Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã bàu đồn, huyện gò dầu, tỉnh tây ninh và đề xuất giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 96 trang )

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có
được trong đồ án tốt nghiệp là trung thực dựa trên trên nghiên cứu khảo sát tình hình
thực tế và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số
liệu, tài liệu tham khảo trích dẫn trong đồ án được chỉ rõ nguồn gốc.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện

Lê Tuấn Vủ

i

năm 2018


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh cùng các Thầy, Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng
Hutech đã tận tình giảng dạy em trong suốt bốn năm học trên ghế nhà trường.
Chân thành cảm ơn đến Cô Th.S. Vũ Hải Yến – giảng viên hướng dẫn đã
hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình học tập
cũng như trong quá trình làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Em cảm ơn Cô trong những
ngày qua đã tận tình chỉ dạy em, ủng hộ, góp ý, giúp đỡ em hoàn thành được đồ án


tốt nghiệp này.
Gửi lời cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh
Tây Ninh đã tận tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, số liệu để em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp trong thời gian đi điều tra thực tế. Cảm ơn đến ba mẹ, gia đình và bạn bè,
những người đã luôn sát cánh bên em, luôn ủng hộ và cho em những lời khuyên có
ích trong quá trình học tại trường và làm đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng
đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình
chỉ bảo. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý của mình. Đồng kính chúc cô, chú, anh, chị, gia đình
và bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong cuộc sống
và trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện

Lê Tuấn Vủ

ii

năm 2018


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii

MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... ixx
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
3.1.

Mục tiêu tổng quát .........................................................................................3

3.2.

Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................4

4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
5.1.

Phương pháp luận .........................................................................................5

5.2.

Phương pháp thực hiện .................................................................................6

6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................8
6.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................8


6.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................8

7. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................8
7.1.

Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................8

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................9

8. Các chương của đồ án tốt nghiệp......................................................................9
iii


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC XÃ BÀU ĐỒN, HUYỆN GÒ DẦU,
TỈNH TÂY NINH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ VỆ SINH HỘ
GIA ĐÌNH ................................................................................................................10
1.1. Tổng quan về khu vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh .........10
1.1.1.

Điều kiện tự nhiên ..................................................................................10

a) Vị trí địa lý ...................................................................................................10
b) Địa hình .......................................................................................................12

c) Khí hậu ........................................................................................................12
d) Thủy văn ......................................................................................................14
e) Tài nguyên đất .............................................................................................14
f)
1.1.2.
a.

Tài nguyên nước ..........................................................................................15
Tình hình kinh tế - xã hội ......................................................................15
Nông nghiệp ................................................................................................15

b. Dân số, lao động và việc làm.......................................................................16
1.2. Các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh hộ gia đình .....................................17
1.2.1.

Một số khái niệm ....................................................................................17

1.3. Phân loại nhà vệ sinh ....................................................................................18
1.3.1.
a.

Nhà tiêu khô ............................................................................................18
Nhà tiêu khô chìm........................................................................................18

b. Nhà tiêu khô nổi ..........................................................................................19
1.3.2.
a.

Nhà tiêu dội nước ...................................................................................20
Nhà tiêu tự hoại ...........................................................................................20


b. Nhà tiêu thấm dội nước ...............................................................................21
1.4. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn ......................24
iv


Đồ án tốt nghiệp

1.5. Các bệnh gây ra từ nhà vệ sinh không đạt chuần ......................................27
1.6. Con đường truyền bệnh từ phân người ......................................................31
1.7. Nguồn nước sinh hoạt ở nông thôn ..............................................................32
1.8. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ................................................................33
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NHÀ VỆ
SINH HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC XÃ BÀU ĐỒN, HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH
TÂY NINH ...............................................................................................................37
2.1.

Phương pháp điều tra, khảo sát ...................................................................37
a.

Kiểu NVS và cách xây dựng .......................................................................37

b. Vệ sinh môi trường ......................................................................................37
2.2.

Phương pháp phân tích chất lượng nước ...................................................38

2.3.

Kết quả nghiên cứu .......................................................................................39


2.3.1.

Loại hình NVS .........................................................................................39

2.3.2.

Năm xây dựng .........................................................................................41

2.3.3.

Diện tích NVS ..........................................................................................44

2.3.4.

Nơi xây dựng NVS ..................................................................................45

2.3.5.

Đường kính ống thông hơi .....................................................................46

2.3.6.

Trang thiết bị tiện nghi trong NVS .......................................................48

Chất lượng nước sử dụng của NVS .............................................................51

2.4.

