Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học địa lí trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.05 KB, 24 trang )

SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

SỬ DỤNG HÌNH THỨC ĐỐ VUI TRONG
DẠY HỌC ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỐ THÔNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành Giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng đã có rất
nhiều thay đổi tích cực. Nếu trước đây giáo viên là trọng tâm là người truyền đạt
tất cả kiến thức còn học sinh thì lắng nghe và ghi nhận kiến thức thì giáo dục hiện
nay đã thay đổi khi lấy học sinh là trọng tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn học
sinh tự tìm kiến thức cho bản thân. Cùng với xu hướng thay đổi chung đó việc dạy
và học môn học Địa Lý cũng đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Ngoài những
yêu cầu trong việc đổi mới dạy học Địa Lý thì còn có yêu cầu về việc đổi mới hình
thức đánh giá năng lực của học sinh thông qua các bài kiểm tra có hình thức trắc
nghiệm. Xuất phát từ việc đổi mới theo hướng yêu cầu học sinh phải độc lập hơn
trong suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo trong học tập, nắm được nội dung kiến thức
trong bài học và rèn luyện các kỹ năng cơ bản thông qua môn học Địa Lý mà bản
thân tôi muốn nghiên cứu là đưa phương pháp đố vui Địa Lý vào ứng dụng giảng
dạy Địa Lý trong nhà trường phổ thông. Đố vui Địa Lý là một hình thức trò chơi trí
tuệ đơn giản nhằm tăng cường sự hiểu biết kiến thức Địa Lý ở học sinh, khả năng
suy luận, óc sáng tạo và kỹ năng tiến hành các kiến thức dễ vận dụng ở mọi nơi
mọi lúc và kích thức hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt hiện nay để đánh giá
kết quả học tập của học sinh trong môn Địa Lý ra sao thay vì làm bài kiểm tra tự
luận thì hình thức đã đổi thành bài kiểm trắc nghiệm. Đố vui Địa Lý hầu như đều là
những câu hỏi ngắn, xúc tích và rất gần với câu hỏi trặc nghiệm. Thế nên sử dụng
phương pháp đố vui Địa Lý trong giảng dạy cũng bổ trợ nhiều cho học sinh khi các
em làm bài kiểm trắc nghiệm. Ngoài ra trong môn Địa Lý thì việc nắm kiến thức
không phải bằng phương pháp học thuộc lòng mà phải thông qua trực quan, mối

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh



Trang 1


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

quan hệ giữa các yếu tố Địa Lý, giữa các sự vật hiện tượng. Vì vậy để giúp học
sinh của mình biết tự suy luận vấn đề, nắm được kiến thức một cách dễ dàng và
nhớ lâu hơn thì trong việc giảng dạy các bài học Địa Lý nên lồng ghép vào phần đố
vui để khơi hứng thú ham học tập, tìm hiểu của các em. Từ những lý do trên, tôi đã
chọn đề tài “Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường trung học
phổ thông” để nghiên cứu góp phần vào việc giảng dạy bộ môn của mình tốt hơn.
Mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô!
II. Giới hạn đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài là đối với các bài học trong chương trình sách
giáo khoa Địa Lý của các khối lớp thuộc bậc trung học phổ thông. Đối với bộ môn
Địa Lý có rất nhiều bài học về địa lý tự nhiên, địa lý dân cư và địa lý kinh tế xã hội
mà đòi hỏi cần phải khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên đề tài này chỉ đi
sâu vào việc sử dụng các câu hỏi đố vui có liên quan đến mỗi bài học để giúp các
em học sinh nắm vững hơn các kiến thức cơ bản và quan trọng của bài học. Sử
dụng đố vui Địa Lý để củng cố bài học thông qua các câu hỏi sát với thực tiễn giúp
học sinh nắm được vấn đề của bài học một cách dễ dàng, tạo cho các em tính độc
lập trong suy nghĩ, linh hoạt hơn trong các hoạt động của một giờ học Địa Lý trên
lớp. Ngoài ra hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có những thay đổi hình thức kiểm
tra Địa Lý từ tự luận sang trắc nghiệm chính vì thế đố vui trong Địa Lý cũng nên
được áp dụng trong các tiết ôn tập trước các kỳ kiểm tra và thi học kỳ. Vì ở dạng
các câu hỏi ngắn nên sẽ giúp ích cho học sinh trong việc ghi nhớ kiến thức cho
việc làm bài trắc nghiệm.

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh


Trang 2


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Phương pháp dạy học truyền thống là những phương pháp dạy học quen thuộc
được truyền từ lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản,
phương pháp dạy học này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm. Kiến thức
sẽ được truyền từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối dạy này, giáo viên là người
thuyết trình, diễn giảng, là “kho tri thức” sống, học sinh là người nghe, nhớ, ghi
chép và suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy học truyền thống giáo viên là chủ thể,
là tâm điểm, học sinh là khách thể. Giáo án giảng dạy theo phương pháp này được
thiết kế kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn lâm của kiến
thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống sẽ có tính hệ thống, tính
logic cao. Do là kiến thức được truyền từ giáo viên thẳng đến học sinh nên kiến
thức đó sẽ chuẩn, ít khi có sai sót. Và trong tiết học giáo viên sẽ dễ dàng quản lý
học sinh, tránh được việc học sinh trao đổi quá nhiều làm ồn trong lớp. Song do
quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống là
học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy sẽ dễ đơn điệu, buồn tẻ, kiến thức
thiên về lý luận, ít chú ý đến kỹ năng thực hành của người học, do đó kỹ năng hành
dụng vào đời sống thực tế bị hạn chế.
Trước đây trong dạy học nói chung và giảng dạy Địa Lý nói riêng giáo viên
được xem là trung tâm, được xem như là diễn viên và học sinh chính khán giả.
Giáo viên là người truyền đạt kiến thức cho học sinh từ đó học sinh ghi nhận lại.
Hình thức chủ yếu trong giảng dạy đó là giáo viên viết kiến thức lên bảng để học
sinh ghi nhận lại, hoặc giáo viên đọc kiến thức còn học sinh ghi chép lại. Với cách
thức đó kiến thức sẽ được truyền đạt nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên vì

