ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐOÀN THỊ NGỌC BÉ
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO CHO HỌC SINH LỚP 12
QUA DẠY HỌC LÀM VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 60 14 10 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HỮU PHONG
Thừa Thiên Huế, năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chƣa đƣợc công bố trong bất kì
một công trình nào khác.
Huế, tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Ngọc Bé
Demo Version - Select.Pdf SDK
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban Chủ
nhiệm khoa Ngữ văn – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế; Ban Giám hiệu trƣờng
THPT Ngô Quyền, Ban Giám hiệu trƣờng THPT Nam Hà đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong khóa học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính phục và tri ân sâu sắc đến Thầy giáo – Tiến sĩ
Trần Hữu Phong, ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, hƣớng dẫn chu đáo, nhiệt tình để tôi
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc thể hiện niềm biết ơn chân thành đến các đồng
nghiệp trƣờng THPT Ngô Quyền; các anh, chị, em học viên Cao học khóa 25 cùng
tất cả bạn bè và ngƣời thân đã luôn sát cánh, giúp đỡ tôi về mọi mặt trong thời gian
qua.
Xin trân trọng cảm ơn.
Huế, tháng 07 năm 2018
Demo Version - Select.Pdf SDK Đoàn Thị Ngọc Bé
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ...............................................................................4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................5
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .............................................................................................7
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ...................................................9
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................10
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................10
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................11
NỘI DUNG ..............................................................................................................12
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
Chƣơng 1. CƠ
SỞ LÍ
LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI ...........................12
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..........................................................................................12
1.1.1. Vấn đề năng lực theo định hƣớng của chƣơng trình và sách giáo khoa
(SGK) mới .........................................................................................................12
1.1.2. Lý luận ngôn ngữ học về hai dạng: nói và viết .......................................17
1.1.3. Những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động nói: phát biểu, thuyết
trình, nói trƣớc công chúng, diễn thuyết, hùng biện .........................................18
1.1.4. Làm văn nói trong dạy học Làm văn ......................................................20
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................................24
1.2.1. Phân tích nội dung dạy và học Làm văn trong chƣơng trình Ngữ văn 12 .....24
1.2.2. Thực trạng dạy học Làm văn và năng lực phát biểu theo chủ đề và phát
biểu tự do của học sinh THPT ngày nay ...........................................................28
1.2.3. Nguyên nhân ...........................................................................................33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................37
1
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHÁT BIỂU
THEO CHỦ ĐỀ VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA
DẠY HỌC LÀM VĂN ............................................................................................38
2.1. ĐỊNH HƢỚNG HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
(PBTCĐ) VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO (PBTD) .......................................................38
2.1.1. Hình thành năng lực PBTCĐ và PBTD cho học sinh phải dựa vào đặc
điểm của ngôn ngữ nói và một số yêu cầu của diễn đạt ngôn ngữ ...................38
2.1.2. Hình thành năng lực PBTCĐ và PBTD cho học sinh phải dựa vào quan
điểm giao tiếp ....................................................................................................39
2.1.3. Hình thành năng lực PBTCĐ và PBTD cho học sinh phải phát huy sự
sáng tạo và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh..................................41
2.1.4. Hình thành năng lực PBTCĐ và PBTD cho học sinh phải dựa vào mục
tiêu, cấu trúc của từng kiểu bài Làm văn ở lớp 12. ...........................................43
2.2. BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH NĂNG LỰC PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ VÀ
PHÁT BIỂU TỰ DO CHO HỌC SINH LỚP 12 QUA DẠY HỌC LÀM VĂN.....44
2.2.1. Các biện pháp tạo nhu cầu và động cơ nói cho học sinh ........................44
2.2.2. Các biện pháp giúp học sinh chuẩn bị các điều kiện để phát biểu ..........50
