3.2.7. Ðánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp
trọng số .................................................................................................................109
3.2.8. Ðánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT
tỉnh Long An .........................................................................................................109
CHƯƠNG 4 - ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CUNG CẤP NƯỚC SẠCH BỀN
VỮNG CHO NHÂN DÂN TỈNH LONG AN TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU....................................................................................................................116
4.1. ĐỀ XUẤT NGUỒN NƯỚC SỬ DỤNG CHO QUY HOẠCH HỆ THỐNG
CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TỈNH LONG AN ..............................................................116
4.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CNTTNT THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ÁP DỤNG TẠI TỈNH LONG AN ........120
4.3. CÁC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NƯỚC BIỂN DÂNG ..............................................................................................127
4.4. NHẬN XÉT ......................................................................................................132
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................133

KẾT LUẬN .............................................................................................................133
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................1345

3


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số lượng giếng khoan trên địa bàn tỉnh Long An ..............................9
Bảng 2: Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn với trọng số.....................................13
Bảng 1.1: Số liệu tỷ lệ người được cấp nước sạch ........................................................17
Bảng 1.2: Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm .......................................................21
Bảng 1.3: Mô đun dòng ngầm .......................................................................................22
Bảng 1.4: Kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình MTQG về Nước sạch ................27
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giếng khoan trên địa bàn tỉnh Long An .........................42
Bảng 2.2: Các thông số kỹ thuật của các giếng .............................................................48
Bảng 2.3: Tổng hợp các nhà máy cấp nước tại các đô thị tỉnh Long An ......................56
Bảng 2.4: Tổng hợp hiện trạng các nhà máy nước tại các KCN tỉnh Long An ............57
Bảng 2.5: Tổng hợp chiều dày tầng chứa nước Holocen (qh).......................................59
Bảng 2.6: Tổng hợp một số chỉ tiêu thành phần hóa học tầng Holocen........................60
Bảng 2.7: Chiều dày lớp mái cách nước tầng qp2-3 .......................................................62
Bảng 2.8: Tổng hợp một số thành phần hóa học của nước trong tầng Pleistocen trungthượng ............................................................................................................................63
Bảng 2.9: Chiều dày lớp cát chứa nước trong tầng qp1 .................................................64
Bảng 2.10: Chiều dày lớp cách nước trong tầng n13......................................................68
Bảng 2.11: Chiều dày lớp cát chứa nước trong tầng n13................................................69
Bảng 2.12: Tổng hợp trữ lượng khai thác bền vững của nguồn nước dưới đất ............71
Bảng 2.13: Tổng hợp lưu lượng khai thác nước dưới đất, nước nhạt theo các tầng,
vùng đảm bảo khai thác sử dụng bền vững ...................................................................72
Bảng 2.14: Tổng hợp lưu lượng khai thác nước dưới đất, nước mặn theo các tầng,
vùng đảm bảo khai thác sử dụng bền vững ...................................................................74

Bảng 2.15: Tổng hợp chiều sâu khai thác các tầng chứa nước trên toàn tỉnh .............756
Bảng 2.16: Tổng hợp mật độ khai thác của các tầng chứa nước ở các vùng ..............767
Bảng 2.17: Tổng hợp phân bổ nguồn nước dưới đất, nước nhạt cho ăn uống sinh hoạt
.......................................................................................................................................77
Bảng 2.18: Mực nước bình quân tháng nhiều năm tại Mỹ Tho và Tân An ..................82
Bảng 2.19: Thời đoạn có độ mặn > 1,5 g/l; > 4 g/l vào những năm bình thường tại các
vị trí trên sông Tiền và Vàm Cỏ Tây .............................................................................84
Bảng 2.20: Khoảng cách xâm nhập mặn (>4g/l) gia tăng giữa các kịch bản giảm dòng
chảy kiệt so với hiện trạng khi nước biển dâng 30 cm (đơn vị: km) .............................86

4


Bảng 2.21: Các đặc trưng mực nước triều tháng tại cầu Phú Cường (Từ năm 1985 đến
năm 1988) ......................................................................................................................88
Bảng 2.22: Các chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt ..................................................................96
Bảng 3.1: Các yếu tố bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu .............................................100
Bảng 3.2: Tính nhạy cảm của tài nguyên nước đối với tác động BĐKH ....................103
Bảng 3.3: Kết quả phân tích chất lượng nước tại các công trình CNTTNT khu vực
nghiên cứu ...................................................................................................................105
Bảng 3.4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá PTBV công trình theo phương pháp trọng
số ..................................................................................................................................111
Bảng 4.1: Tổng hợp đề xuất các nguồn cấp nước sử dụng cho cấp nước đô thị tỉnh
Long An đến năm 2030 ...............................................................................................116
Bảng 4.2: Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và nước biển dâng ....................128

