MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................................................................2
1.1. Về lý luận:..........................................................................................................................................2
1.2. Về thực tiễn:.......................................................................................................................................3
2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu:.............................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:...............................................................................................................................4
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn
trong trường tiểu học.................................................................................................................................4
3.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học
Khương Đình.............................................................................................................................................4
3.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở
trường tiểu học Khương Đình...................................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG......................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KHƯƠNG ĐÌNH.......................................4
1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:....................................................................................................4
1.1. Căn cứ khoa học của đề tài:...........................................................................................................4
1.2. Vị trí và vai trò của tổ chuyên môn:..............................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:.................................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC KHƯƠNG ĐÌNH.................................................................................................................................6
1. Tình hình và đặc điểm của nhà trường:................................................................................................6
1.1. ThuËn lîi:..................................................................................................................................6
1.2. Khã kh¨n:..................................................................................................................................6
2.Thực trạng sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn trong nhà trường:.....................................7
*Về thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn:...............................................................................................7
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở
TRƯỜNG TH KHƯƠNG ĐÌNH..................................................................................................................8
I. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn:.................................8
II. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn.........................................................................................................8
1. Phân công cho các thành viên chuẩn bị sinh hoạt tổ chuyên môn:.................................................8
2. Về nội dung:......................................................................................................................................9
III. Kết quả:.............................................................................................................................................18
1
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................24
I. KẾT LUẬN:.............................................................................................................................................24
II. KHUYẾN NGHỊ:...................................................................................................................................24
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Về lý luận:
Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục Tiểu học do ngành giáo dục đề ra, các
nhà trường Tiểu học là đơn vị chủ chốt cần thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao
cho. Trong cơ cấu tổ chức nhà trường tiểu học, các tổ chuyên môn giữ vai trò hết
sức quan trọng, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà
2
trường. Đó là tổ chức cơ sở trong nhà trường trực tiếp quản lý giáo viên về đạo đức
tư tưởng tác phong, chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi
thực hiện chương trình giảng dạy và giáo dục mà nhà nước đã ban hành, là nơi tổ
chức triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục học sinh. Mặt khác thực hiện quá
trình đổi mới chương trình và sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì tổ
chuyên môn là thành phần giữ vai trò nòng cốt quyết định chất lượng giảng dạy và
giáo dục của nhà trường, biến mục tiêu giáo dục của nhà trường thành hiện thực.
Tổ chuyên môn là tổ ấm để giáo viên trao đổi tâm tư tình cảm, suy nghĩ, quan
niệm về các vấn đề chuyên môn; trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của nhau
về giảng dạy, về biện pháp giáo dục học sinh, kinh nghiệm phấn đấu và tu dưỡng để
nâng cao trình độ chuyên môn và hiểu biết chung cho bản thân. Chính vì vậy, về
mặt lý luận thì tổ chuyên môn là bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường
tiểu học.
1.2. Về thực tiễn:
Số người của các tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình được biên
chế theo năm học, theo khối lớp đảm bảo sự phù hợp với nội dung và yêu cầu của
chương trình giảng dạy. Tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình thường
sinh hoạt định kì một lần trong một tuần để triển khai các hoạt động giáo dục của
nhà trường. Qua thực tế cho thấy, hiệu quả và chất lượng của các buổi sinh hoạt
chuyên môn trong nhà trường chưa cao làm hạn chế kết quả giảng dạy và giáo dục
của nhà trường. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản là: Thời
gian dành cho Tổ chuyên môn sinh hoạt chưa thỏa đáng, nội dung sinh hoạt chưa
phong phú, phương pháp và hình thức tổ chức sinh hoạt chưa đa dạng, chưa linh
hoạt. Việc quản lý và chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường với các buổi sinh hoạt
của tổ chuyên môn chưa sát sao.
Từ những lý do nêu trên, tôi luôn suy nghĩ và mạnh dạn cải tiến một số biện
pháp chỉ đạo sinh hoạt của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và
3
giáo dục của trường tiểu học Khương Đình. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài " Một
số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở
trường Tiểu học Khương Đình".
2. Mục đích của vấn đề nghiên cứu:
- Xác định thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn;
các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học
Khương Đình.
- Đề xuất và thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao
chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về biện pháp chỉ đạo việc quản lý
sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường tiểu học.
3.2. Nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt tổ
chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình.
3.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo việc quản lý sinh hoạt
tổ chuyên môn ở trường tiểu học Khương Đình.