2.2.3. Các biện pháp hƣớng dẫn luyện tập phát biểu ........................................58
Demo Version - Select.Pdf SDK
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................73
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..............................................................74
3.1. MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG THỰC NGHIỆM .................................................74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................74
3.1.2. Nội dung thực nghiệm.............................................................................74
3.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM ................................74
3.2.1. Đối tƣợng thực nghiệm ...........................................................................74
3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm ......................................................................75
3.3. QUY TRÌNH THỰC NGHIỆM .....................................................................75
3.3.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm ..................................................................75
3.3.2.Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................79
3.4. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .............................................85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .........................................................................................86
ẾT LUẬN ..............................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89
PHỤ LỤC
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TN
Thực nghiệm
ĐC
Đối chứng
PBTCĐ
Phát biểu theo chủ đề
PBTD
Phát biểu tự do
Demo Version - Select.Pdf SDK
3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 3.1. Tổng kết kết quả làm bài tập của học sinh ...............................................82
Bảng 3.2. So sánh kết quả tổng hợp giữa TN và ĐC ................................................82
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát sự hứng thú của HS .......................................................83
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát sự hứng thú của HS ở nhóm lớp TN và ĐC ..84
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả giữa lớp TN và lớp ĐC ...............................................82
Biểu đồ 3.2. So sánh sự hứng thú của HS ở lớp TN và ĐC qua tiết Phát biểu theo
chủ đề (PBTCĐ) ......................................................................................84
Biểu đồ 3.3. So sánh sự hứng thú của HS ở lớp TN và ĐC qua tiết Phát biểu tự do .......84
Demo Version - Select.Pdf SDK
4
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phƣơng hƣớng chung của dạy học hiện nay là giải phóng tiềm năng, phát huy
tối đa năng lực sáng tạo, bộc lộ của học sinh, đáp ứng nguồn nhân lực cho nền kinh
tế tri thức. Một kinh nghiệm cho thấy, một giờ lên lớp thành công phải là giờ dạy
học nhận đƣợc nhiều ý kiến phát biểu của học sinh, nhất là trong giai đoạn mà toàn
ngành đang “đoạn tuyệt với đọc chép” và chủ trƣơng“lấy học sinh làm trung tâm”.
Chính vì vậy, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học trở thành vấn đề then chốt của các
môn học nói chung và của môn Ngữ văn trong trƣờng trung học phổ thông (THPT)
nói riêng.
Việc dạy học Ngữ văn mà cụ thể là phân môn Làm văn có nhiều nhiệm vụ
trong đó có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn
ngữ đƣợc thể hiện trong bốn dạng hoạt động: nghe, nói đọc, viết. Nếu nhƣ nghe,
đọc là hai kĩ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin thì nói và viết là hai
kĩ năng quan trọng của việc bộc lộ và truyền đạt thông tin. Trong đó, kĩ năng nói có
Version
- Select.Pdf
liên quan mậtDemo
thiết với
việc hình
thành và phátSDK
triển các kĩ năng nghe, đọc, viết. Nói
tốt không chỉ giúp học sinh rèn luyện tƣ duy về ngôn ngữ mà còn giúp các em tạo
lập văn bản tốt.
Luyện nói trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc hiện thực hóa qua hoạt động phát
biểu đã trang bị cho học sinh một công cụ giao tiếp hữu hiệu, phát huy đƣợc cá tính
sáng tạo, sự chủ động của học sinh; giúp các em có kĩ năng giao tiếp ứng xử khéo
léo trong đời sống hằng ngày:
“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Hay
“Chim khôn thử tiếng, ngƣời ngoan thử lời”
Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp các em thành công về
nhiều lĩnh vực:
“Khéo bán, khéo mua cũng thua ngƣời khéo nói”
Hơn thế, luyện nói trong nhà trƣờng đã giúp học sinh hình thành các kĩ năng:
5
- Kĩ năng thuyết trình, tranh luận, thảo luận, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng hùng biện.
- Kĩ năng tham gia vào các cuộc hội thoại.
- Vấn đề lịch sự trong giao tiếp.
Ở trên là những kĩ năng quan trọng giúp học sinh tự tin tham gia các hoạt động
xã hội, đạt đƣợc mục đích giao tiếp. Thế nhƣng, trong thực tiễn dạy học văn hiện
nay, bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết không đƣợc chú trọng và phát triển đồng thời.
