Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Nghiên cứu cấu trúc Lô X, bể Rakhine dựa vào tài liệu địa chấn 3D

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 70 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC HÌNH ẢNH


3

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Các thông số về độ sâu của tầng nóc Eocen ở độ sâu 2968m và đáy ở
độ sâu 2996m. ……………………………………………………………….. 47
Bảng 3.2: Các thông số về độ sâu của tầng nóc nằm ở độ sâu 2225m, đây nằm ở
độ sâu 2400m.t ………………………………………………………………. 48
Bảng 3.3 Pha minh giải địa chấn……………………………………………….
52


4

CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

PVEP – OVS: Tổng công ty thăm dò khai thác – nước ngoài
2D, 3D: 2 chiều, 3 chiều
TVD: chiều sâu tính từ mực nước biển đến đáy giếng khoan theo chiều thẳng
đứng
HC: Hydrocarbon
HI: Chỉ số hydrocarbon


TOC: Tổng hàm lượng hydrocarbon
TCF: Trữ lượng khí tại chỗ
DVLGK: Địa vật lý giếng khoan
TKTD: Tìm kiếm thăm dò
Spin off: Đường bao được vẽ nằm dưới đường đồng mức khép kín cuối cùng để
tính thể tích đất đá của cấu tạo khép kín
Marker: Điểm đánh dấu tầng phản xạ sử dụng để minh giải
Servey: Dự án


5

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Dầu khí Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước tiến
vượt bậc, từng bước trở thành ngành công nghiệp nòng cốt và chủ lực của nền kinh
tế; ngày nay ngành đã trở thành trụ cột, đầu tầu dẫn dắt các nền kinh tế khác phát
triển; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhu cầu sử
dụng các chế phẩm từ dầu thô ngày một tăng trong khi nguồn cung đang dần cạn
kiệt, trong khi đó dầu khí là một nguồn tài nguyên không tái sinh; vì vậy bên cạnh
việc khai thác chúng ta phải tìm kiếm, thăm dò các cấu tạo mới, xác định tiềm năng
dầu khí. Trong công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí, minh giải địa chấn là một bước
rất quan trọng nhằm giải thích ý nghĩa địa chất của tài liệu địa chấn sau quá trình
thu phát ngoài thực địa và xử lý số liệu tại các trung tâm xử lý, việc sử dụng các kết
quả minh giải tài liệu địa chấn giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề từ xác định và liên kết
các ranh giới địa tầng, phân tích các đặc điểm cấu kiến tạo, đặc điểm phân bố thạch
học trầm tích đến lịch sử phát triển địa chất và đặc điểm liên quan đến tiềm năng
dầu khí.
Được sự phân công của Bộ môn Địa Vật Lý, Khoa Dầu Khí, Trường Đại học Mỏ
- Địa Chất và được sự đồng ý của Tổng Công Ty Thăm dò Khai thác dầu khí Việt Nam
(PVEP), tôi đã được phân công về thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Một Thành

viên Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí nước ngoài (PVEP Overseas). Trên cơ
sở kiến thức đã học và tài liệu thu thập được, cùng với sự giúp đỡ của KS.Phạm Quốc
Hưng và KS. Tô Xuân Hòa các cán bộ trong Công ty TNHH Một Thành viên Điều
hành Thăm dò Khai thác Dầu khí nước ngoài (PVEP Overseas), đặc biệt với sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo PGS.TS.Phan Thiên Hương cùng các thầy cô giáo
trong bộ môn Địa vật lý Trường Đại học Mỏ - Địa chất, tôi đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp của mình với đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc Lô X, bể Rakhine dựa vào tài
liệu địa chấn 3D”.
Đồ án tốt nghiệp được hoàn thành với với nội dung như sau:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chương 2: Phương pháp minh giải tài liệu địa chấn 3D.
Chương 3: Kết quả minh giải địa chấn 3D Khu vực Lô X, Bể Y.
Kết luận và kiến nghị
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS.Phan Thiên Hương,