5


MỤC LỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm ............................310
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước mặt .................................31
Hình 1.3. Biểu đồ phân loại mô hình quản lý công trình CNTTNT ............................32
Hình 2.1. Sơ đồ dây chuyền xử lý NMN Tân An ..........................................................43
Hình 2.2. Sơ đồ dây chuyền xử lý NMN Bình ảnh .......................................................45
Hình 2.3. Sơ đồ phân vùng quy hoạch vùng sử dụng nước ngầm.................................70
Hình 2.4. Hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn ĐBSCL đến 2050 ...............................87
Hình 2.5. Ranh giới xâm nhập mặn đến 2050 với các kịch bản giảm dòng chảy kiệt
thượng lưu khác nhau ....................................................................................................87
Hình 3.1. Độ sâu ngập lụt năm 2000 ...........................................................................101
Hình 3.2. Sơ đồ xâm nhập mặn trong nước ngầm .......................................................101
Hình 3.3. Sơ đồ xâm nhập mặn nước mặt ...................................................................102
Hình 3.4. Ranh giới xâm nhập mặn đến 2050 với các kịch bản giảm dòng chảy kiệt
thượng lưu khác nhau ..................................................................................................102
Hình 3.5. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2015 ..............................................108
Hình 3.6. Mô hình công nghệ áp dụng trước năm 2015 ..............................................108

6


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Khái quát chung
Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một bộ phận quan trọng
trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp
hóa hiện đại hóa hiện nay. Nước sạch là nhu cầu cơ bản, có tính chất sống còn, có tác
động đến mọi lĩnh vực đời sống và sự phát triển KTXH. Nâng cao số người được sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh đã được cộng đồng quốc tế quan tâm và xác định là một
trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Ở nước ta, vấn đề cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn luôn được Đảng

và Nhà nước quan tâm, hoạch định và thực thi những chính sách phù hợp với từng giai
đoạn phát triển. Hiện nay, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn đã trở thành một
bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hoá. Điều đó được thể hiện rõ trong nhiều văn bản về chiến lược,
chính sách, kế hoạch phát triển KTXH và đã trở thành cam kết của Việt Nam với cộng
đồng quốc tế.
Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia NS & VSMT đã nâng tỷ lệ
người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 32% năm 1998, lên
75% vào cuối 2010. Tuy nhiên các thành quả đạt được chưa thực sự bền vững.
Chương trình đã được thực hiện qua 2 giai đoạn và tiếp tục thực hiện giai đoạn 3 từ
2012-2015. Để đạt được mục tiêu chiến lược đến năm 2020 ” Tất cả dân cư nông thôn
sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu 60
lít/người/ngày“, đây là một thách thức đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng lớn. [4]
Đến hết năm 2012, cả nước đã có 81% dân số nông thôn được sử dụng nước
hợp vệ sinh, trong đó có 42% sử dụng nước đạt QCVN-02: 2009/BYT. Cùng với các
công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình, các công trình cấp nước tập trung nông thôn
không ngừng được quan tâm phát triển. [4]
Công trình cấp nước tập trung nông thôn ngày càng được mở rộng nhờ kiểm
soát tốt hơn cả về số lượng, chất lượng nước và thuận lợi cho người sử dụng. Nhất là
trong tình hình nguồn nước ngày càng cạn kiệt và suy thoái, công trình cấp nước tập
trung càng phát huy các ưu điểm vượt trội.
Tại tỉnh Long An, 166 xã nông thôn hiện có 1.461 trạm cấp nước nông thôn
(CNNT); nếu tính cả địa bàn các phường thì có đến 1.525 trạm CNNT. Số trạm CNNT
và các nhà máy nước đô thị đã cấp nước máy cho khoảng 210.000 hộ dân (68% số hộ
của tỉnh). Đây là tỉ lệ rất cao so với các tỉnh khác.
7


- Các trạm CNNT đã góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn; đã thay đổi cơ bản tập quán sử dụng nước trước năm

