Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho công ty CP đô thị tân an – long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO CÔNG TY CP
ĐÔ THỊ TÂN AN – LONG AN

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS. Huỳnh Phú
Sinh viên thực hiện

: Lê Thị Thùy Trang

MSSV: 1411090182

Lớp: 14DMT01

TP. Hồ Chí Minh, 2018


Đồ Án Tốt Nghiệp.

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường Đại Học Công Nghệ


TP.HCM tôi đã được trang bị những kiến thức cần thiết, cũng như tích lũy kinh
nghiệm trước khi ra trường. Tại đây, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp
đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô ở
Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy PGS.TS Huỳnh Phú, thầy đã
trực tiếp hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức cần thiết và hữu ích để tôi có thể
hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện đồ án, mặc dù đã có
rất nhiều cố gắng, kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, rất mong nhận được những nhận xét quý báu của quý thầy cô và các bạn học
cùng lớp để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi
dào sức khỏe để có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt
kiến thức cho thế hệ mai sau.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ, công nhân viên trong Công ty CP Đô thị
Tân An, đặc biệt là anh Thành, chị Trúc, cô Vy và các cô chú anh chị đội vận
chuyển, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và cung cấp thông tin, số liệu để tôi có thể
hoàn thành đồ án.
Cám ơn gia đình đã luôn ở bên con, ủng hộ con về mọi mặt để con có thể
hoàn thành chặng đường học tập của mình. Cuối cùng là cám ơn những người bạn
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án.
Một lần nữa tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến mọi người!
Long An, ngày 28 tháng 07 năm 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN

Lê Thị Thùy Trang
i


Đồ Án Tốt Nghiệp.


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty CP Đô thị Tân An – Long An” tôi
đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề, vận dụng những kiến thức đã học và
trao đổi với giảng viên hướng dẫn, nhân viên công ty, bạn bè,…
Tôi xin cam đoan đây là đồ án do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả trong đồ án này là trung thực.

Long An, ngày 28 tháng 07 năm 2018
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thị Thùy Trang

ii


Đồ Án Tốt Nghiệp.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................ix
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 5
6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ................................... 7
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt ..................................................................... 7

1.1.1 Khái niệm: ........................................................................................................ 7
1.1.1.1. Chất thải rắn .............................................................................................. 7
1.1.1.2. Rác thải sinh hoạt ...................................................................................... 7
1.1.2. Phân biệt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp ....................... 7
1.1.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt .............................................................................. 7
1.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp ......................................................................... 8
1.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt .............................................................. 8
1.1.4. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ................................................... 9
1.1.5. Phân loại và thành phần của rác thải sinh hoạt ............................................. 10
1.1.5.1. Phân loại rác thải ..................................................................................... 10
1.1.5.2. Thành phần rác thải ................................................................................ 11
1.1.6. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.................. 13
1.1.7. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn ............................................. 16
1.1.7.1. Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa phân loại tại nguồn ..................... 16
1.1.7.2. Hệ thống thu gom chất thải rắn phân loại tại nguồn .............................. 17
1.1.7.3. Hệ thống container di động .................................................................... 17

iii


Đồ Án Tốt Nghiệp.

1.1.7.4. Hệ thống container cố định .................................................................... 17
1.1.8. Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên Thế giới ................... 17
1.1.9. Tình hình công tác thu gom, vận chuyển rác thải ở Việt Nam ..................... 19
1.2. Giới thiệu về công ty Cổ phần Đô thị Tân An. .................................................... 23
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Đô thị Tân An. ............. 23
1.2.2.Chức năng và ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ Phần Đô thị Tân
An.


.................................................................................................................... 25

1.2.2.1. Chức năng của Công ty ........................................................................... 25
1.2.2.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty ...................................................... 25
1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và quy mô hoạt động của Công ty........................... 26
1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: .......................................................................... 26
1.2.3.2. Quy mô hoạt động ................................................................................... 28
1.2.4. Cán bộ công nhân viên – lao động của Công ty ............................................ 28
1.2.5. Phương hướng hoạt động của Công ty CP Đô thị Tân An ............................ 31
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG RÁC THẢI Ở THÀNH PHỐ TÂN
AN VÀ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT
CỦA CÔNG TY CP ĐÔ THỊ TÂN AN...................................................................... 32
2.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................................ 32
2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 32
2.1.2. Địa hình ......................................................................................................... 33
2.1.3. Khí hậu – Thủy văn ....................................................................................... 34
2.1.4. Dân số ............................................................................................................ 34
2.1.5. Giáo dục. ....................................................................................................... 35
2.1.6. Văn hóa – Xã hội. .......................................................................................... 35
2.1.7. Giao thông ..................................................................................................... 36
2.1.8. Đánh giá điều kiện kinh tế và xã hội ở TP Tân An. ...................................... 36
2.2. Hiện trạng rác thải ở thành phố Tân An và công tác thu gom – vận chuyển
chất thải rắn của sinh hoạt công ty.............................................................................. 37
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ......................................................... 37

