Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

PHÁP LUẬT về LIÊN HIỆP hợp tác xã THỰC TRẠNG và PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (498.67 KB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HẰNG HÀ

PHÁP LUẬT VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thơ

HÀ NỘI


MC LC
LI NểI U

1

CHNG 1: NHNG VN Lí LUN V LIấN HIP HP

7

TC X



1.1. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành liên hiệp hợp tác xã
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay

7
1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của liên hiệp hợp tác xã

20

1.3. Vị trí, vai trò của liên hiệp hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường
ở việt nam hiện nay

32

KT LUN CHNG 1

36

CHNG 2. THC TRNG PHP LUT V LIấN HIP HP TC

37

X

2.1. Thành viên và thành lập liên hiệp hợp tác xã

37

2.2. Cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã


49

2.3. Hoạt động của liên hiệp hợp tác xã.

55

2.4. Chế độ tài chính của liên hiệp hợp tác xã

57

2.5. Tổ chức lại, giải thể, phá sản liên hiệp hợp tác xã

61

KT LUN CHNG 2

66

Chng 3: PHNG HNG XY DNG V HON THIN
PHP LUT V LIấN HIP HP TC X

67

3.1. Phương hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật về liên hiệp
hợp tác xã

67

3.2. Một số đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật

về liên hiệp hợp tác xã

70

KT LUN

75

DANH MC TI LIU THAM KHO

76

PH LC CC VN BN QUY PHM PHP LUT S DNG

77


1

PHN 1: LI NểI U

1. TNH CP THIT CA TI
Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là hai mô hình kinh tế có tính lịch
sử và ra đời sớm nhất ở nước ta mà vị trí, vai trò kinh tế - xã hội của hợp tác
xã - thành viên của liên hiệp hợp tác xã - được khẳng định từ những năm 40
của thế kỷ 19 trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng 8
năm 1945. Vai trò của hợp tác xã ở Việt Nam được khẳng định và đề cao
trong trong giai đoạn từ năm 1954 đến Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986. Cùng với sự tập trung hoá cao độ
của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng như các nước xã hội chủ

nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ, bên cạnh sự tồn tại của các xí nghiệp quốc
doanh thì mô hình hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã là các tổ chức kinh tế
chủ yếu và chiếm đa số trong nền kinh tế. Mô hình hợp tác xã và liên hiệp
hợp tác xã hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế và trên mọi địa bàn đã đem
lại những thành quả kinh tế - xã hội lớn lao, góp phần tạo ra sự liên kết, gắn
bó chặt chẽ giữa các lực lượng xã hội, mọi tầng lớp người lao động trong xã
hội, giữa các địa phương, vùng miền của cả nước.
Tuy nhiên, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 của
Đảng cộng sản Việt Nam - Đại hội của sự đổi mới - nền kinh tế từ chỗ được
quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường,
phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa thì các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã ngày càng thu hẹp
về quy mô, ngành nghề, lĩnh vực và mức độ đầu tư. Càng ngày, vai trò kinh
tế - xã hội của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã càng đi xuống do nhận thức
về vai trò của mô hình này trong nền kinh tế thị trường chưa đúng, chưa đầy
đủ. Nền kinh tế đất nước được vận hành theo cơ chế thị trường thì sự cạnh
tranh, mục đích lợi nhuận tối đa đã làm mờ đi bản chất vốn có của hợp tác xã
cũng như liên hiệp hợp tác xã. Thay vào đó là trào lưu thành lập các mô hình
tổ chức kinh tế đã được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường như Công ty


2

trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty tư nhân... Vị trí, vai trò của
hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường ngày càng suy giảm kéo theo sự yếu
kém, lỏng lẻo của mô hình liên hiệp hợp tác xã. Xu hướng các xã viên của
hợp tác xã và các hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã tách ra khỏi
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chuyển đổi hình thức, mô hình hoạt động
sang các loại hình doanh nghiệp khác là tất yếu khi bản thân các xã viên hay
hợp tác xã thành viên đã có sự tích luỹ vốn, kinh nghiệm sản xuất, trình độ

quản lý cộng với cơ chế pháp luật lại thông thoáng hơn.
Xu hướng này cùng với sự giải thể hàng loạt các hợp tác xã hoạt động
kém hiệu quả nằm trong một liên hiệp hợp tác xã cũng làm mất đi một, một
vài khâu, một vài mắt xích trong mối liên hệ tương hỗ, dây chuyền đầu tư,
sản xuất kinh doanh, phân phối và tiêu thụ... trong liên hiệp hợp tác xã. Mặt
khác, chính sách quản lý của nhà nước đối với liên hiệp hợp tác xã cũng
mang nặng tính hành chính, kế hoạch nên đã làm cho nhận thức của các xã
viên hợp tác xã cũng như các hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
đối với mô hình kinh tế này chưa thật sự đầy đủ. Liên hiệp hợp tác xã đã
không được phát triển theo đúng nghĩa của nó trong suốt một thời gian dài,
nguyên nhân này cùng với các nguyên nhân nêu trên đã gián tiếp hoặc trực
tiếp đẩy các liên hiệp hợp tác xã đi đến chỗ Nhà nước ta phải vạch phương
hướng cho việc giải thể các liên hiệp hợp tác xã theo các cấp hành chính do
Nhà nước và các hợp tác xã thành lập trước đó theo Chỉ thị số 234/CT ngày
18/8/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc triển khai Nghị quyết
16/NQ/TW ngày 15/7/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới chính sách và cơ chế
quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh và theo Nghị định 279/CP ngày 2/11/1978 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của Liên hiệp hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp
Trung ương.
Tuy nhiên, sự tồn tại của mô hình kinh tế liên hiệp hợp tác xã vẫn là
một nhu cầu khách quan, tất yếu đối với các hợp tác xã nói riêng và đối với
nền kinh tế thị trường nói chung. Trong quá trình hình thành và phát triển, để
giải quyết những yêu cầu, nhu cầu chung nhất định mà mỗi hợp tác xã không
thể thực hiện được hoặc thực hiện không có hiệu quả bằng khi tham gia liên