không để học sinh tự tìm kiến thức mà kiến thức do giáo viên cung cấp nên việc
dạy và học trong một tiết học sẽ rất tĩnh lặng, chỉ một chiều giáo viên làm việc là
chính. Khi đó học sinh không phát huy được khả năng tự tìm tòi và sáng tạo của
bản thân. Chính vì thế thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học
sinh là trung tâm là cần thiết. Thay đổi theo phương pháp mới học sinh sẽ là người
tự tìm tòi, suy luận để đúc kết kiến thức cho bản thân. Lúc này giáo viên chỉ là
GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 3


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

người hướng dẫn hướng tìm hiểu và gợi ý cho học sinh khi các em cần. Thay đổi sẽ
buộc học sinh phải tích cực hơn trong giờ học. Từ đó các em có thể tiếp thu kiến
thức nhanh chóng và việc khắc sâu kiến thức cũng trở nên dễ dàng hơn.
Thế giới hiện nay phát triển với tốc độ nhanh cho nên khối lượng tri thức của
nhân loại, trong đó có tri thức Địa Lý ngày càng tăng lên nhanh chóng. Trong các
dự báo cho thấy vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI, trong vòng khoảng bốn
năm tri thức nhân loại đã tăng gấp đôi. Trong nhà trường không thể học hết tất cả,
mà chỉ đưa vào những kiến thức cơ bản nhất của khoa học Địa Lý. Và ngay trong
từng bài lên lớp học sinh cũng chỉ học những kiến thức cơ bản, vạch được bản chất
của sự vật, hiện tượng Địa Lý. Còn rất nhiều kiến thức học sinh cần nắm, phải
hiểu, phải vận dụng trong cuộc sống của mình chưa được đưa vào trương trình Địa
Lý phổ thông. Chính vì thế phải thay đổi phương pháp học theo hướng tích cực lấy
học sinh làm trọng tâm. Giáo viên sẽ là người hướng dẫn học sinh để học sinh tự
tìm kiến thức cho chính mình. Học sinh sau khi nắm được kiến thức sách giáo khoa
sẽ tìm hiểu thêm kiến thức ngoài xã hội. Dạy học tích cực có rất nhiều phương
pháp ví như phương pháp vấn đáp, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương
pháp hoạt động nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp động não... Một

phương pháp nhỏ có thể dùng lồng ghép cùng các phương pháp khác trong các giờ
học đó là phương pháp đố vui Địa Lý. Đố vui Địa Lý là một trong những con
đường để học sinh bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức cần thiết cho mình,
hiểu biết thêm thiên nhiên con người ở địa phương mình nói riêng và các nơi khác
nói chung, khám phá thêm những sự vật, hiện tượng Địa Lý. Mỗi học sinh là một
chủ thể của quá trình học tập của mình, mang trong mình tiềm năng về trí nhớ, lập
luận, quan sát, giao tiếp... Đố vui Địa Lý tạo ra khả năng rộng rãi cho mỗi học sinh
đều có cơ hội phát triển tài năng đa dạng của mình. Đố vui Địa Lý có tác dụng rất
lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Địa Lý ở nhà trường, gớp phần tích cực
vào việc nâng cao, mở rộng vốn tri thức của các em, rèn luyện kỹ năng Địa Lý,
tăng cường hứng thú học tập bộ môn và giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước.
Đố vui Địa Lý giúp học sinh mở rộng, bổ sung, cập nhật các kiến thức Địa Lý cần
thiết, làm giàu thêm vốn tri thức của các em. Đố vui Địa Lý trong học tập sẽ giúp
học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và rèn luyện kỹ năng
GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 4


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

vận dụng kiến thức vào thực tế. Các câu hỏi đố vui có thể do chính một số học sinh
có khả năng hoặc giáo viên Địa Lý căn cứ vào chương trình và trình độ học tập của
học sinh mà đặt ra. Nội dung câu hỏi liên quan đến tất cả các phần trong chương
trình đã học, có thể chú trọng nhiều đến Địa Lý địa phương để các em được mở
rộng thêm kiến thức của bản thân. Đặc biệt các câu hỏi đố vui Địa Lý nên là những
câu hỏi yêu cầu được học sinh vận dụng kiến thức Địa Lý vào tình hình thực tế.
Ví dụ: Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi đố vui ở chương trình phổ thông
như: Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà là gì? (Vũ trụ), Khi bán cầu Bắc
là mùa Xuân thì bán cầu Nam sẽ là mùa gì? (Mùa Thu), Quốc gia đông dân nhất

