Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐÁNH GIÁ BẢN QUY HOẠCH VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.01 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
-------------------------

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ BẢN QUY HOẠCH VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

Nhóm sinh viên: 2
Đỗ Thị Kiều Anh
Nguyễn Hà Phương
Lý Thảo Huyền
Nguyễn Thị Vui
Hoàng Bảo Hoa

Hà Nội - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
-------------------------

Đề tài:
ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG XỬ
LÝ CHẤT THẢI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG

Nhóm sinh viên: 2
Đỗ Thị Kiều Anh
Nguyễn Hà Phương
Lý Thảo Huyền


Nguyễn Thị Vui
Hoàng Bảo Hoa

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................4
1.

Lý do chọn đề tài..............................................................................................4

2.

Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................4

3.

Mục đích nghiên cứu........................................................................................5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................6
1.1.

Các khái niệm cơ bản....................................................................................6

1.2.

Khái quát về khu công nghiệp Thăng Long...................................................7

1.3.


Tiêu chuẩn đánh giá bản quy hoạch khu công nghiệp...................................8

1.3.1.

Tiêu chuẩn về quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp.........................8

1.3.2.

Tiêu chuẩn về quy hoạch hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp.....10

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BẢN QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
THĂNG LONG.........................................................................................................16
2.1.

Giới thiệu chung về bản quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long......16

2.1.1.

Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Bắc Thăng Long..................16

2.1.2.

Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp Bắc Thăng Long19

2.2.

So sánh quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long với tiêu chuẩn........21

2.2.1.


So sánh quy hoạch sử dụng đất của KCN BTL với tiêu chuẩn.............21

2.2.2.

So sánh quy hoạch hệ thống xử lý chất thải KCN BTL với tiêu chuẩn.25

2.3.

So sánh bản quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long với thực tế.......26

2.3.1.

Thực trạng về việc sử dụng đất khu công nghiệp Bắc Thăng Long......26

2.3.2.Thực trạng về hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp Bắc Thăng Long.27
2.4.
So sánh khu công nghiệp Bắc Thăng Long với các khu công nghiệp khác
(khu công nghiệp số 2 Nghi Sơn, Thanh Hóa).........................................................29
2.4.1.

Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp..............................................29

2.4.2.

Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp.........................30

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP........................................................................................32
3.1. Về phía chính quyền.........................................................................................32
3.2. Về phía doanh nghiệp.......................................................................................33

3.3. Về phía người dân.............................................................................................34
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................36


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang trên đà phát

triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với điều kiện nguồn lực hạn hẹp để thực
hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì việc phát triển các khu công nghiệp là
một trong những nhân tố hàng đầu để tạo ra một kênh thu hút lao động có tiềm năng
và hiệu quả, góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ và lao động
nhập cư.
Tại huyện Đông Anh Hà Nội khu công nghiệp Bắc Thăng Long đã được xây
dựng lên nhằm đáp ứng các nhu cầu và tạo ra lợi ích lớn nhất cho cư dân địa phương
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long với diện tích 295 ha sau khi xây dựng sẽ đáp ứng
được 1/3nhu cầu đất công nghiệp đến năm 2000 của Hà Nội. Đây là khu công nghiệp
rất hấp dẫn các nhà đầu tư công nghiệp trong và ngoài nước nhờ các lợi thế về địa
điểm, đặc biệt là về giao thông vận chuyển. Mặt khác khi công nghiệp này được hình
thành đã mang lại nhiều lợi ích lớn cho thành phố Hà Nội nói riêng và đất nước Việt
Nam nói chung. Điển hình có thể kể đến một số lợi ích sau: thứ nhất bổ sung cho
nguồn vốn trong nước, mà hiện đang luôn trong tình trạng ngày càng cần nhiều vốn
hơn để tăng trưởng. Thứ hai tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và quốc gia, do
có doanh thu sản xuất lớn. Thứ ba, tạo thêm nhiều việc làm và góp phần đào tạo nhân
công.
Mặc dù được đánh giá là một trong các khu công nghiệp hiện đại nhất miền Bắc
nhưng Bắc Thăng Long không tránh khỏi tình trạng ô nhiễm kéo dài hơn 10 năm qua,

ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân và môi trường quanh đó.Chính vì vậy
nhóm tác giả quyết địnhnghiên cứu đề tài “Đánh giá quy hoạch sử dụng đất và quy
hoạch hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp Bắc Thăng Long” để tìm hiểu tại sao
có tình trạng ô nhiễm đó và đưa ra định hướng cho chính quyền cũng như khu công
nghiệp có biện pháp giải quyết.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về bản quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long, gồm 2 vấn đề:
- Quy hoạch sử dụng lô và chia lô khu đất sử dụng cho trung tâm khu công nghiệp,
đất XNCN, đất các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật, đất giao thông và kho
tàng, các loại đất khác bao gồm đất kênh, mương và hành lang cây xanh bảo vệ
mương, đất hồ điều hòa và hệ thống cây xanh.
- Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bao gồm: nước thải, chất thải rắn và khí thải.