iv


Đồ Án Tốt Nghiệp.


2.2.2. Phân loại, thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An ................. 38
2.2.4. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến môi trường. ....................................... 44
2.2.5. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An. ........................ 48
2.2.5.1. Khối lượng rác thải sinh hoạt theo từng tháng........................................ 48
2.2.5.2. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở các phường ........................... 51
2.2.5.3. So sánh khối lượng rác thải sih hoạt qua từng năm ................................ 53
2.2.6. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty CP
Đô thị Tân An. ......................................................................................................... 54
2.2.6.1. Quy trình thu gom và vận chuyển rác thải .............................................. 54
2.2.6.2. Trạm trung chuyển .................................................................................. 57
2.2.7. Lịch thu gom – vận chuyển rác thải sinh hoạt trên các tuyến đường ở TP.
Tân An .................................................................................................................... 60
2.2.8. Phương tiện thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt. .................................. 82
2.2.9. Tỷ lệ thu gom và mức thu phí vệ sinh của Công ty ...................................... 84
2.2.10. Đánh giá công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công
ty CP Đô thị Tân An ................................................................................................ 88
2.2.10.1. Nhận thức của người dân .................................................................... 88
2.2.10.2. Quy trình thu gom – vận chuyển rác thải ............................................ 89
2.2.10.3. Hệ thống tài chính ............................................................................... 90
2.2.10.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom và vận chuyển
rác thải của Công ty ............................................................................................. 93
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THU
GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC THẢI SINH HOẠT CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐÔ THỊ TÂN AN ............................................................................................. 95
3.1. Cơ chế quản lý ..................................................................................................... 95
3.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................ 96
3.2.1. Giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ........................................... 96
3.2.2. Giải pháp thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt theo phương pháp phân
loại rác tại nguồn ..................................................................................................... 98


v


Đồ Án Tốt Nghiệp.

3.3. Biện pháp cộng đồng ......................................................................................... 115
3.4. Một số giải pháp khác trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thành phố
Tân An ...................................................................................................................... 115
3.4.1. Xã hội hóa công tác quản lý ........................................................................ 116
3.4.2. Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân.................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 118
1. Kết luận ................................................................................................................. 118
2. Kiến nghị............................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 120

vi


Đồ Án Tốt Nghiệp.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần chủ yếu của CTRSH .................................................................. 12
Bảng 1.2: Tổng hợp hoạt động của các mô hình quản lý chất thải nông thôn ............... 22
Bảng 1.3: Số lượng nhân viên của các phòng ban trong Công ty .................................. 29
Bảng 1.4: Phân loại, tính chất lao động của Công ty ..................................................... 30
Bảng 1.5: Thu nhập bình quân của người lao động ....................................................... 30
Bảng 2.1: Dân số qua các năm ở TP.Tân An ................................................................. 35
Bảng 2.2: Rác thải sinh hoạt chủ yếu từ các hộ gia đình trên địa bàn TP.Tân An. ...... 38
Bảng 2.3: Mức độ phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình tại TP.Tân An ............. 39
Bảng 2.4: Dụng cụ chứa rác thải sinh hoạt tại các hộ gia đình tại TP.Tân An .............. 39