3

hiệp hợp tác xã thì đòi hỏi các hợp tác xã phải có sự liên kết, hợp tác lại với

nhau để thực hiện các nhu cầu như cung ứng vốn, vật tư nguyên nhiên liệu,
thông tin, kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường...
Mô hình kinh tế hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đã tồn tại từ hơn
một trăm năm trên thế giới còn ở nước ta, dù đã được đề cao trong suốt quá
trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước từ năm 1945 đến nay, tuy nhiên
trong một thời gian dài Nhà nước ta đã không có những văn bản pháp lý có
giá trị cao để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của hai mô hình kinh tế này.
Năm 1996 với sự việc ban hành Luật Hợp tác xã, hai mô hình kinh tế đã tồn
tại rất lâu trong lịch sử bây giờ mới được điều chỉnh bởi những văn bản có
giá trị pháp lý cao như các mô hình kinh tế khác ra đời sau này, nhưng các
quy định pháp luật điều chỉnh mô hình kinh tế liên hiệp hợp tác xã thì còn
quá ít và thiếu cụ thể. Năm 2003 Luật Hợp tác xã được ban hành mới thay
thế Luật Hợp tác xã năm1996 song các quy định pháp luật về mô hình liên
hiệp hợp tác xã của Luật Hợp tác xã năm 2003 vẫn còn ít và chưa chi tiết,
thậm chí còn chưa chặt chẽ và cụ thể bằng Luật Hợp tác xã năm 1996 trong
việc quy định giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề về thành lập,
đăng ký kinh doanh, về tổ chức và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã (khoản
4 Điều 48).
Để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về mô hình kinh tế liên
hiệp hợp tác xã, tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài " Pháp luật về liên hiệp
hợp tác xã - thực trạng và phương hướng hoàn thiện ", nghiên cứu các quy
định hiện hành về liên hiệp hợp tác xã, đưa ra một số đánh giá, nhận xét thực
trạng các quy định pháp luật về liên hiệp hợp tác xã để từ đó đưa ra một số
giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về liên hiệp hợp tác xã.
2. TèNH HèNH NGHIấN CU TI
Pháp luật về liên hiệp hợp tác xã là vấn đề không mới bởi tính lịch sử
của mô hình kinh tế này, tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật về mô
hình này vẫn chưa đầy đủ, chưa cụ thể và hiện cũng chưa có công trình khoa
học nào nghiên cứu toàn diện và chi tiết về các quy định pháp luật điều chỉnh

mô hình này. Như trên đã đề cập, Luật hợp tác xã (1996) được ban hành song


4

các quy định về liên hiệp hợp tác xã còn quá ít và thiếu cụ thể, Luật này được
thay thế bằng Luật Hợp tác xã (2003) song các quy định tại Luật mới vẫn
thiếu cụ thể và thống nhất, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng mới chỉ giới
hạn ở việc điều chỉnh quá trình thành lập liên hiệp hợp tác xã. Pháp luật cho
phép các thành viên của liên hiệp hợp tác xã chủ động xây dựng các vấn đề
về tổ chức, hoạt động, về quy chế thành viên, cơ quan quản lý và giám sát,
vốn, tài chính, phân phối thu nhập... khi thành lập liên hiệp hợp tác xã, song
chưa có quy định cụ thể của pháp luật nhằm nâng cao giá trị pháp lý của
những vấn đề này. Trong số các luận văn thạc sỹ hiện nay cũng chưa có
những nghiên cứu cụ thể, chi tiết về những quy định pháp luật liên quan đến
liên hiệp hợp tác xã.
3. PHM VI NGHIấN CU TI
Luận văn này đi sâu nghiên cứu một số văn bản pháp luật đã ban hành
và quá trình thực hiện chúng trong các giai đoạn phát triển của liên hiệp hợp
tác xã. Luận văn cũng tập trung nghiên cứu một số quan điểm liên quan đến
việc xây dựng pháp luật điều chỉnh mô hình liên hiệp hợp tác xã và nghiên
cứu thực trạng tổ chức và hoạt động của các liên hiệp hợp tác xã ở nước ta
hiện nay kết hợp với việc nghiên cứu pháp luật về liên hiệp hợp tác xã của
một số quốc gia trên thế giới nhằm tìm ra kinh nghiệm xây dựng pháp luật,
quản lý nhà nước và ưu điểm của pháp luật các quốc gia điều chỉnh mô hình
tổ chức kinh tế này.
4. PHNG PHP NGHIấN CU TI
Liên hiệp hợp tác xã là một kiểu quan hệ sản xuất, một phạm trù kinh
tế xã hội, do đó phương pháp nghiên cứu nền tảng là phép duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, trong đó đặc biệt chú trọng dùng lý luận về hình

thái kinh tế xã hội để lý giải những vấn đề có liên quan.
Mặt khác đây là đề tài mang tính chuyên ngành về luật kinh tế đi sâu
nghiên cứu pháp luật về liên hiệp hợp tác xã nên trong quá trình nghiên cứu,
tác giả còn sử dụng phương pháp so sánh: so sánh pháp luật về liên hiệp hợp
tác xã trong hai cơ chế quản lý (cơ chế kế hoạch hoá tập trung và cơ chế kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa). So sánh pháp luật về liên
hiệp hợp tác xã của Việt Nam với pháp luật về liên hiệp hợp tác xã của một


5

số nước khác , để qua đó nhìn nhận, đánh giá có hệ thống và sâu sắc về
những điểm được và chưa được của pháp luật về liên hiệp hợp tác xã ở nước
ta để đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh mô hình tổ chức kinh tế này.
Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác
như phân tích, tổng hợp, đối chiếu... nhằm làm rõ thêm các vấn đề cần
nghiên cứu.
5. MC CH V NHIM V CA VIC NGHIấN CU TI
Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là qua nghiên
cứu các văn bản pháp luật điều chỉnh mô hình tổ chức kinh tế liên hiệp hợp
tác xã và qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động của một số liên hiệp hợp tác xã
để tìm ra những hạn chế của các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh mô
hình tổ chức kinh tế liên hiệp hợp tác xã, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật điều chỉnh mô hình này. Nói cách
khác, đề tài này được nghiên cứu không ngoài mục tiêu góp thêm một số suy
nghĩ về việc ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh mô hình tổ chức
kinh tế liên hiệp hợp tác xã nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của mô hình này
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, giúp
cho mô hình kinh tế này giữ vững được những đặc trưng vốn có của nó trong

điều kiện hội nhập nền kinh tế khu vực và quốc tế với rất nhiều khó khăn và
thách thức như hiện nay.
6. NHNG ểNG GểP MI CA LUN VN
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, khảo sát xung quanh thực trạng
hoạt động của một số liên hiệp hợp tác xã, so sánh pháp luật về liên hiệp hợp
tác xã của một số nước..., tác giả gần như là người đầu tiên nghiên cứu một
cách có hệ thống về vai trò, vị trí của liên hiệp hợp tác xã trong nền kinh tế
nói chung và đối với các hợp tác xã nói riêng; góp phần đánh giá thực trạng
pháp luật về liên hiệp hợp tác xã, tìm ra những thiết sót, bất cập của các quy
định pháp luật điều chỉnh tổ chức kinh tế này, đồng thời đề xuất về mặt pháp
lý cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh liên hiệp hợp tác xã.
Cơ cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, luận văn bao gồm 3 chương.