4


Qua đó ta sẽ đánh giá được tình hình hiện trạng sử dụng đất khu công nghiệp và
quá trình xử lý chất thải ra môi trường.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá bản quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hệ thống xử lý chất thải của
khu công công nghiệp Bắc Thăng Long vì những mục đính sau đây:
- Chỉ ra những sai phạm trong bản quy hoạch so với tiêu chuẩn và thực tế.
- So sánh khu công nghiệp Bắc Thăng Long với các khu công nghiệp hiện đại
khác.
- Đưa ra định hướng cho doanh nghiệp cũng như chính quyền trong việc khắc
phục những sai phạm đó.
- Định hướng phát triển cho các khu công nghiệp trong tương lai để khắc phục
những hạn chế đó.

5



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Khu công nghiệp :
 Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công
nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng
tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường
được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
 Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.
- Đất công nghiệp: Đất công nghiệp hay còn gọi là đất khu công nghiệp là một
trong những loại đất để dùng phục vụ cho việc xây dựng các cụm khu công nghiệp
cũng như các cụ khu chế xuất và các khu sản xuất kinh doanh tập trung. Những quy
định này đã được luật đất đai ở tại nước ta hướng dẫn một cách vô cùng chi tiết.
- Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp: là sự định hướng sử dụng đất cho toàn
bộ khu công nghiệp do khu công nghiệp quản lý. Thiếu quy hoạch sử dụng đất khu
công nghiệp sẽ vừa không phát huy được vai trò quan trọng của khu công nghiệp
trong hệ thống quản lý, quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp , vừa có thể gây ra
những quyết định sai lầm về sử dụng đất của các ngành và gây thiệt hại cho lợi ích khu
công nghiệp và toàn xã hội.
- Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn: Theo quy định quy hoạch quản lý chất
thải rắn được nêu tại khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, quy hoạch
quản lý chất thải rắn là quy hoạch chuyên ngành xây dựng, bao gồm: điều tra, khảo
sát, dự báo chi tiết nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn thông thường
và nguy hại; xác định vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, phạm vị thu gom, vận
chuyển; xác định vị trí, quy mô các cơ sở xử lý chất thải rắn trên cơ sở đề xuất công
nghệ xử lý thích hợp; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm thu gom và xử lý triệt để
chất thải rắn.


6


- Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải: Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP, quy
hoạch thoát và xử lý nước thải là việc xác định lưu vực thoát nước (nước mưa, nước
thải); phân vùng thoát nước thải; dự báo tổng lượng nước thải; xác định vị trí, quy mô
của mạng lưới thoát nước, các công trình đầu mối thoát nước và xử lý nước thải (trạm
bơm, nhà máy xử lý nước thải, cửa xả).
- Quy hoạch hệ thống xử lý khí thải: Là công tác khảo sát, xác định nồng độ tối đa
cho phép của bụi và các chát vô cơ trong khí thải; dự báo tổng lượng thải; xác định
vùng, khu vực, quy mô và lưu lượng nguồn thải, các công trình xử lý khí thải.
1.2. Khái quát về khu công nghiệp Bắc Thăng Long
- KCN Bắc Thăng Long được phát triển bởi Thăng Long Industrial Park, một công
ty liên doanh giữa tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công ty cơ khí Ðông Anh (Bộ
Xây dựng), được thành lập theo Giấp phép đầu tư số 1845/GP do Bộ Kế hoạch & Ðầu
tư Việt Nam cấp ngày 22/2/1997.
- KCN Bắc Thăng Long do Trung tâm Phát triển vùng SENA (Việt Nam) lập quy
hoạch.
- Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 76.846.000 USD.
- Cơ sở hạ tầng Quy mô phát triển: KCN Bắc Thăng Long có diện tích đất chiếm
302 ha và được phát triển làm 03 giai đoạn.
 Giai đoạn 1 (121,23 ha) đã cho thuê.
 Giai đoạn 2 (80 ha) thực hiện trong thời gian từ 2000 - 2001.
 Giai đoạn 3 thực hiện trong thời gian từ 2003 - 2004.
- Ðã được cấp chứng chỉ quản lý môi trường ISO-14001.
- KCN Bắc Thăng Long nằm tại phía bắc cầu Thăng Long, tại huyện Đông Anh,
thành phố Hà Nội

7



 Nằm dọc theo đường cao tốc dẫn đến trung tâm thành phố Hà Nội và cách
trung tâm thành phố 10km.
 Cảng gần nhất: cảng Hải Phòng 100 km, cảng Cái Lân 115 km,
 Sân bay gần nhất: Cách sân bay quốc tế Nội Bài 10 km.
 Ga đường sắt gần nhất: Cách ga Hà Nội 15 km.
- Theo qui hoạch khu đô thị BTL, KCN Bắc Thăng Long được xác định như sau:
 Phía Đông giáp đường thu gom dọc đường cao tốc.
 Phía Bắc giáp tuyến đường chính của khu đô thị Bắc Thăng Long.
 Phía Nam của khu công nghiệp là tuyến đường biên đô thị, chạy dọc theo
tuyến đê sông Hồng.
 Phía Tây của khu công nghiệp tiếp giáp với tuyến đường bao đô thị.
-

KCN Bắc Thăng Long ưu tiên lĩnh vực: Công nghiệp sạch, lắp ráp linh kiện
điện tử, lắp ráp xe máy, bao bì….