2.4.1. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu nước ở xã Bàu Đồn ...........................52

a.

Chỉ tiêu pH...................................................................................................52

b. Chỉ tiêu sắt ...................................................................................................53
c.

Chỉ tiêu SS ...................................................................................................54

d. Chỉ tiêu coliform ..........................................................................................55
v


Đồ án tốt nghiệp

2.4.2.
a.

Vệ sinh môi trường.....................................................................................57
Thời gian dọn dẹp NVS ..................................................................................58

b. Chất lượng không khí NVS ...........................................................................60
c.

Hiểu biết về NVS đạt chuẩn............................................................................61

d. Bệnh gây ra từ NVS ........................................................................................62
e.

Tần suất bệnh trong năm .................................................................................63


f.

Chi phí đề xuất của các hộ gia đình ................................................................64

2.5.

Vấn đề gặp phải ở NVS khi khảo sát ...........................................................65

2.6.

Kết quả nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã Bàu Đồn ...............................................68

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...........................................71
3.1.

Đánh giá chung ..............................................................................................71

3.2. Hạn chế và khó khăn trong việc xây dựng và hoạt động của các NVS ....72
3.3.

Đề xuất giải pháp ...........................................................................................73

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
Kết luận ..................................................................................................................78
Kiến nghị................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC .................................................................................................................82

vi



Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BYT:

Bộ Y Tế

GDP:

Gross Domestic Product (tổng sản phẩm nội địa)

HVS:

Hợp vệ sinh

KTXH:

Kinh tế xã hội

MTQGNS: Mục tiêu quốc gia nước sạch
NVS:

Nhà vệ sinh

PTN:

Phòng thí nghiệm


QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

QĐ – TTg:

Quyết định – Thủ tướng

TTCP:

Thủ tướng Chính phủ

USD:

United States dollar (còn gọi là đô la)

UNICEF:

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc viết tắt là UNICEF (tiếng Anh: United

Nations Children's Fund)
VSNT:

Vệ sinh nông thôn

vii


Đồ án tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Diện tích các loại đất ở xã Bàu Đồn ......................................................... 14
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng cây trồng năm 2015 ............................................. 15
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu đạt được qua các năm ...................................................... 16
Bảng 1.4 Phân loại nhà vệ sinh theo nguyên lý xử lý phân ..................................... 23
Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá nhà vệ sinh qua các năm ................................... 24
Bảng 1.6 Phân loại truyền bệnh ............................................................................... 29
Bảng 1.7 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới các tỉnh ở Đông Nam Bộ ................... 33
Bảng 2.1 Năm xây dựng NVS ở xã trên 100 hộ được khảo sát ............................... 41
Bảng 2.2 Hiện trạng trang thiết bị khảo sát.............................................................. 48
Bảng 2.3 Chỉ số pH trong nước phân tích ................................................................ 52
Bảng 2.4 Phân tích chất rắn lơ lửng trong nước ...................................................... 54
Bảng 2.5 Thống kê các vấn đề gặp phải vì NVS ..................................................... 65
Bảng 2.6 Đánh giá nhà tiêu hợp vệ sinh .................................................................. 68
Bảng 2.7 Một số tiêu chí chính ................................................................................ 69

viii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu .................................................................. 6
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Gò Dầu ............................................................ 11
Hình 1.2 Bản đồ khu vực xã Bàu Đồn ..................................................................... 11
Hình 1.3 Sơ đồ con đường lây bệnh từ phân người ................................................. 31
Hình 1.4 Tại sao cần đầu tư vào nhà vệ sinh ........................................................... 36
Hình 2.1 Loại hình NVS khi khảo sát ...................................................................... 39
Hình 2.2 Cầu tiêu ao cá ở ấp 5 xã Bàu Đồn ............................................................. 40
Hình 2.3 NVS dội xuống ao ..................................................................................... 40

Hình 2.4 Năm xây dựng NVS .................................................................................. 41
Hình 2.5 Biểu hiện NVS xuống cấp ......................................................................... 42
Hình 2.6 Hư hỏng trang thiết bị tiện nghi của NVS ................................................ 43
Hình 2.7 NVS mới được xây dựng mới ................................................................... 43
Hình 2.8 Diện tích NVS ........................................................................................... 44
Hình 2.9 Nơi xây dựng NVS .................................................................................... 45
Hình 2.10 Đường kính ống thông hơi ...................................................................... 46
Hình 2.11 Ống thông hơi NVS................................................................................. 47
Hình 2.12 Thói quen rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh............................... 50
Hình 2.13 Nguồn nước sử dụng ............................................................................... 51
Hình 2.14 Đo pH trong mẫu nước............................................................................ 53
ix


