Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT QUẬN BẮC TỪ LIÊM, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.67 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO TỒN
TÀI NGUYÊN
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT QUẬN BẮC TỪ LIÊM, TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM
2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Hoàng Hiệp

Khoa
Giảng viên hướng dẫn

: Môi trường
: Th.S Nguyễn Khắc Lĩnh

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa trên phạm vi
cả nước đang gia tăng mạnh mẽ và sẽ tiếp tục duy trì trong nhiều năm tiếp theo càng


làm nhu cầu khai thác và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên của con người không
ngừng tăng lên. Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ và sự hình thành, phát triển
vượt bậc của các ngành nghề sản xuất trong thời gian qua, một mặt thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước, mặt khác đã làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa, nguyên vật liệu, năng lượng và cũng làm gia tăng nhanh chóng lượng chất thải
rắn phát sinh. Chất thải rắn tăng nhanh chóng về số lượng, với thành phần ngày
càng phức tạp đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý.
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, cùng với việc mở rộng Thủ
đô Hà Nội (theo Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc Điều chỉnh địa giới hành chính thành
phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan); với các chính sách khuyến khích đầu tư
của Nhà nước và Thành phố; nhiều khu vực hiện có trong các quận nội thành được
cải tạo, chỉnh trang nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội - hạ tầng kỹ thuật,
nhiều khu đô thị mới được hình thành nhanh chóng theo các quy hoạch, tạo nên sự
thay đổi lớn, một diện mạo mới về hình ảnh đô thị của Thủ đô. Tuy nhiên, việc mở
rộng đô thị về kh ông gian, sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa cao, nên hệ thống
hạ tầng cơ sở kỹ thuật và xã hội nói chung và hệ thống thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn nói riêng đang ở trong tình trạng quá tải nặng nề, chưa theo kịp tốc
độ phát triển của Thủ đô Hà Nội. Mặc dù đã được Nhà nước, Thành phố và xã hội
đặc biệt quan tâm đầu tư, hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
2
2


hoạt của Thành phố đang gặp các vấn đề bức xúc như: việc thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn sinh hoạt chưa triệt để, chưa hợp lý, cản trở giao thông, cản trở
dòng chảy gây ứ đọng nước, làm giảm mỹ quan đô thị; các khu xử lý chất thải rắn
đặc biệt chất thải rắn sinh hoạt còn thiếu và yếu; công nghệ xử lý chất thải rắn còn
tương đối lạc hậu và thủ công. Hiện nay công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không

khí cho trước mắt và lâu dài; làm biến đổi các sinh cảnh tự nhiên và vùng sinh thái,
gây tác hại đến sức khoẻ cộng đồng. Quận Bắc Từ Liêm được thành lập theo nghị
quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của chính phủ. Quận Bắc Từ
Liêm là một quận mới được tách từ huyện Từ Liêm cũ cùng với quận Nam Từ
Liêm. Trong quá trình chuyển đổi từ cấp đô thị từ huyện thành quận Bắc Từ Liêm
kéo theo những thay đổi trong công tác quản lý quy hoạch nói chung và quản lý quy
hoạch chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường của
người dân chưa cao, việc phân loại rác thải chưa được thực hiện và hành vi vứt rác
bừa bãi không đúng nơi quy định của người dân đã gây rất nhiều khó khăn trong
việc thu gom rác thải của đội ngũ nhân viên môi trường. Hiệu quả đạt được trong
công tác quản lý, xử lý chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý
chất thải rắn sinh hoạt không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây
những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế –
xã hội. Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, quản lý chất thải rắn sinh
hoạt có hiệu quả, việc nghiên cứu “Quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt
quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” hết
sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu
của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2050 và Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về
quản lý chất thải rắn. Có như vậy việc tổ chức cuộc sống của người dân mới được
thuận lợi, tạo điều kiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng
toàn tỉnh.
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật lập quy hoạch quản lý chất thải rắn
a. Cơ sở pháp lý
-

Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội ngày 23 tháng 6 năm
2014.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009.

3
3


-

-

-

-

-

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản
lý chất thải rắn.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ quy định về quản lý
chất thải và phế liệu Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Thông tư Số 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của
Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Quyết định 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 quyết định Chương trình đầu tư xử lý
CTR giai đoạn 2011-2020.
Quyết định số 1216/QĐ-TTG ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030.

Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni
lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020.
Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
Quyết định số 2612/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược sử dụng công nghệ sạch giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
b. Căn cứ và tài liệu kỹ thuật

-

-

Hướng dẫn kỹ thuật quy hoạch quản lý chất thải rắn đô thị của Bộ Xây dựng.
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-KHCNMT-BXD ban hành ngày
18/02/2001-“Hướng dẫn thực hiện các quy định bảo vệ MT đối với lựa chọn địa
điểm để xây dựng và vận hành các bãi chôn lấp chất thải rắn”.
TCVN 6696 : 2009: Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh - Yêu cầu chung về
bảo vệ môi trường.
TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.
QCXDVN:01/2008/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây
dựng.
QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ
thuật đô thị”.
QCVN 14:2009/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông
thôn.
Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4
4



3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch
a. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu lập quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Bắc Từ
Liêm, TP Hà Nội với phạm vi như sau:
- Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ r anh giới hành chính quận Bắc Từ
Liêm với diện tích 43,35 .
- Quy mô dân số vùng nghiên cứu quy hoạch 325.837 người ( năm 2016).
b. Đối tượng quy hoạch
- Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

CHƯƠNG I – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1.

Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Quận Bắc Từ Liêm là một trong những quận mới thành lập của thành phố Hà
Nội nằm dọc bờ nam của sông Hồng. Có diện tích đất tự nhiên 43,35 .
+ Phía Đông giáp quận Tây Hồ;
+ Phía Đông Nam giáp quận Cầu Giấy;
+ Phía Tây giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức;
+ Phía Nam giáp quận Nam Từ Liêm;
+ Phía Bắc giáp huyện Đông Anh.

