Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Sinh học 6 bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.62 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 6
BÀI 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT
I. Mục tiêu bài học:
* KT: Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm
- Biết cách nhận biết hạt trong thực tế
* KN: - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai
lá mầm
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt.
- Kĩ năng ứng xử / giao tiếp trong thảo luận nhóm.
* TĐ: - Có ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, biết cách lựa chọn và bảo
quản hạt giống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu vật: + Hạt đỗ đen ngâm nước 1 ngày
+ Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3 - 4 ngày
- Tranh câm về các bộ phận hạt đỗ đen và hạt ngô
- Kim mũi mác, lúp cầm tay
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành? Noãn sau thụ tinh sẽ hình
thành bộ phận nào của hạt?
2. Bài mới:
Hoạt động1: Các bộ phận của hạt

TaiLieu.VN

Page 1


Hoạt động dạy

Hoạt động hoc



- GV hướng dẫn HS thao tác bóc vỏ hai - HS thực hiện theo nhóm, tự bóc tách vỏ
loại hạt: ngô và đỗ đen rồi quan sát dưới 2 loại hạt
kính lúp
- Dùng kính lúp quan sát đối chiếu với
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm chưa hình 33.1 và 33.2--> tìm đủ các bộ phận
tự bóc tách và quan sát được
- Các nhóm ghi kết quả vào bảng SGK
- GV cho HS lên bảng điền trên tranh (108)
câm các bộ phận của hạt
- HS phát biểu các nhóm khác bổ sung
- H: hạt gồm những bộ phận nào?
- Con người và sinh vật sống được nhờ
vào nguồn dinh dưỡng phần lớn thu
nhận từ quả, hạt cây  Cần có ý thức
và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây
xanh, đặt biệt là cơ quan sinh sản.

Tiểu kết: Hạt gồm:
+ Vỏ
Lá mầm
+ Phôi

Thân mầm
Chồi mầm
Rễ mầm

+ Chất dinh dưỡng dự trữ (Chứa ở lá mầm hoặc phôi nhũ)

TaiLieu.VN


Page 2


Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm

Hoạt động dạy

Hoạt động hoc

- GV căn cứ vào bảng trang 108 yêu cầu
HS tìm những điểm giống và khác nhau
chủ yếu giữ hạt một lá mầm và hạt 2 lá
mầm để trả lời:

- Mỗi HS dựa vào bảng, so sánh, phân
biệt điểm giống và khác giữa 2 loại hạt->ghi vào vở bài tập

- Hỏi:

- Tìm hiểu điểm khác nhau chủ yếu giữa
hai loại đó là số lá mầm, vị trí chất dự trữ

+ Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở - HS báo cáo kết quả, lớp bổ sung
điểm nào?
+ Thế nào là cây 2 lá mầm, cây 1 lá
mầm?
- GV nhận xét lại đặc điểm cơ bản phân
biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm


Tiểu kết: - Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm (cây đỗ đen)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm (cây ngô)
4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá:
- Học sinh đọc lại phần tổng kết của bài
- Sử dụng câu hỏi 1, 2 ở cuối bài
- GV gợi ý câu 3*
5. Dặn dò:
- Học và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK/109

TaiLieu.VN

Page 3


- Làm bài tập 109
- Chuẩn bị bài sau:
+ Quả chò, quả kê, quả trinh nữ
+ Hạt: Hạt xà cừ
+ Hoặc sưu tầm 1 số quả và hạt trong hình 34.1
* Rút kinh nghiệm:

TaiLieu.VN

Page 4



×