Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học tại trường đại học kinh tế đại học huế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

---------------------------

NGUYỄN THANH THIỆN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Demo Version - Select.Pdf SDK
Mã số: 6014.0114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG ĐÌNH MẪN

HUẾ- 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và
chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.



Demo Version - Select.Pdf SDK
Tác giả

Nguyễn Thanh Thiện


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình, tác giả luận
văn xin gửi lời cám ơn tới:
Ban Giám hiệu, tập thể giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại
học Sư Phạm- Đại học Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình học tập và có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nghiên cứu, thực
hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS.TS.Phùng Đình Mẫn, người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn khoa học
một cách chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo và sinh viên các
lớp hệ vừa làm vừa học của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã nhiệt
tình ủng hộ, cộng tác, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình điều tra, khảo sát, thu thập các dữ liệu liên quan đến luận văn.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
luôn quan tâm giúp đỡ, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
tôi trong suốt
quá trình
học tập

và hoàn thành
luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn này vẫn khó tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế. Tác giả kính mong nhận được những ý kiến góp ý,
chỉ bảo của các thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và những
người quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2014
Tác giả


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CBQL:

Cán bộ quản lý

CTSV:

Công tác sinh viên

ĐBCLGD:

Đảm bảo chất lượng giáo dục

ĐHKT:

Đại học Kinh tế

GS:


Giáo sư

GV:

Giảng viên

KQHT:

Kết quả học tập

KTĐG:

Kiểm tra đánh giá

NXB:

Nhà xuất bản

PGS:

Phó giáo sư

QL:

Quản lý

QLGD:

Quản lý giáo dục


SL:

Số lượngSDK
Demo Version - Select.Pdf

SV:

Sinh viên

TB:

Trung bình

TS:

Tiến sỹ

VLVH:

vừa làm vừa học

UNESCO :

Tổ chức văn hóa thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mục đích của việc KTĐG KQHT .............................................................49
Bảng 2.2: Các hình thức KTĐG KQHT .....................................................................51

Bảng 2.3: Mức độ phù hợp của kế hoạch KTĐG KQHT ..........................................59
Bảng 2.4: Mức độ cần thiết đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá .............................61
Bảng 2.5: Đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả kết quả của hoạt động đánh giá
kết quả học tập của sinh viên ....................................................................63
Bảng 2.6: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập
của sinh viên hệ VLVH ............................................................................65
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............96
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng cán bộ giảng viên trường Đại học Kinh tế giai đoạn
2002-2013 ..............................................................................................38
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ chuyên môn năm 2013 ..........39
Biểu đồ 2.3: Trình độ chuyên môn của giảng viên trường Đại học kinh tế giai
đoạn 2002- 2013 ...................................................................................39
Biểu đồ 2.4: Demo
Số lượng
sinh viên- trường
Đại họcSDK
kinh tế giai đoạn 2007-2013 .........40
Version
Select.Pdf
Biểu đồ 2.5: Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học trường đại học Kinh tế giai
đoạn 2n 007-2013 ..................................................................................42
Biểu đồ 2.6: Vai trò của Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ......................................48
Biểu đồ 2.7 : Nội dung KTĐG KQHT .......................................................................52
Biểu đồ 2.8: Tính nghiêm túc của sinh viên trong việc thực hiện quy chế ................56
Biểu đồ 2.9: Kết quả bài kiểm tra, bài thi tạo động lực học tập cho sinh viên ...................... 58
Biểu đồ 2.10: Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ
vừa làm vừa học ..................................................................................60
Biểu đồ 2.11: Công tác kiểm tra, thanh tra của nhà trường trong hoạt động
đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..................................................67

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý .........................................................................................16
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng của quản lý ...........................................17
Sơ đồ 1.3 các yếu tố quản lý giáo dục ........................................................................19
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trường ĐHKT- Đại học Huế .................37


MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 6
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 6
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................. 8
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................ 8
3.1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................... 8
3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 8
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................. 8
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 8
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 9
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận.............................................................. 9
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .......................................................... 9
6.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................... 9
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................. 9
8. CẤU TRÚC
CỦAVersion
LUẬN VĂN
......................................................................
10
Demo
- Select.Pdf
SDK