5
5



Bản đồ hành chính quận Bắc Từ Liêm
(Nguồn: Internet)
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình

Thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên địa hình tương đối bằng
phẳng màu mỡ, có nhiều sông chảy qua. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực
nước biển.
b. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và có mùa đông lạnh,
mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới và nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào và có
nhiệt độ cao.
- Hướng gió mát chủ đạo là gió Đông Nam, hướng gió mùa đông lạnh là
hướng gió Đông Bắc.
- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hằng năm ở Hà Nội là 120,3 kcal/cm 2
với 1638 giờ nắng và nhiệt độ không khí trung bình hằng năm là 23,6 oC, cao nhất là
tháng 6 với nhiệt độ là 29,9oC, thấp nhất là 16,7oC.
- Độ ẩm tương đối trung bình hằng năm là 78%.
- Lượng mưa trung bình hằng năm là 1800 mm và mỗi năm có khoảng 114
ngày mưa.
- Trên địa bàn có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu ảnh hưởng của
chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ, sông Pheo, đây là ba tuyến nước chủ yếu

6

6


của quận. Ngoài ra quận còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan

trọng vào mùa khô.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cùng với sự phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, kinh tế của quận
Bắc Từ Liêm đã có những bước chuyển biến tích cực đạt được nhiều thành tựu quan
trọng về nhiều mặt, mức đầu tư cơ sở hạ tầng được nâng cao, hệ thống giao thông,
thủy lợi, các trường học, bệnh viện, công trình văn hóa,... đã được củng cố và phát
triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện.
Tình hình kinh tế trên địa bàn quận nhìn chung giữ ổn định và hoàn thành kế
hoạch đề ra. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2016 tiếp tục được duy trì mức
tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị sản xuất chung của các
ngành năm 2016 (theo giá so sánh) ước tính là 17.099 tỷ đồng, đạt 99,73% kế hoạch
năm và tăng 13% so với cùng kỳ. Cơ cấu công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng
73,6%, thương mại dịch vụ chiếm 22%, nông nghiệp chiếm 4,4%. Giá trị sản xuất
công nghiệp – xây dựng ước đạt 12.900 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, đạt
99,5% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 3.000 tỷ đồng,
tăng 19% so với cùng kỳ, đạt 101,1% kế hoạch năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp
ước đạt 740 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Ngành nông nghiệp dần chuyển sang
hướng sản xuất hàng hóa với các loại cây trồng có giá trị cao như hoa trồng hoa ở
Tây Tựu, bưởi Diễn ở Phú Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh,... đem lại thu nhập cao cho
người dân.
* Ngành nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế của khu vực theo mô hình: công nghiệp – thương mại – dịch vụ
- nông nghiệp.
- Khu vực có diện tích đất nông nghiệp hạn chế. Mật độ dân số cao, tỉ lệ tăng
dân số cao, đặc biệt là tăng dân số cơ học là rất lớn.
- Số hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, hộ thuần nông chỉ còn khoảng 10%. Trong
cơ cấu thu nhập của hộ, tỉ trọng của ngành nông nghiệp chỉ còn chiếm 10% – 20%.
- Là khu vực chịu ảnh hưởng lớn của sự đô thị hóa, buộc phải canh tác trên
những mảnh đất có diện tích nhỏ. Tuy nhiên mô hình cây cảnh và các cây trồng giá
trị như phường Phú Diễn, Tây Tựu, Xuân Đỉnh đem lại hiệu quả kinh tế cao, chăn

nuôi gia súc gia cầm tập trung với quy mô hộ cũng phát triển đáng kể. Vì thế nông
nghiệp cũng đóng góp không nhỏ cho ngành nông nghiệp chung.
* Ngành công nghiệp, tiểu công nghiệp – xây dựng
- Địa bàn có nhiều cơ quan xí nghiệp của Trung ương và thành phố, đặc biệt có
khu công nghiệp tập trung của Hà Nội là khu Chèm. Ở địa bàn cũng tập trung nhiều
làng nghề cổ truyền đã và đang hoạt động mạnh mẽ, như làng nghề trồng hoa ở
Đông Ngạc, làng nghề may mặc xuất khẩu Cổ Nhuế, làng nghề bánh mứt kẹo Xuân
Đỉnh,...
7
7


- Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, các ngành dịch vụ chất
lượng cao, tạo tiền đề nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch
vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
* Thương mại – dịch vụ
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, các loại hình sở hữu, tăng cường hướng
dẫn nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, đặc biệt là các
loại hình dịch vụ chất lượng cao trong thương mại, y tế, giáo dục, tài chính ngân
hàng,....
* Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Có các trục đường lớn như: Hoàng Quốc Việt, Hồ Tùng Mậu, Quốc lộ 32,...
- Hầu hết các tuyến đường giao thông có hệ thống thoát nước đã cũ, hoặc bị hư
hỏng chưa được sửa chữa kịp thời dẫn đến hiện tượng ngập úng, ứ đọng nước sau
những trận mưa lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại và sức khỏe người dân tại địa
bàn.
* Dân số
Quận Bắc Từ Liêm bao gồm 13 phường có tổng dân số 325.837 người (năm
2016) với diện tích là 43,35 , dân cư phân bố không đồng đều.

