Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THÚY ĐẠT

DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG VẬN TẢI
ĐƢỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ THÚY ĐẠT

DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG VẬN TẢI
ĐƢỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60.38.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGÔ HUY CƢƠNG

HÀ NỘI - 2018



2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Thúy Đạt

3


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên trong khoa Luật
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đào tạo sau đại học Khoa Luật Đại Học Quốc Gia
Hà Nội đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến người hướng dẫn
trực tiếp là giảng viên PGS.TS Ngô Huy Cương, và các chuyên gia trong lĩnh
vực liên quan, đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến
xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành luận văn này.

Trân trọng cảm ơn.

Phạm Thị Thúy Đạt

4


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1 ................................................................................................................. 13
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS .. 13
1.1

Những vấn đề cơ bản về logistics trong vận tải đƣờng biển ............................. 13

1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics ................................................................................ 13
1.1.2 Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển............................... 18
1.1.3 Đặc điểm hoạt động vận tải hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng đường biển..
................................................................................................................. 20
1.1.4 Vai trò của dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa bằng đường biển ............ 23
1.1.5 Đặc trưng pháp lý của dịch vụ logistics trong vận tải đường biển ................... 24
1.2

Hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển ............ 23

1.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 25
1.2.2 Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong dịch
vụ logistics ................................................................................................................. 30
1.2.3 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong

dịch vụ logistics. .......................................................................................................... 33
1.2.4 Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong dịch
vụlogistics....................................................................................................................34
1.2.5 Người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường
biển...................................................................................................... ........................ 43
1.2.6 Kết hợp vận tải đa phương thức trong dịch vụ logistics ................................... 44
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................. 50
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM ................. 50
2.1 Một số vấn đề trong hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng
đƣờng
biển.
...........................................................................................................................50
2.1.1 Điều kiện cơ sở giao hàng với hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đường biển trong dịch vụ logistics .............................................................................. 50

5


2.1.2 Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng trong dịch vụ logistics
bằng đường biển .......................................................................................................... 49
2.1.3 Trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm và miễn trách của các bên trong hợp đồng
vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển .......................................................... 65
2.1.4 Chậm trả hàng ................................................................................................... 73
2.1.5 Tổn thất chung ................................................................................................... 74
2.2 Tổng quan về nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc
tế bằng đƣờng biển trong dịch vụ logistics ................................................................. 76
2.2.1 Điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng vận tải
đường biển mà Việt Nam tham gia .............................................................................. 76
2.2.2 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ........................................................................... 78

2.2.3 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 ....................................................................... 80
2.2.4 Tập quán, thói quen trong hoạt động hàng hải ................................................. 83
2.2.5 Hợp đồng mẫu ................................................................................................... 86
2.3 Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng
đƣờng biển trong dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện nay............................................ 87
2.4 Đánh giá chung về hệ thống văn bản pháp luật điều tiết quan hệ hợp đồng vận
chuyển hàng hoá quốc tế bằng đƣờng biển trong dịch vụ logistics ............................ 94
CHƢƠNG 3 ................................................................................................................. 98
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN
CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TRONG DỊCH VỤ LOGISTICS .. 98
3.1

Bổ sung, hoàn thiện một số nội dung trong Bộ luật hàng hải 2015. ................. 98

3.2 Xây dựng hệ thống pháp luật trong nƣớc về vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ
logistics bằng đƣờng biển phù hợp với các quy định, tập quán vận chuyển hàng hóa
quốc tế nói chung ......................................................................................................106
3.3 Tăng cƣờng nâng cao hiểu biết pháp lý cho cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền
và các cá nhân trong lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa
trong dịch vụ logistics bằng đƣờng biển .........................................................................
.....................................................................................................................107
KẾT LUẬN ...............................................................................................................108
DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DẪN .....................................................................110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................115

6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Logistics ban đầu sơ khai với hình thức giao nhận vận chuyển có từ rất lâu
trong lịch sử. Sau này cùng với sự phát triển kinh tế xã hội mà theo đó dịch vụ
logistics xuất hiện những hình thức thể hiện mới. Chính vì vậy mà các quan
niệm về logistics trên thế giới rất đa dạng và mang nhiều nội hàm khác nhau
tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu, song dù với góc độ nào thì logistics đều có
tầm quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.
Logistics là đề tài đƣợc đề cập đến nhiều trong thời kỳ đổi mới và phát triển
kinh tế biển Việt Nam. Gần đây vấn đề này càng đƣợc quan tâm nhiều hơn, vì
cho đến nay, mặc dù có hàng nghìn doanh nghiệp trong nƣớc tham gia logistics
nhƣng chỉ chiếm rất ít thị phần, trong khi những “đại gia” logistics ngoại có
mặt ở Việt Nam đã “nuốt chửng” phần lớn thị phần còn lại. Nhất là khi mà
ngành hàng hải mở cửa thị trƣờng theo cam kết với WTO thì những doanh
nghiệp nội địa có đủ sức cạnh tranh để giành lại thế thƣợng phong trong lĩnh
vực kinh doanh quan trọng này.
Logistics ra đời và phát triển cùng với cuộc cách mạng container ở Hoa Kỳ
đầu những năm 50 của thế kỷ trƣớc. Nhƣng chỉ trong vòng hơn 60 năm nay, sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đƣa vận tải container nói
riêng và Logistics nói chung đạt tốc độ tăng trƣởng thần kỳ, chiếm gần 90%
khối lƣợng hàng hóa trao đổi ngoại thƣơng giữa các quốc gia trên địa cầu.
Sự kiện trên đã nâng cao vai trò vị thế của những cảng biển lớn: không chỉ
đơn thuần là điểm cuối của phƣơng thức vận tải biển hay là điểm tạm dừng của
quá trình luân chuyển hàng hóa mà trở thành trung tâm kết nối đa phƣơng thức
vận tải ( multi model transport) với khu vực và toàn cầu, tạo ra giá trị gia tăng
mới biến Logistics thành động lực thúc đẩy ngành vận tải biển phát triển nhanh