Đồ án tốt nghiệp

Hình 2.15 Kết quả phân tích sắt trong nước ngầm ở xã Bàu Đồn ........................... 53
Hình 2.16 Coliform trong nước................................................................................ 55
Hình 2.17 Phân tích chỉ tiêu coliform trong mẫu nước............................................ 56
Hình 2.18 Khoảng cách NVS đến nhà ăn và đến nguồn nước ................................. 57
Hình 2.19 Thời gian dọn dẹp NVS/lần .................................................................... 58
Hình 2.20 Chất lượng không khí ............................................................................. 60
Hình 2.21 Hiểu biết về NVS đạt chuẩn .................................................................... 61
Hình 2.22 Các bệnh gây ra do NVS không đạt chuẩn ............................................. 62
Hình 2.23 Tần suất bệnh .......................................................................................... 63
Hình 2.24 Chi phí chỉnh sửa lại NVS ...................................................................... 64
Hình 2.25 Kết quả nhà tiêu hợp vệ sinh ở xã Bàu Đồn............................................ 70
Hình 3.1 Phương pháp tiếp cận thúc đẩy vệ sinh .................................................... 75
Hình 3.2 Bồn cầu tiết kiệm nước ............................................................................. 77
Hình 3.3 Mái che gắn tôn sợi thủy tinh thu ánh sáng .............................................. 77


x


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Vệ sinh môi trường là những yếu tố liên quan đến cuộc sống của con người, vệ

sinh môi trường kém cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tật như:
bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn, mắt hột, bệnh phụ khoa, da,… ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sức khỏe cộng đồng nhất là ở các vùng nông thôn. Vì vậy các yếu tố môi
trường ngày càng cần được quan tâm để bảo vệ và cải thiện sức khỏe cũng như điều
kiện sống của con người. Vệ sinh môi trường cũng được coi là một trong những tiêu
chí quan trọng của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và còn là một chỉ tiêu
kinh tế xã hội của Việt Nam.
Tại Việt Nam tình trạng vệ sinh ở nông thôn tồn tại nhiều thói quen, tập quán
gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tập quán vệ sinh cá nhân chậm thay đổi đã
ảnh hưởng xấu đến môi trường và sự phát triển bền vững ở nông thôn. Việc sử dụng
nước ô nhiễm, phân không được xử lý chính là nguyên nhân gây ra các bệnh như:
cúm, tiêu chảy, thủy đậu,…làm cho chi phí chữa các bệnh này lên đến hàng trăm tỷ
mỗi năm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn tác động tiêu cực
đến sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội.
Trên 75% dân số Việt Nam sống tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, hải
đảo, ... mà những nơi đó, theo một số khảo sát cho thấy, không quá 35% số hộ gia
đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Điều này cũng liên quan đến tỉ lệ các bệnh truyền
nhiễm cao ở nông thôn. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho mức tỉ lệ thấp này, tuy

nhiên, điều này là một trong các khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Ở khu vực
nông thôn, tình trạng ô nhiễm nguồn nước cung không ngừng gia tăng, vì cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên
thấm xuống đất nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt hữu cơ và vi sinh vật càng
cao.

1


Đồ án tốt nghiệp

Để giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và làm sạch môi trường, bằng cách tích cực
thu gom, xử lý chất thải đúng quy chuẩn kỹ thuật nói chung và xử lý phân là một
mắc xích quan trọng. Biện pháp xử lý phân người hiệu quả nhất là xây dựng, sử
dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh.
Trong những năm qua Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách từng bước cải
thiện và nâng cao đời sống dân cư nông thôn. Theo báo cáo chương trình mục tiêu
quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 2015, cho thấy tỷ lệ bao phủ nhà
tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình nông thôn không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Cụ
thể toàn quốc thì chiếm 65% nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, Miền núi phía Bắc
58%, Đồng bằng sông Hồng 79%, Bắc Trung Bộ 85%, Duyên hải miền Trung 72%,
Tây Nguyên 61%, Đông Nam Bộ 86%, Đồng bằng sông Cửu Long 57%.
Xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt
Nam, đây là một xã nằm trong những vùng nông thôn của nước ta, chính vì thế vấn
đề về sử dụng nhà vệ sinh ở xã Bàu Đồn là một vấn đề cần phải quan tâm nhiều hơn
để đạt được mục tiêu của quốc gia đề ra.
2.