Bảng 1.2. Bảng tổng hợp dân số năm 2016
STT

Phường

Dân số (người)

1

Phú Diễn

29.370

2

Minh Khai

35.109

3

Phúc Diễn

27.735

4

Thượng Cát

10.062


5

Liên Mạc

13.726

6

Đông Ngạc

21.992

7

Đức Thắng

20.169

8

Thụy Phương

13.812

9

Tây Tựu

25.164


10

Xuân Đỉnh

33.788

11

Xuân Tảo

13.231

12

Cổ Nhuế 1

34.597

13

Cổ Nhuế 2

47.085

Tổng

325.837
(Nguồn: UBND Quận Bắc Từ Liêm)
8

8


Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,06% (năm 2016), thuộc cơ cấu dân số trẻ, số dân
trong độ tuổi lao động từ 15 tuổi trở lên là 3.840 người.
* Giáo dục
Quận có 33/38 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, đạt 84% chỉ tiêu chuẩn
thành phố. Tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi hoàn thành phổ cập THPT và tương đương
đạt 99,3% đạt 100% kế hoạch đề ra.
* Y tế
Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. Triển khai thực hiện tốt
công tác vệ sinh môi trường, công tác giảm sát dịch, không để xảy ra dịch bệnh lây
truyền. Duy trì tỷ lệ phường đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế đạt 77% (10/13
phường).
=> Nhận xét: Hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu kinh tế,
trao đổi hàng hóa, là cửa ngõ kinh tế của thủ đô Hà Nội ở phía Bắc. Tuy nhiên là
khu vực có quy mô dân số lớn nên yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội, chất lượng
môi trường cao, đặc biệt yêu cầu về thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Khối
lượng rác thải sinh hoạt ngày càng tăng lên, các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải
rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ khu dân cư: Bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộ dân cứ tách
rời, rác thải chủ yếu như: thực phẩm dư thừa, thủy tinh, nhựa, cao su, chất thải nguy
hại,...
+ Các hoạt động công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao bì,...
+ Các hoạt động nông nghiệp: Chất thải chủ yếu trong các vụ mùa trồng bưởi
Diễn, các bao bì của các chất bảo quản, thuốc trừ sâu,... Và sau vụ mùa sẽ là rác thải
chủ yếu từ các vườn cây, cành cây gãy, phân gia súc...
+ Các hoạt động dịch vụ công cộng: Bao gồm các rác thải như trang trí đường

phố, trùng tu các khu công cộng, công viên, chợ...
+ Các hoạt động xây dựng: Các khu xây dựng rác thải thải ra từ các khu nhà
mới xây, cầu cống, dỡ bỏ các công trình cũ,... như là gạch vỡ, sỏi, cát, bê-tông,... từ
các hoạt động này đều có thể cũng gây ra ô nhiễm không khí xung quanh khu vực.
+ Từ các cơ quan, trường học: các rác thải chủ yếu gần giống với rác thải của
khu dân cư. Riêng về bên trạm y tế có thêm rác thải nguy hại như kim tiêm, dây
dịch truyền,...
+ Các trung tâm thương mại như: Trần Anh, Pico,... rác thải chủ yếu như xốp,
bìa caton, giấy, thực phẩm,...

9
9


CHƯƠNG II – HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, TP HÀ
NỘI VÀ DỰ BÁO XU HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI
2.1.

Phương tiện và công tác quản lý vệ sinh môi trường của Quận Bắc
Từ Liêm, TP Hà Nội
2.1.1. Thực trạng máy móc, trang thiết bị của nhà thầu được sử dụng
trong công tác vệ sinh môi trường (đối chiếu với cam kết trong hồ sơ trúng thầu)
Bảng tổng hợp máy móc, trang thiết bị của nhà thầu được sử dụng thực
hiện gói thầu số 18/VSMT giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm:
1.3. Bảng tổng hợp máy móc, phương tiện thu dọn vệ sinh tại Quận
Bắc Từ Liêm

Phương tiện

STT

Loại xe

Mức độ đáp ứng theo HSMT
Số
lượng
HSMT yêu cầu

1

Xe tải nhỏ

06 xe

Số lượng
hiện có

Biển kiểm soát

29C - 623.83
29C - 196.48
29C - 200.03
29C - 905.91
29C - 346.99

06 xe

Đáp ứng


29C - 802.44

10
10


Phương tiện
STT

Loại xe

Mức độ đáp ứng theo HSMT
Số
lượng
HSMT yêu cầu

Số lượng
hiện có

Biển kiểm soát

29C - 292.40
29C - 098.75
29C - 346.45
29C - 346.79
2

Xe
hút


quét

09 xe

09 xe

29C - 440.79

Đáp ứng

29C - 346.98
29C - 346.78
29LA – 2913
29LA – 2914

3

Xe
vận
chuyển
rác

10 xe

29C - 183.11
29C - 803.44
29C - 328.51
29C - 933.68
29C - 934.21
29C - 527.73

29C - 527.74
29C - 552.82
29C - 142.33
29C - 347.73
29C - 347.23

12 xe

Đáp ứng

29C - 095.40

( Nguồn: Số liệu từ UBND Quận Bắc Từ Liêm)
2.1.2. Danh sách và số lượng nhân sự phục vụ gói thầu
Bảng 1.4. Bảng nhân lực quản lý công tác vệ sinh môi trường Quận Bắc Từ
Liêm