6

KS.Phạm Quốc Hưng, KS.Tô Xuân Hòa và các thầy cô giáo trong bộ môn Địa vật
lý, các cán bộ trong Công ty TNHH Một Thành viên Điều hành Thăm dò Khai thác
Dầu khí nước ngoài (PVEP Overseas) đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này.
Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót trong quá
trình viết và trình bày đồ án này, tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý
kiến của toàn thể các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc nhằm xây
dựng, chỉnh sửa đề tài này được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện:

Bùi Đức Liên.



7

Chương 1: Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.1 Vị trí địa lý:
Myanmar nằm về phía Tây Bắc của lục địa Đông Nam Á, có tọa độ từ 09˚32’
đến 28˚31’ vĩ độ Bắc và 92˚15’ đến 101˚11’ kinh độ Đông, là quốc gia có diện tích
lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích 676.500 km 2. Myanmar có
đường biên giới dài nhất với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với tổng chiều dài
2.185km, giáp biên giới Lào (235 km) và Thái Lan (1.800 km) ở phía Đông Nam,
giáp Ấn Độ (1.463 km), Banglades (193 km) về phía Tây, Tây Bắc, có đường bờ
biển dài 1.930km dọc theo vịnh Bengal và biển Andaman ở phía Tây Nam và phía
Nam, chiếm một phần ba tổng chiều dài biên giới (hình 1.1).
Bể Rakhine nằm ở ngoài khơi bờ biển Myanmar, có chiều dài khoảng 850km và
rộng 200km, diện tích bể khoảng 29.546 km2. Phía Đông tiếp giáp với đai ophiolite
Indo-Burma, phía Bắc với các đai uốn nếp Chittagong ở Bangladesh, đai uốn nếp
Tripuara-Cachar và dải flysh Disang ở Ấn Độ. Phía Nam nối với hệ các bể trước
cung đảo Andaman-Nicobar-Sunda-Java. Bể Rakhine nằm ở phía Đông của biển
thẳm Vịnh Bengal và phần nêm bồi kết trẻ được tạo do sự húc chìm xiên (oblique
subduction) của mảng đại dương Ấn Độ bên dưới mảng Burma với đai hoạt động
các tâm chấn hiện đại và núi lửa bùn.
Lô X có diện tích 9.652 km 2 nằm ngoài khơi Myanmar, trong khu vực có mực
nước biển từ 20-1000m, phía Bắc giáp với Lô A7, phía Đông giáp với Lô M3 (có
mỏ 3CA với trữ lượng khoảng 1TCF) và phía Nam giáp với Lô M5 (có cụm mỏ
Yadana với trữ lượng khoảng 6,5TCF). Lô M2 nằm cách cố đô Rangoon khoảng
hơn 200 km về phía Tây Nam.
1.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực phía nam bể Y lô X
Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa hạ chí tuyến và Xích đạo.Myanmar nằm
trong vùng gió mùa Châu Á, với vùng bờ biển của nó nhận lượng mưa trung bình

5.000 mm hàng năm.
1.3 Lịch sử nghiên cứu thăm dò và khai thác dầu khí
Các hoạt động thăm dò dầu khí được bắt đầu từ 1965-1967, chủ yếu do công ty
dầu khí quốc gia Myanmar (MOGE) thực hiện. Từ năm 1967-1974, bể Rakhine bắt
đầu có các nhà thầu tham gia tìm kiếm dầu khí như AODC: Lô A2-A3-A4; CFP: Lô
A1-A5 và MCSI: Lô A6-A7. Hiện tại, bể Rakhine được chia thành 25 lô gồm 7 lô
nước nông và 18 lô nước sâu, trong đó 8 lô đã có nhà điều hành. Khối lượng các