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP CHỈ
ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU
HỌC KHƯƠNG ĐÌNH
1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
1.1. Căn cứ khoa học của đề tài:
* Điều lệ Trường tiểu học: Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông
tư số 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
4
dục và Đào tạo. Trong điều lệ có điều 18 qui định rõ về các hoạt động, nhiệm vụ
của tổ chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực
hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu
quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ
theo kế hoạch của nhà trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
1.2. Vị trí và vai trò của tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn là thành phần nhỏ nhất trong cơ cấu tổ chức bộ máy chính
quyền của nhà trường, trực tiếp quản lý giáo viên theo quy trình khoa học dưới sự
lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ chuyên môn là nơi nghiên cứu xây
dựng kế hoạch giảng dạy chung của tổ, của cá nhân giáo viên; là người chỉ đạo,
hướng dẫn và tổ chức triển khai kế hoạch giảng dạy, thực hiện toàn bộ các hoạt
động giáo dục của nhà trường tới học sinh; tổ chuyên môn còn là người đánh giá
trực tiếp kết quả giảng dạy và giáo dục của mọi thành viên trong tổ.
Chất
lượng
và hiệu quả của sinh hoạt tổ chuyên môn tỷ lệ thuận với kết quả giảng dạy và giáo
dục của nhà trường. Điều đó có nghĩa là chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn cao sẽ
có tác động mạnh, giúp cho kết quả giảng dạy và giáo dục tốt; ngược lại chất lượng
sinh hoạt tổ chuyên môn không cao sẽ có tác dụng hạn chế kết quả giảng dạy và
giáo dục chung của nhà trường.
Chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tốt là yếu tố tạo nên động lực mạnh mẽ,
giúp người giáo viên làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo và tu dưỡng phấn đấu
tốt. Để có chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn tốt cần có sự chỉ đạo, tổ chức thực
hiện, giám sát và gần gũi theo sát, kiểm tra đánh giá đúng và kịp thời của Ban giám
hiệu nhà trường. Muốn vậy Ban giám hiệu cần phải cải tiến chỉ đạo sinh hoạt tổ
5
chuyờn mụn trong nh trng, nhm ỏp ng nhng yờu cu ca thi i, ca cụng
cuc i mi chng trỡnh v sỏch giỏo khoa thc hin tt mc tiờu giỏo dc ca
nh trng.
2. C s thc tin ca ti nghiờn cu:
Thc t hot ng ca cỏc t chuyờn mụn trng tiu hc Khng ỡnh th
hin rừ phn ln giỏo viờn trong nh trng ó cú nhn thc ỳng v ý ngha, vai
trũ v tm quan trng ca t chuyờn mụn v hot ng ca nú i vi vic nõng cao
cht lung dy hc v giỏo dc. i ng giỏo viờn cú ý thc tham gia hot ng
chuyờn mụn nhit tỡnh, trỏch nhim. Mi giỏo viờn luụn ng h cỏc hot ng ca
cỏc t chuyờn mụn trong nh trng. Kt qu hot ng ca cỏc t chuyờn mụn
trong nh trng ó c Ban giỏm hiu ỏnh giỏ khỏ cao.
CHNG 2: THC TRNG V QUN Lí SINH HOT T CHUYấN
MễN TRNG TIU HC KHNG èNH
1. Tỡnh hỡnh v c im ca nh trng:
1.1. Thuận lợi:
- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- Nhiều giáo viên trẻ, có ý thức học hỏi chuyên môn, yêu nghề mến
trẻ, có nhiều cố gắng trong giảng dạy.
- Có nhiu đồng chí giáo viên chuyên môn vững vàng, đạt giáo
viên dạy giỏi cấp Quận, Thành phố nhiều năm liền.
- C s vt cht riờng bit ỏp ng c 100% s hc sinh c hc 2 bui/ngy.
m bo tiờu chun trng Tiu hc t chun quc gia.
6
- Ban giám hiệu nhiệt tình, có trách nhiệm, luôn quan tâm đến
chất lợng dạy và học.
Xác định dạy và học là nhiệm vụ hàng
đầu, là con đờng phát triển đi lên của nhà trờng.
1.2. Khó khăn:
- Nhiều học sinh có hoàn cảnh khú khn, thiếu sự quan tâm dạy dỗ
sát sao từ phía gia đình. Dân trí không cao nên mặt bằng
trình độ của học sinh không đồng đều.
- Mt s ớt giỏo viờn cũn chm i mi phng phỏp.
2.Thc trng sinh hot chuyờn mụn ca cỏc t chuyờn mụn trong nh trng:
*V thi gian sinh hot t chuyờn mụn:
T chuyờn mụn sinh hot mt tun mt ln vo cỏc ngy trong tun, t 17h30'
n 19h ( th 2: khi 1; th 3: khi 2; th 4: khi 3; th 5: khi 4; th 6: khi 5).
