Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

“ Phân tích điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.75 KB, 6 trang )

A. MỞ ĐẦU
Nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ đến những giá trị to lớn
mà loài người đã đạt được ngày nay. Nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận lại quá
trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, ngay từ rát sớm – thời cổ đại, loài
người đã bước vào thời kì văn minh của chính mình. Khu vực phương Đông chính
là nơi những thành tựu văn minh đầu tiên của lịch sử nhân loại đã được hình thành
và phát triển rực rỡ, bao gồm bốn trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng
Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Và điều đáng chú ý hơn cả, chính Ai Cập cổ đại là nền
văn minh được ra đời sớm nhất, có thời gian kéo dài lâu nhất, đã đạt đến trình độ
cao và được kế thừa và phát triển qua các thời đại khác. Việc tìm hiểu đến nền văn
minh sớm nhất thế giới này thực sự có ý nghĩa quan trọng. Do vậy, trong bài tiểu
luận này em xin phép được đi sâu vào vấn đề “ Phân tích điều kiện hình thành và
phát triển của nền văn minh Ai Cập cổ đại”.
B- NỘI DUNG
I. Điều kiện tự nhiên và dân cư


Vị trí địa lí và vai trò của sông Nile

- Ai Cập là vùng đồng bằng dài và hẹp, nằm ở vùng Đông Bắc châu Phi, dọc theo
hạ lưu của sông Nile.
- Sông Nile bắt nguồn từ vùng xích đạo của châu Phi, với chiều dài 6700 km,
nhưng phần chảy qua Ai Cập chỉ dài 700 km. Miền đất đai do sống Nile bồi đắp
chỉ rộng 15-25 km, phía Bắc có nơi rộng 50 km vì ở dây sông Nil chia thành nhiều
nhánh trước khi đổ ra biển. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10, nước sông Nil dâng
cao gây nên những trận lụt lớn. Sang tháng 11, nước sông rút đi, để lại một lớp phù
sa khổng lồ, dày đặc bồi đắp cho vùng dồng bằng hai bên bờ ngày càng màu mỡ,
rất thích hợp cho việc gieo trồng các loại ngũ cốc. Do đó, dân cư từ thời viễn cổ ở
hai bờ sông Nile đã biết nghề nông rất sớm, phát triển canh tác từ đó tạo ra sản
phẩm nông nghiệp và dần dần có sự dư thừa sản phẩm. Chính sự dư thừa đó là tiền
đề cho sự ra đời của nhà nước sau này. Mặt khác, sông Nile với nguồn nước dồi


dào cùng với động, thực vật đa dạng đã đem lại nguồn thực phẩm thủy sản dồi dào
cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông
huyết mạch của vùng này để cư dân vận chuyển hàng hóa, vận chuyển vật liệu để


xây dựng công trình kiến trúc thời cổ, nối các vùng miền khác nhau. Do đó, nền
kinh tế nơi đây phát triển sớm. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều sớm
phát triển, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế
giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôp đã nói rằng: “Ai Cập là tặng phẩm của
sông Nil”.
- Nhờ có đất đai màu mỡ, các loại hình thực vật như đại mạch, tiểu mạch, sen, cây
papyrus,.. sinh sôi nảy nở quanh năm. Người Ai Cập cổ đại xưa đã dùng thân cây
papyrus để làm giấy. Nhiều tờ giấy papyrus dán lại với nhau thành một tờ dài, cuộn
lại thành cuộn giấy. Do điều kiện tự nhiên thuân lợi, quần thể động vật đồng bằng
và xa mạc rất phong pú và đa dạng, gồm có trâu, bò, hươu cao cổ, tê giác, hà mã,
cá sấu, voi hổ, báo, chim và các loài thủy sản.
- Bên cạnh đó, ở những dãy núi phía đông và phía tây dọc thung lũng sông Nil, có
rất nhiều loại đá khác nhau: đá vôi, đá huyền vũ, đá hoa cương, đá vân mẫu. Đây là
những vật liệu kiến trúc quan trọng nhất để xây dựng đền đài, km tự tháp và trang
sức của người Ai Cập thời cổ đại. Còn kim loại thì có đồng, vàng, còn sắt thì phải
đưa từ bên ngoài vào.


Địa hình

- Về địa hình, Ai Cập là một nước tương đối bị đóng kín, phía Bắc là Địa Trung
Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ, phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía Nam giáp Nubi,
nới giáp ấy là một vùng núi hiểm trở khó qua lại. Chỉ có ở Đông Bắc, vùng kênh
đào Xuyê sau này, người Ai Cập cổ đại mới có thể qua lại với vùng Tây Á.
- Ai Cập chia làm hai miền rõ rệt theo dòng chảy của sông Nil từ Nam lên Bắc:

miền Thượng Ai Cập (miền Nam) là một dải lưu vực hẹp, miền Hạ Ai Cập (miền
Bắc) là một đồng bằng hình tam giác. Hơn 90% đất đai của Ai Cập là sa mạc.
Chính vì điều kiện địa hình khép kín như vậy đã tác động tích cực đến tính cách
ổn định, hài hòa của cư dân thời viễn cổ nơi đây, ngoài ra còn góp phần hình thành
nên một bản sắc văn hóa riêng của nền văn minh cổ đại và giúp giữ được hòa bình
cho quốc gia, tránh khỏi sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài tuy rằng gây khó
khăn trong việc giao lưu, hòa nhập với các nền văn hóa, kinh tế khác.


