Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

NHỮNG vấn đề lý LUẬN và THỰC TIỄN về NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG mại tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.68 KB, 86 trang )

BỘ TƯ PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

----------------

NGUYỄN THỊ MINH HUỆ

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LUẬT

Người hướng dẫn:
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

Viện Nhà nước và Pháp luật

HÀ NỘI – 200


LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với Phó Tiến sĩ Phạm Hữu


Nghị Viện Nhà nước và Pháp luật người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi tận tình
trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo Khoa Sau
Đại học thuộc trường Đại học Luật Hà Nội và sự cổ vũ, khuyến khích của các
bạn đồng nghiệp.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Huệ


Bảng chữ viết tắt bằng tiếng anh

ASEAN
ASEM
APEC
AFTA
NAFTA
EU
WEF
GATT
WTO
GATS
TRIPS

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
Diễn đàn hợp tác á - Âu
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ
Liên minh châu âu
Diễn đàn kinh tế thế giới
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
Tổ chức thương mại thế giới
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại


Mục lục
Trang

mở đầu

1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp
đồng nhượng quyền thương mại


6

1.1

Lý thuyết về nhượng quyền thương mại

6

1.1.1

Định nghĩa về nhượng quyền thương mại

6

1.1.2

Các đặc điểm cơ bản của nhượng quyền thương mại

10

1.1.3

Phân biệt nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh
doanh tương tự khác

13

1.1.4

Các giai đoạn nhượng quyền thương mại


15

1.1.5

Phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại

19

1.1.6

Vai trò của nhượng quyền thương mại

20

1.2

Lý thuyết về hợp đồng nhượng quyền thương mại

22

1.2.1

Về các mối quan hệ giữa các chủ thể hợp đồng nhượng quyền
thương mại

23

1.2.1.1


Mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền

23

1.2.1.2

Mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền và Bên nhận 25
lại quyền

1.2.1.3

Mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương
mại với khách hàng

26

1.2.2

Các vấn đề cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại

26

1.2.2.1

Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

28

1.2.2.2


Giải thích thuật ngữ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

29

1.2.2.3

Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

29


1.2.2.4

Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại

30

1.2.2.5

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền
thương mại

31

1.2.2.6

Trách nhiệm của các bên đối với bên thứ ba

32


1.2.2.7

Các nội dung liên quan đến đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật, trao đổi
thông tin

33

1.2.2.8

Lãnh thổ được nhượng quyền thương mại

34

1.2.2.9

Nguyên liệu

35

1.2.2.10 Kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hoá, dịch vụ

35

1.2.2.11 Giá cả và phương thức thanh toán

36

1.2.2.12 Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại

37


1.2.2.13 Thay đổi hợp đồng nhượng quyền thương mại

38

1.2.2.14 Gia hạn và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại

39

1.2.2.15 Quyền và nghĩa vụ của hai bên sau khi kết thúc hợp đồng nhượng
quyền thương mại

40

1.2.2.16 Đăng ký phê duỵêt hợp đồng nhượng quyền thương mại

41

1.2.2.17 Giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng
nhượng quyền thương mại

42

1.2.2.18 Các phụ lục chi tiết hoá các điều khoản của hợp đồng nhượng
quyền thương mại

43

1.2.2.19 Công bố thông tin


43

CHƯƠNG 2: Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại
của một số nước trên thế giới
2.1

45

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của một số 45
nước trên thế giới


2.1.1

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của
Malaysia

45

2.1.2

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của Mỹ

49

2.1.3

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của Cộng
đồng chung Châu Âu


51

2.1.4

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của Trung
Quốc

51

2.1.5

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của
Australia

52

2.1.6

Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của
Mêxicô

56

2.2

Những kinh nghiệm rút ra từ việc nghiên cứu hệ thống pháp luật
điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại của một số nước
trên thế giới

56


CHƯƠNG 3: Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và
những vấn đề pháp lý đặt ra

58

3.1

Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

58

3.2

Thực trạng điều chỉnh của luật pháp Việt Nam đối với nhượng
quyền thương mại

61

3.3

Nhu cầu và phương hướng xây dựng các quy định về nhượng
quyền thương mại của Việt Nam

67

3.4

Phương hướng xây dựng pháp luật điều chỉnh nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam


70

3.5

Dự kiến đề cương xây dựng chế định pháp luật về nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam

74
76

Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


1

mở đầu
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nhượng quyền thương mại còn được gọi là (Franchising), theo nghĩa
tiếng Anh là một trong những hình thức kinh doanh được đánh giá là có hiệu
quả kinh tế cao và đang phát triển thành mộttrào lưu kinh tế thế giới mới
[4]. Được khởi nguồn từ Mỹ vào giữa thế kỷ 19, đến nay doanh thu từ hoạt
động kinh doanh nhượng quyền thương mại trên thế giới là 1.000 tỷ USD năm
2000 với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành khác nhau. Tại Mỹ, hoạt
động nhượng quyền thương mại chiếm hơn 40% tổng mức bán lẻ, thu hút
được trên 8 triệu người lao động trong khu vực này. Hình thức kinh doanh này
không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn phù hợp đối với xu hướng
toàn cầu hoá nền kinh tế quốc tế hiện nay.
Đối với Việt Nam thuật ngữ nhượng quyền thương mại là một thuật

ngữ không những mới mà còn rất lạ đối với các nhà kinh doanh. Thực tế
đó không có nghĩa nhượng quyền thương mại chỉ phù hợp với các quốc gia có
nền kinh tế phát triển và khó có khả năng thâm nhập và phát triển tại Việt
Nam. Ngược lại, theo giáo sư Andrew Terry (Đại học New South Wales
Australia) nhượng quyền thương mại là một hình thức rất phù hợp với Việt
Nam và các nước đang phát triển[2,2]. Sự phát triển của hình thức kinh
doanh này không những giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, tiếp
thu các thành tựu về kinh tế, khoa học, công nghệ mà còn giúp cho các doanh
nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm về quản lý, điều hành kinh doanh,
mở rộng quy mô đầu tư.
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam trong thiên niên kỷ mới
đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn để từng bước khẳng định
mình là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thế giới. Hội nhập kinh


2

tế quốc tế ngày càng khẳng định là con đường tất yếu không thể đảo ngược.
Chính vì vậy, sẽ là rất bất lợi nếu như chúng ta còn thấy sự trống vắng
những bộ phận pháp luật mà theo sự nhìn nhận của công dân ở các quốc gia có
nền kinh tế thị trường phát triển là cần thiết phải có trong nền kinh tế thị
trường. Pháp luật về nhượng quyền thương mại là một bộ phận pháp luật có
vai trò như vậy. Thực tiễn cho thấy, nhượng quyền thương mại đã và đang
diễn ra theo tần xuất tăng dần cả về mặt chất và lượng. Đặc biệt hình thức kinh
doanh này mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các chủ thể tham gia nói riêng và
có ảnh hưởng tốt đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam nói chung. Song, các
quan hệ kinh tế này hiện chỉ được coi là mang dáng dấp của quan hệ chuyển
giao công nghệ và việc điều chỉnh nó chỉ mang tính chất tình thế chưa được
coi là đối tượng cần thiết phải điều chỉnh bằng một chế định pháp lý riêng
biệt.

Do chưa có các quy định điều chỉnh, nhượng quyền thương mại hiện
nay buộc phải ẩn mình dưới hình thức của các quan hệ chuyển giao công
nghệ hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hoá. Sự lách luật này đã gây khó
khăn cho bản thân các chủ thể tham gia nói riêng và cơ quan quản lý Nhà
nước nói chung. Hiện trạng đó vô hình đã làm chậm lại nhịp độ phát triển của
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Xét cả về góc độ kinh tế và văn hoá, nhượng quyền thương mại đều
được đánh giá là có những tác động tốt, có khả năng cùng mang lại lợi
nhuận cho các chủ thể tham gia. Chính vì vậy, việc hình thành nên một chế
định pháp luật điều chỉnh hình thức kinh doanh này là hoàn toàn đúng đắn,
phù hợp với đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Việc xây dựng chế định pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại
phù hợp với Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm (2001-2005) của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo đó một trong những
định hướng cơ chế chính sách là Tăng cường hiệu quả của các công cụ, chính
sách quản lý vĩ mô, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật.Đẩy mạnh


3

việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường
định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa[1, 103,107]. Do vậy, việc nghiên cứu
một cách có hệ thống nhượng quyền thương mại góp phần hình thành chế định
pháp luật về nhượng quyền thương mại có tầm quan trọng đặc biệt nhằm duy
trì, khuyến khích nhượng quyền thương mại, đồng thời đảm bảo sự an toàn về
mặt pháp lý trong hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
- Trên thế giới các công trình nghiên cứu về nhượng quyền thương mại đã
được thực hiện gắn liền với suốt quá trình hình thành và phát triển
nhượng quyền thương mại ở mỗi quốc gia.

- Hiện nay ở Việt Nam các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số
bài viết như: Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, khái niệm và
định nghĩa trên tạp chí Luật sư Ngày nay số 4 năm 2004 của tác giả
Trần Ngọc Sơn [13]; Một số vấn đề về cấp phép đặc quyền kinh
doanh trên tạp chí Sở hữu trí tuệ số 32 năm 2004 của tác giả Nguyễn
Thanh Hằng [9] và một số bài bình luận khác trên các báo điện tử. Đây
là các bài báo khoa học nên chỉ dừng lại ở mức độ đặt nền móng cho
việc triển khai các hướng nghiên cứu tiếp theo. Như vậy, hiện nay chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống cơ sở lý
luận và thực tiễn cũng như nhu cầu, phương hướng xây dựng chế định
pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu Đề tài
- Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn cho sự hình thành và phương hướng xây dựng các quy định pháp
luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay.
- Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là: nghiên cứu,
tìm hiểu cơ sở lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp luật về
nhượng quyền thương mại; khái quát thực trạng nhượng quyền thương


