Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 trung học phổ thông (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 12 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM ANH TUẤN

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC
SINH THÔNG QUA DẠY HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Demo Version - Select.Pdf SDK
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Thừa Thiên Huế, năm 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là trung thực, được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Huế, tháng 6 năm 2018


Tác giả luận văn

Phạm Anh Tuấn

Demo Version - Select.Pdf SDK

ii


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, đề tài: “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi
kim lớp 10 Trung học phổ thông” đã được hoàn thành.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường đã dành thời gian hướng dẫn, đọc bản thảo,
bổ sung, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và hướng dẫn tôi nhiệt tình trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Lý luận và
PPDH bộ môn Hóa học, trường Đại học Sư phạm Huế.
Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Lương
Văn Cù, trường PT Thực hành Sư phạm về sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Demo Version - Select.Pdf SDK

Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn.
Thừa Thiên Huế, 25 tháng 5 năm 2018
Tác giả


Phạm Anh Tuấn

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH ........................................................................ 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................ 7
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 8
5. Giả thuyết khoa học.......................................................................................................... 8
6. Nhiệm vụ của đề tài .......................................................................................................... 8
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 8
8. Dự kiến đóng góp của đề tài ............................................................................................ 9
9. Cấu trúc của
luận văn
.......................................................................................................
9
Demo
Version
- Select.Pdf SDK

NỘI DUNG .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ HỌC ...................... 10
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 10
1.1.1. Quan điểm và tư tưởng về tự học trên thế giới ........................................ 10
1.1.2. Quan điểm và tư tưởng về tự học trong lịch sử giáo dục Việt Nam ........ 10
1.1.3. Quan điểm và tư tưởng về tự học đối với nhà hóa học ............................ 12
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học ................................................................................... 12
1.2.1. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học ................................................... 12
1.2.2. Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .......................................... 13
1.3. Năng lực tự học ........................................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm tự học...................................................................................... 14
1.3.2. Các hình thức của tự học ......................................................................... 15
1.3.3. Chu trình tự học ....................................................................................... 21
1.3.4. Vai trò của tự học..................................................................................... 23
1.4. Bài tập hóa học ............................................................................................................ 24

1


1.4.1. Khái niệm bài tập hóa học ....................................................................... 24
1.4.2. Tác dụng của bài tập hóa học .................................................................. 24
1.4.3. Phân loại bài tập hóa học ......................................................................... 25
1.4.4. Hoạt động của học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải cho bài tập hóa học27
1.4.5. Xu hướng phát triển của bài tập hóa học ................................................. 29
1.5. Tình hình sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học hiện nay ở trường Trung
học phổ thông...................................................................................................................... 30
1.5.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 30
1.5.2. Đối tượng, phương pháp điều tra ............................................................. 30
1.5.3. Kết quả điều tra ........................................................................................ 30
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 32

CHƯƠNG 2. TUYỂN CHỌN, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI
TẬP HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHO HỌC SINH PHẦN PHI KIM LỚP 10... 33
2.1. Phân tích chương trình hóa học 10 THPT cơ bản phần phi kim. ............................. 33
2.1.1. Mục tiêu chương trình phần phi kim ....................................................... 33
2.1.2. Nội dung kiến thức và phân phối chương trình các bài phần phi kim..... 34
2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập....................................................................... 35
2.2.1. Đảm
bảo tính
khoa học
............................................................................
35
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
2.2.2. Đảm bảo tính logic................................................................................... 35
2.2.3. Đảm bảo tính đầy đủ, đa dạng ................................................................. 35
2.2.4. Đảm bảo tính hệ thống của các dạng bài tập ........................................... 36
2.2.5. Đảm bảo tính vừa sức .............................................................................. 36
2.2.6. Phù hợp với điều kiện thực tế .................................................................. 36
2.2.7. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học ............................................ 36
2.2.8. Đảm bảo tính mục tiêu, bám sát nội dung dạy học .................................. 37
2.2.9. Chú trọng kiến thức trọng tâm ................................................................. 37
2.2.10. Gây hứng thú cho người học ................................................................. 37
2.3. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần phi kim hỗ trợ tự học cho học sinh
lớp 10 ................................................................................................................................... 38
2.3.1. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải tổng quát phần phi kim .................. 39
2.3.2. Các dạng bài tập và hướng dẫn giải cụ thể cho từng chương phần phi kim47
2.4. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học phần phi kim ................................ 66
2.4.1. Sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự học trên lớp ........................ 66