Bảng 2.5: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP.Tân An ................................................ 41
Bảng 2.6: Khối lượng CTRSH mỗi tháng của TP.Tân An từ năm 2014 – 2017. .......... 49
Bảng 2.7: Khối lượng rác thải phát sinh ở các phường trên TP.Tân An. ...................... 52
Bảng 2.8: Tổng khối lượng CTRSH qua từng năm tại TP.Tân An ............................... 53
Bảng 2.9: Tổng hợp các điểm tập kết rác thải trên địa bàn TP. Tân An ........................ 58
Bảng 2.10: Lịch phân công nhân viên quét dọn vệ sinh trên địa bàn TP.Tân An ......... 61
Bảng 2.11: Tổng số hộ dân sống trong khu vực hẻm trên địa bàn TP.Tân An .............. 69
Bảng 2.12: Lịch thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An ........ 71
Bảng 2.13: Phương tiện thu gom – vận chuyển rác tại TP.Tân An ............................... 83
Bảng 2.14: Phương tiện phục vụ công tác thu gom - vận chuyển rác tại TP.Tân An .... 84
Bảng 2.15: Mức thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường ở TP.Tân An ............................... 85
Bảng 2.16: Đánh giá của hộ gia đình về mức thu phí VSMT ........................................ 86
Bảng 2.17: Kiến nghị của các hộ gia đình để nâng cao hiệu quả quản lý và công tác
thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn TP.Tân An.................................. 87
Bảng 2.18: Công tác thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tại TP.Tân An ........... 88
Bảng 2.19: Mức độ tham gia các hoạt động VSMT ...................................................... 89
Bảng 2.20: Hệ thống tài chính của Công ty CP Đô thị Tân An ..................................... 90
Bảng 3.1: Kết quả dự báo dân số TP.Tân An ................................................................ 99

vii


Đồ Án Tốt Nghiệp.

Bảng 3.2: Bảng ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP.Tân An đến
năm 2030 ........................................................................................................................ 99
Bảng 3.3: Tổng thể tích rác hữu cơ cần thu gom của hộ gia đình qua các năm .......... 102
Bảng 3.4: Tính số thùng và công nhân từ năm 2018 đến 2030.................................... 105
Bảng 3.5: Tính chi phí thùng đầu tư ............................................................................ 106
Bảng 3.6: Tổng thể tích rác vô cơ cần thu gom của hộ gia đình qua các năm............. 107

Bảng 3.7: Tính số thùng rác vô cơ và công nhân từ năm 2018 đến 2030 .................... 110
Bảng 3.8: Tính chi phí đầu tư thùng ............................................................................ 111
Bảng 3.9: Số thùng rác hữu cơ công ty đầu tư ............................................................. 112

viii


Đồ Án Tốt Nghiệp.

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt ............................................................... 8
Hình 1.2: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ................................................. 9
Hình 1.3: Sơ đồ tác hại của chất thải rắn sinh hoạt đối với sức khỏe con người ........... 15
Hình 1.4: Các giải thưởng tiêu biểu đã đạt được của Công ty ....................................... 24
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Công ty CP Đô thị Tân An ........... 26
Hình 2.1: Bản đồ hành chính TP.Tân An - tỉnh Long An .............................................. 33
Hình 2.2: Tỷ lệ phần trăm thành phần rác thải sinh hoạt ở thành phố Tân An. ............. 42
Hình 2.3: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi ven đường (Xã Bình Tâm) ............................ 44
Hình 2.4: Rác thải sinh hoạt vứt trên lề đường (Phường 7) ........................................... 44
Hình 2.5: Rác thải sinh hoạt ở chợ Tân An (Phường 2) ................................................ 45
Hình 2.6: Chất thải rắn ven đường (Xã Bình Tâm) ....................................................... 46
Hình 2.7: Chất thải xây dựng ven khu dân cư (Phường 2) ............................................ 46
Hình 2.8: Chất thải rắn vứt bừa bãi ở phường 3 - TP.Tân An. ...................................... 47
Hình 2.9: Rác thải vứt trên đường Nguyễn Thông (Bình Tâm)..................................... 48
Hình 2.10: Chất thải vứt bừa bãi ở nơi công cộng (Phường 2) ...................................... 48
Hình 2.11: Khối lượng rác sinh hoạt mỗi tháng ở TP.Tân An từ năm 2014 - 2017. ..... 50
Hình 2.12: Sơ đồ quy trình thu gom - vận chuyển rác trên địa bàn TP.Tân An. ........... 56
Hình 2.13: Điểm tập kết rác thải trên đường Nguyễn Huệ (Phường 1) ......................... 59
Hình 2.14: Điểm tập kết rác thải trên đường Huỳnh Việt Thanh (Phường 2) ............... 59
Hình 2.15: Công tác thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty CP Đô thị