trên thế giới là quốc gia nào? (Trung Quốc), Ngành nào có sản phẩm là sự chuyên
chở người và hàng hóa? (Ngành GTVT), Dãy núi cao và đồ sộ nhất thế giới? (dãy
Hymalaya), Thế giới có sự phân chia các nhóm nước như thế nào? (2 nhóm nước:
phát triển và đang phát triển), Châu lục nào có số người nhiễm HIV đông nhất thế
giới? (Châu Phi), Đồng bằng lớn nhất của Nhật Bản có tên là gì? (Kanto), Tỉnh nào
có diện tích trồng chè nhiều nhất ở Việt Nam? (Lâm Đồng), Vịnh nào phong cảnh
hữu tình, kỳ quan thế giới đã bình chọn ra? (Vịnh Hạ Long), Đảo nào lớn nhất
nước ta? (Phú Quốc),....Đây chỉ là một số ví dụ minh họa cho thấy rằng đa phần
cách câu hỏi đố vui đều là những câu hỏi ngắn gọn, xúc tích nên trong một tiết dạy
giáo viên có thể đặt được nhiều câu hỏi nhằm mục đích để học sinh xây dựng bài
học đồng thời tạo không khí học tập sôi nổi cho học sinh. Giáo viên có thể cho học
sinh tự đặt các câu hỏi đố vui nhằm mục đích cho học sinh tự nói ra những vấn đề
các em muốn tìm hiểu. Ngoài ra giáo viên cũng có thể cộng điểm cho học sinh để
kích thích tinh thần tích cực của học sinh.
Vậy các câu hỏi đố vui Địa Lý yêu cầu trả lời đơn giản, nhanh. Điều đó đều
làm cho các em học sinh khẩn trương suy nghĩ và nhanh chóng thi đua giành vị trí
trả lời trước. Điều đó sẽ tạo được không khí vui vẻ trong tiết học. Hằng năm giáo
viên Địa Lý tích cực sưu tầm hoặc suy nghĩ soạn thảo các câu hỏi, hoặc động viên
học sinh khá giỏi đề xuất các câu hỏi, tập hợp thành ngân hàng câu hỏi đố vui Địa
Lý, sử dụng trong nhiều dịp khác nhau của năm học. Các câu hỏi đố vui Địa Lý có
thể có nhiều dạng khác nhau chứ không chỉ là đặt câu hỏi trực tiếp. Ví như có thể

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 5


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

lồng ghép thơ văn, tục ngữ vào các câu hỏi đố vui Địa Lý. Giáo viên có thể hỏi:

“Trường Sơn, Đông nắng Tây mưa. Ai chưa đến đó thì chưa hiểu mình” nói về sự
khác biệt khí hậu của Tây và Đông Trường Sơn. Sự khác biệt đó như thế nào? Tại
sao có sự khác biệt đó?. Hay vận dụng tục ngữ: “Đêm tháng năm chưa nằm đã
sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” hãy giải thích hiện tượng trên?. Ngoài ra
đố vui Địa Lý có thể tổ chức hoạt động đố vui bằng các hoạt động yêu cầu học sinh
phải vận động thể chất. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động đố vui bằng cách ghép
mahr bản đồ, tìm điểm sai trên một bản đồ, một bức ảnh, một tranh vẽ (do giáo
viên chuẩn bị sẵn, có cố ý làm sai một số điểm), tìm đường đi ngắn nhất trên bản
đồ..... Ví dụ như giáo viên dùng 2 bản đồ khung Việt Nam, cắt thành các mảnh có
hình thù khác nhau. Sau đó yêu cầu học sinh chia làm 2 đội trong thời gian quy
định phải ghép đúng bản đồ Việt Nam. Đội thắng cuộc là đội hoàn thành đúng và
trước đội kia. Hoặc yêu cầu học sinh dùng các mảnh giấy tròn có ghi địa danh du
lịch gắn lên bản đồ câm Việt Nam. Hai đội có 2 bản đồ câm giống nhau. Trong thời
gian quy định đội nào dán được nhiều địa danh du lịch đúng trên bản đồ là đội
thắng cuộc. Hay giáo viên chọn 2 đội mỗi đội 10 học sinh đứng theo hàng dọc. Khi
giáo viên phát hiệu lệnh thì học sinh luân phiên nhau lên ghi tên các nước ở Châu
Á. Mỗi người một lần lên chỉ được ghi tên một nước. Đội nào ghi chính xác được
nhiều tên quốc gia trong khoảng thời gian quy định đội đó thắng cuộc.
Đố vui Địa Lý có thể dành cho nhóm , đội đại diện cho lớp, nhưng cũng có
thể có những câu hỏi dành cho toàn thể. Ai trả lời nhanh nhất, đúng nhất sẽ đạt
giải. Hình thức này cuốn hút tất cả mọi người tham gia hào hứng vào cuộc đố vui.
Ví dụ hỏi toàn thể: Hãy kể tên các di sản văn hóa Thế giới ở Việt Nam? Hay: tỉnh
nào ở nước ta có diện tích lớn nhất? Bé nhất? Số dân đông nhất? Ít nhất?....Hay:
Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm những tỉnh nào? Kể tên? Hay: Kể tên các tỉnh
Tây Nguyên?....
Không những vậy hình thức đố vui Địa Lý còn có thể sử dụng trong các hoạt
động phong trào của trường. Gần gủi nhất là được sử dụng trong buổi sinh hoạt
dưới cờ. Các câu hỏi đố vui Địa Lý được sử dụng trong các buổi sinh hoạt tập thể
thường là những câu hỏi về kiến thức thực tế xã hội có liên quan đến Địa Lý. Đó


GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 6


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

có thể là các câu hỏi về xã hội như: Quốc gia nào có dân số đông nhất thế giới?;
Việt Nam có dân số đông thứ bao nhiêu trên thế giới?; Châu lục có số người nhiễm
HIV nhiều nhất trên thế giới là châu lục nào?; Đồng tiền của quốc gia nào có giá trị
lớn nhất thế giới?; Quốc gia nổi tiếng với kim tự tháp Ai Cập là quốc gia nào?.
Hoặc cũng có thể hỏi một số câu hỏi liên quan đến tự nhiên như: Đất nước có diện
tích lớn nhất thế giới là nước nào?; Dòng sông có chiều dài dài nhất thế giới là
sông nào?; Sông có lưu vực lớn nhất thế giới là sông nào?; Sa mạc lớn nhất thế
giới là sa mạc nào?; Đại dương lớn nhất thế giới là đại dương nào?; Đỉnh núi cao
nhấ thế giới là núi nào?; Vực sâu nhất thế giới là vực nào và nằm ở đâu?; Đảo lớn
nhất Việt Nam là đảo nào? Đỉnh núi cao nhất Việt Nam là núi nào?;....
Đố vui Địa Lý khi sử dụng trong các tiết học Địa Lý có thể được dùng để
khuyến khích tình thần hăng say phát biểu của học sinh. Nếu học sinh trả lời đúng
giáo viên có thể cộng điểm khuyến khích cho học sinh vào cột điểm kiểm tra
miệng cũng có thể thưởng cho học sinh những phần quà nho nhỏ. Như vậy sẽ có
thể giúp cả thầy và trò có được một tiết dạy và học lý thú và vui vẻ.

II. Cơ sở thực tiễn
Ở đây tôi xin minh họa cụ thể bằng một số tiết dạy Địa Lý ở các khối lớp của
chương trinh Địa Lý phổ thông có thể sử dụng đố vui Địa Lý
1. Khối 10
TIẾT 5: BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI
CỦA TRÁI ĐẤT
Ở phần nội dung bài mới giáo viên có thể đưa cụ thể một số câu hỏi đố vui vào các

phần kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: tìm hiểu về chuyển
động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Nội dung chính
I. Chuyển động biểu kiến hàng

Trang 7


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

Hình thức: Cả lớp.

năm của Mặt Trời.

- GV: Dựa vào hình 6.1 SGK và kênh
- Chuyển động giả của Mặt Trời
chữ cho biết thế nào là chuyển động biểu hằng năm giữa hai chí tuyến.
kiến của Mặt Trời trong một năm? Nguyên
- Nguyên nhân: Trục Trái Đất
nhân của chuyển động đó?
nghiêng không đổi phương khi chuyển
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức và động quanh Mặt Trời.
lưu bảng.
- hãy xác định khu vực nào trên Trái
Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

mỗi năm 2 lần? Nơi nào chỉ có một lần?
Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời
lên thiên đỉnh ? Tại sao?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
Giáo viên có thể lồng ghép một số
câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến
thức này ví dụ như:
- Chuyển động giả của mặt
trời xung quanh trái đất là chuyển
động gì?
- Khu vực nào có hiện tượng
mặt trời lên thiên đỉnh một năm
hai lần?
- Khi nào được gọi là hiện
tượng mặt trời lên thiên đỉnh?
- Hiện tượng chuyển động
biểu kiến của mặt trời trong một
năm là gì?
-

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 8


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

*Hoạt động 2: tìm hiểu hệ quả các
mùa trong năm.


II. Các mùa trong năm.

Hình thức: Cặp đôi.

- Mùa: Là khoảng thời gian trong
HS dựa vào hình 6.2, 6.3 và kiến thức một năm có những đặc điểm riêng về thời
đã học để thảo luận:
tiết và khí hậu.
- Vì sao có hiện tượng mùa trên Trái
Đất?
- Xác định trên hình 6.2:

- Có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ở
Bán Cầu Nam 4 mùa diễn ra ngược lại
với Bán Cầu Bắc.

- Nguyên nhân: Do trục Trái Đất
+ Vị trí và khoảng thời gian của các
nghiêng và không đổi phương nên bán
mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngã về
+ Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động
thu phân, đông chí.
trên quỹ đạo.
- Giải thích vì sao: mùa xuân ấm áp,
mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa
đông lạnh lẽo.
- Vì sao các mùa của hai nửa cầu trái
ngược nhau?
* Gợi ý: Khi giải thích về mùa cần chú

ý mối quan hệ giữa trục nghiêng không đổi
hướng của Trái Đất khi chuyển động quanh
Mặt Trời với độ lớn của góc chiếu sáng và
sự hấp thụ nhiệt, tỏa nhiệt của bề mặt Trái
Đất.
→ HS thảo luận và trình bày, GV
chuẩn kiến thức và lưu bảng.
Giáo viên có thể lồng ghép một số

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 9


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến
thức này ví dụ như:
- Tại sao mùa Đông có khí
hậu lạnh?
- Tại sao mùa Xuân có khí
hậu ấm áp?
- Tại sao mùa Hạ có khí hậu
nóng?
- Tại sao mùa Thu có khí hậu
mát mẻ?
- Khi Bắc bán cầu là mùa
Xuân thì Nam bán cầu là mùa gì?
*Hoạt động 3: tìm hiểu hệ quả ngày, đêm
dài ngắn theo mùa và theo vỹ độ.