Qua nghiờn cu c th, chỳng tụi thy lch sinh hot t chuyờn mụn vo gi
ny cha hp lý v thiu khoa hc. Gi ny tuy cỏc thnh viờn u cú mt y
d sinh hot, song v mt tõm lý v sinh lý u khụng phự hp, tt yu s dn
n s hn ch v cht lng v hiu qu ca hot ng sinh hot t chuyờn mụn.
Chớnh vỡ vy cht lng ca cỏc bui sinh hot t chuyờn mụn b hn ch
nhiu. Thc cht cỏc bui sinh hot t chuyờn mụn mang tớnh hỡnh thc, chiu l.
Song sinh hot t chuyờn mụn vo thi gian ny l theo yờu cu ngh ca tp th
giỏo viờn nh trng cho thun li khi phi i hp vo ngy ngh. Bi vy, chỳng
tụi rt suy t, cn phi ch o v qun lý nh th no sinh hot t chuyờn mụn
cú cht lng trong khong thi gian ú.
* V ni dung sinh hot:
Sinh hot t chuyờn mụn mang nng tớnh hỡnh thc, mc dự ni dung cú chun
b trc v ỳng vi quy nh ca Nh trng, song vic trin khai thc hin cha
sõu, cha k, cha phỏt huy ht kh nng tim tng ca mi thnh viờn trong t. Ni
dung sinh hot thng n iu, s si, ch do t trng chuyờn mụn trin khai cỏc
7
kế hoạch của nhà trường, các tổ viên nghe ghi chép vào sổ, không phát huy được
khả năng, sức mạnh tập thể, kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên.
*Về hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Theo nếp sinh hoạt thường lệ, tổ trưởng chuyên môn phổ biến các công việc
cần làm mà Ban giám hiệu đã phổ biến chung hoặc giao trực tiếp cho tổ chuyên
môn; sau đó triển khai các kế hoạch của nhà trường, các tổ viên nghe và ghi chép;
trao đổi thống nhất một vài phương pháp giảng dạy môn học nào có vướng mắc
hoặc nội dung khó khi thiết kế bài dạy. Sinh hoạt chuyên môn định kỳ đã tháo gỡ
phần nào những vướng mắc trong giảng dạy và giáo dục học sinh ở các lớp.
- Hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn đơn điệu, lặp lại đã dẫn đến thực trạng là
chưa phát huy cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi thành viên trong tổ;
chưa tạo điều kiện để mỗi thành viên thể hiện và phát huy những khả năng tiềm ẩn
của mình.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO VIỆC QUẢN LÝ SINH HOẠT
TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TH KHƯƠNG ĐÌNH
I. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động sinh hoạt tổ
chuyên môn:
- Xây dựng cho cán bộ giáo viên hiểu rõ:
+ Ý nghĩa, vai trò, tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Tính chất của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Nội dung, kết quả của hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Cách thức, thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Xác định thái độ của cán bộ giáo viên trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
8
+ Tích cực chuẩn bị nội dung cho buổi sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Tham gia nghiêm túc, lắng nghe và đóng góp ý kiến một cách hiệu quả.
II. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
1. Phân công cho các thành viên chuẩn bị sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng: Tổ trưởng chuyên môn điều chỉnh, cân đối hợp lý và quyết định phân
công ai sẽ chịu trách nhiệm thiết kế bài dạy những môn nào. Có thể năm sau đổi
môn tùy theo nguyện vọng của tổ viên và hoàn cảnh cụ thể. Sau mỗi buổi sinh hoạt
tổ chuyên môn, người tổ trưởng cần báo cáo kết quả hoạt động của tổ với Ban giám
hiệu (báo cáo miệng kết hợp với báo cáo bằng sổ sách). Người tổ trưởng chịu trách
nhiệm trước Ban giám hiệu về hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tổ viên: Trong tổ sẽ phân công cụ thể mỗi tổ viên cần phải thiết kế bài dạy của
các bài trong tuần theo một môn nhất định.
Mỗi tổ viên tự nguyện lựa chọn môn, kết hợp với sở trường và năng lực dạy
các môn của mình để nhận môn. Mỗi tổ viên có trách nhiệm soạn đủ kế hoạch bài
dạy các bài trong tuần theo các môn đã được phân công trong tổ sẽ trình bày khi
sinh hoạt tổ chuyên môn, các tổ viên khác đóng góp ý kiến, cuối cùng thống nhất
nội dung và phương hướng thực hiện bài dạy các môn trong toàn tổ chuyên môn.
2. Về nội dung:
a. Công tác chuyên môn gồm các nội dung sau:
+ Trao đổi rút kinh nghiệm những tồn tại của tuần trước.