Khí hậu


- Ai Cập chịu ảnh hưởng của khí hậu Ai Cập, ngoại trừ khu vực phía Bắc chịu ảnh
của Địa Trung Hải, vì vậy ở Ai Cập số ngày mưa rất ít, quang năm trời nắng, bầu
trời luôn trong xanh, độ ẩm không khí thấp. Tuy nhiên, cũng nhờ điều này mà
người Ai Cập lại thuận lợi trong việc quan sát thiên văn, thúc đảy ngành thiên văn
học phát triển và giữ gìn khá lâu những di sản của nền văn mình Ai Cập, cụ thể là
bảo quản được loại giấy Papyrus và những công trình điêu khắc.


Dân cư

Ngay từ thời rất sớm, trên lãnh thổ Ai Cập đã có con người, họ chính là những thổ
dân châu Phi. Châu Phi là một trong những cái nôi, địa bàn hình thành con người
và trong quá trình săn bắt, hái lượm ở vùng phía Đông châu Phi, các thổ dân này đi
đến thung lũng sông Nile bởi nơi đây có nhiều điều kiện thuận lợi: nguồn nước
phong phú, đất phù sa phì nhiêu nên họ đã chọn nơi này để định cư. Về sau có một
dân tộc khác, vốn cư trú ở vùng Palestine theo ngã Đông Bắc của Ai Cập tràn vào
chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nile và chinh phục các thổ dân ở đây và trải qua
một quá trình chung sống lâu dài, tạo nên một hỗn hợp chủng tộc và đó chính là tổ

tiên của người Ai Cập hiện nay, đồng thời chính họ là chủ nhận của nền văn minh
sông Nile.
II. Điều kiện kinh tế
- Vào thời cổ đại, người Ai Cập sống thành bộ tộc. Của cải do con người tạo ra là
tài sản chung, không có tranh chấp, không có sở hữu riêng. Vào khoảng năm 4000
trước công nguyên, chế độ thị tộc ơ Ai Cập bắt đầu tan rã. Thời đó, các cư dân ở
sông Nile sống theo công xã nhỏ. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế cơ sở của
Ai Cập cổ đai. Có thể nói rằng nông nghiệp có vai trò qan trọng hàng đầu trong
kinh tế của công xã nông thôn, tuy vậy nông nghiệp ở thời kì này còn đang ở trình
độ canh tác nguyên thủy, phương pháp còn lạc hậu, công cụ còn thô sơ, đơn giản
làm bằng đá,gỗ. Tuy nhiên, do đất đai màu mỡ nên cư dân vẫn thu hoạch được
nhiều sản phẩm.
- Bên cạnh đó, hàng năm, người Ai Cập phải đối phó với thiên tai như hạn hán, lũ
lụt. Do đó, rất chú trọng công tác thủy lợi và yêu cầu đặt ra là cần phải có sự hợp
lưc, đoàn kết của nhiều công xã. Các công xã phân tán không đáp ứng được nhu
cầu phát triển sản xuất. Vì vậy nhiều công xã nông thon đã hợp lại thành một lien
minh công xã rộng lớn, gọi là nôm. Có khoảng 40 nôm ở Ai Cập, nằm dọc hai bên
bờ sông. Đầu thiên niên kỉ IV, xã hội Ai Cập phân chia thành hai gia cấp đối kháng
rõ rệt: chủ nô và nô lệ. Chủ nô bóc lôt cả nô lệ và nông dân công xã. Họ là tầng lớp
quý tộc thị tộc, đã tách ra khỏi đám dân tự do, trở thành gia cấp thống trị. Giai cấp


thống trị chủ nô đã lập ra bộ máy nhà nước để cai trị nô lệ và nông dân công xã.
Châu ở Ai Cập chính là hình thái nhà nước phôi thai, đứng đầu mỗi châu là một
chúa châu. Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng Ai Cập và Hạ
Ai Cập. Tiếp đó, qua đấu tranh, hai miền Thượng và Hạ Ai Cập mới thống nhất
thành nứớc Ai Cập.
III. Điều kiện lịch sử
Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV TCN. Từ đó cho đến năm
525 TCN, lịch sử Ai cập cổ đại đã trải qua 5 thời kì hình thành và phát triển.