11

11


Nhân lực
STT

Loại xe

Số lượng
Số lượng hiện
HSMT yêu

Họ và tên

cầu

Ông Đặng Tiến Thành
1

Quản lý chung

01 người

02 người
Ông Nguyễn Tiến Dũng

2

Ông Ngô Bá Quang

Cán bộ phụ trách môi
01 người
trường

02 người
Bà Nguyễn Thị Phương

Ông Đoàn Thế Duật
3

Cán bộ phụ trách thiết bị


01 người

02 người
Ông Phạm Quốc Bảo

Ông Đặng Ngọc Đạo

Cán bộ phụ trách an toàn
01 người
lao động

02 người

5

Công nhân điều khiển
25 người
máy móc thiết bị

25 người

6

Công nhân thu gom rác
279 người
và duy trì VSMT

2

4


Bà Đỗ Thị Mai An

(Nguồn: Số liệu từ UBND Quận Bắc Từ Liêm)
2.2. Hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
2.2.1. Hiện trạng phương tiện thu gom,vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn
Theo như được biết, tại quận Bắc Từ Liêm thu gom trung bình khoảng 240 tấn
rác thải trên 1 ngày với hiệu suất thu gom đạt khoảng 87%, và tần suất thu gom là 2
lần/ngày. Phương tiện thu gom chất thải rắn sinh hoạt của công ty Môi trường
Thăng Long là thùng đựng rác, xe đẩy tay, xe quét hút, xe tải nhỏ và xe vận chuyển
12
12


rác từ điểm tập kết đến bãi rác thải tập trung của thành phố. Xe đẩy tay dùng để thu
gom rác ở các hộ gia đình. Thùng rác thì để ở các nơi công cộng và dọc theo trục
đường lớn như quốc lộ 32, đường Hồ Tùng Mậu,... nhưng các thùng rác này về cơ
bản đều đã bị hỏng, mất nắp gây mất mỹ quan đô thị và mất vệ sinh môi trường.
Thời gian đi thu gom chất thải là từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 17 giờ đến 22 giờ. Ngoài
ra ban ngày còn có 1 lực lượng thu gom rác để duy trì vệ sinh đường phố để đảm
bảo vệ sinh môi trường. Các nhân viên thu gom sẽ được phân công ở từng ngõ để có
thể đạt hiệu suất thu gom tốt nhất. Lượng chất thải rắn ngày càng nhiều, vì thế các
xe đẩy thường được chống chèn thêm gỗ bên trên xung quanh của xe để có thể thêm
thể tích chỗ để chất thải cũng như thuận lợi cho các nhân viên thu gom có thể giảm
số chuyến đi thu gom mà vẫn giữ nguyên được hiệu suất như thế. Nhưng như thế có
thể gây mất an toàn cho các nhân viên đi thu gom vì khi chất rác thải lên xe quá đầy
sẽ vượt quá tầm nhìn khi di chuyển trên trục đường giao thông sẽ bị khó khăn trong
di chuyển và gây tai nạn giao thông.
Bảng 1.5. Hiện trạng phát sinh và thu gom chất thải rắn trên địa bàn
quận

STT

Phường

Lượng chất thải rắn phát
sinh (tấn/ngày)

1

Phú Diễn

20,1

2

Minh Khai

20,6

3

Phúc Diễn

17,2

4

Thượng Cát

16,1


5

Liên Mạc

16,5

6

Đông Ngạc

21,7

7

Đức Thắng

19,2

8

Thụy Phương

18,1

9

Tây Tựu

15,4


10

Xuân Đỉnh

19,1

11

Xuân Tảo

16,3

12

Cổ Nhuế 1

19,7

13

Cổ Nhuế 2

17,8
(Nguồn: UBND quận Bắc Từ Liêm, 2018)
13
13


2.2.2. Hiện trạng công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn

Qua cuộc khảo sát thực tế thì được biết quận Bắc Từ Liêm với 13 phường có
mật độ dân số lớn, do Công ty Môi trường Thăng Long phụ trách tại địa bàn và hiệu
suất thu gom đạt khoảng 85%. Hình thức thu gom là thu gom hỗn hợp, không phân
loại tại nguồn. Đối với rác tại khu dân cư, các hộ dân sẽ tự thu gom rác của gia đình
cho vào túi nilon hoặc các thùng rác để đổ trực tiếp vào xe đẩy, các nhân viên thu
gom rác sẽ thu gom rác bằng xe đẩy đi dọc theo các đường phố và các ngõ xóm
trong khu vực. Đối với rác ở các ngõ, đường làng, các nhân viên sẽ quét dọn thu
gom dọc theo tuyến đường đó. Đối với rác ở chợ hay các địa điểm tập trung khác
rác sẽ được để ở nơi thuận tiện nhất cho người thu gom.Các nhân viên sẽ đẩy xe đẩy
đến một vị trí tập kết rồi sẽ được các xe ô tô vận chuyển rác của Công ty Môi
trường Thăng Long chở đến bãi rác. Điểm tập kết rác cuối cùng là bãi đổ rác chôn
lấp Nam Sơn tại Sóc Sơn, Thành Phố Hà Nội.
- Quy trình thu gom rác:

Chất thải rắn hộ gia
đình

Chất thải rắn đường
phố

Chất thải rắn khu
công cộng

Xe đẩy tay

Điểm tập kết, nơi
trung chuyển

Xe chuyên
chở rác


Khu xử lý rác
Nam Sơn

Theo thống kê của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm lượng chất thải rắn thu
gom trên địa bàn đều đạt khoảng trung bình hiệu suất thu gom từ 70% - 90%.
Trên địa bàn tại các phường như Minh Khai, Đức Thắng, Đông Ngạc, Phú Diễn
có hiệu suất thu gom đạt 85% - 90%. Cách thức của đội thu gom rác sẽ là phân thành
các khu vực đảm nhiệm một khu vực nhất định. Đội thu gom rác sẽ tiến hành thu gom
tại từng ngõ ngách và đường thành một vòng tròn khép kín, và hoạt động thu gom rác
đã được phân tuyến rõ ràng. Còn những phường khác hiệu suất thu gom đạt từ 75% 87%. Phí thu gom rác trung bình giữa các phường vào khoảng 12.000 đồng đến 15.000
đồng một người. Tại mỗi phường luôn làm tốt công tác thu phí thu gom rác, người dân
thực hiện đúng theo quy định thu phí. Tuy nhiên có một số người dân ý thức chưa cao,
không tuân thủ đúng quy tắc đổ rác đúng giờ hoặc không đúng nơi quy định nên cũng
14
14