+ Trao đổi bài soạn theo môn học trong tuần tới (theo quy định đã phân công
cho cá nhân). Bài dễ thì trình bày tóm tắt, tập trung thời gian trình bày những bài
khó trên cơ sở phát kế hoạch bài dạy cho mọi người cùng theo dõi và trao đổi góp
ý, thống nhất nội dung và phương pháp chung cơ bản, các nội dung chi tiết và cụ
thể để cá nhân tự linh hoạt hoàn thiện. Về nhà cá nhân thiết kế lại bài và hoàn chỉnh
thành kế hoạch dạy học riêng của mình.
9
+ Cá nhân thiết kế bài theo môn học xác định và nêu cái khó, cái yếu hay mắc
lỗi để mọi thành viên trong tổ nghe, trao đổi và cùng nhau đề ra phương hướng giải
quyết.
+ Xác định những đồ dùng dạy học và thiết bị cần sử dụng dạy đăng ký mượn
nhà trường hoặc cần làm để phục vụ cho dạy học (xác định rõ ngày, buổi sử dụng
để các khối khác có thể kết hợp sử dụng, cái nào nhà trường có, cái nào cá nhân
phải tự làm thêm để sử dụng cho lớp của mình).
+ Cá nhân báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện các quy chế chuyên môn. Nếu
bình thường thì báo cáo viết tóm tắt ra giấy (nếu có gì đặc biệt hoặc đột xuất thì báo
cáo miệng trước toàn tổ) như: Việc ghi chép các loại sổ sách, chấm và trả bài kiểm
tra, thực hiện giờ ra vào lớp, tham gia các hoạt động chung của nhà trường... nêu
khó khăn, yếu kém của cá nhân để tổ chuyên môn giúp đỡ.
+ Trao đổi thông báo cho nhau những thông tin khoa học có liên quan đến
chuyên môn (nếu có), giới thiệu cho nhau những tài liệu mới có liên quan đến
chuyên môn.
+ Lên kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, đăng ký tham gia dạy chuyên đề, trao
đổi phương hướng thực hiện, biện pháp trong tổ giúp đỡ lẫn nhau để tiến tới ai
trong tổ cũng sẽ lên dạy chuyên đề.
Tổ chức dạy theo chuyên đề cần được xây dựng thành phong trào chuyên
môn, được tiến hành thường xuyên, mang tính định kỳ và chung trong toàn trường.
Trước hết dạy chuyên đề cần tiến hành trong phạm vi tổ chuyên môn, sau mở rộng
theo khối lớp, cuối cùng là dạy chuyên đề trong toàn trường.
Chúng tôi tổ chức dạy chuyên đề mang tính chất luân phiên quay vòng, nghĩa là
khối lớp nào cũng có các giáo viên tham gia dạy các môn học, trước hết ưu tiên và
quan tâm đến những môn chính, sau nữa là các môn học khác. Người dạy chuyên
đề của các khối lớp cũng được thực hiện quay vòng, trước hết là tổ trưởng chuyên
môn, sau là người có sở trường và có năng lực về môn đó và cuối cùng là giáo viên
10
trẻ. Chúng tôi thu xếp và bố trí giờ dạy theo chuyên đề và rút kinh nghiệm giờ dạy
hợp lý để mọi giáo viên có thể tham dự học tập lẫn nhau.
+ Thông báo, phổ biến chủ trương hoặc vấn đề đột xuất mà nhà trường yêu
cầu (nếu có).
+ Đề xuất ý kiến của tổ đề nghị Ban giám hiệu giải quyết những tồn tại, khó
khăn mà tổ chuyên môn chưa giải quyết được, hoặc đề nghị bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, về mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
MINH HỌA MỘT BUỔI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN KHỐI LỚP 5
Tuần 7 ( Từ 21/10 – 25/10 )
I. Thành phần : Tập thể giáo viên Khối 5, đại diện BGH
II. Nội dung cuộc họp :
PHẦN 1 : KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TUẦN 6 (14/10 – 18/10)
1. Ưu điểm :
- Nếp dạy và học duy trì tốt.
- Hưởng ứng tích cực Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời: 6/6 tiết dạy đạt tốt.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu tuần 6.
- Tích cực hưởng ứng hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; gắp thăm bài dự thi
trong khối.
- Hoàn thành điểm tháng thứ nhất trong sổ điểm và phần mềm quản lý điểm.
- Các lớp quan tâm đến việc kèm cặp học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống TL-VM.
- Hoàn thành các loại hồ sơ sổ sách đúng tiến độ.
2. Tồn tại & hướng giải quyết:
* Tăng cường sử dụng tranh ảnh, ĐDDH được trang bị và tư liệu sưu tầm của học sinh.
* Số lượng HS khối 5 tham gia thi giải toán Internet còn ít so với các khối khác.
> Hướng khắc phục : GVCN tích cực động viên HS tham gia, phối hợp với
PHHS nhắc nhở con em.
11
*GV nêu những khó khăn, vướng mắc về việc thực hiện nội dung, chương trình
trong tuần( nếu có).