1.3.

Tiêu chuẩn đánh giá bản quy hoạch khu công nghiệp

1.3.1. Tiêu chuẩn vềquy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp
Bảng 1.1- Tiêu chuẩn sử dụng đất
STT

Chức năngsử dụng đất

Tỷ lệ chiếm đất


Mật độ

Chiều cao

1

Trung tâm khu công nghiệp

(%)
2 – 4%

xây dựng
30 - 35%,

công trình
1- nhiểutầng

2

Đất XNCN

< 60%

30 - 35%

3 – 5 tầng

3

Đất các công trình cung


3 – 5%

cấp và đảm bảo kỹ thuật
4

Đất giao thông và kho tàng

15 %

8


- Đất giao thông

5

10 – 12%

- Đất kho tàng

3 – 5%

Các loại đất khác

>12%

Đất kênh, mương và hành

> 5%


lang cây xanh bảo vệ mương
Đất hồ điều hòa và hệ
thống cây xanh

8 – 10 %
Đất cây xanh >
10% Đất XNCN
Nguồn: Theo Bộ xây dựng

a.

Đất khu trung tâm của khu công nghiệp
-

Trung tâm khu công nghiệp thông thường bao gồm các công trình chính sau:
 Các công trình thuộc Ban quản lý điều hành khu công nghiệp
 Văn phòng đại diện các công ty, XNCN
 Chi nhánh ngân hàng
 Chi nhánh bưu điện
 Trường dạy nghề
 Các công trình công cộng dịch vụ như bệnh viện, cửa hàng, bến xe bus ...
 Công viên và các công trình nghỉ ngơi, thể dục thể thao ...

- Khu vực trung tâm quản lý điều hành KCN chiếm 2 – 4% diện tích KCN tùy theo
khả năng sử dụng chung các công trình công cộng dịch vụ của các khu vực lân cận.

9



- Khu trung tâm của KCN thường được bố trí tại hướng vào chính của KCN.
Chúng có thể tập trung trong một khu vực hoặc có thể bố trí phân tán trong KCN trong
trường hợp quy mô của KCN quá lớn.
- Mật độ xây dựng từ 30 – 35%.
- Các công trình trong trung tâm có thể bố trí nhiều tầng hoặc cao tầng tạo điểm
nhấn không gian cho lối vào chính của KCN.
b.

Đất XNCN:
- Khu đất XNCN chiếm tối đa 60% diện tích toàn KCN. Trong các khu công nghệ

kỹ thuật cao diện tích đất xây dựng các XNCN sản xuất thử nghiệm chiếm 25-30%.
- Các công trình trong khu vực thường có chiều cao 3-5 tầng, được bố trí xen kẽ
các công viên, hồ nước nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu.
- Mật độ xây dựng trong khu đất 30-35%.Khu đất XNCN được chia thành các lô
đất cho từng XNCN.
c.

Đất khu vực các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật:
- Tại đây có công trình cấp nước, trạm biến thế, công trình xử lý chất thải.
- Khu vực các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật có tỷ lệ chiếm đất 3-5%.

d.

Đất giao thông và kho tàng:
-

Đất giao thông:Đất giao thông trong KCN bao gồm diện tích đường, quảng

trường, ga, các trạm bốc dỡ...Diện tích giao thông không kể giao thông trong nội bộ

khu đất xây dựng XNCN chiếm tối thiểu 8% diện tích toàn KCN.
e.

Đất kho tàng: chiếm từ 3 – 5%.

Đối với các loại đất khác
- Đất kênh, mương và hành lang bảo vệ mương tỷ lệ chiếm đất > 5%.
- Đất hồ điều hòa và hệ thống cây xanh cảnh quan:

10


 Đất cây xanh trong KCN bao gồm diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng,
cây xanh dọc tuyến đường, cây xanh chuyên dụng (cây xanh cách ly). Diện tích chiếm
đất của chúng không nhỏ hơn 10% diện tích KCN.
 Trong các khu vực cây xanh có thể cho phép bố trí bãi đỗ xe, các công trình
dịch vụ công cộng nhưng diện tích chiếm đất không vượt quá 5%.