8

công tác thăm dò toàn bể cho đến nay bao gồm: trọng lực khoảng 15.000 km, địa
chấn 2D hơn 30.000 km, địa chấn 3D hơn 8.400km 2 , đã khoan 30 giếng thăm dò,
thẩm lượng và 15 giếng khoan khai thác.
Các hoạt động tìm kiếm thăm dò (TKTD) dầu khí trước đây chủ yếu đánh giá
tiềm năng dầu khí của các tầng chứa lục nguyên tuổi Pliocen muộn (tầng chứa
Shwe, Shwe Phyu và Mya) đều có phát hiện dầu khí đáng kể (Mỏ khí Shwe, Mya lô
A1, A3 với trữ lượng khoảng 10TCF, lô A7 giếng khoan A7-1X có biểu hiện khí
trong tầng Pliocen, lô A6 có phát hiện khí trong tầng chứa cát kết Miocen và lô X
mới có phát hiện khí trong tầng đá vôi tuổi Miocen).

X

Hình 1. 1 Vị trí khu vực nghiên cứu [1]


9

Lô X nằm ở phía Nam bể Rakhine, thuộc quyền điều hành của PVEP Overseas.
Trong năm 2010, PVEP Overseas thu nổ được 40 tuyến địa chấn 2D với tổng chiều

dài 2028km, được thiết kế mạng lưới 3x4, 4.5x5, 5x6 km trong phần phía Tây của
lô X. Các tuyến có quan hệ theo các hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc –
Tây Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Dựa trên kết quả minh giải tài liệu địa chấn 2D,
PVEP Overseas đã tiến hành thu nổ địa chấn 3D với diện tích 1031km2 (hình 1.2).

Hình 1.2 Vị trí của 2 giếng khoan SYT-1X và SP-1X so với khu vực nghiên cứu
[4]
Từ các kết quả minh giải tài liệu địa chấn, PVEP Overseas đã khoan 02 giếng
khoan thăm dò SYT-1X và SP-1X lần lượt nằm ở phía Đông Nam và phía Nam của
lô vào các năm 2011 và 2013; tại cả hai giếng khoan đều cho kết quả có biểu hiện
dầu khí.
1.4 Đặc điểm địa chất khu vực
1.4.1 Hoạt động kiến tạo khu vực
Cấu trúc địa chất Myanmar được chia làm 4 khu vực chính từ phía Đông sang
Tây là: cao nguyên Shan; dãy Sino-Burma; bồn trung tâm Burma và dãy IndoBurman (hình 1.3)
Myanmar nằm trên đới hút chìm phía Đông Ấn Độ Dương kéo dài từ Indonesia
lên. Rãnh nước sâu JAVA có thể quan sát thấy kéo dài lên phía Bắc - Tây Bắc cắt
qua biển Adaman và quần đảo Nicobar. Đới hút chìm có thể kéo dài đến khu vực


10

Arakan, nó được hình thành giữa mảng Ấn Độ và mảng Âu-Á từ Eoxen sớm (thời
kỳ tạo núi Himalaya lần thứ nhất). Sau thời kỳ tạo núi Himalaya thứ hai, dãy IndoBurma bị nâng lên. Sự hút chìm xiên chéo và đứt gẫy trượt bằng ngang phải phát
triển mạnh từ cuối Mioxen đến nay (thời kỳ tạo núi Himalaya lần thứ 3).


11



12

Hình 1.3 Sơ đồ cấu – kiến tạo bể trầm tích Adaman [3]
Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và khảo sát thực địa của PVEP –
MEKONG năm 2009 cho thấy cung bồi kết dịch chuyển dần từ phía Đông sang
phía Tây, tuổi của các nêm bồi kết vì vậy cũng trẻ dần từ Đông sang Tây và từ Bắc
xuống Nam (hình 1.4 và 1.5)

Hình 1.4 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 21º đến
17º30) [3]