Tân An ............................................................................................................................ 81
Hình 2.16: Bãi xe của Công ty CP Đô thị Tân An. ........................................................ 83
Hình 2.17: Biểu đồ thể hiện hệ thống tài chính của công tác thu gom CTRSH của
Công ty qua 4 năm (2014 - 2018) .................................................................................. 91
Hình 3.1: Thùng rác 2 ngăn vô cơ và hữu cơ ................................................................. 96
Hình 3.2: Thùng rác 3 ngăn hữu cơ, vô cơ và tái chế .................................................... 96
Hình 3.3: Poster hướng dẫn phân loại rác thải ............................................................... 97
Hình 3.4: Thùng rác công công 2 ngăn tại vỉa hè .......................................................... 97
Hình 3.5: Xe thu gom rác 2 ngăn ................................................................................... 98

ix


Đồ Án Tốt Nghiệp.

DANH MỤC VIẾT TẮT
BCL
BVMT
BCHTW
BVĐK
CTR
CTRSH
CB.CNV
CP
Cu
Cd
CH4
CO2
CH3OH
CH3CH2COOH

H2 S
H2 O
HTX
HĐQT
QL 1A
Pb
Sở TNMT
TP.Tân An
THGT
TSN
TNHH
UBND
UBCK - QLPH
VSMT
VN
WHO
Zn

Bãi chôn lấp
Bảo vệ môi trường
Ban chấp hành trung ương
Bệnh viện đa khoa
Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Cán bộ công nhân viên
Cổ phần
Đồng
Cadimi
Metan
Cacbon đioxit

Methanol
Propionic acid
Hydro sulfua
Nước
Hợp tác xã
Hội đồng quản trị
Quốc lộ 1A
Chì
Sở Tài nguyên Môi trường
Thành phố Tân An
Tín hiệu giao thông
Tâm Sinh Nghĩa
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Ủy ban chứng khoáng nhà nước
Vệ sinh môi trường
Việt Nam
Tổ chức Y tế Thế giới
Kẽm

x


Đồ Án Tốt Nghiệp.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, TP.Tân An cũng đang
từng bước hòa mình vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo chủ trương công
nghiệp hóa hiện đại hóa nhằm khẳng định vị thế của mình và từng bước nâng cao, cải

thiện đời sống của người dân. Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu tiêu thụ
của người dân cũng nâng lên, kéo theo là lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng
đa phần lượng rác sinh ra rất đa dạng và khó phân hủy. Nó là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng ô nhiễm môi trường tại TP.Tân An gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị làm cho
TP.Tân An bị xuống cấp, có nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và đe dọa đến nguy cơ suy
thoái nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Chính vì thế mà việc thu gom và vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian qua đã trở thành vấn đề nóng bỏng và vô
cùng cần thiết được các cấp chính quyền quan tâm nhiều nhất. Tình trạng rác thải sinh
hoạt ở TP.Tân An chưa được đánh giá một cách đầy đủ, dẫn đến việc thu gom - vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, chưa có biện pháp phù hợp để
giúp công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả.
Công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở TP.Tân An
được thực hiện bởi Công ty CP Đô thị Tân An. Công ty này là một đơn vị chuyên hoạt
động trong lĩnh vực môi trường, các hoạt động của Công ty nhằm góp phần giảm thiểu
lượng rác thải phát sinh, đem lại một môi trường xanh – sạch – đẹp. Đồng thời tạo
công ăn việc làm cho người dân. Trong quá trình thực hiện công tác thu gom - vận
chuyển Công ty đã gặp không ít khó khăn và còn nhiều bất cập. Do việc thu phí dịch
vụ vệ sinh thu về hằng năm không đủ để bù lại những chi phí mà Công ty đã đầu tư các
trang thiết bị để hỗ trợ tốt cho công tác vệ sinh môi trường.
Trong thời gian qua, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố đã làm ảnh
hưởng không chỉ đến môi trường mà cả sức khỏe của cộng đồng và ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế của TP.Tân An. Do đó, việc tồn tại những yếu điểm trên là lý do tôi
1


Đồ Án Tốt Nghiệp.

chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cho Công ty CP Đô thị Tân An – Long An” với
mong muốn giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác thu gom - vận chuyển

