Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh trung học cơ sở theo định hướng phân luồng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG LUÂN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG
Ở HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG LUÂN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN LUỒNG
Ở HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Quốc Thành


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực có nguồn
gốc rõ ràng và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm
hoàn toàn về luận văn của mình.
Thái nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Trọng Luân

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
Các Thầy Cô lãnh đạo Khoa, các Thầy Cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục và các
Thầy Cô khác của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ và chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn Giáo sư - Tiến sĩ Trần Quốc Thành, người Thầy đã trực tiếp hướng
dẫn rất tận tình, chu đáo, nghiêm túc trong quá trình tôi thực hiện luận văn.
Cảm ơn các đồng chí trong Ban giám hiệu và giáo viên các trường THCS, các
đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT Gia Bình huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
hoàn thành bản luận văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi có
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy giáo, Cô giáo, các
bạn đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm tới luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Trọng Luân

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN
LUỒNG ............................................................................................................. 5
1.1.

Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 5


1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................. 6
1.2.

Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 8

1.2.1. Quản lý ............................................................................................................... 8
1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................................ 9
1.3.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp ....................................................................... 10

1.3.1. Khái niệm hướng nghiệp.................................................................................. 10
1.3.2. Quản lý giáo dục hướng nghiệp ....................................................................... 12
1.3.3. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông .......................... 18
1.4.

Phân luồng ....................................................................................................... 19

1.4.1. Phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ......................................................... 19
1.4.2. Quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ........................................... 20

iii


1.4.3. Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.......................................... 21
1.4.4. Nội dung công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở .......................... 23
1.4.5. Hình thức phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ........................................ 24
1.5.


Mối quan hệ giữa hoạt động GDHN và phân luồng HS sau THCS ................ 27

1.6.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp THCS theo định hướng phân luồng ............. 31

1.6.1. Khái niệm quản lý GDHN theo định hướng phân luồng ................................. 31
1.6.2. Nội dung quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng phân luồng ......... 32
1.7.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý giáo dục hướng nghiệp và phân
luồng học sinh .................................................................................................. 33

1.7.1. Thị trường lao động ......................................................................................... 33
1.7.2. Giáo dục đào tạo .............................................................................................. 33
1.7.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ............................................................... 34
1.7.4. Phụ huynh học sinh .......................................................................................... 34
1.7.5. Các tổ chức xã hội............................................................................................ 35
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN
LUỒNG Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH .................................. 37
2.1.

Khái quát về kinh tế-xã hội ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ........................ 37

2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội ............................ 37
2.1.2. Đặc điểm Giáo dục và Đào tạo ........................................................................ 38
2.2.


Thực trạng phân luồng học sinh THCS trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh
Bắc Ninh .......................................................................................................... 39

2.2.1. Thực trạng nhận thức về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ................. 41
2.2.2. Nội dung phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ......................................... 44
2.2.3. Hình thức phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ........................................ 45
2.3.

Thực trạng công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh THCS theo
định hướng phân luồng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh .............................. 54

2.3.1. Thực tế quản lý GDHN tại các trường THCS đã khảo sát .............................. 55
2.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của HS .................... 60
2.3.3. Thực trạng khó khăn trong tổ chức quản lý GDHN hiện nay.......................... 62
2.3.4. Thực trạng kết quả quản lý GDHN .................................................................. 63
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 66

iv


Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÂN
LUỒNG Ở HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH .................................. 67
3.1.

Nguyên tắc để xây dựng biện pháp .................................................................. 67

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................................... 67
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 67
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả ............................................ 67

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển ............................................... 67
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................... 68
3.2.

Một số biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp học sinh THCS theo định
hướng phân luồng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ...................................... 68

3.2.1. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng trong nhà
trường phổ thông ............................................................................................. 68
3.2.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, phân
luồng về chuyên môn, nghiệp vụ ..................................................................... 72
3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
hướng nghiệp ................................................................................................... 74
3.2.4. Thành lập bộ phận tư vấn hướng nghiệp, phân luồng ngay trong trường THCS ... 77
3.2.5. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong hoạt động hướng nghiệp,
phân luồng HS sau THCS ................................................................................ 81
3.2.6. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia giáo dục hướng nghiệp và phân
luồng học sinh .................................................................................................. 83
3.3.

Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi ................................................................. 87

3.3.1. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 87
3.3.2. Nội dung khảo sát và cách thức tiến hành ....................................................... 87
3.3.3. Kết quả khảo sát ............................................................................................... 87
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 92
1. Kết luận ................................................................................................................... 92
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 95

PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CMHS

Cha mẹ học sinh

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DN

Dạy nghề


ĐH

Đại học

ĐTB

Điểm trung bình

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HN

Hướng nghiệp

HS


Học sinh

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát ................................................. 41

Bảng 2.2.

Mức độ nhận thức về phân luồng học sinh sau THCS ............................ 42

Bảng 2.3.

Nội dung phân luồng học sinh sau THCS ............................................... 44


Bảng 2.4.

Kết quả khảo sát CBQL, GV và CMHS về công tác hướng nghiệp ....... 46

Bảng 2.5.