13

Hình 1.5 Mô hình cung bồi kết trẻ dần từ Đông sang Tây (từ vĩ tuyến 16º45 đến
giữa lô M2) [3]
Kết quả nghiên cứu địa chất khu vực và minh giải lại tài liệu địa chấn 2D cho
thấy Lô X nằm trong khu vực bồn trước cung (về mặt kiến tạo) và nằm trên hai bể
trầm tích: Moattama ở phía Đông và Rakhine ở phía Tây. Ranh giới của hai bể trầm
tích này là cung bồi kết kéo dài từ phía Bắc xuống (đai Indo-Burma rìa phía Tây
Myanmar nối liền với các đảo Priperis, Coco và Nicoba ở phía Nam Lô X). Trong
Lô X cung bồi kết này chính là vùng nâng cao trung tâm Lô X - Central Uplift (hình
1.6)

Hình 1.6 Mặt cắt địa chất - địa vật lý hướng Đông – Tây qua lô X [4]
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn 2D cho thấy cho thấy đến Oligoxen/Eoxen,
Lô X chưa bị phân chia, sự phân chia chỉ bắt đầu từ Oligoxen cho đến Plioxen. Sự
trồi nguội từ từ của cung bồi kết (vùng nâng cao trung tâm) xảy ra từ Oligoxen đến



14

đầu Plioxen đã phân chia Lô ra 2 phần phía Đông và phía Tây với cấu trúc địa chất
khác nhau (hình 1.6)

Hình 1.7 Sơ đồ dị thường trọng lực Bouguer khu vực Lô X và lân cận [1]
Tầng sâu nhất liên kết ở phần phía Tây Lô X là tầng gần nóc Oligoxen (?), phía
dưới nó có thể là trầm tích Oligoxen/Eoxen. Kết quả khảo sát thực địa cho thấy ở
khu vực Đảo
Coco, Priperis phía Tây Nam Lô X trầm tích Eoxen- Oligoxen đã bị lộ và bào
mòn khoảng 3.000m. Khu vực phía Tây Lô X là trũng trầm tích sụt lún khá liên
tục. Đến gần cuối Mioxen khu vực này bắt đầu bị nâng lên và nghịch đảo, sau đó
vào đầu Plioxen nó bị nén ép và tiếp tục bị nghịch đảo. Trục của dải trũng có hướng
Bắc Đông Bắc-Nam Tây Nam gần trung tâm của phần phía Tây Lô X. Dải trũng
này có độ sâu từ 4.500m đến trên 5.200m, trũng lớn và sâu nhất có lẽ mở rộng về
phía Bắc (Lô A7). Kết quả minh giải tài liệu địa chấn khá phù hợp với tài liệu trong
lực do Myanmar khảo sát trước đây ( hình 1.7). Cũng theo tài liệu trọng lực, phía
Nam Lô X là trũng Pre-peris, có thể có chiều sâu tương đương như trũng trong phần
phía Tây Lô X. Kết quả minh giải cũng cho thấy trong phần phía Tây Lô X tồn tại
một số các cấu tạo lồi khép kín 4 hoặc 3 chiều, phần lớn các cấu tạo đều phân bố
dọc hoặc gần trũng trung tâm phía Tây Lô.
a. Hệ thống đứt gãy
Trên cơ sở minh giải tài liệu địa chấn 2D và mô hình địa chất chung của khu
vực, các nhà địa chất – địa vật lý tại PVEP Overseas cho rằng khu vực nghiên cứu
và khu vực xung quanh tồn tại 2 hệ thống đứt gãy chính bao gồm:


15

-


-

Hệ thống đứt gãy thuận, trượt bằng phải chủ yếu theo hướng Đông Bắc - Tây Nam
phát triển tại khu vực phía Tây (hình 1.8 -1.11).
Một số đứt gãy ở phía tây lô X có hướng Đông Bắc –Tây Nam chủ yếu là đứt gãy
đồng trầm tích (hình 1.12)
Hệ thống đứt gãy chờm nghịch theo hướng Đông Bắc - Tây Nam tại khu vực phía
rìa Tây của lô phân chia ranh giới giữa hai khu vực nước sâu và bồn trũng trung tâm
lô, đứt gãy liên quan trực tiếp đến hoạt động của đới hút chìm khu vực.
Hệ thống vòm sét phân bố chủ yếu tại khu vực phía Tây lô theo hướng Tây Bắc Đông Nam, diapir có thể được hình thành như là kết quả của quá trình quá tải trầm
tích nhanh chóng ở phía tây lô X và thường liên quan đến đứt gẫy thuận và trượt
bằng (hình 1.13)

Hình 1.8 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3]

Hình 1 9 Hệ thống đứt gãy Miocene dưới [3]


16

Hình 1.10 Hệ thống đứt gãy Eocene/Oligocene [3]

Hình 1.11 Đứt gãy trượt bằng ngang (strike slip fault)


17

Hình 1.12 đứt gãy đồng trầm tích (growth fault)


Hình 1.13 Đứt gãy chờm nghịch có liên quan đến mud diaper
b. Sự tiến hóa địa tầng kiến tạo
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu địa chất khu vực, kết quả minh giải tài liệu địa
chấn và kết quả giếng khoan SYT-1X và SP-1X, trầm tích Kainozoi trong Lô có bề


18

dày lớn nhất nhận thấy được trên mặt cắt địa chấn khoảng 7500 m, bề dầy trầm tích
mỏng nhất ở vùng trung tâm của Lô (đới nâng trung tâm), dày dần về phía đông về
phía trung tâm của bể trầm tích Moattama và dày ở phía tây lô thuộc bể trầm tích
Rakhine Offshore. Các giếng khoan trong khu vực đã gặp các thành tạo từ Eoxen
đến Đệ Tứ. Đặc điểm trầm tích, môi trường thành tạo cũng có xu hướng thay đổi từ
Tây sang Đông của Lô. Đặc điểm địa tầng trầm tích của Lô (Hình 1.14) được mô tả
theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:
-

-

-

-

Eoxen: Tầng này mới chỉ được khoan qua một phần nhỏ trên cùng ở giếng
SP-1X (dày 472m từ 2548mMD tới 3020mMD). Ở đây, phần trên của Eoxen
bao gồm chủ yếu sét kết màu đen-xám xen kẹp một số tập cát kết, thành tạo
trong môi trường biển.
Oligoxen: Gồm chủ yếu đá vôi màu trắng, trắng xám xen kẽ sét - bột kết rất
mỏng được thành tạo trong môi trường ven bờ tới biển nông và vật liệu trầm
tích núi lửa. Chiều dầy trầm tích của hệ tầng khoảng 200 m ở phía Đông cho

tới 1000 m ở phía Tây Lô. Trầm tích khu vực phía Đông nơi giếng khoan
SYT-1X gặp gồm sét kết, cát kết, đá vôi và tuff. Trong giếng SP-1X ở khu
vực phía Tây, tầng này báo gồm chủ yếu là carbonat và tuff núi lửa với một ít
xen kẹp cát, sét.
Mioxen: Gồm chủ yếu các tập sét kết, xen kẹp cát - bột kết mỏng, ở phía
Đông bắt gặp trầm tích chủ yếu là đá vôi xen kẹp cát kết và Marl…, ở phía
Tây chủ yếu bao gồm sét kết, bột kết với một số ít lớp kẹp cát mỏng. Chiều
dầy trầm tích của hệ tầng khoảng 0-2500 m. Trầm tích này được hình thành
trong môi trường biển khơi gần bờ đến biển nông.
Plioxen: Trầm tích trẻ Plioxen tăng dần từ Đông sang Tây, chiều dày thay
đổi từ 200 m cho tới 2500 m. Ở phía Tây, tại giếng khoan SP-1X trầm tích
Plioxen có chiều dày 1266m, tại giếng khoan A7-1 trầm tích Plioxen có
chiều dày đến 2233m. Thành phần thạch học chủ yếu là bùn kết xen kẽ cát
kết hạt mịn gắn kết yếu. Trầm tích của hệ tầng được thành tạo chủ yếu trong
môi trường châu thổ cửa sông. Ở phía Đông chiều dày trầm tích của hệ tầng
bắt gặp trong giếng khoan SYT-1X là 700m, thành phần thạch học gồm cát
kết xen kẹp sét kết.