1995, không còn cảnh mọi hộ dân nông thôn phải gánh nước từ các ao làng hoặc đổi
nước sinh hoạt tại nhà. Nhờ có CTCN người dân chỉ cần mở vòi là có nước sử dụng
24/24; mặc dù chất lượng nước chưa đạt qui chuẩn hiện hành, nhưng đã góp phần cải
thiện sự bất tiện, tốn kém thời gian để lấy nước hàng ngày từ các nguồn nước chưa
đảm bảo hợp vệ sinh.
- Các CTCN nông thôn được hình thành đã góp phần cho thành công trong
công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Người dân nông thôn gắn kết
nhau hơn bởi vì họ đã chung tay đóng góp hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các trạm
cấp nước nông thôn.
- Các CTCN nông thôn được hình thành đã góp phần cải thiện điều kiện vệ
sinh môi trường, sức khỏe tại cộng đồng được cải thiện rõ rệt, các bệnh tật có liên
quan đến nguồn nước kém vệ sinh ngày càng giảm thiểu, ý thức sử dụng nước hợp vệ
sinh, nước sạch trong cộng đồng ngày càng được nâng lên.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu như hiện nay, tài nguyên nước là một trong
những nhân tố phải gánh chịu nhiều tác động và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Với
những kịch bản biến đổi khí hậu đã được tính toán, dự báo, chúng ta có thể biết trước,
dự báo được phần nào những tác động, ảnh hưởng đến tài nguyên nước nói riêng và
các ngành, lĩnh vực khác nói chung, nhưng thực tế xảy ra, hậu quả và tác động tiêu cực
còn có thể lớn hơn rất nhiều.
Long An là một trong tám tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
có vị trí quan trọng là cửa ngõ nối liền Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố
Hồ Chí Minh và đang trên đường đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng của tỉnh đang được đầu tư mạnh mẽ
tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và ổn
định xã hội. Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh ở tất cả các đô thị. Tuy nhiên, cơ sở hạ
tầng, đặc biệt là hệ thống cấp nước chưa phát triển tương xứng với tiềm năng để có thể
đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị trong tỉnh.
Hầu hết tại các đô thị cấp thị trấn huyện lỵ trở lên đều có hệ thống cấp nước tập trung.
Các hệ thống cấp nước này hầu hết độc lập cho từng đô thị và đều sử nước ngầm.

Tổng công suất khai thác nước ngầm từ các giếng khoan sâu trên địa bàn tỉnh
Long An hiện nay vào khoảng 110.000 m3/ngày khai thác tập trung chủ yếu trong tầng
N22 là tầng nước nông so với khu vực. Tính riêng trong tầng N22 thì công suất khai
8


thác là 63.585 m3/ngày, tuy vẫn còn nhỏ hơn trữ lượng tiềm năng nhưng đã vượt quá
trữ lượng động của tầng chứa (40.430 m3/ngày) dẫn đến việc mực nước tĩnh của tầng
chứa này càng hạ thấp (chẳng hạn như ở khu vực Bến Lức. Năm 1997 mực nước tĩnh
từ 4.0 ÷ 6.0m đã hạ thấp xuống đến 10 ÷ 13m). Điều này sẽ kích thích sự xâm nhập
mặn và thẩm thấu các chất ô nhiễm từ tầng mặt xuống tầng chứa nước đồng thời có
nguy cơ gây sụt lún mặt đất trong tương lai.
Số lượng giếng khoan trên địa bàn tỉnh Long An liên tục gia tăng qua các năm, ví dụ
từ năm 2001-2005 như sau:
Bảng 1: Thống kê số lượng giếng khoan trên địa bàn tỉnh Long An
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Số lượng giếng

3.192


3.334

3.431

3.582

3.773

(Nguồn: Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN dưới đất tỉnh Long An đến năm
2015, tầm nhìn năm 2020)
Long An cũng là cửa ngõ nối liền giữa hai khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL,
nhất là có chung đường ranh giới với TP. Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông
đường bộ như: Đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương, quốc lộ 1A, quốc lộ 50 và
các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825, ... Đường thủy liên vùng và quốc gia đã
có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới.
Về đơn vị hành chính, tỉnh Long An có 1 thành phố và 13 huyện, trong đó có 6
huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình trũng thấp, bao gồm Tân
Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức Huệ với diện tích tự
nhiên là 298.243 ha, chiếm 66,4% diện tích toàn tỉnh. Các huyện còn lại là khu vực
phát triển khá ổn định và đa dạng.
Trước những năm 1960, cuộc sống của người dân nông thôn ở đây còn khó
khăn. Nước sinh hoạt của người dân được lấy từ 3 nguồn nước là nước mưa, nước ao
hồ, sông lạch tự nhiên, nước giếng làng (từ nước ngầm tầng nông). Từ năm 2000 đến
nay, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và sự ưu tiên trong chính sách đầu tư
của địa phương mà nhiều công trình cấp nước tập trung đã và đang được xây dựng
nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một số công
trình được xây dựng đã xuống cấp, các mô hình quản lý không bền vững, quy trình
quản lý công trình cấp nước tập trung chưa tuân thủ các quy trình của sản xuất cung
ứng nước sạch, cân đối thu chi không bảo đảm, duy tu bảo dưỡng không thường

xuyên, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng sử dụng nước sạch đảm
bảo vệ sinh chưa thường xuyên, chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt cho người dân
chưa đảm bảo, không phát huy hết hiệu quả sau đầu tư. Đặc biệt vấn đề bảo vệ đầu
9