Kết quả khảo sát HS về công tác hướng nghiệp ..................................... 48

Bảng 2.6.

Kết quả khảo sát CBQL, GV và CMHS về công tác tuyển sinh ............ 50

Bảng 2.7.

Kết quả khảo sát HS về công tác tuyển sinh ........................................... 53

Bảng 2.7.

Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát ................................................. 55

Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát về yếu tố ảnh hưởng lựa chọn ngành nghề .................. 60

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về khó khăn trong tổ chức quản lý GDHN ................. 62
Bảng 2.11. Tổng hợp khảo sát kết quả quản lý GDHN ............................................. 63
Bảng 3.1.

Tổng hợp khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất .......... 87


Bảng 3.2.

Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp được đề xuất ............ 89

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1. Nhận thức về phân luồng học sinh sau THCS ........................................ 43
Biểu đồ 2.2. Nhận định về thực hiện các nội dung phân luồng HS sau THCS ........... 45
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS....................................... 30

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện tượng thừa thầy thiếu thợ trong những năm qua đã được quan tâm khắc
phục. Với nhiều tác động quyết liệt, Nhà nước và ngành Giáo dục và Đào tạo đã đưa
ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong các giải pháp đó là tăng cường
giáo dục hướng nghiệp và thực hiện phân luồng học sinh từ cấp THCS. Do đó, trong
mục tiêu của giáo dục THCS có nội dung định hướng nghề nghiệp cho học sinh và thực
hiện phân luồng để các em có thể học tiếp lên cấp THPT hoặc học nghề từ THCS.
Muốn, ngay trong giáo dục hướng nghiệp đã phải chú ý đến định hướng phân luồng
cho học sinh.
Thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh THCS,
giáo dục hướng nghiệp ở THCS không chỉ giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề,
hứng thú nghề nghiệp theo xu thế phân công lao động xã hội mà còn hướng tới việc sử

dụng hợp lí tiềm năng, khả năng của học sinh, đưa các em vào đúng vị trí lao động
nghề nghiệp phù hợp với các em giúp các em chọn đúng hướng đi phù hợp với khả
năng của chính mình. Với ý nghĩa như vậy, việc thực hiện tốt công tác giáo dục hướng
nghiệp ở THCS sẽ phát huy tối đa hiệu quả của nó, đảm bảo tốt cho việc phân luồng
học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Tuy đã có những yêu cầu cụ thể trong công tác hướng nghiệp và phân luồng ở
cấp THCS, nhưng công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS vẫn còn nhiều
hạn chế. Có nhiều nguyên nhân khiến cho giáo dục hướng nghiệp ở THCS trong thời
gian qua chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là
quản lý giáo dục hướng nghiệp THCS chưa hiệu quả do chưa nhận thức đầy đủ về các
qui luật của quản lý giáo dục, của giáo dục hướng nghiệp để có những biện pháp quản
lý giáo dục hướng nghiệp THCS phù hợp với qui luật khách quan.
Để giáo dục hướng nghiệp THCS thiết thực góp phần định hướng phân luồng cho
học sinh sau tốt nghiệp THCS và phát huy ưu thế của giáo dục hướng nghiệp THCS
trong nhiệm vụ này, quản lý giáo dục hướng nghiệp THCS cần được định hướng cụ thể
hơn bởi các phương thức phù hợp làm cho giáo dục phổ thông thực hiện đúng yêu cầu
đào tạo theo nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp
THCS theo định hướng phân luồng là một đòi hỏi cấp thiết nhằm tăng cường công tác

1


quản lý đối với hoạt động GDHN ở trường THCS, coi như là khâu đột phá nhằm tăng
cường và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp, góp phần thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục và đào tạo phục vụ nhu cầu của xã hội.
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/ 2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng
cường PLHS sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Chỉ thị đã nêu rõ quan điểm chỉ
đạo của Đảng về công tác phân luồng học sinh sau THCS là “Kiên trì thực hiện chủ
trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc

điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã
hội” và mục tiêu “đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh, triển khai đồng bộ các biện
pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau THCS. Trong đó đáng chú ý
nhất là việc đẩy mạnh phân luồng sau THCS phải làm ngay khi học sinh còn học trong
chương trình THCS chứ không phải sau khi tốt nghiệp. Các trường THCS cần định
hướng tốt cho học sinh không nên để các em tự bơi trong muôn vàn hướng đi sau khi
tốt nghiệp THCS. Để công tác phân luồng có hiệu quả thì việc quản lý giáo dục hướng
nghiệp THCS là điều cần được thực hiện tốt và có hiệu quả" [7, tr.25].
Từ những lí do nêu trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý giáo dục hướng
nghiệp học sinh trung học cơ sở theo định hướng phân luồng ở huyện Gia Bình,
tỉnh Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS
huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, đề xuất các biện pháp quản lí giáo dục hướng nghiệp
cho học sinh THCS theo định hướng phân luồng ở các trường THCS của huyện.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp học sinh THCS với việc định hướng phân
luồng học sinh sau THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS theo định
hướng phân luồng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
2


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×