Dạy học văn chủ yếu dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà chƣa chú trọng dạy các
em biết sử dụng lời nói trong giao tiếp. Điều này dẫn đến một thực tế là học sinh chỉ
tiếp nhận tri thức một cách thụ động, không biết hoặc không dám nói ra những điều
mình nghĩ, không thể truyền đạt thông tin theo nguyên tắc giao tiếp; run sợ khi phải
phát biểu, trình bày một vấn đề trƣớc tập thể.
Hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do qua dạy học Làm
văn ở trƣờng THPT có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực giao tiếp
cho học sinh. Nó bao gồm những kĩ năng nói trƣớc tập thể, cụ thể là tập làm văn
nói, trình bày một vấn đề trƣớc lớp, trƣờng trong học tập, sinh hoạt ngoại khóa, hội
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
họp, hoặc diễn
thuyết,
hùng biện
trong các hội
thi, hội thảo,… Đây là biện pháp
phát triển ngôn ngữ cho học sinh THPT nhằm góp phần luyện cho hai năng lực đó
là năng lực về ngôn ngữ giao tiếp và năng lực về ngôn ngữ nghệ thuật.
Trên thực tế, chất lƣợng dạy học Làm văn ở THPT, đặc biệt là ở lớp 12 vẫn
còn rất thấp, học sinh chƣa có năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do
đúng mức. Nguyên nhân đầu tiên là do chƣơng trình của môn Ngữ văn 12 quá nặng
mà chủ yếu là rơi vào phân môn Đọc hiểu; thời lƣợng dành cho phân môn Làm văn
còn hạn hẹp. Nguyên nhân thứ hai là tình trạng dạy học bị trói buộc vào thi cử “tạo
ra sự luẩn quẩn”, cả ngƣời dạy và ngƣời học 12 chỉ tập trung vào luyện văn viết để
đảm bảo kiến thức cho kì thi tốt nghiệp và đại học nên việc cho học sinh phát biểu
bị xem nhẹ.
Nhà trƣờng phổ thông là môi trƣờng tốt nhất để học sinh hình thành năng lực
phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do. Sau khi tốt nghiệp trung học, trở thành
sinh viên các em đƣợc tiếp cận với phƣơng pháp thuyết trình trong học tập và
6
nghiên cứu, nếu các em không có năng lực phát biểu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ, tự ti trong
giao tiếp. Ngƣợc lại, nếu học sinh có năng lực phát biểu, trình bày vấn đề sẽ tránh
khỏi những lo lắng, lúng túng khi diễn đạt mọi vấn đề trƣớc đám đông.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hình thành năng lực
phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh lớp 12 qua dạy học Làm
văn”. Hi vọng những kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ giải quyết đƣợc các
vấn đề có tính lí luận mà còn là cơ sở thực tiễn để ngƣời đọc tham khảo ứng dụng
vào thực tiễn dạy học ở trƣờng THPT.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu có liên quan đến nhiều tài liệu, công trình đi
trƣớc. Vì vậy, để trình bày lịch sử vấn đề thuận lợi, xin đƣợc tạm quy về các
phƣơng diện sau:
2.1. Những công trình nghiên cứu về dạy học Làm văn
Vị trí, vai trò của môn Làm văn trong chƣơng trình phổ thông đã đƣợc xác
định một cách rõ nét trên cơ sở của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học. Vì vậy có
rất nhiều công trình nghiên cứu việc dạy học Làm văn. Trong cuốn Phương pháp
- Select.Pdf
SDK Dĩnh – Nguyễn Thanh Hùng –
dạy học Văn,Demo
các tácVersion
giả Phan Trọng
Luận – Trƣơng
Trần Thế Phiệt đã nêu lên một thực tế đáng lo ngại: Do lối dạy văn khuôn mẫu và
xơ cứng, do quan niệm làm văn nặng về thi cử, do yêu cầu chủ yếu đối với học sinh
ở nhà trường phổ thông vẫn là sao chép kiến thức, giáo viên không ý thức được hết
nguy hại lâu dài sâu xa của lối làm văn lâu nay. Học sinh ít được bày tỏ ý kiến của
mình… Cho nên nguyên tắc hàng đầu cần được chú ý trong giảng dạy tập làm văn
là làm sao cho học sinh thực sự được sáng tạo, được bộc lộ con người mình, hiểu
biết mình. Trong cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt, các tác giả Lê A – Nguyễn
Quang Ninh – Bùi Minh Toán đã xác định vị trí, mục tiêu của môn Làm văn trong
nhà trƣờng, chỉ ra một số tiền đề lí thuyết của việc dạy học Làm văn từ góc độ ngôn
ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp; logic học và lí luận văn học.