2


2.4.2. Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh tự
học ...................................................................................................................... 71
2.4.3. Hướng dẫn học sinh tự học và sử dụng hệ thống bài tập hỗ trợ học sinh
tự học ở nhà ....................................................................................................... 75
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 76
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................... 77
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................................... 77
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm ...................................................................... 77
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ....................................................... 77
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm........................................................................... 78
3.3. Tiến trình thực nghiệm................................................................................................ 78
3.3.1. Trao đổi với giáo viên về việc hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống bài
tập và phương pháp tiến hành thực nghiệm ....................................................... 78
3.3.2. Khảo sát kết quả thực nghiệm sư phạm về mặt định tính và định lượng 79
3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ................................................................... 79
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 81
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của học sinh ............................................................ 81
3.5.2. Đánh
giá kết
quả thực
nghiệm sư phạm
.................................................. 86
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK

Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 93
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 94
1. Kết luận chung ................................................................................................................ 94
2. Một số đề xuất ................................................................................................................ 95
3. Hướng phát triển của đề tài ............................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BTHH

Bài tập hóa học

CT

Công thức

ĐC / TN

Đối chứng / Thực nghiệm

dd


Dung dịch

DHHH

Dạy học Hóa học

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTBT

Hệ thống bài tập

NXB

Nhà xuất bản

NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục

PPDH

Phương pháp dạy học


PTHH

Phương trình hóa học

Demo Version
SDKbài tập
SBT - Select.Pdf Sách
SGK

Sách giáo khoa

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNKQ

Trắc nghiệm khách quan

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


TNTL

Trắc nghiệm tự luận

4


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Trang
BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả (tần số) các bài kiểm tra .............................................................. 81
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả (tần số) các bài kiểm tra ...................................... 82
Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất lũy tích qua các bài kiểm tra ............................. 82
Bảng 3.4: Phân loại kết quả học tập của HS qua các bài kiểm tra ............................ 84
Bảng 3.5: Giá trị các tham số đặc trưng của bài kiểm tra ......................................... 85
Bảng 3.6. Nhận xét của giáo viên về HTBT ............................................................. 86
Bảng 3.7. Thống kê số lượng phiếu nhận xét của học sinh ...................................... 89
Bảng 3.8. Nhận xét của học sinh về hệ thống bài tập ............................................... 89
HÌNH

Hình 1.1. Chu trình học ba thời ................................................................................. 21
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 1..................................... 83
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 2..................................... 83
Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn đường lũy tích bài kiểm tra số 3..................................... 83
Hình 3.4: ĐồDemo
thị phân
loại kết quả
học tập củaSDK

HS (Bài KT số 1) .......................... 84
Version
- Select.Pdf
Hình 3.5: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 2) .......................... 84
Hình 3.6: Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS (Bài KT số 3) .......................... 85

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI với sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, lượng kiến thức của
nhân loại tăng lên nhanh chóng. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh (HS) nếu chỉ
dựa vào các tiết học trên lớp là chưa đủ. Do vậy, phải dạy cho HS cách học để có
thể giúp họ trở thành những người có khả năng tự học suốt đời.
Trong dạy học hóa học (DHHH), việc nâng cao chất lượng dạy học và phát
triển nhận thức, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS có thể bằng nhiều biện pháp và
phương pháp khác nhau, trong đó giải bài tập được đánh giá là một PPDH có hiệu
quả, nhất là trong việc rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, đào sâu và mở rộng
kiến thức một cách sinh động, phong phú và đặc biệt kích thích HS hứng thú tự học.
Bài tập hoá học (BTHH) còn được coi là phương tiện cơ bản để dạy học và vận
dụng kiến thức hoá học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các vấn đề thực tiễn có
liên quan đến hoá học.
Giải BTHH là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố và trau dồi kiến thức

Version
- Select.Pdf
SDK
hóa học củaDemo
mình. BTHH

cung
cấp cho HS cả
kiến thức, cả con đường để giành
lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra kiến thức. Do vậy, BTHH
vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp rèn luyện năng lực tự
học hiệu nghiệm cho HS, đồng thời là thước đo đánh giá sự nắm vững kiến thức
và kĩ năng của HS.
BTHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong DHHH. Thông qua BTHH tư
duy HS được đặc biệt chú trọng tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang chủ
động, tích cực, sáng tạo từ đó nâng cao chất lượng học tập của HS. Khi bồi dưỡng
năng lực tự học cho HS ta không thể sử dụng những bài tập thông thường như khi
giảng dạy trên lớp mà cần phải có hệ thống bài tập (HTBT) chất lượng, phân cấp, đa
dạng và hứng thú rèn luyện kĩ năng giải, rèn luyện phương pháp tự học để phát triển
tư duy. Học không chỉ để biết mà học còn để sáng tạo, học lấy cách học, học để tra
cứu kiến thức của nhân loại và phát minh ra kiến thức mới.
Lớp 10 là lớp đầu cấp Trung học phổ thông (THPT) là bước ngoặt khi