6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐÃ SỬ DỤNG


7


CHNG I
NHNG VN Lí LUN V LIấN HIP HP TC X

1.1. Tớnh tt yu khỏch quan ca vic hỡnh thnh liờn hip hp tỏc
xó trong nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha Vit
Nam hin nay
1.1.1.Tính tất yếu khách quan của sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh
Xã hội chỉ được hình thành khi có sự liên kết, quan hệ giữa người và
người, đây là sự tất yếu, khách quan trong quá trình hình thành, tồn tại của
bất kỳ tổ chức nào, kể cả Nhà nước.Từ xa xưa, con người đã biết liên kết, hợp
tác với nhau thành từng cộng đồng người (bộ tộc, bộ lạc...) để cùng đấu tranh
sinh tồn trước diễn biến khắc nghiệt của thiên nhiên và trong điều kiện công
cụ săn bắn và hái lượm còn thô sơ. Ngày nay, trong bất kỳ một Nhà nước nào
hay trong bất kỳ một nền kinh tế nào cũng không thể tồn tại một cá thể độc
lập không có một mối quan hệ nào trong hoạt động sống hay hoạt động kinh
tế của mình. Tất cả đều phải được đặt trong một hay nhiều mối quan hệ nhất
định nào đó, điều này đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động kinh tế. Sự hợp tác
trong sản xuất, kinh doanh là tất yếu khách quan vừa mang tính tự nguyện
vừa mang tính bắt buộc.
Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo
một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với
nhau. Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và quan
hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trong phạm vi những mối liên hệ và
quan hệ đó thì mới có sự tác động vào giới tự nhiên, tức là sản xuất. [1,
tr.552].
Các cá nhân, tổ chức kinh tế hoạt động trong nền kinh tế đều phải đáp
ứng các điều kiện để bước ra thương trường, họ phải có vốn, lao động,
nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thị trường... Không phải bất kỳ cá nhân, tổ



8

chức nào cũng đều tự tích luỹ được các yếu tố cần thiết trên cho quá trình sản
xuất kinh doanh của mình, hoặc có thì quá trình sản xuất, kinh doanh cũng
phải dựa trên cơ sở hợp tác với các cá nhân, tổ chức khác. Nền kinh tế càng
phát triển, sự hợp tác càng phải được củng cố và mở rộng không những trên
những địa bàn, lĩnh vực trong nước mà còn mở rộng sự hợp tác ra bên ngoài
lãnh thổ biên giới quốc gia. Sự hợp tác trong cuộc sống cũng như trong sản
xuất, kinh doanh tất yếu hình thành nên các tổ chức kinh tế hoặc các hiệp hội
ngành nghề, các tập đoàn kinh tế lớn, tạo thành các tổ chức thống nhất trong
khi vẫn duy trì được tính độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các thành
viên. Sự hợp tác tạo ra dây chuyền trong sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện
cho sự tập trung các nguồn lực và sự chuyên môn hoá sản xuất ở mức độ cao,
nâng cao khả năng tài chính, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, khoa học công
nghệ và đặc biệt tạo ra các phương tiện hỗ trợ các thành viên trong việc
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tìm kiếm và phát triển
thị trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm không chỉ trong nước mà cả thị
trường ngoài nước. Mặt khác, sự hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức kinh tế để
hình thành nên một tổ chức lớn hơn đã hạn chế hoặc triệt tiêu sự cạnh tranh
không đáng có giữa họ khi mà các cá nhân, tổ chức này hoạt động trong
cùng một lĩnh vực ngành nghề, địa bàn tương đối giống nhau, tạo ra các
chủng loại hàng hoá, sản phẩm tương tự nhau, có thể thay thế lẫn nhau. Sự
cạnh tranh này có thể kìm hãm sự phát triển của các cá nhân, tổ chức kinh tế
và làm họ suy yếu đi khi yêu cầu của thị trường ngày càng cao trong khi tính
độc lập trong sản xuất, kinh doanh của từng cá nhân, tổ chức làm họ không
thể bao quát hết các khâu, công đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh, chỉ
có hợp tác mới giúp họ đứng vững trong nền kinh tế, khắc phục được sự yếu
kém, tồn tại và giúp họ hoạt động tốt trong nền kinh tế. Đặc biệt là đối với
các tổ chức kinh tế trong một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, trình độ
năng lực quản lý còn yếu thì việc tạo ra hành lang pháp lý cho sự hợp tác của

các thành phần, tổ chức kinh tế là rất cần thiết ngoài sự tự vận động hợp tác
trong quá trình hoạt động của các thành phần, tổ chức kinh tế này.
ở Việt Nam, trong một thời gian dài Nhà nước quản lý nền kinh tế
bằng các kế hoạch thông qua hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, chính vì vậy sự tự


9

nguyện trong các mối liên kết, hợp tác giữa các cơ sở kinh tế cho dù đó là
kinh tế tập thể hay kinh tế quốc doanh đã không được bảo đảm thực hiện.
Tuy nhiên, dưới sự quản lý, chỉ đạo bằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh, Nhà
nước đã tạo ra sự hài hoà trong sản xuất, kinh doanh, tính chuyên môn hoá
được đề cao bởi sự phân công sản xuất, trao đổi hàng hoá, sản phẩm giữa các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, giữa các vùng miền. Mỗi cơ sở sản xuất, kinh
doanh chuyên tâm vào sản xuất một loại sản phẩm, hàng hoá nhất định và
cung ứng lẫn nhau mà không phải lo lắng về thị trường tiêu thụ bởi Nhà nước
đã làm thay việc đó trong nền kinh tế khép kín. Khi Nhà nước bắt đầu thay
đổi cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh của
Nhà nước không còn tồn tại, sự bao cấp của Nhà nước đối với các cơ sở kinh
tế Nhà nước gần như bị hạn chế đến mức tối thiểu. Cùng với quá trình
chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế thì việc mở rộng quyền tự do dân chủ
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là tất yếu và các thành phần kinh tế
như được cởi trói, bắt đầu đi vào hoạt động kinh tế với đúng nghĩa của nó là
tìm kiếm lợi nhuận. Tất cả phải tự lực, tự chủ và cạnh tranh bình đẳng trong
nền kinh tế thị trường. Song song với điều đó, các thành phần, cơ sở kinh tế
bắt đầu hình thành nên các mối quan hệ hợp tác với nhau trên cả cơ sở tự
nguyện và bắt buộc để tạo ra sự liên kết cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của riêng mình trong sự cạnh tranh gay gắt của không những các cơ sở kinh
tế trong nước mà cả các cơ sở kinh tế nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ

Việt Nam. Sự hợp tác này diễn ra trên diện rộng và đa dạng ở tất cả các
ngành nghề, lĩnh vực không chỉ đối với các tổ chức kinh tế mà còn đối với cả
các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục tiêu phát
triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề lao động dôi dư và các
vấn đề xã hội khác.
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của sự hình thành các hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã
Sự ra đời của hợp tác xã là một tất yếu khách quan, phù hợp với sự
phát triển của nền kinh tế và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất
xã hội. Tổ chức kinh tế hợp tác xã ra đời trong thời kỳ nền sản xuất đại công


10

nghiệp đã phát triển mạnh trên thế giới, sự phát triển mạnh của khoa học
công nghệ cùng với những phát minh, sáng chế ra các công cụ sản xuất, máy
móc hiện đại đã đẩy người lao động chân tay vào cảnh thất nghiệp, người
nông dân bị bần cùng hoá bởi sự tập trung ruộng đất... Bên cạnh những công
xưởng, nhà máy công nghiệp lớn thì nền sản xuất xã hội vẫn không thể thiếu
các tổ chức kinh tế có quy mô nhỏ mang tính cộng đồng, tập thể và sự hợp
tác của những cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình
thức để phát triển lực lượng sản xuất là một nhu cầu thiết yếu. Khi thế giới
bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì nhu cầu đó càng rõ nét
và cần thiết hơn bởi với nền sản xuất lớn, quá trình vận hành của nó bỏ qua
sự đơn lẻ, manh mún, nền sản xuất lớn chỉ tập trung làm ra khối lượng sản
phẩm lớn nhất, tạo ra lợi nhuận tối đa... Mặt khác, trong nền kinh tế đại công
nghiệp, những người sản xuất, kinh doanh với quy mô nhỏ, đơn lẻ chỉ trên cơ
sở hợp tác với nhau hoặc hợp tác với các tổ chức kinh tế lớn mới đủ sức cạnh
tranh để đứng vững trên thị trường. Một trong các sản phẩm của sự hợp tác
đó là sự ra đời của tổ chức kinh tế hợp tác xã.
Tổ chức kinh tế hợp tác xã ra đời lần đầu tiên trong lịch sử vào năm