7


hơn. Xu thế toàn cầu là lƣợng container tiếp tục tăng trƣởng nhanh, giao
thƣơng thế giới phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sự ra đời của nhiều cảng biển

nƣớc sâu, cảng đầu mối, cảng trung chuyển quốc tế trở thành những khu vực
thƣơng mại tự do, trung tâm giao lƣu quan trọng của quốc gia và thế giới, nối
kết chặt chẽ với mạng lƣới giao thông nội địa, với toàn cầu để thực hiện việc
tiết giảm chi phí Logistics. Đây là sự đổi mới rất quyết liệt trong khai thác, điều
hành và liên kết để nâng cao năng suất lao động của ngành vận tải biển thế
giới.
Logistics mới hình thành ở Việt Nam từ khi đất nƣớc mở cửa và ngành vận
tải biển bắt đầu phát triển. “Hiện nay Logistics Việt Nam đƣợc xếp hạng
53/155 nƣớc, có nguồn thu nhập Logistics chiếm 15-20 % GDP quốc gia
(khoảng 8-10 tỷ USD/ năm)” [1]. Tuy nhiên điều đáng lo là có đến 70% thị
phần này nằm trong tay các tập đoàn hàng hải quốc tế, bởi vì Logistics Việt
Nam quy mô nhỏ lẻ, hoạt động manh mún, thiếu đồng bộ, không đủ sức cạnh
tranh với nƣớc ngoài, chỉ mới đảm nhận một phần công đoạn trong dây chuyền
(chủ yếu là xếp dỡ, lƣu kho bãi, kiểm kiện, làm thủ tục giao nhận hàng hóa).
Thực chất là làm thuê cho các hãng tàu nƣớc ngoài. Chƣa có đơn vị nào đủ lực
về vốn đầu tƣ cũng nhƣ nghiệp vụ quản lý cả dây chuyền khép kín đúng nghĩa
của Logistics nhƣ ở nƣớc ngoài. Vì vậy, nhiều năm qua, các tập đoàn hàng hải
quốc tế vẫn tiếp tục kiểm soát ngành Logistics ở các cảng biển Việt Nam và thị
phần hầu nhƣ không thay đổi. Nghiêm trọng hơn là khi Việt Nam phải thực
hiện cam kết với WTO về tự do hàng hóa hàng hải thì các chủ tàu ngoại quốc
có quyền lập doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài, thì những doanh nghiệp
trong nƣớc về Logistics ít cơ hội cạnh tranh để giành lại thị phần đã mất.
Thống kê cho biết ở Việt Nam hiện nay có khoảng từ 600-800 đơn vị làm
dịch vụ Logistics. Phần lớn thuộc tƣ nhân, yếu kém về tài chính lẫn nghiệp vụ
chuyên môn, không đủ sức cạnh tranh trong nƣớc chứ chƣa nói đến phạm vi

8


toàn cầu. Đơn thuần họ chỉ làm từng công đoạn nhỏ của dây chuyền theo

phƣơng thức làm thuê cho những công ty đa quốc gia hay các hãng tàu ngoại
quốc. Trong khi hoạt động Logistics là một chuỗi dịch vụ phục vụ cho khách
hàng từ A đến Z, đòi hỏi phải có lực về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật đồng
bộ, phƣơng tiện thông tin hiện đại, đội ngũ hành nghề giỏi tiếng Anh và đạt
đẳng cấp quốc tế về chuyên môn, am hiểu Luật Dân Sự, Luật Thƣơng mại,
Luật Hàng hải trong nƣớc và ngoài nƣớc.
Nhƣ chúng ta đã biết, vận tải biển là ngành kinh tế - kỹ thuật liên quan chặt
chẽ với pháp luật và tập quán hàng hải quốc tế, đặc biệt những năm qua,
Logistics rất thịnh hành trong vận tải biển thế giới. Thêm nữa, tại Việt Nam,
khối lƣợng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phƣơng thức vận tải
đƣờng biển chiếm tới 90% tổng khối lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia.
Nhƣ vậy có nghĩa rằng, về mặt vận tải hàng hóa quốc tế, việc vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả
các phƣơng thức vận tải. Muốn hoạt động Logistics, tổ chức hay cá nhân phải
hội tụ đầy đủ điều kiện pháp lý để gia nhập sân chơi. [2]
Logistics là động lực thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh, đồng thời cũng
là chìa khóa mở cửa các cảng biển Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Và với mục đích giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và vận tải biển Việt
Nam hiểu sâu hơn, đúng hơn các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, trên
cơ sở đó, bảo vệ các quyền và lợi ích cho các doanh nghiệp, ngƣời viết quan
tâm nghiên cứu đề tài “Dịch vụ Logistics trong vận tải đường biển theo pháp
luật Việt Nam”. Ngƣời viết nghiên cứu dịch vụ logistics dƣới hình thức vận
chuyển hàng hóa và theo góc độ của pháp luật dân sự là Hợp đồng vận chuyển
hàng hóa.