4

mại ở Việt Nam hiện nay; làm rõ nhu cầu và phương hướng xây dựng
các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện
nay.
4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài
- Phương pháp nghiên cứu có tính chất bao trùm được quán triệt để thực
hiện luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác - Lê nin.
- Bên cạnh đó có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: phương

pháp so sánh; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thống kê.
5. Những đóng góp của Luận văn
- Về mặt lý luận: đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống cơ
sở lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp luật về nhượng quyền
thương mại. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm góp
phần nhận dạng đầy đủ vai trò của pháp luật về nhượng quyền thương
mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: từ những sự đánh giá về thực trạng nhượng quyền
thương mại diễn ra trên thị trường Việt Nam, sự điều chỉnh pháp luật có
liên quan đến nhượng quyền thương mại cũng như những đề xuất về
phương hướng, nội dung xây dựng quy định pháp luật điều chỉnh hoạt
động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, luận văn thể hiện
sự nỗ lực của tác giả mong muốn chế định pháp lý này sớm được hình
thành ở nước ta trước những đòi hỏi bức thiết của thị trường.
6. Cơ cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
của luận văn gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và hợp
đồng nhượng quyền thương mại.
Chương 2: Pháp luật điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại


5

của một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và
những vấn đề pháp lý đặt ra.


6


Chương 1
Những vấn đề lý luận về Nhượng quyền thương mại
và hợp đồng Nhượng quyền thương mại
1.1. Lý thuyết về nhượng quyền thương mại
1.1.1. Định nghĩa về nhượng quyền thương mại
Để có thể thấy được những đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của
nhượng quyền thương mại, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích định nghĩa về
nhượng quyền thương mại dưới các giác độ khác nhau.
Trên thế giới hiện nay, nhượng quyền thương mại đã có một bề dày lịch
sử phát triển hàng thập kỷ. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng cho đến nay
trên thế giới vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất về nhượng quyền
thương mại.
Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế (The International
Franchise Association), một tổ chức được thành lập từ năm 1960 với thành
viên đến từ hàng trăm quốc gia trên thế giới đã định nghĩa về nhượng quyền
thương mại như sau: Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp
đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải
duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh
như bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên. Bên nhận quyền hoạt động dưới
nhãn hiệu hàng hoá, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở
hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận quyền đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng
kể vốn vào doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình.
(A franchise operation is a contractual relationaship between the
franchiser and franchisee in which the franchiser offers or is obliged to
maintain a continuing interest in the business of the franchisee in such areas
as know-how and training; wherein the franchisee operates under a common


7


trademark, format, and/or produce owned or controlled by the franchise, and
in which the franchisee has or will make a substantial capital investment in
his business from his resources [22,15].
Định nghĩa này không đi sâu vào việc khái quát bản chất của nhượng
quyền thương mại mà chỉ nhấn mạnh vào vai trò của Bên nhận quyền trong
việc đầu tư vốn vào cơ sở kinh doanh và mối quan hệ của các bên tham gia
quan hệ nhượng quyền thương mại.
Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade
Commission - FTC) lại nhấn mạnh tới việc Bên nhượng quyền có trách nhiệm
hỗ trợ và kiểm soát Bên nhận quyền trong hoạt động kinh doanh. Với quan
điểm đó nhượng quyền thương mại được định nghĩa như sau:
Nhượng quyền kinh doanh là hợp đồng theo đó Bên nhượng quyền: (i)
hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận quyền trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc
kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận
quyền; (ii) lixăng nhãn hiệu cho Bên nhận quyền để phân phối sản phẩm hoặc
dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoá của Bên nhượng quyền; (iii) yêu cầu Bên
nhận quyền thanh toán cho Bên nhượng quyền một khoản phí tối thiểu [13,
8].
Với một cách tiếp cận khác theo hướng nhấn mạnh quyền của Bên nhận
quyền khi sử dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ, Liên minh Châu Âu lại
định nghĩa về nhượng quyền thương mại như sau:
Nhượng quyền thương mại là tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp
và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu
cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng
chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử
dụng cuối cùng[27].
Theo quan điểm của Anh Nhượng quyền thương mại là các thoả thuận
mà trong đó một người có được một khoản lợi nhuận hoặc doanh thu bằng