1.3.2. Tiêu chuẩn về quy hoạch hệ thống xử lý chất thải khu công nghiệp
a.

Tiêu chuẩn về quy hoạch hệ thống xử lý nước thải
- Các chỉ tiêu đặc trưng nhất của nước thải để thiết kế các công trình xử lý và quản

lý hệ thống là: nhiệt độ, màu sắc, mùi vị, độ trong, độ pH, SS hàm lượng chất lơ lửng,
BOD (nhu cầu ôxy hóa sinh hoá), COD ( nhu cầu ôxy hóa hóa học) và các chỉ tiêu đặc
trưng của từng loại hình công nghiệp.
- Quá trình xử lý nước thải trong KCN thường được chia thành 2 cấp:
 Cấp xử lý nước thải thứ nhất: Do trong KCN có nhiều loại nhà máy với đặc
tính nước thải khác nhau nên tất cả các nhà máy trong KCN phải xử lý sơ bộ nước thải

để đạt tới một trị số chung trước khi xả nước thải vào hệ thống nước thải của KCN.
Việc kiểm soát nước thải tại cấp độ này do Ban Quản lý điều hành KCN thuộc Công ty
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN chịu trách nhiệm.
 Cấp xử lý nước thải thứ hai: Nước thải được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải
của KCN. Ban Quản lý KCN địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan của
Nhà nước sẽ kiểm soát chất lượng nước thải tại giai đoạn này và quyết định cho phép
hay không cho phép nước thải công nghiệp được xả vào hệ thống thoát nước của đô
thị.

11


Bảng 1.2- Tiêu chuẩn xả nước thải công nghiệp
Giá trị tới hạn khi xả vào
Thông số

Nhiệt độ

Đơn vị

0

C

pH

Nước được dùng làm

Nước dùng cho tưới


Cống của

nguồn nước sinh hoạt

tiêu, tắm, giao thông

đô thị

40

40

45

6–9

5,5 – 9

5-9

BOD5

mg/l

20

50

100


COD

mg/l

50

100

400

mg/l

50

100

400

Nguồn: Theo tiêu chuẩn TCVN 5945 - 1995
- Khối lượng nước thải có thể tính sơ bộ tối thiểu bằng 80% lượng nước cấp.
- Cống thoát nước bẩn có độ dốc dọc i = 1/D ( D đường kính cống thoát nước). Độ
sâu đỉnh cống cách mặt đất tối thiểu 0,7m đối với trường hợp chiụ tải trọng động lớn
và tối thiểu 0,3m với trường hợp không chịu tải trọng động lớn. Cống thoát nước bẩn
bằng BTCT với đường kính từ 300,400,500mm.
- Trong bản vẽ quy hoạch, dọc theo từng tuyến cống có ghi các thông số về đường
kính cống, độ dốc dọc, chiều dài của tuyến cống. Tại điểm đầu và cuối tuyến cống có
ghi chú về cao độ nền và cao độ đỉnh cống hoặc đáy cống.
- Trong trường hợp tuyến cống quá dài dẫn đến độ sâu chôn cống lớn thì các trạm
bơm chuyển bậc được sử dụng để giảm độ sâu chôn cống. Các tuyến cống thoát nước
bẩn được bố trí dọc theo các tuyến đường.

- Có 3 phương pháp xử lý nước thải sử dụng cho trạm xử lý nước thải: Xử lý cơ
học, xử lý hóa-lý và xử lý sinh học. Xử lý cơ học có mục đích tách các chất không hòa
tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải. Xử lý hóa học là đưa vào nước
thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn, biến đổi hóa học tạo
thành các chất khác không gây độc hại hay gây ô nhiễm môi trường. Xử lý sinh học là

12


dựa vào sự sống và hoạt động của các vi sinh để oxy hóa chất bẩn hữu cơ ở dạng keo
và hòa tan có trong nước thải. Việc lựa chọn một trong các phương pháp trên hay kết
hợp các phương pháp căn cứ vào khối lượng và tính chất của nước thải, yêu cầu mức
độ phải xử lý, công tác vận hành và bảo dưỡng, chi phí xây dựng và quy mô chiếm
đất...
- Trạm xử lý nước thải thường được xây dựng tại vị trí trung tâm KCN (nhằm để
giảm bớt độ sâu chôn cống), gần nguồn xả, cuối hướng gió chủ đạo và phù hợp với
việc phân chia giai đoạn xây dựng.
- Quy mô của trạm xử lý nước thải theo bảng sau.
Bảng 1.3- Quy mô trạm máy xử lý nước thải
Công suất nhà máy xử lý nước thải (m3/ngày)

b.

Diện tích chiếm đất (ha)

5000

1,0 - 1,3

10000


1,5 - 2,0

15000

2,0 - 2,5

20000

2,3 - 3,0

30000

3,5 - 4,3

Tiêu chuẩn về hệ thống xử lý chất thải rắn
Tại Việt Nam, chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp vì

vậy phải xử lý theo phương pháp thủ công. Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư
08/2017/TT-BXD quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng. Thông tư này quy định
chi tiết về việc phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn xây dựng
(CTRXD) được quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính
phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Quản lý chất thải rắn xây dựng phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau:
 Quản lý CTRXD phải tuân thủ các nguyên tắc chung về quản lý chất thải có
liên quan quy định tại Điều 4 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
 Khi thiết kế công trình phải có giải pháp thiết kế và công nghệ, lựa chọn sử
dụng vật liệu hợp lý nhằm hạn chế tối đa lượng chất thải phát sinh;
 Vị trí, quy mô các điểm tập kết, trạm trung chuyển và cơ sở xử lý CTRXD
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch quản lý chất thải rắn;