Những công trình nghiên cứu về dạy học Làm văn trên có hƣớng đến yêu cầu
rèn cho học sinh khả năng ngôn ngữ để các em đƣợc bày tỏ ý kiến của mình. Đây
chính là những luận điểm quan trọng để đề tài luận văn có cơ sở đi sâu vào nghiên
7
cứu hình thành cho học sinh năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do trong
dạy học Làm văn ở lớp 12.
2.2. Những công trình nghiên cứu về diễn thuyết, hùng biện, có liên quan
đến việc trình bày một vấn đề
Nhiều công trình liên quan đến kỹ năng trình bày một vấn đề cho học sinh
đáng chú ý nhƣ:
Hà Vĩnh Lợi, Lê Tuyết Mai (dịch), Nghệ thuật diễn thuyết, đề cập đến một số
kĩ năng diễn thuyết, giao tiếp, ứng xử nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Tác giả Hoàng Xuân Việt trong Thuật hùng biện đã đề xuất một số biện pháp,
kĩ năng thuyết phục trong kinh doanh, chính trị nhằm giúp cá nhân thành đạt.
Trong cuốn Phương pháp biện luận của Triệu Truyền Đống, Nguyễn Quốc
Siêu (dịch) có trình bày một cách hệ thống những cách thức, chiến thuật và mƣu
mẹo giành chiến thắng trong tranh luận.
Cuốn Nghệ thuật nói trước công chúng, tác giả Nguyễn Hiến Lê bàn về những
nguyên tắc để soạn một bài diễn văn và thuyết phục thính giả, điều chỉnh giọng nói
và điệu bộ hợp với tƣ tƣởng và tình cảm muốn diễn đạt.
Select.Pdf
Có thể Demo
nói, điềuVersion
thú vị của- những
tài liệuSDK
trên là các tác giả đều nêu bật những
thông tin bổ ích và những kinh nghiệm để diễn thuyết, hùng biện trƣớc công chúng.
Nhƣng có thể thấy, đối với học sinh THPT, cần có những phƣơng pháp cụ thể và
từng bƣớc rèn luyện cho học sinh năng lực bền vững thì chƣa thấy các tài liệu trên
đề cập đến.
2.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến việc đề xuất hình thành
kĩ năng diễn thuyết, phản biện, trình bày một vấn đề cho học sinh
Tác giả Nguyễn Quang Ninh trong cuốn Rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt
đề xuất một số kĩ năng cần có khi sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn về mặt ngữ âm, từ
ngữ và câu.
Một số bài viết đề cập đến rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
đăng trên các tạp chí:
+ Tạp chí Dạy và học Ngày nay, số 11/2007: Về phƣơng pháp thuyết trình
trong nhà trƣờng phổ thông.
8
+ Tạp chí Giáo dục, số 131, 2006: Rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh trung
học cơ sở qua môn Ngữ văn.
+ Tạp chí Giáo dục, số 172: Về việc rèn luyện kĩ năng đọc – nghe – nói – viết
cho HS trong dạy học Ngữ văn.
Một số khóa luận, luận văn thạc sĩ có nghiên cứu đến kĩ năng nói, kĩ năng
trình bày vấn đề, kĩ năng diễn thuyết:
+ Luận văn Rèn luyện kĩ năng diễn thuyết cho học sinh THPT qua dạy học
môn Làm văn của Hồ Ngọc Thắng.
+ Luận văn Hình thành năng lực phản biện cho học sinh thông qua dạy học
Làm văn trong chương trình Ngữ văn 11 của Nguyễn Thị Trúc Quỳnh.