9


Đề tài cũng mong muốn qua đó góp phần vào việc hiểu thêm về lý luận,
đánh giá thêm về sự phù hợp của các quy định của pháp luật Việt Nam điều

chỉnh vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay ở Việt Nam chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu
sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề khía cạnh pháp lý của hợp đồng vận chuyển
trong dịch vụ logistics bằng vận tải đƣờng biển, ngoài một số bài viết đề cập
đến khía cạnh kinh tế ngoại thƣơng của logistics. Các sách báo về logistics chủ
yếu là của tác giả nƣớc ngoài, rất nhiều trong đó là đƣợc viết bằng tiếng nƣớc
ngoài và ít liên quan đến pháp luật Việt Nam, lại chƣa đƣợc dịch ra tiếng
Việt.Trong xu thế hội nhập nhƣ hiện nay, việc nghiên cứu một cách hệ thống
vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Tìm hiểu những chế định pháp luật cơ bản trong sự so sánh tƣơng đồng pháp
luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển giữa pháp luật
Việt Nam và pháp luật quốc tế trong dịch vụ Logistics.
Quan tâm đến các tranh chấp phát sinh trong hoạt động vận chuyển hàng hóa
quốc tế và đƣa đến một vài giải pháp để hạn chế tình trạng này cả về phía các
bên trong việc ký kết hợp đồng cũng nhƣ các quy định pháp luật điều chỉnh.
Kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật điều chỉnh một khía
cạnh của logistics về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong
dịch vụ Logistics theo vận tải đƣờng biển.

10


Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, với một đề tài khá mới và phạm vi
rộng, khả năng nghiên cứu và nguồn tƣ liệu tham khảo còn hạn chế, công trình
nghiên cứu này không nhằm cung cấp tất cả các vấn đề liên quan đến dịch vụ

logistics, mà luận văn chỉ tập trung vào phạm vi những nội dung cơ bản nhất
của một hợp đồng vận chuyển trong dịch vụ Logistics trong vận tải đƣờng biển,
về những quy định pháp luật thực định điều chỉnh lĩnh vực này trong tƣơng
quan so sánh với lịch sử pháp luật trong nƣớc và pháp luật quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lê Nin dựa trên nghiên cứu từ thực tiễn tranh chấp và giải quyết
tranh chấp pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng
biển.
Luận văn còn sử dụng phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, đối chiếu những quy
định của pháp luật Việt Nam với các điều ƣớc quốc tế thông qua đó phân tích
sự phù hợp của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề vận chuyển hàng hóa
quốc tế bằng đƣờng biển. Nhờ vậy mà đƣa ra những giải pháp mang tính đúng
đắn có khả năng giải quyết đƣợc những mục tiêu mà vấn đề nghiên cứu đặt ra.
6. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản
về một hình thức cơ bản của logistics là vận chuyển hàng hóa.
Góp phần giới thiệu và làm rõ những nội dung cơ bản của loại hình hợp
đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển và tầm quan trọng của phƣơng
thức này.
Đặt ra vấn đề hiện trạng quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng
vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, từ đó chỉ ra những lỗ hổng pháp luật
cần đƣợc khắc phục.

11


Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp có căn cứ, khoa học và có tính khả
thi nhằm hoàn thiện những vấn đề có có tính chất lý luận về hợp đồng vận
chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển và làm rõ một số vấn đề pháp lý.

7. Bố cục của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn chuyên ngành luật dân sự, tôi xin đƣợc đi vào
khai thác, tìm hiểu và trình bày những hiểu biết nhất định của mình về một
phần trong toàn bộ dịch vụ logistics trong vận tải đƣờng biển theo pháp luật
Việt Nam đó là về Hợp đồng vận chuyển. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản về logistics – hợp đồng vận chuyển hàng
hóa quốc tế bằng đƣờng biển theo pháp luật Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng vận chuyển
hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng vận tải đƣờng biển ở Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị hoàn thiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa
trong dịch vụ logistics bằng vận tải đƣờng biển theo pháp luật Việt Nam.
Trong phạm vi luận văn của mình, những vấn đề tôi đƣa ra đƣợc tiếp cận
chủ yếu dƣới góc độ lý thuyết có tham khảo một số tranh chấp nảy sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển bằng vận tải đƣờng biển trong dịch
vụ logistics. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp tích cực để việc
nghiên cứu thêm hoàn chỉnh, đồng thời cũng là đóng góp giúp hoàn thiện Hợp
đồng vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng vận tải đƣờng biển góp
phần thúc đẩy thƣơng mại quốc tế phát triển.