19

Hình 1.14 Cột địa tầng tổng hợp Lô X [4]
1.4.2 Hệ thống dầu khí
Lô X nằm ở ranh giới giữa hai bể Moattama và Rakhine Offshore. Phần phía
đông của lô nằm ở rìa phía tây của bể Moattama. Phần phía tây của lô nằm ở rìa
phía đông của bể Rakhine Offshore.
Hệ thống dầu khí trong bể Moattama đã được chứng minh với nhiều mỏ khí
lớn đã được phát hiện ở các lô lân cận với lô X (Hình 1.15): mỏ khí Yadana (Lô M5, M-6) với trữ lượng 3P = 6,7 nghìn tỷ bộ khối trong đá vôi khối xây Mioxen, mỏ
khí 3CA với trữ lượng xác minh P1 = 0,870 nghìn tỷ bộ khối trong cát kết Mioxen
và phát hiện Aungsinkha thử vỉa cho khí condensate trong trầm tích Oligoxen (hỗn

hợp đá vụn núi lửa, cát kết, đá vôi) (Lô M3), cụm mỏ khí Zawtika (Lô M9) với trữ
lượng xác minh P1 = 1,44 nghìn tỷ bộ khối và mỏ khí Yetagun (Lô M12) với trữ
lượng xác minh P1 = 4,02 nghìn tỷ bộ khối, 3P= 4,5 nghìn tỷ bộ khối.


20

Ở khu vực bể Rakhine đã có 03 mỏ khí (Shwe, Shwe Phyu và Mya) được phát
hiện trong cát kết Pliocxen trong Lô A1 và A3 với tổng trữ lượng tại chỗ khoảng 10
nghìn tỷ bộ khối. Kết quả giếng khoan SP-1X trong lô X có biểu hiện khí tốt trong
Eoxen và có biểu hiện khí tổng cao trong Oligoxen, Mioxen và Plioxen. Cũng ở bể
này, ngay phía Bắc Lô M2, giếng khoan A7-1X trong Lô A7 có biểu hiện khí trong
Plioxen và biểu hiện khí tổng cao trong Mioxen. Giếng khoan PT-1ST trong lô A6
đã phát hiện cột khí với tổng chiều dày khoảng 35m (chiều dày chứa hiệu dụng
khoảng 12m). Do đó có thể khẳng định hệ thống dầu khí trong bể này đã hoạt động.
Như vậy, trong Lô X có khả năng tồn tại hai hệ thống dầu khí riêng biệt: phần
phía Đông của Lô liên quan đến hệ thống dầu khí đã được chứng minh của bể
Moattama. Hệ thống dầu khí khu vực phía Đông và phía Tây của Lô được thể hiện
chi tiết tại Hình 1.15 và 1.16
a. Tầng sinh
Phía Tây Lô X gắn với hệ thống dầu khí của bể Rakhine Offshore. Trong bể
chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về đá mẹ từ tài liệu giếng khoan nên sự hiểu
biết về đá mẹ trong khu vực này còn chưa sáng tỏ. Tuy nhiên, các giếng khoan SP1X (lô X), A7-1 (lô A6), PT-1X, PT-1ST (lô A6) đã bắt gặp tập sét/bột dày trong
Eoxen, Mioxen và Plioxen có khả năng là các tầng sinh tốt cho khu vực lô X. Kết
quả nghiên cứu địa hóa giếng khoan SP-1X, các mẫu sét/bột, tuổi Plioxen giàu vật
chất hữu cơ TOC>2%, có khả năng sinh rất tốt (S1>2mg/g, S2>9mg/g). Các mẫu
sét/bột tuổi Mioxen giàu vật chất hữu cơ TOC>2%, có khả năng sinh rất tốt (trung
bình S1>2mg/g, S2>11mg/g), đá mẹ chưa hoặc mới bước vào giai đoạn trưởng
thành sớm (Ro: 0.3-0.6, Tmax: 400-4410C). Các mẫu sét/bột tuổi Oligoxen có mức
độ giàu vật chất hữu cơ TOC>1%, có khả năng sinh tốt (bình S1>0.65mg/g,