8

cách khai thác các quyền được chuyển giao, bao gồm: quyền sử dụng tên
thương mại, kiểu dáng công nghiệp, các quyền tài sản về sở hữu trí tuệ khác
hoặc các uy tín gắn liền với chúng[20]. Có thể nhận thấy định nghĩa này
được xây dựng dưới góc độ đánh giá về các biểu hiện của Bên nhượng quyền.
Nhượng quyền thương mại theo định nghĩa này có khả năng gây nhầm lẫn với
việc khai thác giá trị kinh tế của các đối tượng sở hữu công nghiệp của một
chủ thể nhận lixăng nhất định. Sự khái quát của định nghĩa này chưa cao dẫn
đến việc khó có sự phân biệt hình thức nhượng quyền thương mại đối với một
số hình thức kinh doanh có dấu hiệu tương tự trong nền kinh tế.
Với một cách tiếp cận cụ thể và khái quát hơn, nhượng quyền thương
mại theo quan điểm của Nga được định nghĩa như sau:
Nhượng quyền thương mại là việc theo hợp đồng nhượng quyền
thương mại, một bên (Người có quyền) cho phép bên kia (Người sử dụng
quyền) được dùng một tập hợp các quyền độc quyền của mình vào kinh doanh
trong một thời hạn nhất định hoặc vô thời hạn. Tập hợp các quyền đó thuộc về
Người có quyền, bao gồm: quyền đối với tên thương mại và/hoặc chỉ dẫn
thương mại, quyền đối với những thông tin kinh doanh được bảo vệ và các
quyền đối với các đối tượng của quyền độc quyền đã được thoả thuận trong
hợp đồng như nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ..v.v..Ngược lại Người sử
dụng quyền có nghĩa vụ trả một khoản tiền nhất định cho người có
quyền.[26]
Với định nghĩa này, nhượng quyền thương mại đã phần nào được định
hình một cách cụ thể. Theo đó, nhượng quyền thương mại được hiểu là việc
chuyển nhượng một quyền năng được coi như quyền độc quyền của Người có
quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết kinh doanh trên cơ
sở một hợp đồng có thu phí. Đổi lại Người sử dụng quyền được quyền sử
dụng các quyền độc quyền của Người có quyền trong hoạt động kinh doanh

của mình. Thông qua định nghĩa của Nga chúng ta có thể nhận thấy được một


9

số vấn đề quan trọng đối với nhượng quyền thương mại như: hình thức pháp lý
thể hiện nội dung việc nhượng quyền thương mại; các đối tượng của nhượng
quyền thương mại; thời hạn của nhượng quyền thương mại; phí liên quan đến
việc nhượng quyền thương mại.
Tuy nhiên, để đánh giá về tính toàn diện và đầy đủ của hình thức kinh
doanh nhượng quyền thương mại, chúng ta cùng tham khảo định nghĩa của
Australia như sau:
Nhượng quyền thương mại là một thoả thuận, theo đó một bên (Bên
nhượng quyền) cấp cho một bên khác (Bên nhận quyền) quyền thực hiện hoạt
động đề nghị giao kết hợp đồng, cung cấp hoặc phân phối hàng hoá hoặc dịch
vụ trong lãnh thổ Australia theo hệ thống hoặc kế hoạch kinh doanh mà cơ
bản được xác định, kiểm soát hoặc đề xuất bởi Bên nhượng quyền hoặc hiệp
hội của những Bên nhượng quyền; và (i) theo đó việc tiến hành hoạt động kinh
doanh được chủ yếu gắn liền với thương hiệu, hoạt động quảng cáo hoặc biểu
tượng thương mại của Bên nhượng quyền (ii) Bên nhận quyền được sở hữu,
được sử dụng hoặc được cấp giấy phép bởi Bên nhượng quyền hoặc hiệp hội
của Bên nhượng quyền. Trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và trong quá
trình kinh doanh, Bên nhận quyền phải thanh toán cho Bên nhượng quyền
hoặc hiệp hội Bên nhượng quyền một khoản tiền phí nhượng quyền thương
mại [30, Điều 5].
Đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhượng quyền thương
mại, định nghĩa không những chỉ ra được các đặc điểm đặc trưng khái quát lên
bản chất của nhượng quyền thương mại mà còn chỉ ra được một quy trình khá
chi tiết và đầy đủ của việc nhượng quyền thương mại trên thực tế.
Tóm lại, tất cả các định nghĩa về nhượng quyền thương mại trên đây tuy

được xây dựng dựa trên quan điểm riêng mỗi quốc gia, song có thể tìm thấy
một số đặc điểm chung trong các định nghĩa này là: Bên nhận quyền phân
phối, sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng


10

khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do Bên nhượng
quyền phát triển và sở hữu. Để được phép làm việc này, Bên nhận quyền phải
trả chi phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên nhượng quyền quy định.
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích định nghĩa về nhượng quyền thương mại
của một số quốc gia trên thế giới, tác giả với cách nhìn chủ quan của mình xin
đưa ra một định nghĩa về nhượng quyền thương mại như sau: Nhượng quyền
thương mại là một hình thức kinh doanh theo đó Bên nhượng quyền cho phép
Bên nhận quyền tiến hành việc kinh doanh gắn liền với các quyền thương mại
của mình trong một khoảng thời gian nhất định hoặc vô thời hạn. Đổi lại Bên
nhượng quyền phải thanh toán cho Bên nhượng quyền một khoản phí nhượng
quyền thương mại và chịu sự kiểm soát của Bên nhượng quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh. Định nghĩa này của tác giả được đưa ra trên cơ
sở khái quát các đặc điểm cơ bản hình thành nên bản chất của hoạt động
nhượng quyền thương mại có tính đến các yếu tố kinh tế và pháp lý của
nhượng quyền thương mại.
Định nghĩa này được xây dựng với mục đích xác định các đặc điểm sau
của hoạt động nhượng quyền thương mại: phạm vi điều chỉnh (điều chỉnh các
hoạt động phân phối hàng hoá và dịch vụ, không điều chỉnh các hoạt động liên
quan đến lixăng công nghiệp); trách nhiệm của Bên nhượng quyền; trách
nhiệm của Bên nhận quyền (hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm
về hoạt động của mình).
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhượng quyền thương mại
Xuất phát từ bản chất về nhượng quyền thương mại như đã trình bày ở