III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa
và theo vĩ độ.

Hình thức: Cặp đôi.

- Do trục Trái Đất nghiêng và không
HS dựa vào hình 6.2, 6.3 và kênh chữ, đổi hướng trong khi chuyển động quanh
vốn hiểu biết, thảo luận theo gợi ý:
Mặt Trời nên tùy vị trí Trái Đất trên quỹ
đạo mà ngày, đêm dài ngắn theo mùa.
- Thời gian nào, những mùa nào nửa
cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nửa cầu
- Mùa Xuân và Hạ có ngày dài đêm
Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?
ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm
dài.
- Thời gian nào, những mùa nào nửa
cầu Bắc có ngày ngắn hơn đêm, nửa cầu
- 21/3 và 23/9: Ngày dài bằng đêm.
Nam có ngày dài hơn đêm? Vì sao?
- Ở Xích Đạo: độ dài ngày đêm bằng
- Nêu kết luận về hiện tượng ngày đêm nhau. Càng xa Xích Đạo về 2 cực độ dài
dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
ngày đêm càng chênh lệch.
- Vào những ngày nào khắp nơi trên
- Từ 2 vòng cực về 2 cực, có hiện
Trái Đất có ngày bằng đêm?
tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại 2
GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh


Trang 10


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

- Hiện tượng ngày đêm dài ngăn khác cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài
nhau có thay đổi như thế nào theo vĩ độ? Vì 6 tháng.
sao?
* Gợi ý: Khi quan sát hình 6.5 chú ý:
- Vị trí đường phân chia sáng tối so
với hai cực Bắc, Nam.
- So sánh diện tích được chiếu sáng
với diện tích trong bóng tối của một nửa
cầu trong cùng thời điểm (22/6 hoặc
22/12).
→ HS thảo luận và trình bày, GV giúp
HS chuẩn kiến thức và lưu bảng.
Giáo viên có thể lồng ghép một số
câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến
thức này ví dụ như:
- Khi cực Bắc là ngày thì Nam
bán cầu là ngày hay đêm và thời
gian là bao lâu?
- Vào mùa nào có ngày dài
đêm ngắn?
- Nơi nào có ngày đêm dài
bằng nhau?

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh


Trang 11


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

2. Khối 11
TIẾT 21: BÀI 9: NHẬT BẢN.
Ở phần nội dung bài mới giáo viên có thể đưa cụ thể một số câu hỏi đố vui vào các
phần kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: tìm hiểu về vị trí địa
lí và điều kiện tự nhiên.
Hình thức: Cả lớp.

Nội dung chính
I. Tự nhiên.
1. Vị trí địa lí:
- Vị trí giới hạn: vĩ độ: 300 25’ B => 450

- GV: Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu 33’
Á, hình 9.2, xác định vị trí địa lí của Nhật
kinh độ: 128 0 6’ Đ =>
Bản, ranh giới tiếp giáp.
1460 Đ.
- HS dựa vào bản đồ và hình xác định
- Đất nước quần đảo, trong khu vực Đông
vị trí địa lý của Nhật Bản.
Á, cách không xa lục địa Châu Á, kéo dài từ
- GV: Với vị trí đó nhật Bản có những Bắc xuống Nam theo hướng vòng cung với bốn

thuận lợi và khó khăn gì?
đảo lớn (Hôcaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiu Xiu) và
hàng ngàn đảo nhỏ (3900 đảo).
- HS đưa ra nhận xét, phân tích yếu tố
thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí của
- Tiếp giáp: bốn mặt giáp biển.
Nhật Bản.
- Tại các vùng biển Nhật Bản nơi các dòng
- GV chuẩn kiến thức và lưu bảng.
biển nóng và lạnh gặp nhau có các ngư trường
lớn với nhiều loài cá.
- GV: Nêu đặc điểm chủ yếu của địa
hình, khí hậu, sông ngòi khoáng sản và
=>Thuận lợi: - Dễ dàng mở rộng mối quan
rừng? Nhận xét những tác động của chúng hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới
đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản?
bằng đường biển. Trong lịch sử phát triển Nhật
không hề bị một đế quốc nào xâm lược, nhưng

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 12


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

- HS dựa vào bản đồ nhận xét.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và lưu
bảng.


lại tiếp thu khoa học kĩ thuật muộn hơn so với
các nước Châu Âu.
- Ngư trường lớn => nuôi
trồng và khai thác hải sản.

- GV: Từ những đặc điểm trên em hãy
cho biết Nhật Bản đang gặp những khó khăn
Khó khăn: Chịu sự cạnh tranh với các
gì trong quá trình phát triển kinh tế?
quốc gia khác.
→ Thiếu tài nguyên thiên nhiên, thiên
Nằm trong khu vực chịu
tai: động đất, núi lửa.
nhiều thiên tai => khó khăn cho đời sống nhân
dân.
Giáo viên có thể lồng ghép một số
câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến thức
2. Đặc điểm tự nhiên:
này ví dụ như:
- Địa hình:
- Tiếng Nhật “Tsunami” là để
+ Chủ yếu là đồi núi (87%), chủ yếu là núi
chỉ hiện tượng gì?
lửa chạy dọc lãnh thổ (170 núi lửa ngưng hoạt
- Kể tên bốn đảo lớn của Nhật
động và 80 còn hoạt động).
Bản?
+ 13% diện tích là đồng bằng, chủ yếu là
- Đồng bằng lớn của Nhật Bản
đồng bằng ven biển. Diện tích đồng bằng tuy

tên gì? Nằm ở đảo nào?
- Núi lửa ở Nhật Bản mang nhỏ nhưng tương đối màu mỡ.
đến thuận lợi gì?
=> TL: phát triển du lịch (suối nước
- Đỉnh núi là biểu tượng của khoáng, du lịch cảm giác mạnh), phát triển
Nhật Bản là đỉnh núi gì?
nông nghiệp.
KK: cho việc khai thác lãnh thổ. Đất
nông nghiệp chỉ chiếm diện tích nhỏ. Động đất
núi lửa thường xuyên xảy ra (1năm có khoảng
1000 trận động đất lớn, nhỏ).
- Khí hậu:
+ Nằm trong khu vực gió mùa; phía Bắc