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM
VỪA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC .............................................. 11
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................. 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 14
1.2.1. Quản lý ....................................................................................................... 14
1.2.1.1. Khái niệm quản lý ................................................................................... 14
1.2.1.2 Bản chất quản lý ....................................................................................... 16
1.2.1.3. Chức năng của quản lý ............................................................................ 16
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................ 18
1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục .................................................................... 18
1.2.2.2. Các yếu tố của quản lý giáo dục ............................................................. 18
1.2.2.4. Đặc trưng cơ bản của quản lý giáo dục ................................................... 19
1.2.3. Quản lý nhà trường .................................................................................... 20
1


1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
sinh viên trường đại học .......................................................................... 21
1.3.1. Kiểm tra ...................................................................................................... 21
1.3.2. Đánh giá ..................................................................................................... 22
1.3.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập............................................................. 23
1.3.4. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ........ 24
1.3.4.1. Đối với sinh viên ..................................................................................... 24
1.3.4.2. Đối với giảng viên ................................................................................... 25
1.3.4.3. Đối với nhà trường, cơ sở đào tạo ........................................................... 25
1.3.4.4. Đối với các nhà quản lý........................................................................... 25
1.3.4.5. Đối với xã hội .......................................................................................... 25
1.3.5. Phân loại hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................ 25
1.3.5.1. Về hình thức ............................................................................................ 25

1.3.5.2. Về tính chất ............................................................................................. 26
1.3.6. Chức năng của hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.................... 26
1.3.7. NhữngDemo
yêu cầuVersion
cơ bản của
hoạt động kiểm
tra, đánh giá KQHT .............. 27
- Select.Pdf
SDK
1.3.8. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ....................... 29
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên............ 29
1.4.1. Kế hoạch hóa việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................... 29
1.4.2. Quản lý tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..... 30
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ..... 30
1.5. Hệ đào tạo VLVH và hoạt động kiểm tra, đánh giá của sinh viên ............... 31
1.5.1. Đặc điểm của hệ đào tạo Vừa làm vừa học ................................................ 31
1.5.2. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên hệ Vừa
làm vừa học ............................................................................................. 33
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ ................................ 36
2


2.1. Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ......................... 36
2.1.1. Khái quát về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ................................. 36
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 36
2.1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ....................................................... 37

2.1.4. Các ngành và quy mô đào tạo .................................................................... 40
2.1.5. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ................................................... 41
2.1.6. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo .................................................................. 43
2.2. Thực trạng về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ..... 45
2.2.1. Tổ chức và phương pháp khảo sát ............................................................. 46
2.2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................... 46
2.2.1.2. Phương pháp khảo sát ............................................................................. 47
2.2.1.3 Đối tượng khảo sát ................................................................................... 47
2.2.1.4. Tổ chức khảo sát ..................................................................................... 47
2.2.2. Thực trạng nhận thức của giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên về
vai trò
của kiểm
tra, đánh
giá kết quả học
tập ........................................ 47
Demo
Version
- Select.Pdf
SDK
2.2.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG KQHT ................... 47
2.2.2.2 Về mục đích của việc KTĐG KQHT ....................................................... 49
2.2.3. Thực trạng hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên
hệ Vừa làm vừa học ................................................................................ 50
2.2.4. Thực trạng về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên hệ Vừa làm vừa học ........................................................................ 52
2.2.5. Thực trạng về tổ chức thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên hệ Vừa làm vừa học .......................................................... 53
2.2.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá tác động đến động lực học tập của sinh
viên hệ Vừa làm vừa học......................................................................... 57

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT của sinh viên
hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ............. 58
2.3.1. Thực trạng công tác kế hoạch hóa hoạt động kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học ....................................... 58
3


2.3.2 Thực trạng về thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên hệ Vừa làm vừa học .......................................................... 60
2.3.3. Thực trạng về quản lý sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học .................................................... 62
2.3.4. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học ............ 64
2.3.5 Thực trạng việc kiểm tra, thanh tra của nhà trường trong hoạt động
KTĐG KQHT của sinh viên hệ Vừa làm vừa học .................................. 66
2.4. Đánh giá chung ............................................................................................. 68
2.4.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 68
2.4.2. Hạn chế....................................................................................................... 68
2.4.3. Nguyên nhân .............................................................................................. 69
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 70
CHƯƠNG 3CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA,
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỆ VỪA
LÀM
VỪA Version
HỌCTẠI TRƯỜNG
ĐẠISDK
HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC
Demo
- Select.Pdf
HUẾ ........................................................................................................ 71