không thu gom được triệt để. Chính vì thế đòi hỏi chính quyền phải có sự đầu tư về
nhân lực để công tác thu gom đạt hiệu quả cao.
2.3.
Tác động của chất thải rắn tới môi trường và sức khỏe con người
a. Ảnh hưởng tới môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, nước làm lạnh tro xỉ,
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Chất thải rắn không được thu gom được thải ra bờ sông, hồ,... gây ô nhiễm
môi trường nước mặt, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước, gây tắc nghẽn các
dòng chảy, tắc cống thoát nước.
b. Ảnh hưởng tới môi trường đất
- Rò rỉ nước từ chất thải ngấm xuống đấy cũng là một phần gây ô nhiễm môi

trường đất.
- Trong hoạt động nông nghiệp thải ra chủ yếu là các vỏ bao bì, nilon của
thuốc bảo vệ thực vật thuốc trừ sâu, phân bón... người dân địa phương thường có
thói quen vứt ngay xuống bờ mương, ao hồ sau khi sử dụng xong, hàm lượng dư
thừa ngấm ngay vào đất sẽ làm suy thoái hệ sinh thái của đất.
c. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
- Các chất thải khi phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí khác gây tác
động xấu đến môi trường đô thị và sức khỏe của con người.
d. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe của con người
- Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân.
- Thành phần của chất thải rắn phức tạp, trong đó chứa các mầm bệnh từ các
chất thải hữu cơ, xác chết động vật,... tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của ruỗi,
muỗi,... và các dịch bệnh lây lan truyền nhiễm cho người.
- Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
đặc biệt là ô nhiễm môi trường và là nơi trung gian gây nên các đại dịch lây lan cho
con người.
e. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị
Khi mà chất thải rắn không được thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý, thu
gom không hết, hoặc rơi ở dọc đường,... đều là các hình ảnh gây mất vệ sinh, ảnh
hưởng tới mỹ quan đường phố, khu đô thị. Một phần cũng là do ý thức người dân
chưa cao vất rác thải không đúng nơi quy định và không đúng giờ thu gom rác.
Điều đó chứng tỏ công tác quản lý và thu gom chưa quản lý được tiến hành
nghiêm ngặt.

15
15


2.4. Cơ sở dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 của

quận Bắc Từ Liêm
2.4.1. Chất thải rắn phát sinh từ khu dân cư
- Tốc độ gia tăng dân số trung bình là 1,1%.
- Tiêu chuẩn thải 1,6 kg/người.ngày đêm.
- Hiệu suất thu gom chất thải rắn là 95%
- Lượng rác thải phát sinh

= N(1 + q) x g (kg/ngày đêm)

Trong đó:
+ N là số dân trong giai đoạn đang xét (người)
+ q là tỉ lệ tăng dân số (%)
+ g là tiêu chuẩn thải rác (kg/người.ngày đêm)
- Lượng rác thu gom được

= x 95%

Bảng 1.6. Dự báo khối lượng rác thải sinh hoạt năm 2025 và năm 2030 của
quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Dân số
TT Khu
vực Năm
phường
2025
(người)

1
2

Phú Diễn

Minh Khai

3
4
5
6
7
8

Đông Ngạc
Đức Thắng
Thụy Phương

Khối lượng
CTRSH đô thị
(tấn/năm)
năm
2030
Phát
sinh

Thu
gom

32.409

34.469

51,85


49,26

55,15

52,39

38.742

41.205

61,99

61,74

65,93

62,63

32.550

48,97

46,52

52,08

49,48

11.103


11.809

17,76

16,87

18,89

17,95

15.146

16.109

24,23

23,02

25,77

24,48

24.267

25.810

38,82

36,88


41,3

39,23

22.255

23.671

35,6

33,82

37,87

35,98

15.241

16.210

24,39

23,17

25,94

24,64

30.605
Thượng Cát


Dân số Khối lượng
năm
CTRSH đô thị
2030
(tấn/năm)
năm
2025
(người)
Phát
Thu
sinh
gom

16
16


9
10

Xuân Đỉnh

11
12
13

Cổ Nhuế 1
Cổ Nhuế 2


Tổng

27.767

29.533

44,42

42,2

47,25

44,89

37.284

39.654

59,65

56,67

63,45

60,28

14.600

15.528


23,36

22,19

24,84

23,6

38.176

40.603

61,08

58,03

64,96

61,71

51.956

55.260

83,13

78,97

88,41


83,99

546,5

611,81

581,25

359.551

381.411

575,25

Từ bảng 1.6 ta dự báo được khối lượng chất thải rắn sinh hoạt năm 2025 và 2030
lần lượt là 575 tấn/người.ngày đêm và 611 tấn/người.ngày đêm. Lượng chất thải
rắn công cộng (gồm chất thải rắn ở chợ, công viên, khu trung tâm thương mại,...)
bằng 10% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư (giả sử). Lượng
chất thải rắn công cộng năm 2025 dự báo là 57,5 tấn./người.ngày đêm và năm
2030 dự báo là 61,1 tấn/người.ngày đêm.
2.4.2. Chất thải phát sinh từ trường học và bệnh viện các cơ sở y tế
* Bệnh viện và các cơ sở y tế
- Địa bàn quận có 1 bệnh viện (Bệnh viện Nam Thăng Long – Phường Xuân
Đỉnh), 13 trạm y tế tại các phường và các phòng khám tư nhân. Số lượng
giường bệnh của quận vào khoảng 6000 giường bệnh.
+ Tiêu chuẩn thải: 2,7 kg/người.ngày đêm.
+ Tỷ lệ thất thải nguy hại: 25,4%.
Bảng 1.7. Khối lượng chất thải rắn của 1 Trạm y tế thuộc địa bàn quy
hoạch
Số

giường
bệnh

Tiêu chuẩn
thải
(kg/giường.
ngày đêm)