phần trên, có thể nhận thấy hình thức kinh doanh này có một số đặc điểm
chính sau:
- Luôn tồn tại giai đoạn tiền chuyển nhượng:
Đối với một số hình thức chuyển nhượng khác như chuyển nhượng nhãn
hiệu hàng hoá, chuyển giao công nghệ, giai đoạn tiền chuyển nhượng không


11

được đánh giá là một giai đoạn quan trọng, cần phải nghiên cứu và xem xét cả
về mặt lý luận và thực tế. Ngược lại, đối với nhượng quyền thương mại thì giai
đoạn tiền chuyển nhượng được đánh giá cao và được coi là một giai đoạn nền
tảng quyết định đến sự thành công của việc nhượng quyền thương mại.
Vậy giai đoạn tiền chuyển nhượng bao hàm những vấn đề gì ? Với một
cách nhìn khái quát nhất thì giai đoạn tiền chuyển nhượng là giai đoạn hình
thành lên đối tượng của việc chuyển nhượng. Chỉ khi nào một công ty hay một
cá nhân thiết lập được một quy trình kinh doanh (Business Format) được đánh
giá là thành công trên thương trường thì việc nhượng quyền mới có thể được
đặt ra. Tuy nhiên, tiêu chí, công thức hay tiêu chuẩn để đánh giá thế nào là
một quy trình kinh doanh thành công lại phụ thuộc vào sự quy định của mỗi
quốc gia. Về cơ bản các quốc gia thường sử dụng tiêu chí sau:
(i)

thời gian thành lập;

(ii)

hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện trong báo cáo tài chính
của những năm liền kề thời điểm bắt đầu tiến hành việc chuyển
nhượng;


(iii)

số lượng các cửa hàng, cơ sở kinh doanh hiện có;

(iv)

mức độ tiêu chuẩn hoá các yếu tố của một quy trình kinh doanh
được thể hiện trong tài liệu về thông tin của Bên nhượng quyền.

Giai đoạn tiền chuyển nhượng là một giai đoạn được pháp luật điều
chỉnh và được đánh giá là điều kiện quyết định khả năng tiến hành việc
nhượng quyền thương mại trên thực tế. Đây là một đặc điểm quan trọng của
hình thức kinh doanh này thể hiện nét đặc trưng khác biệt so với các hình thức
kinh doanh khác, đồng thời đặt ra yêu cầu cần thiết phải điều chỉnh để đảm
bảo hiệu quả quản lý về mặt Nhà nước và hiệu quả về mặt kinh tế của các chủ
thể tham gia quan hệ nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Luôn có mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và Bên
nhận quyền


12

Nhượng quyền thương mại luôn đặt ra yêu cầu cần thiết phải tồn tại mối
quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền. Do bản
chất của nhượng quyền thương mại chính là việc nhân rộng một mô hình kinh
doanh đã được trải nghiệm là thành công trên thương trường, chính vì cần thiết
phải đảm bảo tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình
kinh doanh đó như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách
thức bài trí cơ sở kinh doanh; việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng

kinh doanh, tên thương mại của Bên nhượng quyền v..v. Để đảm bảo tính
đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống nhượng quyền thương mại,
Bên nhượng quyền phải luôn có mối quan hệ mật thiết với Bên nhận quyền
trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương mại. Tính mật thiết
của mối quan hệ đó thể hiện ngay sau khi các bên hình thành lên quan hệ
nhượng quyền thương mại. Tại thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến
hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền. Không
dừng lại ở đó, cùng với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống,
Bên nhượng quyền thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của Bên
nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
Sự hỗ trợ thường xuyên của Bên nhượng quyền là điều kiện đảm bảo
cho tính đồng nhất và hiệu quả của cả một hệ thống, là yếu tố gắn kết cả hệ
thống nhượng quyền thương mại với nhau thành một khối thống nhất.
- Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành
công việc của Bên nhận quyền
Đây là đặc điểm thể hiện rõ nét nhất bản chất của nhượng quyền
thương mại. Thiếu đi đặc điểm này việc nhượng những quyền năng của một
chủ thể kinh doanh nhất định sẽ không được coi là nhượng quyền thương mại.
Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động
kinh doanh của Bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế
giới thừa nhận. Theo đó Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm


13

tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Quyền năng này
của Bên nhượng quyền đảm bảo cho tính thống nhất của hệ thống nhượng
quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.
- Bên nhận quyền phải thanh toán cho Bên nhượng quyền một khoản
phí nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một hợp đồng có đền bù, đổi lại
các quyền thương mại được nhận, Bên nhận quyền có nghĩa vụ thanh toán các
khoản phí nhượng quyền thương mại cho Bên nhượng quyền. Khoản phí đó có
thể bao gồm khoản phí thanh toán ban đầu và các khoản phí kỳ vụ trả trên lợi
nhuận sau thuế hoặc trước thuế mà Bên nhận quyền thu được trong khoảng
thời gian có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Thực chất đây
chính là việc hoàn trả giá trị của đối tượng nhượng quyền cho người chủ đã
hình thành lên nó.
1.1.3. Phân biệt nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh
doanh tương tự khác
Mối quan hệ giữa các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại
có nhiều điểm tương đồng với một số mối quan hệ khác như: chuyển giao
công nghệ, đại lý, mối quan hệ hợp tác song về bản chất lại hoàn toàn khác
biệt, thể hiện như sau:
Thường có sự nhầm lẫn giữa chuyển giao công nghệ và nhượng quyền
thương mại, điều này hoàn toàn là dể hiểu, bởi vì nội dung cơ bản nhất của
việc nhượng quyền thương mại là việc chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, công nghệ hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Mặc dù vậy, việc nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ vẫn có
rất nhiều điểm khác biệt với nhau. Nếu như nhượng quyền thương mại là
phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua việc cho phép
một doanh nghiệp khác được sản xuất kinh doanh trên cơ sở uy tín, tên thương
mại, công nghệ..v.v..của Bên nhượng quyền, thì chuyển giao công nghệ lại chỉ


14

đơn thuần là việc chuyển giao các công nghệ để ứng dụng nó vào quá trình
sản xuất. Khi một doanh nghiệp nhận công nghệ, họ có quyền ứng dụng công
nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ thương hiệu, kiểu dáng, tên

thương mại nào mà họ mong muốn. Trong khi đó, Bên nhận quyền chỉ được
sử dụng các công nghệ mà mình nhận được để sản xuất, cung ứng các loại
dịch vụ có cùng chất lượng, hình thức và dưới nhãn hiệu hàng hoá, tên thương
mại của Bên nhượng quyền. Bên cạnh đó, Bên nhận quyền còn phải tuân theo
sự bày trí cửa hàng, cung cách phục vụ khách hàng, phương pháp xúc tiến
thương mại của Bên nhượng quyền. Đặc biệt các doanh nghiệp cùng nhận
nhượng quyền thương mại từ một doanh nghiệp nhất định sẽ có mối quan hệ
với tư cách là các thành viên trong cùng một mạng lưới kinh doanh, mối quan
hệ này không bao giờ hình thành giữa các doanh nghiệp cùng nhận quyền
chuyển giao công nghệ. Xuất phát từ những khác biệt này nên không cho phép
chúng ta đánh đồng giữa chuyển giao công nghệ và nhượng quyền thương
mại.
Mối quan hệ nhượng quyền thương mại cũng hoàn toàn khác biệt với
mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với các đại lý. Có hai cách thức để hình
thành đại lý, thứ nhất là thông qua việc chỉ định, thứ hai là thông qua việc
hình thành các đại lý mới. Tuy nhiên, sẽ rất khó khăn trong việc tìm ra các
Bên nhượng quyền thông qua phương thức chỉ định. Về mặt bản chất, đại lý sẽ
là đại diện của doanh nghiệp trong việc phân phối, cung ứng dịch vụ theo mức
giá quy định và doanh nghiệp sẽ trả hoa hồng cho đại lý trên doanh số mà đại
lý bán được. Khác với tư cách của bên tham gia quan hệ đại lý, Bên nhượng
quyền lại là một pháp nhân độc lập, tiến hành việc phân phối hàng hoá dịch vụ
cho chính doanh nghiệp và tự hạch toán lỗ lãi. Tuy vậy, chúng ta phải thừa
nhận rằng giữa đại lý và Bên nhượng quyền cũng có những điểm tương đồng
nhất định, cụ thể là việc cùng phân phối hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên
thương hiệu của một doanh nghiệp khác. Hiện nay, trên thực tế có nhiều tranh
chấp phát sinh do người tiêu dùng đa phần thường đánh đồng các Bên nhượng