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ................................................................................ 71
3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về giáo dục, về đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên .................................... 71
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của trường Đại học Kinh tế - Đại học
Huế .......................................................................................................... 72
3.2. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ............................................................. 74
3.2.1. Đảm bảo tính khoa học .............................................................................. 74
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn ............................................................................... 74
3.2.3. Đảm bảo tính hệ thống ............................................................................... 75
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi .................................................................................. 75
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của sinh viên
hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế ............. 75

4


3.3.1. Nâng cao nhận thức cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, sinh
viên về hoạt động KTĐG KQHT ............................................................ 75
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................... 75
3.3.1.2. Nội dung thực hiện .................................................................................. 77
3.3.2 Đổi mới hình thức, nội dung, phương pháp trong KTĐG của sinh viên
hệ Vừa làm vừa học ................................................................................ 80
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................... 80
3.3.2.2. Nội dung thực hiện .................................................................................. 81
3.3.3. Nâng cao năng lực tự KTĐG KQHT của sinh viên hệ VLVH .................. 83
3.3.3.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................... 83
3.3.3.2. Nội dung thực hiện .................................................................................. 84
3.3.4. Xây dựng đội ngũ có đủ năng lực kiểm tra, đánh giá ................................ 86
3.3.4.1.Mục đích của biện pháp ........................................................................... 86
3.3.4.2 Nội dung thực hiện ................................................................................... 86

3.3.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết
quả Demo
học tập của
sinh viên
hệ Vừa làm vừa
học ....................................... 91
Version
- Select.Pdf
SDK
3.3.5.1. Mục đích của biện pháp .......................................................................... 91
3.3.5.2. Nội dung thực hiện .................................................................................. 92
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ................................................................... 94
3.5. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................. 95
Tiểu kết chương 3................................................................................................. 96
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 98
1. Kết luận ............................................................................................................ 98
1.1 Về lý luận ....................................................................................................... 98
1.2. Về thực tiễn ................................................................................................... 98
2. Khuyến nghị ..................................................................................................... 99
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................... 99
2.2. Đối với Đại học Huế ..................................................................................... 99
2.3. Đối với trường đại học Kinh tế - Đại học Huế.............................................. 99

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân loại bước vào thế kỷ XXI, kỷ nguyên của tri thức và công nghệ, cùng
với xu thế toàn cầu hóa, giáo dục trở thành then chốt cho mọi quốc gia. Trong bối

cảnh đó, thế giới đang diễn ra các trào lưu cải cách giáo dục đào tạo, tiếp tục đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đào tạo, tăng cường hơn nữa tính
tự giác, tích cực sáng tạo của học sinh, sinh viên, đáp ứng với yêu cầu của thị
trường sức lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế của đất nước.
Để giáo dục có thể hoàn thành tốt các chức năng cơ bản của mình, vấn đề
đổi mới giáo dục Việt Nam được đặt ra hết sức cấp thiết. Trong các xu thế đổi
mới hiện nay của giáo dục nước nhà có 2 xu hướng đang nhận được rất nhiều
quan tâm đó là đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục
làm sản phẩm giáo dục ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu xã hội và tăng cường
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Thực hiện
chủ Version
trương đó,-Đại
học Huế và
các trường thành viên, khoa trực
Demo
Select.Pdf
SDK
thuộc đã không ngừng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, mở rộng quy mô đào
tạo hợp lý, tập trung đầu tư cho đào tạo chính quy và sau đại học, đẩy mạnh công
tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo không chính quy, trong đó có hệ
đào tạo Vừa làm vừa học.
Trường Đại học Kinh tế (ĐHKT) đã tổ chức đào tạo hệ Vừa làm vừa học
(VLVH) kể từ khi trở thành khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Huế, năm 1995.
Ngoài đào tạo đại học theo hình thức VLVH tại trường, nhà trường đã liên kết đào
tạo với rất nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trung
tâm giáo dục thường xuyên của hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây nguyên. Hoạt
động đào tạo VLVH của trường ĐHKT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã
cung cấp cho xã hội một lực lượng cán bộ kinh tế và quản lý có trình độ đại học,