CTRSH ở địa phương mình đang sinh sống.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Đánh giá hiện trạng thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt từ đó đề xuất giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vệ sinh môi trường sao cho phù hợp với Công
ty CP Đô thị Tân An.
Mục tiêu cụ thể:
 Khảo sát hiện trạng rác thải ở TP.Tân An và công tác thu gom - vận chuyển
chất thải sinh hoạt của công ty CP Đô thị Tân An.
 Thu thập số liệu để đánh giá hiệu quả thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt
của công ty.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu gom - vận chuyển chất thải
sinh hoạt của công ty.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp về công tác thu gom và vận chuyển
CTRSH của Công ty CP Đô thị Tân An để góp phần BVMT nhằm nghiên cứu tính
tương quan giữa các yếu tố như khái niệm, thành phần, nguyên nhân, tác hại của
CTRSH để góp phần BVMT và đưa ra các giải pháp phù hợp với công tác thu gom và
vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân An. Sự hiểu biết và nhận thức của
người dân về vệ sinh môi trường và của cán bộ công nhân viên trong công ty, đặc biệt
là các bộ phận làm việc trực tiếp với CTRSH. Từ đó rút ra kết luận và đề xuất các giải

2


Đồ Án Tốt Nghiệp.

pháp phù hợp với công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân
An đạt hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu:
a) Phương pháp thu thập thông tin:
 Thu thập và tham khảo tài liệu của Công ty về quá trình hình thành, cơ cấu tổ
chức, quy mô hoạt động, chức năng, ngành nghề kinh doanh, phương hướng hoạt động,
quy trình thu gom – vận chuyển rác thải,...
 Tìm hiểu thông tin trên internet, các tài liệu tham khảo của những anh chị
khóa trước hoặc các tài liệu đáng tin cậy để bổ sung những nội dung không điều tra
được, đồng thời tiết kiệm thời gian và kinh phí thực hiện đồ án.
 Tham khảo các giáo trình về chất thải rắn sinh hoạt để có những thông tin về
định nghĩa, nguồn gốc, phân loại, thành phần, ảnh hưởng,...
 Sau khi thu thập, tiến hành phân tích, chọn lọc để đưa những thông tin cần
thiết vào đồ án.
b) Phương pháp khảo sát, điều tra:
Là phương pháp điều tra từ thực tế bằng cách lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực
tiếp những người liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Điều tra: Chọn ngẫu nhiên khoảng 10 hộ gia đình trong mỗi phường, xã và tiến
hành phát phiếu điều tra để lấy ý kiến của người dân về công tác thu gom rác sinh hoạt
của Công ty ( Tổng số phiếu: 145 phiếu).
+ Phạm vi: Các hộ gia đình trên địa bàn TP.Tân An ( có 9 phường và 5 xã).
+ Đối tượng: Người dân sống trong TP.Tân An
+ Các thông tin điều tra bao gồm: Số người trong hộ, khối lượng, thành
phần rác thải sinh hoạt chủ yếu của gia đình, tần xuất thu gom, lệ phí thu gom, điểm
tập kết,...

3


Đồ Án Tốt Nghiệp.

 Phỏng vấn: Thông qua những chuyến đi từ thực tế để có thể trực tiếp tìm

hiểu quy trình thực hiện công tác thu gom - vận chuyển rác thải sinh hoạt của Công ty
CP Đô thị Tân An. Đồng thời thông qua đó có thể chụp hình và phỏng vấn các cô chú
đang thực hiện công thu gom ( Tổng số phiếu: 30 phiếu).
+ Phạm vi: Nhân viên Công ty CP Đô thị Tân An trực tiếp thực hiện công
tác thu gom và vận chuyển rác thải ở TP.Tân An.
+ Đối tượng: Cá nhân.
+ Các thông tin phỏng vấn bao gồm: Số lượng người, thời gian bắt đầu công
việc, hình thức thu gom hiện nay,....
c) Phương pháp chuyên gia:
Hình thức thực hiện phương pháp này thông qua các buổi găp gỡ, trao đổi với
các cán bộ tại Công ty và giáo viên hướng dẫn nhằm tháo gỡ những thắc mắc.
d) Phương pháp thống kê và xử lý số liệu:
Nhằm thu thập và phân tích số liệu một cách tổng quan về tình hình thu gomvận chuyển CTRSH của Công ty CP Đô thi TP.Tân An từ các phương pháp trên. Từ đó
xử lý số liệu bằng Excel.
e) Phương pháp so sánh:
Sử dụng phương pháp thống kê để tóm tắt những thông tin, số liệu liên quan đến
đề tài và dùng phương pháp so sánh để tiến hành đánh giá công tác thu gom - vận
chuyển.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài chủ yếu tập trung vào tìm hiểu công tác thu gom - vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt của Công ty Cổ Phần Đô thị Tân An nên đối tượng nghiên cứu sẽ tập hợp
vào kết quả của công tác thu gom - vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của Công ty CP
Đô thị Tân An.