nguồn, hầu hết các công trình cấp nước sử dụng từ nước mặt, hoặc sông tưới tiêu nông
nghiệp, thiếu công tác bảo vệ giữ gìn vệ sinh cho khu vực đầu nguồn, có khu vực còn
chăn nuôi thủy cầm ngay khu vực lấy nước, do đó ảnh hưởng lớn đến khâu xử lý, làm
tăng thời gian lắng lọc, tốn nhiều hóa chất xử lý, làm tăng giá thành nước sạch.
Trước thực trạng đó, cần thiết thực hiện đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng
và đề xuất giải pháp cấp nước sinh hoạt bền vững cho tỉnh Long An trước bối cảnh
biến đổi khí hậu; Góp phần tạo cơ sở khoa học nâng cao chất lượng nước cấp và đề
xuất những giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường khu vực và hướng tới phát
triển phát triển bền vững.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các tác động của biến đổi khí hậu đếncông tác cấp nước cho sinh
hoạt và ăn uống của người dân tỉnh Long an.
Xác định được quy trình quản lý và công nghệ phù hợp cấp nước cho tỉnh Long
an trước bối cảnh biến đổi khí hậu
Đề xuất các giải pháp cung cấp nước bền vững cho nhân dân tỉnh Long an trước
bối cảnh biến đổi khí hậu mà tỉnh Long an sẽ gánh chịu năng nề trong vùng Đồng bằng
Sông cửu long
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công trình cấp nước tập trung nông thôn trên toàn tỉnh Long an.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quy trình quản lý và công nghệ công trình cấp nước tập trung nông thôn tại tỉnh
Long an.
4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Cách tiếp cận
a) Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) được hiểu “là sự phát triển nhằm đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại/làm tổn hại cho/đến việc đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Về bản chất, PTBV trước hết phải là một quá trình
phát triển, mà trong đó quan hệ không gian giữa ba trụ cột - kinh tế, xã hội và môi
trường luôn được điều chỉnh tối ưu, cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu
cầu và lợi ích giữa các thế hệ được giải quyết hài hoà. Trên thực tế, PTBV không dễ
dàng đạt được vì yếu tố phát triển luôn thay đổi, thậm chí thay đổi rất nhanh so với khả
năng điều chỉnh. Vì vậy, PTBV là mục tiêu phấn đấu về mặt xã hội, nhưng lại là xu thế
tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, của các ngành kinh tế, vùng
10


lãnh thổ và các địa phương vì nhu cầu sinh hoạt và sản xuất ngày càng tãng và výợt
quá khả nãng tái tạo tài nguyên trong nãng suất tự nhiên của chu trình vật chất, năng
lượng trên từng đơn vị lãnh thổ và hệ thống đơn vị đất đai.
b) Tiếp cận tổng hợp và hệ thống
Tiếp cận tổng hợp và hệ thống là quan điểm tiếp cận xuyên suốt trong mọi giai
đoạn thực hiện đề tài. Sự phát triển cấp nước, có liên quan có tính hệ thống với tất cả
các hợp phần khác, cả tự nhiên và nhân văn ở khu vực. Về tự nhiên, đó là cấu trúc địa
chất, kiến tạo; điều kiện địa hình; chế độ khí hậu, thủy văn,…; về yếu tố nhân văn là
các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người.
c) Tiếp cận liên ngành, đa ngành
Ngày nay, sự độc lập của các ngành kinh tế hay lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật...chỉ mang tính chất tương đối. Trong mỗi hoạt động phát triển đều có những yêu
cầu rất cao về sự phối hợp đa ngành. Để nghiên cứu đề xuất giải pháp tối ưu liên quan
với các đồi cát bay, cần phải có các nhìn liên ngành, đa ngành.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Thu thập, hệ thống hoá, xử lý,

phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu sẵn có theo định hướng các nội dung nghiên
cứu. Bên cạnh đó, đề tài sẽ kế thừa những vấn đề lý luận khoa học, quan điểm tiếp cận
và kinh nghiệm thực tiễn của các công trình khoa học, đề tài nghiên cứu đã thực hiện ở
trên thế giới và trong nước, đặc biệt chú ý tới các công trình liên quan đến địa bàn
nghiên cứu.
b) Phương pháp khảo sát và điều tra thực địa: Phương pháp khảo sát và điều
tra thực địa nhằm thu thập và bổ sung, cập nhật các số liệu tại các khu vực, tuyến,
điểm nghiên cứu được lựa chọn để xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đặc điểm
điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, chất lượng môi trường và hiện trạng phát
triển kinh tế - xã hội…phục vụ các nội dung nghiên cứu của đề tài.
c) Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích các tư liệu thống kê: Qua các số
liệu khảo sát, đo đạc đo đạc; xử lý thống kê các phiếu điều tra kinh tế hộ gia đình cũng
như đánh giá khả năng thích nghi sinh thái và phân tích hiệu quả kinh tế của từng loại
hình cấp nước theo mục tiêu của đề tài.
d) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu nước phân tích theo
các chỉ tiêu tại phòng phân tích của Viện Địa lý Sinh thái và Môi trường. Quy trình
phân tích các chỉ tiêu môi trường được tiến hành theo tiêu chuẩn quốc tế (Standard
Methods for the Exammination of Water and Wastewater, 2005).
e) Phương pháp phân tích hệ thống SWOT
11