PHẦN 2 :NỘI DUNG CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TUẦN 7
1. Các nhiệm vụ trọng tâm: (cần bám sát nhiệm vụ của năm học)
- Tiếp tục duy trì nếp dạy và học.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình, thời khóa biểu.
- Chuẩn bị tốt các tiết hội giảng, tích cực dự giờ để học hỏi thêm kinh nghiệm
về chuyên môn đặc biệt là phương pháp dạy học, cách tổ chức các hình thức học
tập hay việc sử dụng đồ dùng dạy học, … của đồng nghiệp.
- Chú ý bổ sung, rút kinh nghiệm trong kế hoạch bài dạy sau mỗi tiết đặc biệt
đối với đ/c giáo viên mới lên khối.
- Tiếp tục triển khai dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống TL-VM ( Bài 3)
- Chuẩn bị tốt cho chuyên đề tổ tháng 10 môn Toán bài “ So sánh số thập phân
”; đ/c Hạnh được phân công chuẩn bị kế hoạch bài dạy, các đ/c khác về nghiên
cứu bài để buổi SHCM tuần sau cùng trao đổi, góp ý và thống nhất.
- Làm tốt công tác chuẩn bị bài dự thi Elearning cấp trường.
2. Trao đổi, thống nhất một số nội dung khó trong tuần 7 :
- Các đ/c GV được phân công phụ trách các môn học nêu nội dung khó. GV
trong tổ góp ý, thống nhất. Chọn 1,2 tiết khó nhất tập trung trao đổi kỹ về nội
dung, phương pháp, hình thức dạy học, sử dụng ĐDDH phù hợp với tiết dạy.
- Trong các môn học trong tuần cần thống nhất, trao đổi gì thì trao đổi thống
nhất. Ví dụ:
+ Khoa học : Chú ý bổ sung nội dung giáo dục vệ sinh phòng chống dịch bệnh
nhất là dịch sốt xuất huyết thông bài “ Phòng bệnh sốt xuất huyết”.
+ Lịch sử : Lồng ghép nội dung giáo dục truyền thống qua bài 7: Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời”
12
+ Địa lý: Bài 7 “ Ôn tập” Phần 1 của bài không hệ thống hóa kiến thức mà chỉ cho
HS nhắc lại đặc điểm tự nhiên của Việt Nam; kết hợp giáo dục lòng yêu quê hương
đất nước, yêu biển đảo.
+ Kĩ thuật : Lồng ghép giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân.
+ Giáo dục nếp sống TL - VM : Trọng tâm giáo dục thái độ, hành vi, cách ứng
xử một cách nhẹ nhàng, 1 tiết học khoảng 35 phút, tránh sa đà, nhầm lẫn sang
dạy đạo đức. Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu để bài dạy thêm phong phú.
3. Thống nhất chuyên đề , hội giảng hoặc các Bài giảng điện tử:
Môn : Khoa học
Bài : Phòng bệnh viêm não
Người soạn : Đ/c Trần Thị Kim Dung
- GV trong khối xem và bổ sung, góp ý cho bài giảng
4. Học tập, nâng cao trình độ chuyên môn :
- Trao đổi về bài giảng trực tuyến Elearning .
- Trao đổi việc ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học.
PHẦN 3 : - Đ/c khối trưởng chốt nội dung buổi sinh hoạt.
- Đại diện BGH phát biểu.
b. Cách ghi chép sổ sách trong sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Qui định và yêu cầu ghi chép nội dung cần thiết theo các tiêu chí trong sinh
hoạt tổ chuyên môn vào sổ họp mà Sở và Phòng giáo dục - đào tạo qui đinh (có thể
ghi tóm tắt, chú ý đến các vướng mắc, tồn tại trong dạy học.
- Nếu Ban giám hiệu có yêu cầu nội dung cần kẻ bảng, biểu để thống kê thì tổ
trưởng chuẩn bị trước, trên cơ sở yêu cầu mỗi tổ viên nộp thống kê của lớp mình
bằng giấy. Tổ trưởng cần ghi rõ ý kiến đề đạt của tổ cần Ban giám hiệu hỗ trợ giải
quyết hoặc vấn đề cần xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.
- Nội dung gì cần chi tiết thì kèm theo bản phụ lục. Khi rút kinh nghiệm giờ
dạy cần ghi rõ nội dung các ý kiến đóng góp.
Ví dụ: Phụ lục biên bản họp tổ chuyên môn.
13
- Trình tự một buổi sinh hoạt chuyên môn được ghi trong sổ chuyên môn
khối ghi như “ Minh họa một buổi sinh hoạt chuyên môn khối lớp 5” vừa nêu ở
trên.