1.Thời kì Tảo vương quốc ( khoảng 3200-3000 TCN)
Đây là thời kì mà Ai Cập chuyển mình thành một quốc gia thống nhất. Từ khi nhà
nước Ai Cập thống nhất ra đời cho đến năm 3000 TCN, ở Ai Cập đã trả qua hai
vương triều: vương triều I và II gọi chung là thời Tảo Vương Quốc. Người đứng
đầu nhà nước là một ông vua chuyên chế gọi là Pharaon.Vào thời kỳ này, kinh tế
nông nghiệp bắt đầu phát triển, văn hóa, văn tự cuuxg được xây dựng, mầm mống
tri thức bắt đầu hình thành, năng lực nghệ thuật cũng được phát triển nhanh chóng
2. Thời kì Cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN)
Bao gồm 8 vương triều, từ vương triều III đến vương triều X. Đầu thời Cổ
Vương Quốc, chế độ tập quyền trung ương càng được củng cố, kinh tế phát triển
hơn trước. Trên cơ sở ấy, các Pharaon đã huy động sức người, sức của để xây
dựng cho mình những Kim tự tháp rất đồ sộ. Nhưng từ vương triều V, thế lực của
chính quyền trung ương bắt đầu suy giảm, đến vương triều VII, nền thống nhất
không duy trì được nữa.
3. Thời kỳ Trung Vương Quốc:

Bao gồm 7 vương triều, từ vương triều XI đến vương triều XI đến vương triều XII
là thời kỳ ổn định nhất. Nhưng đến năm 1570 TCN, ở Ai Cập đã nổ ra một cuộc
khởi nghĩa của dân nghèo. Từ đó Ai Cập bị suy yếu. Đến năm 1710 TCN, miền bắc
Ai Cập bị người Hichxốt ở Palestine chinh phục và thống trị 140 năm. Trong thời
gian ấy, miền Nam Ai Cập cũng phải thần phục vương triều ngoại tộc.
4. Thời kỳ Tân Vương Quốc:
Năm 1570 TCN, người Hichxot bị đánh đuổi khỏi Ai Cập, đất nước thống nhất,
thời Tân Vương Quốc bắt đầu. Thời kỳ này gồm 3 vương triều, từ vương triều


XVIII đến XX. Các vua đầu vương triều XVIII tích cực thi hành chính sách xâm
lược bên ngoài đã chinh phục được Xyri, Phênixi, Palestine ở châu Á và Libi, Nubi
ở châu Phi.
Cuối vương triều XVIII, do thế lực của tầng lớp tăng lữ thờ thần mặt trời Amon

phát triển quá mạnh, lấn át cả uy quyền của vua, vì vậy, để làm suy yếu thế lực của
tầng lớp tăng lữ, vua Ichnaton đã tiến hành một cuộc cải cách tôn giáo, nhưng
chính sách cải cách này chỉ được thi hành một thời gian ngắn mà thôi.Về công cụ
sản xuất, từ thời Trung Vương Quốc, đồng thau đã ra đời nhưng chất lượng còn
kém và còn ít. Đến thời Tân Vương Quốc, đồng thau mới được sử dụng rộng rãi,
đồng thời sắt đã bắt đầu xuất hiện nhưng còn rất hiếm.
5. Ai Cập từ thế kỷ X-I TCN
Từ thế kỷ X TCN, Ai Cập hết bị chia cắt lại bị ngoại tộc thống trị. Đặc biệt, từ
năm 525 TCN, Ai Cập bị nhập vào đế quốc Ba Tư ở Tây Á. Năm 323 TCN, Ai Cập
bị Alexandre ở Machedonia chinh phục. Sau khi đế quốc Machedonia tan rã, Ai
Cập thuộc quyền thống trị của một vương triều Hy Lạp gọi là vương triều Ptoleme.
Đến năm 30 TCN, Ai Cập thành một tỉnh của đế quốc La Mã. Từ đó, nền văn minh
Ai Cập bị sụp đổ.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, Ai Cập cổ đại chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Nền văn minh
đó cũng giống như bất kì sự vật, hiện tượng nào khác đều phải có cơ sở hình thành,
quá trình phát triển và dẫn tới sự diệt vọng. Đó là quy luật chung của vạn vật
không thể tránh khỏi. Dựa trên các điều kiện tự nhiên,dân cư,điều kiện kinh tế,xã
hội, lịch sử, tất cả đã góp phần hình thành nên một nền văn minh đầu tiên trên thế
giới. Nó đã kéo dài ,hình thành và phát triển qua 4 thiên nhiên kỉ, đạt đến trình độ
cao và đã phát triển rất rực rỡ. Và có lẽ khi đã chạm đến đỉnh cao rồi thì sự sụp đổ
là không tránh khỏi. Tuy vậy nó vẫn được kế thừa và phát triển qua các thời kì
khác nhau về sau. Có thể khẳng định rằng nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại
nhiều thành tựu văn minh tuyêt vời và đã có sự đóng góp trực tiếp đối với sự phát
triển của nhiều lĩnh vực trong nền văn hóa trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh (chủ biên) và nhóm tác giả,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2014



2.

Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập I : Văn minh Ai Cập, Tây Á,
Ấn Độ, NGUYỄN QUỐC HÙNG (chủ biên) và các tác giả, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1993

3.

/>page=4



×