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang trong đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa để


hội nhập quốc tế, song đa phần dân số sống ở nông thôn hơn thành thị nên trình độ
dân trí còn hạn chế. Chúng ta muốn đất nước phát triển thì trước tiên mỗi chúng ta
phải cố gắng học tập trao dồi kiến thức và có một sức khỏe thật tốt để làm những gì
mình đặt ra. Muốn có một sức khỏe tốt thì song song đó cũng cần phải có một môi
trường sống tốt.
Con người và gia súc luôn luôn tạo ra chất thải từ chính mình, chủ yếu là phân
và nước tiểu. Các chất thải người và gia súc là nguồn mang nhiều mầm bệnh ngoài
vấn đề gây mùi hôi khó chịu và mất thẩm mỹ, nó còn gây tác động xấu đến môi
trường sống.

2


Đồ án tốt nghiệp

Chất thải từ người và gia súc khi thải ra tự nhiên, không được xử lý sẽ đi qua
các đường dẫn từ nguồn nước, đất, côn trùng và chính tay chân người sẽ xâm nhập
vào thực phẩm mang theo mầm bệnh trở lại cho chính con người và cộng đồng của
họ. Vì vậy, các chất thải này cần phải có công trình tiếp nhận và xử lý tại chỗ trước
khi cho vào hệ thống chung. Các nhà vệ sinh gia đình hay tập thể trở thành một nhu
cầu không thể thiếu trong một xã hội hiện đại và văn minh.
Với mục tiêu góp phần xây dựng đất nước xanh sạch đẹp. Thực hiện chiến
dịch xây dựng nông thôn mới, hướng tới một miền quê trong lành thân thiện môi
trường.
Để thực hiện được mục tiêu này trước hết chúng ta cần chung tay nhau để có
một lối sống tích cực hơn chỉ cần làm một việc nhỏ thôi đó là sử dụng nhà vệ sinh
đạt chuẩn và tìm hiểu các giải pháp để cải thiện công trình nhỏ này. Vì thế nông
thôn cần xây dựng các nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt tiêu chuẩn môi trường, đảm bảo
chất lượng cuộc sống người dân.

Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Điều tra hiện trạng vệ sinh môi trường
nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và đề xuất
giải pháp cải thiện” là hết sức cần thiết cho người dân ở khu vực.
3.

Mục tiêu nghiên cứu
3.1.
-

Mục tiêu tổng quát

Giúp người dân ở khu vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh có
kiến thức về vệ sinh môi trường trong việc sử dụng nhà vệ sinh.

-

Giúp cho người dân cải thiện, nâng cao chất lượng nhà vệ sinh và sẽ được
xây dựng và sử dụng tốt hơn sao này.

-

Giúp cho người dân có sức khỏe tốt hơn khi có kiến thức về nhà vệ sinh đạt
chuẩn.

3


Đồ án tốt nghiệp

3.2.

-

Mục tiêu cụ thể

Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh ở xã Bàu Đồn, huyện Gò
Dầu, tỉnh Tây Ninh.

-

Đánh giá được mức độ giữ gìn vệ sinh tại các nhà vệ sinh, chất lượng, hiệu
quả hoạt động.

-

Phân tích nguyên nhân gây nên các vấn đề tồn tại ở nhà vệ sinh.

-

Phân tích, lựa chọn các giải pháp cải thiện.

4.

Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu hiện trạng vệ sinh môi trường ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh
Tây Ninh.

-


Khảo sát hiện trạng nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh gồm có 7 ấp như sau:
+ Hiện trạng trang thiết bị thiết bị nước, dụng cụ nhà vệ sinh ( giấy, gương,
bồn tiểu, bồn rửa tay, cửa chắn,...).
+ Chất lượng vệ sinh môi trường ( chất lượng nước, không khí, độ sạch sẽ).
+ Hiện trạng môi trường của khu vực (gần khu vực nhà vệ sinh, xa khu vực
nhà vệ sinh).
+ Ý thức người sử dụng.
+ Tác nhân gây ra các bệnh cho người dân khi sử dụng nhà vệ sinh không
đạt chuẩn.
+ So sánh các nhà vệ sinh đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn.
+ Xác định một số giải pháp cải thiện cho hệ thống nhà vệ sinh.
+ Xác định một số mô hình nhà vệ sinh đạt chuẩn đang được áp dụng ở các
khu vực khác.

4


Đồ án tốt nghiệp

5.

Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp luận

Nhà vệ sinh là một công trình nhỏ trong mỗi gia đình ở nông thôn, giúp giải
quyết nhu cầu của mỗi con người, tạo ra một cảnh quan môi trường thân thiện,
trong lành ở nông thôn.

Nhưng đối với nông thôn Việt Nam nó đang là một vấn nạn, xã Bàu Đồn vẫn
là một xã nông thôn mới phát triển. Hầu như nghề nghiệp hiện tại của cư dân khu
vực là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp chưa hiểu biết nhiều về nhà vệ sinh
đạt tiêu chuẩn. Dân cư ở khu vực sinh sống ở 7 ấp (ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6,
ấp 7), mật độ dân số ở địa bàn cũng khá đông nên nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh đòi
hỏi phải đúng quy chuẩn được quy định.
Dựa vào công thức xác định kích thước chọn mẫu và chọn sai số là 10%, với
số hộ trên địa bàn xã năm 2017 là 4256 hộ.
Công thức: n =

𝑁
1+𝑁𝑒 2

Nhà vệ sinh ở hộ gia đình

Chọn 100 hộ khảo

Chọn ấp 1,2,3,4,5,6 khảo sát 15 hộ/ấp

sát ở 7 ấp

Chọn ấp 7 khảo sát 10 hộ

Để nắm rõ được tình hình thực tế các nhà vệ sinh về hiện trạng môi trường,
chất lượng, cơ sở vật chất, thì phải dựa trên nghiên cứu đi khảo sát thực tế, phỏng
vấn, quan sát để có một cái nhìn rõ ràng, cụ thể bao quát hơn. Còn nếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu khác thì chỉ nhìn nhận vấn đề ở một phương diện như
đánh giá sự ảnh hưỏng của hệ thống nhà vệ sinh đến cảnh quan môi trường hay một
vấn đề tương tự khác mà không thể đánh giá hết được tầm quan trọng, mức độ
khách quan, thực trạng.

5


Đồ án tốt nghiệp

Như vậy, quá trình nghiên cứu là đi khảo sát thực tế thì cần phải biết cách thức
của quá trình nghiên cứu đây chính là yếu tố quan trong nhất đánh giá hiện trạng vệ
sinh môi trường nhà vệ sinh. Quá trình nghiên cứu này ta phải nghiên cứu các yếu
tố khách quan đang tồn tại như vị trí, hiện trạng môi trường, chất lượng, ý thức,…
và các yếu tố sâu xa bên trong để xem mức độ ảnh hưởng của hệ thống nhà vệ sinh
này đến toàn cộng đồng dân cư để có các biện pháp triển khai nhằm giảm tác động
xấu nhất tăng cường chất lượng và đối với các nhà vệ sinh hoạt động hiệu quả có
thể nhân rộng.
Tính tối ưu của phương pháp nghiên cứu này đem lại là tính thực tế của các số
liệu, biết được thực trạng, chất lượng của các nhà vệ sinh trên địa bàn và so sánh
được các nhà vệ sinh với nhau hoặc nhà vệ sinh mới xây dựng theo tiêu chuẩn mới
và xây dựng lâu năm. Biết được những vấn đề bất cập, khó khăn trong quá trình sử
dụng của các nhà vệ sinh này.
5.2.

Phương pháp thực hiện

Phương pháp

Tìm hiểu về vị trí hộ khảo

Phương pháp phân

nghiên cứu tài liệu,


sát

tích xử lý số liệu,

thu thập thông tin

thống kê
Phương pháp trò

Phương pháp khảo

Khảo sát hiện trạng nhà

sát, điều tra thực tế

vệ sinh ở các hộ

chuyện, quan sát

Phương pháp phân

So sánh nhà vệ sinh đạt

Phương pháp quan

tích, so sánh

chuẩn và không đạt chuẩn

sát, so sánh cặp đôi

Phương pháp

Phương pháp phân

Tìm các giải pháp cải tiến

nghiên cứu tài liệu,

tích, lý luận

lại nhà vệ sinh

tham khảo ý kiến

Hình 1. Sơ đồ phương pháp nghiên cứu
6


Đồ án tốt nghiệp

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các thông tin, tài liệu nghiên cứu
có liên quan đến đề tài, các tài liệu nghiên cứu trước nay và thời gian gần nhất.
Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra ở các hộ gia đình ở 7 ấp:
khảo sát trên các đối tượng là nhà vệ sinh thuộc ấp 1, ấp 2, ấp 3, ấp 4, ấp 5, ấp 6, ấp
7 (ấp 1: 15 NVS, ấp 2: 15 NVS, ấp 3: 15 NVS, ấp 4: 15 NVS, ấp 5: 15 NVS, ấp 6:
15 NVS, ấp 7: 10 NVS, và khảo sát tình hình các căn bệnh đường nước,… của các
thành viên trong gia đình).
Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: dùng phương pháp phỏng vấn có các câu
hỏi trong phiếu điều tra để hỏi các thông tin cần thiết của các hộ dân, nhằm đánh giá
khách quan ý thức sử dụng nhà vệ sinh và tình hình vệ sinh môi trường ở nhà vệ