12


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ HỢP ĐỒNG
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TRONG DỊCH VỤ
LOGISTICS
1.1 Những vấn đề cơ bản về logistics trong vận tải đƣờng biển
1.1.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ, cho dù một thực

tế là cũng không phải nhiều ngƣời am hiểu sâu sắc về vấn đề này. Logistics đã
xuất hiện từ lâu trong lịch sử nhân loại. Ngày nay, logistics đã hiện diện trong
rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại
thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới.
Tuy nhiên, một điều thực tế là Logistics đƣợc phát minh và ứng dụng lần đầu
tiên không phải trong hoạt động thƣơng mại mà là trong lĩnh vực quân sự.
Napoleon đã từng định nghĩa: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lƣợng quân
đội”. Logistics đƣợc các quốc gia ứng dụng rất rộng rãi trong hai cuộc đại
chiến thế giới để di chuyển lực lƣợng quân đội cùng với một khối lƣợng lớn vũ
khí và đảm bảo hậu cần cho lực lƣợng tham chiến. Hiệu quả của hoạt động
logistics là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trƣờng [3,tr.5-6].
Đó là xét về phƣơng diện chiến tranh, còn về lĩnh vực kinh tế, sự phân công lao
động xã hội xuất hiện làm cho nền sản xuất xã hội trở nên chuyên môn hóa thì
một sự tất yếu đặt ra cho nhân loại là sự trao đổi hàng hóa, bởi lúc này con
ngƣời không phải chỉ sản xuất những gì mình cần, mà còn sản xuất để phục vụ
cho những đối tƣợng khác ở những vùng địa lý khác nhau. Để trao đổi đƣợc
hàng hóa, con ngƣời có hai cách lựa chọn, hoặc là tìm đến nơi sản xuất, hoặc
hàng hóa sẽ đƣợc đƣa đến nơi cần tiêu dùng. Lựa chọn thứ nhất có vẻ không
khả thi xét trên phạm vi rộng, vì con ngƣời không phải lúc nào và địa điểm nào
cũng đến đƣợc, do gặp cản trở về kinh tế, chi phí đi lại, giao thông, lãnh thổ
biên giới quốc gia...Vì thế hàng hóa sẽ đƣợc mang đến những nơi có nhu cầu,

13


nơi có thể tiêu thụ đƣợc. Xuất phát từ những nhu cầu trong chiến tranh và của
nền sản xuất nói trên, một hoạt động xã hội đã ra đời để đáp ứng, đó là hoạt
động vận chuyển hàng hóa.
Cùng với sự phát triển vũ bão của nền sản xuất xã hội về cả số lƣợng và
chất lƣợng thì đòi hỏi đặt ra đối với hoạt động vận chuyển ngày càng cao,

không còn đơn thuần là sự dịch chuyển hàng hóa từ địa danh này đến địa danh
khác trong phạm vi lãnh thổ hay đơn vị hành chính quốc gia. Các nhà sản xuất
mở rộng phạm vi bán hàng cũng nhƣ nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
trên phạm vi toàn thế giới. Ví dụ nhƣ một hãng sản xuất máy bay tại Mỹ, để
sản xuất một chiếc máy bay phải sử dụng hàng nghìn linh kiện khác nhau có
xuất xứ từ hàng chục quốc gia khác, trong một cụm linh kiện có vô số chi tiết
với nguồn gốc khác nhau, và máy bay của Mỹ thì đƣợc bán ra trên khắp toàn
cầu. Chính từ sự chuyên biệt hóa lao động xã hội mà dần dần nhiệm vụ đặt ra
cho các nhà sản xuất là tập trung sản xuất với quy mô phù hợp và chi phí thấp
nhất, còn hoạt động thu mua nguyên vật liệu hàng hóa đầu vào, cũng nhƣ phân
phối thành phẩm tới các kênh bán hàng, tới ngƣời mua sẽ do các thƣơng nhân
trung gian với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên biệt đảm nhiệm. Vì thế mà xuất
hiện một ngành dịch vụ mới, với nhiệm vụ cung cấp và phối hợp các dịch vụ
đơn lẻ nhƣ vận chuyển, kho bãi, bốc xếp, khai thuê hải quan, bán buôn, bán
lẻ...để tạo sự thống nhất giữa các hoạt động và tối ƣu hóa lợi nhuận cho sản
xuất, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngành dịch vụ này gọi là
dịch vụ logistics. Ngày nay logistics đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt
động của doanh nghiệp và mang lại giá trị kinh tế lớn cho quốc gia. Một đất
nƣớc nghèo về tài nguyên và hạn chế về diện tích nhƣ Singapore, trong sự phát
triển chung đã có sự đóng góp không nhỏ từ dịch vụ logistics. Nhận thức đƣợc
điểm hạn chế và những tiềm năng của mình, Singapore đã phát triển các hoạt

14


động dịch vụ, trong đó có dịch vụ logistics, và hiện nay hải cảng Singapore là
một trong những cảng biển chuyển tải container đông đúc nhất.
Tuy có tầm quan trọng nhƣ vậy, nhƣng hiện nay cũng chƣa có một cách
hiểu thống nhất về logistics. Mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực lại có quan điểm khác
nhau về ngành dịch vụ này. Cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội,

logistics ngày càng đƣợc ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và có nhiều biến thể
mới khiến cho các quan niệm về logistics cũng luôn thay đổi.
Các khái niệm về logistics:
Khái niệm logistics trong kinh doanh hay quân sự không hề có mối liên
hệ nào với “logic” là khái niệm toán học. Theo từ điển American Heritage,
nguồn gốc của từ này bắt đầu từ