3. Cải tiến cách đánh giá hoạt động sinh hoạt của tổ chuyên môn:
- Sau mỗi buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, Ban giám hiệu chúng tôi thu sổ sinh
hoạt của tổ chuyên môn, đọc và nghiên cứu kĩ các nội dung, thâu tóm và ghi chép
tình hình chung của các khối lớp, nắm những vấn đề cụ thể và đặc biệt của từng lớp
vào sổ tay công tác của mình để có biện pháp theo sát, động viên, giúp đỡ kịp thời,
nhận xét đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của các khối lớp trong nhà trường.
- Mỗi tuần một lần đại diện Ban giám hiệu tham dự buổi sinh hoạt của Tổ
chuyên môn, kiểm tra các loại sổ sách của giáo viên. Qua đó chúng tôi vừa nắm
được tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục của các lớp, vừa có thể đánh giá
được một phần chất lượng của các buổi sinh hoạt đó và có thể kiểm tra được việc
báo cáo kết quả sinh hoạt của Tổ trưởng chuyên môn với thực tế sinh hoạt tổ
chuyên môn có nề nếp hay không.
- Mỗi tháng một lần, Ban giám hiệu chúng tôi chia nhau đi dự giờ thăm lớp
dạy của các giáo viên thuộc các lớp khác nhau. Sau đó tiến hành rút kinh nghiệm
giờ dạy để giúp giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, chủ động và tinh thần trách
nhiệm động thời giúp giáo viên nhận rõ những thiếu sót, hạn chế của mình mà sửa
chữa. Qua dự giờ, kết quả dạy của các giáo viên thuộc lớp nào ngày càng tiến bộ thì
chứng tỏ sinh hoạt của tổ chuyên môn có đi vào chiều sâu và có chất lượng.
- Thông qua các chuyên đề, tôi có thể đánh giá được phần nào chất lượng của các
buổi sinh hoạt chuyên môn.
* Ví dụ: Các chuyên đề để nâng cao chất lượng dạy môn Luyện từ và câu có
thể là “Chuyên đề dạy dạng bài”:
+ Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ.
+ Trang bị kiến thức về từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ.
14
+ Trang bị kiến thức về câu, rèn luyện kĩ năng sử dụng câu.
Để giúp cho mỗi chuyên đề được thành công, tôi thường chỉ đạo như sau:
+ Mỗi tiết chuyên đề tổ trưởng phân công một đồng chí đảm nhiệm tiết dạy.
+ Mỗi đồng chí giáo viên trong tổ phải tự nghiên cứu bài dạy, hình thức tổ
chức, cách sử dụng đồ dùng…
+ Trong giờ sinh hoạt chuyên môn, các thành viên trong tổ đưa ra thảo luận
bàn bạc để thống nhất qui trình dạy từng loại bài, hình thức, phương pháp dạy …
trước khi lên chuyên đề.
+ Tổ chức dạy chuyên đề.
+ Rút kinh nghiệm, giải quyế những vấn đề vướng mắc sau chuyên đề:
+ Thống nhất các phương pháp dạy từng loại bài, các phương pháp ứng với
từng hoạt động.
+ Cách sử dụng đồ dùng dạy học đối với từng loại bài sao cho đạt hiệu quả.
+ Ghi biên bản vào sổ sinh hoạt chuyên môn.
Sau việc tổ chức các chuyên đề, tôi thấy các đồng chí giáo viên đã tự tin hơn
khi có ban giám hiệu vào dự giờ đột xuất bởi vì các đồng chí đã nắm vững qui
trình, nội dung, phương pháp dạy từng bài của tất cả các phân môn.
15
Thực hiện chuyên đề Luyện từ và câu lớp 4A2
4. Cần tạo “tình huống ngược” trong sinh hoạt tổ chuyên môn:
Công việc quan trọng không kém có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại
của sinh hoạt chuyên môn là công tác tổ chức. Trường tôi có 5 khối lớp (từ khối 1
đến khối 5) và sinh hoạt theo 6 tổ chuyên môn tương ứng từ tổ 1 đến tổ 5 và tổ
chuyên biệt. Mỗi tổ từ 4 đến 8 giáo viên. Cái khó nhất trong sinh hoạt chuyên môn
là phải đưa giáo viên vào cuộc tranh luận. Nếu ở buổi sinh hoạt chuyên môn không
có những cuộc tranh luận thì có thể coi như thất bại. Yêu cầu của buổi sinh hoạt
chuyên môn là các thành viên trong tổ phải bật ra các quan điểm của mình về vấn
đề cần thảo luận.