SWOT là từ viết tắt của các chữ S – Strengths (Điểm mạnh), W – Weakness
(Điểm yếu), O – Opportunities (Cơ hội) và T – Threats (Nguy cơ, thách thức). Đây là
phép phân tích thuận lợi, khó khăn, thế mạnh và những yếu điểm bên trong và bên
ngoài khi thực hiện đề tài. Để công tác cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt việc phân
tích SWOT – Các ưu điểm, nhược điểm, cơ hội, thách thức là cơ sở cho phát triển
chiến lược nhằm phát huy các ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tận dụng cơ hội và
vượt qua các thách thức.
-


Điểm mạnh (Strengths) công tác cấp nước tại tỉnh Long an, con người, công

nghệ, quản lý vận hành
-

Điểm yếu (Weakness) Khó khăn trở ngại trong công tác cấp nước đến người dân

tại tỉnh Long an, đối với tỉnh năm trong vùng Đồng tháp mười
-

Cơ hội (Opportunities) Là vùng trọng điểm kinh tế nối liền các tỉnh miền Đông

Nam bộ - TP Hồ Chí Minh với 13 tỉnh đồng bằng Sông cửu long.
-

Nguy cơ thách thức (Threats); Vận hội lớn điểm mạnh nhiều nhưng không ít

thách thức trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp và không lường hết được
-

g) Phương pháp cho điểm trọng số: Tác giả tiến hành khảo sát các chuyên gia

để tính điểm trọng số ta tính được trọng số wi của từng tiêu chí. Sau đó, tác giả tính
tổng điểm của từng tiêu chí theo từng khía cạnh cụ thể.
- Phương pháp này là cho điểm từng tiêu chí để đánh giá mức độ bền vững của
công trình. Trước khi cộng điểm của các tiêu chí phải nhân số điểm với các hệ số thể
hiện mức độ quan trọng của từng tiêu chí đối với PTBV của công trình.
- Trên cơ sở đánh giá bền vững của từng tiêu chí, để đánh giá PTBV của một
công trình cần phải đánh giá tổng hợp 6 tiêu chí và phân tích được tất cả các yếu tố

ảnh hưởng của từng tiêu chí đến mức độ bền vững của công trình. Điểm tổng hợp của
từng công trình thể hiện mức độ PTBV của công trình đó.
- Trong 6 tiêu chí ảnh hưởng đến mức độ PTBV của các công trình cấp nước
SHNT, tiêu chí nào cũng quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự bền vững của
công trình. Tuy nhiên, có 4 tiêu chí có mức độ quan trọng hơn đó là: Bền vững về
nguồn nước; bền vững về công trình (quản lý, vận hành); bền vững kinh tế tài chính;
bền vững có sự tham gia của cộng đồng (Các chỉ tiêu quan trọng này được xác định hệ
sô 2 của hệ số tỷ trọng).
* Xác định các hệ số tỷ trọng (W)
- Bền vững về nguồn nước: hệ số 2
12


- Bền vững về quản lý vận hành: hệ số 2
- Bền vững về kinh tế, tài chính: hệ số 2
- Có sự tham gia của cộng đồng: hệ số 2
- Bền vững về công nghệ: hệ số 1
- Bền vững về tổ chức: hệ số 1.
* Xác định điểm theo cấp bậc bền vững (V):
Đánh giá mức độ bền vững theo 4 cấp: rất bền vững, bền vững, kém bền vững
và không bền vững. Điểm cho các mức như sau:
- Mức 1: Rất bền vững - 4 điểm;
- Mức 2: Bền vững - 3 điểm;
- Mức 3: Kém bền vững - 2 điểm
- Mức 4: Không bền vững - 1 điểm.
Điểm đánh giá tổng hợp về PTBV với công trình CNTTNT được xác định như
sau: (xem bảng 06)
7

E   Vi Wi

i 1

Trong đó:

E là điểm tổng hợp thể hiện mức độ bền vững
Vi: Điểm thể hiện mức độ bền vững
Wi: Hệ số tỷ trọng

Bảng 2: Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn với trọng số
Rất
TT

Các chỉ tiêu

bền
vững

Bền

Kém bền

Không

vững

vững

bền vững

1


Bền vững về nguồn nước

8

6

4

2

2

Bền vững về quản lý vận hành

8

6

4

2

3

Có sự tham gia cộng đồng

6

6


4

2

4

Bền vững về tài chính

6

6

4

2

5

Bền vững về công nghệ

4

3

2

1

6


Bền vững về tổ chức

4

3

2

1

Tổng

40

30

20

10

- Điểm đánh giá tổng hợp như sau:
+ Rất bền vững: Từ 36 đến 40 điểm trong đó có ít nhất 3 chỉ tiêu có trọng số là
quản lý vận hành bảo dưỡng, nguồn nước và sự tham gia của cộng đồng phải là rất bền
vững và các chỉ tiêu khác phải bền vững.