13


 Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRXD được hưởng ưu đãi theo các
quy định về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng và
các ưu đãi khác theo quy định hiện hành;
 Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia giám sát việc thực hiện các quy định
quản lý CTRXD trên địa bàn.
- Theo Thông tư, CTRXD phải được phân loại ngay tại nơi phát sinh theo quy định
tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP thành các loại sau đây:
 Chất thải rắn có khả năng tái chế được;
 Chất thải rắn có thể được tái sử dụng ngay trên công trường hoặc tái sử dụng ở
các công trường xây dựng khác;
 Chất thải không tái chế, tái sử dụng được và phải đem đi chôn lấp;
 Chất thải nguy hại được phân loại riêng và quản lý theo quy định tại Nghị định
số 38/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại.
- Vận chuyển chất thải rắn xây dựng không gây phát tán bụi: Thông tư cũng quy
định, CTRXD phải được thu gom, vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và
cơ sở xử lý được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền
phê duyệt hoặc cơ sở tái chế, công trình khác để tái chế, tái sử dụng.Việc vận chuyển
phải theo thời gian và lộ trình về tuyến đường, an toàn giao thông và tuân thủ các quy
định của cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông tại địa phương. Các phương
tiện vận chuyển CTRXD phải là phương tiện bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ
thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành
theo quy định. Trong quá trình vận chuyển, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo
không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.
- Xử lý chất thải rắn xây dựng: Theo Thông tư, cơ sở xử lý CTRXD phải được đầu
tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khuyến
khích việc xử lý CTRXD tại nơi phát sinh với quy trình, công nghệ phù hợp, đảm bảo

các yêu cầu về an toàn, môi trường.Công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng gồm:
 Nghiền, sàng;
 Sản xuất vật liệu xây dựng;
 Chôn lấp;
 Các công nghệ khác.
Công nghệ xử lý CTRXD phải phù hợp với quy mô, công suất và điều kiện kinh
tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và hiệu quả
kinh tế xã hội. Việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng cơ sở xử lý CTRXD phải tuân thủ
quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có
liên quan.

14


c.

Tiêu chuẩn về hệ thống xử lý khí thải
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã đưa nội dung ban hành thông tư quy định về

đăng ký, kiểm kê khí thải công nghiệp vào Chương trình xây dựng và ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2017 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, thông tư sẽ được ban hành vào tháng 06/2017. (Theo Quyết
định số 12/QĐ-BTNMT ngày 06/01/2017)
Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp
được tính theo công thức sau:Cmax = C x Kp x Kv
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công
nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3 );
- C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định
- Kv = 1 (khu công nghiệp)

Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép
trong khí thải công nghiệp được quy định tại bảng dưới đây

15


Bảng 1.4- Tiêu chuẩn về nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng
độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp

Nồng độ
STT

Thông số
A

B

1

Bụi tổng

400

200

2

Bụi chứa silic

50


50

3

Amoniac và các hợp chấp amoni

76

50

4

Antimon và hợp chất, tính theo Sb

20

10

5

Asen và các hợp chất, tính theo As

20

10

6

Cadmi và hợp chất, tính theo Cd


20

5

7

Chì và hợp chất, tính theo Pb

10

5

8

Cacbon oxit, CO

1000

1000

9

Clo

32

10

10


Đồng và hợp chất, tính theo Cu

20

10

11

Kẽm và hợp chất, tính theo Zn

30

30

12

Axit clohydric, HCl

200

50

13

Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF

50

20


14

Hydro sunphua, H2S

7.5

7.5

15

Lưu huỳnh đioxit, SO2

1500

500

16

Nitơ oxit, NOx (tính theo NO2)

1000

850

17

Nitơ oxit, NOx ( cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2

2000


1000

18

Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3

100

50

19

Hơi HNO3 ( các nguồn khác), tính theo NO2
1000
500
Nguồn: Theo QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải CN

16


- Cột A quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tínhnồng độ tối đa
cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh,
dịch vụ công nghiệp hoạt động trước 16/1/2007 với thời gian áp dụng đến 31/12/2014;
- Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa
cho phép trong khí thải công nghiệp đối với:
 Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ
16/1/2007
 Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời
gian áp dụng kể từ 1/1/2015.


17


CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ BẢN QUY HOẠCH KHU CÔNG NGHIỆP BẮC
2.1.