Muốn vậy, người chủ trì ngoài việc chuẩn bị nội dung chu đáo, phân công
công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ còn phải chủ động tạo ra “tình huống
16
ngược”, cài sẵn “nhân tố gây nổ” trong giáo viên. Chỉ có như thế, chất lượng sinh
hoạt tổ chuyên môn của nhà trường mới được nâng lên, có nhiều vấn đề được đưa
ra tranh luận, có tác dụng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kiến thức và tay nghề
cao cho tập thể giáo viên, đội ngũ giáo viên giỏi đã đóng góp vai trò chủ chốt trong
tổ, là các trọng tài công tâm trong các cuộc tranh luận về chuyên môn qua đó đội
ngũ giáo viên giỏi đã phát huy đươc khả năng của mình.
5. Thực hiện tốt vai trò của Phó hiệu trưởng trong công tác chỉ đạo sinh hoạt
chuyên môn của tổ khối.
- Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt
thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện
pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ
động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ
chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp
giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt
vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra
cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó
lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai
trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí
bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của
mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên
với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong
tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề
mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận
vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có
sức thuyết phục.
- Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, phó hiệu trưởng cần phải quan
tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên. Từ đó, giúp họ vững tin vào bản
17
thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ
nguyện vọng, tâm tư của mình.
Ban giám hiệu dự giờ một buổi sinh hoạt chuyên môn khối 5
III. Kết quả:
Kết quả thực nghiệm sau 2 năm đưa ra biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên
môn ở trường tiểu học Khương Đình.
Với những biện pháp nêu trên, chúng tôi đã từng bước đưa chất lượng
18
giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trường tiểu học Khương
Đình ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy - học của ngành giáo dục
Thủ đô so với năm học 2012 - 2013 & năm học 2013 - 2014 thể hiện ở các kết quả
sau đây:
* Về phía giáo viên:
+ Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cấp Trường, cấp Quận và Thành phố:
Năm học
2012 - 2013
2013 - 2014
Cấp Trường
21
24
Cấp Quận
16
14
Cấp Thành Phố
0
01 - Giải Nhì
- Thi bài giảng E- learning cấp Quận trường đạt 01 giải nhì; 01 giải ba.
- Kho học liệu bài giảng điện tử đạt 01 giải khuyến khích cấp Quận.
* Về phía học sinh:
Kết quả kiểm tra định kì
Năm học
2012-2013
2013-2014
Toán
Xếp loại
Giỏi
Khá
Giỏi
Khá
Tiếng Việt
GHKI
CHKI
GHKII
CHKII
GHKI
CHKI
GHKII
CHKII
780
185
607
194
856
129
1008
147
806
154
671
133
858
121
1047
116
693
279
566
238
741
236
821
228
744
222
605
161
800
186
1005
159
* Chất lượng giáo dục Đạo đức:
Năm học
2012 - 2013
2013 - 2014
Tốt (THĐĐ)
100%
100%
Khá (chưa TTĐĐ)
0%
0%
*Học sinh đạt giải các môn cấp Quận, Thành phố và Quốc gia:
Năm học 2012 - 2013:
- Cấp Quốc gia:
+ Thi vẽ tranh thiếu nhi toàn quốc đạt 02 giải B, 01 giải tập thể.
19
+ Thi giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhì.
+ Thi Takewondo đạt 01 giải ba.
- Cấp Thành phố: + Thi Cờ vua đạt 01 giải ba.
+ Môn Dancesport đạt 01 giải ba.
+ Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải ba.
- Cấp Quận:
+Thi Tin học trẻ đạt 01 giải nhất.
+ Thi Cờ tướng đạt 02 giải nhì.
+ Thi Cờ vua đạt 02 giải ba.
+ Thi Takewondo đạt 02 giải ba.
+ Thi Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhất; 03 giải ba.
+ Thi viÕt ch÷ ®Ñp cÊp QuËn cã 03 giải nhất, 02
gi¶i nh×; 06 gi¶i ba; 04 gi¶i khuyÕn khÝch
Năm học 2013 - 2014:
- Cấp Quốc gia:
+ Thi Cờ vua mở rộng đạt 01 huy chương đồng; Thi võ
Takewondo đạt 01 huy chương đồng.
- Cấp Thành phố: + Thi Cờ vua đạt 01 giải nhất, 01 giải ba.
+ Thi Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhì, 02 giải ba, 02
giải khuyến khích.
- Cấp Quận:
+ Thi Cờ vua đạt 01 giải nhất.
+ Thi Võ đạt 03 giải nhì.
+ Thi Cờ tướng đạt 02 giải ba.
+ Thi Điền kinh đạt 01 giải ba.
+ Thi viết chữ đẹp đạt: 02 giải nhì, 09 giải ba và 12 giải KK.
+ Thi Giải toán qua mạng Internet đạt 01 giải nhất, 02 giải nhì,
02 giải ba, 01 giải khuyến khích.
20
Sở dĩ Trường tiểu học Khương Đình đạt những kết quả như vậy là do Ban
giám hiệu đã đưa ra biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn tốt, phù hợp với
yêu cầu đổi mới Dạy - Học hiện nay.