13


+ Bền vững: 30 đến 35 điểm trong đó: Tất cả các chỉ tiêu phải bền vững, hoặc 4

chỉ tiêu có trọng số rất bền vững và 2 chỉ tiêu còn lại có thể là kém bền vững. Không
được có chỉ tiêu nào không bền vững.
+ Kém bền vững: từ 18 đến 29 điểm: 4 chỉ tiêu có trọng số không đạt mức
không bền vững.
+ Không bền vững: tổng số điểm dưới 18 điểm.
h) Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện, đề tài tổ chức các
buổi xeminar nhằm trao đổi các thông tin về lý luận cũng như thực tiễn với các chuyên
gia giàu kinh nghiệm về lĩnh vực có liên quan từ góc độ của các khoa học khác nhau.
Mặt khác, Tác giả có điều kiện tiếp xúc với các đơn vị cấp nước trong tỉnh nhằm thu
thập ý kiến đóng góp từ các nhà quản lý, cộng đồng địa phương về thực tiễn khai thác,
sử dụng tài ngyên nước và tính liên kết vùng trong phát triển và bảo vệ môi trường.
k) Phương pháp phân tích hệ thống: Nguồn nước cung cấp cho ăn uống và
sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long an chịu tác động của nhiều yếu tố địa chất, khí tượng ,
thủy văn, xâm nhập mặn… Khi phân tích sự thay đổi chất lượng nước phải xem xét
trên quan điểm hệ thống để đánh giá sự tác động qua lại của các yếu tố.
5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
5.1. Ý nghĩa khoa học
Hiện nay, cấp nước trên địa bàn tỉnh Long An chủ yếu từ nguồn nước ngầm,
tuy nhiên tiềm năng nước ngầm cũng có giới hạn, việc khai thác quá mức sẽ kích thích
sự xâm nhập mặn và thẩm thấu các chất ô nhiễm từ tầng mặt xuống tầng chứa nước,
đồng thời có nguy cơ gây sụt lún mặt đất trong tương lai. Việc nghiên cứu xây dựng
cấp nước bền vững cho tỉnh tỉnh Long An là cấp bách.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới được đánh giá là sẽ chịu ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Trong đó, đồng bằng
Châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng chịu tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng nhiều nhất. Đây là hai vùng sản xuất nông nghiệp chính
của Việt Nam nhưng địa hình thấp, phần lớn chỉ cao hơn 1m so với mực nước biển,
thậm chí có nơi thấp hơn mực nước biển.
Nghiên cứu cung cấp nước bền vững cho tỉnh Long An gồm 1 thành phố và 13

huyện, trong đó có 6 huyện nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười (ĐTM), địa hình
trũng thấp, bao gồm Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và Đức
Huệ, trước bối cảnh biến đổi khí hậu mang ý nghĩa thực tiễn cao.

14


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CUNG CẤP NƯỚC SẠCH
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NƯỚC SẠCH [2], [11], [7]
- Nước sạch vừa là nhu cầu vừa là điều kiện tối cần thiết cho đời sống con
người. Không có nước thì không có cuộc sống trên trái đất. Con người cần đến nước từ
khi mới trào đời cho đến khi mất đi. Với khả năng phi thường của con người, người ta
có thể nhịn ăn được 1 tháng song lại không thể chịu khát quá 1 tuần.
- Nước có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người nhưng đó phải là
nguồn nước sạch. Ngược lại nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ có tác hại rất lớn đối với
sức khỏe của cộng đồng. Nguồn nước sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm chủ yếu do chất thải
của con người và động vật. Việc ô nhiễm có lúc trở thành nguồn truyền bệnh rất nguy
hiểm, lan truyền gây tử vong cho nhiều người. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) thì nước bẩn dùng cho sinh hoạt là nguyên nhân gây nên hơn 80%
các loại bệnh tật của con người.
- Theo quan niệm của WHO, nước sạch là nước không mùi, không màu, không
vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt
đối không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn Quốc tế là tiêu chuẩn của WHO ban
hành năm 1984 về 4 mặt là: chất vô cơ tan, vi sinh vật, chất hữu cơ và vật lý.
- Nước sạch của Việt Nam được định nghĩa tại Điều 3 của Luật tài nguyên
Nước được Quốc hội thông qua năm 1998 " Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn
chất lượng Nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam".
- Bộ Y tế đã ban hành 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới là: Quy chuẩn kỹ

thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT), kèm theo Thông
tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/9/2009 với 14 chỉ tiêu chất lượng (Bảng 3 dưới đây)
[7].
1.2. TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CẤP NƯỚC SINH
HOẠT Ở CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
1.2.1. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào [21], [23]
1.2.1.1. Tình hình và kết quả đạt được về cung cấp nước sạch
- Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nằm ở vùng châu thổ sông Mê công, có
biên giới giáp với Việt Nam, Cam phu chia, Trung quốc và Thái lan. Dân số khoảng
15