THĂNG LONG
Giới thiệu chung về bản quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long

2.1.1. Quy hoạch sử dụng đấtkhu công nghiệp Bắc Thăng Long
Hình 2.1- Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long

Bảng 2.1- Quy hoạch sử dụng đất của KCN Bắc Thăng Long
ST
T

Chức năng
sử dụng đất

Diện tích
chiếm đất

Tỷ lệ chiếm

Mật độ

Chiều cao công

đất (%)


xây

trình

1

Trung tâm KCN

(ha)
1,94

0,66

30-35%,

3- 5 tầng

2

Đất XNCN

206,2

69,89

< 50%

1 – nhiều tầng


3

Đất các công trình cung

6,97

2,36

4

cấp và đảm bảo kỹ
Đất giao thông và kho

42,21

14,31

tàng
- Đất giao thông

30,27

10,26

18


5

- Đất kho tàng


11,94

4,05

Các loại đất khác

37,68

12,78

hành lang cây xanh bảo

7,10

2,41

vệ mương
Đất hồ điều hòa và hệ

30,58

10,37

295,00

100,00

Đất kênh, mương và


hồ điều hòa chiếm 5 ha

thống cây xanh
Tổng cộng

Theo: Bản quy hoạch KCN Bắc Thăng Long
a. Đất khu trung tâm của khu công nghiệp
- Diện tích: 1.94 ha, chiếm 0.66%
- Căn cứ theo các nhu cầu của nhà đầu tư, trung tâm khu công nghiệp Thăng Long
gồm các bộ phận với qui mô sau:
1) Văn phòng hành chính của khu công nghiệp diện tích : 100m2 sàn
2) Trung tâm giao dịch
100m2
3) Trung tâm kinh doanh ( ngân hàng, thư tín, dịch vụ ..)
500m2
4) Trạm phòng cháy
150m2
5) Văn phòng Nhà nước ( hải quan, thuế, cảnh sát )
200m2
6) Trung tâm viễn thông
50m2
7) Các công trình dịch vụ công cộng ( nhà hàng, trạm xá, ...) 400m2
Ngoài ra trung tâm khu công nghiệp còn có bãi đỗ xe, công viên.
b. Đất XNCN
-

Diện tích: 206,2 ha

-


Tỷ lệ chiếm đất: 69.89%

-

Mật độ xây dựng trong các lô đất xây dựng XNCN khống chế không vượt quá
50%.

-

Công trình công nghiệp trong khu công nghiệp TL có thể là 1 tầng và nhiều tầng.

19


c. Đất các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật
- Các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật của khu công nghiệp BTL gồm:
 Công trình xử lý nước thải theo phương pháp mương ô xy hóa với diện tích
chiếm đất 2,6ha. Kèm theo đó là hệ thống hồ điều hòa với diện tích là 5ha.
 Trạm phát điện Điesel: Diện tích 2ha
 Trạm biến thế 110/22kv: diện tích chiếm đất 0,5 ha.
- Nhà máy cấp nước cho khu công nghiệp theo qui hoạch tổng thể được dự kiến bố
trí ngoài khu đất công nghiệp, tại phía Tây - Bắc khu công nghiệp. Diện tích 1,2- 1,5
ha để bố trí một nhà máy nước dự phòng, nguồn nước lấy tại chỗ từ các giếng khoan.
d. Đất giao thông và kho tàng
- Khu vực giao thông
 Hệ thống giao thông trong khu công nghiệp ( không kể giao thông trong nội bộ
XNCN) bao gồm các tuyến đường chính và tuyến đường cục bộ đảm bảo sự
liên hệ giao thông đến từng lô đất.
 Diện tích của các tuyến đường giao thông trong khu công nghiệp là 30.27 ha
(chiếm 10.26 %)

- Khu vực kho tàng có diện tích là 11.94 ha, chiếm 4.05%. Các khu vực kho tàng
của khu công nghiệp được điều hành và quản lý như những XNCN.
e. Các loại đất khác
Khu vực gồm diện tích cây xanh dọc theo hai tuyến mương, các diện tích cây
xanh nằm ven các hồ điều hòa. Diện tích đất cây xanh chiếm 8-10% diện tích khu công
nghiệp.
Diện tích cây xanh dọc theo kênh và quanh các hồ điều hòa, có diện tích 25,2ha
chiếm 8,5% tổng diện tích khu công nghiệp.

20


2.1.2.

Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải khu công

nghiệp Bắc Thăng Long
a.

Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải
Nước thải công nghiệp bao gồm nước thải ra trong quá trình sản xuất và một

phần nước mưa thu hồi tại một số khu vực trong các XNCN có thể gây ra các ô nhiễm
nguồn nước như khu bố trí các kho xăng, dầu, kho bãi phế thải ...
Do loại hình công nghiệp dự kiến trong khu công nghiệp BTL tương đối giống
nhau (Linh kiện điện tử, máy điện và phụ tùng điện, phụ tùng ô tô) nên việc tổ chức
thu gom toàn bộ nước thải để xử lý chung trong phạm vi toàn khu công nghiệp là giải
pháp hợp lý cho phép tiết kiệm diện tích đất xây dựng cũng như chi phí đầu tư xây
dựng. Tuy nhiên đối với những nhà máy có chất thải đặc biệt khác với các chất thải
thông thường của các nhà máy kể trên, nước thải phải được xử lý sơ bộ trước để đạt