1884 tại Liên hiệp Anh bởi sự liên kết của những người công nhân. Mô hình
kinh tế này đã thể hiện được những ưu điểm của nó là tạo sự liên kết không
chỉ về vốn mà chủ yếu bằng sức lao động và những tư liệu sản xuất sẵn có
của các thành viên. Sự đoàn kết trên tinh thần tự nguyện của các thành viên
trong quá trình hình thành, tổ chức và hoạt động của mô hình này khắc phục
được sự "thờ ơ, lạnh lùng" của các công xưởng, nhà máy công nghiệp lớn
trước nhu cầu, nguyện vọng về đời sống vật chất và tinh thần của người lao
động. Tính cộng đồng được đề cao ở mô hình kinh tế này, đặc biệt là ở một
số nước có nền công nghiệp kém phát triển mà nền sản xuất nông nghiệp lại
phát triển thì việc phát triển mô hình kinh tế này là rất cần thiết và phù hợp.
Tổ chức kinh tế hợp tác xã là một tổ chức kinh tế - ngay từ ban đầu hình
thành nó đã được xác định tính chất như vậy và việc hiểu đúng nó là một tổ
chức kinh tế để không coi nó như là một tổ chức xã hội là rất khó khăn đối
với nhiều quốc gia. Thậm chí nhiều nước đã khuếch đại những ưu điểm của
mô hình này và biến nó thành nền tảng chính của nền kinh tế quốc dân, trong


11

khi ở đó, nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (Liên Xô và các nước Đông
Âu cũ, Trung Quốc, Việt Nam...). Một số nước thành lập một cách tràn lan
các hợp tác xã trong đủ các lĩnh vực, ngành nghề trong khi không tôn trọng
các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của mô hình này, không tôn
trọng nhu cầu và nguyện vọng của đại bộ phận nhân dân khi ép buộc họ
tham gia hợp tác xã. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sa sút của mô hình
kinh tế hợp tác xã, làm cho nhận thức của nhân dân về mô hình này không
còn đuợc đúng đắn, thậm chí ngày nay mỗi khi nhắc đến hợp tác xã, người ta
lại liên tưởng đến sự gò ép, bắt buộc và coi nó như một tổ chức xã hội chứ
không phải tổ chức kinh tế có nhiều ưu điểm và phù hợp với những người, hộ
gia đình có thu nhập thấp...

ở Việt Nam, mô hình hợp tác xã ra đời muộn hơn so với nhiều nước
trên thế giới bởi tình hình trong nước những năm 1940 - 1950 còn hết sức
khó khăn, phức tạp. Trong bối cảnh đất nước còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp
và triều đình phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và khai khoáng
phục vụ cho chiến tranh. Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, ngày khai sinh ra
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, song song với quá trình kháng chiến
chống thực dân Pháp thì Nhà nước ta đã bắt đầu chú trọng phát triển kinh tế,
xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài và tốn kém. Các hợp
tác xã là các cơ sở kinh tế đầu tiên của Nhà nước bên cạnh những nhà máy,
công xưởng sản xuất nhỏ phục vụ các phương tiện kỹ thuật, vất chất cho
công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Đối với chính quyền non trẻ và đại
bộ phận dân cư lạc hậu, nghèo nàn và trình độ dân trí thấp, việc thừa hưởng
lại nền tảng kinh tế sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi trên toàn
Miền Bắc nước ta (năm 1954) để cải tạo và phát triển đã gặp không ít khó
khăn.. Việc hình thành nên các hợp tác xã là rất cần thiết đối với đất nước
bởi nhu cầu tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của
đời sống nhân dân, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong cả nước và đặc
biệt là phục vụ cho cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam đất nước từ tay
Đế quốc Mỹ.
Có hai con đường hình thành hợp tác xã ở Việt Nam, một là bằng biện
pháp hành chính mà các cơ quan Nhà nước sử dụng để bắt buộc hình thành


12

nên một hợp tác xã - đây là con đường chủ yếu trong cơ chế tập trung bao
cấp. Việc áp dụng biện pháp này kéo dài trong nhiều năm đã làm cho tâm lý
và nhận thức của người dân đối với mô hình này đến ngày nay vẫn không có
mấy thiện cảm. Sự hợp tác là tất yếu, khách quan trong điều kiện đất nước
còn nhiều khó khăn, song sự hợp tác đó cần phải dựa trên cơ sở tự nguyện

của mỗi cá nhân thành viên. Việc Nhà nước sử dụng con đường hành chính
để hình thành nên các hợp tác xã chỉ đạt được mục đích hình thành lên sự
hợp tác của số lượng người mà không đạt được mục đích của mỗi cá nhân
thành viên là hợp tác để sản xuất kinh doanh. Mỗi thành viên của hợp tác xã
do bị gò ép vào hợp tác xã nên có nhận thức không đúng, không đầy đủ về
bản chất của hợp tác xã, về tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này, từ
đó không thực sự dồn hết công sức, sự nhiệt tình vào việc phát triển hợp tác
xã, thậm chí còn có tư tưởng phá hoại cơ sở vật chất của các hợp tác xã. Mặt
khác, hoạt động của hợp tác xã không rõ ràng, việc đóng góp tài sản, sức lao
động không được xác định theo tỷ lệ và đặc biệt là việc phân chia, phân phối
sản phẩm mang tính chất bình quân đầu người mà không căn cứ vào tỷ lệ góp
tài sản, tư liệu lao động, sức lao động và khối lượng sản phẩm làm ra nên dẫn
đến tình trạng ỉ lại, dựa dẫm, lười nhác và hình thành tâm lý "cha chung
không ai khóc"... Tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí của bộ máy chính
quyền, quan niệm sai lầm về xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã đẩy
phong trào " hợp tác hoá con người " phát triển lên một tầm cao, trên một
bình diện rộng chưa từng có trên khắp đất nước, làm xuất hiện những hợp tác
xã quy mô cấp xã, cấp huyện, những nông trang khổng lồ vào những năm 70
mà năng lực quản lý và lãnh đạo còn chưa theo kịp.
Từ việc hình thành nên các tổ đổi công, vần công đến việc hình thành
nên các hợp tác xã theo mệnh lệnh hành chính của Nhà nước là cả một sự gò
ép, cưỡng bức đến nghiệt ngã. Những năm cuối của thập kỷ 70 thế kỷ 20,
thay vì nới rộng cơ chế quản lý thì Nhà nước ta lại duy trì cơ chế tập trung
bao cấp trên cả hai miền đất nước mới thống nhất. Quan niệm sai lầm về tiến
trình đốt cháy giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa xã hội khi cho rằng Chủ nghĩa
xã hội đã chín muồi ở nước ta, hậu quả là sự cào bằng nhu cầu và hưởng thụ,
không chấp nhận sở hữu tư nhân, chỉ tồn tại sở hữu tập thể và sở hữu toàn