“logistique” trong tiếng Pháp, và từ

“logistique” lại có gốc từ “loger” nghĩa là nơi đóng quân. Thoạt đầu logistics
đƣợc sử dụng nhƣ một từ chuyên môn trong quân đội, với ý nghĩa là công tác
hậu cần. Sau này, dần dần logistics đƣợc áp dụng đƣợc dùng trong lĩnh vực
kinh tế. Xuất phát từ tính đa dạng của hoạt động logistics mà hiện nay thế giới
có nhiều định nghĩa về logistics, mà dƣới đây là một số điển hình.
Từ điển American Heritage giải thích logistics trên hai phƣơng diện:
kinh doanh và quân sự. Về quân sự, logistics là một hoạt động của quân đội,
liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản, thay thế thiết bị và cả con
ngƣời (The branch of military operations that deals with the procurement,
distribution, maintenance, and replacement of materiel and personnel). Trong
kinh doanh, logistics là việc quản lý các chi tiết của một quá trình hoạt động
(The management of the details of an operation).
Từ điển Webster có định nghĩa khác, theo đó logistics là quá trình thu
mua, bảo quản, phân phối thay thế con ngƣời và thiết bị (The procurement,
maintenance, distribution, and replacement of personel and materiel).

15


Theo Council of Logistics Management – Hoa Kỳ [4; tr.22], logistics
là một quá trình lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát hiệu quả chi phí lƣu thông,

tồn kho hàng hóa, dịch vụ và dòng thông tin liên quan từ điểm xuất phát ban
đầu cho đến điểm tiêu dùng cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng
(the process of planning, implementing, and controlling the efficient, effective
flow and storage of goods, services, and related information from point of
origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer
requirements).
Năm 1988, Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics
Administration Council) quan niệm “logistics là quá trình lập kế hoạch, thực
hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của
hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có
liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với
mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” [5].
Theo tài liệu giảng dạy của trƣờng Đại học hàng hải thế giới thì
“Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài
nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua
các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua
hàng loạt các hoạt động kinh tế” [6].
Chủ tịch học viện Nghiên cứu Logistics Georgia, Hoa Kỳ, ông Edward
Frazelle thì cho rằng “Logistics là quá trình lưu chuyển của vật tư, thông tin và
tiền tệ từ người cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng” [7].
Định nghĩa mới nhất mà Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung
ứng (Council of Supply Chain Management Professionals- CSCMP) Hoa Kỳ
đƣa ra năm 2001 là chính xác và toàn diện hơn cả, theo đó Logistics được định
nghĩa là một bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình
hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và

16


lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ,thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm

tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng [8].
Ở Việt Nam hiện nay, trên cả phƣơng diện khoa học cũng nhƣ luật pháp
đều chƣa có một cách hiểu thống nhất về logistics. Trƣớc đây, ngƣời ta quan
niệm logistics là tổng hợp các hoạt động trong ngành giao nhận vận tải và kho
bãi. Tuy nhiên, cách hiểu này đã thể hiện sự hạn chế, bởi lẽ trên thế giới ngành
dịch vụ logistics đã có sự thể hiện vƣợt bậc, vƣợt ra ngoài khuôn khổ của hoạt
động kho bãi, đƣợc ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và
đóng góp vào thành tựu phát triển chung của toàn nhân loại. Hiện tiếng Việt
chƣa có một thuật ngữ nào có thể diễn đạt hết nội hàm của từ Logistics. Cũng
nhƣ thuật ngữ Marketing, có lẽ chúng ta không nhất thiết phải tìm một thuật
ngữ tiếng Việt tƣơng đƣơng, mà chỉ cần thống nhất cách hiểu về logistics.
GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân đã định nghĩa trong tài liệu “Logistics –
Những vấn đề cơ bản” (NXB Thống kê năm 2003): “Logistics là quá trình tối
ưu hoá các hoạt động vận chuyển và dự trữ hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”. Logistics đƣợc
mô tả là các hoạt động (dịch vụ) liên quan đến hậu cần và vận chuyển, bao gồm
các công việc liên quan đến cung ứng, vận tải, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ
tục phân phối, hải quan… Logistics là tập hợp các hoạt động của nhiều ngành
nghề, công đoạn trong một quy trình hoàn chỉnh [9].
Tại kỳ họp thứ 7, Khóa XI, Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam
ngày 14/6/2005 đã thông qua Luật thƣơng mại 2005, trong đó có qui định cụ
thể khái niệm dịch vụ logistics. Tại điều 233 – Mục 4 – Chƣơng VI của Luật
Thƣơng mại ngày 14/6/2005, Luật qui định “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các
thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao

17



hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao” [10].
Dù các khái niệm về logistics có khác nhau thì cả Việt Nam và trên thế
giới đều thể hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa có từ lâu đời và phát triển
mạnh mẽ cùng sự phát triển kinh tế xã hội của dịch vụ logistics. Tác giả tập
trung nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hóa của dịch vụ logistics trong
vận tải đƣờng biển ở những phần tiếp theo dƣới đây.
1.1.2 Khái niệm vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ logistics bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó có hoạt
động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển. Mang trong mình những
tính chất chung của hoạt động vận chuyển, vận chuyển đƣờng biển có những
yếu tố có tính chất đặc thù của loại hình vận chuyển.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển là quá trình sử dụng tàu
biển đển phục vụ cho vận chuyển hàng hải, theo tuyến đƣờng cố định hoặc
không, để vận chuyển hàng hóa từ nƣớc này qua nƣớc khác trong mua bán
hàng hóa quốc tế . Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật
nhằm khai thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa xuất
nhập khẩu trong thƣơng mại quốc tế. Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng
biển đƣợc tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực
hiện.
Vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng đƣờng biển có những
khác biệt cơ bản so với các ngành sản xuất vật chất khác [11, tr.3]:
Thứ nhất, việc sản xuất của ngành vận chuyển không tạo ra sản phẩm có
hình thái vật chất cụ thể. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển vị trí của đối
tƣợng. Nó cũng không có khả năng dự trữ sản phẩm để tiêu dùng mà chỉ có khả
năng dự trữ năng lực vận tải nhƣ dự trữ số lƣợng tàu ...

18



Thứ hai, thông qua hoạt động vận chuyển ngƣời và hàng hóa, vận tải
biển đảm bảo cho các mối liên hệ trên không gian, phục vụ sản xuất và sinh
hoạt, mối giao lƣu kinh tế - xã hội giữa các vùng và giữa các nƣớc. Sự phát
triển vận tải biển có ý nghĩa hết sức to lớn trong phân công lao động theo lãnh
thổ.
Thứ ba, các điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng chủ yếu tới các khía cạnh kỹ
thuật của sự phân bố và khai thác của mạng lƣới các tuyến vận tải biển. Còn
các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và
phân bố cũng nhƣ sự hoạt động của ngành.
Thứ tƣ, đối tƣợng lao động ở đây là hàng hóa. Song vận chuyển đƣờng
biển làm thay đổi vị trí trong không gian của hàng hóa chứ không tác động kỹ
thuật làm thay đổi hình dáng, kích thƣớc hay phẩm chất của đối tƣợng.
Hàng hóa quốc tế trong vận chuyển của dịch vụ logistics bằng đƣờng
biển tuân theo Điều 27, khoản 1 Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 2005: “mua
bán hàng hóa quốc tế đƣợc thực hiện qua hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Tức là theo tinh thần của
Luật thƣơng mại Việt Nam, mua bán hàng hóa đƣợc coi là có yếu tố quốc tế
khi hàng hóa đó đi qua lãnh thổ quốc gia hay còn gọi là hàng hóa xuất nhập
khẩu. Vì vậy, đƣợc coi là hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng
biển khi hoạt động đó phải vƣợt qua biên giới.
Tóm lại vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng đƣờng biển là
một phƣơng thức vận chuyển đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tƣợng
vận chuyển mà cụ thể ở đây là hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua đó ta có thể xác
định vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển là việc di chuyển hàng hóa
xuất nhập khẩu từ nơi này đến nơi khác bằng phƣơng tiện chuyên chở đƣờng
biển mà cụ thể là tàu biển.

19



1.1.3 Đặc điểm hoạt động vận tải hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng
đường biển
Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm
đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt
động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng
hóa, thông tin, vốn... trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm
[3; tr.16-17].
Logistics chính là hoạt động nhằm dịch chuyển, cung cấp các nguồn lực
đầu vào từ rất nhiều địa điểm đến nhà sản xuất, quản lý điều tiết vật tƣ hàng
hóa trong quá trình sản xuất, sau đó đƣa thành phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng
theo yêu cầu của thị trƣờng, có thể là tại mọi nơi trên thế giới, và quản lý cả
luồng thông tin ở chiều ngƣợc lại.
Logistics nhằm đạt mục tiêu tối ƣu hóa về mặt vị trí, thời gian và chi phí.
Vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng đƣờng biển đã có từ lâu đời
và luôn chiếm vai trò quan trọng trong việc thông thƣơng giữa các quốc gia, và
nó có những ƣu thế riêng so với các loại hình vận tải khác:
Vận chuyển bằng đƣờng biển là hình thức vận chuyển không đòi hỏi cao
về công nghệ kỹ thuật cầu kỳ, khắt khe.
Nó có khả năng kết nối thông thƣơng với rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Vận chuyển đƣờng biển là hình thức vận chuyển đi trên bề mặt nƣớc tự
nhiên, nó không bị lệ thuộc vào địa hình gồ ghề của trái đất.
Vận tải đƣờng biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá
trong buôn bán quốc tế với cƣớc phí phải chăng. Tất cả các loại hàng hóa trong
buôn bán quốc tế đều có thể đƣợc chuyên chở bằng đƣờng biển: Từ các loại
hàng thể rắn nhƣ máy móc, trang thiết bị, sản phẩm dệt may đến thể lỏng, khí