Tỷ lệ
thu
gom

Rác thải
phát
sinh
(kg/ngà
y đêm)

Rác thải
thu gom
(kg/ngà
y đêm)

Tỷ lệ
chất
thải
nguy
hại
(%)


Lượng
chất
thải
nguy hại
thu gom
(kg)

165

2,7

0,95

445,5

423,23

25,4

105,8

* Trường học
- Quận Bắc Từ Liêm có 15 trường đại học, cao đẳng, trung cấp; có hơn 45
trường học gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
(Giả sử số học sinh của quận Bắc Từ Liêm chiếm 10% dân số của quận)
- Số học sinh: 35.000 học sinh.
- Số sinh viên: 90.000 sinh viên.
17
17



- Tiêu chuẩn thải của trường học là 0,2 kg/người/ngày.
Bảng 1.8. Khối lượng chất thải rắn của trường học khu vực quận Bắc Từ
Liêm

Số học
sinh

Tiêu
chuẩn
thải
(kg/họ
c sinh)

Rác
phát
sinh

Tỷ
lệ
thu gom
(%)

Rác thu gom
(kg)

Mầm non,
Tiểu học,
Trung học


sở,
Trung học
phổ thông

35.000

0,2

7.000

0,95

6.650

Đại
học,
Cao đẳng,
Trung cấp

90.000

0,2

18.000

0,95

17.100

 Nhận xét: Hệ thống giao thông thuận lợi, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, trao

đổi hàng hóa, là cửa ngõ kinh tế của thủ đô Hà Nội ở phía Bắc. Là khu vực có quy
mô dân số lớn nên yêu cầu về đảm bảo an sinh xã hội, chất lượng môi trường cao,
đặc biệt yêu cầu về thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong quá trình chuyển
đổi từ cấp đô thị từ huyện thành quận Bắc Từ Liêm kéo theo những thay đổi trong
công tác quản lý quy hoạch nói chung và quản lý quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt
nói riêng. Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc
phân loại rác thải chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi
quy định của người dân đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom rác thải của
đội ngũ nhân viên môi trường. Hiệu quả đạt được trong công tác quản lý, xử lý
chất thải có những hạn chế nhất định đồng thời việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt
không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đã gây những tác động tổng hợp
tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội. Ba vấn đề môi
trường cấp bách tại quận Bắc Từ Liêm được xác định là:
* Hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt quận Bắc Từ Liêm chưa đáp ứng yêu cầu xã
hội.
* Thiếu cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
* Rác thải tại các các điểm tập kết gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.

18
18


CHƯƠNG III - QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025 ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ CÁC GIẢI PHÁP
3.1 Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt quận Bắc Từ Liêm
3.1.1. Mục tiêu quy hoạch
* Mục tiêu chung
- Giảm lượng thải - Tăng tái chế - Tái sử dụng chất thải rắn.
- Chỉ chôn hoặc đốt những loại chất thải rắn không thể tái chế, giảm nhu cầu đất
dành cho xử lý chất thải rắn.

* Mục tiêu cụ thể
- Giảm lượng chất thải rắn phát sinh: 1kg/người/ngày.
- Tổng lượng chất thải rắn được thu gom đến năm 2025 khoảng 545 tấn/ ngày đêm;
đến năm 2030 khoảng 580 tấn/ngày đêm.
- Thu gom 90 – 100% chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ; tỷ lệ chất thải
rắn được tái chế và tái sử dụng từ 50 – 70%.
- Xử lý trên 70% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế.
3.1.2. Nội dung quy hoạch
3.1.2.1. Phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
- Phân loại rác thải tại nguồn: các chất thải cùng loại, cùng giá trị sử dụng, tái chế
hay xử lý … được phân chia và chứa riêng biệt, gồm 3 nhóm sau:
+ Nhóm Chất thải rắn có thể tái chế, tái sử dụng, gồm: Giấy loại và các sản
phẩm từ giấy; Sắt, thép và các sản phẩm từ kim loại; Nhựa và các sản phẩm từ
nhựa.
+ Nhóm Chất thải rắn có thể đốt và chôn lấp, gồm: Nông, lâm sản thực
phẩm; Giấy vụn;Bông, vải sợi; Túi bóng, nilon; Cao su và các sản phẩm từ cao
su; Thuỷ tinh, gốm, sành, sứ; Tro, xỉ.
+ Nhóm Chất thải nguy hại áp dụng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch
vụ: Pin, bình ắc quy, hoá chất, bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dính dầu, dính
hóa chất…
Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Sử dụng cách phân loại với 3 thùng rác với 3 màu:
Xanh- Vàng- Đen. Chất thải rắn nguy hại phát sinh từ khu công nghiệp, làng nghề
sẽ được phân loại riêng biệt để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đó tự xử lý hoặc
19
19


hợp đồng với Công ty chuyên thu gom và xử lý chất thải nguy hại của tỉnh để giải
quyết.
- Thu gom và vận chuyển chất thải rắn: Để đảm bảo cho rác thải không được lưu