13


dân.
Sự không phù hợp giữa tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất với tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất thể hiện rõ nét ở chỗ,
trong khi lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh, rất cần một cơ chế quản lý
mới, thông thoáng hơn, cởi trói cho tất cả mọi người, mọi thành phần kinh tế
theo đúng quy luật vận động của nền kinh tế, thì các chính sách quản lý hoặc
không theo kịp, hoặc vượt quá xa và kéo lực lượng sản xuất đi chệch khỏi
quỹ đạo vận động theo quy luật chung của nó. Đảng và Nhà nước ta đã tổng
kết : chưa thực sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
còn tồn tại trong một giai đoạn tương đối lâu dài, chưa nắm vững và vận
dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và
trình độ của lực lượng sản xuất [2, tr. 23].
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 và đặc biệt là từ năm
1992 với bản Hiến pháp năm 1992, việc xoá bỏ cơ chế quản lý bằng chỉ tiêu
kế hoạch tập trung, bao cấp, Nhà nước ta mới chính thức thừa nhận các
quyền tự do, dân chủ trong các hoạt động kinh tế của nhân dân (từ điều 15 20 Hiến pháp năm 1992), nền kinh tế nước ta thực sự bước sang một giai
đoạn mới. Những năm 1980 là những năm đánh dấu sự giải thể hàng loạt các
hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đã hình thành trước đó bằng con đường
hành chính. Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã cần phải được trả lại đúng bản
chất của chúng là các tổ chức kinh tế thực thụ được hình thành trên cơ sở tự
nguyện hợp tác của các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân khác.
Con đường thứ hai hình thành nên các hợp tác xã ở Việt Nam là hành
động tự nguyện thành lập và tham gia hợp tác xã của các cá nhân, hộ gia
đình (cả các pháp nhân sau này). Đây cũng là con đường phản ánh rõ nét
nhất tính tất yếu khách quan của việc hình thành nên các hợp tác xã trên thế
giới, bởi sự hợp tác này được hình thành trên cơ sở tự nguyện, dân chủ trực
tiếp vì nhu cầu và lợi ích của các cá nhân, hộ gia đình, các pháp nhân. Trong
lịch sử phát triển nền kinh tế Việt Nam trước những năm 1945 đến những
năm 1980, các hợp tác xã được hình thành bằng con đường thứ hai này hầu

như là không có, bởi Nhà nước đã tự đứng ra thành lập các hợp tác xã thay
cho người dân và các hợp tác xã được hình thành bằng con đường này sẽ
được tổ chức, hoạt động bằng các quyết định hành chính Nhà nước. Tuy


14

nhiên với đà phát triển của nền kinh tế trong nước những năm 1990 trở lại
đây và trước yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý điều hành nền kinh tế thì các
quy luật khách quan của sự vận động nền kinh tế và sự phát triển của lực
lượng sản xuất ngày càng được tôn trọng và tuân thủ. Mặc dù đã trải qua bao
thăng trầm và đã có lúc đại bộ phận nhân dân thờ ơ với mô hình kinh tế này
thì ngày nay mô hình này càng tỏ rõ tính ưu việt và lợi thế trong nền kinh tế
thị trưòng. Kể từ khi Nhà nước tiến hành đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế
đất nước, dặc biệt là sau Hiến pháp năm 1992, quyền tự do dân chủ của nhân
dân trong hoạt động kinh tế được khẳng định và thực thi, hàng loạt các hợp
tác xã đã chuyển đổi hình thức hoạt động sang các loại hình doanh nghiệp
khác với những lợi thế nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước đối với các
loại hình doanh nghiệp mới xuất hiện. Đó là sự ra đời của các văn bản pháp
luật như Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990,
Luật Doanh nghiệp 1999 là những văn bản pháp lý rất quan trọng cho tổ
chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm
hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân... mà sự bùng nổ việc thành
lập, hoạt động của các loại hình doanh nghiệp này đã làm lu mờ vai trò của
các hợp tác xã đã được khẳng định trong suốt quá trình lịch sử đất nước từ
những năm 1945 trở lại đây.
Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác được thành lập, phát triển
mạnh mẽ với quy mô lớn về vốn, lực lượng lao động, sự đa dạng về sản phẩm
và lợi thế thị trường thì mô hình hợp tác xã lại được ưa chuộng và khẳng định
lợi thế nhờ có sự tham gia đông đảo của nhân dân, các hộ gia đình, các pháp

nhân có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp. Hợp tác
xã được khẳng định là một tổ chức kinh tế thực thụ song nó hoạt động không
chỉ nhằm một mục đích duy nhất là lợi nhuận như các loại hình doanh
nghiệp khác mà mô hình hợp tác xã còn chú trọng phát triển kinh tế cá nhân,
hộ gia đình nhằm giải phóng sức lao động nhàn rỗi, xoá đói giảm nghèo cho
bản thân các thành viên, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích của chính
cộng đồng các thành viên. So với sự tập trung vốn lớn như các loại hình
doanh nghiệp khác, thì mô hình này có quy mô nhỏ về vốn và đây cũng là
một đặc điểm đáp ứng được nguyện vọng và phù hợp với nhiều tầng lớp nhân


15

dân. Phạm vi hoạt động hẹp và tiềm lực nhỏ về vốn, lạc hậu về khoa học công nghệ là điều thường thấy ở các hợp tác xã, tuy vậy trước sự phát triển
không ngừng của các loại hình doanh nghiệp khác, mô hình kinh tế hợp tác
xã vẫn là mô hình được đông đảo người dân lựa chọn bởi tính bền vững, ít
chịu rủi ro của mô hình này, và thông qua nó, các thành viên đã được giải
quyết các vấn đề mà nếu tự họ một mình sẽ khó có thể giải quyết được.
Như vậy, mô hình tổ chức kinh tế hợp tác xã được hình thành một cách
tất yếu, khách quan dù dưới bất kỳ con đường nào, bởi nhu cầu hợp tác
không chỉ diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt mà cả trong các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, trong các hoạt động kinh tế khác. Để đáp ứng nguyện vọng
phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập,
các cá nhân, hộ gia đình đã tìm đến mô hình hợp tác xã như một giải pháp tất
yếu trong khi các mô hình doanh nghiệp khác có những điều kiện, đòi hỏi
riêng mà họ khó có thể đáp ứng được.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của sự hình thành liên hiệp hợp tác xã
Như đã trình bầy, quá trình hợp tác trong cuộc sống, trong sản xuất
kinh doanh cũng như các hoạt động kinh tế diễn ra trong suốt quá trình phát
triển của lịch sử loài người, kết quả của sự hợp tác đó sản sinh ra các tổ chức,

hiệp hội xã hội, kinh tế nhằm tập hợp những cá nhân, tổ chức có cùng
phương hướng, mục đích trong sản xuất, kinh doanh vì một số mục tiêu
chung. Những tổ chức, hiệp hội này có sự ổn định, bền vững nhất định, hoạt
động có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng và được các Nhà nước quy định cho các
khung pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của chúng. Sự ra đời của hợp
tác xã - một trong các tổ chức đó - là tất yếu khách quan của lịch sử phát
triền chung và cùng với thời gian, mô hình này đã dần khẳng định được vị
thế của mình trong nền kinh tế, tồn tại song song và bình đẳng với các tổ
chức kinh tế khác. Hợp tác xã có sự phát triển chậm nhưng vững chắc và
được đông đảo người dân tham gia, ở nhiều quốc gia, mô hình này thậm chí
còn được ghi nhận công lao lớn trong việc tạo ra khối đại đoàn kết trong
cộng đồng dân cư và là thành phần kinh tế chủ đạo bên cạnh các cơ sở kinh
tế Nhà nước. Cùng với thời gian, những lợi thế ban đầu của hợp tác xã dần
không còn giúp nó sánh ngang với các mô hình kinh tế khác. Các hợp tác xã