sinh của người dân. Cùng phối hợp với cán bộ xã Bàu Đồn đến các nhà dân để khảo
sát thực tế hiện trạng.
Phương pháp quan sát: nhằm quan sát hiện trạng các trang thiết bị tiện nghi có
trong nhà vệ sinh, cơ sở vật chất, độ sạch sẽ, ý thức của người dùng nhà vệ sinh.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu:
+ Thu thập các thông tin từ phiếu điều tra, khảo sát.
+ Dùng phần mềm excel để xử lý vẽ hình, phân tích số liệu để phục vụ cho
việc đánh giá tình hình trang thiết bị, độ sạch sẽ, chất lượng không khí,
các bệnh đường nước, tiêu hóa trong gia đình mắc phải trong năm, ý thức
sử dụng của người dùng trong nhà vệ sinh.
Phương pháp đánh giá tổng hợp: tổng hợp kết quả từ quá trình khảo sát thực tế
và phiếu điều tra nhằm đánh giá tình hình vệ sinh môi trường nhà vệ sinh, ý thức sử
dụng của người dùng, đề xuất một số giải pháp cải tiến lại là nhà vệ sinh.

7


Đồ án tốt nghiệp

Phương pháp so sánh cặp đôi: tiến hành so sánh các thông tin về nhà vệ sinh
chưa đạt chuẩn và nhà vệ sinh đạt chuẩn để đưa ra ưu nhược điểm của chúng.
Phương pháp phân tích, lý luận: từ các thông tin đã thu thâp được tiến hành
phân tích và đưa ra kết quả.
Phương pháp tham khảo ý kiến: tìm hiểu các ý kiến thiết thực nhất về việc đưa
ra các giải pháp cải tiến lại nhà vệ sinh tốt nhất để có thể nhân rộng mô hình nhà vệ
sinh đạt chuẩn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.


6.1.

Đối tượng nghiên cứu

Nhà vệ sinh hộ gia đình ở xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
6.2.
-

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian:

Đề tài được thực hiện ở 100 hộ gia đình trên địa bàn xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu,
tỉnh Tây Ninh.
-

Phạm vi thời gian:

Đề tài được thực hiện từ ngày 07/5/2018 đến ngày 29/7/2018.
Ý nghĩa của đề tài

7.

7.1.

Ý nghĩa khoa học

-

Cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo của các bạn sinh viên.


-

Cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý về tình hình môi trường sống nông
thôn tốt hơn theo đúng các quy định nhà nước đặt ra.

-

Đề xuất được các biện pháp ngăn ngừa bệnh tật do sử dụng nhà vệ sinh chưa
đạt chuẩn gây ra.
8


Đồ án tốt nghiệp

-

Đề xuất được các giải pháp cải thiện lại các nhà vệ sinh trên địa bàn điều tra,
khảo sát và các vùng miền nông thôn khác ở Việt Nam.

7.2.
-

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài đưa ra được khái quát hiện trạng vệ sinh môi trường ở nhà vệ sinh của
xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

-


Đề tài còn thể hiện được các tác động của nhà vệ sinh đến sức khỏe và nhận
thức của con người khi sử dụng nhà vệ sinh. Từ đó đưa ra các phương án giải
pháp cải tiến lại nhà vệ sinh cho đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

-

Đề tài còn tác động đến nhận thức của người dân vùng nông thôn khi chưa
có kiến thức về nhà vệ sinh đạt chuẩn, chất lượng nước dùng cho sinh hoạt vì
vậy mà thay đổi lại nhà vệ sinh của mình một cách tốt nhất và có biện pháp
xử lý nước trước khi sử dụng.

8.

Các chương của đồ án tốt nghiệp
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về khu vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

và các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh hộ gia đình
Chương 2. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nhà vệ sinh hộ gia đình khu
vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Chương 3. Đánh giá - Đề xuất giải pháp
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


Đồ án tốt nghiệp


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC XÃ BÀU ĐỒN, HUYỆN GÒ DẦU,
TỈNH TÂY NINH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ VỆ SINH HỘ
GIA ĐÌNH

1.1.