+ Khóa luận Hình thành kĩ năng trình bày một vấn đề cho học sinh qua dạy
học Làm văn ở chương trình ngữ văn 10 nâng cao của Lê Thị Trà My
Nhìn chung, các công trình, tài liệu nghiên cứu có đề cập đến kĩ năng giao
tiếp, trình bày vấn đề, kĩ năng diễn thuyết. Tuy vậy, việc đề xuất các biện pháp cụ
thể để hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh lớp
12 qua dạy học Làm văn thì chƣa có công trình nào đề cập tới.
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi
Demo Version - Select.Pdf SDK
tiến hành nghiên cứu và đƣa ra những biện pháp để hình thành năng lực phát biểu
theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh 12 qua dạy học Làm văn. Việc hình
thành năng lực này sẽ thực hiện đƣợc mục tiêu dạy học môn Ngữ văn theo hƣớng
phát triển năng lực ngƣời học.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và
phát biểu tự do cho học sinh lớp 12 qua dạy học Làm văn, từ đó góp phần nâng cao
năng lực giao tiếp, năng lực trình bày vấn đề trƣớc đám đông cho học sinh cũng nhƣ
nâng cao chất lƣợng dạy học Làm văn ở trƣờng THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những vấn đề sau:
+ Thứ nhất: nghiên cứu những vấn đề lý thuyết của các khoa học liên ngành
để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
9
+ Thứ hai: phân tích chƣơng trình SGK về dạy học Làm văn cũng nhƣ điều tra
khảo sát để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
+ Thứ ba: đề xuất các biện pháp cụ thể cho đề tài.
+ Thứ tƣ: tiến hành thực nghiệm sƣ phạm; kiểm tra, đánh giá thực nghiệm sƣ
phạm để làm cơ sở kết luận cho đề tài.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, đề xuất những biện pháp hình thành năng lực phát biểu
theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh lớp 12 qua dạy học Làm văn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về lí thuyết: Nghiên cứu những lí thuyết của khoa học liên ngành liên quan
đến vấn đề đặt ra của đề tài, nhất là những nghiên cứu lí thuyết về ngôn ngữ, về làm
văn nói trong dạy học Làm văn.
Về thực tiễn: Nghiên cứu nội dung chƣơng trình làm văn lớp 12, đánh giá thực
trạng dạy học Làm văn trong chƣơng trình Ngữ văn 12 theo hƣớng hình thành năng
lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh. Chúng tôi dự kiến sẽ điều
Version
tra khảo sát Demo
và tổ chức
dạy học- Select.Pdf
thực nghiệm SDK
trên đối tƣợng học sinh lớp 12 thuộc
địa bàn thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai (2 trƣờng).
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Phƣơng pháp này dùng để nghiên cứu các tài liệu lí thuyết để xác lập cơ sở lí
luận có liên quan đến việc hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự
do cho học sinh 12 qua dạy học Làm văn.
5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Phƣơng pháp này chủ yếu dùng để thu thập thông tin, ý kiến của giáo viên và
học sinh để đƣa ra những đánh giá về thực trạng hình thành năng lực phát biểu theo
chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh 12 qua dạy học Làm văn.
5.3. Phƣơng pháp thống kê
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xử lí các số liệu điều tra, số liệu thực nghiệm,
số liệu kiểm tra làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và đánh giá năng lực.
10
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm
Đây là phƣơng pháp quan trọng nhằm xác định tính khả thi của các biện pháp
nhằm hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do cho học sinh 12
qua dạy học Làm văn đƣợc tác giả đề xuất trong đề tài nghiên cứu.
Ngoài những phƣơng pháp trên, chúng tôi cũng kết hợp sử dụng thêm một số
phƣơng pháp khi cần thiết: phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phƣơng pháp mô hình hóa.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì Nội dung của
luận văn đƣợc cấu trúc thành ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2. Một số biện pháp hình thành năng lực phát biểu theo chủ đề và
phát biểu tự do cho học sinh lớp 12 qua dạy học Làm văn.
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm
Demo Version - Select.Pdf SDK
11