16

hoạt động độc lập, đa phần sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, trên cùng
một phạm vi địa lý hẹp, các sản phẩm, hàng hoá cung cấp ra thị trường tương
tự nhau và cạnh tranh với nhau là không thể tránh khỏi. Thêm vào đó, do
được hình thành trên cơ sở sự hợp tác của những người lao động, hộ gia đình
với quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, manh mún, tiềm năng về vốn eo hẹp,
trình độ quản lý thấp, khả năng hợp tác quốc tế, tìm kiếm phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm yếu, khả năng tiếp cận khoa học - công nghệ kém,
chậm thay đổi tư duy quản lý... Tất cả những yếu tố trên đã kìm hãm sự phát
triển chung của các hợp tác xã, bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh gay gắt của
các tổ chức kinh tế khác như các loại hình công ty, doanh nghiệp với quy mô
sản xuất kinh doanh đa ngành, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng tiếp cận
khoa học - công nghệ tốt, năng động trong sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị

trường tiêu thụ sản phẩm, được sự quan tâm nhiều hơn của Nhà nước.
Để tồn tại và phát triển, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động,
các hợp tác xã đã tìm đến với nhau và thành lập lên một tổ chức đủ sức liên
kết các hợp tác xã, tạo ra một sức mạnh tổng hợp, giảm thiểu và triệt tiêu
những nguyên nhân nội tại khiến cho các hợp tác xã suy yếu trong suốt một
thời gian dài. Và đặc biệt hơn, tổ chức này đủ sức thay thế các hợp tác xã
cạnh tranh tốt với các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế, tổ chức này
chính là liên hiệp hợp tác xã. Như vậy liên hiệp hợp tác xã ra đời trên cơ sở
sự hợp tác, liên kết giữa các hợp tác xã (và theo các quy định của pháp luật
thì chỉ các hợp tác xã mới là thành viên của liên hiệp hợp tác xã) trước những
nhu cầu tự thân và những đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao vị thế của các
hợp tác xã thành viên. Liên hiệp hợp tác xã ra đời trên cơ sở những nhu cầu
tất yếu, khách quan của sự phát triển kinh tế và sự phát triển các hợp tác xã
đến một trình độ nào đó. Liên hiệp hợp tác xã ban đầu hình thành như một tổ
chức kinh tế đại diện cho các hợp tác xã thành viên trong việc điều phối, xây
dựng các phương án sản xuất, kinh doanh tổng thể cho các thành viên, xác
định và duy trì mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa các thành viên. Liên hiệp
hợp tác xã còn là sự liên kết đủ mạnh để đứng ngang tầm với các tập đoàn
kinh tế, các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn khác trong
nền kinh tế, trong điều kiện nền kinh tế dù có sự quản lý Nhà nước ở mức độ


17

nào thì sự cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau là không thể tránh khỏi. Tiềm lực về
vốn, sự yếu kém trong công tác quản lý, hoạt động không hiệu quả sẽ làm
cho các hợp tác xã không thể tồn tại được trước sự cạnh tranh khốc liệt. Các
doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác hoặc ngay chính các hợp tác
xã lớn mạnh sẵn sàng thôn tính các doanh nghiệp, các hợp tác xã có quy mô
nhỏ. Sự ra đời của tổ chức kinh tế liên hiệp hợp tác xã là một nhu cầu hợp tác

tất yếu của các hợp tác xã không phân biệt quy mô sản xuất, kinh doanh,
ngành nghề lĩnh vực, tiềm lực về vốn... Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường,
trước nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các hợp tác xã càng cần thiết phải
tham gia các liên hiệp hợp tác xã để được đáp ứng các yêu cầu về tập trung
hoá các nguồn lực và chuyên môn hoá sản xuất, về hỗ trợ khoa học kỹ thuật,
về phân công lao động, về thị trường, tạo sức mạnh hợp tác và hội nhập quốc
tế... Quá trình hợp tác hình thành nên các liên hiệp hợp tác xã không làm mất
đi hình thức sở hữu, tính độc lập tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của bản thân các hợp tác xã thành viên. Chính liên hiệp hợp tác xã cũng độc
lập trong tổ chức và hoạt động với các thành viên của nó.
ở Việt Nam, cũng như các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã được
hình thành bằng con đường hành chính Nhà nước là chủ yếu cho đến tận
những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ 20. Liên hiệp hợp tác xã được Nhà nước
thành lập để thay Nhà nước quản lý các hợp tác xã, các ngành nghề và được
tổ chức theo cấp hành chính Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện như một cơ
quan hành chính. Thay vì được thành lập nhằm mục đích hoạt động kinh tế,
Nhà nước giao cho một trong những liên hiệp hợp tác xã điển hình là Liên
hiệp hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Trung ương rất nhiều
quyền năng trong lĩnh vực hành chính. Kể từ sau Nghị định 279 ngày
02/11/1978 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Liên hiệp
hợp tác xã tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp Trung ương, tổ chức này đã
được Nhà nước giao quyền:
"... chủ động tham gia với các ngành liên quan về quy hoạch và kế
hoạch phát triển tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp; đề xuất với Nhà
nước các chính sách, chế độ đối với khu vực tiểu, thủ công nghiệp..."
(mục 3 Chỉ thị số 211-CT ngày 26/6/1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ


18


trưởng về tăng cường chỉ đạo, quản lý khu vực sản xuất tiểu công
nghiệp, thủ công nghiệp).
Cũng theo Chỉ thị 211-CT nêu trên thì:
"Liên hiệp xã Trung ương có trách nhiệm nghiên cứu, kiến nghị với
Nhà nước: nên giao ngành, nghề nào, mặt hàng nào cho Bộ nào quản
lý là phù hợp. Trong khi chờ đợi, Nhà nước uỷ nhiệm cho Liên hiệp xã
Trung ương phụ trách việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và
quản lý các ngành, nghề và mặt hàng này" (đoạn 2 mục 3).
Theo Chỉ thị số 234-CT ngày 18/8/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trường về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới
chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh thì:
"Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương có trách
nhiệm dự thảo văn bản về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều lệ hoạt
động của Hội đồng Trung ương các hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị sản
xuất ngoài quốc doanh" (mục 3 phần I).
Liên hiệp hợp tác xã Trung ương phối hợp với các cơ quan khác
"nghiên cứu, xây dựng dự thảo điều lệ mẫu của hợp tác xã, điều lệ xí nghiệp
công tư hợp doanh, quy chế hoạt động của các liên hiệp sản xuất... có liên
quan đến một hoặc nhiều thành phần kinh tế " (mục 5 phần I).
Như vậy, trong những năm 1980, liên hiệp hợp tác xã ở Việt Nam
không được hình thành bằng con đường tự nhiên, không tuân theo những quy
luật khách quan của sự hình thành, phát triển của các mối quan hệ hợp tác
giữa các hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã không phải là một tổ chức kinh tế
mà là một cơ quan quản lý hành chính đối với các hợp tác xã theo ngành,
nghề, thực hiện chức năng, nhiệm vụ thay cho Nhà nước trong việc quản lý
các hợp tác xã và các ngành nghề. Vai trò của liên hiệp hợp tác xã trong giai
đoạn 1978 - 1988 là rất lớn, các liên hiệp hợp tác xã do Nhà nước thành lập
đã giúp Nhà nước rất đắc lực trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách
quản lý kinh tế đối với thành phần kinh tế tập thể và ngoài quốc doanh, công

tư hợp doanh. Song đối với việc thể hiện vai trò là trung tâm điều phối hoạt
động của các hợp tác xã thành viên thì lại rất mờ nhạt, bản thân các hợp tác


19

xã bị cưỡng ép tham gia liên hiệp hợp tác xã cũng không nhiệt tình với mô
hình do Nhà nước thành lập, không thể hiện ý chí và nguyện vọng hợp tác
các hợp tác xã thành viên. Liên hiệp hợp tác xã không phải là tổ chức do các
hợp tác xã thành lập nên mà do Nhà nước thành lập, do đó, con đường hình
thành, bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Nhà nước quy
định cho mô hình này không đáp ứng được yêu cầu của các hợp tác xã thành
viên. Liên hiệp hợp tác xã hoạt động không có hiệu quả đối với các hợp tác
xã thành viên và trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới con đường hình thành,
tổ chức và hoạt động của mô hình này, ngày 18 tháng 8 năm 1988 Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 234 - CT về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết 16 - NQ/TW của Bộ Chính trị về việc đổi mới chính sách và
cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh, trong đó nêu việc chuẩn bị cho việc ra đời Hội đồng Trung ương
các hợp tác xã và các đơn vị sản xuất ngoài quốc doanh, đồng thời nêu
phương hướng cho phép giải thể các liên hiệp hợp tác xã theo các cấp hành
chính. Đây là một bước đi rất quan trọng nhằm trả lại cho nền kinh tế một
mô hình kinh tế mà Nhà nước đã bảo hộ và can thiệt quá sâu vào tổ chức và
hoạt động của nó, tạo điều kiện cho việc hình thành các liên hiệp hợp tác xã
đúng là một tổ chức kinh tế do các hợp tác xã tự nguyện thành lập, phù hợp
với nguyện vọng và nhu cầu hợp tác của các thành viên liên hiệp và phù hợp
với quy luật vận động, phát triển của nền kinh tế.
Lịch sử chứng minh rằng, liên hiệp hợp tác xã là một kiểu quan hệ sản
xuất được ra đời và phát triển trong điều kiện lực lượng sản xuất đã đạt được
đến một trình độ nhất định và nó phải phù hợp với tính chất và trình độ của

lực lượng sản xuất đó. Việc hình thành các liên hiệp hợp tác xã phải tuân
theo các quy luật vận động và phát triển của nền kinh tế, bất kỳ sự can thiệp,
cưỡng ép nào vào quá trình phát triển đó đều không mang lại kết quả. Trong
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chúng ta đã không tuân theo các
quy luật chung phản ánh sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất nên đã thành lập liên hiệp hợp tác xã rồi lại phải "khai tử" cho nó đều
bằng con đường hành chính. Chỉ trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự
công nhận quyền tự do, dân chủ trong sản xuất kinh doanh, sự cạnh tranh


20

bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng
pháp luật... thì các liên hiệp hợp tác xã mới được hình thành, tổ chức và hoạt
động theo đúng tính chất, theo đúng quy luật về sự phù hợp giữa sự phát triển
của các hợp tác xã - thành viên của liên hiệp - với sự hợp tác trong quan hệ
sản xuất, kinh doanh ở cấp độ liên hiệp hợp tác xã.
1.2. Khỏi nim, bn cht, c im ca liờn hip hp tỏc xó
1.2.1. Khái niệm và các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của liên hiệp
hợp tác xã
Tại khoản 1 Điều 44 Luật Hợp tác xã năm 2003 có định nghĩa liên
hiệp hợp tác xã như sau:
"Liên hiệp hợp tác xã là một tổ chức kinh tế hoạt động theo nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của hợp tác xã quy định tại Điều 5 của Luật này, nhằm
mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã thành
viên, hỗ trợ nhau trong hoạt động và đáp ứng các nhu cầu khác của các thành
viên tham gia".
Sự ra đời của liên hiệp hợp tác xã là một tất yếu khách quan, phù hợp
với sự phát triển của nền kinh tế và phù hợp với sự phát triển của thành tố cơ
bản cấu tạo nên liên hiệp là các hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã được thành

lập và hoạt động với mục tiêu duy nhất là sản xuất, kinh doanh, các thành
viên liên hiệp hợp tác xã đã hình thành lên một tổ chức kinh tế mạnh bao
gồm nhiều thành viên mà không làm mất đi hình thức sở hữu, tính độc lập tự
chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân các thành viên. Chính
liên hiệp hợp tác xã cũng độc lập với các thành viên của nó và có các nguyên
tắc tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính
các hợp tác xã - thành viên của liên hiệp. Những nguyên tắc này được hình
thành từ khi mô hình hợp tác xã đầu tiên trên thế giới ra đời và cho đến nay
được công nhận và áp dụng rộng rãi tại tất cả các quốc gia có mô hình tổ
chức kinh tế này, được tổ chức Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) ghi nhận.
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã cũng đồng thời là
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của liên hiệp hợp tác xã, bởi đây cũng là tổ
chức kinh tế mang tính lịch sử được thành lập và quản lý, hoạt động theo


21

những nguyên tắc nhất định mà nền tảng của nó là các nguyên tắc của hợp
tác xã - thành viên của liên hiệp hợp tác xã.

Thứ nhất, nguyên tắc tự nguyện (mục 1 Điều 5 Luật Hợp tác xã năm
2003).
Nguyên tắc tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan
trọng nhất không chỉ đối với việc thành lập các hợp tác xã mà còn đối với
việc thành lập các tổ chức kinh tế khác như công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân... Cá nhân, tổ chức có quyền tự mình
thành lập hoặc liên kết thành lập các tổ chức kinh tế trên cơ sở các nguyên
tắc này mà không ai, cơ quan nào có quyền cưỡng ép, bắt buộc. Nguyên tắc
này còn được tuân thủ triệt để khi các hợp tác xã thoả thuận thành lập và
tham gia liên hiệp hợp tác xã.