5,6 triệu người. Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có khoảng 10.000 làng, 141
huyện - 16 tỉnh với hơn 80% dân số sống tại vùng nông thôn.
- Lào là một quốc gia phong phú nguồn tài nguyên nước mặt nhưng chưa được
điều tra đầy đủ. Trong giai đoạn PTBV ban đầu, Luật nước và tài nguyên nước đã
được thông qua tháng 10 năm 1996 nhưng đến nay vẫn thiếu công cụ thực hiện để có
hiệu lực.
- Nguồn nước phong phú cộng với dân số ít nên dễ dàng thoả mãn nhu cầu của
người dân nông thôn. Hầu hết các vùng nông thôn không có sự cạnh tranh giữa các
người sử dụng. Điều này dẫn đến hậu quả không chú ý tới sự quản lý bền vững tài
nguyên nước.
- Từ năm 1985 đến năm 1995 các dự án cấp nước nông thôn đã được thực hiện
cho người dân nông thôn và 51% số dân đã có "Nước sạch" (lúc khởi điểm là 15%).
Tiêu chuẩn có nước sạch tính toán dựa trên số lượng người sử dụng trung bình như
sau: 1 giếng đào cho 100 - 120 người sử dụng; 1 hệ thống tự chảy cho 400 - 600
người; 1 giếng khoan cho 100 - 120 người và 1 lu chứa nước mưa cho 6 người
- Từ năm 1982 hệ thống cấp nước nông thôn ở vùng đồng bằng đông dân cư chủ
yếu sử dụng nước ngầm (giếng nông và sâu). Nước mặt sử dụng với mức độ ít hơn và

chủ yếu ở vùng núi (nước suối).
- Phương pháp truyền thống để khai thác nước ngầm là giếng đào, tuy nhiên việc
xây dựng giếng bê tông chỉ bắt đầu từ năm 1985. Từ năm 1992 bơm tay được lắp đặt
với giếng đào được che đậy, nhưng việc cải thiện chất lượng nước theo quan điểm của
Chính phủ là ít thành công vì nhiều nơi chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn về
vi sinh.
- Công nghệ khoan giếng đơn giản đường kính nhỏ được triển khai từ năm 1992
- 1993 nhưng ở nhiều tỉnh phương pháp này không thích hợp vì thiếu các tài liệu về
địa chất và địa chất thuỷ văn. Từ năm 1994 – 1995, nhiều máy khoan công suất lớn đã
được đưa vào để thực hiện nhưng không cung cấp đủ thiết bị thay thế để bảo dưỡng .
Thiếu tài liệu địa chất thuỷ văn dẫn đến các máy khoan không được sử dụng ở các nơi
thích hợp nên nhiều máy móc bị hỏng.
- Hệ thống tự chảy từ suối, sông được xây dựng trong toàn quốc từ năm 1984
nhưng phải đến năm 1992 số lượng các dự án cung cấp nước tăng lên, chất lượng xây
dựng tốt, tập huấn kỹ thuật cho người sử dụng được chú trọng làm cho công nghệ này
phù hợp hơn cho người sử dụng.
- Thu hứng nước mưa đã được giới thiệu ở một số nơi mà nguồn nước ngầm,
nước mặt không có sẵn. [23]
16


Bảng 1.1: Số liệu tỷ lệ người được cấp nước sạch
Năm

Tỷ lệ % dân được cấp nước

1996

43%


2000

60%

2005

67%

2010

74%

2015

82%

2020

90%

- Những con số trên được tính toán trên cơ sở các công trình đã được xây dựng.
Tuy nhiên không có nghĩa là các công trình đó đều đang hoạt động tốt và được sử
dụng có hiệu quả.
1.2.1.1. Kinh nghiệm thực tiễn
- Vấn đề quản lý công trình theo hướng bền vững:
+ Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các công trình đã được xây dựng,
NAM SAAT (Cơ quan cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn của Lào) đã tiến hành việc
điều tra 38 làng thuộc 8 tỉnh. Kết quả cuộc điều tra cho thấy chỉ có 3 xã (chiếm 8% số
xã đi điều tra) quan tâm đến sự bền vững của các công trình xây dựng. Các xã này tự
đưa ra 4 vấn đề chính cần được quan tâm: chất lượng công trình, năng lực phục vụ,