Tổng quan về khu vực xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Tọa độ của tỉnh
nằm từ 10°57'08" đến 11°46'36'' vĩ độ Bắc và từ 105°48'43" đến 106°22'48'' kinh độ
Đông nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh,
vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí
Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia 40 km về phía Tây
Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam
giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 3 tỉnh
của Vương quốc Campuchia là Svay Rieng, Prey Veng và Tbong Khmum.
Huyện Gò Dầu là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Tây Ninh nằm ở tọa độ địa
lý 106o10' đến 106o20' kinh độ Đông và 11o03' đến 11o15' vĩ độ Bắc. Đông bắc giáp
huyện Dương Minh Châu, Tây bắc giáp huyện Hoà Thành và huyện Châu Thành,
Tây nam giáp với huyện Bến Cầu, Nam và Đông nam giáp huyện Trảng Bàng.
Huyện Gò Dầu được chia thành 9 đơn vị hành chính bao gồm thị trấn Gò Dầu
và các xã Thạnh Đức, Bàu Đồn, Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Thạnh, Phước
Đông, Phước Trạch và Thanh Phước.
Với diện tích khoảng 259,98 km2, địa hình huyện Gò Dầu có độ cao trung bình
so với mực nước biển từ 5 – 10m. Trong đó gần 2/3 diện tích đất thuộc dạng gò đồi
tập trung phần lớn ở phía Đông Bắc Bắc (các xã Phước Đông, Bàu Đồn, Thạnh
10



Đồ án tốt nghiệp

Đức). Hơn 1/3 diện tích còn lại về phía Tây Nam thuộc địa hình bằng phẳng, nằm
ven sông Vàm Cỏ Đông và các con rạch nhỏ (các xã Phước Trạch, Thanh Phước,
thị trấn Gò Dầu, Cẩm Giang và một phần xã Thanh Phước).

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Gò Dầu

Hình 1.2 Bản đồ khu vực xã Bàu Đồn

11


Đồ án tốt nghiệp

Xã Bàu Đồn là một xã nằm phía Đông Bắc huyện Gò Dầu, vị trí địa lý được
xác định trong khoảng 106°16' đến 106°21' kinh độ Đông và từ 11°08' đến 11°13' vĩ
độ Bắc. Phía Bắc giáp huyện Dương Minh Châu, phía Nam giáp xã Phước Thạnh và
xã Phước Đông, phía Đông giáp xã Đôn Thuận huyện Trảng Bàng, phía Tây giáp
với xã Hiệp Thạnh và xã Phước Thạnh. Xã gồm có 7 ấp.
b) Địa hình:
Địa hình xã tương đối bằng phẳng, độ dốc thay đổi theo hướng Đông Bắc
xuống Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 7m, khu vực cao nhất có độ cao khoảng
14m, khu vực thấp nhất có độ cao khoảng 1m được phân bố như sao:
+ Địa hình cao chiếm 29,08% đất nông nghiệp
+ Địa hình thấp chiếm 70,92% đất nông nghiệp
Với địa hình như vậy thuận lợi cho việc tưới tiêu.
c) Khí hậu:

Xã Bàu Đồn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với tính chất chung là
nóng ẩm nhiều và nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm là 26,96°C, nhiệt độ trung
bình cao nhất là 29,10°C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,10°C. Lượng mưa
tương đối nhiều nhưng phân bố không đều. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11. Khí hậu ở đây tương đối ôn hòa cùng với bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và
ổn định thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây
công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Mặt khác xã
Bàu Đồn ít chịu ảnh hưởng của bảo và những yếu tố bất lợi khác.
Chế độ bức xạ: Tổng lượng bức xạ dồi dào trung bình 13,6 kcal/cm2/năm và
phân bố không đều trong năm. Thời gian có bức xạ cao nhất vào tháng 3 trong năm
12