giữ quá lâu việc thu gom sẽ được quy hoạch theo các khu vực sau:
+ Khu vực I thuộc các khu đông dân cư (khu vực chợ, các trục đường chính
trong các phường , các trung tâm hành chính văn hóa, xã hội… trên địa bàn
quận): công tác thu gom được thực hiện một ngày 3 lần.
+ Khu vực II thuộc các khu vực vùng dân cư thưa thớt, , các đường nhỏ
trong phường mà các phương tiện thu gom ra vào khó khăn. Công tác thu
gom được thực hiện 1 ngày 1 lần.
Sau khi chất thải rắn được thu gom bằng các xe rác nhỏ, chất thải rắn sẽ được đưa
lên hê thống các xe ô tô thùng cố định để vận chuyển đến bãi chôn lấp hoặc nơi xử
lý chất thải rắn.
3.1.2.2. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt sẽ sử dụng các phương pháp sau để xử lý:
+ Dùng phương pháp đốt: Các thành phần chất dễ cháy như giấy vụn, giẻ
rách, nhựa, cao su, da, cây gỗ mà không còn khả năng tái chế có thể dùng
phương pháp đốt để giảm thể tích sau đó chôn lấp, loại này thường chiếm từ
5-15% trọng lượng chất thải rắn đô thị.
+ Dùng phương pháp tái chế: Thành phần chất tái chế được thu hồi để tái sử
dụng bao gồm chủ yếu là thủy tinh; kim loại; giấy, chất dẻo,…
+ Chất thải rắn xây dựng và các thành phần không cháy được khác như vỏ
ốc, xương, gạch đá, sành sứ và tạp chất khó phân hủy chiếm từ đưa đi san
nền.
+ Dùng phương pháp ủ sinh học (composting): Các loại bùn, phân và hầu hết
các thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt sẽ được sử dụng phương pháp
này.
+ Dùng phương pháp ép kiện: Các loại rác thải khác không có khả năng tái
chế được xử lý bằng công nghệ ép kiện. Các kiện này được sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau như đắp đê, san bằng các vùng đất trũng sau khi
phủ lên các lớp đất cát
+ Dùng phương pháp chôn lấp: chỉ dung với loại chất thải rắn không thể xử
lý được bằng các phương pháp trên

20
20


- Chất thải nguy hại từ các cơ sở sản xuất : được thu hồi phần có tái chế, loại bỏ,
tùy theo mức độ nguy hiểm, độc hại và các chất thải rắn nguy hại này sẽ được các
công ty chuyên xử lý chất thải nguy hại hợp đồng xử lý.
- Chất thải nguy hại từ các cơ sở y tế: được xử lý bằng lò đốt nhiệt độ cao
(>900°C): lò đốt Incicon, lò đốt VHI – 18B để thay thế các lò đốt thủ công hiện nay
nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
3.1.3. Đề xuất, xây dựng các dự án ưu tiên thực hiện:
Dự án 1:“Phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt quận Bắc Từ Liêm”
- Mục tiêu dự án: Phân loại triệt để chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, thu gom, xử lý
triệt để và 95% lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, đảm bảo chất thải rắn sinh
hoạt được chôn lấp dưới 20%.
- Nơi thực hiện và chịu trách nhiệm của dự án: Khu dân cư trên địa bàn quận Bắc
Từ liêm và UBND Quận Bắc Từ Liêm
- Kinh phí thức hiện:
+ Từ thu phí vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt, các khoản thu theo quy
đinh: 8146,25 tỷ đồng.
+ Từ ngân sách các cấp (sự nghiệp môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản…):
16292,5 tỷ đồng.
- Dự kiến thời gian thực hiện: bắt đầu từ tháng 9/2018
- Các hoạt động của dự án:
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về việc phân loại rác tiến tới thực
hiện hướng dẫn người dân cách phân loại chất thải rắn theo đúng tiêu chuẩn
để đảm bảo việc phân loại rác tại nguồn đúng quy cách ngay từ lúc phát sinh
chất thải.
+ Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị phân loại rác (thùng rác theo 3 màu tương
ứng 3 nhóm rác thải; các xe chuyên dụng từ xe thu gom rác nhỏ đến xe ô tô

thì thùng đều có vách ngăn; nơi tập kết chất thải rắn cũng phải phân ô tương
ứng)
+ Đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt
triệt để nhằm giảm diện tích chôn lấp đến mức tối đa.
Dự án 2: “ Xây dựng nhà máy VIBIO xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công
nghệ VIBIO biến rác thành phân vi sinh”
21
21


- Mục tiêu: Giảm tải lượng rác thải sinh hoạt phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp,
xử lý chất thải rắn thành phân vi sinh phục vụ cho nông nghiệp.
- Chủ dự án : Công ty môi trường Thăng Long
- Phạm vi dự án: Bãi rác Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Kinh phí thực hiện: tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: + Vốn ODA của chính phủ Thuỵ Sỹ
+ Quỹ môi trường quận Bắc Từ Liêm
-Dự kiến thời gian thực hiện: tháng 9/2018 đến tháng 12/2025
- Các hoạt động của dự án:
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ
VIBIO.
+ Sử dụng dây chuyền xử lý chất thải rắn này đối với rác thải sinh hoạt chứa các
thành phần hưu cơ có thể phân huỷ sinh học.
+ Do trong chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ chiếm tỉ trọng lớn (4450% trọng lượng) nên có thể tận dụng để sản xuất phân hữu cơ, cung cấp cho khu
vực ngoại thành để cải tạo đất nông nghiệp, và như vậy việc áp dụng phương pháp ủ
sinh học đối với thành phần hữu cơ sẽ phù hợp nhất.
+ Đầu tư dây chuyền xử lý ủ rác trong ống sinh hoá hình trụ, sau quá trình xử lý sản
phẩm thu được là phân compost.
3.2 Quy hoạch “ Thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý chất thải rắn sinh hoạt”
3.2.1 Mục tiêu quy hoạch

* Mục tiêu chung:
Dự án xây dựng nhằm tăng cường các đơn vị xử lý, tăng hiệu suất xử lý
chất thải rắn sinh hoạt chung toàn quận Bắc Từ Liêm. Giảm áp lực tại các điểm tập
kết chất thải rắn. Từ đó giảm tình trạng ô nhiễm môi trường và hiện tượng mất cảnh
quan đô thị tại các điểm tập kết.
* Mục tiêu cụ thể :
- Xây dựng bãi chôn lấp mới nhằm giảm áp lực, sức chứa cho bãi rác Nam Sơn
- Đến năm 2030 áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến để nâng cấp và cải thiện hệ
thống.
22
22