quản lý hiệu quả và đảm bảo về tài chính. Khoảng 53% số làng còn đang băn khoăn về
4 vấn đề trên và chỉ tạm chấp nhận về cấp độ dịch vụ. Khoảng 39% số xã không hài
lòng vì thiếu sự quản lý có hiệu quả và vấn đề tài chính không đảm bảo cho việc tăng
cường và nâng cao chất lượng của dịch vụ.
+ Trong một nghiên cứu về dịch vụ cấp nước sinh hoạt ở thị trấn nhỏ của
Lào cho thấy mô hình quản lý theo doanh nghiệp nhà nước hiện nay là việc làm không
hiệu quả. Vì vậy các cơ quan quản lý về cấp nước đã đề xướng nghiên cứu thêm về mô
hình quản lý theo tư nhân hóa.
- Quản lý theo Chương trình và Chiến lược: Chương trình cung cấp nước và sức
khoẻ môi trường quốc gia đã xây dựng theo hướng của Chiến lược cấp nước nông thôn
để đạt được mục tiêu cung cấp nước và vệ sinh cho vùng sâu vùng xa và vùng nghèo
của Lào, trong đó đưa ra các hệ thống thu hồi vốn và khuyến khích các doanh nghiệp
tư nhân tham gia vào lĩnh vực cấp nước ở những nơi có khả năng chi trả cho nước và
vệ sinh.
- Tăng cường sự hợp tác với các tổ chức Quốc tế: Chương trình nước sạch, Lào
đã đạt được những kết quả đáng kể nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ ngành có
17


liên quan của Lào và các tổ chức Quốc tế để cùng hướng tới mục tiêu cung cấp nước
sạch nhằm góp phần thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Lào.
1.2.2. Inđônêsia [21], [24]
1.2.2.1. Tài nguyên nước
- Nước ngầm nông là một nguồn nước quan trọng trong sinh hoạt có thể chỉ tiếp
tục sử dụng cho vùng đô thị trong thời gian ngắn vì sự gia tăng ô nhiễm do các hoạt
động của con người và sự suy giảm nguồn tài nguyên. Ô nhiễm vi sinh được phát hiện
ở các thành phố lớn và sự nhiễm mặn ở các vùng duyên hải.
- Ở nhiều vùng nông thôn nước ngầm là nguồn nước chủ yếu để cung cấp nước
sinh hoạt trừ những nơi nước ngầm quá nghèo không đủ về lưu lượng hoặc không phù
hợp về chất lượng do nước bị nhiễm mặn. Trong tương lai nước ngầm vẫn là nguồn

nước chính cung cấp cho khoảng 70% dân số Inđônêsia chủ yếu bằng công nghệ khai
thác giếng nông.
- Việc phát triển các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp ở Inđônêsia sẽ làm
tăng gánh nặng cho nguồn tài nguyên nước, môi trường và dẫn tới mức độ cạnh tranh
giữa những người sử dụng. Ở một số tỉnh cần phải điều tra kỹ nhu cầu về nước và phát
triển lựa chọn nguồn nước. Sử dụng tối ưu hoá tất cả các nguồn nước là mục đích của
Chính phủ và cần phải đưa ra những kỹ thuật phù hợp và phương pháp quản lý tổng
hợp lưu vực.
1.2.2.2. Cung cấp nước sinh hoạt
- Khoảng 50% dân số nông thôn và 20% dân số đô thị của Inđônêsia sử dụng
nguồn nước không được bảo vệ như nước mặt không được xử lý, giếng không nắp đậy
vì vậy bị ảnh hưởng bởi các bệnh do nguồn nước gây nên. Gần 14% số hộ gia đình
phải gánh nước xa khoảng 100m và 4% xa hơn 500m.
- Tỷ lệ của các thị trấn bao gồm cả thị trấn loại nhỏ có các hệ thống cung cấp
nước đã được nâng lên từ khi đưa ra kế hoạch đầu tư cho công cộng. Năm 1997
khoảng 84% dân số đô thị của Inđônesia có nước sạch trong số đó có một nửa hệ thống
là của tư nhân và một nửa là của Chính phủ. Mục tiêu 75% dân số được cấp nước bằng
hệ thống hiện tại chưa đạt được và kế hoạch này đang phải điều chỉnh vì sự gia tăng
dân số đô thị.
- Chất lượng nước nguồn kém đã làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước.
Kết quả quan trắc vật lý của các nguồn nước cung cấp (nước mặt, giếng khoan...) cho
thấy 9 - 10% có thể xem là bị ô nhiễm nặng; 17 - 21% là ô nhiễm từ cao đến trung
bình và còn lại ô nhiễm từ trung bình đến thấp.

18


×