Đồ án tốt nghiệp

(16 kcal/cm2/năm) và thấp nhất vào tháng 9 (9 kcal/cm2/năm). Chế độ bức xạ cao và
ổn định như vậy là một yếu tố khí hậu thuận lợi để phát triển nông nghiệp có năng
suất sinh học cao.
Chế độ nhiệt: Địa bàn có chế độ nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình
26,96°C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là 3 – 4°C giữa các
tháng nóng nhất (tháng 4) và lạnh nhất (tháng 11 đến tháng 1 năm sau), nhưng lại
có biên độ nhiệt ngày đêm khá cao (từ 8 đến 10°C vào các tháng mùa khô). Xã nằm
trong khu vực có tổng diện tích ôn cả năm thuộc vào loại cao nhất cả nước từ 9000 10000°C. Chế độ nhiệt cao, ổn định và biên độ nhiệt lớn là yếu tố thích hợp để phát
triển các loại cây công nghiệp và cây có quả.
Chế độ nắng: Xã nằm trong khu vực có số giờ nắng khá cao, giao động trung
bình từ 2700 – 2800 giờ/năm. Vào mùa khô, số giờ năng cao hơn, trung bình 8 – 9
giờ/ngày. Vào mùa mưa trung bình số giờ nắng 6 – 7 giờ/ngày.
Chế độ gió: Xã gồm có 2 loại gió thịnh hành là gió mùa khô và gió mùa mưa.
Chế độ gió mùa khô có hướng Bắc – Đông Bắc, chế độ gió mùa mưa theo hướng

Tây – Tây Nam. Tốc độ gió trung bình là 1,6m/giây.
Chế độ mưa: lượng mưa khá lớn, trung bình 1900 – 2300 mm, phân bố không
đều trong năm. Vào mùa mưa có tới 110 – 130 ngày có mưa, chiếm khoảng 85 –
90% lượng mưa cả năm, vào mưa khô lượng mưa thấp nhất vào tháng 1, tháng 2.
Chế độ mưa không đều là một trở ngại lớn cho sản xuất và đời sống.
Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí cao trung bình từ 82 – 83 %, cực đại có thể lên
tới 86 – 87%, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa khô từ 10 – 20 %.
Bên cạnh những thuận lợi, một số hạn chế ở đây là sự biến động và phân hóa
rõ rệt của các yếu tố theo mùa. Sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô, về chế độ
mưa, chế độ gió, chế độ ấm ít nhiều gây cản trở cho sản xuất và đời sống. Lượng
mưa lớn tập trung vào mùa mưa nên xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi mạnh.
13


Đồ án tốt nghiệp

d) Thủy văn
Hệ thống sông ngòi chỉ có vài con suối nhỏ là suối Bàu Đồn và suối bến Sắn
chảy qua. Khu vực này hệ thống kênh mương tạo thành một hệ thống tương đối
đồng đều nhưng độ rộng kênh mương còn hẹp chưa đáp ứng được hết nhu cầu tưới
tiêu trên địa bàn nên cần có chính sách quy hoạch nạo vét cải tạo và mở rộng.
e) Tài nguyên đất:
Trên địa bàn xã chỉ có đất xám là chính chiếm 99,63% tổng diện tích đất tự
nhiên. Các loại đất khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ không đáng kể.
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bàu Đồn là 3583,63 ha. Nhóm đất xám có
diện tích 3570,4 ha. Đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng như lúa nước và cây
trồng cạn như khoai mì, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu phộng
hoặc cây lâu năm như cao su.
Bảng 1.1 Diện tích các loại đất ở xã Bàu Đồn
Loại đất


Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất xám điển hình

810,65

22,62

Đất xám có tầng loang lổ

2502,22

69,83

Đất xám đọng mùn gley

209,09

5,83

Đất xám đọng mùn

48,44

1,35

Sông suối


13,23

0,37

Tổng cộng

3583,63

100

(Nguồn: Báo cáo KTXH xã năm 2015)

14


Đồ án tốt nghiệp

f) Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt của xã phụ thuộc vào nguồn nước trời, hệ thống sông ngòi
chỉ có vài con suối nhỏ là suối Bàu Đồn, suối Bến Sắn chảy qua và một phần được
khai thác bởi công trình thủy lợi thông qua hệ thống kênh chính là kênh Đông và
mạng lưới kênh cấp I, II.
Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa
lượng nước quá nhiều tập trung đến 85% lượng mưa cả năm.
Nguồn nước ngầm của xã tương đối phong phú, qua khảo sát một số khu vực
chỉ cần đào sâu 3 – 4 m đã có nước phục vụ cho sinh hoạt.
1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
a. Nông nghiệp
Về trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả 3 vụ trong năm 2015: 4176/4160

đạt 100,38% so với kế hoạch sản xuất cả năm.
Bảng 1.2 Diện tích và sản lượng cây trồng năm 2015

Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Lúa

3615

52

Bắp

163

78



26

210

Đậu phộng

50


30

Mía

15

800

Khoai

21

110

Thuốc lá

10

17
(Nguồn: Báo cáo KTXH xã năm 2015)

15


×