S2>3.5mg/g) đá mẹ chưa bước vào giai đoạn trưởng thành sớm (Ro: 0.42-0.47,
Tmax: 418-4200C), tuy nhiên các tập sét gặp trong giếng khoan có chiều dày không
đáng kể, thành phần thạch học chủ yếu là đá vôi và vật liệu trầm tích núi lửa (tuff)
nên tầng đá mẹ rất khó có khả năng sinh tốt. Các mẫu sét/bột tuổi Eoxen có mức độ
giàu vật chất hữu cơ TOC>1%, có khả năng sinh tốt (trung bình S1>0.7mg/g,
S2>4mg/g) đá mẹ mới bước vào giai đoạn trưởng thành sớm (Ro: 0.4-0.6, Tmax:
420-4330C).


21

Hình 1.15 Phát hiện dầu khí và dấu hiệu Hydrocarbon ở các Lô lân cận Lô X
[4]


22

Hình 1.16 Hệ thống dầu khí phía Tây lô X [1]
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mẫu đá thực địa ở đảo Preparis (phía Tây của
Lô M5) và đảo CoCo (phía Tây của Lô M8), các mẫu sét lộ tuổi Oligoxen - Mioxen
có mức độ giàu vật chất hữu cơ TOC ≤ 1,35%, đã đạt ngưỡng trưởng thành (Ro =
0,7, Tmax = 444 - 460oC). Những đá này được kỳ vọng là một trong những nguồn
sinh cho bể Rakhine Offshore. Khí của các mỏ trong Lô A1 và A3 trong cát kết đáy
bồn tuổi Plioxen được phân tích có nguồn gốc sinh học (biogenic gas). Như vậy, các
trầm tích sét tuổi Plioxen-Pleistoxen cũng là một nguồn sinh tốt để thành tạo khí
sinh học cung cấp cho các tích tụ trong bể. Ở các giếng khoan trong các Lô lân cận
về phía Bắc Lô M2 trong bể Rakhine Offshore, đã có phát hiện và nhiều biểu hiện
khí trong các tập cát kết Mioxen: giếng Pyi Thar-ST1 (Lô A6) có biểu hiện khí tốt
(đạt mức 10%) và kết quả thử MDT đã khẳng định sự tồn tại của khí trong vỉa này,
giếng A7-1 (Lô A7) có biểu hiện khí trong cát kết Plioxen (đạt đến 161.000 ppm

C1) và khí tổng luôn ở ngưỡng cao (C1 từ 14.000 đến 40.000 ppm) trong cát bột kết
Plioxen-Mioxen.
Kết quả nghiên cứu mô hình địa hóa đá mẹ cho toàn bộ diện tích 3D khu vực
phía Tây lô M2 đã chỉ ra tại các trũng sâu trong khu vực, đá mẹ Eocen, Miocen đã
bước vào pha trưởng thành và đang trong giai đoạn sinh dầu (Hình 1.17).Trên cơ sở


23

các nhận định và phân tích trên, chứng tỏ có sự tồn tại của đá sinh đã hoạt động
trong
khu
vực

X.