được các trị số chung rồi mới được thải vào hệ thống nước thải chung của khu công
nghiệp.
Hệ thống thoát nước bẩn bao gồm các ống thoát nước, các hố ga, điểm thu gom
nước bẩn, các trạm bơm đặt tại nhà máy xử lý nước bẩn và các công trình xử lý.
* Tính toán thoát nước
- Lượng nước thải tối đa 1 ngày:7,560 m3/ngày(= Nhu cầu nước sạch tối đa một ngày)
- Lượng nước lãng phí(=10% lượng nước thải tối đa 1 ngày)
- Công suất của nhà máy xử lý nước thải: 8,400 m3/ngày
- Lượng nước thải tối đa 1 giờ = lượng nước thải trung bình 1 giờ x 2
- Ống dẫn nước thải sử dụng với đường kính lớn là ống BTCT. Với những ống dẫn
đường kính nhỏ 300 mm, ống PVC được chọn dùng nhằm giảm hệ số thô ráp.
* Nhà máy xử lý nước thải
1) Nước thải trong khu công nghiệp TL được xử lý theo hai cấp như sau:
- Cấp xử lý nước thải thứ nhất:

21


Tất cả các nhà máy phải xử lý sơ bộ nước thải trước khi xả vào hệ thống nưỡc thải của
khu công nghiệp.Nồng độ cho phép của BOD, COD và SS trong nước thải của các nhà máy
được phép đưa vào nhà máy sử lý nước thải của khu công nghiệp Thăng Long (theo dự kiến
của công ty Sumitômô, và đã được qui định cho cho khu công nghiệp EJIP tại Inđônêxia):
BOD 5 ( Biochemical Oxygen Demand):
500 mg/l
SS ( Suspended Solid):
300 mg/l
COD ( Chemical Oxygen Demand):
800 mg/l
Việc kiểm soát nước thải tại cấp độ này do Ban quản lý điều hành khu công
nghiệp TL chịu trách nhiệm.

- Cấp xử lý nước thải thứ hai:
Nước thải được xử lý tại nhà máy xử lý nước thải của KCN. Tiêu chuẩn xử lý tuân
theo tiêu chuẩn “Giá trị giới hạn về nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước-TCVN
5942-1995”,tiêu chuẩn nước loại 2. Chất lượng nước thải sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn:
BOD 5 ( Biochemical Oxygen Demand):
20-50 mg/l
SS ( Suspended Solid):
40-80 mg/l
COD ( Chemical Oxygen Demand):
50-120 mg/l
2) Các phương án xử lý nước thải là phương pháp mương oxy hóa.
- Giai đoạn đầu với quy mô 128ha: Nước thải công nghiệp sau khi xử lý được
thoát vào kênh tiêu nước Việt Thắng.
- Giai đoạn sau với quy mô 295ha: Trong thời gian này đô thị BTL- Vân Trì đã
được phát triển. Kênh tiêu nước Việt Thắng chạy qua đô thị nên việc thoát nước trực
tiếp vào kênh có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Nước thải mặc dù đã được qua xử
lý sẽ không xả vào kênh Việt Thắng nữa mà được bơm ra sông Hồng.
- Để đảm bảo mức độ an toàn lâu dài về vệ sinh môi trường, giải pháp tốt nhất là tăng
cường thêm một cấp xử lý nước thải nữa. Nước thải sau khi được xử lý tại khu công nghiệp
đạt tiêu chuẩn nước thải loại 2 sẽ được chuyến đến nhà máy nước thải của đô thị (được dự
kiến xây dựng theo vốn vay OECF). Tại đây nước thải được xử lý tiếp để đạt tiêu chuẩn
nước thải loại 1, sau đó mới bơm ra sông Hồng.
b. Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn

22


- Phân loại chất thải rắn và xử lý sơ bộ được thực hiện tại từng nhà máy. Trong quá
trình thực hiện không được trộn lẫn các loại rác thải với nhau và rác thải đôc hại phải
được giữ tại nơi riêng biệt không bố trí lẫn với các loại rác thải khác.

- Từng nhà máy sẽ phân loại rác của mình và ký hợp đồng trực tiếp với Công ty
Môi trường Đô thị (URENCO) để thu gom các rác thải không độc hại. URENCO sẽ
chuyển các rác thải này ra bãi rác (chất thải vô cơ) hoặc đem đi chôn (chất thải hữu
cơ).
- Do hiện nay Hà Nội không có hệ thống xử lý chất thải độc hại nên từng nhà máy
trong khu công nghiệp phải tự xử lý lấy chất thải độc hại.
2.2. So sánh quy hoạch khu công nghiệp Bắc Thăng Long với tiêu chuẩn
2.2.1.