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 13


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

có khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài. Phía Nam
có khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh
lắm.
+ Bão, sóng thần thường xuyên xảy ra.
=> TL: phát triển nền nông nghiệp đa dạng
các sản phẩm.
KK: thiên tai ảnh hưởng đến đời sống,
kinh tế của người dân.
- Sông ngòi: Ngắn và dốc => TL phát triển

thủy điện với trữ lượng thủy năng khoảng 20
triệu kw.
- Khoáng sản: Nghèo khoáng sản chủ yếu
là than đá, sắt, đồng… nên Nhật Bản gặp khó
khăn trong việc phát triển công nghiệp (phải
nhập khoáng sản để phát triển công nghiệp.
- Rừng: chiếm 60% diện tích, có khoảng
168 loài trong đó có nhiều loài gỗ quý
=> khai thác lâm sản, bảo vệ môi trường.

* Hoạt động 2: tìm hiểu về dân cư.

II. Dân cư.

- Đông dân: Thứ 10 trên thế giới. tốc độ
dân số hàng năm giảm dần (2005 chỉ đạt 0,1%),
- GV yêu cầu HS thảo luận theo từng
tỉ lệ người già ngày càng lớn.
nhóm nhỏ: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết
@ Chi phí phúc lợi xã hội cao, thiếu lao
cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản
đang biến động theo xu hướng nào? Nêu tác động.
động của xu hướng đó đến phát triển kinh
- Nhật Bản đầu tư lớn cho giáo dục; người
Hình thức: Nhóm.

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 14



SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

tế-xã hội?

lao động Nhật bản cần cù, có tính kỉ luật cao.

-HS dựa vào bảng phân tích các yếu tố,
→ Có đội ngũ lao động lành nghề, trình độ
đưa ra kết luận về dân số Nhật Bản là cơ cấu cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh,
dân số già, hậu quả của dân số già.
tăng khả năng cạnh tranh trên thế giới. Tuy
nhiên sẽ gây không ít khó khăn cho đất nước,
- GV chuẩn kiến thức và lưu bảng.
như thiếu lao động trẻ trong tương lai.
- GV: Các đặc điểm của người lao động
có tác động như thế nào đến nền kinh tế
Nhật Bản?
- HS phân tích được trình độ của người
dân Nhật Bản và tích cần cù trong lao động,
ý thức tự lực tự cường của người dân Nhật
Bản.
- GV chuẩn kiến thức.
Giáo viên có thể lồng ghép một số
câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến thức
này ví dụ như:
- Dân số nước nào đông nhất thế
giới?
- Dân số Nhật Bản đứng thứ mấy thế
giới?

- Dân số Việt Nam đứng thứ mấy thế
giới?
* Hoạt động 3: tìm hiểu về tình hình
phát triển kinh tế.

III. Tình hình phát triển kinh tế.
1. Tình hình kinh tế từ 1950-1973:

Hình thức: Nhóm.

- Nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 15


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

- GV cho HS thảo luận nhóm.

và có sự phát triển nhảy vọt thần kì.

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

* Nguyên nhân:

- Nhóm 1+2: Tìm hiểu tình hình kinh tế
- Chú trọng Hiện đại hóa, tăng vốn, mua
của Nhật Bản từ 1950-1973.

bằng sáng chế làm cho công nghiệp có sức
cạnh tranh.
Dựa vào bảng 9.2, hãy nhận xét về tốc
độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các
- Tập trung cao độ vào ngành then chốt.
giai đoạn từ 1950-1973. Giải thích nguyên
- Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.
nhân.
2. Tình hình kinh tế từ sau năm 1973:
- Nhóm 3+4: Tìm hiểu tình hình kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm từ 1973của Nhật Bản từ sau 1973-nay.
1980 do khủng hoảng năng lượng (1980 chỉ số
Dựa vào bảng 9.3, nhận xét về tình
tăng trưởng là 2,6%).
hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản
- Từ 1986-1990 nền kinh tế có sự điều
trong giai đoạn 1990-2005. Giải thích
chỉnh về chiến lược phát triển nên tốc độ tăng
nguyên nhân.
trưởng đạt 5,3%.
- Các nhóm tiến hành báo cáo vấn đề
- 1995-2001 nền kinh tế tăng trưởng không
thảo luận.
ổn định.
- Các nhóm báo cáo vấn đề đã thảo
→ Sau năm 1973 nền kinh tế phát triển
luận, các nhóm có cùng chủ đề nhận xét, bổ
qua những bước thăng trầm nhưng về cơ bản
sung ý kiến.
Nhật Bản vẫn là một nước có tiềm năng kinh tế

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức và lưu
thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học kĩ thuật,
một số ý chính.
tài chính. Năm 2005, Nhật Bản đạt khoảng
Giáo viên có thể lồng ghép một số 4800 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.
câu hỏi đố vui Địa Lý vào phần kiến thức
này ví dụ như:
- Nền kinh tế Nhật Bản đứng
thứ bao nhiêu trên thế giới và sau
những quốc gia nào?
GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 16


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

- Cố đô của Nhật Bản là thành
phố nào?
- Hai thành phố chịu sự tàn
phá của bom nguyên tử do Hoa Kỳ
ném xuống là thành phố nào?
- Cơ cấu kinh tế hai tầng của
Nhật Bản có đặc điểm như thế nào?