20



nhƣ dầu thô, khí ga... thậm chí cả các loại nhiên liệu. Các loại hàng hóa đặc
biệt nhƣ hạt nhân, súng đạn, các loại khí hóa lỏng cũng đều có thể đƣợc vận
chuyển bằng tàu biển. Khác với vận tải hàng không chủ yếu vận chuyển những
loại hàng nhẹ trong thời gian nhanh chóng, vận tải hàng hải có thể chở đƣợc
những loại hàng với khối lƣợng hoặc thể tích lớn mà không ảnh hƣởng nhiều
đến cƣớc phí.
Giao thông trên biển là tuyến đƣờng tự nhiên, không một quốc gia nào
phải bỏ tiền ra để đầu tƣ xây dựng , quản lý, kiểm tra tuyến đƣờng nhƣ đƣờng
bộ hay đƣờng sắt. Tàu cứ thế đi trên mặt biển tự nhiên, cũng không cần phải đi
trên một cái rãnh nhƣ đƣờng sắt. Tàu tự xác định đƣờng đi thông qua la bàn và
trung tâm điều khiển trên tàu. Đó là một lý do để chi phí đƣờng biển rẻ hơn các
hình thức vận tải khác.
Vận tải đƣờng biển có năng lực vận chuyển với khối lƣợng lớn, mà lại
không cần bỏ ra các chi phí để đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Nó phù hợp với tất cả các
nƣớc có bờ biển, kể cả các nƣớc nghèo, đang phát triển.
Tuy nhiên vận tải hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng đƣờng biển cũng
có những hạn chế nhất định:
Vận chuyển đƣờng biển phụ thuộc rất nhiều đến điều kiện tự nhiên, cụ
thể là thời tiết (bão, lốc, sóng thần ...), điều kiện địa lý của các vùng miền.
Vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển cho dù bản thân là một ngành
kinh tế quan trọng nhƣng nó lại phụ thuộc vào thƣơng mại quốc tế. Khi kinh tế
phát triển mạnh mẽ, giao lƣu hàng hóa toàn cầu nhiều thì hoạt động vận chuyển
sôi động; khi nền kinh tế thế giới suy thoái, lƣu lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu
giảm mạnh, kéo theo hoạt động vận chuyển hàng hóa đƣờng biển cũng ảm
đạm, kém sắc.

21


Vận tốc tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ vận chuyển của tàu biển là

còn hạn chế. Tốc độ trung bình của tàu biển là vài chục hải lý một giờ, do đó
việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác là mất nhiều thời
gian, thậm chí là hàng tháng trời. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới tốc độ
luân chuyển hàng hóa và gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lƣợng của hàng.
Phức tạp về chứng từ và thủ tục, nếu việc điền chứng từ không cẩn thận
dễ gây tranh chấp. Hàng hóa trong vận chuyển quốc tế thƣờng có giá trị lớn, do
vậy, chỉ một chi tiết nhỏ cũng ảnh hƣởng đến lợi ích lớn của các bên trong
trƣờng hợp có mất mát xảy ra.
Vận tải biển chứa nhiều rủi ro: rủi ro về cƣớp biển. Đặc biệt nhiều vụ
cƣớp biển và bắt cóc sỹ quan, thuyền viên để tống tiền xảy ra ở khu vực eo
biển Malacca, Xô-ma-li đã làm cho các chủ tàu, các nhà khai thác tàu biển
trong khu vực quan tâm và hết sức lo ngại, thậm chí họ đã đề nghị đƣa một số
vùng biển thuộc eo Malacca, Philippine, Indonesia, vào danh sách “vùng có rủi
ro cao” để tăng phí bảo hiểm đối với chủ tàu … Rủi ro thứ hai là rủi ro về việc
tàu bị bắt giữ: Việt Nam đang nằm trong “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác
kiểm tra Nhà nƣớc tại các cảng biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng
(Tokyo – MOU) do có tỷ lệ tàu bị lƣu giữ cao và đứng thứ chín trong số các
quốc gia có tỷ lệ tàu bị lƣu giữ cao nhất thế giới. Số tàu treo cờ Việt Nam bị
lƣu giữ năm 2004 là 38 tàu (so với 19 tàu năm 2002). Ngoài ra còn nhiều rủi ro
khác nhƣ tàu bị đâm va, bị đắm, bị lật tàu, tràn dầu, thủng vỏ, mất tích, mắc
cạn hay đâm phải đá ngầm... [12].
Trang bị, lắp ghép, sản xuất tàu biển cần một kinh phí lớn mà kinh tế
nƣớc ta lại còn hạn hẹp. Hơn nữa tuổi thọ tàu an toàn đi biển là dƣới 20 năm,
trong khi nƣớc ta vẫn vận chuyển bởi những tàu có tuổi thọ lâu đời, điều này
ảnh hƣởng đến an toàn cho ngƣời và hàng hóa khi đi biển.