Tính tự nguyện thể hiện ở việc các hợp tác xã có nhu cầu đã tự nguyện
cùng nhau thành lập hoặc tham gia liên hiệp hợp tác xã. Trong thời kỳ nền
kinh tế nước ta còn được quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp,
do nhận thức chưa đúng và chưa đầy đủ về bản chất kinh tế - xã hội của mô
hình kinh tế này nên đã có tình trạng gò ép, bắt buộc người dân vào hợp tác
xã và các hợp tác xã vào liên hiệp hợp tác xã như một mệnh lệnh hành
chính. Kể từ khi bước sang cơ chế quản lý nền kinh tế theo hướng phát triển
nền kinh tế thị trường, Nhà nước tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh
tế đều bình đẳng trong nền kinh tế thì nguyên tắc này là rất quan trọng, bởi
có như vậy mới xoá bỏ được những hạn chế trong nhận thức và vận dụng các
chính sách quản lý kinh tế trước đó, mới phù hợp với nguyện vọng hợp tác
của các hợp tác xã thành viên và phù hợp với quyền tự do, dân chủ của cá
nhân, tổ chức đã được Điều 20 Hiến pháp năm 1992 quy định và phù hợp với
yêu cầu của thông lệ quốc tế. Nguyên tắc tự nguyện được nhấn mạnh để
tránh tình trạng các hợp tác xã có tiềm lực lớn về tài chính và quy mô sản
xuất, kinh doanh khi tham gia liên hiệp hợp tác xã dễ dàng chèn ép, lôi kéo
để thâu tóm các hợp tác xã có quy mô sản xuất, kinh doanh, tiềm lực tài
chính nhỏ yếu nhưng có triển vọng phát triển và hoạt động tốt trong những
lĩnh vực mà các hợp tác xã, pháp nhân lớn kia chưa khai thác vào liên hiệp
hợp tác xã. Sự gò ép bắt buộc dễ dẫn đến sự miễn cưỡng, không nhiệt tình vì


22

sự phát triển chung của liên hiệp, sự chia rẽ, sự mâu thuẫn nội bộ khiến cho
liên hiệp hoạt động kém hiệu quả, dễ dẫn đến sự tan rã, giải thể liên hiệp.
Tính tự nguyện còn thể hiện ở việc các hợp tác xã thành viên của liên
hiệp hợp tác xã có thể yêu cầu được tách ra khỏi liên hiệp với những điều
kiện nhất định mà không bị ngăn cấm. Đây là điểm thể hiện quyền tự do, dân
chủ của các hợp tác xã thành viên, các hợp tác xã có quyền ra khỏi liên hiệp

hợp tác xã khi có một số lý do như: mục đích hợp tác sản xuất, kinh doanh
đã đạt được hoặc không thể đạt được; tách ra khỏi liên hiệp để hoạt động độc
lập, muốn chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động sang các loại hình doanh
nghiệp khác... Pháp luật cho phép điều đó và Điều lệ tổ chức và hoạt động
của liên hiệp hợp tác xã cũng phải thể hiện rõ quyền ra khỏi liên hiệp với các
điều kiện cụ thể để tránh cho liên hiệp phải giải thể hoặc chấm dứt hoạt động
do không đạt được số lượng thành viên theo luật định.
Ngoài ra, các hợp tác xã thành viên còn tự nguyện tham gia thảo luận
và thông qua các quyết định các vấn đề về tổ chức và hoạt động của liên hiệp
để đảm bảo tính dân chủ và bình đẳng trong quản lý và điều hành liên hiệp.
Các hợp tác xã thành viên tự nguyện tham gia quyết định các vấn đề của liên
hiệp và phải chấp hành khi đa số thành viên thông qua.
Để thực thi nghiêm chỉnh nguyên tắc tự nguyện, đòi hỏi chúng ta phải
nhận thức đúng, đầy đủ bản chất kinh tế của mô hình kinh tế liên hiệp hợp
tác xã dựa trên cơ sở hiểu đúng bản chất và tôn chỉ hoạt động của hợp tác xã
- thành viên cấu tạo nên liên hiệp hợp tác xã, vị trí vai trò của nó trong nền
kinh tế quốc dân và đối với đời sống của đại đa số người dân lao động. Kinh
nghiệm quản lý kinh tế ở nước ta đã cho thấy, việc không tuân theo các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã dẫn đến việc các hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, người dân một thời gian dài
mới có thể xoá bỏ được những ấn tượng không tốt về tổ chức kinh tế này.

Thứ hai, nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai (mục 2 Điều 5
Luật Hợp tác xã 2003).
Tính dân chủ, bình đẳng và công khai thể hiện ở việc các quyết định
liên quan đến mọi hoạt động của liên hiệp hợp tác xã đều được thảo luận và
quyết định công khai, dân chủ và bình đẳng giữa các thành viên của liên hiệp


23


hợp tác xã, không phụ thuộc vào vốn góp của các thành viên. Các thành viên
của liên hiệp hợp tác xã đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát
liên hiệp hợp tác xã và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiện
công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những
vấn đề khác quy định trong điều lệ liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã thành
viên thực hiện quyền của mình thông qua việc lựa chọn và bầu ra các cơ
quan quản lý và điều hành liên hiệp hợp tác xã.
Trong lịch sử, nguyên tắc này được thực hiện khá nghiêm túc, một
phần là nhờ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước, phần khác là nhờ các quy
định quản lý nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung mà các hợp tác
xã có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình đảm bảo nguyên tắc dân
chủ, bình đẳng và công khai. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc này qua
cứng nhắc sẽ dẫn đến việc liên hiệp hợp tác xã hoạt động không hiệu quả do
các thành viên có nhiều ý kiến khác nhau trước mỗi cơ hội sản xuất kinh
doanh. Tình trạng "cha chung không ai khóc" và sự ỷ lại, quyền lợi cá nhân,
trách nhiệm tập thể... khiến cho hoạt động của liên hiệp hợp tác xã chỉ mang
tính quản lý hành chính hoặc là tổ chức hiệp hội ngành nghề. Giai đoạn đất
nước được quản lý theo nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì do không có
sự chủ động về phương án sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, không
phải lo các khâu vật tư, nguyên liệu, thị trường... nên việc thực hiện các chu
trình sản xuất, kinh doanh của các liên hiệp hợp tác xã chủ yếu là tự cung, tự
cấp nhỏ lẻ, nội bộ vùng, miền, địa bàn hẹp, không có sự giao thương hoặc có
thì chỉ ít ỏi theo phân công mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do vậy vấn đề thực hiện nguyên tắc này ít khi được đặt ra trong suốt quá
trình sản xuất, kinh doanh mà chủ yếu đặt ra khi phân chia sản phẩm, lợi
nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp thì việc thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc dân chủ, bình
đẳng, công khai trong liên hiệp hợp tác xã đều vấp phải những khó khăn lớn.

Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường thì nguyên tắc này thường bị vi
phạm, bởi địa vị và tiềm lực kinh tế của mỗi thành viên khác nhau, sự vận
động của nền kinh tế nhanh và các cơ hội kinh doanh đòi hỏi phải có những


×