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhờ đó, trường ĐHKT đã khẳng định
được vị thế, uy tín của mình và trở thành địa chỉ liên kết đào tạo tin cậy của các
trường, trung tâm trên địa bàn và của người học trong khu vục miền Trung và Tây
6


nguyên. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo VLVH vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt
được kết quả như kỳ vọng.
Để nâng cao chất lượng đào tạo ở trường ĐHKT, cùng với việc đổi mới,
hoàn thiện chương trình nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp đào tạo thì khâu
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu rất quan trọng trong
công tác đào tạo ở bậc đại học. Kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm đánh giá năng
lực, trình độ nhận thức của sinh viên mà còn tạo ra động lực thúc đẩy cả quá trình
dạy và học. Thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá, sinh viên sẽ tự điều chỉnh
phương pháp học của mình còn GV dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại
được sinh viên và điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho các khóa học sau. Tuy
nhiên, hiện nay ở hầu hết các cơ sở giáo dục, việc kiểm tra, đánh giá vẫn chưa
được nghiên cứu một cách đúng mức, không ít GV chưa nhận thức được hết tầm
quan trọng từ kết quả kiểm tra, đánh giá của sinh viên, do đó chưa đánh giá hết
năng lực của người học. Trải qua một thời gian dài cách đánh giá của cán bộ
quản lý giáo dục và GV ít thay đổi, chủ yếu là làm theo kinh nghiệm và thói
quen. Cách đánh
giáVersion
còn phiến-diện,
đơn điệu,SDK
đôi khi còn chủ quan thiếu chính
Demo
Select.Pdf
xác, chưa đánh giá hết được mục tiêu đề ra, còn mang tính nể nang và cho điểm
theo cảm tính. Vì vậy, khâu đánh giá chất lượng đào tạo vẫn chưa phản ánh thực

chất và còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là với sinh viên hệ VLVH. Do đặc
thù sinh viên tham gia học hệ đào tạo này chủ yếu là những cán bộ đang công
tác tại các cơ quan Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, họ chưa được đào
tạo một cách hoàn chỉnh theo yêu cầu của công việc đang đảm nhận, mà trong
thực tiễn còn rất nhiều trường hợp cán bộ đương chức chưa được đào tạo cơ
bản, hay đã được đào tạo nhưng ở trình độ còn thấp hoặc đã được đào tạo
nhưng phân công lao động còn trái ngành trái nghề, dẫn đến tình trạng năng
suất lao động và hiệu quả công tác thấp. Việc nâng cao năng lực quản lý và
chuyên môn là gắn liền với phát triển đào tạo theo các loại hình có thể là tập
trung hay không tập trung là tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng đều có thể
tham gia học tập và hoàn chỉnh kiến thức.

7


Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu “Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường đại học Kinh tế - Đại
học Huế”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của
vấn đề nghiên cứu, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH nhằm góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh

viên hệ VLVH
tại trường
Đại học
Kinh tế - ĐạiSDK
học Huế.
Demo
Version
- Select.Pdf
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH ở
trường ĐHKT - Đại học Huế trong những năm qua đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập hệ VLVH vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nếu đánh giá đúng thực trạng,
những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trên cơ sở đó xác lập một hệ
thống các biện pháp quản lý một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực
tiễn thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá đại học hệ VLVH
của trường ĐHKT- Đại học Huế có thể được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh khu vực miền
Trung và Tây nguyên
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của sinh viên hệ VLVH ở trường đại học.
8


- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế Đại học Huế.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu nhằm thu
thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, tổng kết các kinh
nghiệm.
- Phương pháp điều tra: Lập bảng điều tra để hỏi ý kiến GV, sinh viên,
CBQL, nhằm khảo sát thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động dạy học, quản lý và các
hoạt động cóDemo
liên quan
đến việc- kiểm
tra, đánhSDK
giá kết quả học tập.
Version
Select.Pdf
- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi trực tiếp với một số GV, sinh viên,
CBQL về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng hợp phân tích các vấn đề có liên
quan đến hoạt động, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó
khăn trong việc triển khai.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê và phần mềm Excel để xử lý và phân tích
kết quả điều tra.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên hệ VLVH tại trường Đại học Kinh tế Đại học Huế.
Phạm vi thời gian: Khảo sát và sử dụng số liệu trong vòng 3 năm (từ năm
2010 đến năm 2012).
9



Phạm vi nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 3 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên hệ Vừa làm vừa học ở các trường đại học.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên hệ tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Chương 3. Các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của sinh viên hệ Vừa làm vừa học tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
Phần kết luận và khuyến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Demo Version - Select.Pdf SDK

10



×