- Xây dựng bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt để xử lý tiêu huỷ rác thải sinh hoạt
trên địa bàn góp phần xây dựng môi trường trong sạch nhằm bảo đảm cho sự phát
triển bền vững trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
- Việc xây dựng bãi xử lý để chế biến rác thải thành các sản phẩm có giá trị như
phân bón hữu cơ nhiên liệu năng lượng vật liệu xây dựng, thay thế việc chôn lấp
gây ô nhiễm và không hợp vệ sinh như hiện nay.
3.2.2 Nội dung quy hoạch
- Xây dựng bãi chôn lấp mới:
+Thu thập các tài liệu liên quan đến yêu cầu của BCL, khối lượng chất thải cần
chôn lấp và dự kiến trong tương lai.
+Xác định phương án các địa điểm có khả năng để xây dựng BCL. Các vị trí này
có thể được xem xét và đề xuất trên cơ sở nghiên cứu phân tích các bản đồ địa hình,
địa chất, địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố
dân cư . Tổ chức các chuyến khảo sát thực địa.
+So sánh và lựa chọn phương án với các chỉ tiêu của BCL và loại bỏ bớt một số
địa điểm dự định. Lựa chọn chính thức, trong bước này so sánh đánh giá chi tiết các
địa điểm còn lại trên cơ sở phân tích đánh giá dựa theo các chỉ tiêu: kỹ thuật, kinh tế

và xã hội, lựa chọn tối ưu, áp dụng các phương pháp chập bản đồ, tính điểm các chỉ
tiêu.
-

Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn:

+ Xây dựng mới hoàn chỉnh nhà máy xử lý chất thải rắn đạt công suất sử dụng
xử lý được toàn bộ chất thải sinh hoạt của quận Bắc Từ Liêm.
+ Áp dụng các công nghệ hiện đại để xử lý rác thải một cách thân thiện với môi
trường cũng như tiết kiệm được chi phí hoạt động của nhà máy.
+ Có thể tái sử dụng các loại rác để phục vụ vào mục đích kinh tế như SX phân
vi sinh, tạo năng lượng sản xuất điện năng.
3.2.3 Đề xuất, xây dựng các dự án ưu tiên thực hiện:
Dự án 1: “ Đề xuất mở rộng bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Sơn, Sóc Sơn, TP.
Hà Nội
-

Mục tiêu dự án:

+Giải quyết được vấn đề gia tăng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành
phó Hà Nội nói chung, cũng như quận Bắc Từ Liêm nói riêng.
23
23


+ Giảm bớt được sức chịu đựng rác thải sinh hoạt bên bãi chôn lấp rác thải
Xuân Sơn, SơnTây, TP Hà Nội.
-

Chủ dự án: UBND thành phố Hà Nội

Phạm vi dự án: Bãi chôn lấp rác Nam Sơn, Sơn Tây, TP.Hà Nội
Kinh phí thực hiện: 40.000.000.000 đồng
Nguồn vốn: Quỹ bảo vệ môi trường của thành phố Hà Nội
Dự kiến thời gian thực hiện: tháng 9/2018 đến tháng 12/2019
Hoạt động của dự án:
+ Mở rộng diện tích sử dụng đất của dự án là 73,73ha gồm có 8 ô chôn lấp
với diện tích 30ha và các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho các ô chôn
lấp chất thải rắn.
+ Khu phía Nam 36,26ha (nằm trên diện tích đất của hai xã Hồng Kỳ và
Nam Sơn), gồm 6 ô chôn lấp hợp vệ sinh với công suất chôn lấp
4.984.620m3.
+ Khu phía Bắc 37,47ha (nằm trên diện tích đất xã Bắc Sơn), gồm 2 ô chôn
lấp với công suất 1.883.890m3.

Hình 1.2 Hiện trạng khi chưa quy hoạch mở rộng dự án

Hình 1.3 Hiện trạng đất bãi chôn lấp sau khi quy hoạch
-

Lý do mở bãi chôn lấp mới
24
24


-

+ Với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt gia tăng và đang quá tải cho nên
phải mở rộng quy mô của bãi chôn lấp để tăng diện tích đáp ứng nhu cầu.
+ Với điều kiện có bãi chôn lấp Nam Sơn cũ nằm ở đây nên đã có nền tảng
các điều kiện như thuận lợi về giao thông đi lại cũng như địa hình, địa chất,

địa chất thuỷ văn, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã có, hiện trạng phân bố
dân cư. Công việc khảo sát thực địa cũng đỡ phức tạp hơn.
+ Thành phố Hà Nội hiện tại tập trung vào 2 bãi rác Xuân Sơn và Nam Sơn.
Trong đó, bãi rác Xuân Sơn ở khu vực thị xã Sơn Tây đã quá tải và chịu
nhiều sự cản trở về giao thông cũng như người dân. Cho nên tập trung mở
rộng khu vực bãi ra Nam Sơn để thuận tiện việc vận chuyển rác tại quận Bắc
Từ Liêm để diễn ra dễ dàng hơn.
Vạch tuyến thu gom vận chuyển rác thải

Nguyên tắc: + Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và
kết thúc ở những tuyến phố chính. Sử dụng hàng rào cản địa lý và tự nhiên như là
đường ranh giới của tuyến thu gom.
+ Tuyến thu gim phải bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến
đặt gần bãi đổ nhất.
+ Chất thải rắn phát sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom
vào thời điểm sớm nhất trong ngày.
+ Các nguồn có khối lượng chất thải rắn phát sinh lớn được phục vụ nhiều lần vào
thời gian đầu của ngày công tác.

Hình 1.4 Bản đồ vạch tuyến thu gom rác thải

25
25


×