Hình 1.17 Bản đồ mức độ trưởng thành của đá mẹ Eocen (a), Miocen sớm (b),
Miocen trung (c), Miocen muộn (d) [3]
b. Tầng chứa
Từ các mỏ và các phát hiện trong các lô lân cận X nằm trong bể Moattama, một
số loại đá chứa chính như sau đã được phát hiện:
-

Cát kết Plioxen (mỏ Zawtika lô M-9, mỏ Shwe lô A1-A3): dạng cát đáy bồn,
tính chất thấm chứa tốt;


24

-


-

Cát kết Mioxen trên (cát kết Bandamya ở lô M-5): độ rỗng, độ thấm tốt (25
đến 30% và 50 đến 1000mD và cao hơn).
Đá vôi Mioxen sớm-Oligoxen muộn (lô M-5, M-3, X): tính chất chứa khá tốt
(độ rỗng từ khoảng 12 đến 28%).
Trầm tích hỗn hợp Oligoxen (hỗn hợp giữa trầm tích lục nguyên, tuff, đá vôi)
(lô M-3, X): độ rỗng tương đối tốt (có chỗ lên đến 28% ở lô M-3) nhưng độ
thấm biến đổi nhanh và khó dự đoán.
Cát kết Eoxen (lô X), độ rỗng khoảng từ 10-15%

Đá chứa cát kết Plioxen dạng thân cát đáy bồn là tầng chứa chính ở các mỏ khí
đã phát hiện ở lô A-1, A-3 có đặc tính chứa tốt với độ rỗng thay đổi từ 18 đến 25%,
độ thấm biến đổi rộng từ 1-100mD (hình 1.18 và 1.19). Tại vị trí giếng khoan SP1X, các tầng Plioxen và Mioxen trên-giữa chủ yếu là sét với một số ít lớp cát xen
kẹp. Về phía đông của khu vực nơi gần bờ hơn có khả năng các tầng này chứa nhiều
cát hơn. Có thể các phương pháp nghiên cứu địa chấn đặc biệt sẽ giúp ích trong việc
đi tìm các tầng chứa này.
Giếng khoan SP-1X trong lô đã khoan qua các tầng chứa chính là carbonate
Oligoxen và cát kết Eoxen (Hình 1.20-1.22). Các tầng này có độ rỗng từ trung bình
đến kém (12-15%). Tuy nhiên, trong chế độ kiến tạo nén ép mạnh do đới hút chìm,
rất nhiều khả năng độ rỗng của các tầng chứa này ở đâu đó sẽ được cải thiện do nứt
nẻ kiến tạo. Theo nghiên cứu gần đây của PVEP Overseas, nứt nẻ kiến tạo xuất hiện
nhiều ở các cấu tạo trong diện tích thu nổ địa chấn 3D phía tây lô. Việc nghiên cứu
này, áp dụng vào từng cấu tạo có thể sẽ giúp chỉ ra những diện tích có khả năng tồn
tại các nứt nẻ dạng này nhằm định hướng cho công tác lựa chọn vị trí và thiết kế các
giếng khoan tiếp theo.
Một đối tượng chứa đang quan tâm khác là tầng tuff nứt nẻ ở dưới đáy tập
carbonate. Hình ảnh FMI tại giếng SP-1X cho thấy phần dưới của tập này bị nứt nẻ
rất mạnh (Hình 1.20 và 1.21). Kết quả minh giải địa vật lý giếng khoan của

Schlumberger cho tầng tuff tại giếng khoan 3DA-XC trên lô M5 và mỏ khí 3CA
cũng chỉ ra rằng độ rỗng của tầng chứa này có thể lên tới 30%. Nếu có dạng bẫy
phù hợp, tầng này sẽ trở thành một đối tượng chứa rất tốt.


25

Hình 1.18 Mối quan hệ rỗng thấm mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3]

Hình 1.19 Độ rỗng và độ bão hòa nước mỏ Shwe&Shwe Phyu lô A1-A3 [3]


×