15


quyền với các đại lý hay các chi nhánh, công ty con của Bên nhận quyền và đã
kiện Bên nhượng quyền về những thiệt hại do Bên nhận quyền gây ra. Xuất
phát từ thực tế đó pháp luật của một số quốc gia trên thế giới đã quy định việc
bố cáo về tính độc lập giữa Bên nhượng quyền và doanh nghiệp chuyển
nhượng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
cũng không phải là mối quan hệ giữa các chủ thể hợp tác kinh doanh. Tuy việc
nhượng quyền thương mại và việc hợp tác kinh doanh đều đòi hỏi sự hợp tác,
hỗ trợ giữa các bên. Song hợp tác kinh doanh lại chỉ là việc các bên cùng nhau
góp vốn, cùng nhau quản lý kinh doanh và phân chia kết quả thu được. Trong
khi đó nhượng quyền thương mại lại là việc mở rộng hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp thông qua việc nhượng quyền kinh doanh cho một
doanh nghiệp khác và nhận lại một khoản lợi ích nhất định từ việc nhượng
quyền thương mại. Các bên tham gia quan hệ này là các pháp nhân độc lập,
không cùng nhau góp vốn hay cùng nhau quản lý hoạt động kinh doanh, vì
vậy cũng không phát sinh vấn đề phân chia lợi nhuận. Trong mối quan hệ
nhượng quyền thương mại chúng ta thường nhận thấy sự hợp tác giữa các bên
về việc giám sát chất lượng, đào tạo nhân viên và thanh toán phí nhượng
quyền, tuy vậy sự hợp tác đó khác về chất so với việc hợp tác kinh doanh, nó
phát sinh do yêu cầu mang tính đặc trưng của việc nhượng quyền thương mại.
1.1.4. Các giai đoạn nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh gồm nhiều giai
đoạn có tính liên kết chặt chẽ và thống nhất với nhau. Về cơ bản, nhượng
quyền thương mại gồm có bẩy giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Hoàn thiện đối tượng nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại không đồng nghĩa với việc chuyển nhượng
bất kỳ quyền năng nào mà Bên nhượng quyền có được trong quá trình sản


16


xuất, kinh doanh. Ngược lại, hình thức kinh doanh này cần có sự hoàn thiện ở
mức độ cao đối tượng nhượng quyền thương mại. Các công việc mà Bên
nhượng quyền phải tiến hành trong giai đoạn này bao gồm:
(i)

tổ chức các cơ sở kinh doanh để mở rộng quy mô kinh doanh, khẳng
định tính hiệu quả của đối tượng nhượng quyền.

(ii)

xúc tiến thương mại, tiến hành các biện pháp để quảng bá về Bên
nhượng quyền.

(iii)

tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với: nhãn hiệu hàng hoá,
nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng
kinh doanh; đăng ký sáng chế.v.v. Việc đăng ký các đối tượng này
phải được tiến hành tại quốc gia mà Bên nhượng quyền đặt cơ sở
kinh doanh và tại các quốc gia mà Bên nhượng quyền dự kiến
nhượng quyền thương mại của mình tại đó.

(iv)

tiêu chuẩn hoá, chi tiết hoá tất cả các yếu tố liên quan đến đối tượng
nhượng quyền như: chất lượng của hàng hoá, dịch vụ, phong cách
phục vụ của nhân viên, cách bài trí cửa hàng, các máy móc thiết bị,
nguyên liệu được phép dùng trong cung ứng dịch vụ và hàng hoá.


(v)

hoàn thiện các tài liệu dự kiến sử dụng để đào tạo cho nhân viên của
Bên nhận quyền.

(vi)

hình thành lên một mẫu chuẩn về hợp đồng nhượng quyền thương
mại trên cơ sở quy định của pháp luật có tính đến đặc thù công việc
kinh doanh của Bên nhượng quyền.

(vii) hệ thống và tổng hợp lại các số liệu, bằng chứng chứng minh cho sự
thành công của Bên nhượng quyền cũng như những lợi ích mà Bên
nhận quyền sẽ có được khi hợp tác kinh doanh cùng Bên nhượng
quyền.
- Giai đoạn 2: Lên kế hoạch nhượng quyền thương mại.


17

Tuy không phải là một giai đoạn có vai trò quyết định đến hiệu quả của
việc nhượng quyền thương mại, song đây là giai đoạn được đánh giá là kim
chỉ nam cho toàn bộ quá trình thực hiện việc nhượng quyền. Đây là giai đoạn
cần có sự nhận định chín chắn của Bên nhượng quyền về một số điểm hạn chế
của hình thức kinh doanh này. Điển hình đó là việc phải công khai hoá các
vấn đề liên quan đến tài chính, tiết lộ các bí quyết kinh doanh, truyền bá kinh
nghiệm mà mình tích luỹ được cho một doanh nghiệp hoặc một cá nhân khác.
Trên cơ sở cân nhắc các vấn đề đó, Bên nhượng quyền lập ra một kế hoạch
nhượng quyền thương mại phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn tiếp thị đối tượng nhượng quyền thương mại