3 . Khối 12
TIẾT 4: BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (Tiết 1)
Ở phần nội dung bài mới giáo viên có thể đưa cụ thể một số câu hỏi đố vui vào các
phần kiến thức:
Hoạt động của thầy và trò

* Hoạt động 1: lớp tìm hiểu đặc
điểm chung của địa hình nước ta.
Hình thức: Cả lớp.
- GV: địa hình nước ta có những
đặc điểm cơ bản nào?
- HS trả lời. GV chuẩn và hướng
HS đi vào tìm hiểu kỹ hơn từng đặc
điểm.
- GV: yêu cầu HS nhắc lại cách
phần loại núi theo độ cao (núi thấp
cao dưới 1000m, núi cao cao trên
2000m) sau đó GV yêu cầu HS đọc
SGK mục 1, quan sát hình 1. 6, Atlat

Nội dung chính
1. Đặc điểm chung của địa hình
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn
diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Địa hình cao dưới 1000m chiếm
85%, núi trung bình 14%, núi cao chỉ có
1%.
- Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích
đất đai.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa
dạng
- Hướng tây bắc - đông nam và hướng
vòng cung
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh


Trang 17


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

địa lí Việt Nam, hãy trả lời các câu
hỏi:
CH1: Nêu các biểu hiện chứng tỏ
núi chiếm phần lớn diện tích nước ta
nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
CH2: Chứng minh địa hình nước
ta rất đa dạng và phân chia thành các
khu vực.
CH3: Kể tên và xác định trên bản
đồ hoặc Atlat các dãy núi hướng tây
bắc - đông nam, các dãy núi hướng
vòng cung
CH4: Lấy ví dụ chứng minh địa
hình nước ta là địa hình của vùng
nhiệt đới ẩm gió mùa
CH5: Hãy lấy ví dụ chứng minh
tác động của con người tới địa hình
nước ta.
- HS trả lời sau đó GV chốt lại
các đặc điểm chung của địa hình nước
ta.
GV đặt câu hỏi: Hãy giải thích
vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn
diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi

thấp?
- Vận dộng uốn nếp, đứt gãy,
phun trào macma từ giai đoạn cổ kiến
tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang
cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục:
- Trong giai đoạn Tân kiến tạo,
vận động tạo núi Anpơ – Hymalay

bậc rõ rệt.
- Địa bình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam
- Cấu trúc gồm 2 địa hình chính
+ Hướng TB - ĐN: TB+ TSB
+ Hướng vòng cung: Vùng núi đông
bắc và Trường Sơn Nam
c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió
mùa
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ
của con người

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 18


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

diễn ra không liên tục theo nhiều đợt
nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi
núi thấp, địa hình phân thành nhiều

bậc.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
và lưu bảng.
Giáo viên có thể lồng ghép
một số câu hỏi đố vui Địa Lý vào
phần kiến thức này ví dụ như:
Dạng địa hình chủ yếu
ở Việt Nam là địa hình gì?
Hướng địa hình chủ
yếu của nước ta?

* Hoạt động 2: tìm hiểu các
khu vực địa hình cụ thể
Hình thức: Nhóm
- GV: GV cho HS xem Atlat hoặc
bản đồ 4 khu vực đồi núi ở nước ta.
Bước 1: GV chia HS ra thành
các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần
phụ lục)
Nhóm l: Trình bày đặc điểm địa
hình vùng núi Đông Bắc.
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa
hình vùng núi Tây Bắc.
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa
hình vùng núi Bắc Trường Sơn.
Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa
GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

2. Các khu vực địa hình

a. Khu vực đồi núi
- Bốn khu vực đồi núi:
Tây
Đông
Bắc
Bắc
Giới
Giữa
Tả
hạn
sông Hồng ngạn sông
và Sông Cả. Hồng
Độ cao
Núi cao
chủ yếu
nhất nước là đồi núi
ta.
thấp.
Hướng

TBĐN

núi

Trang 19

Vòng
cung với 4
cánh cung
lớn.



SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

hình vùng núi Nam Trường Sơn.
Bước 2: GV cho HS trong các
nhóm trao đổi, sau đó đại diện các
nhóm trình bày, các nhóm khác bổ
sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét, đánh giá
phần trình bày của HS, và sau đó rút
ra kết luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
GV chuẩn kiến thức và giảng giải.
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
Vì sao trên cùng 1 vĩ độ địa hình
núi Đông Bắc khác với địa hình núi
Tây Bắc? TSB khác với núi ở TSN?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
Giáo viên có thể lồng ghép
một số câu hỏi đố vui Địa Lý vào
phần kiến thức này ví dụ như:
Dãy núi cao và đồ sộ
nhất nước ta là dãy núi nào?
Nằm ở khu vực nào?
Đồi núi vùng Đông Bắc
Việt Nam có hướng gì?
Giới hạn vùng núi Tây
Bắc Việt Nam?
Đỉnh núi được mệnh

danh là nóc nhà Đông Dương có
tên là gì?