6


chuyển từ Trung học cơ sở (THCS) lên THPT với lượng kiến thức nhiều, yêu cầu
về nhiệm vụ học tập cao mà thời lượng trên lớp lại không đổi. Nếu HS không tự học
thêm ở nhà thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập. Đặc biệt môn Hóa học 10 cơ
bản phần phi kim có nhiều mới lạ về kiến thức và đa dạng về bài tập do đó ngoài
việc tiếp thu kiến thức trên lớp thì về nhà HS tự vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Thông qua đó, HS có thể hiểu rõ, sâu hơn về bài học.
Để góp phần đổi mới phương pháp tự học cho HS thì nhiệm vụ đặt ra cho
giáo viên (GV) là hết sức khó khăn. Người GV phải có năng lực hướng dẫn HS tự
học, biết thu thập và xử lý thông tin để tự biến đổi mình. Qua thực tế dạy học cho
thấy trình độ tiếp cận những kiến thức mới của HS còn hạn chế, khả năng tự học

của HS chưa tốt và GV chưa có phương pháp hợp lý. HTBT phục vụ cho việc tự
học, tự mở rộng kiến thức cho HS tuy đa dạng nhưng chưa có hệ thống, chưa sát với
nội dung chương trình,...
Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên chúng tôi chọn đề tài “Xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 Trung học phổ thông”. Với mong muốn

Version
- Select.Pdf
SDK
tạo ra HTBTDemo
giúp HS
lớp 10 THPT
tự học, tự
rèn kĩ luyện năng giải bài tập trắc
nghiệm và tự luận, thông qua đó giúp HS đánh giá trình độ bản thân và phục vụ cho
các kì thi. Mặt khác, giúp GV bồi dưỡng, rèn luyện tư duy hóa học và khả năng tự
học cho HS ở trường THPT, đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới PPDH hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học, bước đầu nghiên cứu về HTBT và
vấn đề hỗ trợ HS tự học, tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng HTBT hóa học phần phi
kim hóa học 10 ở các trường THPT nhằm hỗ trợ HS tự học vẫn chưa được quan tâm
đúng mức. Do đó, xây dựng và sử dụng HTBT hỗ trợ việc tự học cho HS phần
chương Nhóm Halogen, Oxi – Lưu Huỳnh lớp 10 là cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng HTBT Nhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh với mục đích
giúp cho HS có tài liệu để có thể tự học và tự đánh giá trình độ của mình đồng thời
giúp GV có cơ sở hướng dẫn HS tự học để tiết kiệm thời gian trên lớp mà vẫn khai

7



thác được hết các khía cạnh lý thuyết và các dạng bài toán hoá học ở lớp 10.
Ngoài ra, thực hiện đề tài này là cơ hội tốt giúp người viết bồi dưỡng thêm
kiến thức để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và rèn
luyện năng lực tự học cho HS.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
HTBT phần phi kim ở trường THPT phục vụ cho việc bồi dưỡng năng lực tự
học của HS.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được HTBT phần phi kim đạt chất lượng tốt và được sử dụng
hiệu quả thì sẽ phát triển được năng lực tự học cho HS.
6. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp tự học.
- Đánh giá thực trạng việc hướng dẫn tự học cho HS trong quá trình DHHH

Demo
Version
- Select.Pdf SDK
ở một số trường
THPT
hiện nay.
- Nghiên cứu nội dung chương trình hoá học và tuyển chọn, xây dựng HTBT
chương Nhóm Halogen, Oxi – Lưu huỳnh nhằm phát triển năng lực tự học cho HS.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng HTBT phát triển năng lực tự học cho HS.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá hiệu quả và tính khả
thi của HTBT đã đề xuất.

7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để xây dựng phần cơ
sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng việc tự học và trình độ của HS lớp 10 trường THPT.
- Tham khảo, sưu tầm và tuyển chọn bài tập trong sách giáo khoa (SGK),
sách tham khảo và đề kiểm tra, đề thi của HS lớp 10.

8


- Thông qua TNSP đánh giá chất lượng HTBT biên soạn từ đó đưa ra HTBT
chất lượng phù hợp để bồi dưỡng năng lưc tự học cho HS.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả TNSP.
8. Dự kiến đóng góp của đề tài
8.1. Tuyển chọn và xây dựng được HTBT chương Nhóm Halogen, Oxi – Lưu
huỳnh lớp 10 hướng dẫn tự học phù hợp với quá trình nhận thức đa cấp độ của HS
từ thấp đến cao.
8.2. Phương hướng sử dụng bài tập nhằm rèn luyện tư duy hóa học, phát
triển năng lực tự học cho HS.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Tuyển chọn - xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học phần phi kim lớp 10 trường
Trung học phổ thông.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

Demo Version - Select.Pdf SDK


9



×