Đối với một số Bên nhượng quyền đã quá nổi tiếng đến mức sẵn sàng
có nhiều đối tác mong muốn hợp tác thì giai đoạn này có thể không được tính
đến. Song với đa số trường hợp thì Bên nhượng quyền phải thực hiện việc tiếp
thị việc nhượng quyền thương mại. Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động mà Bên
nhượng quyền chọn cho mình các phương pháp tiếp thị phù hợp. Các hình
thức tiếp thị chính vẫn là quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,
tiếp thị tại hội trợ, triển lãm, tổ chức các buổi hội thảo hoặc tìm kiếm các đối
tác thông qua các tổ chức hiệp hội về nhượng quyền thương mại trong nước và
quốc tế.
- Giai đoạn 4: Ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại và triển khai
hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền.
Sự gặp gỡ, thống nhất của các bên về các vấn đề liên quan đến việc
nhượng quyền thương mại sẽ là cơ sở để hình thành lên quan hệ về nhượng
quyền thương mại. Hình thức phổ biến nhất để thể hiện mối quan hệ đó là hợp
đồng nhượng quyền thương mại. Trên cơ sở hợp đồng nhượng quyền thương
mại cùng với những kiến thức được chuyển giao và đào tạo, Bên nhận quyền
bắt đầu đi vào việc triển khai hoạt động kinh doanh của mình. Mỗi ngành


18

nghề kinh doanh có những đặc trưng riêng, tuy nhiên có thể nhận thấy vai trò
chủ động trong giai đoạn này phụ thuộc vào Bên nhận quyền, Bên nhượng
quyền chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
- Giai đoạn 5: Phát triển mối quan hệ
Đây là giai đoạn dài nhất trong bẩy giai đoạn của quá trình nhượng
quyền thương mại được bắt đầu kề từ khi hợp đồng nhượng quyền thương mại
có hiệu lực và chấm dứt khi các bên kết thúc việc thực hiện hợp đồng. Nội
dung chủ yếu của giai đoạn này liên quan đến các vấn đề sau:
(i)


hợp tác để cùng phát triển và bảo vệ uy tín của hệ thống nhượng
quyền thương mại.

(ii)

Bên nhượng quyền tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp các kiến thức,
kỹ thuật và tiêu chuẩn mới cho Bên nhận quyền.
- Giai đoạn 6: Chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Cũng giống như bất kỳ một quan hệ kinh tế nào được xây dựng trên cơ

sở hợp đồng, quan hệ của hai bên có thể chấm dứt khi hết thời hạn có hiệu lực
của hợp đồng hoặc chấm dứt trước thời hạn theo các điều kiện thoả thuận của
hai bên. Chấm dứt quan hệ nhượng quyền thương mại là vấn đề phức tạp, đòi
hỏi phải có sự thoả thuận rõ ràng của hai bên tại thời điểm ký kết hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Nếu không khả năng xảy ra tranh chấp là rất lớn,
đặc biệt khi việc nhượng quyền thương mại đó đang đem lại lợi ích kinh tế lớn
cho Bên nhận quyền.
- Giai đoạn 7: Giai đoạn sau khi chấm dứt hợp đồng.
Đối tượng của nhượng quyền thương mại thường là: tên thương mại,
nhãn hiệu thương mại, uy tín kinh doanh, bí mật kinh doanh..v.v.., do tính chất
đặc biệt của những đối tượng này nên đã làm phát sinh một giai đoạn thứ bẩy
của quá trình chuyển nhượng, đó là giai đoạn sau khi chấm dứt hợp đồng
nhượng quyền thương mại.


19

Mục đích của giai đoạn này là bảo vệ hệ thống kinh doanh của Bên
nhượng quyền khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp đã từng

nhận chuyển nhượng. Để có thể thực hiện được yêu cầu trên, pháp luật của
một số quốc gia trên thế giới đã đặt ra một số hạn chế đối với Bên nhận quyền
như sau:
(i)

không được kinh doanh trong ngành nghề tương tự như ngành nghề
kinh doanh đã nhận chuyển nhượng.

(ii)

không được nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp có
cùng lĩnh vực kinh doanh như Bên nhượng quyền.

(iii)

không được tiếp tục sử dụng uy tín kinh doanh tên thương mại của
Bên nhượng quyền.

(iv)

không được sử dụng tên thương mại của Bên nhượng quyền.

(v)

chấm dứt việc sử dụng các tài liệu bản quyền.

(vi)

trả lại cho Bên nhượng quyền tài liệu liên quan đến việc tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh.


(vii) trao cho Bên nhượng quyền mua hoặc thuê lại các tài sản liên quan
đến đối tượng nhượng quyền thương mại.
Các giai đoạn trên của hình thức nhượng quyền thương mại là các giai
đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự
quan tâm và nhận thức đầy đủ cả ở dưới góc độ quản lý nhà nước và dưới góc
độ kinh tế của các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại. Có như
vậy mới có thể đảm bảo hiệu quả của hình thức kinh doanh này trên thực tế.
1.1.5. Phân loại các hình thức nhượng quyền thương mại
Căn cứ vai trò của các chủ thể trong mối quan hệ nhượng quyền thương
mại, người ta chia nhượng quyền thương mại thành các loại sau:
- Nhượng quyền thương mại trực tiếp (Master Franchising)
Hình thức kinh doanh này chỉ bao gồm hai bên chủ thể là Bên nhượng
quyền và Bên nhận quyền. Trên cơ sở sự thoả thuận hai bên tiến hành ký kết


×