Em Nguyễn Trung Dũng - Giải nhì Hội thi Tin học trẻ Toàn quốc
21
Đ/c Phạm Thị Quỳnh Hoa - Giải Nhì Hội thi GVDG Thành phố năm 2014
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
22
Qua thực tế chỉ đạo và kết quả đạt được, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn làm tốt công tác quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn,
người CBQL cần làm tốt các công việc sau đây:
Nghiên cứu kỹ các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới chất lượng
của buổi sinh hoạt chuyên môn để điều chỉnh cho phù hợp.
Thống nhất tư tưởng chỉ đạo và quản lý hoạt động chuyên môn của tổ chuyên
môn trong tất cả các thành phần liên tịch.
Làm công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho mọi thành
viên của nhà trường.
Thống nhất hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn về thời gian, kế hoạch, nội
dung, trình tự của mỗi buổi sinh hoạt, cách ghi chép biên bản một cách hợp
lý. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, ứng dụng công nghệ thông tin trong sinh
hoạt tổ khối chuyên môn hiệu quả, hấp dẫn.
Có chỉ tiêu đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn rõ ràng, cụ thể và phổ
biến công khai.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
23
I. KẾT LUẬN:
Việc nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện " Một số biện pháp chỉ
đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
Khương Đình" đã bước đầu đạt được những kết quả tiến bộ về nhiều mặt trong
nhà trường, chúng tôi có thể đi đến những kết luận sau:
1. Cái tiến biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
Khương Đình là hoàn toàn đúng và khoa học. Do đó bước đầu đã có những bước đi
vững chắc, thể hiện sự tiến bộ rõ rệt trong chuyên môn, trong công tác bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng.
2. Hoạt động tổ chuyên môn phải gắn liền với các hoạt động giáo dục của nhà
trường. Ban giám hiệu và cán bộ quản lý các cấp (đặc biệt tổ trưởng chuyên môn)
phải có mối quan hệ tốt, chặt chẽ và thường xuyên. Việc phân cấp quản lý gắn liền
với trao quyền hạn rõ ràng sẽ có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động giáo
dục trong nhà trường.
3. Khi cải tiến hoặc đổi mới một vấn đề nào đó, đòi hỏi phải có sự bàn bạc,
trao đổi và lấy ý kiến của đội ngũ các cán bộ chủ chốt thuộc các Đoàn thể khác
nhau trong nhà trường. Sau nữa là làm công tác tư tưởng thông suốt cho mọi thành
viên trong nhà trường; có kế hoạch hướng dẫn, kiểm tra, gần gũi với chị em, động
viên giúp đỡ họ trong công việc cũng như trong đời thường, khen chê kịp thời và
công minh…
II. KHUYẾN NGHỊ:
1. Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo nên tăng cường mở những lớp bồi dưỡng
nghiệp vụ về tổ trưởng chuyên môn hoặc lớp chuyên đề ngắn hạn bồi dưỡng về
nghiệp vụ tổ trưởng chuyên môn, để các trường cử người đi học nhằm nâng cao
trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ các tổ trưởng chuyên môn thuộc các trường Tiểu
học.
2. Trường Bồi dưỡng Cán bộ Giáo dục Hà Nội nên thường xuyên mở các lớp
chuyên đề nhằm bồi dưỡng trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn ở các trường Tiểu học, tạo điều kiện để đội ngũ tổ trưởng
24
chuyên môn ở các trường Tiểu học được tiếp cận với những thành tựu mới (kiến
thức, trang thiết bị và dồ dùng dạy học…).
3. Phòng Giáo dục - Đào tạo nên tổ chức chuyên đề về sinh hoạt tổ chuyên
môn theo phương thức mới cho các trường tham gia, rút kinh nghiệm. Trên cơ sở
đó các trường có thể tổ chức giao lưu với nhau để trao đổi sinh hoạt tổ chuyên môn,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn, thực hiện tốt nhiệm
vụ và mục tiêu mà cấp trên giao cho nhà trường.
4. Ban giám hiệu trường Tiểu học Khương Đình: Tạo điều kiện về cơ sở vật
chất, sách tham khảo, thời gian cho tổ chuyên môn hoạt động đạt kết quả cao hơn.
Ban giám hiệu cần tham gia giúp đỡ các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên tích
cực tham gia xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn sao cho phù hợp, sát thực tế
để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn.
Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình công tác.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học Khương Đình
thông qua việc đưa ra biện pháp quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường.
Đề tài " Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn ở trường Tiểu học Khương Đình" chắc chắn còn những hạn chế. Tôi
mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo, Phòng Giáo dục & Đào tạo cùng
các bạn đồng nghiệp.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
minh viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết
25