22


1.1.4 Vai trò của dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa bằng đường biển

Logistics là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu,
từ đó hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế, góp phần mở rộng thị
trƣờng buôn bán quốc tế. Trong chuỗi logistics, các nguồn tài nguyên đƣợc
biến đổi thành sản phẩm và đƣa tới ngƣời tiêu dùng với giá trị tăng cao do cắt
giảm đƣợc các chi phí không cần thiết khi đảm bảo đƣợc tính tối ƣu hóa về vị
trí, thời gian, làm thỏa mãn cả ngƣời tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Nền kinh tế sẽ
phát triển nếu nhƣ chuỗi logistics hoạt động đồng bộ, liên tục và có hiệu quả,
cũng nhƣ nền kinh tế quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào logistics. Khi kinh tế
phát triển, giao thƣơng hàng hóa xuất nhập khẩu hoạt động mạnh thì kéo theo
đó nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng cao và vận tải biển phát triển mạnh mẽ,
sôi động.
Chúng ta đều thống nhất và khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của dịch
vụ logistics trong vận tải biển. Cùng với cuộc cách mạng về container hóa và
phát triển công nghệ vận tải đa phƣơng thức là sự phát triển nhanh chóng của
dịch vụ logistics tạo nên một diện mạo mới cho ngành hàng hải. Ngày nay, các
nƣớc phát triển trên thế giới không ngừng cải tiến hệ thống lƣu thông và phân
phối hàng hoá bao gồm việc đầu tƣ phát triển hệ thống hạ tầng và phƣơng tiện
vận tải, xếp dỡ phục vụ cho vận chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng. Khái niệm Quản lý chuỗi cung ứng đã dẫn đến các hãng vận tải đƣờng
bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, hàng không, các công ty giao nhận, khai khác kho
bãi, các nhà phân phối cùng tham gia vào dây chuyền sản xuất, cung ứng và
tiêu thụ sản phẩm. Có thể nói ngành vận tải và logistics đang làm việc theo mô
hình kinh doanh phối hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao hơn, nâng cao chất
lƣợng phục vụ khách hàng. Đây là một xu thế tất yếu và xu thế này buộc các
quốc gia khi xây dựng chiến lƣợc phát triển hàng hải phải tính đến chính sách

23


vận tải đa phƣơng thức gắn kết và đồng bộ, song song với việc xây dựng và

phát triển hệ thống dịch vụ logistics.
Vận tải biển là loại hình vận tải đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các
phƣơng thức vận chuyển hàng hóa bởi nó có nhiều ƣu điểm: vận tải biển có
năng lực chuyên chở lớn nhờ các tàu có sức chở lớn, đặc biệt là các tàu thế hệ
mới, giá thành vận chuyển thấp do trọng tải tàu biển lớn. Vận tải đƣờng biển
thích hợp vận chuyển hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt, trong vận
tải đƣờng biển có sự góp mặt quan trọng của cảng biển. Cảng biển là đầu mối
vận tải, nơi tập trung, kết nối tất cả các phƣơng tiện vận tải: đƣờng bộ, đƣờng
sắt, đƣờng sông, đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng ống. Năng lực hoạt
động của các biển là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển của dịch vụ
logistics [13].
1.1.5 Đặc trưng pháp lý của dịch vụ logistics trong vận tải đường biển
Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm hai bên: ngƣời làm dịch vụ logistics và
khách hàng. Ngƣời làm dịch vụ logistics phải là thƣơng nhân, có đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện dịch vụ logistics. Khách hàng
là ngƣời có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử dụng dịch vụ
giao nhận. Khách hàng có thể là ngƣời vận chuyển hoặc thậm chí có thể là
ngƣời làm dịch vụ logistics khác. Nhƣ vậy, khách hàng có thể là thƣơng nhân,
hoặc không phải là thƣơng nhân; có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không
phải là chủ sở hữu hàng hóa.
Nội dung của dịch vụ logistics rất đa dạng bao gồm một hoặc nhiều hoạt
động hỗ trợ cho khách hàng nhƣ: Nhận hàng từ ngƣời gửi để tổ chức việc vận
chuyển; Làm các thủ tục, giấy tờ cần thiết cho hàng hóa cần vận chuyển để gửi
hàng hóa hoặc nhận hàng hóa chuyển đến; Tổ chức nhận hàng, lƣu kho, lƣu
bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa đƣợc vận chuyển đến cho

24


ngƣời có quyền nhận hàng; Cung ứng các dịch vụ liên quan đến lƣu chuyển

hàng hóa và lƣu kho hàng hóa.
Dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ. Quan hệ giữa ngƣời cung
ứng dịch vụ và khách hàng thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng cung
ứng dịch vụ, tùy thuộc vào đối tƣợng mà hợp đồng logistics có thể bằng văn
bản hoặc không là văn bản. Đây là một hợp đồng song vụ, mang tính chất đền
bù, “hợp đồng song phƣơng làm phát sinh hiệu lực với cả các bên đối ƣớc, tức
là họ có quyền và nghĩa vụ đối với nhau” [14] . Đối tƣợng của hợp đồng là các
dịch vụ gắn liền với mua bán vận chuyển hàng hóa. Thƣơng nhân kinh doanh
dịch vụ giao nhận hàng hóa đƣợc khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí
hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ của mình.
1.2 Hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển
1.2.1 Khái niệm
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận theo đó một bên (bên làm
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ
liên quan đến quá trình lƣu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa
vụ thanh toán thù lao dịch vụ.
Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ƣng
thuận mang tính chất đền bù. Chủ thể của hợp đồng bắt buộc một bên (bên làm
dịch vụ) phải có tƣ cách thƣơng nhân; bên còn lại (khách hàng) có thể là
thƣơng nhân mà cũng có thể là các tổ chức, cá nhân không có tƣ cách thƣơng
nhân. Đối tƣợng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán,
vận chuyển hàng hóa nhƣ: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa
cho ngƣời vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng
hóa, nhận hàng từ ngƣời vận chuyển để giao cho ngƣời có quyền nhận hàng ...
Dƣới đây bài viết đề cập đến hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
đƣờng biển.

25



×