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Hình
thái núi

Phía
Đông:
Dãy
Hoàng
Liên Sơn
đồ sộ.
Phía
Tây: Dãy
núi
cao
chạy dọc
theo biên
giới Việt
Lào.

giữa: Cao
nguyên,
Sơn
nguyên.

-Núi cao:
thượng

nguồn
Sông
Chảy.
- - Núi
đá vôi: giáp
biên
giới
Việt Trung.
- - Núi
TBthấp:
Trung tâm.

TSB
TSN
Giới
Từ
Từ
hạn
sông Cả đến Bạch Mã trở
Bạch Mã.
vài
phía
Nam.
Hướng
TBĐN
Vòng
núi
cung .
Hình
- Có sự


Trang 20


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

thái núi

Địa
thế cao ở
hai đầu
thấp

giữa.
Các
dãy núi
chạy song
song và
so
le
nhau.

bất đối xưng
giữa
hai
sườn Đông
Tây:
- - Phía
Đông: Sườn
dốc đứng,

chênh vênh.
- - Phía
Tây:
Các
cao nguyên
bazan bằng
phằng

xếp tầng.

* Hoạt động 3: tìm hiểu đặc
điểm địa hình bán bình nguyên và
đồi trung du
Địa hình bán bình nguyên và
Hình thức: cả lớp
đồi trung du.:
- GV: Địa hình bán bình nguyên
+ Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa
và đồi trung du là dạng địa hình như
thế nào? Phân bố chủ yếu ở những đồi núi và Đồng Bằng.
+ Phân bố: Rìa phía Bắc và phía Tây
khu vực nào ở nước ta?
- HS trả lời. GV chuẩn và lưu của ĐBSH và Đông Nam Bộ.
bảng.
Giáo viên có thể lồng ghép
một số câu hỏi đố vui Địa Lý vào
phần kiến thức này ví dụ như:
Địa hình chuyển tiếp
giữa đồi núi và đồng bằng là địa
hình gì?


GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 21


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

Sau khi vận dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý vào việc giảng dạy
nhằm mục đích làm phong phú thêm các phương pháp dạy học tích cực thì người
viết đã thu được một số kết quả tích cực. Các em học sinh ở các lớp tôi giảng dạy
hứng thú hơn với tiết học, các em nhiệt tình hơn trong việc xây dựng bài. Một số
các em học sinh khá, giỏi còn có thể đặt luôn các câu hỏi mở rộng để đố các bạn
trong lớp. Thông qua phương pháp đố vui Địa Lý và các phương pháp dạy học tích
cực khác mà tôi vận dụng thì học sinh có thể nắm được nhiều kiến thức hơn, đặc
biệt là một số kiến thức không nằm trong sách giáo khoa. Học sinh hăng hái xây
dựng bài nên thậm chí có những học sinh thuộc bài ngay trên lớp. Từ đó tình trạng
học sinh không thuộc bài có xu hướng giảm. Và thành tích học tập bộ môn Địa Lý
của học sinh có xu hướng tốt hơn.
Kết quả học tập của học sinh được so sánh qua hai học kỳ:
Học kỳ 2 năm học 2015-2016
Lớp
10A2 (39 HS)
10C1 (41 HS)
10C8 (38 HS)
10C10 (39 HS)

Điểm dưới 5.0
3 (7.7%)
4 (9.8%)

6 (15.8%)
4 (10.3%)

Điểm trên 5.0
36 (92.3%)
37 (90.2%)
32 (84.2%)
35 (89.7%)

Học kỳ 1 năm học 2016- 2017 khi các lớp thống kê phía trên lên lớp 11 và sau
khi GV có sử dụng thêm phương pháp đố vui Địa Lý trong dạy học:
Lớp
11A2 (37 HS)
11C1 (39 HS)
11C8 (34 HS)
11C10 (38 HS)

Điểm dưới 5.0
0 (0%)
2 (5.1%)
2 (5.9%)
2 (5.3%)

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Điểm trên 5.0
37 (100%)
37 (94.9%)
32 (94.1%)
36 (94.7%)


Trang 22


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 23


SKKN: Sử dụng hình thức đố vui trong dạy học Địa Lý ở trường THPT

C. KẾT LUẬN
Sử dụng Đố vui Địa Lý trong các tiết học sẽ kích thích được hứng thú học tập
bộ môn Địa Lý của học sinh, làm cho các giờ học trở nên sinh động hơn. Vì là đố
vui trong học tập nên giáo viên có thể khuyến khích học sinh bằng cách cộng điểm
hoặc cho học sinh phần thưởng nhỏ như kẹo, bánh để học sinh tích cự hơn. Thông
qua hình thức đố vui trong học tập Địa Lý học sinh tích cực tham gia phát biểu xây
dựng bài, phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh và bên cạnh đó còn rèn
cho các em vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế. Bởi ở bộ môn này có
những vấn đề liên quan mật thiết với cuộc sống xung quanh và hằng ngày của các
em. Trên đây là tất cả những vấn đề mà người viết đã rút ra đưuọc qua quá trình
giảng dạy môn Địa Lý ở trường THPT của bản thân. Tuy nhiên bài viết còn rất
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để các tiết dạy ngày
càng được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

GVTH: Nguyễn Thị Hải Anh

Trang 24




×