4


Đồ Án Tốt Nghiệp.


Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty CP Đô thị Tân An – Long An về
công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 07 tháng 05 năm 2018 đến ngày 28 tháng 07
năm 2018.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu thông tin về tình hình hoạt động của Công ty CP Đô thị Tân An.
 Thu thập các tài liệu, số liệu có liên quan đến công tác thu gom – vận chuyển
rác thải sinh hoạt
 Thu thập các tài liệu về tác hại của rác thải đối với môi trường .
 Khảo sát hiện trạng công tác thu gom – vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa
bàn TP.Tân An.
 Thống kê, đánh giá hiệu quả thực hiện công tác thu gom - vận chuyển
CTRSH nhằm tìm ra những khó khăn bất cập còn tồn tại.
 Đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác thu gom - vận chuyển CTRSH
của Công ty CP Đô thị Tân An.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập:
 Vận dụng những kiến thức đã học để làm quen với thực tế.
 Tích lũy được kinh nghiệm cho công việc khi ra trường.
 Nâng cao vốn kiến thức thực tế.
Ý nghĩa khoa học:
 Đề tài nhằm phục vụ công tác thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP
đô thị Tân An.

5


Đồ Án Tốt Nghiệp.


 Đề xuất các giải pháp phù hợp với công tác thu gom - vận chuyển CTRSH
của Công ty CP đô thị Tân An.
Ý nghĩa thực tiễn:
 Đưa ra các giải pháp thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân
An sao cho đạt hiệu quả triệt để hết lượng rác thải phát sinh hằng ngày, đồng thời phân
loại chất thải tại nguồn.
 Thấy được những khó khăn, bất cập và những thiếu sót trong công tác thu gom,
vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân An.
 Nâng cao hiệu quả thu gom - vận chuyển CTRSH của Công ty CP đô thị Tân An
tại địa phương góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường, trả lại vẻ đẹp vốn có cho đô thị
và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng,…

6


Đồ Án Tốt Nghiệp.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm:
1.1.1.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt
động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và
duy trì sự tồn tại của cộng đồng,…) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh
ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định và bị
vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ
phận của chất thải rắn và nó được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
thường ngày của con người.

1.1.1.2. Rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ, thương mại. Rác thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà lông vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau
quả…
1.1.2. Phân biệt chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp
1.1.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn bao gồm các thành phần:
 Chất thải thực phẩm: gồm thức ăn thừa, rau quả,… loại chất thải này mang
bản chất dễ bị phân hủy sinh học
 Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân
 Chất thải lỏng: Chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu
vực sinh hoạt của dân cư
7


Đồ Án Tốt Nghiệp.

 Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, củi, nilon,
bao gói…
 Ngoài ra các chất thải còn có thành phần khác như: Kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, tro xỉ và các chất dễ cháy khác.
1.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp
Thành phần chất thải rất đa dạng, phần lớn là các phế thải từ vật liệu trong quá
trình sản xuất, phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, các phế thải trong quá trình
công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm.
1.1.3. Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt


Nguyên vật liệu

Chế biến
Thu hồi và tái chế

Chất thải
Chất thải

Chế biến lần 2
Tiêu thụ

Thải bỏ
Ghi chú:
Nguyên vật liệu, sản phẩm và các thành phần thu hồi và tái sử dụng.
Chất thải.
Hình 1.1: Sự hình thành chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: TS Nguyễn Trung Việt, TS Trần Thị Mỹ Diệu, Công ty MT Tầm Nhìn Xanh)

8


Đồ Án Tốt Nghiệp.