So sánh quy hoạch sử dụng đất của KCN Bắc Thăng Long với tiêu chuẩn

23


2.2.1.1. So sánh
Bảng 2.2- So sánh quy hoạch sử dụng đất của KCN BTL với tiêu chuẩn
Khu đất

Khu đất
trung
tâm

Thàn
h
phần
khu
đất

Tỷ lệ
chiếm

đất

Đất
XNCN

Tỷ lệ
chiếm
đất
Mật
độ
xây
dựng
Chiều
cao
công
trình

Đất khu
công
trình
Tỷ lệ
cung
chiếm
cấp và
đất
đảm bảo
kỹ thuật

Tiêu chuẩn
-Các công trình thuộc

Ban quản lý điều hành
KCN
-Văn phòng đại diện các
công ty, XNCN
-Chi nhánh NH
-Chi nhánh bưu điện
-Trường dạy nghề
-Các công trình công
cộng dịch vụ như bệnh
viện, cửa hàng, bến xe
bus
- Công viên và các công
trình nghỉ ngơi, thể dục
thể thao

Bản quy hoạch

Nhận xét

- Văn phòng hành
chính của khu công
- Trung tâm giao dịch
- Trung tâm kinh
doanh ( ngân hàng,
thư tín, dịch vụ ..)
- Trạm phòng cháy
- VP Nhà nước ( hải
quan, thuế, cảnh sát )
- Trung tâm viễn thôg
- Các công trình dịch

vụ công cộng ( nhà
hàng, trạm xá, ...)
- Công viên, bãi đỗ xe

Thiếu khu các trường
dạy nghề

2 – 4%

0,66%

Tỷ lệ chiếm đất của
bản quy hoạch rất
nhỏ so với quy
chuẩn.

< 60%

69,89%

Tỷ lệ chiếm đất lớn
hơn tiêu chuẩn 10%.

30-35%

< 50%

3 – 5 tầng

1 – nhiều tầng


3 – 5%

2,36%

24

Bản quy hoạch không
rõ ràng, mật độ có
thể vượt quá tiêu
chuẩn.
Chưa đúng theo quy
định, chiều cao dàn
trải nên có thể gây
mất đồng bộ.
Tỷ lệ chiếm đất của
bản quy hoạch nhỏ
và chưa đạt tiêu
chuẩn, trong khi bao
gồm cả trạm xử lý
nước thải, trạm điện
diesel, trạm biến thế.


2.2.1.1. Đánh giá sai phạm
a.

Đất khu trung tâm của khu công nghiệp
- Thiếu trường dạy nghề:
 Trong KCN thiếu trường dạy nghề sẽ làm ảnh hưởng việc đào tạo tay nghề


cũng như khả năng vận hành máy móc thiết bị trong nhà máy của người công nhân và
cán bộ quản lý, từ đó sẽ làm giảm hiệu quả trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, trong
KCN các lĩnh vực sản xuất cũng khá tương đồng nhau và thuộc về lĩnh vực công nghệ
cao nên việc tập trung mở ra trường dạy nghề là rất thiết thực.
 Trong trường hợp các doanh nghiệp trong KCN Bắc Thăng Long muốn đào
tạo các lý thuyết căn bản cũng như học việc cho công nhân và cán bộ thì phải nhờ một
trường dạy nghề khác. Chính vì vậy, sẽ gây ra tốn kém chi phí, mất thời gian và có thể
không đảm bảo được chất lượng như mong muốn.
- Tỷ lệ chiếm đất của khu Trung tâm điều hành khu công nghiệp rất nhỏ so với tiêu
chuẩn:
 Diện tích quá nhỏ so với việc phải thực hiện chức năng điều hành nhiều
XNCN trên KCN gây ra tình trạng hoạt động quá tải của trung tâm, khiến khu này khó
kiểm soát được các khu chức năng khác.
 Vì diện tích nhỏ nên thiếu một số các khu chức năng, cụ thể ở đây là thiếu
trường dạy nghề gây hậu quả quả như đã nói ở trên.
b.

Đất XNCN
- Tỷ lệ chiếm đất của đất XNCN lớn hơn 10% so với tiêu chuẩn
 Hiện nay, các khu công nghiệp của các nước trên thế giới như Inđônêxia và

Thái Lan, đất XNCN đều chiếm 65 - 70%. Tuy nhiên, đây đều là các nước phát triển
mạnh về công nghiệp, có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại đặc biệt là về việc xử lý chất
thải còn tại Việt Nam, việc áp dụng theo các quốc gia trên là không phù hợp, vì quy
mô của khu công nghiệp TL nhỏ hơn nhiều và hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Vì
vậy, theo tiêu chuẩn của Việt Nam, tỷ lệ chiếm đất phải nhỏ hơn 60% để khi đi vào
hoạt động, sẽ không gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung
quanh.
 Hơn nữa, trong KCN có nhiều XNCN sẽ làm áp lực đến các công trình hỗ trợ

khác, ví dụ như giao thông, hệ thống thoát nước, xử lý chất thải... Về lâu về dài, các
công trình sẽ nhanh xuống cấp và gây thiệt hại cho chính KCN Bắc Thăng Long.

25


×