1.1.4. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Kinh tế ngày càng phát triển nên đời sống của người dân vì thế cũng được nâng
cao, đi cùng với đó là sự gia tăng khối lượng rác thải ngày càng nhiều do sự phát triển
kinh tế - xã hội và sự gia tăng dân số. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh từ chất
thải rắn bao gồm:
 Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn (chất thải sinh hoạt);
 Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại;

 Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
 Rác từ các dịch vụ đô thị;
 Rác từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp ngoài khu công nghiệp, các làng nghề;
 Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp;
Với sự gia tăng dân số mạnh cùng với sự phát triển nhanh chóng của các đô thị
làm cho khối lượng CTRSH ngày càng gia tăng nhanh. CTRSH đang trở thành một
trong những vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.
Các hoạt động kinh tế - xã hội của con ngƣời

Các hoạt
động
quản lý

Hoạt động
sống và tái
sản sinh con
ngƣời

Các hoạt
động giao
tiếp và đối
ngoại

Các quá
trình phi
sản xuất

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

Hình 1.2: Sơ đồ các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
(Nguồn: GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn, NXB xây dựng, 2011)
9


Đồ Án Tốt Nghiệp.

1.1.5.

Phân loại và thành phần của rác thải sinh hoạt

1.1.5.1. Phân loại rác thải
a) Phân loại theo mức độ nguy hại
 Rác thải nguy hại: Là rác thải chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
những đặc tính sau: phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc
hoặc các đặc tính nguy hại khác. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố
rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe của con người và sự phát triển của thực vật, đồng
thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí.
 Rác thải không nguy hại: Là những loại rác thải không có chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại tới môi trường và sức khỏe của con người.
Thường là các chất phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị,...
b) Phân loại theo nguồn thải
 Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình,
nơi công cộng được gọi chung là rác thải sinh hoạt.
 Rác thải công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là rác
thải công nghiệp.
 Rác thải nông nghiệp: Là lượng rác thải phát sinh từ các hoạt động như: trồng
trọt, thu hoạch các loại cây trồng, chăn nuôi, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các
lò giết mổ,... được gọi chung là rác thải nông nghiệp.

 Rác thải xây dựng: Là các phế thải như: đất, cát, gạch, ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động tháo dỡ, xây dựng công trình,.... Được gọi chung là rác thải xây dựng.
 Rác thải y tế: Rác thải phát sinh từ các hoạt động y tế như: khám bệnh, bào
chế, sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, thú y,... Sinh ra từ các bệnh viện, các trung tâm điều
dưỡng, cơ sở y tế dự phòng. Bao gồm:
o Rác y tế thông thường (sinh hoạt): bìa, bao hộp đóng gói, khăn giấy lau
tay, thức ăn bỏ đi,...
10


Đồ Án Tốt Nghiệp.

o Rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm như: bông, băng thấm dịch hoặc máu,
các hộp thuốc quá hạn, kim tiêm,...
 Rác thải từ các nguồn khác như: thương mại, dịch vụ,…
c) Phân loại theo thành phần
 Rác thải sinh hoạt hữu cơ: Là chất thải trong sinh hoạt hằng ngày có nguồn
gốc từ động vật hoặc thực vật, thường là các gốc rau, quả, thức ăn, rơm rạ, xương, ruột
gà,...
 Rác thải sinh hoạt vô cơ: Là các chất có nguồn gốc vô cơ như: nilon, nhựa,
da, cao su, vải, sợi,... được thải ra trong sinh hoạt hằng ngày, đây là chất thải có thành
phần tái chế được.
 Các chất trơ: thủy tinh, đá, kim loại, sành sứ, đất sét.
d) Phân loại theo trạng thái chất thải
 Rác thải ở trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng (kim loại, hóa chất sơn, nhựa thủy tinh, vật liệu xây dựng...)
 Rác thải ở trạng thái lỏng: phân bón từ cống rãnh, bể phốt, nước thải từ nhà
máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công
nghiệp,...
 Rác thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải, các động cơ đốt trong các

máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật
liệu,... (Trần Quang Ninh, 2010)
1.1.5.2. Thành phần rác thải
Thành phần lý, hóa của chất thải rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương,
vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác

11


Đồ Án Tốt Nghiệp.

Bảng 1.1: Thành phần chủ yếu của CTRSH
THÀNH PHẦN

ĐỊNH NGHĨA

VÍ DỤ

1. Các chất cháy
đƣợc (đốt đƣợc)
a. Giấy
 Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy
b. Hàng dệt
 Có nguồn gốc từ các sợi
c. Thực phẩm  Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm.
d. Cỏ, rơm, gỗ  Các vật liệu và sản phẩm được chế
củi
tạo từ gỗ, tre, rơm...


 Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh...
 Vải, len, nilon...
 Rau, quả, thực phẩm.
 Đồ dùng bằng gỗ như
bàn ghế, đồ chơi, vỏ dừa...
 Phim cuộn, túi chất dẻo,
e. Chất dẻo
 Các vật liệu và sản phẩm được chế bịch nilon...
tạo từ chất dẻo
 Túi xách da, giày, ví, vỏ
f. Da và cao su  Các vật liệu và sản phẩm được chế ruột xe...
tạo từ da và cao su.

2. Các chất
không cháy đƣợc
a. Các kim loại
sắt
b. Các kim loại
phi sắt
c. Thủy tinh
d. Đá và sành
sứ
3. Các chất hỗn
hợp

 Các vật liệu và sản phẩm được chế  Hàng rào, dao...
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
 Các vật liệu không bị nam châm  Vỏ hộp nhôm, giấy bao
hút

gói, đồ đựng bằng kim
loại...
 Các vật liệu và sản phẩm được chế  Chai lọ, đồ dùng bằng
tạo từ thủy tinh
thủy tinh, bóng đèn...
 Bất kỳ các loại vật liệu không cháy  Vỏ ốc, gạch đá, gốm sứ...
khác ngoài kim loại và thủy tinh.
 Tất cả các vật liệu khác không  Đá cuội, cát, đất, tóc...
phân loại trong bản này. Loại này có
thể chia thành 2 phần: kích thước
hơn 5mm và loại nhỏ hơn 5mm.
(Nguồn: Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn)
12


Đồ Án Tốt Nghiệp.

1.1.6. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài ra, rác
thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác thải là nơi trú
ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây hại cho con người và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền kinh tế
của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu biết và trình độ
giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải không những được hiểu
là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu là một nguồn nguyên liệu mới
có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng, sử dụng theo từng loại.
a) Đối với môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao
trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước
ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy quá trình lên

men, thối rữa vào tạo nên mùi khó chịu cho con người. Vì rác thải có hàm lượng hữu
cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất trung gian và cuối cùng tạo nên
CH4, H2S, CO2 CH3OH, CH3CH2COOH, Phenol, các chất này hầu hết đều độc và gây
ô nhiễm cho không khí. Hiện tượng ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp
đang trở thành vấn đề cấp bách, tác động xấu đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt, làm
giảm chất lượng cuộc sống.
b) Đối với môi trường nước
Người dân thường có thói quen đổ rác ra bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Rác bị
phân hủy đồng thời bị nước mưa cuốn trôi theo dòng nước làm nguồn nước bị ô nhiễm
gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu
vực.
Mặc khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả
năng tự làm sạch của nước gây cản trở dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh thoát nước. Hậu
quả của hiện tượng này làm cho hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô

13


Đồ Án Tốt Nghiệp.

nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh
tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng.
c) Đối với môi trường đất
Trong thành phần rác thải gồm các chất hữu cơ khi bị phân hủy trong môi
trường đất sẽ giải phóng CH4, CO2, H2O,... kết hợp với các thành phần hóa chất, chất
độc, phóng xạ, sẵn có trong rác, gây nhiễm độc cho môi trường đất. Do đó khi rác thải
được đưa vào môi trường thì các chất độc này sẽ thẩm thấu trong đất làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm và tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích ở trong đất như: giun, vi sinh
vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,... Hậu quả là đất mất dần độ tơi
xốp trở nên chai cứng và thoái hóa dần kèm theo sự gia tăng sâu bệnh phá hoại cây

trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời
sống, khi túi nilon được chôn xuống đất sẽ làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua
và năng suất cây trồng giảm sút do đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác, hàm
lượng Coban, Crom, Chì, Nitơ, Photpho và các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb và Zn
xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép.
d) Đối với sức khỏe cộng đồng
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng
đồng. Vì trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ
lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối. Khí thải từ bãi rác
theo con đường hô hấp vào cơ thể, một phần khác như chất hữu cơ, kim loại nặng thâm
nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con người là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư và các loại bệnh
khác như: tai, mũi họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột,...
Theo nghiên cứu của (WHO), tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ở khu vực gần bãi
chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số. Ngoài ra, tỷ lệ mắc bệnh ngoại khoa, bệnh
viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm chiếm tới 25%. Theo tổ chức Y tế Thế
Giới, có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác

14


×